GIÀN\r\nDI ĐỘNG TRÊN BIỂN - PHẦN 2: THÂN VÀ TRANG THIẾT BỊ
\r\n\r\nMobile\r\nOffshore Units - Part 2: Hull and Equipment
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 12823-2 : 2020 thay thế\r\nTCVN 5310 : 2016, TCVN 5311 : 2016, TCVN 5312 : 2016 và TCVN 5313 : 2016.
\r\n\r\nTCVN 12823-2 : 2020 do Cục Đăng\r\nkiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo\r\nlường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ Tiêu chuẩn TCVN Giàn di động\r\ntrên biển gồm năm phần:
\r\n\r\n- TCVN 12823-1 : 2020, Phần 1: Phân\r\ncấp
\r\n\r\n- TCVN 12823-2 : 2020, Phần 2: Thân\r\nvà trang thiết bị
\r\n\r\n- TCVN 12823-3 : 2020, Phần 3: Máy\r\nvà hệ thống
\r\n\r\n- TCVN 12823-4 : 2020, Phần 4: An\r\ntoàn và phòng chống cháy
\r\n\r\n- TCVN 12823-5 : 2020, Phần 5: Vật\r\nliệu và hàn
\r\n\r\n\r\n\r\n
GIÀN DI ĐỘNG\r\nTRÊN BIỂN - PHẦN 2: THÂN VÀ TRANG\r\nTHIẾT BỊ
\r\n\r\nMobile\r\nOffshore Units - Part 2: Hull and Equipment
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho phần thân\r\nvà các trang thiết bị lắp đặt trên các giàn di động trên biển, theo định nghĩa ở\r\n3.1 của TCVN 12823-1 : 2020, tự hành và không tự hành, cùng với các yêu cầu\r\ntương ứng nêu trong TCVN 6259 : 2003. Cho phép áp dụng các yêu cầu trong các\r\ntiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật tương đương khác nếu được chấp nhận.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng Tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung và hợp\r\nnhất (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 12823-1 : 2020, Giàn di động\r\ntrên biển - Phần 1: Phân cấp;
\r\n\r\nTCVN 12823-3 : 2020, Giàn di động trên biển\r\n- Phần 3: Máy và hệ thống;
\r\n\r\nTCVN 12823-4 : 2020, Giàn di động\r\ntrên biển - Phần 4: An toàn và phòng chống cháy;
\r\n\r\nTCVN 12823-5 : 2020, Giàn di động\r\ntrên biển - Phần 5: Vật liệu và hàn;
\r\n\r\nBộ Tiêu chuẩn TCVN 6259 : 20031,\r\nQuy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối với tiêu chuẩn này, các thuật ngữ\r\nđược giải thích như dưới đây trừ khi có các quy định khác.
\r\n\r\n3.1. Giàn: là một\r\nphương tiện hay kết cấu di động được thiết kế hoạt động ở trạng thái nổi\r\nhay tựa trên đáy biển.
\r\n\r\n3.2. Giàn khoan:\r\nlà một giàn có khả năng hoạt động khoan phục vụ thăm dò hoặc khai thác nguồn\r\ntài nguyên dưới đáy biển.
\r\n\r\n3.3. Giàn khoan tự\r\nnâng: là giàn khoan có các chân có thể chuyển động được và có khả năng nâng\r\nthân giàn lên khỏi mặt nước và hạ thân giàn xuống biển.
\r\n\r\nThân giàn có đủ lực nổi để\r\nvận chuyển đến vị trí mong muốn. Khi đứng tại vị trí, thân giàn được nâng lên đến\r\ncao độ được xác định trước ở phía trên bề mặt biển trên các chân giàn và được đỡ\r\nbởi đáy biển.
\r\n\r\nCác chân của giàn này\r\ncó thể được thiết kế cắm trực tiếp xuống đáy biển, có thể được gắn với phần mở rộng\r\n(enlarged sections) hoặc đế (footings) hoặc có thể gắn vào đế chống lún.
\r\n\r\n3.4. Giàn khoan\r\ncó cột ổn định: là giàn khoan có boong chính được liên kết với thân ngầm hoặc đế\r\ndưới nước bằng các cột hoặc kết cấu cai son.
\r\n\r\nGiàn phụ thuộc vào sức nổi của cột và\r\ncai son để nổi và ổn định trong tất cả các trạng thái khai thác của giàn. Các\r\nthân ngầm hoặc chân bên dưới được bố trí ở phía dưới của cột để cung cấp sức nổi\r\nbổ sung hay để cung cấp đủ diện tích để đỡ giàn trên đáy biển.
\r\n\r\n3.5. Giàn khoan\r\nbán chìm: một giàn có cột ổn định được thiết kế cho hoạt động khoan, hoặc nổi\r\nhoặc tựa trên đáy biển.
\r\n\r\n3.6. Giàn khoan tựa\r\ntrên đáy biển: một giàn có cột ổn định được thiết kế cho hoạt động khoan chỉ\r\nkhi tựa trên đáy biển.
\r\n\r\n3.7. Giàn khoan mặt\r\nnước: một giàn khoan có thân chiếm nước có kết cấu thân đơn hoặc nhiều thân được\r\nthiết kế cho hoạt động khoan trong trạng thái nổi.
\r\n\r\n3.8. Giàn khoan dạng\r\ntàu: là giàn khoan mặt nước có máy đẩy.
\r\n\r\n3.9. Giàn khoan dạng\r\nsà lan: là giàn khoan mặt nước không có máy đẩy.
\r\n\r\n3.10. Mớn nước: mớn\r\nnước là khoảng cách đo theo phương thẳng đứng từ đường đáy giàn đến đường nước\r\nmạn khô được ấn định.
\r\n\r\n3.11. Chiều sâu nước:\r\nchiều sâu nước là khoảng cách thẳng đứng từ đáy biển đến mực nước danh nghĩa cộng\r\nthêm thủy triều do bão và thủy triều thiên văn.
\r\n\r\n3.12. Đường cơ sở\r\nđáy giàn: đường cơ sở đáy giàn là đường theo phương ngang đi qua bề mặt phía\r\ntrên của tôn đáy, tôn đáy của thân ngầm hay tôn đáy của cai son.
\r\n\r\n3.13. Boong vách:\r\nboong vách trong trường hợp là giàn mặt nước hoặc giàn tự nâng là boong cao nhất\r\nmà vách được làm kín nước hữu hiệu tới đó.
\r\n\r\n3.14. Boong mạn\r\nkhô: boong mạn khô trong trường hợp là giàn mặt nước hoặc giàn tự nâng thông\r\nthường là boong liên tục cao nhất mà có các phương tiện đóng cố định tất cả các\r\nlỗ hở.
\r\n\r\n3.15. Trọng lượng\r\ngiàn không: trọng lượng giàn không là trọng lượng chiếm nước của giàn đã hoàn\r\nthiện với tất cả máy móc, trang thiết bị bao gồm cả dằn cố định, chất lỏng và\r\nphụ tùng dự trữ của máy móc và đường ống để làm việc nhưng không bao gồm chất lỏng\r\ndự trữ, các thành phần của tải trọng thay đổi, dự trữ hay thuyền viên.
\r\n\r\n3.16. Tổng tải trọng\r\nnâng: tải trọng nâng tổng cộng của giàn tự nâng là sự kết hợp của:
\r\n\r\n- Trọng lượng giàn không, nhưng không\r\nbao gồm trọng lượng của chân và chân đế.
\r\n\r\n- Tất cả thiết bị trên giàn và thiết bị\r\nkhoan và ống kèm theo.
\r\n\r\n- Chất lỏng thay đổi.
\r\n\r\n- Vật rắn thay đổi, và
\r\n\r\n- Các tải trọng khoan kết hợp.
\r\n\r\n3.17. Nhiệt độ làm\r\nviệc: nhiệt độ làm việc của giàn là nhiệt độ tối thiểu của thép ở tất cả các chế\r\nđộ khai thác và được lấy là nhiệt độ không khí trung bình ngày thấp nhất theo số\r\nliệu khí tượng, ở vùng hoạt động định trước. Nếu không có số liệu nhiệt độ\r\ntrung bình ngày thấp nhất thì dùng nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất.
\r\n\r\n- Thấp nhất: thấp nhất của nhiệt độ\r\ntrung bình ngày thấp nhất trong suốt một năm.
\r\n\r\n- Trung bình: trung bình thống kê của\r\ncủa các giá trị trung bình ngày trong giai đoạn quan sát (ít nhất 20 năm).
\r\n\r\n- Trung bình ngày: nhiệt độ không khí\r\ntrung bình trong một ngày đêm.
\r\n\r\nĐối với hoạt động giới hạn theo mùa,\r\ngiá trị thấp nhất trong gian đoạn hoạt động được sử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 -\r\nCác khái niệm về nhiệt độ được sử dụng phổ biến
\r\n\r\nMDHT: Nhiệt độ cao hàng ngày trung\r\nbình.
\r\n\r\nMDAT: Nhiệt độ trung bình hàng ngày\r\ntrung bình.
\r\n\r\nMDLT: Nhiệt độ thấp hàng ngày trung\r\nbình.
\r\n\r\n3.18. Vận tốc gió:\r\nVận tốc gió hay tốc độ gió là vận tốc gió trung bình một phút ở cao độ 15,3 mở\r\ntrên mực nước tĩnh.
\r\n\r\n3.19. Vào nước: Vào\r\nnước có nghĩa là bất kì việc ngập vào bên trong của bất kì phần nào của kết cấu\r\nnổi của giàn thông qua lỗ khoét mà không thể được đóng kín nước, kín thời tiết,\r\nnếu thích hợp, để thỏa mãn tiêu chí ổn định nguyên vẹn và ổn định tai nạn, hay\r\nđược yêu cầu để mở vì mục đích khai thác.
\r\n\r\n4. Hồ sơ kỹ thuật\r\ntrình thẩm định
\r\n\r\n4.1. Các bản vẽ\r\nvà tài liệu dưới đây phải được trình nộp để thẩm định, nếu áp dụng:
\r\n\r\ni) Bố trí chung.
\r\n\r\nii) Bản vẽ mặt cắt\r\nngang, mặt cắt dọc.
\r\n\r\niii) Bản vẽ bố\r\ntrí phân chia các không gian kín nước.
\r\n\r\niv) Sơ đồ chỉ ra\r\nphạm vi mà tính toàn vẹn kín nước và kín thời tiết được duy trì, bao gồm vị\r\ntrí, loại, bố trí của các thiết bị đóng kín nước và kín thời tiết.
\r\n\r\nv) Bảng tóm tắt\r\nsự phân phối các trọng lượng cố định, thay đổi, đối với mỗi trạng\r\nthái xem xét.
\r\n\r\nvi) Loại, vị\r\ntrí, số lượng dằn cố định.
\r\n\r\nvii) Tải trọng\r\nboong.
\r\n\r\nviii) Mặt cắt\r\nngang chỉ rõ kích thước.
\r\n\r\nix) Mặt cắt dọc\r\nchỉ rõ kích thước.
\r\n\r\nx) Các boong.
\r\n\r\nxi) Bản vẽ sơ đồ\r\nchống cháy bằng kết cấu cho các boong và vách.
\r\n\r\nxii) Bản vẽ hay sổ\r\ntay chỉ ra chi tiết liên quan đến đồ gỗ của cấu tạo tất cả các boong, vách và\r\nthiết bị đo.
\r\n\r\nxiii) Sơ đồ thông\r\ngió chỉ ra tất cả các đường ống thông gió theo phương đứng và phương ngang và\r\nliệt kê tất cả các vật liệu, kích cỡ và kiểu.
\r\n\r\nxiv) Chi tiết của\r\nsự xuyên qua các vách và boong để chứa kênh thông gió, ống, điện...
\r\n\r\nxv) Sơ đồ thoát\r\nhiểm.
\r\n\r\nxvi) Boong trực\r\nthăng với các đặc tính trực thăng.
\r\n\r\nxvii) Khung sườn.
\r\n\r\nxviii) Tôn vỏ.
\r\n\r\nxix) Vách kín nước\r\nvà các boong/sàn kín nước.
\r\n\r\nxx) Kết cấu vách\r\nkín nước và boong/sàn kín nước.
\r\n\r\nxxi) Các vách và\r\nboong két với vị trí của đỉnh chảy tràn và ống thông hơi.
\r\n\r\nxxii) Các cột chống\r\nvà các sống.
\r\n\r\nxxiii) Các thanh\r\nchéo và các thanh giằng.
\r\n\r\nxxiv) Chân giàn.
\r\n\r\nxxv) Kết cấu ở chỗ\r\nnâng hạ chân hay các bố trí nâng hạ khác.
\r\n\r\nxxvi) Kết cấu đỡ\r\ntháp khoan.
\r\n\r\nxxvii) Các cột ổn định\r\nvà các cột trung gian.
\r\n\r\nxxviii) Thân giàn,\r\npôn tông, chân, chân đế, tấm đệm.
\r\n\r\nxxix) Thượng tầng\r\nvà lầu.
\r\n\r\nxxx) Bố trí và\r\nchi tiết của cửa kín nước và hầm kín nước.
\r\n\r\nxxxi) Đế cho thiết\r\nbị neo, thiết bị công nghiệp..., nếu có liên kết với kết cấu thân giàn, thượng\r\ntầng, lầu.
\r\n\r\nxxxii) Chi tiết và\r\nquy trình hàn.
\r\n\r\nxxxiii) Đường hình\r\ndáng.
\r\n\r\nxxxiv) Đường cong\r\nmô men nghiêng do gió và các dữ liệu tương đương.
\r\n\r\nxxxv) Bảng dung\r\ntích khoang két.
\r\n\r\nxxxvi) Bố trí kiểm\r\nsoát ăn mòn.
\r\n\r\nxxxvii) Phương pháp\r\nvà vị trí thử không phá hủy.
\r\n\r\nxxxviii) Kế hoạch thực\r\nhiện kiểm tra dưới nước thay thế cho kiểm tra trên đà.
\r\n\r\nxxxix) Mô tả điều\r\nkiện môi trường đối với mỗi chế độ khai thác bao gồm cả nhiệt độ khai thác của\r\ngiàn và nhiệt độ nước biển mong đợi tối thiểu.
\r\n\r\nxl) Các khu vực\r\nkết cấu tới hạn được chỉ ra trong các phân tích kết cấu.
\r\n\r\n4.2. Các tính\r\ntoán dưới đây phải được trình nộp:
\r\n\r\ni) Tính toán\r\nphân tích kết cấu bao gồm cả phân tích mỏi.
\r\n\r\nii) Tính toán lực\r\nvà mô men tổng hợp từ gió, song, dòng chảy, neo và các tải trọng môi trường\r\nkhác
\r\n\r\niii) Tính toán ảnh\r\nhưởng của băng lên ổn định và tải trọng kết cấu.
\r\n\r\niv) Tính toán diện\r\ntích hứng gió của các thành phần kết cấu hở.
\r\n\r\nv) Tính toán ổn\r\nđịnh nguyên vẹn và ổn định tai nạn.
\r\n\r\nvi) Tính toán\r\ncác tải trọng hoạt động đáng kể từ tháp khoan, thiết bị căng ống đứng, và các tải\r\ntrọng đáng kể tương tự khác.
\r\n\r\nvii) Các tính\r\ntoán chứng minh đủ kết cấu để truyền lực giữa chân và thân thông qua cơ cấu\r\nnâng hạ hay hệ thống tự nâng khác.
\r\n\r\nviii) Đánh giá độ ổn\r\nđịnh của giàn để chống lật khi giàn tựa trên đáy biển.
\r\n\r\nCác tính toán trình thẩm định phải được\r\ntrích dẫn phù hợp
\r\n\r\nCác kết quả từ các cuộc thử mô hình\r\nhay các tính toán phản ứng động lực học có thể được trình thẩm định như là một\r\nsự thay thế hoặc chứng minh cho các tính toán được yêu cầu.
\r\n\r\n5. Các Tải trọng môi\r\ntrường
\r\n\r\n5.1. Các tiêu chuẩn tải trọng
\r\n\r\n5.1.1. Các chế độ\r\nkhai thác của giàn phải được nghiên cứu, khảo sát sử dụng các tải biết trước\r\nbao gồm các tải trọng do lực trọng trường gây ra và tải trọng chức năng cùng với\r\ncác tải trọng môi trường liên quan do ảnh hưởng của sóng, gió, dòng chảy, và nếu\r\nthấy cần thiết bởi chủ giàn và nhà thiết kế, ảnh hưởng của động đất, khả năng đỡ\r\ncủa đáy biển, nhiệt độ môi trường xung quanh, hà bám, băng...Nếu áp dụng, các tải\r\ntrọng chỉ ra ở đây phải được gắn với tất cả các loại của giàn khoan di động. Chủ\r\ngiàn phải chỉ ra các điều kiện môi trường mà thiết kế của giàn được phê duyệt.\r\nCác điều kiện môi trường thiết kế phải được ghi lại trong sổ tay vận hành của\r\ngiàn.
\r\n\r\n5.1.2. Tải trọng\r\ngió
\r\n\r\n5.1.2.1. Vận tốc gió\r\ntối thiểu đối với vùng hoạt động ngoài khơi không giới hạn đối với tất cả điều\r\nkiện dịch chuyển và khoan bình thường là không được nhỏ hơn 36 m/s. Tất cả các\r\ngiàn hoạt động ở vùng ngoài khơi không hạn chế phải có khả năng chịu được điều\r\nkiện bão gió khắc nghiệt với vận tốc gió tối thiểu là 51,5 m/s được giả định. Để\r\nthỏa mãn với điều kiện bão gió khắc nghiệt, tất cả các giàn phải chỉ ra được sự\r\nphù hợp với những\r\nyêu cầu này ở tất cả thời gian hoặc có khả năng thay đổi chế độ hoạt động. Các\r\nbước được thực hiện để tuân thủ tiêu chuẩn 51,5 m/s từ tiêu chuẩn 36 m/s là\r\ntrách nhiệm của chủ giàn. Các giàn mà do hoạt động khai thác dự định là hạn chế,\r\nkhông được thiết kế để thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, có thể được xem xét phân cấp\r\nhạn chế hoạt động khai thác. Đối với bất kì phân cấp giới hạn nào, vận tốc gió\r\ntối thiểu không được lấy nhỏ hơn 25,7 m/s.
\r\n\r\n5.1.2.2. Trong việc tính\r\ntoán áp suất gió, P, công thức dưới đây phải được sử dụng và chiều cao theo\r\nphương thẳng đứng phải được phân chia xấp xỉ theo các giá trị được liệt kê\r\ntrong Bảng 2.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nF= 0,611 (0,0623; 0,00338)
\r\n\r\nVk: Vận tốc gió\r\n(m/s).
\r\n\r\nCh: Hệ số chiều\r\ncao lấy theo Bảng 2.
\r\n\r\nCs: Hệ số hình dáng lấy\r\ntheo Bảng 1.
\r\n\r\nHình dạng hay tổ hợp các hình dạng\r\nkhông rơi vào các hạng mục được chỉ ra trong Bảng dưới đây sẽ phụ thuộc vào việc\r\nxem xét đặc biệt.
\r\n\r\nBảng 1 - Hệ số\r\nhình dáng
\r\n\r\n\r\n Kết cấu và\r\n hình dạng kết cấu \r\n | \r\n \r\n Cs \r\n | \r\n
\r\n Kết cấu\r\n hình cầu \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n | \r\n
\r\n Kết cấu\r\n hình trụ \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
\r\n Thân \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Lầu \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Cơ cầu độc\r\n lập (Cần cẩu, dầm..) \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n
\r\n Các phần tử\r\n dưới boong có dạng mặt trơn nhẵn \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Các phần tử\r\n dưới boong có dạng dầm, xà... \r\n | \r\n \r\n 1,3 \r\n | \r\n
\r\n Tháp (từng\r\n mặt) \r\n | \r\n \r\n 1,25 \r\n | \r\n
Chiều cao h (m) là khoảng cách thẳng đứng\r\ntừ bề mặt nước thiết kế đến tâm của diện tích A, định nghĩa tại\r\n5.1.2.3.
\r\n\r\nBảng 2 - Hệ số\r\nchiều cao
\r\n\r\n\r\n Chiều cao\r\n (m) \r\n | \r\n \r\n Chiều cao\r\n (feet) \r\n | \r\n \r\n Ch \r\n | \r\n
\r\n 0-15,3 \r\n | \r\n \r\n 0-50 \r\n | \r\n \r\n 1,00 \r\n | \r\n
\r\n 15,3- 30,5 \r\n | \r\n \r\n 50-100 \r\n | \r\n \r\n 1,10 \r\n | \r\n
\r\n 30,5 - 46,0 \r\n | \r\n \r\n 100-150 \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n
\r\n 46,0-61,0 \r\n | \r\n \r\n 150-200 \r\n | \r\n \r\n 1,30 \r\n | \r\n
\r\n 61,0-76,0 \r\n | \r\n \r\n 200-250 \r\n | \r\n \r\n 1 37 \r\n | \r\n
\r\n 76,0-91,5 \r\n | \r\n \r\n 250-300 \r\n | \r\n \r\n 1,43 \r\n | \r\n
\r\n 91,5-106,5 \r\n | \r\n \r\n 300-350 \r\n | \r\n \r\n 1,48 \r\n | \r\n
\r\n 106,5-\r\n 122,0 \r\n | \r\n \r\n 350-400 \r\n | \r\n \r\n 1,52 \r\n | \r\n
\r\n 122,0-\r\n 137,0 \r\n | \r\n \r\n 400-450 \r\n | \r\n \r\n 1,56 \r\n | \r\n
\r\n 137,0 -\r\n 152,5 \r\n | \r\n \r\n 450-500 \r\n | \r\n \r\n 1,60 \r\n | \r\n
\r\n 152,5-\r\n 167,5 \r\n | \r\n \r\n 500-550 \r\n | \r\n \r\n 1,63 \r\n | \r\n
\r\n 167,5- 183,0 \r\n | \r\n \r\n 550-600 \r\n | \r\n \r\n 1,67 \r\n | \r\n
\r\n 183,0-\r\n 198,0 \r\n | \r\n \r\n 600-650 \r\n | \r\n \r\n 1,70 \r\n | \r\n
\r\n 198,0-213,5 \r\n | \r\n \r\n 650-700 \r\n | \r\n \r\n 1,72 \r\n | \r\n
\r\n 213,5-228,5 \r\n | \r\n \r\n 700-750 \r\n | \r\n \r\n 1 75 \r\n | \r\n
\r\n 228,5-244,0 \r\n | \r\n \r\n 750-800 \r\n | \r\n \r\n 1,77 \r\n | \r\n
\r\n 244,0-259,0 \r\n | \r\n \r\n 800-850 \r\n | \r\n \r\n 1,79 \r\n | \r\n
\r\n ≥259,0 \r\n | \r\n \r\n ≥ 850 \r\n | \r\n \r\n 1,80 \r\n | \r\n
5.1.2.3. Tải trọng\r\ngió, F, phải được tính theo công thức dưới đây đối với mỗi diện tích theo\r\nphương thẳng đứng và giá trị tổng hợp lực và điểm đặt lực phải được xác định.
\r\n\r\nF = P.A
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nF: Lực (N).
\r\n\r\nP: Áp lực gió, N/m2.
\r\n\r\nA: Diện tích hứng gió, m2,\r\ncủa tất cả các cơ cấu lộ thiên chiếu lên mặt vuông góc với hướng gió thổi tới\r\ntheo tư thế thẳng góc hoặc theo tư thế nghiêng.
\r\n\r\nĐể xác định lực do gió gây ra, phải\r\ntuân thủ các yêu cầu dưới đây:
\r\n\r\n- Đối với giàn có cột ổn định, diện\r\ntích hứng gió phải được tính bao gồm cả các cột;
\r\n\r\n- Các diện tích lộ ra do nghiêng, chẳng\r\nhạn như diện tích dưới boong, phải được bao gồm sử dụng các hệ số hình dạng\r\nthích hợp.
\r\n\r\n- Diện tích hứng gió theo khối của một\r\ncụm kết cấu lầu có thể được sử dụng thay vì tính toán mỗi diện\r\ntích riêng rẽ. Hệ số hình dáng có thể giả định là 1,1.
\r\n\r\n- Các lầu biệt lập, các hình dạng kết\r\ncấu, cần cẩu, ... phải được tính riêng sử dụng các hệ số hình dạng thích hợp ở\r\nBảng 1.
\r\n\r\n- Kết cấu khung giàn hở thường được\r\nsử dụng cho tháp khoan, cần, cột, có thể lấy bằng 30 % diện tích vuông góc với\r\nphương gió thổi cả theo hướng từ phía trước và phía sau khi coi chúng là\r\nmột khối và không phải dạng khung giàn hở, có nghĩa là bằng\r\n60 % diện tích vuông góc với phương gió thổi từ một phía. Hệ\r\nsố hình dạng được lấy theo Bảng 1.
\r\n\r\n5.1.3. Tải trọng\r\nsóng
\r\n\r\nTiêu chuẩn sóng được chỉ ra bởi chủ\r\ngiàn có thể được mô tả bởi dạng phổ năng lượng sóng hay sóng tiền định\r\ncó dạng, kích thước và chu kì thích hợp với chiều sâu của vùng nước mà giàn hoạt\r\nđộng. Sóng phải được xem là đến từ bất kì hướng nào đối với giàn. Việc xem xét\r\nphải được đưa ra đối với sóng có chiều cao nhỏ hơn chiều cao lớn nhất ở đó do\r\nchu kì dao động của nó, các ảnh hưởng lên các thành phần kết cấu khác nhau có\r\nthể lớn hơn.
\r\n\r\n5.1.3.1. Xác định các\r\ntải trọng sóng
\r\n\r\nViệc xác định các tải trọng sóng để sử\r\ndụng trong thiết kế kết cấu là phải dựa trên các tính toán có thể chấp nhận được,\r\ncác cuộc thử mô hình hay đo đạc với kích thước thực. Đối với các kết cấu bao gồm\r\ncác phần tử mảnh mà không làm thay đổi đáng kể trường sóng tới, có thể được sử\r\ndụng các công thức bán thực nghiệm như công thức Morison. Khi tính toán tải trọng\r\nsóng lên các dạng kết cấu mà làm thay đổi đáng kể trường sóng tới, phải sử dụng\r\ncác phương pháp nhiễu xạ, phương pháp này kể đến cả lực sóng tới (lực\r\nFroude-Krylov) và các lực gây ra bởi nhiễu xạ sóng và sóng bức xạ.
\r\n\r\nNhìn chung, công thức Morison có thể sử\r\ndụng cho các kết cấu bao gồm các phần tử mảnh mà các đường kính (hay đường kính\r\nquy đổi cho cùng các diện tích mặt cắt ngang giống nhau song song với dòng chảy)\r\nnhỏ hơn 20 % chiều dài sóng đang được xem xét và là nhỏ so với\r\nkhoảng cách giữa các thành phần kết cấu mà chịu tải trọng sóng (VD: giàn tự\r\nnâng trong điều kiện nâng và hầu hết các giàn có cột ổn định).
\r\n\r\nĐối với mỗi tổ hợp chiều cao sóng, chu\r\nkì sóng, và chiều sâu mực nước đang được xem xét, một dải các vị trí đỉnh sóng\r\nso với kết cấu phải được điều tra khảo sát để đảm bảo sự xác định chính xác của\r\nlực sóng lớn nhất lên kết cấu.
\r\n\r\n5.1.3.2. Công thức\r\nMorison
\r\n\r\na. Lực thủy động học tác động vuông\r\ngóc lên trục của thành phần kết cấu hình trụ, như được đưa ra bởi công thức\r\nMorison, được diễn giải như là tổng của các véc tơ lực được chỉ ra trong công\r\nthức sau:
\r\n\r\nFw\r\n= FD + Fl
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nFw: Véc tơ thủy động học\r\ntheo chiều dài giàn dọc theo thành phần kết cấu, tác động vuông góc lên trục của\r\nthành phần kết cấu.
\r\n\r\nFD: Véc tơ lực cản theo chiều\r\ndài giàn.
\r\n\r\nFl: Véc tơ lực\r\nquán tính theo chiều dài giàn.
\r\n\r\nb. Véc tơ lực cản theo chiều dài giàn\r\nđối với thành phần kết cấu cứng không chuyển động được đưa ra bởi công thức:
\r\n\r\nFD=(C/2)DCDUn|Un|\r\n(kN/m)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nC= 1,025 (0,1045; 1,99)
\r\n\r\nD: Chiều rộng hình chiếu, m , của\r\nthành phần kết cấu theo hướng của thành phần vận tốc vuông góc với dòng chảy\r\n(trong trường hợp của hình trụ tròn, D có nghĩa là đường\r\nkính).
\r\n\r\nCD: Hệ số lực cản.
\r\n\r\nun: Thành phần của véc tơ vận\r\ntốc, vuông góc với trục của thành phần kết cấu, m/s.
\r\n\r\n|un|: Giá trị tuyệt đối\r\ncủa un, m/s.
\r\n\r\nc. Véc tơ lực quán tính theo chiều dài\r\ngiàn đối với thành phần kết cấu cứng không chuyển động được đưa ra bởi công thức:
\r\n\r\nF1 = C (π D2/4)\r\nCMan (kN/m)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nCM: Hệ số quán tính dựa\r\ntrên khối lượng chất lỏng thế chỗ theo chiều dài giàn.
\r\n\r\nan: Thành phần véc tơ gia tốc\r\nchất lỏng vuông góc với trục của thành phần kết cấu, m/s2.
\r\n\r\nd. Đối với các kết cấu mà thể hiện các\r\ndao động thân cứng đáng kể do tác động của sóng, thì dạng công thức Morison sửa\r\nđổi được đưa ra dưới đây có thể được sử dụng để xác định lực thủy động học.
\r\n\r\nFw=\r\nFD + Fl= (C/2)DCD(un -\r\nun')| un - un'|+C(πD2/4)an+C(πD2/4)cm(an\r\n- an')
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nun': Thành phần\r\nvéc tơ vận tốc của thành phần kết cấu vuông góc với trục của thành phần kết cấu,\r\nm/s2
\r\n\r\ncm: Hệ số khối lượng nước\r\nkèm (Cm= CM - 1).
\r\n\r\nan': Thành phần véc tơ gia\r\ntốc chất lỏng vuông góc với trục của thành phần kết cấu, m/s2.
\r\n\r\ne. Đối với các hình dạng kết cấu không\r\nphải hình trụ tròn số hạng πD2/4 ở công thức\r\ntrên phải được thay thế bằng diện tích mặt cắt ngang thực tế của hình dạng kết\r\ncấu.
\r\n\r\nf. Các giá trị un, an\r\nđược sử dụng trong công thức Morison phải được xác định sử dụng lý thuyết sóng\r\ntương ứng với chiều cao sóng, chu kì sóng và độ sâu đang xét. Các hệ số cản và\r\nhệ số quán tính thay đổi một cách đáng kể với hình dạng mặt cắt. Số Reynold, số\r\nKeulegan-Carpenter và nhám bề mặt phải dựa trên dự liệu tin cậy lấy từ tài liệu,\r\nthử mô hình hay thử mô hình với kích thước thực. Đối với thành phần kết\r\ncấu dạng hình trụ tròn ở đó số Reynold lớn hơn 1x 106CD,\r\nCM có thể lấy tương ứng là 0,62 và 1,8, miễn là hà bám phải được\r\nngăn ngừa hoặc được loại bỏ theo định kỳ.
\r\n\r\n5.1.4. Tải trọng\r\ndòng chảy
\r\n\r\n5.1.4.1. Dòng chảy kết\r\nhợp với sóng
\r\n\r\nKhi xác định tải trọng do xảy ra đồng\r\nthời cả sóng và dòng chảy sử dụng công thức Morison, vận tốc dòng chảy là phải\r\nđược cộng véc tơ với vận tốc phần tử sóng trước khi lực tổng cộng được tính\r\ntoán. Khi phương pháp nhiễu xạ được sử dụng để tính toán lực sóng, lực cản do\r\ndòng chảy phải được tính theo 5.1.4.2 và được cộng véc tơ với lực sóng được\r\ntính toán.
\r\n\r\nVận tốc dòng chảy phải được bao gồm\r\ncác thành phần do dòng thủy triều, dòng dâng do bão và dòng do gió. Sự phân bố\r\nvận tốc dòng chảy theo phương thẳng đứng trong nước tĩnh và sự thay đổi của nó\r\nkhi có sóng, như được thể hiện ở Hình 2, được khuyến nghị áp dụng.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nVc= Vt + Vs\r\n+ Vw [(h - z)/h], đối với z ≤ h.
\r\n\r\nVc= Vt + Vs\r\nđối với z > h.
\r\n\r\nVc: Vận tốc dòng chảy, m/s.
\r\n\r\nVt: Thành phần vận tốc dòng\r\nthủy triều theo hướng gió, m/s.
\r\n\r\nVs: Thành phần dòng dâng do\r\nbão, m.
\r\n\r\nVw: Vận tốc dòng gây ra do\r\ngió, m/s.
\r\n\r\nh: Chiều sâu quy chiếu đối với dòng\r\ngây ra bởi gió, m (khi thiếu\r\ncác dữ liệu khác, h có thể lấy là 5 m).
\r\n\r\nz: Khoảng cách dưới mực nước tĩnh đang\r\nxét, m.
\r\n\r\nd: Chiều sâu nước tĩnh, m.
\r\n\r\nKhi có sóng, Prôfin vận tốc\r\ndòng chảy phải được sửa đổi, như được thể hiện ở Hình 2, khi đó vận tốc dòng chảy\r\nở bề mặt tự do tức thời là một hằng số.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 2 -\r\nPrôfin vận tốc dòng chảy
\r\n\r\n5.1.4.2. Lực cản
\r\n\r\nKhi tính toán lực cản lên các phần\r\nchìm dưới nước của kết cấu do một mình dòng chảy, công thức\r\ndưới đây phải được sử dụng:
\r\n\r\nfD = C/2 D CD\r\nuc |uc|
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nfD: Véc tơ lực\r\ncản dòng chảy theo chiều dài giàn dọc theo thành phần kết cấu, tốc động vuông\r\ngóc lên trục của thành phần kết cấu, kN/m.
\r\n\r\nuc: Thành phần véc tơ vận tốc\r\ndòng chảy, Vc, vuông góc với trục của thành phần kết cấu.
\r\n\r\nC, D, CD như được xác định\r\ntại 5.1.3.2.
\r\n\r\nTất cả các giá trị ở trên phải được lấy trong một hệ\r\nđơn vị thống nhất, CD là không thứ nguyên. Các hệ số cản trong dòng ổn\r\nđịnh thay đổi một cách đáng kể với hình dạng mặt cắt, số Reynold và độ nhám bề\r\nmặt và phải được dựa trên dữ liệu tin cậy lấy được từ tài liệu, thử mô hình hoặc\r\nthử với kích thước thật.
\r\n\r\n5.1.5. Tải trọng do\r\ntách xoáy
\r\n\r\nPhải xem xét đến khả năng rung các\r\nthành phần kết cấu do tách xoáy.
\r\n\r\n5.1.6. Trọng lực và\r\ncác tải trọng chức năng
\r\n\r\nCác tải trọng do lực trọng trường là\r\ncác khối lượng sắt thép, thiết bị, trọng lượng thay đổi rắn và lỏng, và các hoạt\r\ntải và phải được tính đến trong thiết kế sức bền kết cấu và ổn định kết cấu.\r\nCác ảnh hưởng tải trọng do khai thác như khoan (tải trọng bàn khoan/ móc và tải\r\ntrọng thiết bị căng), kiểm tra và bảo dưỡng giếng cũng phải được tính đến.
\r\n\r\n5.1.6.1. Kết hợp trọng\r\nlực và tải trọng chức năng cho thiết kế
\r\n\r\nĐối với tất cả chế độ khai thác, sự kết\r\nhợp của trọng lực và tải chức năng phải được chỉ ra bởi chủ giàn hay nhà thiết\r\nkế như theo hoạt động khai thác được thiết kế. Tuy nhiên, các giá trị lớn nhất\r\n(hoặc nhỏ nhất) của các sự kết hợp mà sinh ra các ảnh hưởng tải trọng không\r\nmong muốn nhất đối với sức bền và ổn định của giàn phải được sử dụng để thiết kế.
\r\n\r\n5.1.6.2 . Tải trọng\r\nboong
\r\n\r\nSơ đồ tải trọng phải được chuẩn bị cho\r\nmỗi thiết kế. Sơ đồ này phải chỉ ra các tải trọng tập trung và tải trọng phân bổ\r\nđều lớn nhất được xem xét đối với tất cả khu vực của mỗi chế độ hoạt động. Khi\r\nchuẩn bị sơ đồ này, các tải trọng dưới đây phải được xem xét như là nhỏ nhất.
\r\n\r\n- Khu vực sinh hoạt của thuyền viên (lối\r\nđi, khu vực giao thông chung ...): 4510 N/m2 hay áp suất với chiều\r\ncao cột áp 0,64 m.
\r\n\r\n- Khu vực làm việc: 9020 N/m2\r\nhay áp suất với chiều cao cột áp 1,28 m.
\r\n\r\n- Khu vực chứa hàng: 13000 N/m2\r\nhay áp suất với chiều cao cột áp 1,84 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n6.1.1. Mục này đưa\r\nra các yêu cầu về vật liệu sử dụng cho việc chế tạo giàn khoan di động. Các vật\r\nliệu kết cấu phải phù hợp với các điều kiện khai thác dự định.
\r\n\r\na. Các thép không phải cấp của tổ chức\r\ngiám sát mà theo các tiêu chuẩn kĩ thuật được công nhận khác, có thể được xem\r\nxét sử dụng cho kết cấu thân giàn hoặc các kết cấu khác, phụ thuộc vào việc thử\r\nvà chứng nhận theo 6.2.4.
\r\n\r\nLưu ý: Yêu cầu về thông số cản đối với\r\nthép tấm và các chi tiết mang cấp của tổ chức giám sát không thay đổi khi chiều\r\ndày tăng.
\r\n\r\nb. Các nút kết cấu đúc được sử dụng\r\nnhư là kết cấu chính hay đặc biệt
\r\n\r\nCác nút kết cấu đúc được sử dụng trong\r\ncác kết cấu chính hay đặc biệt phải được sản xuất tại cơ sở được tổ chức giám\r\nsát chứng nhận và có sự chứng kiến thử của giám sát viên.
\r\n\r\nc. Các bộ phận thanh răng chân giàn và\r\nthanh răng hãm được sử dụng như là kết cấu chính của chân giàn tự nâng.
\r\n\r\nCác bộ phận hàn của các bộ phận thanh\r\nrăng chân giàn và thanh răng hãm được sử dụng như là kết cấu chính trong các\r\nthành phần kết cấu chân loại thanh giằng phải được sản xuất tại cơ sở được tổ chức\r\ngiám sát chứng nhận và có sự chứng kiến thử của giám sát viên.
\r\n\r\nd. Ống thép không hàn và ống thép hàn\r\nđược sử dụng như là kết cấu chính của chân giàn tự nâng và chân giàn có cột ổn\r\nđịnh.
\r\n\r\nỐng thép không hàn và ống thép hàn được\r\nsử dụng như là kết cấu chính của thành phần kết cấu ống phải được sản xuất tại\r\ncơ sở được chứng nhận và có sự chứng kiến thử của giám sát viên.
\r\n\r\nỐng thép không hàn và ống thép hàn được\r\nsử dụng như là kết cấu phụ của chân giàn tự nâng
\r\n\r\nỐng thép không hàn và ống thép hàn được\r\nsử dụng như là kết cấu phụ của chân giàn tự nâng không cần phải được sản xuất tại\r\ncơ sở được chứng nhận và có sự chứng kiến thử của giám sát viên. Các báo cáo thử\r\nvật liệu (MTR) ứng với mỗi thành phần kết cấu phải sẵn có để giám sát viên kiểm\r\ntra trước khi chế tạo.
\r\n\r\n6.1.2. Đặc điểm
\r\n\r\nCác vật liệu được sử dụng phải đưa ra\r\ncác đặc tính có thể hàn có thể tạo hình thỏa mãn. Đối với các vật liệu không phải\r\nlà các vật liệu được chỉ ra ở TCVN 12823-5, thì các chứng cứ về việc thỏa mãn đặc\r\ntính có thể hàn và đặc tính có thể tạo hình phải được trình thẩm định.
\r\n\r\n6.1.3. Độ dai
\r\n\r\nVật liệu phải có bằng chứng về độ dai\r\nva đập mà thỏa mãn cho việc áp dụng dự định, với bằng chứng là kinh nghiệm khai\r\nthác thỏa mãn trước đây hay các cuộc thử độ dai va đập thích hợp.
\r\n\r\n6.1.4. Vật liệu\r\nkhông phải là thép
\r\n\r\nKhi vật liệu không phải thép được sử dụng\r\nnhư là một vật liệu kết cấu, thì tài liệu phải chỉ ra đặc tính cơ học, độ dai,\r\nmỏi, và đặc tính ăn mòn của vật liệu dự định. Nếu các vật liệu này được sử dụng\r\nvới thép thì phải tính đến ảnh hưởng điện hóa (galvanic).
\r\n\r\n6.1.5. Nhiệt độ\r\nkhai thác
\r\n\r\nGiàn khoan dự định cho các khu vực\r\nkhông hạn chế phải có nhiệt độ khai thác bằng hoặc dưới 0°C (32°F). Khi nhiệt độ\r\nkhai thác của giàn khoan là trên 0°C (32°F), thì giàn khoan phải có dấu hiệu\r\n“Restriced service”.
\r\n\r\n6.2. Cấp thép sử dụng\r\ncho thân giàn
\r\n\r\n6.2.1. Thép thường\r\nvà thép có độ bền cao
\r\n\r\nTCVN 12823-5 đưa ra các đặc tính hóa học\r\nvà đặc tính cơ học và thông số về xử lý nhiệt đối với các cấp thép chế tạo thân\r\ngiàn có độ bền bình thường và cao hơn khác nhau.
\r\n\r\n6.2.2. Thép tôi và\r\nthép ram
\r\n\r\nTham khảo Phụ lục A.3 khi xem xét việc\r\nlựa chọn vật liệu cho các giàn tự nâng và giàn có cột ổn định.
\r\n\r\n6.2.3. Các yêu cầu\r\nbổ sung
\r\n\r\nTrong các trường hợp nếu các tải trọng\r\nchính do hoặc các ứng suất khai thác hoặc các ứng suất dư do hàn được đặt vuông\r\ngóc với chiều dày của tấm tôn, việc sử dụng tôn tấm đặc biệt với đặc tính chiều\r\ndày tổng cộng được gia tăng (theo hướng z) có thể được yêu cầu.
\r\n\r\n6.2.4. Các cấp thép\r\nkhác
\r\n\r\nVật liệu, các mẫu thử và các quy trình\r\nthử cơ học mà có các đặc tính khác so với các mô tả ở đây có thể được thẩm định\r\ntheo ứng dụng.
\r\n\r\nSự xem xét thích đáng được đưa ra đối\r\nvới các thông số vật liệu được đề xuất, nhà sản xuất thép, quy trình sản xuất,\r\ncác thực tiễn được thiết lập ở quốc gia ở đó vật liệu được sản xuất và mục đích\r\nvật liệu dự định sử dụng.
\r\n\r\nLưu ý: Các yêu cầu về thông\r\nsố cản đối với tôn tấm của một vài tiêu chuẩn được công nhận áp dụng rộng rãi,\r\ncho phép các đặc tính giảm với chiều dày được gia tăng, và điều này được tính đến\r\nở giai đoạn thiết kế.
\r\n\r\nCác thép không phải cấp của tổ chức\r\ngiám sát phải được thử va đập Charpy theo 6.3.3.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối với việc phân cấp giàn tự nâng,\r\ngiàn có cột ổn định, và giàn khoan mặt nước, khi lựa chọn vật liệu việc tính đến\r\nnhiệt độ khai thác của giàn và các hạng mục thành phần kết cấu là cần thiết.\r\nCác thành phần khác nhau của giàn tự nâng, giàn có cột ổn định, và giàn khoan mặt\r\nnước được tập hợp lại thành nhóm theo các loại ứng dụng vật liệu của chúng. Các\r\nthành phần kết cấu nằm trong các loại này được mô tả, nhìn chung, trong\r\n7.3.1.1, 7.4.2 và 7.5.2.
\r\n\r\n6.3.1. Phân loại kết\r\ncấu
\r\n\r\nCác thành phần kết cấu được phân nhóm\r\nvào các loại dưới đây phụ thuộc vào tính quan trọng của áp dụng.
\r\n\r\n6.3.1.1. Kết cấu đặc\r\nbiệt (mang tính quan trọng nhất)
\r\n\r\nViệc hư hỏng của các thành phần kết cấu\r\nđặc biệt có thể gây ra hư hỏng kết cấu rất lớn tới giàn với rủi ro cao về thiệt\r\nhại về người và ô nhiễm môi trường. Các thành phần kết cấu thuộc loại đặc biệt\r\nlà rất quan trọng đối với sự tồn tại của giàn.
\r\n\r\n6.3.1.2. Kết cấu\r\nchính
\r\n\r\nViệc hư hỏng của các thành phần kết cấu\r\nchính có thể gây ra hư hỏng kết cấu đáng kể tới giàn với rủi ro vừa phải về thiệt\r\nhại về người và ô nhiễm môi trường. Các thành phần kết cấu chính là tương đối\r\nquan trọng đối với sự tồn tại của giàn.
\r\n\r\n6.3.1.3. Kết cấu phụ
\r\n\r\nViệc hư hỏng của các thành phần kết cấu\r\nphụ có thể gây ra hư hỏng kết cấu nhỏ tới giàn và rủi ro thấp đối với thiệt\r\nhại về người và ô nhiễm môi trường. Các thành phần kết cấu phụ có mức độ quan\r\ntrọng ít nhất đối với sự tồn tại của giàn.
\r\n\r\n6.3.2. Tiêu chuẩn lựa\r\nchọn đối với thép mang cấp của tổ chức giám sát
\r\n\r\nBảng 3 đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn đối\r\nvới mỗi loại thành phần kết cấu đối với thép kết cấu thân vỏ có độ bền bình thường\r\nvà độ bền cao mang cấp của tổ chức giám sát được sử dụng trong giàn khoan tự\r\nnâng và giàn khoan có cột ổn định mà có thể hoạt động khai thác ở nhiệt độ\r\n-30°C (-22°F). Các yêu cầu đối với việc lựa chọn các cấp thép của tổ chức giám\r\nsát về làm nguội và tôi được đưa ra ở phụ lục A3. Nhiệt độ khai thác là nhiệt độ\r\ntối thiểu của thép. Nếu nhiệt độ của thép ở khu vực cụ thể của thép được chỉ ra\r\nlà lớn hơn nhiệt độ khai thác của giàn, thì nhiệt độ ấm hơn có thể được áp dụng.\r\nNếu nhiệt độ của thép là 0°C (32°F) hay ấm hơn, thì yêu cầu của vật liệu mà được\r\nbiểu thị là 0°C (32°F) nhìn chung là có thể áp dụng. Thêm vào đó, nếu vật liệu\r\nđang được xem xét là ở gần, hay ở dưới đường nước thấp nhất, thì việc lựa chọn\r\nvật liệu có thể được dựa trên yêu cầu của vật liệu được biểu thị là 0°C (32°F).
\r\n\r\nCác yêu cầu này áp dụng cho các giàn\r\nmà bị giới hạn vùng hoạt động nếu gia cường đi băng\r\nkhông được yêu cầu.
\r\n\r\nNếu có nhu cầu sử dụng\r\nthép mà không phải là thép ở Bảng 3 và Bảng A.7 phụ lục A3 hay chiều dày cao\r\nhơn giá trị lớn nhất được chỉ ra ở Bảng 3, thì chúng phải được xem xét đặc biệt.
\r\n\r\n6.3.3. Tiêu chuẩn\r\ncho các thép khác
\r\n\r\n6.3.3.1. Thông tin hỗ\r\ntrợ thích hợp hay dữ liệu thử phải chỉ ra rằng độ dai của thép phải tương xứng\r\nvới ứng dụng thép của kết cấu giàn. Nếu không có dữ liệu hỗ trợ, các cuộc thử\r\nđược yêu cầu để chứng minh rằng các thép sẽ thỏa mãn các yêu cầu thử va đập\r\nCharpy (CVN) dưới đây.
\r\n\r\nĐối với thép có độ bền chảy nằm trong\r\nkhoảng từ 235 N/mm2 tới 420 N/mm2 phải đáp ứng các yêu\r\ncầu của CVN như sau.
\r\n\r\nBảng 3 - Yêu\r\ncầu CVN
\r\n\r\n\r\n Độ bền chảy dẻo\r\n tối thiểu(2) \r\n | \r\n \r\n Năng lượng\r\n hấp thụ (Joules) CVN theo phương dọc (kgf-m, ft-lbf) ở vị trí 2 mm chiều dày\r\n dưới bề mặt mm\r\n (1, 4) \r\n | \r\n ||||||
\r\n N/mm2 \r\n | \r\n \r\n kgf/mm2 \r\n | \r\n \r\n ksi \r\n | \r\n \r\n t≤ 50 \r\n | \r\n \r\n 50<t≤ 70 \r\n | \r\n \r\n 70<t≤100 \r\n | \r\n \r\n 100<t≤150 (2) \r\n | \r\n \r\n 150<t≤200 (2) \r\n | \r\n
\r\n 235 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n | \r\n \r\n 27 (2,8; 20) \r\n | \r\n \r\n 35 (3,6; 26) \r\n | \r\n \r\n 42 (4,3; 31) \r\n | \r\n \r\n 48 (4,9; 35) \r\n | \r\n \r\n 54 (5,5; 40) \r\n | \r\n
\r\n 275 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 27 (2,8; 20) \r\n | \r\n \r\n 35 (3,6; 26) \r\n | \r\n \r\n 42 (4,3; 31) \r\n | \r\n \r\n 48 (4,9; 35) \r\n | \r\n \r\n 54 (5,5; 40) \r\n | \r\n
\r\n 355 \r\n | \r\n \r\n 36 \r\n | \r\n \r\n 51 \r\n | \r\n \r\n 35 (3,6; 26) \r\n | \r\n \r\n 42 (4,3; 31) \r\n | \r\n \r\n 48 (4,9; 35) \r\n | \r\n \r\n 54 (5,5; 40) \r\n | \r\n \r\n 60 (6,1-44) \r\n | \r\n
\r\n 420 \r\n | \r\n \r\n 43 \r\n | \r\n \r\n 61 \r\n | \r\n \r\n 42 (4,3-31) \r\n | \r\n \r\n 48 (4,9; 35) \r\n | \r\n \r\n 54 (5,5; 40) \r\n | \r\n \r\n 60 (6,1-44) \r\n | \r\n \r\n 66 (6,7; 49) \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\n1) Đối với chiều dày trên\r\n 40 mm thử Charpy phải được lấy ở vị trí 1/4 t. \r\n2) Đối với tôn tấm có chiều dày trên 100\r\n mm, ngoài lưu ý 1 thử Charpy ở giữa chiều dày t phải được\r\n thực hiện để đạt được ít nhất 2/3 giá trị Joule yêu cầu được chỉ ra ở bảng\r\n trên đối với các mẫu\r\n dưới bề mặt. Một cách khác thử mẫu chiều dày t có thể được thực\r\n hiện ở 10°C (18°F) ở trên nhiệt độ thử CVN đã được chỉ ra để đạt cùng\r\n giá trị Charpy đã chỉ ra đối với các mẫu thử dưới\r\n bề mặt. Thử mẫu\r\n Charpy giữa chiều dày t có thể không yêu cầu ở các trường hợp mà nó vừa được\r\n thiết lập bởi thử hàng hóa lần đầu và kiểm soát việc chế tạo sản xuất thỏa\r\n mãn, mà ở đó\r\n các giá trị Charpy ở giữa chiều dày là đủ và chất lượng bên trong được đảm bảo, và\r\n các tài liệu hỗ trợ cần thiết được trình thẩm định\r\n để xem xét. Tuy nhiên trong những trường hợp này, nêu thấy cần thiết, mót mẫu\r\n thử Charpy giữa\r\n chiều dày t ngẫu nhiên có thể được yêu cầu. \r\n3) Đối với các giá trị sức bền chảy\r\n dẻo trung gian, các giá trị CVN được dựa theo giá trị bền chảy dẻo Mpa/10 tới\r\n 50 mm và sau đó được gia số bởi cùng tỉ lệ với việc gia tăng chiều dày. \r\n4) Đối với chiều\r\n dày trên 200 mm, nhìn chung tiêu chuẩn CVN là giống nhau đối với chiều dày từ\r\n 150 mm tới 200 mm áp dụng ở 1/4 t và 1/2 t, xem lưu\r\n ý 2. Tuy nhiên, tính quan trọng và chi tiết thành phần phải được đánh giá và\r\n các tiêu chuẩn thay thế có thể được chấp nhận hoặc yêu cầu. \r\n5) Thép đối với cơ cấu phụ được chế\r\n tạo theo tiêu chuẩn được công nhận, phải được thẩm tra hay thử để thỏa mãn\r\n yêu cầu, và có thể\r\n được sử dụng ở cấp A mà không cần phải thử CVN bổ sung với\r\n điều kiện là: \r\n- Nhiệt độ khai thác là -10°C (14°F)\r\n hay cao hơn. \r\n- Chiều dày lớn\r\n nhất đối với thép tấm là 12.5 mm, và 19 mm đối với các bộ\r\n phận \r\n- Kết cấu không cấu thành lên tính nguyện vẹn\r\n kín nước thân vỏ hay\r\n tính nguyên vẹn kết cấu chân. \r\n | \r\n
6.3.3.2. Nhiệt độ CVN
\r\n\r\nCác yêu cầu CVN phải đạt được khi được\r\nthử ở các nhiệt độ sau:
\r\n\r\n- Kết cấu phụ: Nhiệt độ khai thác.
\r\n\r\n- Kết cấu chính: 10°C (18°F) dưới nhiệt\r\nđộ khai thác.
\r\n\r\n- Kết cấu đặc biệt: 30°C (54°F) dưới\r\nnhiệt độ khai thác.
\r\n\r\n6.3.3.3. Thép có độ bền\r\ncực cao
\r\n\r\nThép nằm trong phạm vi độ bền chảy dẻo\r\ntừ 460 đến 690 N/mm2 phải thỏa mãn các yêu cầu CVN dưới đây ở các\r\nnhiệt độ thử dưới đây:
\r\n\r\nBảng 4 - Yêu\r\ncầu CVN đối với thép có độ bền cao
\r\n\r\n\r\n Độ bền chảy\r\n dẻo tối thiểu (3,5) \r\n | \r\n \r\n Năng lượng\r\n hấp thụ (Joules) CVN theo phương dọc (kgf-m, ft-lbf) ở vị trí 2 mm\r\n chiều dày dưới bề mặt mm (1,4) \r\n | \r\n |||
\r\n N/mm2 \r\n | \r\n \r\n kg/mm2 \r\n | \r\n \r\n ksi \r\n | \r\n \r\n t≤ 100 \r\n | \r\n \r\n 100 <t ≤200 (2) \r\n | \r\n
\r\n 460 \r\n | \r\n \r\n 47 \r\n | \r\n \r\n 67 \r\n | \r\n \r\n 46 (4,7;\r\n 34) \r\n | \r\n \r\n 46 (4,7; 34) \r\n | \r\n
\r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 51 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 50 (5,1;\r\n 37) \r\n | \r\n \r\n 50 (5,1;\r\n 37) \r\n | \r\n
\r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 55 (5,6;\r\n 41) \r\n | \r\n \r\n 55 (5,6; 41) \r\n | \r\n
\r\n 620 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 62 (6,3;\r\n 46) \r\n | \r\n \r\n 62 (6,3;\r\n 46) \r\n | \r\n
\r\n 690 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 69 (7,0; 51) \r\n | \r\n \r\n 69 (7,0;\r\n 51) \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\n1) Đối với chiều dày trên 40 mm thử\r\n Charpy phải được lấy ở vị trí 1/4 t. \r\n2) Đối với tôn tấm có chiều dày trên\r\n 100 mm, ngoài lưu ý 1 thử Charpy ở giữa chiều dày t phải được thực hiện để đạt\r\n được ít nhất 2/3 giá trị Joule yêu cầu được chỉ ra ở bảng trên đối với các mẫu\r\n dưới bề mặt. Một cách khác thử mẫu chiều dày t có thể được thực hiện\r\n ở 10°C (18°F) ở trên nhiệt độ thử CVN đã được chỉ ra để đạt cùng giá trị\r\n Charpy đã chỉ ra đối với các mẫu thử dưới bề mặt. Thử mẫu Charpy giữa chiều\r\n dày t có thể không yêu cầu ở các trường hợp mà nó vừa được thiết lập bởi thử\r\n hàng hóa lần đầu và kiểm soát việc chế tạo sản xuất thỏa mãn, mà ở đó các giá\r\n trị Charpy ở giữa chiều dày là đủ và chất lượng bên trong được đảm bảo, và\r\n các tài liệu hỗ trợ cần thiết được trình thẩm định để xem\r\n xét. Tuy nhiên trong những trường hợp này, nếu thấy cần thiết, một mẫu thử\r\n Charpy giữa chiều dày t ngẫu nhiên có thể được yêu cầu. \r\n3) Đối với các giá trị sức bền chảy\r\n dẻo trung gian, các giá trị CVN được dựa theo giá trị bền chảy dẻo Mpa/10. \r\n4) Đối với chiều dày trên 200 mm,\r\n nhìn chung tiêu chuẩn CVN là giống nhau đối với chiều dày từ 100 mm tới 200\r\n mm áp dụng ở\r\n 1/4\r\n t và 1/2 t, xem lưu\r\n ý 2. Tuy nhiên, tính quan trọng và chi tiết thành phần phải được đánh giá và\r\n các tiêu chuẩn thay thế có thể được chấp nhận hoặc yêu cầu. \r\n5) Đối với thép kết cấu có độ bền chảy\r\n dẻo tối thiểu lớn hơn 690 MPa, các chi tiết phải được trình thẩm định và xem\r\n xét đặc biệt \r\n | \r\n
Bảng 5 - Kết\r\ncấu (theo 6.3.1, 6.3.2 và 6.3.3) và nhiệt độ thử
\r\n\r\n\r\n Nhiệt độ\r\n khai thác \r\n | \r\n \r\n Kết cấu phụ \r\n | \r\n \r\n Kết cấu\r\n chính \r\n | \r\n \r\n Kết cấu đặc\r\n biệt \r\n | \r\n
\r\n 0°C (32°F) \r\n | \r\n \r\n -10°C\r\n (14°F) \r\n | \r\n \r\n -20°C\r\n (-4°F) \r\n | \r\n \r\n -30°C\r\n (-22°F) \r\n | \r\n
\r\n -10°C\r\n (14°F) \r\n | \r\n \r\n -20°C\r\n (-4°F) \r\n | \r\n \r\n -30°C (-22°F) \r\n | \r\n \r\n -40°C\r\n (-40°F) \r\n | \r\n
\r\n -20°C\r\n (-4°F) \r\n | \r\n \r\n -30°C\r\n (-22°F) \r\n | \r\n \r\n -40°C\r\n (-40°F) \r\n | \r\n \r\n -50°C\r\n (-58°F) \r\n | \r\n
\r\n -30°C (-22°F) \r\n | \r\n \r\n -40°C\r\n (-40°F) \r\n | \r\n \r\n -50°C\r\n (-58°F) \r\n | \r\n \r\n -60°C\r\n (-75°F) \r\n | \r\n
\r\n -40°C (-40°F) \r\n | \r\n \r\n -50°C\r\n (-58°F) \r\n | \r\n \r\n -60°C\r\n (-75°F) \r\n | \r\n \r\n -70°C\r\n (-94°F) \r\n | \r\n
\r\n -50°C\r\n (-58°F) \r\n | \r\n \r\n -60°C\r\n (-75°F) \r\n | \r\n \r\n -70°C\r\n (-94°F) \r\n | \r\n \r\n -80°C\r\n (-112°F) \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\nĐối với các nhiệt độ khai thác thấp\r\n hơn -40°C có thể xem xét các yêu cầu thử thay thế\r\n phụ thuộc vào việc tham khảo ý kiến nhà máy thép \r\n | \r\n
6.3.3.4. Các yêu cầu\r\nthay thế
\r\n\r\nĐối với các yêu cầu ở 6.3.3.1 và\r\n6.3.3.3, thép có thể áp dụng các yêu cầu sau:
\r\n\r\n- Đối với các mẫu thử ngang, 2/3 giá\r\ntrị năng lượng.
\r\n\r\n- Đối với các mẫu thử dọc, độ giãn bên\r\nkhông được nhỏ hơn 0.5 mm. Đối với các mẫu thử ngang, độ giãn bên không được nhỏ\r\nhơn 0,38 mm.
\r\n\r\n- Nhiệt độ không dễ uốn (Nil-ductility\r\ntemperature), như được xác định bởi thử rơi trọng vật, phải là 5°C dưới nhiệt độ\r\nđược chỉ ra ở 6.3.3.2.
\r\n\r\n- Tuân thủ theo Bảng A.7 đối với thép\r\nnguội và thép tôi mang cấp của tổ chức giám sát.
\r\n\r\n6.3.3.5. Các yêu cầu\r\nbổ sung
\r\n\r\nCó thể có yêu cầu về độ dai va đập cụ\r\nthể mà có thể cao hơn yêu cầu tối thiểu theo Tiêu chuẩn này. Trong trường hợp\r\nnày, thì phải có các yêu cầu bổ sung để thiết lập tiêu chuẩn thử được yêu cầu.
\r\n\r\nBảng 6 - Các\r\nyêu cầu lựa chọn vật liệu đối với thép mang cấp của tổ chức giám sát có độ bền\r\nthường và độ bền cao hơn
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
7. Kết cấu thân giàn\r\nvà bố trí
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1.1. Phân tích kết\r\ncấu
\r\n\r\n7.1.1.1. Phân tích kết\r\ncấu chính
\r\n\r\nKết cấu chính của giàn phải được phân\r\ntích sử dụng các điều kiện tải trọng được quy định dưới đây và các ứng suất kết\r\nquả phải được xác định. Để xác định được các trường hợp tới hạn, các điều kiện\r\nđại diện của tất cả các chế độ hoạt động của giàn phải được xem xét. Các tính\r\ntoán cho các trường hợp tới hạn phải được trình thẩm định để xem xét. Các phân\r\ntích phải được thực hiện sử dụng các phương pháp tính toán được công nhận và phải\r\nđược dẫn chứng và chứng minh đầy đủ bằng tài liệu.
\r\n\r\nĐối với mỗi trường hợp tải trọng được\r\nxem xét, các ứng suất dưới đây phải được xác định, và không được vượt quá các ứng\r\nsuất cho phép được đưa ra ở 7.1.2.
\r\n\r\na. Các ứng suất gây ra chỉ do tải trọng\r\ntĩnh, nếu các tải trọng tĩnh bao gồm các tải trọng lực hoạt động và trọng lực của\r\ngiàn, với giàn ở trạng thái nổi hoặc tựa trên đáy biển ở trạng thái nước tĩnh.
\r\n\r\nb. Các ứng suất do tải trọng tổ hợp\r\ngây ra, nếu các tải trọng tĩnh tác dụng ở a) được kết hợp với các tải trọng môi\r\ntrường liên quan bao gồm các lực nghiêng và lực gia tốc.
\r\n\r\n7.1.1.2. Xem xét các ứng\r\nsuất cục bộ
\r\n\r\nCác ứng suất cục bộ phải được kết hợp\r\nvới các ứng suất chính, nếu áp dụng, để xác định mức độ ứng suất tổng.
\r\n\r\n7.1.1.3. Kết hợp các\r\nthành phần ứng suất
\r\n\r\nCác kích thước phải được xác định trên\r\ncơ sở của một phương pháp được trình bày trong một tiêu chuẩn được công nhận mà\r\nkết hợp các thành phần ứng suất riêng rẽ tác dụng lên các thành phần kết cấu\r\nkhác nhau của giàn.
\r\n\r\n7.1.1.4. Xem xét việc\r\nmất ổn định kết cấu
\r\n\r\nKhả năng mất ổn định của các thành phần\r\nkết cấu phải được xem xét.
\r\n\r\n7.1.1.5. Xác định các\r\nứng suất uốn
\r\n\r\na. Khu vực bản cánh hiệu dụng
\r\n\r\nModun chống uốn mặt cắt yêu cầu của\r\ncác thành phần kết cấu như sống, cơ cấu khỏe, ....các khung đỡ và các nẹp gia\r\ncường phải đạt được trên cơ sở chiều rộng hiệu dụng của tấm tôn theo các chỉ\r\ntiêu sau. Mặt cắt là phải bao gồm các thành phần kết cấu cùng với chiều rộng hiệu\r\ndụng của tấm tôn không vượt quá một nửa tổng khoảng cách hai bên của thành phần\r\nkết cấu hay 33 % nhịp không được đỡ, lấy giá trị nào nhỏ hơn. Đối với sống và cơ\r\ncấu khỏe dọc miệng hầm, chiều rộng hiệu dụng của tôn không vượt quá 1/4 khoảng\r\ncách cơ cấu hay 16,5 % nhịp không được đỡ, lấy giá trị nhỏ hơn. Modun chống uốn mặt cắt\r\nyêu cầu của các khun sườn và các cơ cấu gia cường được giả định là được tạo ra\r\nbởi nẹp gia cường\r\nvà giá trị lớn nhất của một khoảng cách khung sườn của tấm tôn mà cơ cấu đó gia\r\ncường.
\r\n\r\nb. Tải trọng dọc trục lệch tâm
\r\n\r\nNếu thích hợp, các độ võng đàn hồi phải\r\nđược xét đến khi xác định các ảnh hưởng của độ lệch tâm của tải trọng dọc trục,\r\nvà các mômen uốn gây ra do tải lệch tâm phải được thêm vào các mômen uốn được\r\ntính toán cho các loại tải trọng khác.
\r\n\r\n7.1.1.6. Xác định các\r\nứng suất cắt
\r\n\r\nKhi tính toán các ứng suất cắt ở trong\r\ncác thành phần kết cấu, chỉ diện tích cắt hiệu dụng của bản thành của thành phần\r\nkết cấu phải được\r\nxem xét là hiệu dụng. Về khía cạnh này, chiều cao tổng cộng của thành phần\r\nkết cấu có thể được sử dụng như là chiều cao của bản thành.
\r\n\r\n7.1.1.7. Tập trung ứng\r\nsuất
\r\n\r\nẢnh hưởng của các vết khía, sự gia\r\ntăng ứng suất và sự tập\r\ntrung ứng suất cục bộ phải được xem xét khi xét đến các bộ phận chịu tải. Nếu sự\r\ntập trung ứng suất được xem xét là lớn ở các bộ phận nhất định, thì các mức độ ứng\r\nsuất có thể được chấp nhận sẽ phụ thuộc vào việc xem xét đặc biệt.
\r\n\r\n7.1.1.8. Phân tích và\r\nchi tiết của các mối nối kết cấu
\r\n\r\nTrừ khi mối nối của các\r\nthành phần kết cấu được chi tiết một cách cụ thể như các mối nối bản lề, việc\r\nxem xét thích hợp phải được đưa ra đối với phân tích kết cấu tới phạm vi ràng\r\nbuộc ở các mối nối đó. Các mối nối kết cấu phải được chi tiết theo một cách thức\r\nvì là để đảm bảo sự chuyển tiếp đầy đủ của các ứng suất giữa\r\ncác thành phần kết cấu được liên kết, và để giảm các sự tập trung ứng suất. Các\r\nchi tiết dưới đây phải được xem xét, nếu thích hợp:
\r\n\r\na. Trượt các tấm bản thành, liên tục\r\nqua mối nối, để chuyển các tải trọng nén và tải trọng kéo giữa các thành phần bằng\r\ncách trượt trong tấm bản thành.
\r\n\r\nb. Mở rộng mối nối hoặc chuyển tiếp mối\r\nnối, để hạ thấp mức độ ứng suất hoặc để giảm sự tập trung ứng suất hoặc cả hai.
\r\n\r\nc. Vật liệu mối nối dầy hơn, thép bền\r\ncao, hoặc cả hai, phù hợp với khả năng có thể hàn được tốt, để giảm ảnh hưởng của\r\ncác mức độ ứng suất cao.
\r\n\r\nd. Các mã hoặc các thành phần kết cấu\r\nchuyển tiếp phụ khác, có khoét lỗ và các chi tiết liên kết đầu mút phù hợp để\r\ngiảm thiểu sự tập trung ứng suất cao.
\r\n\r\nCác mối nối quan trọng\r\nmà phụ thuộc vào sự truyền các ứng suất kéo qua chiều dày của tôn của một thành\r\nphần kết cấu có thể gây ra tách lớp và phải được tránh bất cứ khi nào có thể. Nếu\r\nkhông thể tránh được, vật liệu tấm với các đặc tính truyền ứng suất qua chiều\r\ndày có thể được yêu cầu với các quy trình kiểm tra thích hợp
\r\n\r\n7.1.1.9. Phân tích mỏi
\r\n\r\nKhả năng hư hỏng do mỏi do tải trọng\r\nchu kì là phải được xem xét trong thiết kế của kết cấu chính của các giàn tự\r\nnâng, giàn có cột ổn định và giàn mặt nước.
\r\n\r\nLoại và phạm vi của phân tích mỏi sẽ\r\nphụ thuộc vào các chế độ khai thác dự định và khu vực hoạt động phải được\r\nxem xét trong thiết kế giàn. Một phổ tải trọng thích hợp, phù hợp với các lí\r\nthuyết được chấp nhận, phải được sử dụng trong phân tích mỏi.
\r\n\r\nTuổi thọ mỏi tính toán của kết cấu sẽ\r\nphải tối thiểu bằng tuổi thọ thiết kế của giàn, nhưng không ít hơn 20 năm.
\r\n\r\n7.1.1.10. Phân tích chất\r\ndẻo
\r\n\r\nCác phương pháp phân tích chất dẻo phải\r\nđược xem xét đặc biệt.
\r\n\r\n7.1.2. Các ứng suất\r\ncho phép
\r\n\r\n7.1.2.1. Các kích thước\r\ncủa các thành phần kết cấu hiệu dụng của khung sườn chính của giàn, được phân\r\ntích theo 6.1.1, phải được xác định trên cơ sở của các ứng suất cho phép được\r\nchỉ ra ở đây cho các giàn tự nâng và các giàn khoan có cột ổn định.
\r\n\r\n7.1.2.2. Các ứng suất\r\nriêng rẽ
\r\n\r\nCác thành phần ứng suất riêng rẽ và, nếu\r\náp dụng, các sự kết hợp trực tiếp của các ứng suất này là không được vượt quá ứng\r\nsuất cho phép F, mà được tính theo công thức sau:
\r\n\r\nF = Fy/F.S.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nFy: Ứng suất chảy dẻo của vật\r\nliệu, như được xác định trong TCVN 12823-5.
\r\n\r\nF.S.: Hệ số an toàn.
\r\n\r\nĐối với các tải trọng tĩnh, như được định\r\nnghĩa tại 7.1.1.1.a
\r\n\r\nF.S.= 1,67 đối với ứng suất trục hay ứng\r\nsuất uốn.
\r\n\r\nF.S.= 2,50 đối với ứng suất cắt.
\r\n\r\nĐối với các tải trọng kết hợp, như được\r\nđịnh nghĩa tại 7.1.1.1.b
\r\n\r\nF.S.= 1,25 đối với ứng suất trục hay ứng\r\nsuất uốn.
\r\n\r\nF.S. = 1,88 đối với ứng suất cắt.
\r\n\r\n7.1.2.3. Xem xét về mất\r\nổn định kết cấu
\r\n\r\nNếu việc mất ổn định của thành phần kết\r\ncấu là do ứng suất nén hay ứng suất cắt, hoặc cả hai, ứng suất nén hay ứng suất\r\ncắt phải không được vượt quá ứng suất cho phép tương ứng, F, được tính theo\r\ncông thức sau:
\r\n\r\nF = Fcr/F.S.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nFcr: ứng suất nén tới hạn\r\nhay ứng suất cắt tới hạn của thành phần kết cấu thích hợp với kích thước và\r\nhình dạng của kết cấu, các điều kiện biên, dạng tải trọng, vật liệu,...
\r\n\r\nF.S.: Hệ số an toàn.
\r\n\r\nF.S.= 1,67 đối với các tải trọng tĩnh,\r\nnhư được định nghĩa tại 7.1.1.1.a.
\r\n\r\nF.S.= 1,250 đối với các tải trọng kết\r\nhợp, như được định nghĩa tại 7.1.1.1.b.
\r\n\r\n7.1.2.4. Các thành phần\r\nkết cấu chịu tải trọng trục kết hợp và uốn
\r\n\r\na. Nếu các thành phần kết cấu chịu nén\r\ndọc trục kết hợp với nén do uốn, thì các ứng suất được toán phải tuân thủ các\r\nyêu cầu sau:
\r\n\r\nfa/Fa + fb/Fb≤ 1,0 nếu\r\nfa/Fa ≤ 0,15.
\r\n\r\n(fa/Fa) + ≤ 1,0 nếu fa/Fa> 0,15.
\r\n\r\nVà thêm vào đó, ở các mút của kết cấu:
\r\n\r\n1,67 (fa/Fa)+ (fb/Fb)\r\n≤ 1,0 đối với\r\ncác tải trọng tĩnh, như được định nghĩa tại 7.1.1.1.a.
\r\n\r\n1,25 (fa/Fy)+ (fb/Fb) ≤ 1,0 đối với\r\ncác tải trọng kết hợp, như được định nghĩa tại 7.1.1.1.b.
\r\n\r\nb. Nếu các thành phần kết cấu chịu nén\r\ntrục kết hợp với kéo do uốn, thì các ứng suất được tính toán phải tuân thủ các\r\nyêu cầu sau:
\r\n\r\nfa + fb ≤ Fy/1,67\r\nđối với các tải trọng tĩnh, như được định nghĩa tại 7.1.1.1.a.
\r\n\r\nfa + fb ≤ Fy/1,25\r\nđối với các tải trọng kết hợp, như được định nghĩa tại 7.1.1.1.b.
\r\n\r\nTuy nhiên, ứng suất nén do uốn tính\r\ntoán, fb, được lấy một mình sẽ không vượt quá Fb.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nfa: Ứng suất kéo hay nén trục\r\nđược tính toán.
\r\n\r\nfb: Ứng suất kéo hay nén trục\r\ndo uốn được tính toán.
\r\n\r\nFa: Ứng suất nén trục cho\r\nphép, là giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau:
\r\n\r\nix) Ứng suất chảy\r\ndẻo chia cho hệ số an toàn đối với ứng suất trục được chỉ ra ở 7.1.2.2.
\r\n\r\nx) Ứng suất mất ổn\r\nđịnh tổng thể chia cho hệ số an toàn được chỉ ra ở 7.1.2.5.a.
\r\n\r\nxi) Ứng suất mất\r\nổn định cục bộ chia cho hệ số an toàn đối với ứng suất trục được chỉ ra ở\r\n7.1.2.5. b.
\r\n\r\nFb: Ứng suất nén trục cho\r\nphép do uốn, được xác định bằng cách chia ứng suất chảy dẻo hay ứng suất mất ổn\r\nđịnh cục bộ, lấy giá trị nhỏ hơn, cho hệ số an toàn được chỉ ra ở 7.1.2.2.
\r\n\r\nFe’= 5,15E/ (K/r)2
\r\n\r\nFe’: Ứng suất mất ổn định\r\nEuler, có thể được gia tăng thêm 1/3 đối với các tải trọng kết hợp, như được\r\nxác định ở 7.1.1.1.a.
\r\n\r\nE: Môđun đàn hồi.
\r\n\r\n: Chiều dài cột không được đỡ.
\r\n\r\nK: Hệ số chiều dài hiệu dụng mà có\r\ntính đến các điều kiện đỡ ở các đầu của chiều dài. Đối với các trường hợp có thể có độ võng\r\nbên của các gối đỡ, K không được xem nhỏ hơn 1,0.
\r\n\r\nR: Bán kính xoay.
\r\n\r\ncm: Là một hệ số như sau:
\r\n\r\ni) Đối với kết\r\ncấu chịu nén trong các khung mà chịu sự tịnh tiến chung (có nghĩa là một bên),\r\nCm= 0,85.
\r\n\r\nii) Đối với các\r\nkết cấu chịu nén mà bị ràng buộc trong các khung được giằng chống lại sự tịnh\r\ntiến chung và không chịu tải trọng ngang giữa các kết cấu đỡ của chúng, trong mặt\r\nphẳng uốn, cm= 0,6 - 0,4(M1/M2). Tuy nhiên\r\nkhông nhỏ hơn 0,4 nếu M1/M2 là tỉ số của\r\nmô men nhỏ hơn so với mô men lớn hơn ở các đầu của phần đó của thành phần không\r\nđược gia cường trong mặt phẳng uốn đang được xem xét. M1/M2\r\ndương khi thành phần kết cấu uốn theo hai phía và âm khi thành phần kết cấu uốn\r\ntheo một phía.
\r\n\r\nĐối với các kết cấu chịu nén trong các\r\nkhung được giằng chống lại sự tịnh tiến chung trong mặt phẳng tải trọng và chịu\r\ntải trọng ngang giữa các kết cấu đỡ của chúng, giá trị Cm có thể được\r\nxác định bằng phân tích tỉ lệ. Tuy nhiên, thay vì các phân tích này, các giá trị\r\nsau đây có thể được sử dụng:
\r\n\r\n- Đối với các thành phần kết cấu mà\r\ncác đầu của nó bị ràng buộc Cm= 0,85.
\r\n\r\n- Đối với các thành phần kết cấu mà\r\ncác đầu của nó không bị ràng buộc Cm= 1.
\r\n\r\n7.1.2.5. Các ứng suất\r\nmất ổn định cột
\r\n\r\na. Mất ổn định tổng\r\nthể
\r\n\r\nĐối với các thành phần kết cấu chịu\r\nnén mà chịu mất ổn định cột tổng thể, ứng suất mất ổn dịnh tới hạn phải được\r\ntính từ các công thức sau:
\r\n\r\nFcr= Fy - (Fy2/4π2 E) (K/r)2 trong trường\r\nhợp K/r <
\r\n\r\nFcr= π2E(Kr)2 trong trường\r\nhợp K/r >
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nFcr= Ứng suất mất ổn định tổng\r\nthể tới hạn.
\r\n\r\nFy= Như được định nghĩa ở\r\n7.1.2.2.
\r\n\r\nE, K, được định nghĩa ở 7.1.2.4.b.
\r\n\r\nHệ số an toàn đối với mất ổn định cột\r\ntổng thể được xác định như sau:
\r\n\r\n- Đối với tải trọng tĩnh, như được định\r\nnghĩa ở 7.1.1.1 .a.
\r\n\r\n\r\n\r\n
F.S.= 1,92 trong trường hợp K/r >
\r\n\r\n- Đối với tải trọng kết hợp, như được\r\nđịnh nghĩa ở 7.1.1.1.b.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
b. Mất ổn định cục bộ
\r\n\r\nCác thành phần kết cấu mà chịu nén dọc\r\ntrục hay chịu nén do uốn phải được kiểm tra mất ổn định cục bộ, nếu thích hợp,\r\ncùng với mất ổn định tổng thể, như được chỉ ra ở 7.1.2.5.a.
\r\n\r\nTrong các trường hợp vỏ không được gia\r\ncường hay vỏ hình trụ được gia cường bởi các nẹp hình tròn, mất ổn định cục bộ\r\nphải được kiểm tra nếu tỉ lệ của vỏ tuân theo mối liên hệ sau:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nD/t> E/9Fy
\r\n\r\nD: Đường kính trung bình của tôn vỏ\r\nhình trụ.
\r\n\r\nt: Chiều dày của tôn vỏ hình trụ (cùng\r\nđơn vị với D).
\r\n\r\nE và Fy được định nghĩa ở\r\n7.1.2.5.a.
\r\n\r\n7.1.3. Tiêu chuẩn ứng\r\nsuất tương đương đối với các kết cấu tấm
\r\n\r\nĐối với các kết cấu tấm, các thành phần\r\nkết cấu có thể được thiết kế theo tiêu chuẩn ứng suất tương đương Von Mises, nếu\r\nứng suất tương đương σeqv được xác định như\r\nsau, không vượt quá giá trị
\r\n\r\nFy/F.s.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nσx: Ứng suất phẳng\r\nđược tính toán theo phương x.
\r\n\r\nσy: Ứng suất phẳng\r\nđược tính toán theo phương y.
\r\n\r\ntxy: Ứng suất cắt\r\nphẳng được tính toán.
\r\n\r\nFy: Như được định nghĩa ở\r\n7.1.2.2.
\r\n\r\nF.S.= 1,43 đối với tải trọng tĩnh như\r\nđược định nghĩa ở 7.1.1.1.a.
\r\n\r\nF.S.= 1,67 đối với tải trọng tổng hợp\r\nnhư được định nghĩa ở 7.1.1.1.b.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\nHệ số an toàn sẽ được xem xét đặc biệt\r\nnếu các thành phần ứng suất đại diện cho các ứng suất bề mặt là do các áp suất\r\nbên.
\r\n\r\nĐộ bền ổn định của kết cấu tấm phải được\r\nthiết kế theo các tiêu chuẩn được công nhận.
\r\n\r\n7.2. Các kết cấu\r\nthông thường
\r\n\r\n7.2.1. Vật liệu
\r\n\r\nNgoại trừ những quy định được chỉ rõ,\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho các giàn khoan được đóng bằng thép, được chế tạo và\r\ncó các đặc tính như được chỉ ra ở TCVN 12823-5. Nếu việc chế tạo giàn mà sử dụng\r\nthép hay vật liệu khác có đặc tính khác so với các đặc tính vật liệu được chỉ\r\nra ở TCVN 12823-5, việc sử dụng vật liệu này và các kích thước tương ứng sẽ được\r\nxem xét một cách đặc biệt.
\r\n\r\n7.2.2. Quy cách kết\r\ncấu
\r\n\r\nKích thước của các thành phần kết cấu\r\nchính của giàn phải được xác định phù hợp với Tiêu chuẩn này. Kích thước của\r\ncác thành phần kết cấu mà chỉ phụ thuộc vào các tải trọng cục bộ, và không được\r\nxem là các thành phần hiệu quả của khung kết cấu chính của giàn, phải tuân thủ\r\ntheo các yêu cầu áp dụng của TCVN 6259: 2003.
\r\n\r\n7.2.3. Bảo vệ kết cấu\r\nthép
\r\n\r\n7.2.3.1. Trừ khi được\r\nphê duyệt khác, tất cả các kết cấu thép phải được sơn phủ thích hợp.
\r\n\r\n7.2.3.2. Các két hay\r\ncác không gian gia tải khác với mục đích để chứa nước dằn phải có một lớp phủ cứng\r\nchống ăn mòn trên tất cả bề mặt bên trong. Nếu do kiểu giàn mà nước dằn được giữ\r\nlại lâu trên giàn, thì có thể xem xét đến việc sử dụng chất gây ức chế ăn mòn\r\nhay các a nốt hi sinh.
\r\n\r\n7.2.3.3. Các a nốt mà\r\nsử dụng một hệ thống kiểm soát và bảo vệ chống ăn mòn và sơn phủ phù hợp với\r\ncác tiêu chuẩn công nghiệp được công nhận chẳng hạn như là API và NACE phải được\r\ntrang bị cho các kết cấu thân mà bị ướt. Hiệu quả của hệ thống kiểm soát và bảo\r\nvệ chống ăn mòn là phải chịu được trong tuồi thọ thiết kế của giàn. Việc sử dụng\r\nhệ thống bảo vệ ca tốt bằng dòng điện cảm ứng (ICCP) có thể được xem xét như là\r\nmột sự thay thế cho các a nốt. Ở trong vùng mực nước thay đổi, giới hạn ăn mòn\r\nphải được thêm vào chiều dày tôn vỏ ngoài.
\r\n\r\n7.2.3.4. Trong các trường\r\nhợp nếu các kích thước được dựa theo 7.1.1 và 7.1.2 và các phương pháp kiểm\r\nsoát ăn mòn không được trang bị, thì các kích thước phải được gia tăng một cách\r\nphù hợp.
\r\n\r\n7.2.4. Sân bay trực\r\nthăng
\r\n\r\nCác quy định về sân bay trực thăng áp\r\ndụng theo các quy định của CAP 437.
\r\n\r\n7.2.5. Kết cấu đỡ\r\ntháp khoan
\r\n\r\n7.2.5.1. Kết cấu đỡ\r\nphía dưới
\r\n\r\na. Kết cấu phía dưới đỡ tháp khoan,\r\nsàn khoan và thiết bị hỗ trợ phải được phân tích, như yêu cầu ở 6.1.1. Các ứng\r\nsuất không được vượt quá các giá trị cho phép ở 7.1.2.
\r\n\r\nb. Các tải trọng riêng lẻ
\r\n\r\nCác tải trọng riêng lẻ được xem xét là\r\ncác tải trọng khai thác được chỉ ra bởi chủ giàn hay nhà thiết kế và sẽ bao gồm,\r\nnhưng không giới hạn tới các tải trọng dưới đây, nểu áp dụng:
\r\n\r\ni) Tải trọng tĩnh\r\n(trọng lượng thép, thiết bị cố định).
\r\n\r\nii) Hoạt tải\r\n(con người, thiết bị có thể di chuyển, vật liệu).
\r\n\r\niii) Tải trọng do\r\nbăng, tuyết.
\r\n\r\niv) Tải trọng móc\r\n(hook load), tải trọng tác dụng lên móc trong quá trình thu hồi ống khoan\r\n(setback load), bàn khoan, tải trọng thiết bị căng ống đứng.
\r\n\r\nc. Các tổ hợp tải trọng
\r\n\r\nCác tải trọng môi trường do gió, bao gồm\r\ntải trọng gió trong điều kiện bão khắc nghiệt, phải được kết hợp với các tỉa trọng\r\nriêng lẻ được chỉ ra để phản ánh các yêu cầu khai thác áp dụng đối với các phạm\r\nvi của các điều kiện được tiên liệu trước. Các tải trọng do các chuyển động của\r\ngiàn phải được xem xét đối với tất cả các điều kiện nổi.
\r\n\r\n7.2.5.2. Bố trí đỡ kết\r\ncấu phía dưới
\r\n\r\nCác kết cấu đỡ phía dưới các\r\ncantilever1 và các dầm trượt2 có thể di chuyển được phía\r\nđược phân tích như yêu cầu ở 7.1.1. Các ứng suất không được vượt quá các giá trị\r\ncho phép ở 7.1.2. Các tải trọng tác dụng lên kết cấu thân phải bao gồm các phản\r\nlực lớn nhất từ sàn cantilever hay dầm trượt.
\r\n\r\nChú thích:
\r\n\r\n1) Các kết cấu cantilever có thể di\r\nchuyển được là các kết cấu kéo dài ra ngoài kết cấu thân trong quá trình khoan.
\r\n\r\n2) Các kết cấu dầm trượt có thể di\r\nchuyển là các kết cấu được đỡ hoàn toàn bởi kết cấu thân trong quá trình khoan.
\r\n\r\n7.2.6. Vách kín nước\r\nvà sàn kín nước
\r\n\r\n7.2.6.1. Các vách kín\r\nnước và các sàn kín nước phải phù hợp với phần này. Trong tất cả các trường hợp,\r\ncác bản vẽ trình thẩm định phải chỉ rõ ràng vị trí và phạm vi của các vách kín\r\nnước và các sàn kín nước.
\r\n\r\nĐối với các giàn mặt nước, và các giàn\r\ntự nâng, các vách kín nước và các sàn kín nước phải tuân thủ các yêu cầu áp dụng\r\nTCVN 6259-2A: 2003 chương 11.
\r\n\r\nĐối với các giàn có cột ổn định, kích\r\nthước của các vách kín nước và sàn kín nước phải được chỉ ra trên các bản vẽ\r\nthích hợp và phải thỏa mãn yêu cầu của ổn định tai nạn.
\r\n\r\n7.2.6.2. Tôn
\r\n\r\nChiều dày tôn của các vách kín nước và\r\ncác sàn kín nước phải không nhỏ hơn giá trị tính được từ công thức dưới đây:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Nhưng không nhỏ hơn 6 mm hay s/200 +\r\n2,5 mm, lấy giá trị lớn hơn, trong đó:
\r\n\r\nT: Chiều dày, mm.
\r\n\r\nS: Khoảng cách giữa các nẹp, mm.
\r\n\r\nK= (3,075 - 2,077)/(α + 0,272) đối\r\nvới 1≤ α ≤ 2.
\r\n\r\nK= 1,0 đối với α ≥ 2.
\r\n\r\nA: Tỉ lệ tương quan của tấm (cạnh\r\ndài/cạnh ngắn).
\r\n\r\nq= 235/Y (24/Y, 34,000/Y)
\r\n\r\nY: Giới hạn chảy vật liệu N/mm2,\r\nhay 72 % độ bền kéo đứt của vật liệu, lấy giá trị nhỏ hơn.
\r\n\r\nh: Khoảng cách, m, đo tử mép dưới của\r\ntôn đến boong vách tại vị trí chính giữa vách, đồng thời xem 6.2.6.1 đối với\r\ncác giàn có cột ổn định.
\r\n\r\n7.2.6.3. Nẹp và xà
\r\n\r\nMô đun chống uốn, SM, của mỗi nẹp vách\r\nhay xà trên trên các sàn kín nước, cùng với tôn mà các cơ cấu này gia cường,\r\nkhông nhỏ hơn giá trị tính được từ các công thức sau:
\r\n\r\nSM=fchs (cm3)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nF= 7,8
\r\n\r\nC: Đối với các giàn có chiều dài 61 m\r\nhoặc lớn hơn.
\r\n\r\nC= 0,56 đối với các nẹp với các đầu được\r\nliên kết.
\r\n\r\nC= 0,60 đối với các nẹp với các đầu\r\nkhôngđược liên kết.
\r\n\r\nh: Khoảng cách, m, từ điểm giữa của đến boong vách tại vị trí\r\nchính giữa vách, nếu khoảng cách nhỏ hơn 6,1 m, h được lấy là 0.8h + 1,22. Đồng\r\nthời xem 7.2.6.1 và 7.4.5 đối với các giàn có cột ổn định.
\r\n\r\nS: Khoảng cách giữa các nẹp, mm.
\r\n\r\n: Chiều dài của nẹp, m, ở đó các mã được lắp\r\nđặt với độ dốc xấp xỉ 450 và chiều dày được đưa ra ở Bảng 8, chiều dài có thể được đo tới một điểm\r\nở trên mã bằng 25 % chiều dài của mã.
\r\n\r\nĐối với các giàn có chiều dài nhỏ hơn\r\n45 m, các giá trị ở trên đối với c có thể là 0,46 và 0,58 tương ứng, và h có thể\r\nlấy như là khoảng cách đo bằng m từ điểm giữa củatới đỉnh của boong vách ở giữa. Đối với giàn\r\ncó chiều dài từ 45 m đến 61 m, có thể sử dụng phương pháp nội suy để xác định\r\ngiá trị c.
\r\n\r\nBảng 8 - Chiều\r\ndày và rộng bản cánh của mã và chân mã
\r\n\r\n\r\n Mm \r\n | \r\n |||
\r\n Chiều cao cạnh\r\n dài\r\n hơn \r\n | \r\n \r\n Chiều dày \r\n | \r\n \r\n Chiều rộng\r\n bản cánh \r\n | \r\n |
\r\n Mép trơn \r\n | \r\n \r\n Bẻ mép \r\n | \r\n ||
\r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 175 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n 225 \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n |||
\r\n 275 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n
\r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n
\r\n 325 \r\n | \r\n \r\n 9 0 \r\n | \r\n \r\n 7,0 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n 350 \r\n | \r\n \r\n 9 0 \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n 375 \r\n | \r\n \r\n 9,5 \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n |||
\r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n
\r\n 425 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 45 \r\n | \r\n
\r\n 450 \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 475 \r\n | \r\n \r\n 11,0 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 11,0 \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 525 \r\n | \r\n \r\n 11,5 \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n
\r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 12,0 \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n \r\n 55 \r\n | \r\n
\r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n 9,0 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 650 \r\n | \r\n \r\n 13,0 \r\n | \r\n \r\n 9,5 \r\n | \r\n \r\n 65 \r\n | \r\n
\r\n 700 \r\n | \r\n \r\n 14,0 \r\n | \r\n \r\n 9,5 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n 750 \r\n | \r\n \r\n 14,5 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n
\r\n 800 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n
\r\n 850 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 85 \r\n | \r\n
\r\n 900 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 11,0 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n
\r\n 950 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 11,5 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 11,5 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n
\r\n 1050 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 12,0 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 1100 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n 105 \r\n | \r\n
\r\n 1150 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n | \r\n
\r\n 1200 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 13,0 \r\n | \r\n \r\n 110 \r\n | \r\n
Chiều dày của mã phải được tăng cường\r\ntrong các trường hợp nếu chiều cao mối hàn nhỏ hơn 2/3 chiều cao của chân mã.
\r\n\r\n7.2.6.4. Vách sóng
\r\n\r\na. Tôn
\r\n\r\nChiều dày tôn vách là theo yêu cầu tại\r\n7.2.6.2, với các sửa đổi sau. Khoảng cách được sử dụng là giá trị lớn hơn của\r\ncác kích thước a và c như được chỉ ra ở Hình 3. Góc φ phải bằng 45° hoặc lớn\r\nhơn.
\r\n\r\nb. Nẹp
\r\n\r\nMô đun chống uốn của một nếp gấp, như\r\nlà một nẹp, phải được lấy như theo yêu cầu ở 7.2.6.3 sử dụng hệ số c= 0,56. Các\r\nmô đun chống uốn, SM, có thể được tính theo công thức sau đây, trong đó\r\na, t và d được chỉ ra ở Hình 3 (đơn vị theo cm).
\r\n\r\nSM = td2/6\r\n+ adt/2
\r\n\r\nCông thức trên chỉ áp dụng đối với\r\nvách sóng có các nếp gấp giống hệt nhau ở cả hai phía. Đối với các kiểu bố trí\r\nkhác, mô đun chống uốn mặt cắt sẽ được xem xét đặc biệt. Khoảng cách của các nẹp\r\ngia cường đối với công thức trên phải được lấy là a + b như được chỉ ra ở Hình\r\n3.
\r\n\r\nc. Liên kết mút
\r\n\r\nCác bố trí kết cấu và kích thước của mối\r\nhàn ở các đầu của các nếp gấp phải được thiết kế để gia tăng độ bền yêu cầu của\r\ncác nẹp lượn sóng. Các mối nối trong phạm vi 10 % chiều sâu của nếp gấp\r\ntừ bề mặt ngoài của nếp gấp, d1, phải có mối hàn liên tục kép có\r\nkích thước chân mối hàn góc không nhỏ hơn 0,7 lần chiều dày của tôn vách hay\r\ncác mối hàn xuyên thấu có sức bền tương đương. Xem 7.6.2 và Hình 4.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 4 - Liên kết\r\nđầu mút vách sóng
\r\n\r\n7.2.6.5. Sống và cơ cấu\r\nkhỏe
\r\n\r\na. Yêu cầu về sức bền
\r\n\r\nSống và cơ cấu\r\nkhỏe mà đỡ các thành phần kết cấu khung trên các vách và sàn kín nước phải tuân\r\nthủ theo các yêu cầu được đưa ra ở trong đoạn này. Ngoài ra, các sống và cơ cấu\r\nkhỏe phải thỏa mãn yêu cầu 7.3.1 hoặc 7.4.4, nếu áp dụng. Các mô đun chống uốn,\r\nSM, của mỗi sống và cơ cấu khỏe là không nhỏ hơn giá trị được tính theo công thức\r\nsau:
\r\n\r\nSM = fhs(cm3)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 4,7
\r\n\r\nh: Khoảng cách, m, từ điểm giữa của diện\r\ntích được đỡ tới boong vách đo ở tâm, nếu khoảng cách đó là nhỏ hơn 6,1 m, giá\r\ntrị h được lấy bằng 0,8h cộng 1,22 (Xem 7.2.6.1 và 7.4.5 đối với các giàn có cột\r\nổn định)
\r\n\r\ns: Tổng của nửa các chiều dài, m, (mỗi\r\nphía của sống và cơ cấu khỏe), của các nẹp gia cường hay các xà được đỡ.
\r\n\r\n: Chiều dài, m, giữa các gối đỡ, nếu các mã\r\nđược lắp ở vỏ, boong hay kết cấu đỡ vách, và các mã phải tuân thủ theo Bảng 8\r\nvà có độ dốc xấp xỉ 45°, chiều dàicó thể được đo tới một điểm ở trên mã cách\r\nchân mã một khoảng cách bằng 25 % chiều dài mã.
\r\n\r\nb. Tỷ lệ
\r\n\r\nSống và cơ cấu khỏe phải có chiều cao\r\nkhông nhỏ hơn/12 . Chiều\r\ndày là không nhỏ hơn 1 %(chiều cao+ 3), nhưng không cần vượt quá 11 mm. Nhìn\r\nchung, chiều cao của sống hay cơ cấu khỏe không nhỏ hơn 2 lần chiều cao lỗ\r\nkhoét.
\r\n\r\nc. Mã chống vặn
\r\n\r\nCác sống và cơ cấu khỏe phải được đỡ bởi\r\ncác mã chống vặn có khoảng cách giữa các mã chống vặn khoảng 3m và ở vị trí gần\r\nsự thay đổi của mặt cắt. Phải có các mã chống vặn phải đỡ tôn mặt nếu chiều rộng\r\ncủa tôn mặt không được đỡ vượt quá 200 mm.
\r\n\r\n7.2.6.6. Lỗ khoét
\r\n\r\nNếu các nẹp được cắt ở chỗ cửa kín nước,\r\ncác lỗ khoét phải được dựng khung và gia cường mã để đảm bảo sức bền đầy đủ của\r\nvách không tính đến độ bền của khung cửa đang xem xét.
\r\n\r\n7.2.7. Vách ngăn\r\nkét và sàn két
\r\n\r\n7.2.7.1. Bố trí của tất\r\ncả các két, cùng với chức năng dự kiến và chiều cao của ống thông hơi và ống chảy\r\ntràn, phải được chỉ ra rõ ràng trên các bản vẽ được trình nộp để phê duyệt. Các\r\nvách bao két và các sàn phải có kích thước phù hợp với yêu cầu của mục này, nếu\r\nchúng vượt quá các yêu cầu ở 7.2.6 đối với các vách và sàn kín nước. Tuy nhiên,\r\ncác vách và các sàn phân chia kín giữa các két, cái mà phải chịu áp suất cân bằng\r\ntừ cả hai phía ở mọi thời điểm, có thể có các kích thước dựa trên 7.2.6. Trong\r\ncác trường hợp này, các két phải được trang bị các phương tiện thích hợp để đảm\r\nbảo rằng các vách phân chia chịu áp suất bằng nhau từ các hai phía ở mọi thời\r\nđiểm.
\r\n\r\n7.2.7.2. Khi trọng lượng\r\nriêng của chất lỏng trong két lớn hơn 1,05, cột áp, h, được chỉ ra phía dưới,\r\nphải được gia tăng với hệ số bằng tỉ lệ của trọng lượng riêng chất lỏng so với\r\n1,0.
\r\n\r\n7.2.7.3. Các vách két\r\nvà các sàn ở giàn mặt nước phải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN 6259: 2003. Xem\r\n6.4.5 đối với giàn có cột ổn định.
\r\n\r\n7.2.7.4. Tôn
\r\n\r\nTôn phải có chiều dày được tính theo\r\ncác công thức dưới đây:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Nhưng không nhỏ hơn 6,5 mm hay s/150 cộng\r\n2.5 mm, lấy giá trị lớn hơn.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nt: Chiều dày, mm.
\r\n\r\ns: Khoảng cách giữa các nẹp.
\r\n\r\n\r\n\r\n
a: Tỉ số các cạnh của\r\ntấm (cạnh dài hơn/ cạnh ngắn hơn)
\r\n\r\nq= 235/Y (24/Y, 34,000/Y)
\r\n\r\nY: Giới hạn chảy dẻo của vật liệu,\r\nN/mm2, hay 72 % giới hạn bền kéo, lấy giá trị nhỏ hơn.
\r\n\r\nh: Giá trị lớn nhất của các các khoảng\r\ncách sau, m, từ mép dưới của tôn tới:
\r\n\r\ni) Điểm ở vị\r\ntrí 2/3 khoảng cách từ đỉnh két tới đỉnh của điểm chảy tràn.
\r\n\r\nii) Điểm ở vị\r\ntrí 0,91 m trên đỉnh của đỉnh két.
\r\n\r\niii) Điểm ở vị\r\ntrí đường tải trọng.
\r\n\r\niv) Điểm ở vị trí\r\n2/3 của khoảng cách tới boong mạn khô.
\r\n\r\n7.2.7.5. Nẹp và xà
\r\n\r\nMô đun chống uốn, SM, của mỗi nẹp vách\r\nhay xà trên trên các sàn kín nước, cùng với tôn mà các cơ cấu này gia cường,\r\nkhông nhỏ hơn giá trị tính được từ các công thức sau:
\r\n\r\nSM = fchs cm3
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 7,8
\r\n\r\nc= 0,9 đối với các nẹp có các các liên\r\nkết với boong và sàn ở các đầu mút hay có các liên kết này ở một đầu còn đầu\r\nkia được đỡ bởi các sống.
\r\n\r\nc = 1,0 đối với các nẹp được đỡ hai đầu\r\nbởi các sống.
\r\n\r\nh: Giá trị lớn nhất của các khoảng\r\ncách, m, từ điểm giữa củatới cùng các điểm mà giá trị h đối với các tấm\r\nđược đo tới.
\r\n\r\ns: Khoảng cách giữa các nẹp, m.
\r\n\r\n: Chiều dài, m, giữa các gối đỡ ở đó các mã\r\nđược lắp đặt ở mạn, boong, hay gối đỡ vách, và các mã tuân theo Bảng 8 với độ dốc\r\nxấp xỉ 45°, chiều dài có\r\nthể được đo tới một điểm ở trên mã bằng 25 % chiều dài của mã tính từ chân mã.
\r\n\r\n7.2.7.6. Vách sóng
\r\n\r\nNếu các vách sóng được sử dụng như là\r\ncác vách bao két sâu, kích thước có thể được tính toán theo 6.2.6.4. Chiều dày\r\nt và các giá trị của h được tính theo 7.2.7.4 và 7.2.7.5, tương ứng và c= 0,9.
\r\n\r\n7.2.7.7. Sống và cơ cấu\r\nkhỏe
\r\n\r\na. Yêu cầu về sức bền
\r\n\r\nSống và cơ cấu khỏe mà đỡ các thành phần\r\nkết cấu khung trên các vách và sàn phải tuân thủ theo các yêu cầu được đưa ra ở\r\ntrong đoạn này. Ngoài ra, các sống và cơ cấu khỏe phải thỏa mãn yêu cầu 7.3.1\r\nhoặc 7.4.4, nếu áp dụng. Các mô đun chống uốn, SM, của mỗi sống và cơ cấu khỏe\r\nlà không nhỏ hơn giá trị được tính theo công thức sau:
\r\n\r\nSM = fchs (cm3)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 4,74
\r\n\r\nc= 1,5
\r\n\r\nh: Giá trị lớn nhất của các khoảng\r\ncách, m, từ điểm giữa của s trong trường hợp các sống hoặc từ điểm giữa củatrong trường hợp các cơ cấu\r\nkhỏe tới cùng các điểm mà giá trị h đối với các tấm được đo tới.
\r\n\r\ns: Tổng của nửa\r\ncác chiều dài, m, (mỗi phía của sống và cơ cấu khỏe), của các nẹp gia cường hay\r\ncác xà được đỡ.
\r\n\r\n: Chiều dài, m, giữa các gối đỡ ở đó các mã\r\nđược lắp đặt ở mạn, boong, hay gối đỡ vách, và các mã tuân theo Bảng 8 với độ dốc\r\nxấp xỉ 45°, chiều dàicó\r\nthể được đo tới một điểm ở trên mã bằng 25 % chiều dài của mã tính từ chân mã.
\r\n\r\nNếu các thanh chống hữu hiệu được lắp\r\nđặt, nối các sống hay các cơ cấu khỏe ở mỗi mạn của két, khoảng cách của các\r\nthanh chống là không lớn hơn 4 lần chiều cao của sống hay cơ cấu khỏe, mô đun\r\nchống uốn, SM, đối với mỗi sống hay cơ cấu khỏe có thể bằng 1/2 giá trị được\r\ntính theo công thức trên.
\r\n\r\nb. Tỷ lệ
\r\n\r\nSống và cơ cấu khỏe phải có chiều cao\r\nkhông nhỏ hơn 0,125nếu\r\nkhông có thanh chống nào được lắp đặt và 0,833nếu các thanh chống được lắp đặt.\r\nChiều dày là không nhỏ hơn 1%(chiều\r\ncao+ 3), nhưng không cần vượt quá 11 mm. Nhìn chung, chiều cao của sống hay cơ\r\ncấu khỏe không nhỏ hơn 2 lần chiều cao lỗ khoét.
\r\n\r\nc. Mã chống vặn
\r\n\r\nCác sống và cơ cấu khỏe phải được đỡ bởi\r\ncác mã chống vặn có khoảng cách giữa các mã chống vặn khoảng 3m và ở vị trí gần\r\nsự thay đổi của mặt cắt. Phải có các mã chống vặn đỡ tôn mặt nếu chiều rộng của\r\ntôn mặt không được đỡ vượt quá 200 mm.
\r\n\r\n7.2.7.8. Thoát nước\r\nvà thoát khí
\r\n\r\nCác lỗ thoát nước và các lỗ thoát khí\r\nphải được cắt ở tất cả các phần của kết cấu như yêu cầu để đảm bảo việc chảy tự\r\ndo và thoát khí tới các ống thông hơi. Phải bố trí hữu hiệu để thông hơi cho\r\ncác đỉnh két.
\r\n\r\n7.2.8. Kết cấu phụ
\r\n\r\n7.2.8.1. Các kết cấu\r\nmà không tham gia trực tiếp vào độ bền chung của giàn, có nghĩa là, việc thiếu\r\nhay hư hỏng của nó không ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn kết cấu của giàn, được\r\nxem là các kết cấu phụ.
\r\n\r\n7.2.8.2. Các kết cấu\r\nphụ, là các thành phần cần thiết của hệ thống an toàn trong Quy phạm này, hay\r\nđược thiết kế để đỡ các tải trọng nặng, phải thỏa đáng về bản chất và độ lớn của\r\ncác tải trọng tác dụng ở tất cả các chế độ khai thác. Kết cấu lấy nước biển\r\nvào, kết cấu đỡ cần đốt, sàn cất giữ xuồng cứu sinh, trụ cẩu, máng đỡ ổng được\r\nxem là các kết cấu thuộc hạng mục này. Trừ khi được lưu ý, các ứng suất cho\r\nphép được chỉ ra ở 7.1.2 phải được sử dụng như là các giới hạn ứng suất, ngoại\r\ntrừ đối với các phần kết cấu mà chức năng chính của nó là hấp thụ năng lượng\r\ntrong quá trình móp méo, trong trường hợp đó, tính đủ mềm phải được chứng minh.
\r\n\r\n7.2.8.3. Sàn xuồng cứu\r\nsinh
\r\n\r\nSức bền của sàn xuồng cứu sinh đỡ cho\r\ncác thiết bị cứu sinh phải được thiết kế để thỏa mãn các yêu cầu sau:
\r\n\r\ni) Sự kết hợp bất lợi nhất của\r\nđộ nghiêng và độ chúi có thể xảy đối với việc hạ xuồng cứu sinh với tải trọng\r\nlàm việc an toàn (tổng khối lượng của xuồng, hành khách, và nhu yếu phẩm dự trữ)\r\nvới các ứng suất cho phép bằng bằng ứng suất kéo lớn nhất chia cho hệ số 4,5.
\r\n\r\nii) Chuyển động\r\ntới hạn ở mớn nước di chuyển với các ứng suất cho phép bằng ứng suất chảy nhỏ\r\nnhất của vật liệu chia cho 1,25. Đối với các giàn tự nâng chuyển động xấu nhất\r\ncó thể lấy là lắc ngang hay lắc dọc có độ lớn 15° và có chu kì dao động là 10\r\ngiây mà không cần phải tính toán chuyển động.
\r\n\r\n7.2.8.4. Đế cẩu và trụ\r\ncẩu
\r\n\r\nTrụ cẩu phải được thiết kế theo tiêu\r\nchuẩn được công nhận.
\r\n\r\nNgoài ra, trụ cẩu phải được thiết kế để\r\nchịu được tải trọng gây ra do chuyển động trong điều kiện bão khắc nghiệt, điều\r\nkiện hoạt động bình thường và điều kiện di chuyển sử dụng các giá trị ứng suất\r\ncho phép được đưa ra ở 7.1.2, xét đến các giới hạn khai thác của cẩu.
\r\n\r\nCác kết cấu thân đỡ trụ cẩu đồng thời\r\nphải được thiết kế để chịu được cùng tải trọng tác dụng như trụ cẩu sử dụng các\r\ngiá trị ứng suất cho phép được đưa ra ở 7.1.2.
\r\n\r\n7.2.8.5. Kết cấu đỡ ống
\r\n\r\nCác kết cấu đỡ ống bao gồm cả các gia\r\ncường cho phần thân phải được thiết kế để đủ chịu được tải trọng của các ống\r\nkhoan hay các ống đứng tác động lên gia cường cho kết cấu đỡ trong điều kiện\r\nbão khắc nghiệt, điều kiện hoạt động bình thường và điều kiện di chuyển sử dụng\r\ncác giá trị ứng suất cho phép được đưa ra ở 7.1.2. Phải xem xét đến giàn ở tình\r\ntrạng bị hư hỏng, khi đó các kết cấu đỡ ống phải chịu được các hiệu ứng\r\ntải trọng gây ra do giàn bị nghiêng và chúi với các ứng suất cho phép được đưa\r\nra ở 6.1.2 cùng với hệ số an toàn là 1,0.
\r\n\r\n7.2.9. Các vật liệu\r\ncó độ bền cao hơn
\r\n\r\n7.2.9.1. Nhìn chung,\r\nviệc áp dụng vật liệu có độ bền cao hơn cho nẹp, xà, sống và các cơ cấu khỏe là\r\nphải thỏa mãn các yêu cầu của mục này, nhưng có thể được sửa đổi nếu được cho\r\nphép bởi các quy định dưới đây. Các tính toán phải được trình thẩm định để chứng\r\ntỏ đủ để chống lại sự mất ổn định kết cấu.
\r\n\r\n7.2.9.2. Vách và sàn\r\nkín nước, vách và sàn két
\r\n\r\nMỗi nẹp, xà, sống và cơ cấu khỏe làm bằng\r\nvật liệu có độ bền cao hơn, cùng với tôn có độ bền cao mà các kết cấu đó liên kết với,\r\nphải tuân thủ các yêu cầu có trước phù hợp của mục này và phải có mô đun chống uốn mặt cắt\r\nSMhts không nhỏ hơn giá trị tính được từ công thức dưới đây:
\r\n\r\nSMhts=\r\nSM (Q)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nSM: Mô đun chống uốn mặt cắt yêu cầu đối\r\nvới vật liệu có độ bền bình thường như được xác định ở 7.2.6.3, 7.2.6.5,\r\n7.2.7.5, và 7.27.7, tương ứng.
\r\n\r\nQ: Xem Bảng 9 dưới đây.
\r\n\r\nBảng 9 - Các\r\ngiá trị của Q
\r\n\r\n\r\n Giới hạn chảy\r\n của vật liệu, N/mm2 \r\n(kgf/mm2,\r\n ksi) \r\n | \r\n \r\n Q \r\n | \r\n
\r\n 235 (24,\r\n 34) \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 265 (27,\r\n 38) \r\n | \r\n \r\n 0,93 \r\n | \r\n
\r\n 315 (32,\r\n 46) \r\n | \r\n \r\n 0,78 \r\n | \r\n
\r\n 340 (35,\r\n 49) \r\n | \r\n \r\n 0,74 \r\n | \r\n
\r\n 355 (36,\r\n 51) \r\n | \r\n \r\n 0,72 \r\n | \r\n
\r\n 390 (40,\r\n 57) \r\n | \r\n \r\n 0,68 \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\n1) Các giá trị trung gian sẽ được\r\n xác định bằng phép nội suy tuyến tính. \r\n2) Các hệ số Q đối với thép có độ bền\r\n cao hơn hay thấp hơn các giá trị được chỉ ra ở trên sẽ được xem xét một cách\r\n đặc biệt. \r\n | \r\n
Tiêu chuẩn trên đồng thời được áp dụng\r\nđối Với mô đun chống uốn mặt cắt yêu cầu đối với các vách két và vách kín nước\r\nlượn sóng của vật liệu có độ bền cao hơn, như được xác định ở 7.2.6.4.b và\r\n7.2.7.6 tương ứng.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.3.1. Các yêu cầu\r\nchung đối với phân loại kết cấu và quy cách
\r\n\r\n7.3.1.1. Các thành phần\r\nkết cấu dưới đây của giàn tự nâng được phân nhóm theo các loại ứng dụng vật liệu\r\ncủa chúng chẳng hạn như là kết cấu đặc biệt, chính và phụ (Hình 5).
\r\n\r\na. Kết cấu đặc biệt
\r\n\r\ni) Chỗ giao cắt\r\ngiữa các cột thẳng đứng ở với kết cấu đế.
\r\n\r\nii) Các chỗ giao\r\ncắt của kết cấu chân dạng khung giàn mà kết hợp các cấu tạo mới, bao gồm việc sử\r\ndụng các nút làm bằng thép đúc và/hoặc các kết cấu làm bằng thép đúc khác.
\r\n\r\nb. Kết cấu chính
\r\n\r\ni) Tôn ngoài của\r\nchân hình trụ.
\r\n\r\nii) Các thành phần\r\nkết cấu chính của chân dạng khung giàn chẳng hạn như các thanh răng và phần\r\nchân cứng, các ống thép hàn và không hàn được sử dụng như là các thanh ngang,\r\nthanh chéo mặt và các tám đệm.
\r\n\r\niii) Các tổ hợp của\r\ntôn vách, boong, mạn, đáy trong phạm vi của thân trên, mà hình thành lên kết cấu\r\nđỡ chính dạng “hộp” hay “chữ r.
\r\n\r\niv) Kết cấu đỡ\r\nkhung giá nâng và kết cấu chân phía dưới đáy mà nhận tải trọng chuyển ban đầu từ\r\nchân.
\r\n\r\nv) Các vách bên\r\ntrong, vỏ và boong của tấm chống lún hay kết cấu đỡ đế chống lún mà phân bố các\r\ntải trọng chính, đều hoặc tập trung (có thể tham khảo tới nhiệt độ 0°C ở Bảng 3\r\nvà Bảng A.4 đối với các ứng dụng này).
\r\n\r\nvi) Các khung cố định trong\r\nkhi nâng hạ chân hay các hệ thống tự nâng khác.
\r\n\r\nvii) Các kết cấu\r\ncantilever có thể di chuyển được đỡ tháp khoan.
\r\n\r\nviii) Trụ cẩu và\r\ncác kết cấu đỡ.
\r\n\r\nc. Kết cấu phụ
\r\n\r\ni) Các khung\r\nbên trong của các chân hình trụ.
\r\n\r\nii) Các thành phần\r\nkết cấu của chân dạng khung giàn chẳng hạn như là các ống thép không hàn và ống\r\nthép hàn được sử dụng như là các thanh giằng bên trong.
\r\n\r\niii) Các tổ hợp của\r\ntôn vách, boong, mạn, đáy trong phạm vi của thân trên, mà không hình thành lên\r\nkết cấu đỡ chính dạng “hộp” hay “chữ I", và các thành phần kết cấu bên\r\ntrong được liên kết với các tấm tôn này.
\r\n\r\niv) Các vách bên\r\ntrong, vỏ và boong của tấm chống lún (bottom mat) hay kết cấu đỡ đế chống lún\r\nmà không phân bố các tài trọng chính.
\r\n\r\nv) Các khung nổi\r\nhay thanh giằng khi nâng hạ chân hay các hệ thống tự nâng khác.
\r\n\r\nvi) Các kết cấu\r\nphụ hay các kết cấu đế dầm có thể di chuyển được đỡ cho tháp khoan, ngoại trừ nếu\r\nkết cấu được xem là ứng dụng chính.
\r\n\r\nvii) Sàn xuồng cứu\r\nsinh.
\r\n\r\nviii) Kết cấu đỡ ống.
\r\n\r\nix) Kết cấu đỡ cần\r\nđuốc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 5 - Sự\r\nphân chia kết cấu điển hình đối với giàn tự nâng
\r\n\r\n7.3.1.2. Quy cách kết\r\ncấu
\r\n\r\nQuy cách kết cấu của các thành phần kết\r\ncấu chính của giàn phải được xác định theo các yêu cầu của các mục 6.1 và 6.2.\r\nNếu áp dụng, và ngoại trừ như được phác thảo phía dưới, các kích thước đồng thời\r\nphải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN 6259-2A: 2003 và TCVN 6259-8A: 2003. Các yêu\r\ncầu về mô đun chống uốn mặt cắt đối với các thành phần kết cấu khung, nhìn\r\nchung, có thể được xác định từ các công thức ở 7.4.4, ở đó các giá trị c, h, s\r\nvànhư được chỉ ra ở\r\nHình 6.
\r\n\r\n7.3.2. Các chế độ\r\nnâng giàn
\r\n\r\n7.3.2.1. Trong tất cả\r\ncác chế độ nâng, giàn phải có đủ tải trọng dương do trọng lực gây ra để chống\r\nhiện tượng lật giàn và có đủ khoảng tĩnh không để ngăn cho sóng không tác động\r\nlên thân giàn. Mỗi chân phải được gia tải trước đủ tới phản lực lớn nhất theo\r\nphương thẳng đứng có thể đoán trước ở đế chống lún. Các yêu cầu ở 7.3.2.2,\r\n7.3.2.3 và 7.3.2.4 phải được tuân thủ đối với một giàn ở các chế độ nâng.
\r\n\r\n7.3.2.2. An toàn chống\r\nlật
\r\n\r\na. Các giàn mà phải tựa trên đáy biển\r\nphải có đủ tải trọng dương do trọng lực gây ra trên các chân đỡ hay tấm chống\r\nlún để chống được mô men lật do các tải trọng môi trường kết hợp gây ra từ bất\r\nkì hướng nào với việc có tính đến độ võng ngang của chân.
\r\n\r\nb. An toàn chống lật phải được đánh\r\ngiá sử dụng hướng và tổ hợp tải trọng của môi trường, trọng lực, tải thay đổi\r\nvà tải chức năng bất lợi nhất ở cả hai điều kiện khoan bình thường và điều kiện\r\nbão khắc nghiệt.
\r\n\r\nc. Giàn với các chân riêng rẽ phải có\r\nmô men hồi phục được tính đối với trục bất lợi nhất đi qua tâm của một hay nhiều\r\nchân và phải có hệ số an toàn tối thiểu 1,1 đối với các điều kiện được xác định\r\ndưới đây.
\r\n\r\nd. Các giàn có tấm chống lún phải có\r\nmô men hồi phục được tính đối với mép ứng suất cao nhất của tấm chống lún và phải\r\ncó hệ số an toàn tối thiểu là 1,3 đối với các điều kiện được xác định dưới đây.
\r\n\r\ni) Điều kiện tải\r\ntrọng danh nghĩa đối với tính toán an toàn chống lật - điều kiện khoan bình thường:
\r\n\r\nCác giàn được giả định có các tải trọng\r\nthay đổi thiết kế nhỏ nhất và cantilever ở vị trí bất lợi nhất với tải trong\r\nkhoan thiết kế kèm theo.
\r\n\r\nii) Điều kiện tải\r\ntrọng danh nghĩa đối với tính toán an toàn chống lật - điều kiện bão khắc nghiệt:\r\nCác giàn được giả định có các tải trọng thay đổi thiết kế nhỏ nhất và\r\ncantilever ở vị trí thiết kế.
\r\n\r\n7.3.2.3. Khoảng tĩnh\r\nkhông
\r\n\r\na. Khoảng tĩnh không là hoặc 1,2 m hoặc\r\n10 % giá trị kết hợp của thủy triều bão, thủy triều.
\r\n\r\nb. Thiên văn và chiều cao của đỉnh\r\nsóng lớn nhất trên mực nước trung bình thấp, lấy giá trị nhỏ hơn, giữa mép dưới\r\ncủa giàn ở vị trí đã được nâng và đỉnh của sóng phải được duy trì. Cao trình đỉnh\r\nsóng này phải được đo ở trên mực kết hợp giữa cả thủy triều bão và thủy triều\r\nthiên văn.
\r\n\r\n7.3.2.4. Gia tải trước
\r\n\r\na. Đặc tính
\r\n\r\nCác giàn mà không có tấm chống lún phải\r\ncó khả năng được gia tải trước đến mức phản lực tác động lên mỗi chân giàn theo\r\nphương thẳng đứng là ít nhất phải bằng với phản lực tác động lên chân theo\r\nphương thẳng đứng lớn nhất do các tải trọng chức năng và tải trọng do lực trọng\r\ntrường lớn nhất cộng với tải trọng gây lật của điều kiện bão khắc nghiệt.
\r\n\r\nb. Sức bền chân
\r\n\r\nTất cả các chân phải có đủ sức bền để\r\nchịu được điều kiện gia tải trước được mô tả ở 7.3.2.4.a. Hệ số an toàn đối với\r\ncác tải trọng kết hợp được đưa ra ở 7.1.2.2 phải được sử dụng khi xét đến\r\nphương diện kết cấu của điều kiện gia tải.
\r\n\r\nc. Các phản ứng động lực học gây ra do\r\nsóng
\r\n\r\nPhải xem xét đến khả năng dao động kết\r\ncấu gây ra bởi các tác động của sóng trong trường hợp giàn tự nâng ở điều kiện\r\nnâng. Các phản ứng động lực học gây ra bởi các tác động của sóng hay sóng tác động cùng với\r\ndòng chảy phải được xem xét nếu cả hai điều kiện sau được thỏa mãn.
\r\n\r\ni) Chu kì dao động\r\ntự nhiên, Tn (s), của giàn ở trạng thái tịnh tiến tổng thể (hoặc là lắc boong\r\ntheo phương ngang) trong phạm vi 0,9 đến 1,1 của chu kì sóng, T(s).
\r\n\r\nii) Hệ số khuyếch\r\nđại động lực học (DAF), được tính theo cách mô tả dưới đây là lớn hơn 1,1.
\r\n\r\nTn có thể được xác định từ\r\ncông thức sau áp dụng đối với một chân:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nMe: Khối lượng hữu hiệu\r\nliên quan một chân. Điều này phải được xem xét: khối lượng tương ứng với tải trọng\r\nđược nâng tổng cộng chia cho số chân; khối lượng của một chân phía trên vị trí\r\nkẹp hữu hiệu của nó; và một nửa khối lượng của một chân phía dưới vị trí kẹp\r\nhữu hiệu, không bao gồm đế chống lún, nhưng bao gồm khối lượng nước kèm bị thay\r\nthế bởi chân.
\r\n\r\nKe: Tính cứng chống uốn hữu\r\nhiệu của một chân để chống lại sự chuyển dịch theo phương ngang ở cao trình mà\r\nthân được nâng lên. Việc xác định độ cứng chống uốn của chân phải xem xét đến:\r\nchân như được ghim chặt ít nhất 3 m phía dưới đáy biển, độ cứng của thân -\r\nchân, và ảnh hưởng của sự chuyển dịch khung theo phương ngang lên chân với tải\r\ntrọng nén lớn nhất do khối lượng được đỡ và các ảnh hưởng tải trọng môi trường\r\nkhác tác động với sóng và dòng được xem xét.
\r\n\r\nHệ số khuếch đại động lực học, DAF được\r\nxác định từ công thức sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nc: hệ số đặc trưng chống\r\nrung động (được lấy không lớn hơn 7 %).
\r\n\r\nTn và T như được\r\nđịnh nghĩa phía trên.
\r\n\r\n7.3.3. Chân
\r\n\r\n7.3.3.1. Chân ở trạng\r\nthái nâng
\r\n\r\na. Loại chân
\r\n\r\nChân có thể là loại có kết cấu vỏ hoặc\r\nloại dạng khung dàn. Chân loại có kết cấu thân vỏ có thể được xem như là hoặc vỏ\r\nđược gia cường hoặc vỏ không được gia cường. Chân có thể là các chân riêng biệt\r\nhoặc có thể được gắn với một tấm chống lún đáy.
\r\n\r\nb. Kích thước chân
\r\n\r\nCác chân phải được thiết kế đủ để chống\r\nlại các tải trọng nâng tổng cộng được dự đoán trước và các tải trọng môi trường\r\nđối với tất cả các chế độ nâng khai thác. Kích thước chân phải được xác định\r\nphù hợp với phương pháp phân tích được chấp nhận. Các tính toán phải được trình\r\nthẩm định.
\r\n\r\nKhi tính toán các ứng suất ở các chân,\r\nmô men lật lớn nhất hay lực cắt cơ sở lên giàn, sử dụng kết hợp ở điều kiện bất\r\nlợi nhất của các tải trọng thay đổi áp dụng cùng với các tải trọng phải được\r\nxem xét. Các lực và mô men do võng khung ngang của chân và phản ứng động lực học\r\ngây ra do sóng như được mô tả ở 7.3.2.4.C phải được tính đến.
\r\n\r\nc. Sự tương tác giữa chân và đất
\r\n\r\nCác chân mà không có tấm chống lún, có\r\nthể đâm sâu xuống đáy biển, phải được xem xét chốt cố định ở ít nhất 3 m dưới\r\nđáy biển. Tuy nhiên khi xem xét một điều kiện tải trọng mà bao gồm cả phản ứng\r\nđộng lực học của giàn, có thể tin vào độ cứng được bổ sung cung cấp bởi sự\r\ntương tác giữa chân giàn và đất theo 7.3.3.1.d dưới đây. Nhưng nếu sử dụng độ cứng\r\nchân giàn - đất được bổ sung để bù lại các ảnh hưởng của phản ứng động lực học,\r\nthì yêu cầu rằng điều kiện sóng giới hạn hay sóng kết hợp dòng chảy mà thỏa mãn\r\ntiêu chuẩn không có độ cứng được bổ sung phải được thiết lập.
\r\n\r\nd. Các điều kiện đáy biển
\r\n\r\nNhư được cho phép ở\r\n7.3.3.1.c, để xem xét độ cứng bổ sung được cung cấp bởi sự tương tác giữa chân giàn và\r\nđất, độ cứng chống xoắn từ sự tương tác là đượcgiới hạn tới một giá trị lớn nhất dựa trên\r\ncác công thức dưới đây. Chủ giàn có thể lựa chọn các giá trị riêng rẽ của của độ\r\ncứng chống xoắn từ 0 (đại diện cho điều kiện được kẹp) tới giá trị lớn nhất như\r\nlà cơ sở của các điều kiện mà được xem xét trong phân cấp giàn và được liệt kê\r\ntrong sổ tay vận hành.
\r\n\r\nLưu ý: Độ nhạy của sức bền giàn và phản\r\nứng động lực học được kiểm tra kĩ sử dụng một dải các giá trị cho độ cứng của\r\nchân giàn - đất là được đề xuất.
\r\n\r\nPhạm vi lớn nhất theo đó độ cứng chống\r\nxoắn này có thể được áp dụng cho hệ thống,
\r\n\r\nKrs, maximum được xác định\r\nbởi các công thức sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nI: Mô men quán tính chân tương đương,\r\nm4.
\r\n\r\nA: Diện tích chiếu theo phương dọc trục\r\ncủa chân tương đương , m2.
\r\n\r\nAs: Diện tích trượt của\r\nchân tương đương, m2.
\r\n\r\nL: Chiều dài chân, m, được lấy như là\r\ntổng khoảng\r\ncách từ mép dưới của thân tới đáy biển cộng với độ xuyên sâu đáy biển (tối thiểu\r\n3 m). Chiều dài chân tối thiểu được sử dụng để xác định các giá trị của Krs,\r\nmaximum là Lmin = 4,35 (l/As)0,5. Đối với các\r\nchân có chiều dài nhỏ hơn Lmin phải được thiết lập ở giá trị có được\r\nkhi chiều dài chân là Lmin.
\r\n\r\nE: Mô đun đàn hồi của vật liệu chân là\r\n200 GPa (4,176 Kip/ft2 x 106 Kip/ft2)\r\nđối với thép.
\r\n\r\nFg: Thông số để phản ánh số\r\nlượng chân.
\r\n\r\nFg = 1,125 đối với giàn 3\r\nchân.
\r\n\r\nFg=1,0 đối với giàn 4 chân.
\r\n\r\nY: Đối với giàn 3 chân, là khoảng\r\ncách, m, giữa đường tâm của một chân và một đường nối tâm của 2 chân khác.
\r\n\r\nY: Đối với giàn 4 chân, là khoảng\r\ncách, m, giữa các tâm của hàng chân hứng gió và các tâm của hàng chân khuất gió,\r\ntheo hướng đang được xét.
\r\n\r\nKrs, maximum có đơn vị là\r\nN-m/rad.
\r\n\r\n7.3.3.2. Các chân ở trạng\r\nthái di chuyển
\r\n\r\na. Các chân ở trạng thái di chuyển mỏ
\r\n\r\nSức bền chân phải được phát triển để\r\nchịu được mô men uốn gây ra bởi lắc ngang hoặc lắc dọc có góc nghiêng 6° ở chu\r\nkì tự nhiên của giàn cộng với 120 % mô men do trọng lực gây ra ở góc nghiêng đó\r\ncủa chân. Việc xem xét đặc biệt, dựa trên các dữ liệu trình thẩm định, phải được\r\nđưa ra đối với các góc nghiêng nhỏ hơn 6° khi sự chia tách giữa đáy của thân\r\ngiàn với và đỉnh của tấm chống lún hay đỉnh dưới của đế chống lún vượt quá 15 %\r\ngiá trị chia tách lớn nhất. Sự thỏa mãn về kết cấu của các chân phải được kiểm\r\ntra kĩ lưỡng đối với bất kì vị trí thẳng đứng có thể dự đoán trước đối với thân\r\ngiàn trong suốt quá trình di chuyển mỏ.
\r\n\r\nb. Các chân trong trạng thái di chuyển\r\nở điều kiện bão cực trị
\r\n\r\nCác chân phải chịu được gia tốc và các\r\nmô men uốn gây ra do trọng lực nguyên nhân từ các chuyển động trong các trạng\r\nthái giàn di chuyển do điều kiện môi trường được dự đoán trước là khắc nghiệt\r\nnhất, cùng với các mô men gây ra do gió tương ứng với vận tốc không nhỏ hơn\r\n51,5 m/s. Các chuyển động có thể được xác định bằng các tính toán được chấp nhận\r\nhay các phương pháp thử mô hình. Nói một cách khác, chân phải chịu được mô men\r\nuốn gây ra bởi lắc ngang hoặc lắc dọc có góc nghiêng 15° ở chu kì 10 s cộng với\r\n120 % mô men do trọng lực gây ra ở góc nghiêng đó của chân. Sự thỏa mãn về kết\r\ncấu của các chân phải được kiểm tra kĩ lưỡng đối với bất kì vị trí thẳng đứng\r\ncó thể dự đoán trước đối với thân giàn trong suốt quá trình di chuyển mỏ. Đối với\r\ncác trạng thái di chuyển trong điều kiện bão khắc nghiệt, việc gia cường chân\r\nhoặc bỏ đi một số đoạn chân là cần thiết.
\r\n\r\n7.3.4. Kết cấu liên\r\nkết giữa thân giàn với chân
\r\n\r\nа. Khung nâng sàn và hệ thống các\r\nthanh giằng đỡ liên quan phải có đủ sức bền để chuyển một cách hợp thức các tải\r\ntrọng giữa các chân và thân giàn sử dụng các ứng suất cho phép được chỉ ra ở 6.1.
\r\n\r\nb. Không trường hợp nào, các tải trọng\r\ntác động lên cơ cấu giữ của hệ thống nâng hạ hoặc hệ thống cố định vượt quá khả\r\nnăng giữa được đưa ra bởi nhà sản xuất thiết bị ở tất cả các trạng thái khai\r\nthác.
\r\n\r\nc. Với mục đích cung cấp các hướng dẫn\r\ntải trọng trong sổ tay vận hành, việc mất ma sát mà trực tiếp liên quan tới các\r\nkết cấu liên kết chân với phải được xem xét khi xác định các tải trọng tác dụng\r\nlên hệ thống nâng hạ trong suốt quá trình hoạt động nâng. Các giá trị đối với\r\nviệc mất ma sát chẳng hạn như các giá trị ở cơ cấu dẫn hướng chân và ở thanh\r\nrăng và mắt bánh răng phải được cung cấp bởi nhà thiết kế liên quan. Như là một\r\nlựa chọn khác, đối với các hệ thống thanh giằng và bánh răng, sự cho phép ma\r\nsát tổng cộng nhỏ nhất đối với các cơ cấu liên kết chân với thân giàn có thể được\r\nlấy không nhỏ hơn 8 % giá trị mô men xoắn có trên trục bánh răng leo lên.
\r\n\r\n7.3.5. Kết cấu thân
\r\n\r\nThân giàn phải được xem như là một kết\r\ncấu hoàn chỉnh có đủ độ bền chịu được tất cả ứng suất gây ra khi ở vị trí nâng\r\nvà được đỡ bởi các chân. Đặc biệt chú ý đến tải trọng nâng tổng cộng lớn\r\nnhất trong trạng thái hoạt động bình thường. Tải trọng nâng tổng cộng bao gồm cả\r\ncác tải trọng do lực trọng trường và các tải chức năng phải được phân bố theo mỗi\r\nphân bố của tải trọng và điểm tác dụng. Các kích thước của thân giàn phải được\r\nxác định phù hợp với phân bố tải trọng này, nhưng kích thước không được nhỏ hơn\r\ncác giá trị kích thước yêu cầu nêu tại 7.3.1.2.
\r\n\r\n7.3.6. Đế chống lún\r\nvà tấm chống lún
\r\n\r\n7.3.6.1. Đế chống lún
\r\n\r\na. Kết cấu của đế chống lún phải được\r\nthiết kế đối với các tải trọng tác dụng lên đế ở cả trạng thái nổi và trạng\r\nthái nâng, ở trạng thái nổi, kết cấu phải có khả năng chịu được áp suất thủy\r\ntĩnh, tính đến cả việc liệu có hay không đế chống lún được thông tự do với biển\r\nkhi nó bị ngập trong nước, ở trạng thái nâng, kết cấu phải có khả năng chịu được\r\ncác tải trọng tác động lên nó do chân, và có khả năng truyền các tải trọng này\r\nmột cách hiệu quả xuống đế phía dưới nỏ. Các tải trọng này bao gồm trọng lực của\r\nchân và thân giàn, các tải trọng thay đổi và tải chức năng, tải trọng môi trường\r\ndo sóng, gió, dòng chảy tác động lên thân và chân, và các ảnh hưởng của bất kì\r\ntrạng thái gia tải trước áp dụng. Cần lưu ý rằng các liên kết của chân và đế chống\r\nlún điển hình cho một đường tải chính, và chúng phải được thiết kế một cách cẩn\r\nthận để tránh được sự tập trung ứng suất. Sự quan trọng được xem là tương đương\r\nđể xem xét rằng một giàn khoan tự nâng có thể định vị ở nhiều loại điều kiện\r\nđáy biển, boa gồm cả trường hợp đáy biển bằng đá và không thể đâm xuyên, đáy biển\r\nbằng đất mềm với khả năng đâm xuyên sâu, đáy cát cứng dễ bị xói, địa tầng\r\nnghiêng dẫn đến diện tích tiếp xúc lệch tâm và vì thế sinh ra tải trọng lệch\r\ntâm tác dụng lên đế chống lún.
\r\n\r\nb. Các điều kiện tải trọng khi giàn ở\r\ntrạng thái nổi
\r\n\r\nĐể đáp ứng được các điều kiện tải trọng\r\nkhi giàn ở trạng thái nổi, kích thước của đế chống lún phải được thiết kế sử dụng\r\ncác yêu cầu của két sâu với các cột áp thiết kế thích hợp, h. Các giá trị sau\r\nđây của h phải được sử dụng trong các công thức được đưa ra ở 1.2.1 A và\r\n7.2.7.5.
\r\n\r\ni) Đối với các\r\nđế chống lún được thông tự do với biển
\r\n\r\nTôn: h lấy bằng khoảng cách từ mép dưới\r\ncủa tấm tới điểm thông tự do hay 50 ft, lấy giá trị nào lớn hơn.
\r\n\r\nNẹp: h lấy bằng khoảng cách từ điểm giữa\r\ncủatới cùng các điểm\r\nmà h đối với tôn tấm được đo tới (xem ở trên).
\r\n\r\nSống: h lấy bằng khoảng cách từ điểm\r\ngiữa của i tới cùng các điểm mà h đối với tôn tấm được đo tới (xem ở trên).
\r\n\r\nii) Đối với các\r\nđế chống lún không được thông tự do với biển
\r\n\r\nTôn: lấy bằng khoảng cách từ mép dưới\r\ncủa tấm tới mực nước lớn nhất, kể đến cả thủy triều thiên văn và thủy triều\r\nbão.
\r\n\r\nNẹp: lấy bằng khoảng cách từ điểm giữa\r\ncủatới cùng các điểm\r\nmà h đối với tôn tấm được đo tới (xem ở trên).
\r\n\r\nSống: ấy bằng khoảng cách từ điểm giữa\r\ncủatới cùng các điểm\r\nmà h đối với tôn tấm được đo tới (xem ở trên).
\r\n\r\nc. Các điều kiện tải trọng khi giàn ở\r\ntrạng thái được nâng
\r\n\r\nĐể đáp ứng được các điều kiện tải trọng\r\nkhi giàn ở trạng thái nâng, kích thước của tôn tấm, nẹp gia cường và sống của đế\r\nchống lún phải đủ để chịu được tải trọng bằng với giá trị gia tải trước lớn nhất,\r\nđược phân bố đều khắp 50 % diện tích đáy.
\r\n\r\nNgoài ra, các đế chống lún, bao gồm cả\r\ncác liên kết giữa chân và đế chống lún đồng thời phải đủ để truyền các tải trọng\r\nvà mô men từ chân tới đế như sau:
\r\n\r\ni) Trạng thái\r\ngia tải trước.
\r\n\r\nĐế chống lún và các liên kết giữa chân\r\nvà đế chống lún phải được thiết kế ứng với tải trọng bằng giá trị gia tải trước\r\nyêu cầu lớn nhất, được phân bố đồng tâm khắp phạm vi diện tích đỡ, từ độ đâm\r\nxuyên thiết kế tối thiểu đến đến tới và bao gồm sự đóng ngập hoàn toàn.
\r\n\r\nii) Trạng thái\r\nkhai thác bình thường và trạng thái bão cực trị
\r\n\r\nKết cấu đỡ cố định bằng chốt: Đế chống\r\nlún và các liên kết chân với đế chống lún phải được thiết kế ứng với phản lực\r\ntheo phương thẳng đứng lớn nhất và phản lực theo phương ngang kèm theo cùng với\r\n35 % mô men tính toán lớn nhất ở cơ cấu dẫn hướng phía dưới (để giải thích cho\r\ncác ảnh hưởng lệch tâm của các trạng thái đáy không đều và có thể có xói mòn)\r\ntác động theo hướng bất lợi nhất. Mô men uốn kết cấu dẫn hướng phía dưới lớn nhất\r\nphải được tính toán với điều kiện kết thúc bằng chốt định vị.
\r\n\r\nKết cấu đỡ được cố định một phần;\r\nĐế chống lún và các liên kết giữa chân với đế chống lún phải được thiết kế ứng\r\nvới các tải trọng sau:
\r\n\r\n- Phản lực theo phương thẳng đứng lớn\r\nnhất, cùng với phản lực theo phương ngang kèm theo và mô men cố định chân đế và\r\nđất, tác động theo hướng bất lợi nhất.
\r\n\r\n- Mô men cố định chân đế và đất lớn nhất\r\ncùng với các phản lực ngang và đứng kèm theo, tác động theo hướng bất lợi nhất.
\r\n\r\nLưu ý:
\r\n\r\n1) Nếu đế chống lún không được thông tự\r\ndo với biển, các ảnh hưởng của áp suất thủy tĩnh phải được bao gồm khi kiểm tra\r\nđộ bền của đế chống lún ở\r\ncác trạng thái gia tải trước, hoạt động bình thường,\r\nbão khắc nghiệt, và đáy không đều.
\r\n\r\n2) Các yêu cầu trên là dành cho việc\r\nthiết kế đế chống lún và các liên kết giữa chân và đế chống lún. Xem 6.1, đối với\r\ncác yêu cầu về tải trọng và ứng suất cho phép đối với việc phân tích kết cấu tổng\r\nthể giàn tự nâng, và 6.3.3.1.d, đối với việc giả định các điều kiện đáy biển được\r\nsử dụng để phân\r\ntích kết cấu. Các ứng suất không được vượt quá các giá trị được cho phép quy định\r\ntại 6.1.2.
\r\n\r\n7.3.7. Tấm chống\r\nlún
\r\n\r\nCác khoang của tấm chống lún phải phù\r\nhợp với các yêu cầu ở 7.3.1. Đặc biệt chú ý đến các liên kết, khung và các\r\nthanh giằng của tấm chống lún sao cho các tải trọng được được truyền một cách\r\nđúng cách giữa chân và đế (xem 7.2.7.8 đối với thoát nước và thoát khí). Tôn\r\nbao của các két mà không thông tự do với biển sẽ không được nhỏ hơn chiều dày\r\nmà sẽ yêu cầu đối với các\r\nkét, sử dụng cột áp tới mực nước cao nhất, tính đến cả thủy triều\r\nthiên văn và thủy triều bão. Tấm chống lún phải được kiểm tra một cách tỉ mỉ\r\nkhi tựa lên trên đáy biển với 20 % diện tích đỡ đáy bị xói đi. Xem 7.4.5.5.d. Nếu\r\ncó các tấm quây, thì phải xem xét đến tính hiệu quả của chúng trong việc ngăn\r\nngừa mất đỡ đáy do hiện tượng đất bị xói đi.
\r\n\r\n7.3.8. Lầu boong
\r\n\r\n7.3.8.1. Các lầu\r\nboong ở trên boong chính phải có đủ sức bền đối với kích cỡ và vị trí của nó.\r\nKhi giàn khoan ở trạng thái nâng, các lầu boong phải chịu ảnh hưởng của tải trọng\r\ngây ra bởi gió, trọng lượng thép và các hoạt tải. Tuy nhiên, khi giàn ở trạng\r\nthái di chuyển, các lầu boong phải chịu ảnh hưởng của tải trọng gây ra bởi sóng\r\ncùng với các tải trọng ở trạng thái nâng. Các ảnh hưởng của tải trọng gây ra bởi\r\nsóng bao gồm chuyển động gây ra bởi ảnh hưởng của quán tính và trọng lực do hiện\r\ntượng nghiêng tĩnh của giàn.
\r\n\r\n7.3.8.2. Các lầu boong\r\nphải được thiết kế để đủ chống lại các ảnh hưởng tải trọng theo các yêu cầu dưới\r\nđây. Từ các qui định từ 7.3.8.4 tới 7.3.8.8 cung cấp các yêu cầu đối với các\r\nkích thước cơ bản của lầu boong tương ứng với vị trí của chúng trên boong và\r\ncác chức năng của chúng. Qui định 7.3.8.9 đưa ra các yêu cầu đối với sức bền tổng\r\nthể của lầu boong ở trạng thái di chuyển.
\r\n\r\n7.3.8.3. Các lầu\r\nboong, mà mục đích để bảo vệ các lỗ khoét dẫn tới không gian dưới boong chính,\r\nđồng thời phải được thiết kế kín nước. Đối với các lầu boong mà nhô ra phía mũi\r\ncủa giàn thì khả năng tác động của sóng vỗ trong quá trình di chuyển phải được\r\nxem xét.
\r\n\r\n7.3.8.4. Cột áp thiết\r\nkế
\r\n\r\nCột áp thiết kế đối với tôn vách mạn\r\nvà tôn vách mút và các nẹp gia cường của các lầu boong trên các boong mạn khô\r\nphải được tính theo các công thức sau:
\r\n\r\nh= chb
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nh: Cột áp thiết kế,m.
\r\n\r\nhb= 0,133 L - 3,0 m (L ≤ 100 m) nhưng\r\nkhông nhỏ hơn 2,8 m.
\r\n\r\nc= 1,0 đối với các vách trước (xem\r\n7.3.8.7).
\r\n\r\nc= 0,6 đối với các vách sau (xem\r\n7.3.8.7).
\r\n\r\nL: Chiều dài của giàn, m.
\r\n\r\nCột áp thiết kế đối với tôn vách mạn\r\nvà tôn vách mút và các nẹp gia cường của các lầu boong trên boong mà ở phía\r\ntrên boong mạn khô phải được tính theo các công thức sau:
\r\n\r\nh= chbk\r\nnhưng h không được nhỏ hơn giá trị hm
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nh: Cột áp thiết kế, m.
\r\n\r\nhb= 0,161-1-4,0 (m) (L≤ 100 m)
\r\n\r\nĐối với vách trước không được bảo vệ ở\r\ntầng thứ 2:
\r\n\r\nc= 0,5 nếu fbd ≤ 0,02L1 (m)
\r\n\r\nc= 0,14 nếu fbd ≥ 0,02L1 + 0,01 L2\r\n+ 1,05 (m)
\r\n\r\nhm= 1,4 (m)
\r\n\r\nĐối với vách sau tầng thứ 2:
\r\n\r\nc= 0,3 nếu fbd ≤ 0,02L1 (m)
\r\n\r\nc= 0,14 nếu fbd ≥ 0,02L1 + 0,01 L2\r\n+ 1,05 (m)
\r\n\r\nhm= 1,4 (m)
\r\n\r\nĐối với vách mạn tầng thứ 2, xem\r\n7.3.8.7.
\r\n\r\nĐối với tất cả các vách khác:
\r\n\r\nc= 0,14
\r\n\r\nhm= 1,4 (m)
\r\n\r\nCác giá trị trung gian của fbd, c\r\nvà hm có thể xác định bằng phép nội suy tuyến tính.
\r\n\r\nL1: Chiều dài của giàn\r\nnhư được định nghĩa ở TCVN 6259 - 8A: 2003.
\r\n\r\nL2: Chiều dài của giàn như\r\nđược định nghĩa ở TCVN 6259 - 8A: 2003, nhưng không được lấy nhỏ hơn 75 m.
\r\n\r\nfbd: Giá trị mạn khô tối thiểu, m.
\r\n\r\nk= 0,3 + 0,7b1/B nhưng k\r\nkhông được lấy nhỏ hơn 0,5.
\r\n\r\nb1: Chiều rộng\r\ncủa thượng tầng hay lầu boong, m, ở vị trí được xét. Khoảng cách giữa đường tâm\r\ngiàn tới vách lầu boong, ở vị trí được xét, được lấy là b1/2.
\r\n\r\nB: Chiều rộng của giàn ở vị trí được\r\nxét, m, như định nghĩa tại TCVN 6259 - 8A: 2003.
\r\n\r\n7.3.8.5. Tôn
\r\n\r\nChiều dày tôn không nhỏ hơn giá trị được\r\ntính theo công thức sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong mọi trường hợp chiều dày tôn\r\nkhông nhỏ hơn 5,0 mm + 0,01 L mm.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\ns: Khoảng cách giữa các nẹp gla cường,\r\nm
\r\n\r\nh: Cột áp thiết kế, như được định\r\nnghĩa ở 7.3.8.4.
\r\n\r\n7.3.8.6. Nẹp gia cường
\r\n\r\nMỗi nẹp gia cường cùng với tôn mà nó liên kết phải\r\ncó mô đun chống uốn, SM, không nhỏ hơn giá trị được tính\r\ntheo công thức sau:
\r\n\r\nSM = 3,5 sh (cm3)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\ns: Khoảng cách giữa các nẹp gia cường.
\r\n\r\nh: Cột áp thiết kế như định nghĩa ở\r\n7.3.8.4.
\r\n\r\n: Chiều cao nội boong, m.
\r\n\r\n7.3.8.7. Mạn lầu\r\nboong
\r\n\r\nVách mạn của lầu boong nhìn chung có\r\nkích thước dựa trên các yêu cầu đối với vách sau của lầu boong. Nếu vách mạn gần\r\nvới mạn của giàn, thì chúng phải tuân theo các yêu cầu của vách trước của lầu\r\nkhông được bảo vệ phía trước.
\r\n\r\n7.3.8.8. Liên kết đầu\r\nmút
\r\n\r\nHai đầu của các cơ cấu khỏe của các nẹp\r\ngia cường vách của tầng thấp nhất phải được liên kết một cách hữu hiệu.
\r\n\r\n7.3.8.9. Chống vặn\r\nngang.
\r\n\r\nCác vách lửng, các cơ cấu khỏe có bản\r\nthành cao,.. phải được lắp ở các mạn và các đầu mút của các lầu boong lớn để\r\ncung cấp sự chống lại sự vặn ngang gây ra bởi ảnh hưởng của tổ hợp tải trọng bất\r\nlợi quy định tại 7.3.8.1 đến 7.3.8.3. Các tính toán sử dụng phương pháp phần tử\r\nhữu hạn (FEM) để chứng minh đủ độ bền về ổn định kết cấu và độ bền chảy dẻo vật\r\nliệu có thể được yêu cầu trình thẩm định để xem xét.
\r\n\r\n7.3.8.10. Các kết cấu\r\nđỡ tháp khoan
\r\n\r\nCác kết cấu đỡ tháp khoan phải tuân thủ\r\n7.2.5.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 6 - Kết\r\ncấu thân điển hình
\r\n\r\n(Mặt cắt A-A)
\r\n\r\n(*) không được nhỏ hơn L/50 mm+ 0,762\r\nm, lớn nhất là 2,9 m, trong đó L là chiều dài của giàn.
\r\n\r\nLưu ý:
\r\n\r\nMặt cắt ngang điển hình (khung dọc) được\r\nthể hiện như dưới đây:
\r\n\r\nDầm ngang đáy (hay sống) c=1,5.
\r\n\r\nDầm dọc đáy (hay các khung sườn)\r\nc=1,34.
\r\n\r\nCơ cấu khỏe mạn\r\n(hay sống) c=1,5.
\r\n\r\nDầm dọc mạn (hay các khung sườn)\r\nc=1,0.
\r\n\r\nDầm ngang boong (hay sống) c=1,0.
\r\n\r\nDầm dọc boong (hay các khung sườn)\r\nc=0,6.
\r\n\r\nCơ cấu khỏe vách (hay sống) c=1,0.
\r\n\r\nNẹp gia cường vách c=0,7.
\r\n\r\nCác cột chống: W= fbhs (kN)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf = 10,5
\r\n\r\nb, h và s\r\nđo bằng m
\r\n\r\nỞ các két, các kích thước đồng thời phải\r\nthỏa mãn các yêu cầu 7.2.7.
\r\n\r\n7.4. Giàn khoan có cột\r\nổn định
\r\n\r\n7.4.1. Các xem xét\r\nđặc biệt đối với các ứng suất
\r\n\r\nTrên các giàn khoan có cột ổn định,\r\ncác ứng suất cao nhất ở một số thành phần kết cấu có thể cùng với các điều\r\nkiện môi trường ít khắc nghiệt hơn các giá trị lớn nhất được chỉ ra bởi chủ\r\ngiàn. Nếu xem xét thấy cần thiết, các ứng suất này và khả năng xảy ra của chúng\r\nđược gia tăng phải được tính đến hoặc cái này hoặc cái kia hoặc cả hai yếu tố\r\nsau:
\r\n\r\ni) Sự giảm thích\r\nhợp của các mức độ ứng suất cho phép được đưa ra ở 7.1.2 đối với các tải trọng\r\nkết hợp, như được định nghĩa ở 7.1.1.1.b.
\r\n\r\nii) Kiểm tra chi\r\ntiết các đặc tính mỏi để đánh giá khả năng của các ứng suất cao cùng với khả\r\nnăng xảy ra.
\r\n\r\nĐặc biệt chú ý đến các chi tiết kết cấu\r\nở các khu vực quan trọng chẳng hạn như các thanh xiên, các mối nối...
\r\n\r\n7.4.2. Ảnh hưởng của\r\nlực neo lên kết\r\ncấu cục bộ
\r\n\r\n7.4.3. Phân loại kết\r\ncấu
\r\n\r\nCác thành phần kết cấu của một giàn có\r\ncột ổn định phân\r\nnhóm theo các loại\r\nứng dụng vật liệu của chúng chẳng hạn như là đặc biệt, chính và\r\nphụ (xem hình 7).
\r\n\r\n7.4.3.1. Kết cấu đặc\r\nbiệt (quan trọng nhất)
\r\n\r\ni) Kết cấu vỏ\r\nngoài ở các chỗ giao cắt của các cột thẳng đứng, boong, và các thân dưới.
\r\n\r\nii) Các phần của\r\ntôn boong, các bản cánh nặng và các vách trong phạm vi thân trên hay sàn mà\r\nhình thành lên hình thành lên kết cấu đỡ chính dạng “hộp” hay “chữ I” và nhận\r\ncác tải trọng tập trung chính.
\r\n\r\niii) Giao cắt của\r\ncác thanh xiên.
\r\n\r\niv) Các mã\r\nngoài, các phần của vách, các sàn và các khung mà nhận các tải trọng tập trung ở\r\ncác giao cắt của các thành phần kết cấu chính.
\r\n\r\nv) Các kết cấu\r\nliên tục sử dụng ở các chỗ kết nối của các cột đứng, các boong sàn trên, và các\r\nthân trên và thân dưới mà tạo ra sự liên kết và chuyển tải thích hợp.
\r\n\r\n7.4.3.2. Kết cấu\r\nchính (mức độ quan trọng trung bình)
\r\n\r\ni) Kết cấu vỏ\r\nngoài của các cột thẳng đứng, các thân dưới và thân trên, các thanh xiên và\r\nthanh ngang (đối với các tôn vỏ dưới, có thể tham khảo tới giá trị nhiệt độ 0°C\r\ncủa Bảng 6 và Bảng A.7)
\r\n\r\nii) Tôn boong,\r\ncác bản cánh nặng và các vách trong phạm vi thân trên hay sàn mà hình thành lên\r\nhình thành lên kết cấu đỡ chính dạng “hộp” hay “chữ I” hay sàn khoan và không\r\nnhận các tải trọng tập trung chính.
\r\n\r\niii) Các vách,\r\nsàn hay boong, khung sườn, và các ống thép hàn hay không hàn mà cung cấp sự gia\r\ncường cục bộ hay sự liên tục kết cấu ở các chỗ giao cắt, ngoại trừ nếu kết cấu\r\nđược xem là kết cấu đặc biệt.
\r\n\r\niv) Trụ cẩu và kết\r\ncấu đỡ.
\r\n\r\nv) Đế chân vịt.
\r\n\r\nvi) Đế con lăn dẫn\r\nhướng.
\r\n\r\n7.4.3.3. Kết cấu phụ
\r\n\r\ni) Kết cấu bên\r\ntrong, bao gồm các sống vách và các ống ở trong các cột thẳng đứng, các boong,\r\ncác thân dưới, và các thanh ngang và thanh xiên.
\r\n\r\nii) Các boong\r\nsàn phía trên hay các boong của thân trên, ngoại trừ nếu kết cấu được xem là kết\r\ncấu đặc biệt hay ứng dụng chính.
\r\n\r\niii) Các cột thẳng\r\nđứng có tỉ lệ chiều dài so với đường kính nhỏ, ngoại trừ các chỗ giao cắt.
\r\n\r\niv) Sàn xuồng cứu\r\nsinh.
\r\n\r\nv) Kết cấu đỡ ống.
\r\n\r\nvi) Kết cấu đỡ cần\r\nđuốc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 7 - Sự\r\nphân chia kết cấu điển hình đối với giàn khoan có cột ổn định
\r\n\r\n7.4.4. Kết cấu phía\r\ntrên
\r\n\r\n7.4.4.1. Kết cấu phía\r\ntrên là kết cấu ở trên đỉnh của các cột để tạo ra không gian cho các hoạt động\r\nkhoan và khu vực sinh hoạt cho thuyền viên. Kết cấu phía trên đồng thời liên kết\r\ntất cả các cột, các thanh chống gia cường, thân dưới cùng với nhau để tạo nên một\r\nsức bền tổng thể của một giàn khoan có cột ổn định. Kết cấu phía trên có thể ở\r\ndạng thân sà lan hay boong đơn.
\r\n\r\n7.4.4.2. Kích thước của\r\nkết cấu phía trên không được nhỏ hơn các giá trị được yêu cầu bởi các quy định\r\nsau cùng với các tải trọng được chỉ ra trên sơ đồ tải trọng boong. Các giá trị\r\ntải trọng này sẽ không được nhỏ hơn các giá trị tối thiểu được chỉ ra ở 5.1.6.\r\nNgoài ra, bất kì phần nào của kết cấu phía trên được xem xét là thành phần kết\r\ncấu hữu hiệu của khung kết cấu tổng thể của giàn, kích thước kết cấu phải đủ để\r\nchịu được các kết cấu cục bộ thực tế cộng với bất kì các\r\ntải trọng bổ sung nào được thêm vào do hoạt động của khung sườn, trong phạm vi\r\ncác giới hạn ứng suất của 7.1.2.
\r\n\r\n7.4.4.3. Tôn boong
\r\n\r\na. Chiều dày của tốn boong hay tôn sàn\r\nlà không được nhỏ hơn giá trị được yêu cầu cho mục đích sức bền tổng thể của\r\ngiàn, và tải trọng cục bộ.
\r\n\r\nb. Các boong khu vực cất giữ hàng hóa
\r\n\r\nChiều dày tôn boong khu vực cất giữ\r\nhàng hóa là phải đủ cho công việc dự kiến và không được nhỏ hơn giá trị đạt được\r\ntừ công thức sau:
\r\n\r\nmm nhưng\r\nkhông nhỏ hơn 5,0 mm
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nK= 0,0039
\r\n\r\nSb: Khoảng cách\r\ngiữa các xà boong.
\r\n\r\na= 1,5 mm.
\r\n\r\nh: Chiều cao nội boong, m. Khi một tải\r\ntrọng thiết kế được chỉ ra, h phải được lấy là p/n, nếu p là giá trị tải trọng\r\nthiết kế đã được chỉ ra, kN/m2, và n được lấy là 7,05.
\r\n\r\nc. Boong ở các két
\r\n\r\nỞ các két, chiều dày tôn boong không\r\nđược lấy nhỏ hơn giá trị được yêu cầu ở 7.2.7.4.
\r\n\r\nd. Yêu cầu đối với xe nâng
\r\n\r\nQuy định này được đưa ra để áp dụng\r\ncho việc sử dụng xe nâng, và sau tất cả các điều chỉnh khác phải được thực hiện,\r\ncác chiều dày của các boong làm bằng thép tấm có thể được xác định như được chỉ\r\nra ở TCVN 6259 - 2A: 2003, chương 32.
\r\n\r\n7.4.4.4. Xà
\r\n\r\nMỗi xà, cùng với tôn tấm mà nó gia cường,\r\nphải có giá trị mô đun chống uốn, SM, không nhỏ hơn giá trị đạt được từ công thức\r\nsau:
\r\n\r\nSM= fchs (cm3)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 7,8
\r\n\r\nc= 0,6 đối với các xà không đi qua các\r\nkét.
\r\n\r\nc= 1,00 đối với các xà ở các các két.
\r\n\r\nh: Chiều cao, m, tương đương với tải\r\ntrọng thiết kế.
\r\n\r\ns: Khoảng cách giữa các xà, m.
\r\n\r\n: Chiều dài, m, từ mép bên trong của mã đỉnh\r\nsườn tới đường gần nhất của kết cấu đỡ sống, hay giữa các kết cấu đỡ sống, lấy\r\ngiá trị nào lớn hơn.
\r\n\r\n7.4.4.5. Sống
\r\n\r\na. Các yêu cầu về sức bền
\r\n\r\nMỗi sống boong hay sống sàn phải có\r\ngiá trị mô đun chống uốn, SM, không nhỏ hơn giá trị đạt được từ công thức sau:
\r\n\r\nSM = fchb cm3
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 4,74
\r\n\r\nc= 1,0 đối với các sống không đi qua\r\ncác két.
\r\n\r\nc= 1,5 đối với các sống ở các các két.
\r\n\r\nh: Chiều cao, m, như được yêu cầu ở\r\n7.4.4.4.
\r\n\r\nb: Chiều rộng trung bình của khu vực\r\nboong được đỡ.
\r\n\r\n: Chiều dài, m, của khu vực boong được đỡ giữa\r\ncột chống và vách; nếu các mã được lắp đặt ở vách, và các mã phù hợp với Bảng 8\r\nvà có độ dốc xấp xỉ 45°, chiều dàicó thể được đo tới một điểm ở trên mã xấp xỉ\r\n25 % của chiều dài mã.
\r\n\r\nb. Các tỉ lệ
\r\n\r\nCác sống trên vách và boong không đi\r\nqua két phải có chiều cao không nhỏ hơn 0,0583và, nhìn chung, chiều\r\ncao của các sống không đi qua két là không được nhỏ hơn hai lần chiều cao lỗ\r\nkhoét của xà và nẹp. Các sống trong các két phải có chiều cao không nhỏ hơn\r\n0,125và, nhìn chung, chiều\r\ncao của các sống trong các két là không được nhỏ hơn 2,5 lần chiều cao lỗ\r\nkhoét. Chiều dày là không được nhỏ hơn 1%(chiều cao +3) mm, nhưng không vượt\r\nquá 11 mm, với điều kiện là phải duy trì đủ diện tích\r\ncắt nếu cần thiết.
\r\n\r\n7.4.4.6. Cột và cột\r\nchống
\r\n\r\na. Tải trọng cho phép
\r\n\r\nTải trọng cho phép, Wa, lên một cột,\r\ncột chống, thanh chống phải được tính từ công thức sau. Trong tất cả các trường\r\nhợp, bằng hoặc lớn hơn tải trọng tính toán, W.
\r\n\r\nWa=\r\n(m - n/r)A (kN)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\n: Nhịp không được đỡ của cột hay cột chống,\r\nm.
\r\n\r\nr: Bán kính xoắn ốc nhỏ nhất.
\r\n\r\nA: Diện tích của cột hay cột chống, cm2.
\r\n\r\nm= 12,09 đối với thép thường.
\r\n\r\nm= 16,11 đối với thép có độ bền cao\r\nHT32.
\r\n\r\nm= 18,12 đối với thép có độ bền cao\r\nHT36.
\r\n\r\nn= 4,44 đối với thép thường.
\r\n\r\nn= 7,47 đối với thép có độ bền cao\r\nHT32.
\r\n\r\nn= 9,00 đối Với thép có độ bền cao\r\nHT36.
\r\n\r\nb. Chiều dài
\r\n\r\nChiều dài, , sử dụng trong công\r\nthức phải được đo từ đỉnh boong hay kết cấu khác mà thanh chống được liên kết với\r\ntới mép dưới của xà hay sống được đỡ.
\r\n\r\nc. Tải trọng tính toán
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 7,04
\r\n\r\nb: Chiều rộng trung bình của khu vực\r\nđược đỡ, m.
\r\n\r\nh: Chiều cao phía trên khu vực được đỡ,\r\nnhư định nghĩa ở 7.4.4.4.
\r\n\r\ns: Chiều dài khu vực được đỡ bởi cột\r\nchống, m
\r\n\r\nd. Cột chống dưới đỉnh két
\r\n\r\nCác cột chống dưới đỉnh két phải\r\nkhông nhỏ hơn giá trị yêu cầu ở trên 7.4.4.5.c. Chúng phải có tiết diện mặt cắt\r\nđặc và không nhỏ hơn cW cm2, trong đó W và c được tính từ công thức\r\nsau:
\r\n\r\nW = fbhs
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nf= 10,5
\r\n\r\nb: Chiều rộng của khu vực ở đỉnh két\r\nđược đỡ bởi cột chống, m.
\r\n\r\nh: Chiều cao, như yêu cầu ở 7.4.4.4, đối\r\nvới các xà ở đỉnh két, m.
\r\n\r\ns: Chiều dài khu vực đỉnh két được đỡ\r\nbởi cột chống.
\r\n\r\nc= 0,1035 đối với thép thường.
\r\n\r\nc= 0,0776 đối với thép có độ bền cao\r\nHT32.
\r\n\r\nc= 0,069 đối với thép có độ bền cao\r\nHT36.
\r\n\r\n7.4.4.7. Kết cấu phía\r\ntrên không nổi không chịu tác động của tải trọng sóng
\r\n\r\nNếu có thể chỉ ra rằng kết cấu phía\r\ntrên không chịu tác động của tải trọng sóng, như yêu cầu ở bất kì chế độ khai\r\nthác phải kín nước, cũng không trong phạm vi nguyên vẹn kín nước, các kích thước\r\ncó thể được xác định không xét đến tính kín nước và cũng không ảnh hưởng của tải\r\ntrọng sóng.
\r\n\r\n7.4.4.8. Kết cấu phía\r\ntrên nổi
\r\n\r\nNếu kết cấu phía trên được thiết kế nổi\r\nở bất kì chế độ khai thác, hay thỏa mãn yêu cầu ổn định, sẽ phải chịu sự xem\r\nxét đặc biệt. Kết cấu phía trên phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu đối\r\nvới vách kín nước hay sàn kín nước ở 7.2.6 sử dụng đường nước tai nạn cuối\r\ncùng.
\r\n\r\n7.4.4.9. Kết cấu phía\r\ntrên chịu tải trọng sóng
\r\n\r\nTrừ khi khoảng cách của kết cấu so với\r\nsóng là đủ để đảm bảo cho tất cả chế độ khai thác nổi, ảnh hưởng của tác động\r\nsóng phải được tính đến trong việc xác định kết cấu phía trên.
\r\n\r\n7.4.5. Cột, thân dưới\r\nvà chân
\r\n\r\n7.4.5.1. Các cột ổn định\r\nchính, thân dưới hay chân có thể được xem là kết cấu vỏ có gia cường bằng khung\r\nsườn hoặc không có gia cường bằng khung sườn. Các nẹp gia cường dạng khung\r\ntròn, các vách hay các kết cấu gia cường thích hợp khác mà được bố trí phải đủ\r\nđể duy trì hình dạng và độ cứng dưới tất cả các tải trọng được biết trước cùng\r\nvới các phương pháp phân tích vỏ được thiết lập.
\r\n\r\n7.4.5.2. Kích thước của\r\nkết cấu vỏ có khung gia cường
\r\n\r\nNếu các thành phần cột, thân dưới hay\r\nchân liên kết với tôn được gia cường, các kích thước tối thiểu của tôn, khung\r\nsườn, sống ... cho vỏ và các vách, sàn biên phía trong có thể được xác định phù\r\nhợp với các yêu cầu cho các két, như được đưa ra ở 7.2.7, kết hợp với các yêu cầu\r\nsau:
\r\n\r\ni) Không gian\r\nkét: Nếu không gian bên trong là một két, cột áp, h, phải được lấy tới một điểm\r\nở 2/3 của khoảng cách từ đỉnh của két tới đỉnh của ống chảy tràn, hay tới điểm\r\n0,91 m ở phía trên đỉnh két, lấy giá trị nào lớn hơn. Đối với các két dự định để\r\nchứa các công chất có trong lượng riêng vượt quá 1,05 , cột áp phải được tăng một\r\ncách thích hợp phù hợp với 7.2.7.1.
\r\n\r\nii) Không gian\r\ntrống: Nếu không gian bên trong là một không gian trống, cột áp phải được lấy đến\r\nmớn nước cho phép lớn nhất của giàn ở điều kiện hoạt động.
\r\n\r\niii) Các khu vực\r\nchịu ngập sóng: Đối với tất cả các khu vực chịu ngập sóng, cột áp nhỏ nhất được\r\nlấy là 6,1 m.
\r\n\r\niv) Kích thước tối\r\nthiểu: Nhìn chung, các kích thước biên là không nhỏ hơn các giá trị yêu cầu ở\r\n6.2.6, kết hợp với cột áp có chiều cao tới đường nước tai nạn lớn nhất.
\r\n\r\n7.4.5.3. Kích thước của\r\nkết cấu vỏ không có khung gia cường
\r\n\r\nNếu các cột, thân dưới hay chân không\r\nliên kết với các thành phần kết cấu khun gia cường, các kích thước tối thiểu của\r\ntôn vỏ và nẹp gia cường dạng khung tròn phải được xác định trên cơ sở các\r\nphương pháp phân tích vỏ được thiết lập sử dụng các cột áp được đưa ra ở 7.4.5.2\r\nvà các hệ số an toàn thích hợp với phương pháp được sử dụng. Các vách và các\r\nsàn bao phía trong phải được xem xét trên cơ sở của kết cấu vỏ có khung gia cường,\r\nnhư được đưa ra ở 7.4.5.2.
\r\n\r\n7.4.5.4. Kích thước của\r\ncác kết cấu sàn
\r\n\r\nKích thước của các kết cấu sàn mà\r\nkhông yêu cầu kín nước phải được xác định theo các yêu cầu áp dụng của 7.4.4.
\r\n\r\n7.4.5.5. Các yêu cầu\r\nkết cấu bổ sung
\r\n\r\na. Yêu cầu đối với tải trọng sóng và\r\ndòng chảy
\r\n\r\nKích thước của cột, thân dưới và chân\r\nnhư được xác định ở trên, là các yêu cầu tối thiểu đối với các tải trọng thủy\r\ntĩnh. Nếu các tải trọng của sóng và dòng chảy được thêm vào, các kích thước của\r\nkết cấu cục bộ của kết cấu vỏ phải được gia tăng nếu cần thiết, để thỏa mãn các\r\nyêu cầu về sức bền ở 7.1.2.
\r\n\r\nb. Yêu cầu đối với hoạt động của khung\r\nsườn
\r\n\r\nNếu cột, thân dưới hay chân được xem\r\nxét là một thành phần kết cấu hiệu quả của khung sườn tổng thể của giàn, các\r\nkích thước phải đủ để thỏa mãn yêu cầu của 7.4.5, cộng với bất kì ứng suất bổ\r\nsung được thêm vào do ảnh hưởng của khung sườn, trong phạm vi các giới hạn ứng\r\nsuất của 7.1.2.
\r\n\r\nc. Xem xét đối với các tải trọng cục bộ
\r\n\r\nXem xét đặc biệt phải đưa ra đối với\r\ncác chi tiết kết cấu, gia cường... ở các khu vực chịu ứng suất cục bộ cao, hay\r\nđối với các tải trọng mà có thể gây ra sự móp méo kết cấu vỏ, chẳng hạn như là:
\r\n\r\ni) Các tải trọng\r\ntác dụng lên đáy, nếu có.
\r\n\r\nii) Các két được\r\nđiền đầy một phần.
\r\n\r\niii) Độ bền cục bộ\r\nchống lại hư hỏng bên ngoài.
\r\n\r\niv) Tác động của\r\nsóng.
\r\n\r\nd. Xem xét hiện tượng xói nền đáy
\r\n\r\nĐối với các giàn có dự định dựa trên\r\nđáy biển, các ảnh hưởng của hiện tượng xói nền đáy và khả năng mất đỡ đáy phải\r\nđược xem xét, như sau:
\r\n\r\ni) Đối với kết\r\ncấu đỡ đáy loại tẩm chống lún, 20 % của diện tích đỡ đáy phải được xem xét là\r\nkhông được đỡ.
\r\n\r\nii) Nếu có các tấm\r\nđế và chân riêng biệt, bất kì một kết cấu đỡ kiểu này phải được xem là không được\r\nđỡ trên 50 % diện tích đỡ đáy của nó.
\r\n\r\niii) Các kiểu\r\nkhác sẽ được xem xét một cách đặc biệt.
\r\n\r\nNếu các tấm chống xói\r\nđược thiết kế, phải xem xét tới tính hiệu quả của nó trong việc\r\nchống lại hiện tượng mất khả năng đỡ đáy do xói.
\r\n\r\n7.4.5.6. Các thanh giằng
\r\n\r\na. Các ứng suất sinh ra ở các thanh giằng\r\ndo tất cả các tải trọng đã được xác định phải được tính toán theo các yêu cầu\r\ndưới đây cùng với các yêu cầu liên quan của mục 7.1.
\r\n\r\nb. Các điều kiện tải trọng
\r\n\r\nCác thanh giằng phải có khả năng truyền\r\ntải trọng và làm cho kết cấu tổng thể trở nên hiệu quả chống lại các tải trọng\r\nmôi trường, và khi giàn được đỡ bởi đáy biển, chống lại khả năng các tải trọng\r\ntác dụng lên đáy không đều. Mặc dù trước hết được xem như là các thanh giằng của\r\nkết cấu tổng thể dưới tác dụng của tải trọng được chỉ rõ, thanh giằng đồng thời\r\nphải được kiểm tra đối với ứng suất uốn cục bộ thêm vào do lực nổi, sóng và\r\ndòng chảy, nếu áp dụng.
\r\n\r\nc. Ảnh hưởng của tác động sóng
\r\n\r\nNếu liên quan, phải xem xét tới các ứng\r\nsuất cục bộ do tác động của sóng gây ra.
\r\n\r\nd. Gia cường của các thanh giằng dạng ống
\r\n\r\nNếu các thanh giằng có mặt cắt dạng ống,\r\ncác khung sườn hình tròn có thể được yêu cầu để đảm bảo độ cứng và hình dạng.
\r\n\r\ne. Thanh giằng kín nước
\r\n\r\nNếu các thanh giằng kín nước, chủng phải\r\nđược thiết kế phù hợp để chống lại sự móp méo do áp suất thủy tĩnh bên ngoài.\r\nCác thanh giằng dưới nước thông thường được làm kín nước và có một hệ thống\r\nphát hiện rò rỉ để làm cho nó có khả năng phát hiện được những vết nứt do mỏi ở\r\ngiai đoạn sớm.
\r\n\r\n7.4.5.7. Các lỗ khoét ở\r\ncột
\r\n\r\nCửa lấy sáng hay các lỗ khoét tương tự\r\nkhác không được bố trí ở các cột.
\r\n\r\n7.4.6. Lầu boong
\r\n\r\n7.4.6.1. Các lầu\r\nboong mà không phải là một phần tích hợp của kết cấu boong phía trên là phải có\r\nđủ độ bền đối với kích cỡ, chức năng và vị trí với sự xem xét đúng mức được đưa\r\nra đối với các điều kiện môi trường mà giàn có thể chịu tác động. Phải xem xét\r\nđặc biệt đối với các lầu boong mà làm việc như là đế đối với máy móc hay thiết\r\nbị thiết yếu.
\r\n\r\n7.4.6.2. Nhìn chung,\r\ncác lầu boong phải chịu ảnh hưởng tải trọng của các lực gió, các lực quán tính\r\ngây ra do chuyển động, các hoạt tải, tĩnh tải và độ nghiêng của giàn. Do vậy,\r\ncác lầu boong phải được thiết kế đủ để chống lại ảnh hưởng của các tải trọng\r\nnày sử dụng các ứng suất cho phép đối với các tải trọng kết hợp được xác định ở\r\n7.1.2.2.
\r\n\r\n7.4.6.3. Các vách lửng,\r\nbản thành cao, mã và các kết cấu đỡ thích hợp dưới boong chính phải được bố trí\r\nở các mạn và các đầu mút của lầu boong phải chịu các độ võng khác nhau của kết\r\ncấu thân tổng thể để cung cấp trở lực đối với sự kết hợp bất lợi nhất của các ảnh\r\nhưởng tải trọng ở trên. Các tính toán để chứng minh sự đủ độ bền chảy dẻo và độ\r\nbền ổn định kết cấu của lầu boong và kết cấu đỡ boong chính phía dưới có thể được\r\nyêu cầu để trình thẩm định xem xét.
\r\n\r\n7.4.6.4. Phụ thuộc\r\nvào các kết cấu phía trên, các yêu cầu sau phải được xem xét khi thiết kế các lầu\r\nboong.
\r\n\r\na. Các lầu boong ở trên kết cấu phía\r\ntrên không chịu tác động của tải trọng sóng
\r\n\r\nCác lầu boong được lắp đặt ở trên một\r\nkết cấu phía trên không nổi không chịu tác động của tải trọng sóng phải được\r\nthiết kế để chịu được các ảnh hưởng tải trọng được đề cập ở 7.4.6.1 phía trên.
\r\n\r\nb. Các lầu boong ở trên kết cấu phía\r\ntrên chịu tác động của tải trọng sóng
\r\n\r\nCác lầu boong được lắp đặt ở trên một\r\nkết cấu phía trên mà chịu tác động của tải trọng sóng (7.4.4.9) phải tính đến\r\nkhả năng của tải trọng va đạp do sóng các ảnh hưởng tải trọng được đề cập ở\r\n7.4.6.1 phía trên.
\r\n\r\nc. Các lầu boong trên các kết cấu phía\r\ntrên nổi
\r\n\r\nCác lầu boong được lắp đặt trên một kết\r\ncấu phía trên nổi (7.4.4.8) sẽ phải xét đến các yêu cầu ổn định. Nếu các lầu\r\nboong được yêu cầu phải nổi, chúng phải được thiết kế với các biên kín nước phù\r\nhợp với 7.2.6 sử dụng đường nước tai nạn cuối cùng với các ảnh hưởng tải trọng\r\nđề cập trong 7.4.6.4.a hay 7.4.6.4.b ở trên.
\r\n\r\n7.4.6.5. Các két chứa\r\nở kết cấu phía trên
\r\n\r\nCác két chứa ở kết cấu phía trên phải\r\ncó kết cấu thỏa mãn các yêu cầu đối với két được nêu tại 7.2.7.
\r\n\r\n7.4.7. Khoảng tĩnh\r\nkhông
\r\n\r\n7.4.7.1. Các chế độ\r\nkhai thác nổi
\r\n\r\nTrừ khi kết cấu phía trên và lầu boong\r\nđược thiết kế thỏa mãn đối với tải trọng va đạp sóng, khoảng cách hợp lí giữa\r\ncác kết cấu boong và các đỉnh sóng phải được đảm bảo đối với tất cả chế độ khai\r\nthác nổi, tính đến chuyển động được dự đoán của giàn so với bề mặt biển. Các\r\ntính toán, các kết quả thử mô hình phải được trình thẩm định để xem xét.
\r\n\r\n7.4.7.2. Các chế độ\r\nkhai thác tựa trên đáy biển
\r\n\r\nĐối với các chế\r\nđộ khai thác tựa trên đáy biển, các khoảng cách phải được phù hợp với các yêu cầu\r\nđược chỉ ra ở 7.3.2.3 đối với các giàn tự nâng.
\r\n\r\n7.4.8. Độ dư kết cấu
\r\n\r\n7.4.8.1. Hư hỏng giả\r\nđịnh
\r\n\r\nKhi đánh giá độ dư kết cấu đối với các\r\ngiàn có cột ổn định, kết cấu giàn phải có khả năng chịu được việc mất kết cấu\r\nthanh giằng mảnh mà không gây ra hư hỏng kết cấu tổng thể giàn.
\r\n\r\n7.4.8.2. Phân tích
\r\n\r\nCác phân tích độ dư kết cấu sẽ được dựa\r\ntrên các yêu cầu áp dụng 7.1.1, 7.1.2, ngoại trừ:
\r\n\r\ni) Các ứng suất\r\ntính toán trong kết cấu còn lại sau khi sau khi mất kết cấu thanh giằng mảnh phải\r\ntuân theo 7.1.1, và 7.1.2, kết hợp với hệ số an toàn 1,0. Tiêu chuẩn này có thể\r\nbị vượt quá đối với các khu vực cục bộ, với điều kiện là sự phân bố tại của các\r\nlực do chảy dẻo và mất ổn định phải được xem xét.
\r\n\r\nii) Khi xét đến\r\ncác hệ số môi trường, các tải trọng áp dụng không được nhỏ hơn 80 % các tải trọng\r\nliên quan đến điều kiện bão khắc nghiệt.
\r\n\r\n7.4.8.3. Kết cấu phía\r\ntrên
\r\n\r\nBố trí kết cấu\r\ncủa kết cấu phía trên phải được xem xét đến tính nguyên vẹn kết cấu của giàn\r\nsau hư hỏng của bất kì thành phần liên quan của bất kì thành phần kết cấu chính\r\nnào. Nếu xét thấy cần thiết, một đợt phân tích kết cấu có thể được yêu cầu với\r\ncác điều kiện tải trọng và tiêu chuẩn sức bền như ở 7.4.8.2.
\r\n\r\n7.4.9. Các kết cấu\r\nđỡ tháp khoan
\r\n\r\nCác kết cấu đỡ tháp khoan phải tuân thủ\r\n7.2.5.
\r\n\r\n7.4.10. Các vật liệu\r\ncó độ bền cao
\r\n\r\na. Nhìn chung, việc áp dụng thép có độ\r\nbền cao cho các xà và các sống phải thỏa mãn các yêu cầu của mục này, nhưng có\r\nthể được sửa đổi nếu được cho phép như ở dưới đây. Các tính toán phải được\r\ntrình thẩm định để chứng minh đủ để chống lại mất ổn định kết cấu.
\r\n\r\nb. Kết cấu thân phía trên
\r\n\r\nMỗi xà và sống được làm bằng vật liệu\r\ncó độ bền cao, cùng với tôn có độ bền cao mà các kết cấu này gia cường, phải\r\ntuân thủ theo các yêu cầu của các đoạn thay thế thích hợp của mục này và nó phải\r\ncó mô đun chống uốn SMhts không nhỏ hơn giá trị được tính từ công thức\r\ndưới đây:
\r\n\r\nSMhts\r\n= SM (Q)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nSM: Mô đun chống uốn mặt cắt yêu cầu đối\r\nvới vật liệu thường như được xác định ở 7.4.4.4 và 7.4.4.5, tương ứng.
\r\n\r\nQ: Xem Bảng 10 bên dưới.
\r\n\r\nBảng 10 - Các\r\ngiá trị Q ứng với độ bền của thép
\r\n\r\n\r\n Giới hạn chảy\r\n dẻo của vật liệu, N/mm2 (kgf/mm2, ksi) \r\n | \r\n \r\n Q \r\n | \r\n
\r\n 235 (24,\r\n 34) \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 265 (27,\r\n 38) \r\n | \r\n \r\n 0,93 \r\n | \r\n
\r\n 315 (32,\r\n 46) \r\n | \r\n \r\n 0,78 \r\n | \r\n
\r\n 340 (35,\r\n 49) \r\n | \r\n \r\n 0,74 \r\n | \r\n
\r\n 355 (36,\r\n 51) \r\n | \r\n \r\n 0,72 \r\n | \r\n
\r\n 390 (40, 57) \r\n | \r\n \r\n 0,68 \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\n1) Các giá trị trung gian được xác định\r\n bằng phép nội suy tuyến tính \r\n2) Hệ số Q đối với thép có giới hạn\r\n chảy dẻo cao hơn hoặc thấp hơn các giá trị thể hiện ở bảng trên sẽ được xem\r\n xét một cách đặc biệt. \r\n | \r\n
7.5. Các giàn khoan\r\nmặt nước
\r\n\r\n7.5.1. Mục này áp dụng\r\ncho các giàn khoan mặt nước như được định nghĩa ở 7.4.4.4.
\r\n\r\n7.5.2. Phân loại kết\r\ncấu
\r\n\r\nCấp thép sử dụng cho giàn khoan mặt nước\r\nphải tuân thủ theo TCVN 6259: 2003. Một lựa chọn khác, có thể áp dụng quy định ở\r\n6.3 đối với việc lựa chọn cấp vật liệu.
\r\n\r\n7.5.2.1. Giàn khoan dạng\r\ntàu
\r\n\r\nTrên một giàn khoan dạng tàu, các kết\r\ncấu đặc biệt, chính và phụ tương ứng với các kết cấu cấp III, cấp II, cấp I\r\ntương ứng như được xác định ở TCVN 6259: 2003. Các kết cấu dưới đây sẽ được xem\r\nxét như là các kết cấu đặc biệt, chính và phụ. Đối với một phân loại thép một\r\ncách đầy đủ, tham khảo
\r\n\r\na. Các kết cấu đặc biệt (tương ứng với\r\nkết cấu cấp III)
\r\n\r\ni) Dải tôn mép\r\nmạn ở boong chịu lực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nii) Tôn sống\r\nboong ở boong chịu lực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niii) Dải tôn\r\nboong ở vách dọc trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niv) Tôn đáy hay\r\ntôn boong ở vị trí các góc của lỗ khoét hầm khoan.
\r\n\r\nv) Dải tôn hông\r\ntrong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nb. Các kết cấu chính (tương ứng với kết\r\ncấu cấp II)
\r\n\r\ni) Tôn đáy bao\r\ngồm cả tôn ki trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nii) Tôn boong chịu\r\nlực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn, ngoại trừ nếu kết cấu được xem là kết cấu sử\r\ndụng vật liệu đặc biệt.
\r\n\r\niii) Các thành phần\r\nkết cấu dọc liên tục ở phía trên boong chịu lực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niv) Dải tôn cao\r\nnhất ở vách dọc trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nv) Dải tôn mép\r\nmạn ở boong chịu lực bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn nhưng trong phạm vi 0,6\r\nL giữa giàn.
\r\n\r\nvi) Dải tôn sống\r\nboong ở boong chịu lực bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn nhưng trong phạm vi 0,6 L giữa\r\ngiàn.
\r\n\r\nvii) Dải tôn\r\nboong ở vách dọc bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn nhưng trong phạm vi 0,6 L giữa\r\ngiàn.
\r\n\r\nviii) Tôn đáy\r\ntrong ở vị trí các góc của lỗ khoét hầm khoan.
\r\n\r\nc. Các kết phụ
\r\n\r\ni) Các dải tôn vách dọc\r\ntrong phạm vi 0,4 L giữa giàn, ngoại trừ nếu kết cấu được xem là kết cấu có ứng\r\ndụng đặc biệt.
\r\n\r\nii) Tôn boong tiếp\r\nxúc với không khí trong phạm vi 0,4 L giữa giàn, ngoại trừ nếu kết cấu được xem\r\nlà kết cấu có ứng dụng chính hay đặc biệt.
\r\n\r\niii) Tôn mạn\r\ntrong phạm vi 0,4 L giữa giàn
\r\n\r\niv) Dải tôn mép\r\nmạn ở boong chịu lực bên ngoài phạm vi 0,6 L giữa giàn
\r\n\r\nv) Tôn sống\r\nboong ở boong mạn khô bên ngoài phạm vi 0,6 L giữa giàn
\r\n\r\nvi) Dải tôn\r\nboong ở vị trí vách dọc bên ngoài phạm vi 0,6 L giữa giàn
\r\n\r\nvii) Dải tôn hông\r\nbên ngoài phạm vi 0,6 L giữa giàn
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 8 - Sự\r\nphân chia kết cấu đặc trưng đối với giàn khoan mặt nước
\r\n\r\n7.5.2.2. Giàn khoan dạng\r\nsà lan
\r\n\r\nTrên giàn khoan loại sà lan, các kết cấu\r\ncó ứng dụng đặc biệt là tương đương với các kết cấu cấp V cấp IV như được định\r\nnghĩa ở TCVN 6259-8A: 2003, các kết cấu có ứng dụng chính là tương đương với\r\ncác kết cấu cấp III, các kết cấu có ứng dụng phụ là tương đương với các kết cấu\r\ncấp II và cấp I. Các kết cấu dưới đây sẽ được xem xét như là các kết cấu sử dụng\r\nvật liệu đặc biệt, chính và phụ. Đối với một phân loại thép một cách đầy đủ,\r\ntham khảo TCVN 6259-8A: 2003.
\r\n\r\na. Các kết cấu đặc biệt (tương ứng với\r\nkết cấu cấp IV và cấp V)
\r\n\r\ni) Dải tôn hông\r\ntrong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nii) Dải tôn mép\r\nmạn ở boong chịu lực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niii) Tôn sống\r\nboong ở boong chịu lực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niv) Dải tôn\r\nboong chịu lực ở vách dọc trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nv) Tôn đáy hay\r\ntôn boong ở vị trí các góc của lỗ khoét hầm khoan.
\r\n\r\nb. Các kết cấu chính (tương ứng với kết\r\ncấu cấp III)
\r\n\r\ni) Tôn đáy bao\r\ngồm cả tôn ki trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nii) Tôn boong chịu\r\nlực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niii) Dải tôn\r\nboong trên cùng của két đỉnh mạn trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niv) Các thành phần\r\nkết cấu dọc liên tục ở phía trên boong chịu lực trong phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nv) Dải tôn mép\r\nmạn ở boong chịu lực bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn nhưng trong phạm vi 0,6\r\nL giữa giàn.
\r\n\r\nvi) Dải tôn sống\r\nboong ở boong chịu lực bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nvii) Dải tôn\r\nboong ở trên đỉnh két ở vị trí vách dọc bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn nhưng\r\ntrong phạm vi 0,6 L giữa giàn.
\r\n\r\nviii) Tôn đáy trong\r\nở vị trí các góc của lỗ khoét hầm khoan.
\r\n\r\nc. Các kết cấu phụ (tương đương với kết\r\ncấu cấp I và II)
\r\n\r\ni) Tôn mạn\r\ntrong phạm vi và bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nii) Tôn boong chịu\r\nlực trong phạm vi của các hầm tiếp xúc Với không khí, nhìn chung, trong phạm vi\r\nvà bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\niii) Dải tôn thấp\r\nnhất trong giàn dạng sà lan đáy đơn trong phạm vi và bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa\r\ngiàn.
\r\n\r\niv) Dải tôn đáy\r\nbao gồm tôn ki bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nv) Tôn boong chịu\r\nlực bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nvi) Dải tôn cao\r\nnhất của két đỉnh mạn bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa giàn.
\r\n\r\nvii) Các thành phần\r\nkết cấu dọc liên tục ở phía trên boong chịu lực bên ngoài phạm vi 0,4 L giữa\r\ngiàn.
\r\n\r\nviii) Các thành phần\r\nkết cấu tham gia bền không thuộc các loại nêu trên và các kết cấu cục bộ.
\r\n\r\n7.5.2.3. Các kết cấu\r\ngiao diện với thân kho chứa.
\r\n\r\nCác kết cấu dưới đây sẽ được xem như\r\nlà kết cấu chính và kết cấu phụ (xem Hình 8). Các cấp vật liệu được tham chiếu\r\ntới 6.3.
\r\n\r\na. Các kết cấu chính
\r\n\r\ni) Các đế của\r\nmô đun thượng tầng.
\r\n\r\nii) Trụ cẩu và kết\r\ncấu đỡ.
\r\n\r\niii) Đế thiết bị\r\nđẩy.
\r\n\r\niv) Kết cấu đỡ cần\r\nđốt.
\r\n\r\nb. Các kết cấu phụ
\r\n\r\ni) Sàn buồng cứu\r\nsinh.
\r\n\r\nii) Kết cấu đỡ ống.
\r\n\r\n7.5.3. Thiết kế kết\r\ncấu
\r\n\r\n7.5.3.1. Kích thước\r\nthân và kết cấu đỡ cục bộ
\r\n\r\na. Kết cấu của giàn khoan mặt nước phải\r\nđược xem xét trong phạm vi phân cấp bao gồm kết cấu thân, thượng tầng và lầu\r\nboong, boong trực thăng, các kết cấu cục bộ mà đỡ tháp khoan và thiết bị liên\r\nquan đến khoan khác và các kết cấu cục bộ mà đỡ các thiết bị liên quan đến an\r\ntoàn được yêu cầu, chẳng hạn như là sàn xuồng cứu sinh.
\r\n\r\nb. Thiết kế của kết cấu phải xét đến\r\nhai trạng thái tải trọng chung:
\r\n\r\ni) Trạng thái\r\ndi chuyển: là trạng thái giàn di chuyển trên biển nếu thiết bị khoan và thiết bị\r\nkhác có hình dạng và được chằng buộc thích hợp để di chuyển.
\r\n\r\nii) Trạng thái ở\r\nvị trí khai thác: nếu giàn ở vị trí khai thác nơi mà thiết bị khoan và thiết bị\r\nliên quan được định hình để phục vụ khai thác, và chịu các điều kiện môl trường.\r\nCác điều kiện môi trường phải bao gồm điều kiện khoan bình thường và điều kiện\r\nbão khắc nghiệt. Nếu cần thiết để thay đổi hình dạng, việc cất giữ hay kết cấu\r\nđỡ thiết bị trong công tác chuẩn bị cho các điều kiện môi trường khắc nghiệt,\r\ncác quy trình yêu cầu và tính khả thi để thực hiện các công việc này phải được\r\nphản ánh một cách thích hợp trong sổ tay khai thác của giàn.
\r\n\r\nc. Giàn phải được thiết kế cho điều kiện\r\nhoạt động không hạn chế, trừ khi dấu hiệu phân cấp “Không hạn chế” được yêu cầu.
\r\n\r\n7.5.3.2. Sức bền thanh\r\ndầm tương đương
\r\n\r\na. Sức bền dọc phải được dựa trên TCVN\r\n6259-2A: 2003 (ngoại trừ quy định về “lực cắt và mô men uốn đối với các két dằn\r\ntrong trạng thái dằn” và”lực cắt và mô men uốn đối với các két dằn trong trạng\r\nthái chở hàng”) cho giàn dạng tàu có chức năng khoan hay TCVN 6259 - 8A: 2003\r\ncho các giàn khoan loại sà lan. Mômen uốn thanh dầm tương đương tổng cộng Mt\r\nphải được xem như là tổng đại số lớn nhất của mô men uốn lớn nhất trên nước\r\ntĩnh (Msw) đối với trạng thái giàn ở vị trí khai thác (trạng\r\nthái khoan hay trạng thái bão gió khắc nghiệt) hay trạng thái di chuyển kết hợp\r\nvới mô men uốn gây ra do\r\nsóng tương ứng (Mw) đối với trạng thái di chuyển và trạng thái ở vị trí\r\nkhai thác. Thay vì các lực cắt và các mô men uốn thẳng đứng của thanh dầm tương\r\nđương gây ra do sóng được tính toán trực tiếp đối với trạng thái khai thác, thì\r\ncó thể sử dụng phương pháp hệ số khắc nghiệt môi trường (ESF).
\r\n\r\nb. Phân tích mỏi của kết cấu thân của\r\ncác giàn khoan kiểu xà lan phải thỏa mãn các yêu cầu của 6.1.1.9.
\r\n\r\n7.5.3.3. Các tải trọng\r\nthiết kế đối với các kết cấu cục bộ
\r\n\r\nĐối với các giàn dạng tàu có chức năng\r\nkhoan, các tải trọng thiết kế dưới đây đối với các kết cấu cục bộ phải được áp\r\ndụng. Các tải trọng thiết kế đối với các kết cấu cục bộ ở giàn khoan kiểu sà\r\nlan phải thỏa mãn các yêu cầu áp dụng của TCVN 6259 - 8A: 2003.
\r\n\r\nThượng tầng, lầu và sân bay trực thăng
\r\n\r\na. Thượng tầng và lầu
\r\n\r\nThiết kế của thượng tầng và lầu phải\r\ntuân thủ các yêu cầu của TCVN 6259 - 2A: 2003 tương ứng. Bố trí kết cấu của\r\nboong thượng tầng mũi ở phải được thỏa mãn, không kể tốc độ.
\r\n\r\nb. Sân bay trực thăng
\r\n\r\nThiết kế kết cấu của sàn sân bay trực\r\nthăng phải tuân thủ các yêu cầu của CAP 437.
\r\n\r\nc. Kết cấu khác
\r\n\r\nKết cấu phụ chẳng hạn như là sàn xuồng\r\ncứu sinh, trụ cẩu và kết cấu đỡ ống,..phải tuân thủ các yêu cầu ở 6.2.8.1. Tiêu\r\nchuẩn thiết kế đối với kế cấu thân khác nếu không được đề cập trọng Tiêu chuẩn\r\nnày hay các tiêu chuẩn tham chiếu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn được công\r\nnhận.
\r\n\r\n7.5.4. Phương pháp\r\ntải trọng động lực học
\r\n\r\na. Nếu được yêu cầu, phương pháp tải\r\ntrọng động lực học có thể được áp dụng để đánh giá sự thỏa mãn của kết cấu giàn\r\nkhoan mặt nước. Việc áp dụng phương pháp tải trọng động lực học là tùy chọn.
\r\n\r\nb. Các thành phần tải trọng động lực học\r\nđược xem xét trong đánh giá kết cấu thân phải bao gồm các tải trọng áp suất thủy\r\nđộng học bên ngoài, các tải trọng thủy động học bên trong (các chất lỏng được\r\nchứa trên giàn, dằn, các thiết bị chính,..) và các tải trọng quán tính của kết\r\ncấu thân. Độ lớn của các thành phần tải trọng và các tổ hợp của chúng phải được\r\nxác định từ các tính toán phản ứng chuyển động giàn thích hợp đối với các trạng\r\nthái tải trọng mà tương ứng với các ứng suất gây ra do động lực học lớn nhất ở\r\ngiàn khoan. Sự thỏa mãn của kết cấu thân đối với tất cả tổ hợp tải trọng động lực\r\nhọc ở trạng thái di chuyển sử dụng môi trường sóng của biển Bắc Đại Tây Dương với\r\ntuổi thọ hoạt động 20 năm phải được đánh giá sử dụng phương pháp phân tích phần\r\ntử hữu hạn được chấp nhận. Không trường hợp nào kích thước kết cấu nhỏ hơn các\r\ngiá trị tính được từ các yêu cầu khác trong Tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n7.5.5. Giếng khoan
\r\n\r\na. Sức bền dọc yêu cầu của giàn khoan\r\nphải được đảm bảo ở vị trí giếng khoan, và sự chuyển tiếp của các thành phần kết\r\ncấu mũi và đuôi phải được phát triển sao cho đảm bảo được tính liên tục của kết\r\ncấu dọc. Thêm vào đó, tôn của giếng phải được gia cường thích hợp để ngăn ngừa\r\như hỏng do các\r\nvật bên ngoài có thể kẹt trong giếng khi giàn hành hải. Kích thước của tôn giếng\r\nphải ít nhất tương đương với tôn vỏ mạn.
\r\n\r\nb. Không gian trống quanh giếng khoan\r\ncó thể không yêu cầu, với điều kiện các không gian kề giếng khoan không chứa dầu\r\nnhiên liệu hay chất lỏng nguy hiểm nào khác (ngoại trừ xả nguy hiểm) và có thể\r\ndễ dàng tiếp cận để kiểm tra (ngay lập tức sau đó được bơm ra ngoài, trong trường\r\nhợp két).
\r\n\r\n7.5.6. Các hầm
\r\n\r\na. Khu vực boong ở chỗ hầm rộng phải\r\nđược bù, nếu cần thiết, để đảm bảo độ bền của giàn.
\r\n\r\nb. Các hầm nhỏ trên boong mũi hở phải\r\ntuân thủ theo TCVN 6259 - 2A: 2003.
\r\n\r\n7.5.7. Ảnh hưởng của\r\ncác lực neo lên các kết cấu cục bộ
\r\n\r\nKết cấu ở chỗ con lăn dẫn hướng, tời,.,\r\ncác cấu phần của hệ thống neo, phải có khả năng chịu được các lực tương ứng với\r\nsức bền kéo đứt của dây neo.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.6.1. Mối hàn góc
\r\n\r\n7.6.1.1. Bản vẽ và\r\nthông số
\r\n\r\nCác kích thước thực của mối hàn góc phải\r\nđược chỉ ra trên các bản vẽ chi tiết hay trên một kế hoạch hàn riêng biệt và được\r\ntrình thẩm định để phê duyệt trong môi x trường hợp\r\nriêng.
\r\n\r\n7.6.1.2. Mối nối chữ\r\nT
\r\n\r\na. Kích thước của mối hàn góc
\r\n\r\nCác mối nối chữ T nhìn chung được tạo\r\nthành bằng các mối hàn góc liên tục hoặc không liên tục ở mỗi bên, như yêu cầu\r\nbởi Bảng 11. Kích cỡ chân, w, của các mối hàn góc được tính từ các công thức\r\nsau:
\r\n\r\nw = tpt x C x s/ + 2,0 (mm)
\r\n\r\nWmin = 0.3 t p hay 4,5 mm (4,0 mm nếu áp\r\ndụng 7.6.1.5), lấy giá trị lớn hơn
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\n: Chiều dài thực tế của mối hàn góc, mm.
\r\n\r\ns: Khoảng cách giữa các mối hàn góc, từ\r\ntâm mối hàn này đến tâm mối hàn kia, mm.
\r\n\r\ns/ = 1,0 đối với mối hàn góc liên tục.
\r\n\r\nt p: Chiều dày của thành phần kết cấu mỏng hơn\r\nđược hàn, mm.
\r\n\r\nC: Các hệ số hàn được đưa ra ở Bảng\r\n11.
\r\n\r\nTrong việc lựa chọn kích thước chân mối\r\nhàn và khoảng cách mối hàn góc, kích thước chân mối hàn được lấy là giá trị nhỏ\r\nhơn của kích thước chân mối hàn thiết kế hay 0,7tp+ 2,00 (mm).
\r\n\r\nTrong việc xác định các kích thước mối\r\nhàn dựa trên các công thức ở trên, giá trị gần nhất của 0,5 mm hay 1/30 s của 1\r\ninch có thể được sử dụng.
\r\n\r\nChiều cao của mối hàn góc, t, là không\r\nnhỏ hơn 0,7w
\r\n\r\nKích thước của mối hàn đối với t\r\npnhỏ hơn 6,5 mm\r\nsẽ phải được xem xét một cách đặc biệt.
\r\n\r\nb. Chiều dài và bố trí mối hàn góc
\r\n\r\nNếu một mối hàn gián đoạn được cho\r\nphép bởi Bảng 11, chiều dài của mỗi mối hàn góc phải không được nhỏ hơn 75 mm đối\r\nvới t pcó\r\nchiều dày 7 mm hay không nhỏ hơn 65 mm đối với t p nhỏ hơn. Chiều dài không hàn phải\r\nkhông nhỏ hơn 32t p.
\r\n\r\nc. Mối hàn gián đoạn ở chỗ giao nhau
\r\n\r\nNếu các xà, nẹp, sườn,... được hàn\r\ngián đoạn và đi qua các sống ngang, sống dọc, kệ/giá được khoét rãnh, thì phải\r\ncó các mối hàn gián đoạn cùng vị trí ở mối phía của mỗi chỗ giao cắt này và các\r\nxà, nẹp, sườn phải được liên kết một cách hữu hiệu với các sống ngang, sống dọc,\r\nkệ/giá.
\r\n\r\nd. Hàn các cơ cấu gia cường dọc với\r\ntôn tấm
\r\n\r\nHàn các cơ cấu gia cường dọc với tôn tấm\r\nphải có hai mối hàn liên tục ở cùng vị trí ở các đầu mút và ở vị trí cơ cấu gia cường\r\nngang có chiều dài mối hàn bằng chiều cao của cơ cấu gia cường dọc. Đối với các\r\nxà dọc boong, một cặp mối hàn ở cùng vị trí được yêu cầu ở các xà ngang boong.
\r\n\r\ne. Các nẹp và các cơ cấu khỏe với nắp\r\nhầm
\r\n\r\nCác nẹp và các cơ cấu khỏe không gắn\r\nmã của nắp hầm phải được hàn liên tục với tôn tấm và với tấm mặt với một chiều\r\ndài ở các đầu bằng với chiều cao đầu mút cơ cấu.
\r\n\r\n7.6.1.3. Các liên kết\r\nđầu mút loại chữ T
\r\n\r\nCác liên kết đầu mút loại chữ T nơi\r\ncác mối hàn góc phải có các mối hàn liên tục ở mỗi phía. Nhìn chung, kích cơ\r\nchân mỗi hàn của mỗi phải phù hợp với Bảng 11 đối với các liên kết đầu mút\r\nkhông sử dụng mã, nhưng trong các trường hợp đặc biệt nếu các thành phần kết cấu\r\nnặng được liên kết với tấm tương đối nhẹ, kích cỡ có thể được sửa đổi. Nếu chỉ\r\nlà bản thành của sống, xà, nẹp gia cường được yêu cầu liên kết với tấm, các tấm\r\nmặt hay bản cánh được cắt bớt là được khuyến nghị.
\r\n\r\n7.6.1.4. Các đầu mút của\r\ncác nẹp gia cường không được gắn mã
\r\n\r\na. Các nẹp gia cường không được gắn mã\r\ncủa vỏ, các vách kín nước, kín dầu và các vách trước của lầu phải có các đường\r\nhàn liên tục kép đối với 1/10 chiều dài của chúng ở mỗi đầu.
\r\n\r\nb. Các nẹp gia cường không được gắn mã\r\ncủa các vách kết cấu, các mạn lầu boong và các vách sau không kín phải có một cặp\r\ncủa các mối hàn không liên tục ở cùng vị trí ở mỗi đầu.
\r\n\r\n7.6.1.5. Kích thước mối\r\nhàn được giảm
\r\n\r\na. Sự giảm kích thước mối hàn góc có\r\nthể được phê duyệt một cách đặc biệt bởi Giám sát viên phù hợp với hoặc\r\n7.6.1.5.b hoặc 7.6.1.5.c, với các điều kiện của 7.6.1.2 được thỏa mãn.
\r\n\r\nb. Các khe hở được kiểm soát
\r\n\r\nNếu việc kiểm soát chất lượng cho phép\r\nsai số khe hở giữa các kết cấu được liên kết là 1 mm hoặc nhỏ hơn, một sự giảm\r\nkích thước chân mối hàn góc, w, đi 0,5 mm có thể được cho phép.
\r\n\r\nc. Các mối hàn ngấu sâu
\r\n\r\nNếu các đường hàn góc liên tục kép được\r\nsử dụng và việc kiểm soát chất lượng cho phép sai số khe hở giữa các kết cấu được\r\nliên kết là 1 mm hay nhỏ hơn, một sự giảm kích thước chân mối hàn góc, w, đi\r\n1,5 mm có thể được cho phép, với điều kiện là độ ngấu của chân mối hàn ít nhất\r\nlà 1,5 mm ở các kết cấu được liên kết.
\r\n\r\n7.6.1.6. Các mối hàn\r\nchồng
\r\n\r\na. Các mối hàn chồng nhìn chung phải\r\ncó chiều rộng vùng gối lên nhau của không nhỏ hơn hai lần chiều dày tấm mỏng\r\nhơn cộng 25 mm.
\r\n\r\nb. Các liên kết đầu mút được gối lên\r\nnhau
\r\n\r\nCác liên kết đầu mút được gối lên nhau\r\ncủa các thành phần kết cấu mà được xem xét là hiệu quả trong sức bền tổng thể của\r\ngiàn phải có các mối hàn góc liên tục ở cả hai mép, chiều rộng chân mối hàn, w,\r\nbằng chiều dày của kết cấu mỏng hơn của kết cấu được liên kết. Tất cả các liên\r\nkết đầu mút chồng lên nhau khác phải có các mối hàn liên tục ở mỗi mép có kích\r\nthước chân mối hàn w sao cho tổng của cả hai là không nhỏ hơn 1,5 lần chiều dày\r\ncủa kết cấu mỏng hơn.
\r\n\r\nc. Các mối nối chồng lên nhau
\r\n\r\nCác mối nối chồng lên nhau phải có các\r\nđường hàn liên tục trên cả hai cạnh có kích thước như được yêu cầu bởi Bảng 11\r\nđối với các biên của két sâu hay các vách kín nước, ngoại trừ đối với các mối nối\r\ncủa các tấm có chiều dày 12,5 mm hay nhỏ hơn không nằm trong két, một cạnh có\r\nthể có các mối hàn không liên tục theo Bảng 11 đối với các vách biên kín nước.
\r\n\r\n7.6.1.7. Các đường\r\nhàn khoét lỗ
\r\n\r\nCác đường hàn khoét lỗ có thể được phê\r\nduyệt đặc biệt đối với các áp dụng đặc biệt. Nếu được sử dụng trong thân kép\r\nhay các vị trí tương tự, các mối hàn này có thể được đặt cách nhau khoảng 305\r\nmm giữa các tâm ở cả hai phía.
\r\n\r\n7.6.2. Các mối hàn\r\nchữ T hay mối hàn góc ngấu một phần hay ngấu hoàn toàn
\r\n\r\nCác biện pháp thực hiện để đạt được\r\ncác mối hàn chữ T hay mối hàn góc ngấu một phần hay ngấu hoàn toàn, nếu được chỉ\r\nra, phải được chấp nhận bởi Giám sát viên kiểm tra. Nhà thiết kế phải xem xét để\r\nlàm giảm thiểu khả năng tách lớp của các mối nối này. Kiểm tra siêu âm tẩm ở chỗ\r\nmối nối có thể được yêu cầu trước hay sau chế tạo để đảm bảo không có khả năng\r\ntách lớp.
\r\n\r\n7.6.3. Các phương\r\npháp thay thế khác
\r\n\r\nCác yêu cầu đề cập ở trên là các yêu cầu\r\ntối thiểu được xem xét đối với hàn hồ quang điện cho các ứng dụng kết cấu,\r\nnhưng các bố trí thay thế và các chi tiết sẽ được xem xét để phê duyệt. Kích\r\nthước mối hàn góc có thể được xác định từ các phân tích kết cấu dựa trên các\r\nnguyên tắc thiết kế đúng đắn có cơ sở, với điều kiện là chúng phải thỏa mãn các\r\nyêu cầu về sức bền chung của Tiêu chuẩn.
\r\n\r\nBảng 11 - Các\r\nhệ số hàn
\r\n\r\n\r\n\r\n
w = kích thước chân mối hàn, mm \r\n t\r\n= chiều cao mối hàn, mm
\r\n\r\n\r\n I. Các liên kết ngoại\r\n biên \r\n | \r\n \r\n Hệ số C \r\n | \r\n |
\r\n A. Các mối nối kín \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Boong chịu lưc với tôn mép mạn \r\n | \r\n \r\n 0,42 DC \r\n | \r\n |
\r\n 2. Vách dọc chính với boong, đáy hay\r\n đáy trong \r\n | \r\n \r\n 0,42 DC \r\n | \r\n |
\r\n 3. Toàn bộ các mối nối kín khác\r\n (1997) \r\n | \r\n ||
\r\n a. Vách kín nước, tpl≤ 12.5 (mm)\r\n nếu một phía không liên tục và phía kia là liên tục. \r\nNếu liên tục kép \r\n | \r\n \r\n 0,12 &\r\n 0,58 C \r\n0,35 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Tất cả các mối nối khác \r\n | \r\n \r\n 0,35 DC \r\n | \r\n |
\r\n B. Các mối nối\r\n không kín \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Các boong sàn \r\n | \r\n \r\n 0,28 DC \r\n | \r\n |
\r\n 2. Các vách chắn ở các két sâu \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n |
\r\n 3. Các vách không kín nước không phải\r\n B2 \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n II. Các đà ngang\r\n đáy \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Với tôn vỏ \r\n | \r\n ||
\r\n a. Trong buồng máy \r\n | \r\n \r\n 0,20 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Phàn phẳng của đáy\r\n phía mũi \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n c. Ở các mút \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n d. Chỗ khác (xem lưu ý 3) \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n | \r\n |
\r\n 2. Với đáy trong \r\n | \r\n ||
\r\n a. Trong buồng máy \r\n | \r\n \r\n 0,20 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Ở mút phía\r\n trước (gia cường mũi) \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n c. Chỗ khác (xem lưu ý 3) \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n | \r\n |
\r\n 3. Với sống chính hoặc sống phụ \r\n | \r\n ||
\r\n a. Ở vị trí máy \r\n | \r\n \r\n 0,30 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Với hệ thống kết cấu dọc \r\n | \r\n \r\n 0,30 DC \r\n | \r\n |
\r\n c. Với hệ thống kết cấu ngang \r\n | \r\n \r\n 0,17 \r\n | \r\n |
\r\n 4. Với sống hồn, mạn, vách dọc hay\r\n hông \r\n | \r\n \r\n 0,35 DC \r\n | \r\n |
\r\n 5. Mã đà ngang hở \r\n | \r\n ||
\r\n a. Với sống chính \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n b. Với sống hông \r\n | \r\n \r\n 0,30 DC \r\n | \r\n |
\r\n III. Sống đáy \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Sống chính đáy \r\n | \r\n ||
\r\n a. Với đáy trong chỗ vị trí máy \r\n | \r\n \r\n 0,30 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Với đáy trong ngoài khu vực đặt\r\n máy, không kín \r\n | \r\n \r\n 0,23 \r\n | \r\n |
\r\n c. Với tôn vỏ, không kín \r\n | \r\n \r\n 0,25 DC \r\n | \r\n |
\r\n 2. Sống phụ đáy \r\n | \r\n ||
\r\n a. Với các đà ngang đáy ở vị trí\r\n vách ngang \r\n | \r\n \r\n 0,35 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Với tôn vỏ - phần đáy phẳng phía\r\n mũi \r\n | \r\n \r\n 0,23 \r\n | \r\n |
\r\n Các chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n c. Với đáy trong-ở vị trí đặt máy \r\n | \r\n \r\n 0,23 \r\n | \r\n |
\r\n d. Các chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n ||
\r\n IV. Sườn khỏe, sống\r\n mạn , sống boong và xà ngang boong \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Với tôn tấm \r\n | \r\n ||
\r\n a. Trong các két \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n |
\r\n b. Chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n 2. Với các tấm mặt \r\n | \r\n ||
\r\n a. Diện tích mặt ≤ 64.5 cm2 \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n | \r\n |
\r\n b. Diện tích mặt > 64.5 cm2 \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n 3. Liên kết đầu mút \r\n | \r\n ||
\r\n a. Không có mã (xem lưu ý 1) \r\n | \r\n \r\n 0,55 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Có mã \r\n | \r\n \r\n 0,40 DC \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n ||
\r\n V. Sườn, xà và nẹp\r\n gia cường \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Với tôn vỏ \r\n | \r\n ||
\r\n a. Phần đáy phắng phía mũi \r\n | \r\n \r\n 0,25 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. 0.125L phía mũi \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n c. Trong các không gian đầu mút \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n | \r\n |
\r\n 2. Với tôn tấm chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n | \r\n |
\r\n 3. Liên kết mút \r\n | \r\n ||
\r\n a. Không có mã (xem lưu ý 1) \r\n | \r\n \r\n 0,45 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Có mã \r\n | \r\n \r\n 0,35 DC \r\n | \r\n |
\r\n VI. Nắp hầm \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Các mối nối kín dầu \r\n | \r\n \r\n 0,40 DC \r\n | \r\n |
\r\n 2. Các mối nối kín nước \r\n | \r\n ||
\r\n a. Bên ngoài (1993) \r\n | \r\n \r\n 0,40 C \r\n | \r\n |
\r\n b. Bên trong \r\n | \r\n \r\n 0,15 \r\n | \r\n |
\r\n 3. Các nẹp và các bản thành với tôn\r\n tấm và bản cánh (xem lưu ý 2) \r\n | \r\n \r\n 0,12 \r\n | \r\n |
\r\n 4. Các nẹp và các bản thành với tôn\r\n vỏ và các nẹp gia cường khác \r\n | \r\n ||
\r\n a. Không có mã (xem lưu ý 1) \r\n | \r\n \r\n 0,45 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Có mã \r\n | \r\n \r\n 0,35 DC \r\n | \r\n |
\r\n VII. Thành miệng hầm\r\n và thông gió \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Với boong \r\n | \r\n ||
\r\n a. Ở góc hầm \r\n | \r\n \r\n 0,45 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,25 DC \r\n | \r\n |
\r\n 2. Mã gia cường thành miệng hầm \r\n | \r\n ||
\r\n a. Với boong \r\n | \r\n \r\n 0,20 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Với thành miệng hầm \r\n | \r\n \r\n 0,15 DC \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n ||
\r\n VIII. Các bệ đỡ \r\n | \r\n ||
\r\n 1. Máy chính và máy phụ chính \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 2. Nồi hơi và máy phụ khác \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n ||
\r\n IX. \r\n | \r\n \r\n Bánh lái - vách ngăn \r\n | \r\n |
\r\n 1. Với tôn bao \r\n | \r\n ||
\r\n a. Ở vị trí trục lái \r\n | \r\n \r\n 0,45 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n |
\r\n c. Các mối hàn khoét lỗ (kích thước\r\n được xác định từ chiều dày của tôn vỏ bánh lái) \r\n | \r\n \r\n 0,45 DC \r\n | \r\n |
\r\n 2. Với các vách ngăn \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n a. Với các vách ngăn thẳng đứng ở vị\r\n trí trục bánh lái \r\n | \r\n \r\n 0,45 DC \r\n | \r\n |
\r\n b. Chỗ khác \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n |
\r\n c. Với thép đúc ở đỉnh và đáy ở vị\r\n trí trục bánh lái \r\n | \r\n \r\n Toàn bộ các\r\n mối hàn ngấu hoàn toàn \r\n | \r\n |
\r\n Các lưu ý: \r\n1) Kích thước mối hàn phải được xác\r\n định từ chiều dày cơ cấu được liên kết. \r\n2) Các bản thành và nẹp gia cường\r\n không gắn mã của nắp hầm phải được hàn liên tục với tôn tấm và với tấm mặt với một\r\n chiều dài ở các đầu mút bằng chiều cao của cơ cấu. \r\n3) Với hệ thống kết cấu dọc, kích\r\n thước mối hàn phải được gia tăng để có một diện tích hàn tương đương với giá\r\n trị đạt được mà không khoét lỗ các cơ cấu dọc. \r\n4) C: liên tục; DC: liên tục kép \r\n | \r\n ||
\r\n | \r\n | \r\n |
Tất cả các giàn di động ngoài khơi phải\r\nđược đánh dấu mạn khô để quy định các chiều chìm tối đa khi giàn ở trạng thái nổi.\r\nCác dấu mạn khô này phải được đặt tại các vị trí có thể quan sát được trên kết\r\ncấu, thỏa mãn yêu cầu của tổ chức giám sát. Đối với giàn có cột ổn định, các dấu\r\nmạn khô này phải đảm bảo sao cho người phụ trách neo, hạ hoặc các hoạt động\r\nkhác của giàn có thể quan sát được tại vị trí phù hợp.
\r\n\r\nMạn khô được thiết lập theo các quy định\r\ncủa Công ước quốc tế về mạn khô. Tại những nơi ấn định mạn khô tối thiểu không\r\nthể tính toán được bằng các phương pháp thông thường quy định trong Công ước,\r\nthì phải được xác định trên cơ sở phù hợp với các yêu cầu về ổn định tai nạn hoặc\r\nổn định nguyên vẹn khi hoạt động ở trạng thái nổi. Trong trường hợp nâng, hạ hoặc\r\ntựa trên đáy biển, yêu cầu về chiều chìm của giàn không được vượt quá mạn khô ấn\r\nđịnh có thể được xem xét tạm thời không áp dụng cho giàn có đáy hỗ trợ.
\r\n\r\nCác yêu cầu của Công ước quốc tế về mạn\r\nkhô liên quan đến tính kín thời tiết và kín nước của boong, thượng tầng, lầu, cửa,\r\nnắp khoang hàng, các lỗ khác, ống thông gió, thông khí, lỗ thoát nước, ống hút\r\nvà ống xả.v.v. phải được áp dụng cho toàn bộ các giàn ở trạng thái nổi (đối với\r\ngiàn có cột ổn định xem 8.3.6.1).
\r\n\r\n\r\n\r\nChiếc giàn đầu tiên trong sê ri sẽ được\r\nthử nghiêng, càng gần hoàn thành càng tốt, để xác định được trọng lượng giàn\r\nkhông và vị trí của trọng tâm (LCG, VCG và TCG). Quy trình thử nghiêng phải được\r\ntrình thẩm định trước khi thực hiện. Thử nghiêng hoặc kiểm tra trọng lượng giàn\r\nkhông được thực hiện dưới sự chứng kiến của giám sát viên.
\r\n\r\nĐối với các giàn tiếp theo của cùng một\r\nsê ri, được tổ chức giám sát xem là giống nhau về hình dáng thân giàn và bố\r\ntrí, dữ liệu giàn không của chiếc giàn đầu tiên có thể được tổ chức giám sát chấp\r\nnhận để thay thế cho một cuộc thử nghiêng, miễn là sự khác nhau giữa lượng chiếm\r\nnước giàn không hoặc vị trí của trọng tâm giàn do sự thay đổi trọng lượng bởi\r\nnhững khác biệt nhỏ do máy, trang thiết bị .v.v. được xác định bởi đợt kiểm tra\r\ntrọng lượng giàn không, không vượt quá 1 % so với lượng chiếm nước giàn không\r\nvà các kích thước ngang chủ yếu đã được xác định của giàn đầu tiên trong sê ri\r\ngiàn.
\r\n\r\nĐặc biệt lưu ý đến kết quả tính toán\r\ncác trọng lượng chi tiết và so sánh với giàn đầu tiên của sê ri loại giàn có cột\r\nổn định, giàn bán chìm, bởi vì, mặc dù được thiết kế giống nhau, chúng vẫn\r\nkhông đạt được sự tương đương cho phép về trọng lượng hoặc vị trí trọng tâm để\r\nđảm bảo không phải thực hiện thử nghiêng.
\r\n\r\nKết quả của đợt thử nghiêng, hoặc kiểm\r\ntra giàn không và đợt thử nghiêng đã được điều chỉnh cho các thay đổi về trọng\r\nlượng, phải được thẩm tra. Kết quả của việc thử nghiêng và kiểm tra trọng lượng\r\ngiàn không phải nêu rõ cho từng thành phần của giàn có khả năng di chuyển độc lập\r\nđược (chân, thân, cantilevel .v.v.) và phải chỉ rõ vị trí của từng thành phần\r\nnày. Kết quả thử nghiêng, hoặc kết quả của đợt kiểm tra giàn không cùng với các\r\nkết quả thử nghiêng của giàn đầu tiên trong sê ri phải được ghi trong sổ tay vận\r\nhành.
\r\n\r\n8.3. Ổn định và tính\r\nkín nước/ kín thời tiết
\r\n\r\n8.3.1. Tất cả các\r\ngiàn phải có trị số chiều cao hướng tâm dương trong điều kiện nước cân bằng\r\ntĩnh tại tất cả các trạng thái nổi, bao gồm cả các vị trí tạm thời khi nâng hoặc\r\nhạ. Để xác định sự phù hợp đối với các yêu cầu ổn định được nêu ở đây, giả thiết\r\nrằng giàn nổi tự do và không bị neo. Tuy nhiên, các ảnh hưởng bởi hệ thống neo\r\nđậu hoặc bởi động cơ đẩy đối với hệ thống định vị động phải được xem xét.
\r\n\r\n8.3.2. Chiều cao hướng\r\ntâm được xác định cho mỗi trạng thái hoạt động và hướng dẫn về quy\r\ntrình được ghi trong sổ tay vận hành để xác định và đáp ứng chiều cao hướng tâm\r\ndự kiến. Điều này có thể được thực hiện bằng cách bao gồm cả chiều cao hướng\r\ntâm tối thiểu trong tính toán của KG được chấp nhận.
\r\n\r\n8.3.3. Tốc độ gió được tham\r\nchiếu trong phần này được sử dụng để tính toán mô men nghiêng cho việc tính\r\ntoán ổn định nguyên vẹn và ổn định tai nạn. Các tốc độ gió này không đại\r\ndiện cho giới hạn môi trường thực tế.
\r\n\r\n8.3.4. Ổn định
\r\n\r\na. Tất cả các giàn phải thỏa mãn các\r\nyêu cầu về ổn định được nêu trong tài liệu này cho toàn bộ các trạng thái. Tuy\r\nnhiên, các giàn được thiết kế dằn hoặc loại bỏ dằn thông qua một khoảng chiều\r\nchìm hoặc vùng xác định chỉ cần tuân theo chiều chìm hướng tâm cụ thể khi dằn\r\nhoặc loại bỏ dằn thông qua các vùng xác định
\r\n\r\nb. Ổn định nguyên vẹn (toàn bộ các\r\ngiàn)
\r\n\r\ntất cả các giàn phải đủ ổn định (ổn định\r\nphục hồi) để chống lại mô men nghiêng do gió theo bất kỳ hướng nào theo phương\r\nngang và tốc độ nêu dưới đây phù hợp với tiêu chuẩn ổn định nêu tại 8.3.5. Tốc\r\nđộ gió tại các vùng không hạn chế cho trạng thái khoan và vận chuyển bình thường\r\nkhông nhỏ hơn 36 m/s. Ngoài ra, giàn phải có khả năng chịu được bão với tốc độ\r\ngió không nhỏ hơn 51,5 m/s. Trong tất cả các trường hợp, tốc độ gió phải được\r\nxác định. Giàn không được thiết kế để chống lại mô men nghiêng nêu trên sẽ được\r\nxem xét để phân cấp giới hạn hoạt động phù hợp với mô men nghiêng tương đương với\r\nvận tốc gió 25,8 m/s.
\r\n\r\nc. Ổn định tại nạn (tất cả các giàn)
\r\n\r\nTất cả các giàn phải có đủ ổn định và\r\ntính nổi để chống lại được mô men nghiêng tương đương với gió có tốc độ 25.8\r\nm/s theo bất kỳ hướng nào do các nguyên nhân dưới đây, được áp dụng riêng cho từng\r\nloại giàn.
\r\n\r\ni) Hư hỏng do\r\nđâm va: Ngập từ khoang phù hợp với các quy định hư hỏng được chấp nhận tại\r\n8.3.5.4 cho loại giàn được xem xét dưới đây. Các hư hỏng này chỉ cần được áp dụng\r\ntại các chiều chìm tại các trạng thái vận chuyển hoặc khoan thông thường.
\r\n\r\nii) Ngập cách\r\nly: Ngập tại bất kỳ khoang kín nước đơn nào sát biển.
\r\n\r\niii) Giàn tự\r\nnâng: Ngoài ra, đối với giàn tự nâng, ngập tại bất kỳ khoang kín nước đơn.
\r\n\r\niv) Giàn có cột ổn\r\nđịnh: Ngoài ra, đối với giàn có cột ồn định, ngập tại bất kỳ khoang kín nước\r\nđơn nào nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới chiều chìm phù hợp với bất kỳ trạng\r\nthái hoạt động ở điều kiện nổi, có thể là buồng bơm hoặc buồng bao gồm máy với\r\nmột hệ thống làm mát bằng nước biển.
\r\n\r\nd. Ổn định tai nạn\r\n- điều kiện chung
\r\n\r\nChỉ những không gian nêu tại 8.3.4.c sử\r\ndụng trong trạng thái nổi mới được xem xét. Trong 8.3.4.c(ii) và 8.3.4.c(iii)\r\nphía trên, đối với các khoang được thiết kế để chở một lượng nước dằn cụ thể và\r\nvà được quy định trong sổ tay vận hành, việc ngập nước tại các khoang này có thể\r\nđược giới hạn bởi một phần khoang không chứa nước dằn.
\r\n\r\nĐể tính toán, các khoang ngập nước được\r\ngiả định ngập hoàn toàn tại đường nước tai nạn (nghĩa là chúng thông trực tiếp\r\nvới nước biển).
\r\n\r\nĐể tính toán ổn định tai nạn các hệ số\r\nngập nước sau được xem xét:
\r\n\r\n- Kho: 0,95.
\r\n\r\n- Không gian buồng máy: 0,85.
\r\n\r\n- Khu vực sinh hoạt: 0,95.
\r\n\r\n- Két và khoang trống 0,95.
\r\n\r\nCác giá trị khác có thể được sử dụng nếu\r\nđược tính toán thỏa đáng.
\r\n\r\nViệc bồi hoàn các tổn thất phát sinh,\r\nbầng cách bơm ra hoặc sử dụng các khoang dằn khác .v.v., không được coi là làm\r\ngiảm các yêu cầu của 8.3.5.3.b, 8.3.5.3.c và 8.3.5.3.d.
\r\n\r\ne. Các biện pháp xử lý khoang trống
\r\n\r\ni) Đối với mỗi\r\nkhoang trống không có hệ thống hút khô hoặc hệ thống thoát nước phù hợp với\r\n6.4.2.2 của TCVN 12823-3 nhưng được trang bị thiết bị đo sâu theo TCVN 12823-3,\r\ncác tác động do ngập khoang trống tới trọng lượng giàn và tọa độ trọng tâm giàn\r\nđược xác định tại tất cả các trạng thái nổi, bao gồm cả vị trí tạm thời khi dằn\r\nvà xả dằn.
\r\n\r\nii) Đối với\r\nkhoang trống không\r\ntrang bị hệ thống phù hợp với 6.4.2.1 và 6.4.2.2 của TCVN 12823- 3, giá trị KG\r\nlớn nhất cho phép của giàn tại từng chiều chìm, được xác định tại tiểu mục này,\r\nđược giảm với trị số tương đương với mô men đứng lớn nhất đối với đường cơ bản\r\ncủa khoang trống không phù hợp được phân chia bằng lượng chiếm nước của giàn tại\r\nchiều chìm đó.
\r\n\r\niii) Sổ tay vận\r\nhành phải bao gồm các thông tin và quy trình xử lý ngập nước đối với các khoang\r\ntrống không có hệ thống thoát nước.
\r\n\r\n8.3.5. Thông số ổn định
\r\n\r\n8.3.5.1. Đường cong mô men chống lật\r\nvà mô men nghiêng cùng với các tính toán phải có tại tất cả các chiều chìm hoạt\r\nđộng dự kiến, bao gồm cả trạng thái vận chuyển, đường cong mô men chống lật và\r\nmô men nghiêng do gió phải gắn liền với trục chính. Có quan tâm đến ảnh hưởng mặt\r\nthoáng của két chứa chất lỏng.
\r\n\r\n8.3.5.2. Các tính\r\ntoán được thực hiện theo một phương pháp để xác định được tay đòn của lực\r\nnghiêng do gió được nêu tại 8.3.5.5. Đối với mục đích của các tính toán này,\r\nhình dáng của giàn phản ảnh tình trạng thực tế của giàn trong suốt quá trình\r\nkhai thác ở trạng thái nổi, chẳng hạn như vị trí của tháp khoan hoặc các cụm\r\nskid, hoạt động của cần cẩu và vị trí của chân giàn tự nâng.
\r\n\r\n8.3.5.3. Mô men chống\r\nlật (mô men hồi phục)
\r\n\r\na. Thông số ổn định nguyên vẹn
\r\n\r\nĐối với giàn có cột ổn định, phần năng\r\nlượng hồi phục (diện tích phía dưới đường cong mô men hồi phục) tại hoặc trước\r\ngóc giao nhau của điểm giao thứ hai giữa đường cong mô men hồi phục và mô men\r\nnghiêng hoặc góc vào nước, lấy giá trị nào nhỏ hơn, đạt tới trị số không nhỏ\r\nhơn 30 % vượt quá diện tích phía dưới đường cong mô men nghiêng tới cùng một\r\ngóc hạn chế như được chỉ ra tại Hình 9.
\r\n\r\nĐối với tất cả các giàn, đường cong mô\r\nmen hồi phục phải có trị số dương trên toàn bộ dài góc từ trục thẳng đứng tới\r\ngóc giao điểm thứ 2. Tài liệu chứng minh trục nghiêng được chọn là thông số\r\nquan trọng nhất đối với giàn phải được trình thẩm định.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 9 - Đường\r\ncong ổn định nguyên vẹn
\r\n\r\nb. Thông số ổn định tai nạn
\r\n\r\nĐường nước ngập cân bằng, được giả định\r\ntai nạn như 8.3.4.c với một mô men nghiêng tương đương với sức gió 25,8 m/s từ\r\nbất kỳ hướng nào (xem Hình 10), đều không được vượt quá giới hạn sự toàn vẹn\r\nkín nước đã được nêu tại biểu đồ được trình thẩm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 10 - Đường\r\ncong ổn định tai nạn (toàn bộ các giàn)
\r\n\r\nc. Thông số ổn định dự trữ - giàn tự\r\nnâng
\r\n\r\nNgoài các yêu cầu được nêu trong\r\n8.3.5.3.b, giàn tự nâng phải có đủ ổn định dự trữ để thỏa mãn các chỉ tiêu dưới\r\nđây với giả định một khoang ngập nước được như tại 8.3.4.c và với giả thiết\r\nkhông có tác dụng của gió:
\r\n\r\nRoS ≥ 7° + (1,55θs)
\r\n\r\nRoS không được nhỏ hơn\r\n10°.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nRoS: biên độ ổn định\r\n,theo độ.
\r\n\r\nRoS= θm - θS
\r\n\r\nθm: góc nghiêng lớn nhất của\r\nổn định dương, tính theo độ.
\r\n\r\nθs: Góc nghiêng tĩnh sau\r\ntai nạn, tính theo độ.
\r\n\r\nBiên độ ổn định được xác định không phụ\r\nthuộc vào góc vào nước (Xem Hình 11).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 11 -\r\nCác yêu cầu ổn định tai nạn dư đối với giàn tự nâng
\r\n\r\nRoS> 7°+ 1.59θs
\r\n\r\nRoS không được nhỏ hơn 10°.
\r\n\r\nd. Thông số ổn định dự trữ - giàn có cột\r\nổn định
\r\n\r\nNgoài các yêu cầu được nêu ở\r\n8.3.5.3.b, giàn có cột ổn định phải có đủ ổn định dự trữ để thỏa mãn các tiêu\r\nchí dưới đây:
\r\n\r\ni) Với giả định\r\ntai nạn như 8.3.4.c(i)
\r\n\r\n- Đường cong mô men hồi phục phải có\r\nphạm vi tới điểm chống ngập nước thứ nhất hoặc giao điểm thứ hai, tùy theo điều\r\nkiện nào tới trước, ít nhất là 7 độ so với điểm ngập nước thứ nhất với đường\r\ncong mô men nghiêng ứng với sức gió 25,8 m/s.
\r\n\r\n- Trong phạm vi từ điểm giao cắt thứ\r\nnhất với đường cong mô men nghiêng ứng với sức gió 25,8 m/s tới điểm giao cắt\r\nthứ hai của đường cong này hoặc tới điểm chống ngập nước thứ nhất, tùy vào cái\r\nnào tới trước, đường cong mô men hồi phục phải đạt đến giá trị ít nhất bằng 2 lần\r\nđường cong mô men ngiêng, được đo tại cùng 1 góc.
\r\n\r\n- Tính kín thời tiết phải được thỏa\r\nmãn ít nhất là 4 m phía trên đường nước tai nạn cuối cùng theo phương vuông góc\r\nvà theo đường lệch 7 độ về phía trên so với đường nước tai nạn cuối cùng với sức\r\ngió 50 knot (Xem Hình 14).
\r\n\r\nii) Khi bất kỳ một\r\nkhoang kín nước nào được quy định tại 8.3.4.c(ii) và 8.3.4.c(iv), đường cong mô\r\nmen phục hồi phải có phạm vi ổn định tối thiểu (không có gió) là 7 độ tới điểm\r\nngập nước thứ nhất, hoặc tới góc của điểm giao cắt không, lấy giá trị nào đến\r\ntrước (Xem Hình 12 và Hình 13).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 12 -\r\nCác yêu cầu về ổn định tai nạn dư đối với giàn có cột ổn định (hư hỏng do\r\nva chạm)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 13 -\r\nCác yêu cầu về ổn định tai nạn dư đối với giàn có cột ổn định (ngập nước)
\r\n\r\n8.3.5.4. Phạm vi hư hỏng\r\ntrong đánh giá ổn định tai nạn
\r\n\r\na. Để đánh giá ổn định tai nạn của\r\ngiàn di động, theo yêu cầu tại 8.3.4, phạm vi hư hỏng sau đây phải được giả định.
\r\n\r\nb. Nếu phạm vi hư hỏng nhỏ hơn gây ra\r\ntình trạng xấu hơn, phạm\r\nvi hư hỏng đó phải được giả định.
\r\n\r\nc. Toàn bộ hệ thống ống, hệ thống\r\nthông gió, hầm .v.v. trong khu vực giả định tai nạn được xem như bị hư hỏng.\r\nCác thiết bị đóng kín phải được trang bị để ngăn ngừa việc ngập nước tới các\r\nkhu vực còn nguyên vẹn khác. Xem 7.2.6 với các yêu cầu đặc biệt đối với vách\r\nkín nước và các sàn.
\r\n\r\nd. Giàn tự nâng
\r\n\r\ni) Đối với giàn\r\ntự nâng, phạm vi hư hỏng dưới đây được giả định xảy ra giữa các vách hiệu dụng
\r\n\r\n- Chiều sâu xâm nhập theo phương ngang\r\nlà 1,5 m.
\r\n\r\n- Phạm vi hư hỏng theo phương thẳng đứng\r\nkhông có giới hạn theo hướng lên trên từ tôn bao đáy. Tại những nơi có đế chống\r\nlún, chiều sâu phạm vi hư hỏng giả định đồng thời cho cả đế chống lún và phần\r\nthân trên chỉ cần được xem xét khi mớn nước nhẹ tải nhất cho phép bất kỳ phần\r\nnào của đế chống lún chìm xuống trong khoảng 1,5 m chiều thẳng đứng so với đường\r\nnước, và sự chênh lệch kích thước theo đường nằm ngang giữa đế chống lún và phần\r\nthân trên tối thiểu là 1,5 m trong khu vực được xem xét.
\r\n\r\nii) Các phần hõm\r\nvà cạnh của lỗ khoan không phải là đối tượng xem xét tuân thủ, miễn là có các\r\nbiện pháp ngăn chặn thuyền đi vào lỗ khoan khi giàn đang ở trạng thái nổi.
\r\n\r\niii) Khoảng các\r\ngiữa các vách ngăn kín nước hiệu dụng hoặc khoảng cách giữa các đoạn nhảy bậc gần\r\nnhất của chúng nằm trong phạm vi giả định hư hỏng theo chiều sâu phương ngang\r\nkhông được nhỏ hơn 3 m. Tại những nơi có khoảng cách nhỏ hơn, phải bỏ một hoặc\r\nnhiều vách ngăn liền kề.
\r\n\r\ne. Giàn có cột ổn định
\r\n\r\nĐối với giàn có cột ổn định, các\r\ngiả định dưới đây áp dụng cho các chiều chìm hoạt động thiết kế của giàn.
\r\n\r\ni) Chỉ những cột\r\nổn định nằm trong phạm vi của giàn là được giả định tai nạn với hư hỏng giới hạn\r\ntại các phần bên ngoài của cột ổn định.
\r\n\r\nii) Hư hỏng được\r\ngiả định xuất hiện xuất hiện trong phạm vi theo chiều thẳng đứng là 3 m tại bất\r\nkỳ vị trí nào nằm giữa 5 m phía trên và 3 m phía dưới mạn khô xem xét. Nếu\r\ntrong khu vực này có sàn kín nước, nguy hiểm được giả định phải xuất hiện đồng\r\nthời tại các khoang phía trên và phía dưới sàn kín nước này.
\r\n\r\niii) Một trong\r\ncác chỉ tiêu dưới đây đối với phạm vi hư hỏng theo phương ngang phải được áp dụng\r\ndọc theo phạm vi của các cột ổn định theo đường nước. Tiêu chí tương đương đối\r\nvới phạm vi hư hỏng theo phương ngang phải được áp dụng cho toàn bộ các cột ổn\r\nđịnh lộ thiên. Các phạm vi này phải được mô tả trong sổ tay vận hành.
\r\n\r\n- Không có bất kỳ vách dọc nào được giả\r\nđịnh tai nạn, trừ khi khoảng cách giữa các vách dọc này nhỏ hơn 1/8 đường kính\r\ncột tại mạn khô xem xét.
\r\n\r\n- Hư hỏng tại bất cứ vị trí nào dọc\r\ntheo phía trên đường nước trong phạm vi 3 m, nếu có vách kín nước nằm trong phạm\r\nvi này, các vách kín nước phải được giả định tai nạn.
\r\n\r\niv) Tai nạn tại\r\ncác cột ổn định được giả định ở chiều cao theo phương ngang là 1,5 m.
\r\n\r\nv) Phần thân dưới\r\nhoặc đế chân giàn được coi như hư hỏng khi hoạt động ở trạng thái không tải hoặc\r\nở trạng thái di chuyển cùng với điều kiện được nêu ở i), ii) và iv) và liên\r\nquan đến hình dáng của giàn, theo cách tương tự được nêu tại iii) hoặc giữa các\r\nvách kín nước hiệu dụng. Khoảng cách giữa các vách kín nước hiệu dụng hoặc các\r\nphần nhảy bậc gần nhất của nó nằm trong phạm vi giả định của chiều sâu theo\r\nphương ngang không được nhỏ hơn 3,0 m. Nếu khoảng cách nhỏ hơn thì có thể bỏ\r\nqua một hoặc nhiều vách ngăn liền kề. Nếu thiệt hại ở mức độ thấp hơn nhưng dẫn\r\nđến tình trạng cân bằng cuối cùng nghiêm trọng hơn, thì mức độ thấp hơn sẽ được\r\ngiả định.
\r\n\r\nf. Giàn mặt nước
\r\n\r\nĐối với giàn mặt nước, các phạm vi hư\r\nhỏng dưới đây được giả định xảy ra giữa các vách ngăn kín nước hiệu dụng:
\r\n\r\ni) Chiều sâu\r\nxâm nhập theo phương ngang là 1,5m.
\r\n\r\nii) Chiều cao\r\nphạm vi hư hỏng từ tôn đáy trở lên.
\r\n\r\niii) Khoảng cách\r\ngiữa các vách kín nước hiệu dụng hoặc các phần nhảy bậc gần nhất của nó nằm\r\ntrong phạm visưx giả định của chiều sâu theo phương ngang không được nhỏ hơn\r\n3,0 m. Nếu khoảng cách nhỏ hơn thì có thể bỏ qua một hoặc nhiều vách ngăn liền\r\nkề.
\r\n\r\n8.3.5.5. Mô men\r\nnghiêng
\r\n\r\nMô men nghiêng đặc trưng cho toàn bộ\r\ncác tải trọng môi trường được tối ưu hóa đối với giàn. Để tính toán chúng được\r\nlấy theo các mô men do gió đối với giàn với vận tốc được nêu tại 8.3.4, được\r\ntính toàn phù hợp với mục 4 hoặc được phát triển từ các thử nghiệm ống gió khí động.
\r\n\r\nMô men nghiêng được tính toán tại các\r\ngóc nghiêng khác nhau đối với mỗi trạng thái hoạt động. Việc tính toán được thực\r\nhiện có xét tới phạm vi ổn định của trục giới hạn. Cánh tay đòn của lực nghiêng\r\nđược lấy theo phương thẳng đứng từ tâm của lực cản ngang hoặc, nếu có thể, tâm\r\ncủa áp lực thủy động của phần thân dưới nước tới tâm áp lực của phần diện tích\r\nhứng gió.
\r\n\r\nĐối với giàn định vị động, mô men\r\nnghiêng được lấy bằng tổng một lực do gió gây ra lên đến lực đẩy tổng hợp của hệ\r\nthống đẩy tại mỗi hướng được phân tích với một cánh tay đòn bằng khoảng cách từ\r\ntâm của áp lực gió tới tâm của đĩa trục chân vịt và lực gió còn lại (nếu có) với\r\nmột cánh tay đòn là khoảng cách từ tâm của áp lực gió tới tâm của lực cản\r\nngang. Vì mục đích này, lực đẩy tổng hợp không cần thiết phải lớn hơn lực cản\r\ngió.
\r\n\r\nĐối với giàn tự nâng, mô men nghiêng của\r\ngiàn phải được xem xét cho bất kỳ vị trí chân nào cho trước tương ứng với thân\r\ngiàn.
\r\n\r\nTrong tính toán mô men nghiêng của\r\ngiàn mặt nước không có sàn độc lập, đường cong có thể được giả định để biến\r\nthiên theo hàm cosin của góc nghiêng.
\r\n\r\n8.3.5.6. Thử nghiệm ống\r\ngió khí động
\r\n\r\nMô men nghiêng nhận được từ các cuộc\r\nthử nghiệm ống gió khí động trên một mô hình đại diện của giàn có thể được xem\r\nxét thay thế cho phương pháp đưa ra ở đây. Do vậy việc xác định mô men nghiêng\r\nbao gồm cả những ảnh hưởng nâng và kéo tại các góc nghiêng tương ứng. Việc thử\r\nbao gồm toàn bộ các chiều chìm, hướng gió và các góc nghiêng, tới mức tối đa có\r\nthể được. Chương trình thử này phải được trình thẩm định.
\r\n\r\n8.3.5.7. Tiêu chuẩn ổn\r\nđịnh thay thế
\r\n\r\na. Tiêu chuẩn ổn định thay thế có thể\r\nđược xem xét chấp nhận, miễn là tiêu chí này cung cấp đầy đủ cho mô men nghiêng\r\nđể chống lại các hiệu ứng lật của các lực do môi trường và vận hành và đủ để\r\nngăn ngừa việc ngập nước và lật trong điều kiện nguyên vẹn và hư hỏng.
\r\n\r\nb. Hướng dẫn
\r\n\r\nCác yêu cầu dưới đây sẽ được xem xét để\r\nxác định sự đầy đủ của các tiêu chí thay thế được đệ trình để xem xét:
\r\n\r\ni) Các điều kiện\r\nmôi trường đại diện cho gió (bao gồm cả gió giật) và\r\nsóng thực tế thích hợp với các loại hình hoạt động khác nhau.
\r\n\r\nii) Động lực học\r\ncủa giàn. Nếu phù hợp, việc phân tích sẽ bao gồm kết quả của các cuộc thử nghiệm\r\nống gió khí động, các cuộc thử nghiệm mô hình bể tạo sóng và các giả lập phi\r\ntuyến. Bất kỳ phổ sóng và gió nào được sử dụng cũng bao gồm các dải tần số để đảm\r\nbảo rằng thu được các phản ứng chuyển động tới hạn.
\r\n\r\niii) Các khả năng\r\nngập nước, có xét đến ảnh hưởng động lực học và profile sóng.
\r\n\r\niv) Khả năng dễ\r\nlật, có xét đến năng lượng hồi phục của giàn và ảnh hưởng động lực học lớn nhất.
\r\n\r\nv) Giới hạn an\r\ntoàn phù hợp với phương pháp luận để giải thích các nhân tố không xác định.
\r\n\r\nvi) Các giả định\r\nvề hư hỏng ít nhất phải tương đương với các yêu cầu trong tiêu chuẩn.
\r\n\r\nc. Tiêu chuẩn thay thế ổn định nguyên\r\nvẹn
\r\n\r\nTài liệu tham khảo cụ thể có thể được\r\nxem trong phụ lục C “ứng dụng của động lực dựa trên tiêu chuẩn ổn định nguyên vẹn\r\ncủa giàn khoan di động dạng có cột ổn định”. Phụ lục này và các phụ lực liên\r\nquan đến từ phụ lục C5 đến phụ lục C.7 đưa ra phương pháp xác định ổn định\r\nnguyên vẹn đầy đủ trong điều kiện bão lớn.
\r\n\r\n8.3.6. Tính kín nước/\r\nkín thời tiết
\r\n\r\n8.3.6.1. Tính kín thời\r\ntiết
\r\n\r\nCác thiết bị đóng kín được quy định\r\ntrong các yêu cầu của load line, cần phải xem xét đặc biệt đối với các lỗ khoét\r\nphía boong trên của giàn có cột ổn định. Trong mọi trường hợp, các lỗ khoét bên\r\nngoài có các mép dưới thấp hơn các mức mà tính kín thời tiết thỏa mãn, thể hiện\r\nbởi biểu đồ được trình thẩm định theo quy định phải có cả thiết bị đóng kín thời\r\ntiết. Các biểu đồ tham chiếu có thể xác định các mức độ khác nhau của tính kín\r\nthời tiết đối với từng chế độ hoạt động ở trạng thái nổi. Các lỗ khoét được\r\ntrang bị các thiết bị để đảm bảo tính tín thời tiết phải ngăn sự vào nước một\r\ncách hiệu quả do việc thường xuyên bị ngập nước phải tuân theo các tiêu chí về ổn\r\nđịnh nguyên vẹn (xem 8.3.5.3.a).
\r\n\r\nMột bản vẽ, chỉ rõ việc bố trí (đóng hoặc mở) của\r\ntoàn bộ các thiết bị đóng không tự động và vị trí của các tấm chắn kín nước và\r\nkín thời tiết, đối với từng tình trạng hoạt động ở trạng thái nổi phải được xem\r\nxét trước khi bàn giao giàn. Sau thỏa mãn, bản vẽ phải được đưa vào sổ tay vận\r\nhành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 14 - Các\r\nyêu cầu tối thiểu về tính kín thời tiết đối với giàn có cột ổn định
\r\n\r\nVùng A - Vùng tối thiểu 4m của tính\r\ntoàn vẹn thời tiết.
\r\n\r\nVùng B - Tối thiểu 7° của phạm vi\r\ntính toàn vẹn thời tiết.
\r\n\r\n8.3.6.2. Tính kín nước
\r\n\r\na. Toàn bộ các lỗ khoét bên ngoài và bên\r\ntrong có mép dưới thấp hơn các mức mà tính kín nước thỏa mãn, thể hiện bởi biểu\r\nđồ được trình thẩm định theo, phải được trang bị các thiết bị để đảm bảo tính\r\nkín nước.
\r\n\r\nb. Các lỗ khoét bên trong được sử dụng\r\nđể tiếp cận khi giàn ở trạng thái nổi.
\r\n\r\nCác lỗ khoét bên trong cùng với các\r\nthiết bị đi kèm đảm bảo tính kín nước, được sử dụng trong suốt quá trình giàn vận\r\nhành ở trạng thái nổi, phải tuân theo các yêu cầu dưới đây.
\r\n\r\ni) Cửa và các\r\nmiệng hầm hàng thông thường phải có khả năng điều khiển được từ xa từ vị trí\r\ntrung tâm bởi con người, ví dụ như buồng lái hoặc buồng điều khiển két dằn,\r\ncũng như có phải năng hoạt động từ cả hai phía của vách ngăn. Các thiết bị chì\r\nbáo đóng/ mở phải được trang bị trong buồng điều khiển. Ngoài ra, các cửa hoạt\r\nđộng điều khiển từ xa để đảm bảo tính kín nước của các lỗ khoét bên trong được\r\nsử dụng trong trạng thái nổi phải là các cửa trượt kín nước cùng với thiết bị cảnh\r\nbáo âm thanh. Máy phát điện, hệ thống điều khiển cùng với các thiết bị chỉ báo\r\nphải hoạt động được ngay cả trong trường hợp máy phát điện chính bị hư hỏng, cần\r\nchú ý đặc biệt để giảm thiểu các ảnh hưởng của việc hư hỏng hệ thống điều khiển.\r\nMỗi cửa kín nước dạng trượt hoạt động bằng điện phải được trang bị một cơ cấu vận\r\nhành bằng tay độc lập, nó phải có khả năng mở và đóng cửa bằng tay tại chính cửa\r\nđó từ 2 phía.
\r\n\r\nii) Ngoại trừ\r\ncác cửa đặt tại hoặc phía dưới chiều chìm load line thấp nhất của giàn có cột ổn định và\r\ngiàn mặt nước, các yêu cầu liên quan đến điều khiển từ xa theo 8.3.6.2.b(i)\r\nkhông phải bắt buộc, với điều kiện các cửa là loại đóng nhanh và phải có hệ thống\r\nchỉ báo (ví dụ như tín hiệu đèn) được trang bị để cảnh báo cho thuyền viên, cả ở\r\nkhu vực đó và trạm điều khiển trung tâm có người điều khiển, cho dù các cửa được\r\nmở hay đóng chặt. Các miệng hầm hàng có tính kín nước phải có các chỉ báo tương\r\ntự. Ngoài ra, dấu hiệu phải được dán gần lỗ khoét để thể hiện rằng thiết bị làm\r\nkín được đóng chặt khi giàn ở trạng thái nổi và chỉ được mở trong quá trình sử\r\ndụng.
\r\n\r\niii) Các thiết bị\r\nlàm kín phải có độ bền, độ kín và phương pháp để bảo đảm khả năng kín nước dưới\r\náp lực nước trong điều kiện xem xét.
\r\n\r\nc. Các lỗ khoét bên trong đóng kín khi\r\ngiàn nổi
\r\n\r\nCác lỗ khoét bên trong cùng với trang\r\nthiết bị đảm bảo tính kín nước, luôn đóng khi giàn ở trạng thái nổi, phải tuân theo\r\ncác yêu cầu dưới đây.
\r\n\r\ni) Dấu hiệu chỉ\r\nra rằng lỗ khoét đóng khi giàn ở trạng thái nổi trong suốt quá trình hoạt động\r\nbình thường phải được dán gần lỗ khoét.
\r\n\r\nii) Việc đóng và mở của\r\ncác thiết bị đóng kín được ghi chú trong sổ nhật ký của giàn.
\r\n\r\niii) Lỗ người\r\nchui cùng với lắp chặt bằng bu lông không cần thiết phải tuân theo\r\n8.3.6.2.c(i).
\r\n\r\niv) Các thiết bị\r\nđóng kín phải có độ bền, độ kín và phương pháp để đảm bảo khả năng làm kín nước\r\ndưới áp lực của nước trong điều kiện xem xét.
\r\n\r\nd. Các lỗ khoét bên ngoài sử dụng\r\ntrong điều kiện giàn ở trạng thái nổi
\r\n\r\nCác lỗ khoét bên ngoài được sử dụng\r\ntrong điều kiện giàn vận hành ở trạng thái nổi phải tuân theo các yêu cầu sau\r\nđây.
\r\n\r\ni) Các mép dưới\r\ncủa toàn bộ lỗ khoét, bao gồm ống thông hơi, thông gió, thông gió vào và ra\r\n(bao gồm cả các thiết bị\r\nđóng kín), miệng\r\nkhoang không kín nước và cửa kín thời tiết, phải nằm phía trên các mức quy định\r\nđể đảm bảo tính kín nước.
\r\n\r\nii) Các lỗ khoét\r\nđóng kín khi ở trạng thái bình thường cùng với các thiết bị làm kín phải đảm bảo\r\ntính kín nước, cũng như các cửa mạn không mở, lỗ người chui và các miệng hầm nhỏ,\r\ncó thể được đặt phía dưới các mức đảm bảo tính kín nước, ngoại trừ các ghi chú trong\r\n7.4.5.7 đối với các đèn ra vào cảng hoặc cửa sổ bao gồm cả loại không mở. Các\r\nmiệng hầm nhỏ thường được sử dụng cho thuyền viên tiếp cận. Các miệng hầm này\r\ncó thể bị ngậm nước trong trường hợp giàn bị tai nạn, phải được đóng kín bằng nắp\r\nkín nước loại đóng nhanh bằng thép hoặc bằng các vật liệu tương đương. Phải\r\ntrang bị một hệ thống chỉ bảo, ví dụ như chỉ báo bằng tín hiệu đèn cảnh báo cho\r\nthuyền viên, cả ở khu vực đó và trạm điều khiển trung tâm, bất kể miệng hầm\r\nhàng ở trạng thái đóng hay mở. Ngoài ra, dấu hiệu phải được dán gần lỗ khoét để\r\nthể hiện rằng thiết bị làm kín được đóng chặt khi giàn ở trạng thái nổi\r\nvà chỉ được mở trong quá trình sử dụng. Những lỗ khoét này không phải là lối\r\nthoát hiểm sự cố.
\r\n\r\niii) Trường hợp bị\r\nngập nước ở hầm xích hoặc ở các không gian tạo lực nổi khác, các lỗ khoét tại\r\ncác không gian này được xem xét coi là các điểm ngập nước.
\r\n\r\ne. Các lỗ khoét bên ngoài được đóng\r\nkín khi giàn ở trạng thái nổi
\r\n\r\nCác lỗ khoét bên ngoài cùng với các\r\nthiết bị kín nước, thường đượng đóng kín khi giàn ở trạng thái nổi, phải tuân\r\ntheo các yêu cầu tại 8.3.6.2.c.
\r\n\r\n8.3.6.3. Sự thẩm thấu
\r\n\r\nTrường hợp các vách kín nước và các\r\nsàn cần thiết cho ổn định tai nạn, chúng phải đảm bảo tính kín nước hoàn toàn.\r\nTrường hợp các đường dây riêng biệt, các ống hoặc hệ thống đường ống phục vụ\r\ncho nhiều hơn một khoang hoặc nằm trong phạm vi tai nạn, phải bố trí thỏa mãn\r\nđể loại trừ khả năng ngập toàn bộ hệ thống. Các yêu cầu đối với việc đóng kín\r\nnước xem tại TCVN 12823-3 mục 6.2.14.
\r\n\r\n8.3.7. Máy tính\r\ntrên giàn sử dụng cho việc tính toán ổn định
\r\n\r\nViệc sử dụng các máy tính cho việc\r\ntính toán ổn định không yêu cầu trong phân cấp. Tuy nhiên, nếu các phần mềm ổn\r\nđịnh được lắp đặt trên giàn vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2005, nó phải bao gồm\r\ncác yêu cầu về ổn định của giàn và được thẩm định phù hợp với các yêu cầu của\r\nphụ lục D, “Máy tính trên giàn cho việc tính toán ổn định”
\r\n\r\n\r\n\r\n9.1. Hệ thống neo và\r\ntrang thiết bị
\r\n\r\n9.1.1. Ngoại trừ\r\ncác quy định dưới đây, các ký hiệu TEMOOR, và POSMOOR không bắt buộc trong phân\r\ncấp.
\r\n\r\n9.1.2. Các giàn\r\nkhoang tự hành phải có thiết bị neo tạm thời để neo đậu trong trường hợp giàn ở\r\ntrạng thái di chuyển. Ký hiệu TEMOOR là một phần trong điều kiện phân cấp đối với\r\ngiàn khoan tự hành ngoại trừ những lưu ý trong 9.1.4.2 bên dưới.
\r\n\r\n9.1.3. Đối với các\r\ngiàn khoan không tự hành, nếu có yêu cầu từ chủ giàn, ký hiệu TEMOOR có thể được\r\nđặt sau ký hiệu phân cấp.
\r\n\r\n9.1.4. Thiết bị neo\r\ntạm thời
\r\n\r\n9.1.4.1. Ký hiệu\r\nTEMOOR đứng sau ký hiệu phân cấp, do vậy ký hiệu này sẽ biểu thị rằng thiết bị\r\nneo tạm thời, để neo khi giàn ở trạng thái di chuyển, phải tuân theo các yêu cầu\r\náp đụng trong 9.1.11 hoặc các yêu cầu tương đương với các giới hạn hoạt động được\r\nghi chú trong phân cấp giàn đã được thẩm định đối với hoạt động cụ thể. Đối với\r\ngiàn khoan có ký hiệu P, yêu cầu này có thể được đáp ứng nếu thiết bị neo được\r\nnhả ra trong trường hợp khẩn cấp khi giàn di chuyển.
\r\n\r\n9.1.4.2. Các yêu cầu\r\nthay thế
\r\n\r\na. Đối với các giàn có cột ổn định tự\r\nhành được phân cấp với ký hiệu DPS-B hoặc DPS-C và giàn tự nâng tự hành có trục\r\nchân vịt để duy trì trạng thái nổi khi hạ chân giàn, việc thay thế yêu cầu đối\r\nvới E có thể được xem xét đặc biệt tùy theo các yêu cầu dưới đây.
\r\n\r\ni) ít nhất phải\r\ncó một bộ neo và xích neo.
\r\n\r\nii) Hệ thống neo\r\nphải dựa trên các thông số do chủ giàn cung cấp. Các thông số này phải được\r\ntrình thẩm định
\r\n\r\niii) Việc chứng\r\nminh tính đầy đủ của hệ thống neo đậu đối với điều kiện môi trường phải được\r\nxem xét dựa trên tốc độ giỏ 25 m/s, tốc độ hiện tại 2,5 m/s và trong phạm vi từ\r\n6 đến 10 (phạm vi là tỉ số giữa chiều dài của xích thả và độ sâu mực nước biển).
\r\n\r\niv) Quy trình thả\r\nneo tạm thời và kích hoạt hệ thống DP khi động cơ bị hỏng trong suốt quá trình\r\ndi chuyển phải có trong sổ tay vận hành.
\r\n\r\nv) Khi giàn được\r\ntrang bị dây cáp thép, quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế để chứng minh\r\nkhả năng sử dụng và số lượng khi yêu cầu phải được trình thẩm định.
\r\n\r\nvi) Thiết bị\r\nneo, mỏ neo, xích hoặc cáp thép được chủ giàn chỉ định phải được thử phù hợp với\r\ncác thông số kỹ thuật dưới sự chứng kiến của giám sát viên.
\r\n\r\nvii) Các yêu cầu\r\náp dụng trong 9.1.8, 9.1.9 và 9.1.11 phải được tuân theo.
\r\n\r\nviii) Trong trường\r\nhợp khi giàn có hệ thống neo đơn mũi được neo trong 1 khoảng thời gian lớn hơn\r\n21 ngày, các thiết bị neo bổ sung hoặc hỗ trợ từ bên ngoài ví dụ như tàu kéo hỗ\r\ntrợ phải được yêu cầu và được đưa vào sổ tay vận hành.
\r\n\r\nb. Ngoài ra đối với giàn có cột ổn định\r\ntự hành có dấu hiệu DPS-B hoặc DPS-C, thiết bị neo không bắt buộc nếu các điều\r\nsau thỏa mãn.
\r\n\r\ni) Giàn được hỗ\r\ntrợ bởi tàu kéo khi di chuyển gần hoặc trong cảng, bờ biển hoặc vùng nước đông\r\ntàu thuyền.
\r\n\r\nii) Việc bố trí\r\nđặc biệt phải được thực hiện trong khi giàn được neo ở vùng nước nông.
\r\n\r\nc. Các yêu cầu phía trên phải được đưa\r\nvào bằng việc sử dụng việc nghiên cứu đánh giá rủi ro và bất kỳ sự ngẫu nhiên\r\nhoặc giới hạn hoạt động nào được khuyến nghị (xuất hiện trong nghiên cứu) có\r\ntrong sổ tay vận hành.
\r\n\r\nd. Khi có sự yêu cầu từ chủ giàn và\r\ncác yêu cầu trong phần này được thỏa mãn, dấu hiệu không được coi là bắt buộc\r\ntrong dấu hiệu phân cấp của giàn.
\r\n\r\n9.1.5. Hệ thống neo\r\nđịnh vị
\r\n\r\nTheo yêu cầu của chủ giàn, tổ chức\r\ngiám sát sẽ chuẩn bị để chứng nhận khả năng neo đậu của giàn phù hợp với các\r\nyêu cầu được nêu trong phụ lục E. Giàn được chứng nhận neo định vị sẽ có dấu hiệu POSMOOR sau dấu\r\nhiệu phân cấp.
\r\n\r\n9.1.6. Thiết bị neo\r\nvà thả
\r\n\r\nTrọng lượng cho mỗi neo của hệ thống\r\nneo mũi, trong Bảng 12, có khối lượng bằng nhau. Khối lượng của mỗi neo riêng\r\nbiệt có thể thay đổi 7 %, miễn là tổng khối lượng của toàn bộ neo không nhỏ hơn\r\nyêu cầu đối với neo có khối lượng bằng nhau. Tổng chiều dài của xích neo trên\r\ngiàn được nêu trong Bảng 12, được phân chia hợp lý giữa hai neo mũi.
\r\n\r\nDây cáp được thiết kế là một phần của\r\nthiết bị không được sử dụng như là xích khi giàn đang vận hành. Các đầu cuối\r\ntrên giàn của dây cáp của neo mũi phải được buộc chặt bằng các phương pháp hiệu\r\nquả.
\r\n\r\nHai neo mũi và dây cáp của chúng phải\r\nđược kết nối và định vị, sẵn sàng sử dụng trong điều kiện di chuyển. Nếu có 3 mỏ neo trong Bảng\r\n12, neo thứ ba được coi như một neo mũi dự trữ và chỉ được liệt kê trong hướng\r\ndẫn; điều này không coi là một yêu cầu trong phân cấp.
\r\n\r\nGiàn với dấu hiệu DPS-B hoặc DPS-C có\r\ndự định hoạt dộng ở vùng nước sâu có thể được trang bị một neo đơn mũi lắp đặt\r\ntrên giàn cùng với một nửa chiều dài của dây xích được nêu trong Bảng 12. Khi\r\ngiàn với neo đơn mũi được neo trong khoảng thời gian dài hơn 21 ngày, cần phải\r\ncó các biện pháp bổ sung cho việc neo hoặc hỗ trợ bên ngoài ví dụ như tàu kéo\r\nvà hướng dẫn về vấn đề này được đưa vào sổ tay vận hành.
\r\n\r\nPhải có các phương pháp để dừng mỗi\r\ndây cáp khi thả neo, và tời neo phải có khả năng kéo cáp.
\r\n\r\nChiều dài của dây xích được yêu cầu\r\ntrong Bảng 12 có thể được phân bố đều giữa hai neo mũi liên kết với nhau và phải\r\nsẵn sàng sử dụng. Nếu bố trí xích sao cho một neo có chiều dài lớn hơn để neo\r\nthì phải chứng minh rằng tời neo phải có đủ khả năng để kéo xích có chiều dài lớn\r\nhơn.
\r\n\r\nPhải bố trí phù hợp để đảm bảo việc giữ\r\nneo và cuộn cáp.
\r\n\r\n9.1.7. Kích thước và\r\nkhối lượng thiết bị
\r\n\r\na. Các yêu cầu quy định ở đây dành cho\r\nviệc neo tạm thời của giàn trong cảng hoặc ở vùng trú. Phương trình “Số thiết bị”\r\ndựa trên tốc độ hiện tại 2,5 m/s, tốc độ gió 25 km/s và trong phạm vi từ 6 đến\r\n10, phạm vi này là tỉ số giữa chiều dài xích thả và chiều sâu mực nước. Neo và\r\nxích neo phải tuân thủ theo Bảng 12 và số lượng, khối lượng và kích\r\ncỡ của chúng phải được điều chỉnh bởi số thiết bị\r\n(EN) nhận được từ phương trình dưới đây:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nk= 1,0 (1,0; 1,012)
\r\n\r\nm= 2 (2; 0,186)
\r\n\r\nn= 0,1 (0,1; 0,00929)
\r\n\r\nh: số thân hoặc pôn tông của giàn
\r\n\r\n∆: lượng chiếm nước mẫu\r\ncủa giàn tính theo tấn (tấn dài), ngoại trừ các phần thêm vào, được lấy tại chiều\r\nchìm di chuyển.
\r\n\r\nΣqCsChAf:\r\ntổng diện tích lộ thiên hứng gió lấy theo m2 tại chiều chìm di chuyển.
\r\n\r\nq= 1,0 đối với thân, thượng tầng và lầu\r\nlái.
\r\n\r\nq= 0,3 đối với các khu vực hứng gió\r\nkhác.
\r\n\r\nCs: Hệ số hình dáng, theo Bảng\r\n12.
\r\n\r\nCh: Hệ số chiều\r\ncao, theo Bảng 13.
\r\n\r\nAf: phần diện\r\ntích hứng gió phía trước của mỗi phần tử hứng gió, lấy bằng m2, bao\r\ngồm các cột ổn định, thân trên, các cơ cấu boong, thượng tầng và lầu lái, các\r\nkhung giàn, cần cẩu lớn, kết cấu đỡ cần cẩu và cẩu phục vụ khoan cũng như phần\r\nthân giàn phía trên đường nước di chuyển, áp dụng tùy theo loại giàn. Việc chắn\r\ngió theo biện pháp chấp nhận có thể được xem xét.
\r\n\r\nΣqCsChAp:\r\nTổng profile diện tích mặt hứng gió lấy bằng m2 tại chiều chìm di\r\nchuyển.
\r\n\r\nAp: profile diện tích của mỗi\r\nphần tử hứng gió, lấy bằng m2, bao gồm các cột ổn định, thân trên,\r\ncác cơ cấu boong, thượng tầng và lầu lái, các khung giàn, cần cẩu lớn, kết cấu\r\nđỡ cần cẩu và cẩu phục vụ khoan cũng như phần thân giàn phía trên đường nước di\r\nchuyển, áp dụng tùy theo loại giàn. Việc chắn gió theo biện pháp chấp nhận có\r\nthể được xem xét.
\r\n\r\nb. Trong tính toán diện tích hứng gió,\r\ncác điều kiện dưới đây phải được xem xét:
\r\n\r\ni) Các tầng của\r\nthượng tầng hoặc lầu lái có chiều rộng tại điểm bất kỳ không lớn hơn 0,25B, với\r\nB là chiều rộng mẫu của giàn, có thể ngoại trừ, miễn là diện tích hứng gió ra của\r\nchúng nhỏ hơn 1/100 so với tổng diện tích hứng gió của giàn.
\r\n\r\nii) Các vách chắn\r\nphải có chiều cao lớn hơn 1,5 m.
\r\n\r\niii) Trong trường\r\nhợp giàn có cột ổn định, phải bao gồm phần diện tích hứng gió của toàn bộ cột ổn\r\nđịnh (nghĩa là không có sự che chắn gió nào). Tuy nhiên, hệ số hình dáng 0,5 có\r\nthể được sử dụng đối với các bề mặt hình trụ của cột.
\r\n\r\niv) Khối diện\r\ntích hứng gió của toàn bộ lầu lái có thể được sử dụng thay thế cho việc tính\r\ntoán từng khu vực. Trong trường hợp này, hệ số hình học được lấy 1,1.
\r\n\r\nv) Các kết cấu\r\nphân lập lớn như cần cẩu phải được tính toán độc lập bằng cách sử dụng hệ số\r\nhình học tương ứng trong Bảng 12.
\r\n\r\nvi) Các kết cấu\r\nphân lập nhỏ với diện tích hứng gió nhỏ hơn 1/100 của toàn bộ diện tích hứng\r\ngió của giàn có thể loại bỏ.
\r\n\r\nc. Các khung giàn làm việc thường được\r\nsử dụng tháp cẩu, cần nâng và cột có thể được lấy xấp xỉ bằng 30 % khối diện\r\ntích hứng gió của cả mặt trước và sau (có nghĩa là bằng 60 % khối diện tích hứng\r\ngió của một mặt cho cả khung giàn). Hệ số hình dáng được lấy theo Bảng 12.
\r\n\r\nLưu ý: Diện tích hứng gió ở\r\nmặt lớn của khung giàn làm việc ngoài trời dưới tháp cẩu đôi có thể được\r\ntính xấp xỉ bằng 25 % diện tích khối hứng gió của cả mặt trước và sau. Trong tất\r\ncả các khung giàn tháp cẩu ngoài trời, diện tích hứng gió trong các bậc cửa V có\r\nthể được lấy xấp xỉ bằng 20 % khối diện tích hứng gió của cả mặt trước và sau.
\r\n\r\nd. Ngoài ra, diện tích gió tác động có\r\nthể được tính toán bằng cách sử dụng kết quả của các cuộc thử nghiệm ống gió\r\nkhí động hoặc phần mềm tính toán động lực học (CFD) với mô hình giàn đại diện,\r\nbao gồm toàn bộ các phần tử có thể góp phần vào sức cản do gió và phải chịu điều\r\nkiện gió tương đương\r\nvới 25 m/s hoặc cao hơn. Tài liệu và việc tính toán chỉ ra diện tích gió tác động\r\nbằng phương pháp thay thế phải được đệ trình thẩm định.
\r\n\r\nLưu ý: Khi diện tích\r\ngió tác động thu được từ các kết quả thử gió hoặc phân tích CFD và phần trăm diện\r\ntích gió liên quan tới thân giàn, thượng tầng và lầu lái không thể ước tính được,\r\ngiá trị không nhỏ hơn 75 % (phía trước) và 50 % protile của diện\r\ntích gió ảnh hưởng có thể được sử dụng trong công thức số thiết bị thay thế\r\ncho toàn bộ diện tích phía trước và toàn bộ diện tích protile tương ứng.
\r\n\r\ne. Đối với giàn khoan di động có hệ thống\r\nneo tạm thời để chống lại gió theo hướng khác với hướng của mũi giàn, cần xem\r\nxét đặc biệt để điều chỉnh việc tính toán số thiết bị và neo và xích neo cần\r\nthiết cho các trường hợp neo cụ thể.
\r\n\r\nf. Hình dáng hoặc tổ hợp hình dáng\r\nkhông nằm trong các loại được chỉ định dưới đây cần xem xét cụ thể.
\r\n\r\nBảng 12 - Giá\r\ntrị Cs
\r\n\r\n\r\n Hình cầu \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n | \r\n
\r\n Hình trụ (toàn bộ các kích thước) \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
\r\n Bề mặt phẳng \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Thân giàn \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Phần thân trên (giàn có cột ổn định) \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Thượng tầng hoặc lầu lái \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Kết cấu phân lập cỡ lớn (cần cẩu lớn) \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n
\r\n Khu vực dưới boong (bề mặt nhẵn) \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n Khu vực dưới boong (các xà và sống lộ\r\n thiên) \r\n | \r\n \r\n 1,3 \r\n | \r\n
\r\n Cẩu derrick với khung giàn lộ thiên\r\n (mỗi mặt) \r\n | \r\n \r\n 1,25 \r\n | \r\n
\r\n Cáp thép (tổng bề mặt lộ thiên trong\r\n quá trình di chuyển) \r\n | \r\n \r\n 1,2 \r\n | \r\n
9.1.8. Thử nghiệm
\r\n\r\nCác cuộc thử nghiệm tuân theo các yêu\r\ncầu TCVN 12823-5 đối với các dây xích và kích cỡ neo tương ứng.
\r\n\r\n9.1.9. Phân loại\r\nneo
\r\n\r\nNeo phải là loại neo có ngáng. Khối lượng\r\nphần đầu của neo có ngáng, bao gồm các chốt đầu và phụ tùng, không được nhỏ hơn\r\n3 phần 5 tổng khối lượng của neo. Nếu được yêu cầu bởi chủ giàn, tổ chức giám\r\nsát sẽ xem xét việc sử dụng các loại neo đặc biệt và nếu chúng có khả năng bám\r\ntốt hơn, có thể giảm khối lượng tối đa là 25 % từ khối lượng quy định trong bảng\r\n12. Trong trường hợp này, dấu hiệu RM sẽ được ấn định.
\r\n\r\n9.1.10. Kết cấu đỡ tời\r\nvà móc chặn cáp
\r\n\r\n9.1.10.1. Nếu được lắp\r\nđặt, móc chặn cáp riêng biệt và các thành phần của nó phải thỏa mãn để chịu lực.\r\nViệc bố trí và mô tả hóa móc chặn cáp phải được trình thẩm định.
\r\n\r\n9.1.10.2. Kết cấu hỗ\r\ntrợ tời neo phải đáp ứng các yêu cầu trong 9.1.10.3. Trường hợp tời chằng buộc\r\nđi cùng tời neo, nó phải được coi là một phần của tời neo cho mục đích nói\r\ntrên.
\r\n\r\n9.1.10.3. Kết cấu hỗ trợ
\r\n\r\nTời neo được bắt vít xuống bệ, để đáp ứng\r\ncác trường hợp chịu tải và tiêu chí liên quan sau đây.
\r\n\r\na. Các tải động
\r\n\r\ni) Tải trên kết cấu hỗ trợ tời neo.\r\nCác tải dưới đây được áp dụng theo hướng của xích
\r\n\r\n- Móc chặn cáp không gắn vào tời neo:\r\n45 % của B.S.
\r\n\r\n- Móc chặn cáp gắn vào tời neo: 80 % của\r\nB.S.
\r\n\r\n- Không có móc chặn cáp: 80 của B.S.
\r\n\r\n- B.S: độ bền kéo tối thiểu của xích,\r\nđược nêu trong TCVN 12823-5.
\r\n\r\nii) Tải trên kết\r\ncấu hỗ trợ và móc chặn cáp. Một tải trọng băng 80 % của B.S được áp theo hướng\r\ncủa xích.
\r\n\r\niii) Ứng suất cho\r\nphép, ứng suất trong các kết cấu hỗ trợ cho tời neo và móc chặn cáp không được\r\nvượt quá giới hạn chảy.
\r\n\r\nb. Tải trọng sóng
\r\n\r\ni) Áp lực: các\r\náp lực và khu vực liên quan sau đây phải được áp dụng (xem Hình 15)
\r\n\r\n- 200 kN/ m2 thông thường đối\r\nvới đường tâm trục và cách xa đường vuông góc mũi, trên diện tích hứng gió theo\r\nhướng này.
\r\n\r\n- 150 kN/ m2 song song với\r\nđường tâm trục và hoạt động riêng biệt cả bên trong và bên ngoài trên bội số f\r\ncủa diện tích hứng gió theo hướng này.
\r\n\r\nTrong đó f được xác định như sau:
\r\n\r\nf = 1+ B/H.
\r\n\r\nf không cần thiết lớn hơn 2,5.
\r\n\r\nB: chiều rộng của tời neo đo theo\r\nphương song song với đường tâm trục.
\r\n\r\nH: chiều cao lớn nhất của tời neo.
\r\n\r\nii) Lực: lực do\r\nbu lông, giá kê và móc chặn để giữ tời neo với boong phải được tính toán. Tời\r\nneo được hỗ trợ bởi các nhóm N của bu lông, mỗi nhóm chứa 1 hoặc nhiều bu lông,\r\nxem Hình 15.
\r\n\r\n- Lực dọc: tổng lực dọc Rf\r\ntrong nhóm bu lông tương ứng i (hoặc trong bu long), mang giá trị dương\r\ntrong trạng thái căng, có thể được tính theo phương trình sau:
\r\n\r\nRxi\r\n= Px hs Xi Ai/lx
\r\n\r\nRyi\r\n= Py hs yi Ai/ly
\r\n\r\nRi\r\n= Rxi + Ryi - Rsi
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nPx: lực, kN tác dụng bình\r\nthường với đường tâm trục.
\r\n\r\nPy: lực, kN tác dụng song\r\nsong với đường tâm trục, ở trong hoặc ngoài, tùy vào điều kiện nào cho lực lớn\r\nhơn trong nhóm bu lông i.
\r\n\r\nhs: chiều cao trục phía\r\ntrên giá đỡ tời neo, cm.
\r\n\r\nxi,yi:\r\ntọa độ x và y của\r\nnhóm bu lông I tính từ trọng tâm của toàn bộ nhóm bu lông N, mang giá trị dương\r\ntheo hướng ngược lại với hướng của lực tác dụng, cm (inch).
\r\n\r\nAi: diện tích toàn bộ tiết\r\ndiện ngang của toàn bộ các nhóm bu lông I, cm2.
\r\n\r\nIx= Aixi2\r\nđối với nhóm bu lông N.
\r\n\r\nIx= Aiyi2\r\nđối với nhóm bu lông N.
\r\n\r\nRsi: phản lực\r\ntĩnh tạo nhóm bu lông thứ i, do trọng lượng của tời neo.
\r\n\r\n- Lực cắt: tổng lực cắt Fxi,\r\nFyi tác dụng cho nhóm bu lông thứ i tương ứng, của bu lông, và tổng\r\nhợp lực Fi có thể được tính theo sau:
\r\n\r\nFxi\r\n= (Px - αgM)/N
\r\n\r\nFyi\r\n= (Py - αgM)/N
\r\n\r\nFi\r\n= (F2xi + F2yi)0,5
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nα: hệ số ma sát (0,5).
\r\n\r\nM: khối lượng tời neo, tính theo tấn (tấn dài).
\r\n\r\ng: gia tốc: 9,81 m/s2.
\r\n\r\nN: số lượng nhóm bu lông.
\r\n\r\nLực căng/ nén và lực dọc trục từ các\r\nphương trình phía trên cũng được xem xét trong thiết kế kết cấu hỗ trợ
\r\n\r\niii) Ứng suất\r\ntrong bu lông: ứng suất trục kéo trong các bu lông riêng biệt trong mỗi nhóm bu\r\nlông i phải được tính toán. Các lực ngang Fxi và Fyi\r\nthông thường xuất hiện bởi các gối. Trường hợp bu lông lắp chặt được thiết kế để\r\nhỗ trợ các gối chèn trên theo một hoặc cả hai hướng, các ứng suất Von Mises\r\ntương đương trong các bu lông siết chặt riêng biệt phải được tính toán và so\r\nsánh với ứng suất do tải trọng thử gây ra. Trường hợp nhựa được kết hợp với các\r\nthiết bị siết chặt, cần phải được xem xét tính toán.
\r\n\r\niv) Ứng suất cho\r\nphép
\r\n\r\n- Bu lông: hệ số an toàn của sức bền\r\nbu lông không được nhỏ hơn 2,0.
\r\n\r\n- Kết cấu hỗ trợ: các ứng suất trên\r\ncác sườn boong và kết cấu thân hỗ trợ tời không được vượt
\r\n\r\n\r\n\r\n
quá giá trị sau:
\r\n\r\nỨng suất uốn: 85 % của độ bền chảy vật\r\nliệu.
\r\n\r\nỨng suất cắt: 60 % của độ bền chảy vật\r\nliệu.
\r\n\r\n9.1.10.4. Chạy thử
\r\n\r\nViệc chạy thử tời neo phải thực hiện\r\ntheo TCVN 6259: 2003 - Phần 3, Chương 16.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 15 - Hướng\r\ncủa lực và trọng lượng
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 16 -\r\nQuy ước dấu
\r\n\r\n9.1.11. Ống luồn neo
\r\n\r\nỐng luồn neo phải thỏa mãn về kích thước\r\nvà sức bền. Chúng phải có bích tròn và ít nhất có khả năng lưu thông, để giảm\r\nthiểu tối đa các tấm kẹp của dây. Chúng phải được đính chặt vào các tấm dày bằng\r\ncác mối hàn liên tục, kích thước phải tuân theo 7.6 đối với loại và\r\nchiều dày tấm của mối hàn được chọn. Khi ở vị trí đó, chúng phải được thử kín\r\nnước bằng vòi rồng với áp lực nước không nhỏ hơn 2,06 bar. Neo không ngáng phải\r\ncó ống luồn neo.\r\nCác neo được di chuyển và không di chuyển để giám sát viên xác nhận rằng không\r\ncó nguy cơ nào gây ra việc kẹt neo trong ống luồn neo. Cần đảm bảo rằng có bộ dẫn\r\ncho xích từ tời neo tới ống luồn neo và tới ống dẫn xích.
\r\n\r\nBảng 13 -\r\nTrang thiết bị cho giàn tự hành trên biển
\r\n\r\nHệ SI, MKS
\r\n\r\n\r\n Ký tự trang\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Số trang\r\n thiết bị* \r\n | \r\n \r\n Neo mũi \r\n | \r\n \r\n Xích neo\r\n mũi có ngáng \r\n | \r\n |||||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Khối lượng\r\n của neo,kg \r\n | \r\n \r\n Đường kính \r\n | \r\n ||||||
\r\n Số \r\n | \r\n \r\n Không ngáng \r\n | \r\n \r\n Lực bám cao\r\n (tối thiểu) \r\n | \r\n \r\n Chiều dài m \r\n | \r\n \r\n Thép có độ\r\n bền bình thường (cấp 1) mm \r\n | \r\n \r\n Thép có độ\r\n bền cao (cấp 2) mm \r\n | \r\n \r\n Thép có độ\r\n bền đặc biệt (cấp 3) mm \r\n | \r\n ||
\r\n U11 \r\n | \r\n \r\n 320 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1020 \r\n | \r\n \r\n 765 \r\n | \r\n \r\n 357,5 \r\n | \r\n \r\n 32 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n
\r\n U12 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1140 \r\n | \r\n \r\n 855 \r\n | \r\n \r\n 385 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 26 \r\n | \r\n
\r\n U13 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1290 \r\n | \r\n \r\n 967,5 \r\n | \r\n \r\n 385 \r\n | \r\n \r\n 36 \r\n | \r\n \r\n 32 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n
\r\n U14 \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1440 \r\n | \r\n \r\n 1080 \r\n | \r\n \r\n 412,5 \r\n | \r\n \r\n 38 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n U15 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1590 \r\n | \r\n \r\n 1192,5 \r\n | \r\n \r\n 412,5 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n U16 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1740 \r\n | \r\n \r\n 1305 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 42 \r\n | \r\n \r\n 36 \r\n | \r\n \r\n 32 \r\n | \r\n
\r\n U17 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 1920 \r\n | \r\n \r\n 1440 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 44 \r\n | \r\n \r\n 38 \r\n | \r\n \r\n 34 \r\n | \r\n
\r\n U18 \r\n | \r\n \r\n 660 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2100 \r\n | \r\n \r\n 1575 \r\n | \r\n \r\n 440 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 36 \r\n | \r\n
\r\n U19 \r\n | \r\n \r\n 720 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2280 \r\n | \r\n \r\n 1710 \r\n | \r\n \r\n 467,5 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n | \r\n \r\n 42 \r\n | \r\n \r\n 36 \r\n | \r\n
\r\n U20 \r\n | \r\n \r\n 780 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2460 \r\n | \r\n \r\n 1845 \r\n | \r\n \r\n 467,5 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 44 \r\n | \r\n \r\n 38 \r\n | \r\n
\r\n U21 \r\n | \r\n \r\n 840 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2640 \r\n | \r\n \r\n 1980 \r\n | \r\n \r\n 467,5 \r\n | \r\n \r\n 52 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n U22 \r\n | \r\n \r\n 910 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2850 \r\n | \r\n \r\n 2137,5 \r\n | \r\n \r\n 495 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n | \r\n \r\n 42 \r\n | \r\n
\r\n U23 \r\n | \r\n \r\n 980 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3060 \r\n | \r\n \r\n 2295 \r\n | \r\n \r\n 495 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 44 \r\n | \r\n
\r\n U24 \r\n | \r\n \r\n 1060 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3300 \r\n | \r\n \r\n 2475 \r\n | \r\n \r\n 495 \r\n | \r\n \r\n 58 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n
\r\n U25 \r\n | \r\n \r\n 1140 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3540 \r\n | \r\n \r\n 2655 \r\n | \r\n \r\n 522,5 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 52 \r\n | \r\n \r\n 46 \r\n | \r\n
\r\n U26 \r\n | \r\n \r\n 1220 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3780 \r\n | \r\n \r\n 2835 \r\n | \r\n \r\n 522,5 \r\n | \r\n \r\n 62 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n \r\n 48 \r\n | \r\n
\r\n U27 \r\n | \r\n \r\n 1300 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4050 \r\n | \r\n \r\n 3037,5 \r\n | \r\n \r\n 522,5 \r\n | \r\n \r\n 64 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n U28 \r\n | \r\n \r\n 1390 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4320 \r\n | \r\n \r\n 3240 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n \r\n 58 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n U29 \r\n | \r\n \r\n 1480 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4590 \r\n | \r\n \r\n 3442,5 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 52 \r\n | \r\n
\r\n U30 \r\n | \r\n \r\n 1570 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4890 \r\n | \r\n \r\n 3667,5 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 62 \r\n | \r\n \r\n 54 \r\n | \r\n
\r\n U31 \r\n | \r\n \r\n 1670 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 5250 \r\n | \r\n \r\n 3937,5 \r\n | \r\n \r\n 577,5 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 64 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n
\r\n U32 \r\n | \r\n \r\n 1790 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 5610 \r\n | \r\n \r\n 4207 5 \r\n | \r\n \r\n 577 5 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n \r\n 58 \r\n | \r\n
\r\n U33 \r\n | \r\n \r\n 1930 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 6000 \r\n | \r\n \r\n 4500 \r\n | \r\n \r\n 577 5 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n \r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n U34 \r\n | \r\n \r\n 2080 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 6450 \r\n | \r\n \r\n 4837,5 \r\n | \r\n \r\n 605 \r\n | \r\n \r\n 81 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n \r\n 62 \r\n | \r\n
\r\n U35 \r\n | \r\n \r\n 2230 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 6900 \r\n | \r\n \r\n 5175 \r\n | \r\n \r\n 605 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 64 \r\n | \r\n
\r\n U36 \r\n | \r\n \r\n 2380 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 7350 \r\n | \r\n \r\n 5512,5 \r\n | \r\n \r\n 605 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n \r\n 66 \r\n | \r\n
\r\n U37 \r\n | \r\n \r\n 2530 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 7800 \r\n | \r\n \r\n 5850 \r\n | \r\n \r\n 632,5 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n \r\n 68 \r\n | \r\n
\r\n U38 \r\n | \r\n \r\n 2700 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 8300 \r\n | \r\n \r\n 6225 \r\n | \r\n \r\n 632,5 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n \r\n 81 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n U39 \r\n | \r\n \r\n 2870 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 8700 \r\n | \r\n \r\n 6525 \r\n | \r\n \r\n 632,5 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n
\r\n U40 \r\n | \r\n \r\n 3040 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 9300 \r\n | \r\n \r\n 6975 \r\n | \r\n \r\n 660 \r\n | \r\n \r\n 97 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n \r\n 76 \r\n | \r\n
\r\n U41 \r\n | \r\n \r\n 3210 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 9900 \r\n | \r\n \r\n 7425 \r\n | \r\n \r\n 660 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n
\r\n U42 \r\n | \r\n \r\n 3400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 10500 \r\n | \r\n \r\n 7875 \r\n | \r\n \r\n 660 \r\n | \r\n \r\n 102 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 78 \r\n | \r\n
\r\n U43 \r\n | \r\n \r\n 3600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 11100 \r\n | \r\n \r\n 8325 \r\n | \r\n \r\n 687,5 \r\n | \r\n \r\n 105 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n \r\n 81 \r\n | \r\n
\r\n U44 \r\n | \r\n \r\n 3800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 11700 \r\n | \r\n \r\n 8775 \r\n | \r\n \r\n 687,5 \r\n | \r\n \r\n 107 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n \r\n 84 \r\n | \r\n
\r\n U45 \r\n | \r\n \r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 12300 \r\n | \r\n \r\n 9225 \r\n | \r\n \r\n 687,5 \r\n | \r\n \r\n 111 \r\n | \r\n \r\n 97 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n
\r\n U46 \r\n | \r\n \r\n 4200 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 12900 \r\n | \r\n \r\n 9675 \r\n | \r\n \r\n 715 \r\n | \r\n \r\n 114 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n
\r\n U47 \r\n | \r\n \r\n 4400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 13500 \r\n | \r\n \r\n 10125 \r\n | \r\n \r\n 715 \r\n | \r\n \r\n 117 \r\n | \r\n \r\n 102 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n
\r\n U48 \r\n | \r\n \r\n 4600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 14100 \r\n | \r\n \r\n 10575 \r\n | \r\n \r\n 715 \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 105 \r\n | \r\n \r\n 92 \r\n | \r\n
\r\n U49 \r\n | \r\n \r\n 4800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 14700 \r\n | \r\n \r\n 11025 \r\n | \r\n \r\n 742,5 \r\n | \r\n \r\n 122 \r\n | \r\n \r\n 107 \r\n | \r\n \r\n 95 \r\n | \r\n
\r\n U50 \r\n | \r\n \r\n 5000 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 15400 \r\n | \r\n \r\n 11550 \r\n | \r\n \r\n 742,5 \r\n | \r\n \r\n 124 \r\n | \r\n \r\n 111 \r\n | \r\n \r\n 97 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n U51 \r\n | \r\n \r\n 5200 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 16100 \r\n | \r\n \r\n 12075 \r\n | \r\n \r\n 742,5 \r\n | \r\n \r\n 127 \r\n | \r\n \r\n 111 \r\n | \r\n \r\n 97 \r\n | \r\n
\r\n U52 \r\n | \r\n \r\n 5500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 16900 \r\n | \r\n \r\n 12675 \r\n | \r\n \r\n 742,5 \r\n | \r\n \r\n 130 \r\n | \r\n \r\n 114 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n U53 \r\n | \r\n \r\n 5800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 17800 \r\n | \r\n \r\n 13350 \r\n | \r\n \r\n 742,5 \r\n | \r\n \r\n 132 \r\n | \r\n \r\n 117 \r\n | \r\n \r\n 102 \r\n | \r\n
\r\n U54 \r\n | \r\n \r\n 6100 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 18800 \r\n | \r\n \r\n 14100 \r\n | \r\n \r\n 742,5 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 120 \r\n | \r\n \r\n 107 \r\n | \r\n
\r\n U55 \r\n | \r\n \r\n 6500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 20000 \r\n | \r\n \r\n 15000 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 124 \r\n | \r\n \r\n 111 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n U56 \r\n | \r\n \r\n 6900 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 21500 \r\n | \r\n \r\n 16125 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 127 \r\n | \r\n \r\n 114 \r\n | \r\n
\r\n U57 \r\n | \r\n \r\n 7400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 23000 \r\n | \r\n \r\n 17250 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 132 \r\n | \r\n \r\n 117 \r\n | \r\n
\r\n U58 \r\n | \r\n \r\n 7900 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 24500 \r\n | \r\n \r\n 18375 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 137 \r\n | \r\n \r\n 122 \r\n | \r\n
\r\n U59 \r\n | \r\n \r\n 8400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 26000 \r\n | \r\n \r\n 19500 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 142 \r\n | \r\n \r\n 127 \r\n | \r\n
\r\n U60 \r\n | \r\n \r\n 8900 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 27500 \r\n | \r\n \r\n 20625 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 147 \r\n | \r\n \r\n 132 \r\n | \r\n
\r\n U61 \r\n | \r\n \r\n 9400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 29000 \r\n | \r\n \r\n 21750 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 152 \r\n | \r\n \r\n 132 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n U62 \r\n | \r\n \r\n 10000 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 31000 \r\n | \r\n \r\n 23250 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 137 \r\n | \r\n
\r\n U63 \r\n | \r\n \r\n 10700 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 33000 \r\n | \r\n \r\n 24750 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 142 \r\n | \r\n
\r\n U64 \r\n | \r\n \r\n 11500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 35500 \r\n | \r\n \r\n 26625 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 147 \r\n | \r\n
\r\n U65 \r\n | \r\n \r\n 12400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 38500 \r\n | \r\n \r\n 28875 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 152 \r\n | \r\n
\r\n U66 \r\n | \r\n \r\n 13400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 42000 \r\n | \r\n \r\n 31500 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 157 \r\n | \r\n
\r\n U67 \r\n | \r\n \r\n 14600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 46000 \r\n | \r\n \r\n 34500 \r\n | \r\n \r\n 770 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 162 \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý \r\n*Đối với các giá trị trung gian của\r\n số thiết bị, có thể sử dụng các thiết bị bổ sung về kích thước và khối lượng\r\n cho số thiết bị\r\n thấp hơn trong\r\n bảng. \r\n1) Việc sử dụng xích với vật liệu cấp\r\n 3 có thể được chấp nhận, miễn là: \r\na. Sức bền phá hủy đối\r\n với đường kính xích tuân theo hướng dẫn của tổ chức\r\n giám sát cho xích neo ngoài khơi. \r\nb. Chiều dài xích được tăng lên 1\r\n cách phù hợp dựa trên phạm vi 10 (phạm vi là tỉ lệ giữa\r\n chiều dài thả neo và chiều sâu mực nước) \r\nc. Việc sử dụng xích\r\n với cấp vật liệu cao được cân nhắc trong việc phân tích neo và được ghi lại\r\n trong sổ tay vận hành của giàn. \r\nd. Đường hàn ngáng vào xích với cấp\r\n R4, R4S và R5 không chấp nhận trừ trường hợp đặc biệt được chấp nhận. Ngáng\r\n được hàn có thể chấp nhận với cấp xích R3 và R3S. \r\ne. Nhà chế tạo được chứng nhận để sản\r\n xuất các cắp xích phù hợp với chứng nhận của tổ chức giám sát cho xích neo\r\n ngoài khơi. \r\n2. Nói chung, việc sử dụng dây cáp\r\n thép thay thế cho xích neo là không chấp nhận. Trường hợp giàn có hoặc nhiều\r\n hơn 4 vị trí neo, việc sử dụng cáp thép thay thế cho xích\r\n neo sẽ được xem xét riêng. \r\n3. Neo thứ ba được sử dụng là neo\r\n mũi dự phòng và chỉ được ghi trong hướng dẫn; nó không phải là một phần trong\r\n yêu cầu phân cấp (Xem 9.1.6). \r\n4. Đối với neo có độ bám cao (xem\r\n 9.1.9). \r\n | \r\n
Bảng 13 -\r\nTrang thiết bị cho giàn tự hành trên biển
\r\n\r\nHệ US
\r\n\r\n\r\n Ký tự trang\r\n thiết bị \r\n | \r\n \r\n Số trang\r\n thiết bị* \r\n | \r\n \r\n Neo mũi \r\n | \r\n \r\n Xích neo\r\n mũi có ngáng \r\n | \r\n ||||||
\r\n Số \r\n | \r\n \r\n Khối lượng\r\n của neo, kg \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Đường kính \r\n | \r\n ||||||
\r\n Không ngáng \r\n | \r\n \r\n Lực bám cao\r\n (tối thiểu) \r\n | \r\n \r\n Chiều dài\r\n (sải) \r\n | \r\n \r\n Thép có độ\r\n bền bình thường (cấp 1) inch \r\n | \r\n \r\n Thép có độ\r\n bền cao (cấp 2) inch \r\n | \r\n \r\n Thép có độ\r\n bền đặc biệt (cấp 3) (inch) \r\n | \r\n ||||
\r\n U11 \r\n | \r\n \r\n 320 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2250 \r\n | \r\n \r\n 1687,5 \r\n | \r\n \r\n 195 \r\n | \r\n \r\n 1 1/4 \r\n | \r\n \r\n 1 1/8 \r\n | \r\n \r\n 15/16 \r\n | \r\n |
\r\n U12 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2510 \r\n | \r\n \r\n 1882,5 \r\n | \r\n \r\n 210 \r\n | \r\n \r\n 1 5/16 \r\n | \r\n \r\n 1 3/16 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n |
\r\n U13 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2840 \r\n | \r\n \r\n 2130 \r\n | \r\n \r\n 210 \r\n | \r\n \r\n 1 7/16 \r\n | \r\n \r\n 1 1/4 \r\n | \r\n |
\r\n U14 \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3170 \r\n | \r\n \r\n 2377,5 \r\n | \r\n \r\n 225 \r\n | \r\n \r\n 1 1/2 \r\n | \r\n \r\n 1 5/16 \r\n | \r\n \r\n 1 3/16 \r\n | \r\n |
\r\n U15 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3500 \r\n | \r\n \r\n 2625 \r\n | \r\n \r\n 225 \r\n | \r\n \r\n 1 9/16 \r\n | \r\n \r\n 1 5/16 \r\n | \r\n \r\n 1 3/16 \r\n | \r\n |
\r\n U16 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 3830 \r\n | \r\n \r\n 2872,5 \r\n | \r\n \r\n 240 \r\n | \r\n \r\n 1 5/8 \r\n | \r\n \r\n 1 7/16 \r\n | \r\n \r\n 1 1/4 \r\n | \r\n |
\r\n U17 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4230 \r\n | \r\n \r\n 3172,5 \r\n | \r\n \r\n 240 \r\n | \r\n \r\n 1 3/4 \r\n | \r\n \r\n 1 1/2 \r\n | \r\n \r\n 1 5/16 \r\n | \r\n |
\r\n U18 \r\n | \r\n \r\n 660 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4630 \r\n | \r\n \r\n 3472,5 \r\n | \r\n \r\n 240 \r\n | \r\n \r\n 1 13/16 \r\n | \r\n \r\n 1 9/16 \r\n | \r\n \r\n 1 7/16 \r\n | \r\n |
\r\n U19 \r\n | \r\n \r\n 720 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 5020 \r\n | \r\n \r\n 3765 \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 1 7/8 \r\n | \r\n \r\n 1 5/8 \r\n | \r\n \r\n 1 7/16 \r\n | \r\n |
\r\n U20 \r\n | \r\n \r\n 780 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 5420 \r\n | \r\n \r\n 4065 \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 1 3/4 \r\n | \r\n \r\n 1 1/2 \r\n | \r\n |
\r\n U21 \r\n | \r\n \r\n 840 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 5820 \r\n | \r\n \r\n 4365 \r\n | \r\n \r\n 255 \r\n | \r\n \r\n 2 1/16 \r\n | \r\n \r\n 1 13/16 \r\n | \r\n \r\n 1 9/16 \r\n | \r\n |
\r\n U22 \r\n | \r\n \r\n 910 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 6280 \r\n | \r\n \r\n 4710 \r\n | \r\n \r\n 270 \r\n | \r\n \r\n 2 1/8 \r\n | \r\n \r\n 1 7/8 \r\n | \r\n \r\n 1 5/8 \r\n | \r\n |
\r\n U23 \r\n | \r\n \r\n 980 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 6740 \r\n | \r\n \r\n 5055 \r\n | \r\n \r\n 270 \r\n | \r\n \r\n 2 3/16 \r\n | \r\n \r\n 1 15/16 \r\n | \r\n \r\n 1 3/4 \r\n | \r\n |
\r\n U24 \r\n | \r\n \r\n 1060 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 7270 \r\n | \r\n \r\n 5452,5 \r\n | \r\n \r\n 270 \r\n | \r\n \r\n 2 5/16 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 1 13/16 \r\n | \r\n |
\r\n U25 \r\n | \r\n \r\n 1140 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 7800 \r\n | \r\n \r\n 5850 \r\n | \r\n \r\n 285 \r\n | \r\n \r\n 2 3/8 \r\n | \r\n \r\n 2 1/16 \r\n | \r\n \r\n 1 13/16 \r\n | \r\n |
\r\n U26 \r\n | \r\n \r\n 1220 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 8330 \r\n | \r\n \r\n 6247,5 \r\n | \r\n \r\n 285 \r\n | \r\n \r\n 2 7/16 \r\n | \r\n \r\n 2 1/8 \r\n | \r\n \r\n 1 7/8 \r\n | \r\n |
\r\n U27 \r\n | \r\n \r\n 1300 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 8930 \r\n | \r\n \r\n 6697,5 \r\n | \r\n \r\n 285 \r\n | \r\n \r\n 2 1/2 \r\n | \r\n \r\n 2 3/16 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n |
\r\n U28 \r\n | \r\n \r\n 1390 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 9520 \r\n | \r\n \r\n 7140 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 2 5/8 \r\n | \r\n \r\n 2 5/16 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n |
\r\n U29 \r\n | \r\n \r\n 1480 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 10120 \r\n | \r\n \r\n 7590 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 2 11/16 \r\n | \r\n \r\n 2 3/8 \r\n | \r\n \r\n 2 1/16 \r\n | \r\n |
\r\n U30 \r\n | \r\n \r\n 1570 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 10800 \r\n | \r\n \r\n 8100 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 2 3/4 \r\n | \r\n \r\n 2 7/16 \r\n | \r\n \r\n 2 1/8 \r\n | \r\n |
\r\n U31 \r\n | \r\n \r\n 1670 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 11600 \r\n | \r\n \r\n 8700 \r\n | \r\n \r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 2 7/8 \r\n | \r\n \r\n 2 1/2 \r\n | \r\n \r\n 2 3/16 \r\n | \r\n |
\r\n U32 \r\n | \r\n \r\n 1790 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 12400 \r\n | \r\n \r\n 9300 \r\n | \r\n \r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2 5/8 \r\n | \r\n \r\n 2 5/16 \r\n | \r\n |
\r\n U33 \r\n | \r\n \r\n 1930 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 13200 \r\n | \r\n \r\n 9900 \r\n | \r\n \r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 3 1/16 \r\n | \r\n \r\n 2 11/16 \r\n | \r\n \r\n 2 3/8 \r\n | \r\n |
\r\n U34 \r\n | \r\n \r\n 2080 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 14200 \r\n | \r\n \r\n 10650 \r\n | \r\n \r\n 330 \r\n | \r\n \r\n 3 3/16 \r\n | \r\n \r\n 2 3/4 \r\n | \r\n \r\n 2 7/16 \r\n | \r\n |
\r\n U35 \r\n | \r\n \r\n 2230 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 15200 \r\n | \r\n \r\n 11400 \r\n | \r\n \r\n 330 \r\n | \r\n \r\n 3 5/16 \r\n | \r\n \r\n 2 7/8 \r\n | \r\n \r\n 2 1/2 \r\n | \r\n |
\r\n U36 \r\n | \r\n \r\n 2380 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 16200 \r\n | \r\n \r\n 12150 \r\n | \r\n \r\n 330 \r\n | \r\n \r\n 3 7/16 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2 5/8 \r\n | \r\n |
\r\n U37 \r\n | \r\n \r\n 2530 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 17200 \r\n | \r\n \r\n 12900 \r\n | \r\n \r\n 345 \r\n | \r\n \r\n 3 9/16 \r\n | \r\n \r\n 3 1/16 \r\n | \r\n \r\n 2 11/16 \r\n | \r\n |
\r\n U38 \r\n | \r\n \r\n 2700 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 18300 \r\n | \r\n \r\n 13725 \r\n | \r\n \r\n 345 \r\n | \r\n \r\n 3 5/8 \r\n | \r\n \r\n 3 3/16 \r\n | \r\n \r\n 2 3/4 \r\n | \r\n |
\r\n U39 \r\n | \r\n \r\n 2870 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 19200 \r\n | \r\n \r\n 14400 \r\n | \r\n \r\n 345 \r\n | \r\n \r\n 3 3/4 \r\n | \r\n \r\n 3 5/16 \r\n | \r\n \r\n 2 7/8 \r\n | \r\n |
\r\n U40 \r\n | \r\n \r\n 3040 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 20500 \r\n | \r\n \r\n 15375 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 3 7/8 \r\n | \r\n \r\n 3 5/16 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n |
\r\n U41 \r\n | \r\n \r\n 3210 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 21800 \r\n | \r\n \r\n 16350 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 3 15/16 \r\n | \r\n \r\n 3 7/16 \r\n | \r\n \r\n 3 1/16 \r\n | \r\n |
\r\n U42 \r\n | \r\n \r\n 3400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 23100 \r\n | \r\n \r\n 17325 \r\n | \r\n \r\n 360 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 3 9/16 \r\n | \r\n \r\n 3 1/16 \r\n | \r\n |
\r\n U43 \r\n | \r\n \r\n 3600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 24500 \r\n | \r\n \r\n 18375 \r\n | \r\n \r\n 375 \r\n | \r\n \r\n 4 1/8 \r\n | \r\n \r\n 3 5/8 \r\n | \r\n \r\n 3 3/16 \r\n | \r\n |
\r\n U44 \r\n | \r\n \r\n 3800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 25800 \r\n | \r\n \r\n 19350 \r\n | \r\n \r\n 375 \r\n | \r\n \r\n 4 1/4 \r\n | \r\n \r\n 3 3/4 \r\n | \r\n \r\n 3 5/16 \r\n | \r\n |
\r\n U45 \r\n | \r\n \r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 27100 \r\n | \r\n \r\n 20325 \r\n | \r\n \r\n 375 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n \r\n 3 7/8 \r\n | \r\n \r\n 3 7/16 \r\n | \r\n |
\r\n U46 \r\n | \r\n \r\n 4200 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 28400 \r\n | \r\n \r\n 21300 \r\n | \r\n \r\n 390 \r\n | \r\n \r\n 4 1/2 \r\n | \r\n \r\n 3 15/16 \r\n | \r\n \r\n 3 7/16 \r\n | \r\n |
\r\n U47 \r\n | \r\n \r\n 4400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 29800 \r\n | \r\n \r\n 22350 \r\n | \r\n \r\n 390 \r\n | \r\n \r\n 4 5/8 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 3 9/16 \r\n | \r\n |
\r\n U48 \r\n | \r\n \r\n 4600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 31100 \r\n | \r\n \r\n 23325 \r\n | \r\n \r\n 390 \r\n | \r\n \r\n 4 3/4 \r\n | \r\n \r\n 4 1/8 \r\n | \r\n \r\n 3 5/8 \r\n | \r\n |
\r\n U49 \r\n | \r\n \r\n 4800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 32400 \r\n | \r\n \r\n 24300 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 4 3/4 \r\n | \r\n \r\n 4 1/4 \r\n | \r\n \r\n 3 3/4 \r\n | \r\n |
\r\n U50 \r\n | \r\n \r\n 5000 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 33900 \r\n | \r\n \r\n 25425 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 4 7/8 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n \r\n 3 7/8 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n |||||||||
\r\n U51 \r\n | \r\n \r\n 5200 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 35500 \r\n | \r\n \r\n 26625 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n \r\n 3 7/8 \r\n | \r\n |
\r\n U52 \r\n | \r\n \r\n 5500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 37200 \r\n | \r\n \r\n 27900 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 1/8 \r\n | \r\n \r\n 4 1/2 \r\n | \r\n \r\n 3 15/16 \r\n | \r\n |
\r\n U53 \r\n | \r\n \r\n 5800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 39200 \r\n | \r\n \r\n 29400 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 1/8 \r\n | \r\n \r\n 4 5/8 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n |
\r\n U54 \r\n | \r\n \r\n 6100 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 41400 \r\n | \r\n \r\n 31050 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 4 3/4 \r\n | \r\n \r\n 4 1/4 \r\n | \r\n |
\r\n U55 \r\n | \r\n \r\n 6500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 44000 \r\n | \r\n \r\n 33000 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 4 7/8 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n U51 \r\n | \r\n \r\n 5200 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 35500 \r\n | \r\n \r\n 26625 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n \r\n 3 7/8 \r\n | \r\n |
\r\n U52 \r\n | \r\n \r\n 5500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 37200 \r\n | \r\n \r\n 27900 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 1/8 \r\n | \r\n \r\n 4 1/2 \r\n | \r\n \r\n 3 15/16 \r\n | \r\n |
\r\n U53 \r\n | \r\n \r\n 5800 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 39200 \r\n | \r\n \r\n 29400 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 1/8 \r\n | \r\n \r\n 4 5/8 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n |
\r\n U54 \r\n | \r\n \r\n 6100 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 41400 \r\n | \r\n \r\n 31050 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 4 3/4 \r\n | \r\n \r\n 4 1/4 \r\n | \r\n |
\r\n U55 \r\n | \r\n \r\n 6500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 44000 \r\n | \r\n \r\n 33000 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 4 7/8 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n |
\r\n U51 \r\n | \r\n \r\n 5200 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 35500 \r\n | \r\n \r\n 26625 \r\n | \r\n \r\n 405 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 4 3/8 \r\n | \r\n \r\n 3 7/8 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n |||||||||
\r\n U62 \r\n | \r\n \r\n 10000 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 68000 \r\n | \r\n \r\n 51000 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 5 3/8 \r\n | \r\n |
\r\n U63 \r\n | \r\n \r\n 10700 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 72500 \r\n | \r\n \r\n 54375 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 5 5/8 \r\n | \r\n |
\r\n U64 \r\n | \r\n \r\n 11500 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 78000 \r\n | \r\n \r\n 58500 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 5 3/4 \r\n | \r\n |
\r\n U65 \r\n | \r\n \r\n 12400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 85000 \r\n | \r\n \r\n 63750 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n |
\r\n U66 \r\n | \r\n \r\n 13400 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 92500 \r\n | \r\n \r\n 69375 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 6 1/8 \r\n | \r\n |
\r\n U67 \r\n | \r\n \r\n 14600 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 101500 \r\n | \r\n \r\n 76125 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n \r\n 6 3/8 \r\n | \r\n |
\r\n Lưu ý: \r\n* Đối với các giá trị trung gian của\r\n số thiết bị, có thể sử dụng các thiết bị bổ sung về kích thước và khối lượng\r\n cho số thiết bị thấp hơn trong Bảng. \r\n1) Việc sử dụng xích với vật liệu cấp\r\n 3 có thể được chấp nhận, miễn là: \r\na. Sức bền phá hủy đối với đường\r\n kính xích tuân theo hướng dẫn của tổ chức giám sát cho xích neo ngoài khơi. \r\nb. Chiều dài xích được tăng lên một\r\n cách phù hợp dựa trên phạm vi 10 (phạm vi là tỉ lệ giữa chiều dài thả neo và\r\n chiều sâu mực nước). \r\nc. Việc sử dụng xích với cấp vật liệu\r\n cao được cãn nhắc trong việc phân tích neo và được ghi lại trong sổ tay vặn\r\n hành của giàn. \r\nd. Đường hàn ngáng vào xích với cấp R4, R4S\r\n và R5 không chấp nhận trừ trường hợp đặc biệt được chấp nhận. Ngáng được hàn\r\n có thể chấp nhận với cấp xích R3 và R3S. \r\ne. Nhà chế tạo được chứng nhận để sản\r\n xuất các cấp xích phù hợp với hướng dẫn của tổ chức giám sát cho xích neo\r\n ngoài khơi. \r\n2. Nói chung, việc sử dụng dây cáp\r\n thép thay thế cho xích neo là không chấp nhận. Trường hợp giàn có hoặc nhiều\r\n hơn 4 vị trí neo, việc sử dụng cáp thép thay thế cho xích neo sẽ được xem xét\r\n riêng. \r\n3. Neo thứ ba được sử dụng là neo\r\n mũi dự phòng và chỉ được ghi trong hướng dẫn; nó không phải là một phần trong\r\n yêu cầu phân cấp. Xem 9.1.6. \r\n4. Đối với neo có độ bám cao, xem\r\n 9.1.9. \r\n | \r\n |||||||||
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
9.3. \r\nCác thuyết sóng nước và lựa chọn vật liệu đối với thép có độ bền cao
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1. A.1.1 Phương\r\npháp được trình bày là một trường hợp đơn giản hóa dựa trên một\r\nphép nội suy giữa lý thuyết sóng đơn và lý thuyết khí và một vài lí thuyết\r\nkhác. Sự phân tích được dựa trên các kết cấu trụ đứng và vì thế có thể được sử\r\ndụng cho các giàn các cột kết cấu và ổn định hoặc, không có sai số lớn, sự phân\r\ntích được dựa trên các chân loại khung giàn không gian với các thành phần kết cấu\r\nkhông có dạng hình trụ. Phương pháp đồng thời giả định rằng kết cấu cản dài đến\r\nđáy biển. Trong trường hợp mà các chân hay các cột dừng đột ngột ở đáy, có thể\r\nđược giả định rằng hoặc các lực vừa giảm nhiều ở điểm đó, và phần không có thực\r\nở dưới được bỏ qua, hoặc một sự điều chỉnh có thể được thực hiện, tìm chiều cao\r\nsóng hiệu dụng ở khoảng cách đó phía dưới nước, và làm một tính toán khác cho\r\nphần tường tượng dưới kết cấu thực, và trừ đi giá trị ban đầu.
\r\n\r\n10.2. A.1.2 Công thức
\r\n\r\nFDm= 0,5CD\r\nρDhw2 KDm
\r\n\r\nFim= 0,5CmρD2hwKim
\r\n\r\nLw= (Lw/La)(La/Lo)KT2
\r\n\r\nMDm= SDFDm
\r\n\r\nMim= SiFim
\r\n\r\nMTm= (Fm/FDm)MDm
\r\n\r\n10.3. A.1.3 Thuật ngữ
\r\n\r\nCD: Hệ số cản (sử\r\ndụng 0,71 cho các ví dụ dưới đây).
\r\n\r\nCm: Hệ số quán\r\ntính hay hệ số khối lượng (sử dụng 2,00 cho các ví dụ dưới đây).
\r\n\r\nD: Đường kính cọc, (m).
\r\n\r\nFDm: Giá trị lớn\r\nnhất của tổng cộng lực cản theo phương ngang (xảy ra ở đỉnh sóng), (N).
\r\n\r\nFim: Giá trị lớn\r\nnhất của tổng cộng lực quán tính theo phương ngang (xảy ra ở đỉnh sóng và 1/4 chiều dài\r\nsóng), (N).
\r\n\r\nFm: Giá trị lớn nhất của\r\ntổng hợp lực cản và lực quán tính, (N).
\r\n\r\ng: Gia tốc trọng trường.
\r\n\r\nh: Chiều sâu nước\r\ntĩnh, (m).
\r\n\r\nhw: Chiều cao sóng, từ\r\nđỉnh tới bụng,\r\n(m).
\r\n\r\nKhi đó zo= 0,68(hw)=\r\n0,68(35)= 23,8 ft
\r\n\r\nTừ Hình A.2, sử dụng các công thức 2,\r\nxác định La/Lo\r\n= 0,75
\r\n\r\nTừ Hình A.3, sử dụng các công thức 1\r\nvà 2, xác định Lw/La = 1,04
\r\n\r\nBởi vì Lw= (Lw/La)(La/Lo)KT2
\r\n\r\nKhi đó Lw=\r\n(1,04)x(0,75)x(5,12)x(12)2= 575 (ft)
\r\n\r\nTừ Hình A.5, sử dụng các công thức 2\r\nvà 3, xác định SD/h = 0,91
\r\n\r\nKhi đó SD= 0,91x h= 0,91x\r\n85= 77,4 (feet)
\r\n\r\nVà bởi vì MDm= FDmSD
\r\n\r\nKhi đó MDm= 90200x 77,4=\r\n6980000 (ft-lbf)
\r\n\r\nTừ Hình A.6, sử dụng các công thức 2 ,\r\nxác định Kim = 19,5 (feet/s2)
\r\n\r\nBơi vì Fim = 0,5CmpD2hwKim
\r\n\r\nKhi đó Fim\r\n= 0,5x (2,00)x (1,993)x (8)2x (35)x\r\n(19,5)= 87200 (lbf)
\r\n\r\nTừ Hình A.7, sử dụng các công thức 2\r\nvà 3, xác định Si/h = 0,78
\r\n\r\nKhi đó Si = 0,78(h)= 0,78x 85= 66,3\r\n(ft)
\r\n\r\nBởi vì Mim = FimSi
\r\n\r\nKhi đó Mim = 87200x 66,3=\r\n5780000 (ft-lbf)
\r\n\r\nVà Fim/FDm =\r\n87200/90200= 0,967
\r\n\r\nTừ Hình A.8, sử dụng Fim/FDm = 0,967, xác\r\nđịnh Fm/FDm = 1,37
\r\n\r\nKhi đó Fm = 1,37FDm=\r\n1,37x 90200= 123500 (lbf)
\r\n\r\nVà bởi vì MTm = (Fm/FDm)MDm
\r\n\r\nKhi đó MTm= 1,37MDm=\r\n1,37x 6980000= 9560000 (ft-lbf)
\r\n\r\nLực tổng cộng lớn nhất:
\r\n\r\nFm= 123500 (lbf)
\r\n\r\nMômen tổng cộng lớn nhất:
\r\n\r\nMTm= 9560000 (ft-lbf)
\r\n\r\nBởi vì S= MTm/Fm
\r\n\r\nKhi đó S= 9560000/123500= 77,4 (ft)
\r\n\r\nTừ Hình A.9, vị trí của mômen lớn nhất\r\nphía trước của đỉnh sóng được xác định như sau:
\r\n\r\nD2h/hw2Lw=\r\n(8)2x 85/(35)2x 575= 0,00772
\r\n\r\nKhi đó β = 13°
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.1 - Tỷ lệ\r\nđộ cao đỉnh sóng và chiều cao sóng
\r\n\r\n(SI và các đơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.1 - Tỷ\r\nlệ độ cao đỉnh sóng và chiều cao sóng
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.2 -\r\nChiều cao sóng tương đối
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.2 -\r\nChiều cao sóng tương đối
\r\n\r\n(Đơn vị theo\r\nhệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.3 - Hệ\r\nsố hiệu chỉnh chiều dài sóng
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.3 - Hệ\r\nsố hiệu chỉnh chiều dài sóng
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.4 - Hệ\r\nsố lực cản
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.4 - Hệ\r\nsố lực cản
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.5 - Tỷ\r\nlệ cánh tay đòn lực cản với chiều sâu nước tĩnh
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.5 - Tỷ lệ cánh\r\ntay đòn lực cản với chiều sâu nước tĩnh
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.6 - Hệ\r\nsố lực quán tính
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.6 - Hệ\r\nsố lực quán tính
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.7 - Tỷ\r\nlệ của cánh tay đòn lực quán tính so với chiều sau nước tính
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.7 - Tỷ\r\nlệ của cánh tay đòn lực quán tính so với chiều sau nước tính
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.8 - Vị\r\ntrí góc mô men lớn nhất
\r\n\r\n(SI và các\r\nđơn vị hệ m)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.8 - Vị\r\ntrí góc mô men lớn nhất
\r\n\r\n(Các đơn vị\r\ntheo hệ U.S)
\r\n\r\nA.2 Thuyết sóng\r\nnước sâu
\r\n\r\nA.2.1 Phụ chương\r\nnày là một sự phát triển của lý thuyết sóng hình sin cho sóng nước sâu và có thể\r\nđược sử dụng để các lực cản và các lực quán tính tác dụng lên phần dưới nước của\r\ncác giàn khoan mà có thể đang khai thác ở vùng nước sâu. Áp dụng của Phụ chương\r\nnày là hạn chế đối với các sóng mà lí thuyết sóng tuyến tính có thể được sử dụng\r\ntrên cơ sở của chiều sâu nước và đặc tính sóng (chiều cao sóng và chu kì sóng)\r\nnhư được xác định bởi API RP 2A hay các tiêu chuẩn được công nhận khác. Các\r\nphương pháp xác định lực thích hợp sẽ được xem xét, với điều kiện là các phương\r\npháp này được tham chiếu và hỗ trợ bởi các tính toán.
\r\n\r\nA.2.2 Công thức\r\nsóng bề mặt
\r\n\r\nZ = 0,5hw cos(kx - ωt) nếu d>\r\nλ/2
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nZ: Tọa độ theo phương thẳng đứng của\r\nsóng mặt.
\r\n\r\nk = 2π/λ.
\r\n\r\nω = 2π/T.
\r\n\r\nλ: Chiều dài sóng,\r\n(m).
\r\n\r\nT: Chu kì sóng, (s).
\r\n\r\nT : Thời gian, (s).
\r\n\r\nhw: Chiều cao sóng, từ đỉnh\r\ntới bụng, (m).
\r\n\r\nh: Khoảng cách dưới bề mặt của điểm\r\nđang xét.
\r\n\r\nx: Khoảng cách từ gốc của điểm đang\r\nxét.
\r\n\r\nd: Chiều sâu từ mực nước tĩnh tới đáy.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.9 -\r\nSóng bề mặt
\r\n\r\nA.2.3 Công thức\r\ntính vận tốc nước
\r\n\r\nTheo phương ngang: Vx = 0,5ωhwe-kh cos(k x - ωt).
\r\n\r\nTheo phương đứng: Vz = 0,5ωhwe-kh sin(kx - ωt).
\r\n\r\nA.2.4 Công thức\r\ntính gia tốc nước
\r\n\r\nTheo phương ngang αx= 0,5ω2hwe-kh sin(kx- ωt).
\r\n\r\nTheo phương đứng αx= -0,5ω2hwe-kh cos(kx - ωt).
\r\n\r\nA.2.5 Công thức\r\ntính áp suất động
\r\n\r\np= 0,5pghwe-kh\r\ncos(kx - ωt).
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\ng: Gia tốc trọng trường.
\r\n\r\nρ: Tỷ trọng khối lượng nước.
\r\n\r\nλ= gT2/2π.
\r\n\r\na. Áp suất tổng cộng ở bất kì điểm nào\r\nở một khoảng cách, h, dưới bề mặt là áp suất tĩnh, ρgh, cộng với áp suất động lực\r\nsóng được đưa ra ở trên.
\r\n\r\n\r\n\r\n
b. Lưu ý rằng độ nghiêng của đồ thị áp\r\nsuất động lực học là bằng gia tốc nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Vì vậy, đối với một vật thể hẹp, theo\r\nhướng của dòng chảy, các gia tốc có thể được sử dụng thay cho các sự khác nhau\r\nvề áp suất để xác định các lực quán tính.
\r\n\r\nA.2.6 Ví dụ xác định\r\nlực quán tính ở vùng nước sâu
\r\n\r\nChiều dài sóng λ= 500 ft.
\r\n\r\nChiều cao sóng hw=\r\n20 ft.
\r\n\r\nD= 24 ft.
\r\n\r\n\r\n\r\n
A.2.7 Cai son
\r\n\r\nLấy hệ số khối lượng Cm =\r\n2,0.
\r\n\r\nKhi đó khối lượng/ chiều cao chân = 2x\r\n242x π/4x ρ= 905ρ= 1800
\r\n\r\nGia tốc theo phương ngang từ lý thuyết:
\r\n\r\nαx= 0,5ω2hwe-kh sin(kx - ωt)
\r\n\r\nω2 = (2π/T)2\r\n=(2πg/λ)= 202/500=\r\n0,40
\r\n\r\nk= 2π/λ= 0,0125
\r\n\r\nKhi đó, Lực tác dụng lên chân, ở một\r\nđiểm, h, dưới bề mặt, có thể được xác định:
\r\n\r\nFh = mxαx=\r\n1800[(0,4)(20)]0,5e-0,0125h sin(kx - ωt)= 7200e-0,0125h sin(kx - ωt)
\r\n\r\nLực tổng cộng và tâm của nó có thể được\r\nxác định bằng cách tính toán vài giá trị đối với h giữa 0 và 50ft và sử dụng\r\nqui tắc Simpson. Hoặc bằng cách tích hợp như sau:
\r\n\r\nLực tổng cộng tác dụng lên cai son:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mômen của lực từ bề mặt
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mc = 5980000sin (kx - ωt) (ft-lbf)
\r\n\r\nChân cột - với cùng tỉ số khối lượng/chân\r\nnhư cai son, và h = 50 (feet)
\r\n\r\nLực tác dụng theo chiều dài chân:
\r\n\r\nFt = 7200 e(-0,0125x50) sin(kx -\r\nωt)= 3850sin(kx - ωt) (lbf/ft)
\r\n\r\nA.2.8 Lực cản\r\ntrong vùng nước sâu
\r\n\r\nNếu thích hợp, các lực cản được tính\r\ntoán theo một cách thức tương tự như lực quán tính, sử dụng các công thức vận tốc,\r\nvà các hệ số cản của Tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nA.2.9 Các hệ số khối\r\nlượng được khuyến nghị
\r\n\r\nA.2.9.1 Các giá trị\r\ncủa Cm đối với hình 2 chiều kích thước được liệt kê như dưới đây.
\r\n\r\nBảng A.1 -\r\nCác giá trị Cm
\r\n\r\n\r\n Trạng thái \r\n | \r\n \r\n Hình dạng \r\n | \r\n \r\n Cm \r\n | \r\n
\r\n Chìm \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n \r\n 2,0 đối với\r\n đường kính 3,5 m hoặc lớn hơn \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,5 đối với\r\n đường kính 2,5 m hoặc nhỏ hơn (thay đổi tuyến tính đối với các đường kính\r\n trung gian) \r\n | \r\n
\r\n Chìm \r\n | \r\n \r\n Elip \r\n | \r\n \r\n 1,0 + b/h \r\n | \r\n
\r\n Chìm \r\n | \r\n \r\n Tấm phẳng \r\n | \r\n \r\n 1,0 (với diện\r\n tích hình trụ; πb2/4) \r\n | \r\n
\r\n Chìm \r\n | \r\n \r\n Hình chữ nhật \r\n | \r\n \r\n 1,0 + b/h \r\n | \r\n
\r\n Nổi \r\n | \r\n \r\n Hình chữ nhật \r\n | \r\n \r\n 1,0 + b/2h\r\n (thẳng đứng) \r\n | \r\n
\r\n Nổi \r\n | \r\n \r\n Hình chữ nhật \r\n | \r\n \r\n 1,0 + b/2h\r\n (ngang) \r\n | \r\n
\r\n Tựa đáy \r\n | \r\n \r\n Hình chữ nhật \r\n | \r\n \r\n 1,0 + 2b/h\r\n (ngang) \r\n | \r\n
A.2.9.2 Hiệu chỉnh Cm\r\nđối với hình 3 chiều kích thước
\r\n\r\n\r\n\r\n
Đối với tất cả các hình, nhân hệ số Cm\r\nvới hệ số, k.
\r\n\r\nK = (/b)2/[1 + (/b)2]
\r\n\r\nA.2.9.3 Áp dụng
\r\n\r\nTrạng thái chìm dưới nước:
\r\n\r\nTổng khối lượng= (thể tích của vật thể)\r\nx K x Cm\r\nx ρ
\r\n\r\nρ là tỉ trọng của nước.
\r\n\r\nh là kích thước song song với dòng chảy.
\r\n\r\nb là chiều rộng mặt cắt vuông góc với\r\ndòng chảy.
\r\n\r\nlà chiều dài của vật thể (vuông góc với dòng\r\nchảy).
\r\n\r\nb là mặt phẳng vuông góc với dòng chảy.
\r\n\r\nA.3 Lựa chọn vật\r\nliệu đối với thép tôi và ram có độ bền cao
\r\n\r\nA.3.1 Các yêu cầu\r\ncụ thể được mô tả trong Phụ lục này, cùng với các yêu cầu chung ở TCVN 12823-\r\n5: Vật liệu và hàn được áp dụng cho các thép tấm được tôi và ram có độ bền cao.\r\nCác sản phẩm thép có hình dạng không phải là thép tẩm, chẳng hạn như các bộ phận\r\nvà các ống phải chịu sự xem xét đặc biệt.
\r\n\r\nĐối với việc lựa chọn vật liệu, được\r\nnhóm vào 6 nhóm 43, 47, 51, 56, 63 và 70 dựa trên mức độ của độ bền chảy dẻo\r\n(xem Bảng A.2). Mỗi loại kết hợp với kết hợp với các chỉ báo chữ cái khác nhau:\r\nAQ, DQ, EQ và FQ theo nhiệt độ thử va đập có khía chữ V Charpy (xem Bảng A.3) để\r\nđịnh rõ cấp thép. Ví dụ, cấp AQ 43 chỉ ra thép có độ bền chảy dẻo 420 N/mm2\r\nnhiệt độ thử được đưa ra là 0°C (32°F).
\r\n\r\nBảng A.4 thể hiện hướng dẫn lựa chọn vật\r\nliệu đối với mỗi loại thép kết cấu được tôi và ram.
\r\n\r\nBảng A.2 - Loại\r\nthép dựa trên độ bền chảy
\r\n\r\n\r\n Loại \r\nGiới hạn chảy \r\n | \r\n \r\n 43 \r\n | \r\n \r\n 47 \r\n | \r\n \r\n 51 \r\n | \r\n \r\n 56 \r\n | \r\n \r\n 63 \r\n | \r\n \r\n 70 \r\n | \r\n
\r\n N/mm2 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n 460 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 620 \r\n | \r\n \r\n 690 \r\n | \r\n
Bảng A.3 - Tiền\r\ntố cấp thép dựa trên độ bền chảy
\r\n\r\n\r\n Cấp Suffix \r\nNhiệt độ thử \r\n | \r\n \r\n AQ \r\n | \r\n \r\n DQ \r\n | \r\n \r\n EQ \r\n | \r\n \r\n FQ \r\n | \r\n
\r\n °C \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -20 \r\n | \r\n \r\n -40 \r\n | \r\n \r\n -60 \r\n | \r\n
A.3.2 Thành phần\r\nhóa học
\r\n\r\nPhân tích mẻ luyện - Thành phần hóa học\r\nphải được xác định bởi nhà sản xuất thép trên các mẫu từ mỗi mẻ nung và phải\r\ntuân theo yêu cầu áp dụng của cấp thép được liệt kê ở Bảng A.4. Thép phải được\r\nlắng hoàn toàn, và được sản xuất tới hạt mịn.
\r\n\r\nCác bon tương đương (Ceq)\r\nhay độ nhạy cảm nứt nguội (Pcm) đối với việc đánh giá khả năng có thể\r\nhàn, trừ khi mặt khác được chỉ ra bởi người mua, có thể được tính toán từ phân\r\ntích mẻ luyện theo các công thức sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Việc lựa chọn Ceq và\r\nPcm cũng như giá trị lớn nhất của nó là một vấn đề\r\nphải được đồng ý giữa nhà chế tạo và nhà máy thép khi thép được đặt hàng.
\r\n\r\nA.3.3 Đặc tính cơ\r\nhọc
\r\n\r\nĐặc tính kéo và đặc tính va đập khía\r\nrãnh chữ V Charpy phải phù hợp với Bảng A.5. Một mẫu thử kéo và một bộ thử va đập\r\nphải được lấy từ mỗi mẫu vật liệu được xử lý nhiệt. Các mẫu thử va đập khía\r\nrãnh chữ V Charpy có thể được lấy từ trục dọc của chúng hoặc theo phương dọc hoặc\r\ntheo phương ngang so với hướng cuộn cuối cùng ở lựa chọn của nhà chế tạo thép\r\ntrừ khi hướng cụ thể được chỉ ra.
\r\n\r\nA.3.4 Xử lý nhiệt
\r\n\r\nCác thép này phải được cung cấp ở tính\r\ntrạng đã được tôi và làm nguội. Các quy trình dưới đây có thể được xem xét như\r\nlà các sự thay thế cho quá trình tôi và làm nguội:
\r\n\r\n1) Quy trình kiểm soát cơ nhiệt.
\r\n\r\n2) Tôi và ram trực tiếp.
\r\n\r\nBảng A.4 -\r\nThành phần hóa học đối với các thép có độ bền cao được tôi và ram
\r\n\r\n\r\n Cấp thép \r\n | \r\n \r\n Hàm lượng lớn\r\n nhất của các nguyên tố %* \r\n | \r\n |||||
\r\n C \r\n | \r\n \r\n Si \r\n | \r\n \r\n Mn \r\n | \r\n \r\n P \r\n | \r\n \r\n S \r\n | \r\n \r\n N \r\n | \r\n |
\r\n AQ43 tới\r\n AQ70 \r\n | \r\n \r\n 0,21 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 1,70 \r\n | \r\n \r\n 0,035 \r\n | \r\n \r\n 0,035 \r\n | \r\n \r\n 0,02 \r\n | \r\n
\r\n DQ43 tới\r\n DQ70 \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 1,70 \r\n | \r\n \r\n 0,030 \r\n | \r\n \r\n 0,030 \r\n | \r\n \r\n 0,02 \r\n | \r\n
\r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n 0,20 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 1,70 \r\n | \r\n \r\n 0,030 \r\n | \r\n \r\n 0,030 \r\n | \r\n \r\n 0,02 \r\n | \r\n
\r\n FQ43 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n \r\n 0,18 \r\n | \r\n \r\n 0,55 \r\n | \r\n \r\n 1,60 \r\n | \r\n \r\n 0,025 \r\n | \r\n \r\n 0,025 \r\n | \r\n \r\n 0,02 \r\n | \r\n
(*) Các nguyên tố được sử dụng để pha\r\ntrộn và xử lý hạt mịn phải được liệt kê chi tiết trong\r\ncác thông số được phê duyệt. Các nguyên tố sau phải được báo cáo cho mỗi mẻ đúc\r\nhay mẻ luyện: Ni, Cr, Mo, Nb, V, Zr, Cu và B.
\r\n\r\nBảng A.5 -\r\nCác yêu cầu về đặc tính cơ khí đối với các thép\r\ncó độ bền cao được tôi và ram
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Các đặc\r\n tính cơ học (1) \r\n | \r\n \r\n Thử va đập (3) \r\n | \r\n |||
\r\n Cấp thép \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chảy\r\n dẻo N/mm2 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn bền\r\n kéo N/mm2 \r\n | \r\n \r\n Độ giãn dài %\r\n (5,6) trong 5,65 (4) \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ thử °C \r\n | \r\n \r\n Năng lượng\r\n hấp thụ trung bình J \r\n | \r\n
\r\n AQ43 \r\nDQ43 \r\nEQ43 \r\nFQ43 \r\n | \r\n \r\n 420 \r\n | \r\n \r\n 530/680 \r\n | \r\n \r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n-20 \r\n-40 \r\n-60 \r\n | \r\n \r\n 41 (2) L \r\nhoặc \r\n27 (1)T \r\n | \r\n
\r\n AQ47 \r\nDQ47 \r\nEQ47 \r\nFQ47 \r\n | \r\n \r\n 460 \r\n | \r\n \r\n 570/720 \r\n | \r\n \r\n 17 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n-20 \r\n-40 \r\n-60 \r\n | \r\n \r\n 46 L \r\nhoặc \r\n31 T \r\n | \r\n
\r\n AQ51 \r\nDQ51 \r\nEQ51 \r\nFQ51 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 610/770 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n-20 \r\n-40 \r\n-60 \r\n | \r\n \r\n 50 L \r\nhoặc \r\n33 T \r\n | \r\n
\r\n AQ56 \r\nDQ56 \r\nEQ56 \r\nFQ56 \r\n | \r\n \r\n 550 \r\n | \r\n \r\n 670/835 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n-20 \r\n-40 \r\n-60 \r\n | \r\n \r\n 55 L \r\nhoặc \r\n37 T \r\n | \r\n
\r\n AQ63 \r\nDQ63 \r\nEQ63 \r\nFQ63 \r\n | \r\n \r\n 620 \r\n | \r\n \r\n 720/890 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n-20 \r\n-40 \r\n-60 \r\n | \r\n \r\n 62 L \r\nhoặc \r\n41 T \r\n | \r\n
\r\n AQ70 \r\nDQ70 \r\nEQ70 \r\nFQ70 \r\n | \r\n \r\n 690 \r\n | \r\n \r\n 770/940 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n-20 \r\n-40 \r\n-60 \r\n | \r\n \r\n 69 L \r\nhoặc \r\n46 T \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\n(1) Ngang. \r\n(2) Dọc. \r\n(3)Thử va đạp khía rãnh chữ V Charpy\r\n không yêu cầu trong việc sản xuất cấp thép AQ, với điều kiện là dữ liệu hỗ trợ\r\n chỉ ra sự tuân thủ với bảng này phải được lấy từ quá trình thử chứng\r\n nhận. \r\n(4) A bằng diện tích mặt cắt ngang của\r\n mẫu thử. \r\n(5) Độ dãn dài đối với mẫu thử thay\r\n thế B ở TCVN 12823-5: Vật liệu và hàn phải phù hợp với Bảng A.6. \r\n(6) Các độ giãn dài được chỉ ra là\r\n cho các mẫu được lấy theo phương ngang đối với hướng cuộn. Nếu\r\n các mẫu theo phương dọc được phê duyệt đặc biệt, các giá trị về độ dãn dài nhỏ\r\n nhất phải là 2% cao hơn các giá trị được thể hiện ở Bảng A.5 và Bảng A.6. \r\n | \r\n
Bảng A.6 -\r\nCác yêu cầu về độ dãn dài cho mẫu thử B thay thế
\r\n\r\n\r\n Chiều dày,\r\n mm \r\n | \r\n |||||||
\r\n Cấp thép \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n >10 \r\n | \r\n \r\n >15 \r\n | \r\n \r\n >20 \r\n | \r\n \r\n >25 \r\n | \r\n \r\n >40 \r\n | \r\n \r\n >50 \r\n | \r\n
\r\n ≤ 10 \r\n | \r\n \r\n ≤ 15 \r\n | \r\n \r\n ≤ 20 \r\n | \r\n \r\n ≤ 25 \r\n | \r\n \r\n ≤ 40 \r\n | \r\n \r\n ≤ 50 \r\n | \r\n \r\n ≤ 70 \r\n | \r\n |
\r\n AQ43 tới\r\n FQ43 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 17 \r\n | \r\n \r\n 18 \r\n | \r\n
\r\n AQ47 tới\r\n FQ47 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 17 \r\n | \r\n
\r\n AQ51 tới\r\n FQ51 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n
\r\n AQ56 tới\r\n FQ56 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n
\r\n AQ63 tới\r\n FQ63 \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n
\r\n AQ70 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 14 \r\n | \r\n
Bảng A.7 - Lựa\r\nchọn vật liệu cho các cấp thép tôi và ram
\r\n\r\n\r\n Nhiệt độ\r\n làm việc °C \r\n | \r\n \r\n Kết cấu phụ * \r\n | \r\n \r\n Kết cấu\r\n chính \r\n | \r\n \r\n Kết cấu đặc biệt \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n AQ43 tới\r\n AQ70 \r\n | \r\n \r\n DQ43 tới\r\n DQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n
\r\n -20 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n \r\n EQ43 tới\r\n EQ70 \r\n | \r\n
\r\n -40 \r\n | \r\n \r\n FQ43 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n \r\n FQ43 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n \r\n FQ43 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n
\r\n -50 \r\n | \r\n \r\n FQ43 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n \r\n FQ43 tới\r\n FQ70 \r\n | \r\n \r\n — \r\n | \r\n
\r\n *Đối với kết cấu phụ, tiêu chuẩn về\r\n độ dai có thể được giảm nhẹ. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
A.4 Gia cường đi\r\nbăng cho giàn khoan di động
\r\n\r\nB.1.1 Áp dụng
\r\n\r\nB.1.1.1 Giàn khoan có\r\ncột ổn định
\r\n\r\nCác yêu cầu từ B.1.2 tới B.1.8 của Phụ\r\nlục này này là áp dụng cho các giàn khoan có cột ổn định đi băng.
\r\n\r\nB.1.1.2 Các giàn kiểu\r\nkhác
\r\n\r\nc. Giàn mặt nước
\r\n\r\nGia cường đi băng đối với các giàn mặt\r\nnước phải phù hợp với bất kì cấp đi băng trong trường hợp được quy định trong\r\nTCVN 6259: 2003 đối với các giàn không tự hành.
\r\n\r\nd. Giàn tự nâng
\r\n\r\nCác giàn tự nâng sẽ được áp dụng như\r\ncác giàn mặt nước không tự hành.
\r\n\r\nB.1.1.3 Giàn thiết kế\r\nkiểu mới
\r\n\r\nCấp gia cường đi băng và các yêu cầu đối\r\nvới các giàn thiết kế kiểu mới sẽ được xem xét một cách đặc biệt.
\r\n\r\nB.1.2 Lựa chọn cấp\r\ngia cường đi băng
\r\n\r\nTrách nhiệm của chủ giàn phải lựa chọn\r\ncấp gia cường đi băng phù hợp nhất đối với hoạt động dự định. Các điều kiện\r\nbăng đối với di chuyển của một giàn được đưa ra ở Bảng B.1 và Bảng B.2 để hướng\r\ndẫn việc lựa chọn cấp gia cường đi băng.
\r\n\r\nBảng B.1 - Hướng\r\ndẫn lựa chọn cấp gia cường đi băng cho giàn có cột ổn định
\r\n\r\n\r\n Cấp đi băng \r\n | \r\n \r\n Di chuyển tự\r\n hành trong băng phủ năm thứ nhất bị phá vỡ dưới các điều kiện như được xác định\r\n ở bảng B.2 \r\n | \r\n |
\r\n Không có\r\n thiết bị phá băng \r\n | \r\n \r\n Có thiết bị\r\n phá băng \r\n | \r\n |
\r\n A0 \r\n | \r\n \r\n Băng dày \r\n | \r\n \r\n Băng rất\r\n dày \r\n | \r\n
\r\n B0 \r\n | \r\n \r\n Băng trung\r\n bình \r\n | \r\n \r\n Băng dày \r\n | \r\n
\r\n C0 \r\n | \r\n \r\n Băng mỏng \r\n | \r\n \r\n Băng trung\r\n bình \r\n | \r\n
\r\n D0 \r\n | \r\n \r\n Băng rất mỏng \r\n | \r\n \r\n Băng mỏng \r\n | \r\n
Bảng B.2 - Định\r\nnghĩa trạng thái băng của băng phủ năm thứ nhất theo mức độ tập trung và chiều\r\ndày
\r\n\r\n\r\n Chiều dày của\r\n tảng băng nổi, m \r\n | \r\n \r\n Mức độ tập\r\n trung của băng bị phá \r\n | \r\n ||
\r\n Lớn hơn\r\n 6/10 \r\n | \r\n \r\n 6/10 hoặc\r\n nhỏ hơn và nhiều\r\n hơn 3/10 \r\n | \r\n \r\n 3/10 hoặc\r\n nhỏ hơn \r\n | \r\n |
\r\n 1,0 và lớn\r\n hơn \r\nTừ 0,6 tới\r\n 1,0 \r\nTừ 0,3 tới\r\n 0,6 \r\nNhỏ hơn 0,3 \r\n | \r\n \r\n Cực kì khắc\r\n nghiệt \r\nRất khắc\r\n nghiệt \r\nKhắc nghiệt \r\nTrung bình \r\n | \r\n \r\n Rất khắc\r\n nghiệt \r\nKhắc nghiệt \r\nTrung bình \r\nNhẹ \r\n | \r\n \r\n Khắc nghiệt \r\nTrung bình \r\nNhẹ \r\nRất nhẹ \r\n | \r\n
\r\n Các lưu ý: \r\n1. Các tỉ lệ của diện tích băng\r\n trung bình này trong một khu vực được đưa ra ở “Các thuật ngữ băng biển của tổ\r\n chức khí tượng học thế giới” Phụ lục B.7 và đưa ra tỉ lệ diện tích bao phủ bởi\r\n các tảng băng nổi tới tổng cộng diện tích bề mặt biển trong phạm vi một khu vực địa lý\r\n nào đó. \r\n2. Các mức độ nghiêm trọng của các\r\n trạng thái băng được phân loại với giả định rằng băng bao phủ trên đường di\r\n chuyển của giàn bị vỡ do quy trình môi trường tự nhiên hay bởi tàu phá băng.\r\n Việc phá băng bằng tàu là không khuyến khích. \r\n | \r\n
B.1.3 Đường nước\r\nbăng
\r\n\r\nĐường nước thiết kế đối với việc hành hải\r\ntrong băng được định nghĩa là đường nước băng. Đường nước băng sâu nhất và nhẹ\r\ntải nhất phải được chỉ rõ trên bản vẽ và được định nghĩa như là đường nước băng\r\ntrên cùng và dưới cùng, tương ứng.
\r\n\r\nB.1.4 Khoảng cách
\r\n\r\nKhoảng cách giữa mép dưới của thanh giằng\r\nngang thấp nhất và đường nước băng cao nhất là không nhỏ hơn các giá trị sau:
\r\n\r\na. 1,83 m đối với cấp đi băng A0.
\r\n\r\nb. 1,52 m đối với các cấp đi băng B0, C0 và D0.
\r\n\r\nB.1.5 Đai chống\r\nbăng
\r\n\r\nĐai chống băng được phân chia trong\r\ncác khu vực mũi, thân giữa và khu vực đuôi. Đối với các giàn với hai hay nhiều\r\nthân, khu vực thân giữa được phân chia thành khu vực thân giữa bên ngoài và khu\r\nvực thân giữa bên trong. Đối với các giàn có cấp đi băng D0, chỉ khu vực\r\nmũi là được gia cường đi băng.
\r\n\r\nĐối với loại sà lan, thân dạng hình trụ\r\nhoặc tương tự, khu vực đai chống băng mũi phải được kéo dài về phía mũi từ mặt\r\ncắt 0,025Lw phía đuôi của hoặc điểm nơi mà cào băng giao với đáy hoặc\r\nnơi đường nước băng dưới cùng đạt đến chiều rộng lớn nhất của nó, lấy giá trị\r\nnào xa hơn về phía đuôi (xem Hình B.1 - đai chống băng). Khu vực đai chống băng\r\nphía đuôi phải được kép dài 0,025Lw về phía mũi của điểm phía đuôi\r\nsau cùng của đường nước băng dưới cùng. Khu vực thân giữa của đai chống băng được\r\nkéo dài trong phạm vi khu vực đai chống băng mũi và khu vực đai chống băng\r\nđuôi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình B.1 -\r\nĐai chống băng
\r\n\r\nB.1.6 Các tải trọng\r\nbăng thiết kế
\r\n\r\nB. 1.6.1 Áp suất băng\r\nthiết kế
\r\n\r\nÁp suất băng thiết kế trên một khu vực\r\ncụ thể của đai băng phải không nhỏ hơn giá trị đặt được từ công thức sau:
\r\n\r\nP = K1K2K3D0,2 (Mpa)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nD: Lượng chiếm nước của\r\ngiàn ở đường nước trên cùng, tấn.
\r\n\r\nK1: Như được\r\nđưa ra ở Bảng B.3.
\r\n\r\nK2: 1,2 đối với\r\nkhu vực mũi và như được đưa ra ở Bảng B.3 đối với khu vực thân giữa và đuôi.
\r\n\r\nK3=1,0-0,4 sin2β.
\r\n\r\nB: Góc loe của kết cấu đai chống băng ở\r\nvị trí đang được xem xét, đo giữa phương đứng và vỏ, độ.
\r\n\r\nBảng B.3 -\r\nCác hệ số áp suất băng
\r\n\r\n\r\n Cấp đi băng \r\n | \r\n \r\n K1 \r\n | \r\n \r\n K2 \r\n | \r\n ||
\r\n SI \r\n(metric,\r\n USC) \r\n | \r\n \r\n Thân giữa\r\n hay khu vực thân giữa bên ngoài \r\n | \r\n \r\n Khu vực\r\n thân giữa bên trong \r\n | \r\n \r\n Khu vực\r\n đuôi \r\n | \r\n |
\r\n A0 \r\n | \r\n \r\n 0,193 \r\n(1,97; 28) \r\n | \r\n \r\n 0,45 \r\n | \r\n \r\n 0,23 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n
\r\n B0 \r\n | \r\n \r\n 0,165 \r\n(1,68; 24) \r\n | \r\n \r\n 0,38 \r\n | \r\n \r\n 0,19 \r\n | \r\n \r\n 0,22 \r\n | \r\n
\r\n C0 \r\n | \r\n \r\n 0,145 \r\n(1,48; 21) \r\n | \r\n \r\n 0,24 \r\n | \r\n \r\n 0,16 \r\n | \r\n \r\n 0,11 \r\n | \r\n
\r\n D0 \r\n | \r\n \r\n 0,130 \r\n(1,33; 19) \r\n | \r\n \r\n __ \r\n | \r\n \r\n __ \r\n | \r\n \r\n __ \r\n | \r\n
B.1.6.2 Tải trọng\r\nbăng thiết kế
\r\n\r\nĐối với giàn có cấp đi băng A0 với hai hay\r\nnhiều thân, lực tổng cộng thiết kế do nén của giàn bởi môi trường băng phải\r\nkhông nhỏ hơn giá trị đạt được từ công thức sau:
\r\n\r\nF = K (kN)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\n: Chiều dài của khu vực thân giữa bên ngoài của\r\nđai chống băng.
\r\n\r\nK = 610
\r\n\r\nB.1.7 Đánh giá kết\r\ncấu
\r\n\r\nB.1.7.1 Đánh giá tổng\r\nthể
\r\n\r\nGiàn phải có đủ sức bền để chống lại lực\r\nnén của môi trường băng, F, được định nghĩa ở B.1.6.2 với các hệ số an toàn đối\r\nvới các tải trọng kết hợp được đưa ra ở 7.1.2.2 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nLực ngang tổng cộng, F, phải được áp dụng\r\nnhư là tải trọng đường phân bố vuông góc với đường nước ở mặt phẳng của đường\r\nnước quan trọng nhất trong phạm vi phần giữa của khu vực thân giữa, kéo dài\r\n0,25Lw về phía mũi và 0,25Lw về phía đuôi từ tâm của Lw.
\r\n\r\nB.1.7.2 Các kích thước\r\ncục bộ
\r\n\r\nPhạm vi của áp suất\r\nbăng thiết kế theo phương thẳng đứng dưới đây, b, phải được sử dụng khi xác định\r\ncác kích thước đai chống băng cục bộ.
\r\n\r\nb = 0,52 m đối với gia cường đi băng cấp\r\nA0.
\r\n\r\nb = 0,45 m đối với gia cường đi băng cấp\r\nB0.
\r\n\r\nb = 0,40 m đối với gia cường đi băng cấp\r\nC0.
\r\n\r\nb = 0,37 m đối với gia cường đi băng cấp\r\nD0.
\r\n\r\nCác kết cấu đặc biệt, cả trong phạm vi\r\nvà ngoài phạm vi đai chống băng, mà chịu tải trọng băng sẽ phải được xem xét một\r\ncách đặc biệt.
\r\n\r\nB.2 Phân tích phản ứng - lựa chọn\r\nsóng thiết kế cho phân tích kết cấu của giàn khoan có cột ổn định (giàn bán\r\nchìm hai thân)
\r\n\r\nB.2.1 Tổng quan
\r\n\r\nQuy định 4.1.3 yêu cầu rằng “Phải xem\r\nxét đối với các sóng nhỏ hơn chiều cao lớn nhất nếu, do chu kì của chúng, các\r\ntác động lên các thành phần kết cấu khác nhau có thể lớn hơn”. Đối với một giàn\r\nbán chìm hai thân, các con sóng lớn với các chu kì dài là không phải là nhất\r\nthiết quan trọng đối với thiết kế các thành phần kết cấu chính. Chỉ các con\r\nsóng có các chu kì và hướng quan trọng (như được đặc trưng ở B.2.2) mà sinh ra\r\ncác tải trọng thủy động học đáng kể là quan trọng đối với thiết kế của các\r\nthành phần kết cấu chính.
\r\n\r\nNgoài ra, các phân bố tải trọng sóng\r\nlên các phần thân chìm của một MODU là được yêu cầu trong phân tích phản ứng kết\r\ncấu tổng thể. Cả phương pháp sóng ngẫu nhiêu và phương pháp sóng điều hòa được\r\nsử dụng trong phân tích phản ứng. Phương pháp ngẫu nhiên luôn luôn theo một quy\r\ntrình vùng tần số thông qua một phân tích phổ. Trong phương pháp ngẫu nhiên,\r\nthông tin phân bố thiết yếu lên ứng suất và tải trọng đồng thời là bị mất. Ngược\r\nlại, phương pháp sóng điều hòa giữ lại luồng tải trọng và ứng suất, do vậy\r\nphương pháp này là hữu ích hơn trong đánh giá thiết kế kết cấu.
\r\n\r\nĐối với mỗi trường hợp được mô tả,\r\nphân tích phản ứng xác định chu kì sóng quan trọng mà sinh ra các tải trọng thủy\r\nđộng học lớn nhất. Sau đó tìm ra một chiều cao sóng điều hòa tương đương mà sẽ\r\nsinh ra các tải trọng thủy động học có cùng độ lớn như được tính toán trong\r\nphân tích phản ứng. Chiều cao và chu kì sóng được tìm ra, được ghi chú là “sóng\r\nthiết kế”, phải được sử dụng cho thiết kế sức bền tổng thể của một giàn bán\r\nchìm hai thân.
\r\n\r\nPhân tích phản ứng có thể được thực hiện\r\nsử dụng phương pháp nhẫu nhiên hay phương pháp tiền định, phụ thuộc vào thông\r\ntin sóng sẵn có. Phụ lục này bao gồm chi tiết của phân tích phản ứng sử dụng\r\nhai phương pháp này.
\r\n\r\nĐối với việc phân cấp MODU, tổ chức\r\ngiám sát yêu cầu chủ giàn lựa chọn môi trường sóng mà giàn bán chìm sẽ được thiết\r\nkế theo đó.
\r\n\r\nB.2.2 Các đặc tính\r\ntải trọng thủy động học tổng thể
\r\n\r\nB.2.2.1 Các tải trọng\r\nthủy động học sau đây nhìn chung ảnh hưởng đến sức bền tổng thể của giàn bán\r\nchìm hai thân:
\r\n\r\na. Lực tách giữa các pôn tông;
\r\n\r\nb. Mômen gây lắc xoắn theo phương chéo\r\nso với phương dọc và phương ngang;
\r\n\r\nc. Lực cắt dọc giữa các pôn tông;
\r\n\r\nd. Các lực quán tính gây ra bởi gia tốc\r\ntheo phương ngang và phương dọc của khối boong, và;
\r\n\r\ne. Mômen uốn trên sóng theo phương đứng\r\ntác dụng lên pôn tông.
\r\n\r\nB.2.2.2 Lực tách giữa\r\ncác pôn tông
\r\n\r\nMột con sóng với bước sóng bằng khoảng\r\nhai lần chiều rộng bên ngoài giữa các pôn tông gây ra lực tách lớn nhất giữa\r\ncác Pôn tông, mà có ảnh hưởng then chốt đối với các mối nối hay các kết cấu sau\r\nđây:
\r\n\r\na. Thanh giằng theo phương ngang.
\r\n\r\nb. Các kết cấu boong chính nếu không\r\ncó các thanh giằng.
\r\n\r\nc. Các liên kết cột với thân trên nếu\r\nkhông có các thanh giằng.
\r\n\r\nB.2.2.3 Mô men gây lắc\r\nxoắn theo phương chéo so với phương dọc và phương ngang
\r\n\r\nMột con sóng theo phương chéo (30° đến\r\n60° so với mũi) với bước sóng khoảng bằng khoảng cách theo phương chéo giữa các\r\nđầu mút pôn tông sẽ gây ra các mô men gây lắc xoắn theo phương chéo lớn nhất,\r\nmà có ảnh hưởng then chốt đối với các vị trí hay các kết cấu sau đây:
\r\n\r\n1) Các thanh giằng chéo so với phương\r\nngang và phương đứng, hoặc;
\r\n\r\n2) Kết cấu boong chính mà không có\r\nthanh giằng.
\r\n\r\nBởi vì các lực tách xảy ra đồng thời với\r\ncác mô men xoắn, chỉ sử dụng mô men xoắn để xác định các hướng sóng mang tính\r\nthen chốt đối với việc thiết kế các cơ cấu này có thể không đủ. Các lực tách sẽ\r\nkhông đóng góp vào mô men xoắn nhưng nó bao gồm các ứng suất bổ sung vào các ứng\r\nsuất gây ra do mô men xoắn. Do vậy, hơn một hướng xoắn phải được xem xét để đạt\r\nđược ảnh hưởng ứng suất kết hợp then chốt nhất của hai loại tải trọng này đối với\r\nthiết kế.
\r\n\r\nB.2.2.4 Lực cắt dọc\r\ngiữa các pôn tông
\r\n\r\nMột con sóng theo phương chéo (30° đến\r\n60° so với mũi) với bước sóng khoảng bằng VÁ khoảng cách theo phương chéo giữa các\r\nđầu mút pôn tông sẽ gây ra lực cắt dọc thiết kế lớn nhất giữa các pôn tông.\r\nTrong trạng thái tải trọng này, các lực dọc tác dụng lên hai pôn tông và cột là\r\nlớn nhất và tác động theo các hướng đối diện. Do vậy, các thanh giằng ngang sẽ\r\nphải chịu mô men uốn lớn nhất.
\r\n\r\nBởi vì các lực tách xảy ra đồng thời với\r\ncác lực cắt dọc, chỉ sử dụng lực cắt dọc để xác định các hướng sóng mang tính\r\nthen chốt đối với việc thiết kế các cơ cấu này có thể không đủ. Với cùng lí do\r\nnhư chỉ ra ở B.2.2.3, hơn một hướng xoắn phải được xem xét để đạt được ảnh hưởng\r\nứng suất kết hợp then chốt nhất của hai loại tải trọng này đối với thiết kế.
\r\n\r\nB.2.2.5 Các gia tốc\r\ntheo phương dọc và phương ngang của khối boong
\r\n\r\nCác hướng sóng then chốt là hướng sóng\r\nmặt và hướng sóng ngang , tương ứng, gây ra các gia tốc theo phương dọc và\r\nphương ngang của khối boong. Các phản ứng này là luôn luôn lớn hơn ở các mớn nước\r\nnhỏ hơn của\r\ngiàn, và vì thế có thể ảnh hưởng đến điều kiện di chuyển hạn chế. Các gia tốc của\r\nkhối boong sẽ sinh ra các lực cắt với mô men uốn tương ứng ở các cột liên kết với\r\nboong và pôn tông nếu không có các thanh giằng giữa các cột hay cột và boong. Với\r\ncác thanh giằng chéo, các phản ứng này sẽ được phát triển như là các lực trục ở\r\ncác thanh chéo và ở các cột, cũng như các mô men uốn ở các cột. Sự phân bố của\r\ncác tải trọng này là phụ thuộc vào đặc tính độ cứng của các thành phần kết cấu\r\nnày.
\r\n\r\nB.2.2.6 Mô men uốn\r\ntrên sóng theo phương đứng tác dụng lên pôn tông
\r\n\r\nSóng mặt (0°từ mũi) với chiều dài bước\r\nsóng bằng chiều dài pôn tông sẽ bao gồm các mô men uốn theo phương thẳng đứng\r\nthiết kế lớn nhất tác dụng lên pôn tông ở 2 vị trí sau:
\r\n\r\na. Đỉnh sóng ở giữa pôn tông.
\r\n\r\nb. Bụng sóng ở giữa pôn tông.
\r\n\r\nB.2.3 Lựa chọn\r\nsóng thiết kế bằng phương pháp ngẫu nhiên
\r\n\r\nB.2.3.1 Phương pháp\r\nngẫu nhiên được sử dụng khi môi trường sóng được mô tả trong dạng phổ (các sóng\r\nkhông điều hòa). Phương pháp này sẽ tìm ra chu kì và biên độ sóng thiết kế điều\r\nhòa dựa trên các phản ứng lớn nhất của các đặc tính tải trọng khác nhau được mô\r\ntả ở trên. Trong phương pháp này, chỉ các trạng thái biển có độ dốc sóng cực đại\r\ndo sự lựa chọn của chủ giàn phải được xem xét đối với một dải các chu kì sóng\r\nkhông điều hòa. Độ dốc sóng không đều được định nghĩa ở thuật ngữ chiều cao\r\nsóng đáng kể Hs và chu kì sóng ngang zero-up trung bình, như được mô\r\ntả ở B.2.3.3 phía dưới.
\r\n\r\nB.2.3.2 Phương pháp\r\nphân tích
\r\n\r\nPhương pháp lấy chu kì sóng và biên độ\r\ncủa sóng thiết kế điều hòa then chốt để phân tích kết cấu được mô tả trong các\r\nbước dưới đây.
\r\n\r\na. Xác định bước sóng và hướng sóng\r\nthen chốt, Lc (hay chu kì sóng gần then chốt, Tc) dựa\r\ntrên dạng hình học thân của giàn bán chìm và các đặc tính tải trọng thủy động học\r\ntổng thể của nó như được mô tả ở B.2.2.
\r\n\r\nMối liên hệ giữa chiều dài sóng then\r\nchốt Lc và chu kì sóng then chốt Tc là:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Gia tốc trong trường g= 9,81 m/s2.
\r\n\r\nb. Tính toán Toán tử biên độ phản ứng\r\n(RAOs) đối với mỗi tải trọng được đặc trưng ở B.2.2 và cho dải các chu kì sóng điều\r\nhòa từ 3 s tới 25 s. Khoảng cách giữa các chu kì sóng nhỏ (từ 0,2 s đến 0,5 s)\r\nquanh Tc phải được xem xét để lấy được đĩnh then chốt RAOc. Ở đỉnh\r\nthen chốt RAOc, chu kì sóng then chốt chính xác hơn Tc, có thể được\r\nxác định. Đối với các chu kì sóng cách xa so với chu kì sóng then chốt Tc,\r\ncác khoảng cách chu kì sóng lớn hơn (từ 1 s đến 2 s) có thể được sử dụng.
\r\n\r\nc. Trong quy trình lấy giá trị RAO đối\r\nvới mỗi chu kì sóng điều hòa, các phần thực và phần tưởng tượng phải được tính\r\nriêng biệt ở hai trường hợp thời gian. Phần thực (R) là tương ứng với trường hợp\r\nthời gian khi đỉnh sóng ở vị trí giữa giàn. Với độ trễ pha 90°, phần tưởng tượng\r\n(I) là tương ứng với trường hợp thời gian khi sóng ngang zero là ở vị trí giữa\r\ngiàn. Tổng cộng độ lớn tải trọng thủy động học ở bất kì trường hợp thời gian\r\nnào (t) ở một sóng điều hòa với tần số sóng ω đo bằng\r\nradian trên s có thể được diễn giải bằng tổ hợp của các phần thực và phần tưởng\r\ntượng.
\r\n\r\nLoad(t) = Rcos (ωt) + Isin (ωt), và.
\r\n\r\n\r\n\r\n
d. Tính toán chiều cao sóng đáng kể\r\nthiết kế dựa trên độ dốc sóng được lựa chọn bởi chủ giàn sử dụng công thức được\r\nmô tả ở B.2.3.3 cho các chu kì sóng ngang zero-up trung bình (Tz) từ 3 s đến 18\r\ns với khoảng cách là 1 s.
\r\n\r\ne. Lấy các phổ năng lượng sóng đối với\r\nmỗi trạng thái biển không điều hòa được thể hiện ở B.2.3.2 (d) như là một hàm của\r\nchiều cao sóng đáng kể (Hs) và chu kì sóng ngang zero-up trung bình. Phổ sóng Pierson-Moskovitz\r\n(P-M), JONSWAP hay bất kì loại khác nào của phổ năng lượng sóng thích hợp với\r\nkhu vực địa lý đang xét có thể được sử dụng.
\r\n\r\nf. Kết hợp RAO(ω) được bình\r\nphương từ các giá trị được lấy từ B.2.3.2.c với các mật độ phổ năng lượng sóng,\r\nSw(ω), được lấy từ\r\nB.2.3.2.e để tính phổ phản ứng, Sr(ω), như là một hàm của\r\ncác tần số đo bằng rad/s đối với mối tình trạng biển không đều ở B.2.3.2.d.
\r\n\r\ng. Dự đoán phản ứng lớn nhất , Rmax,\r\nđối với mỗi trạng thái biển không điều hòa ở B.2.3.2.d như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nm0: Diện tích của phổ phản ứng\r\nđược định nghĩa phía dưới với n = 0.
\r\n\r\nIn: Hàm lô ga tự nhiên.
\r\n\r\nN: Số chu kì phản ứng = D/Ta.
\r\n\r\nD: Khoảng thời gian bão, luôn giả định\r\nlà 3 h.
\r\n\r\nTa: chu kì sóng ngang\r\nzero-up phản ứng trung bình, s.
\r\n\r\n\r\n\r\n
h. Lựa chọn phản ứng lớn nhất, Rmax,\r\ntrong số các tình trạng biển không đều được xét.
\r\n\r\ni. Tính biên độ sóng điều hòa thiết kế,\r\nAd, như sau:
\r\n\r\nAD\r\n= (Rmax/RAOc)LF
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nRAOc: Toán tử biên độ phản ứng đỉnh ở\r\nchu kì sóng then chốt (Tc)
\r\n\r\nLF: Hệ số tải trọng trong dải từ 1,1 đến\r\n1,3 và được hiệu chỉnh đối với các khu vực địa lí khác nhau.
\r\n\r\nCuối cùng, biên độ sóng điều hòa được\r\nlựa chọn (AD) và chu kì sóng then chốt (Tc) sẽ được sử dụng\r\ntrong đánh giá thiết kế kết cấu.
\r\n\r\nB.2.3.3 Độ dốc sóng\r\nkhông điều hòa
\r\n\r\nĐộ dốc biển không đều Ss được\r\nđịnh nghĩa như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nG: Gia tốc trọng trường = 9,81 m/s2.
\r\n\r\nHs: Chiều cao sóng đáng kể,\r\nm.
\r\n\r\nTz: Chu kì sóng ngang zero\r\nup.
\r\n\r\nB.2.4 Lựa chọn\r\nsóng thiết kế bằng phương pháp xác định
\r\n\r\nB.2.4.1 Phương pháp\r\nnày sẽ tìm ra chiều cao sống điều hòa thiết kế dựa trên độ dốc sóng điều hòa lớn\r\nnhất, mà được lựa chọn bởi chủ giàn, như mô tả ở B.2.4.3 .
\r\n\r\nB.2.4.2 Phương pháp\r\nphân tích
\r\n\r\nPhương pháp lấy chu kì sóng và chiều\r\ncao của sóng thiết kế điều hòa then chốt cho mỗi tải trọng thủy động học được\r\nmô tả dưới đây:
\r\n\r\na. Xác định bước sóng và hướng sóng\r\nthen chốt (hay chu kì sóng gần then chốt) dựa trên dạng hình học thân của giàn\r\nbán chìm và các đặc tính tải trọng thủy động học tổng thể của nó như được mô tả\r\nở B.2.2.
\r\n\r\nb. Tính toán các toán tử biên độ phản ứng\r\n(RAOs), như được mô tả ở B.2.3.2.b và B.2.3.2.c.
\r\n\r\nc. Sử dụng công thức được mô tả ở\r\nB.2.4.3 và môi trường sóng thiết kế được lựa chọn bởi chủ giàn (độ dốc sóng điều\r\nhòa và chiều cao sóng thiết kế lớn nhất) để tính toán “các chiều cao sóng điều\r\nhòa giới hạn” cho các chu kì sóng từ 3 s đến 15 s.
\r\n\r\nd. Tính toán tải trọng phản ứng bằng\r\ncách nhân RAO với “các chiều cao sóng điều hòa giới hạn” ở mỗi chu kì sóng.
\r\n\r\ne. Chiều cao sóng tương ứng và chu kì\r\nsóng ở tải trọng phản ứng lớn nhất được tính toán ở B.2.4.2.d cho tất cả với\r\n“các chiều cao sóng điều hòa giới hạn” là “sóng thiết kế”, mà sẽ được sử dụng\r\ntrong đánh giá thiết kế kết cấu.
\r\n\r\nB.2.4.3 Độ dốc sóng\r\nđiều hòa
\r\n\r\nĐộ dốc sóng điều hòa, s, được định\r\nnghĩa như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\ng: Gia tốc trọng trường.
\r\n\r\ng= 9,81 m/s2.
\r\n\r\nH: Chiều cao sóng điều hòa.
\r\n\r\nT: Chu kì sóng điều hòa.
\r\n\r\nB.3 Hướng dẫn đối với các ứng suất\r\ncho phép đối với các khu vực có ứng suất cao cục bộ
\r\n\r\nB.3.1 Các kết cấu tấm
\r\n\r\nCác ảnh hưởng của các vết khía, các\r\ngia tăng ứng suất và các tập trung ứng suất phải được xét đến đối với các kết cấu\r\ntấm. Khi các tập trung ứng suất được xét là có cường độ cao ở các cơ cấu nhất định,\r\nmức độ ứng suất có thể được chấp nhận sẽ phải được xem xét đặc biệt. Đối với\r\ncác phân tích phần tử hữu hạn chi tiết cục bộ (khu vực chịu ứng suất cao cục bộ,\r\nkích cỡ phần tử 50 mm x 50 mm. Trong mọi trường hợp kích thước phần\r\ntử tấm không nhỏ hơn chiều dày tẩm), ứng suất tương đương Von Mises cho phép dưới\r\nđây có thể được sư dụng trong các điều kiện này, với điều kiện là tiêu chuẩn mỏi\r\nnhư được chỉ ra ở 7.1.1.9 được thỏa mãn đối với các chi tiết cục bộ:
\r\n\r\nĐối với các tải trọng tĩnh, như được định\r\nnghĩa ở 7.1.1.1.a:
\r\n\r\nσeqv\r\n< 0,97SmFy
\r\n\r\nĐối với các tải trọng kết hợp như được\r\nđịnh nghĩa ở 6.1.1.1.b:
\r\n\r\nσeqv < 1,25SmFy
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nσeqv: Như được định\r\nnghĩa ở 7.1.3.
\r\n\r\nFy: Như được định\r\nnghĩa ở 7.1.2.2.
\r\n\r\nSm= 1.0 đối với thép\r\nthường.
\r\n\r\nSm = 0,95 đối với cấp\r\nthép HT 32.
\r\n\r\nSm= 0,908 đối với cấp\r\nthép FIT 36.
\r\n\r\nSm= 0,875 đối với cấp\r\nthép FIT 40.
\r\n\r\nSm= 0,85 đối với cấp\r\nthép QT 43.
\r\n\r\nSm= 0,826 đối với cấp\r\nthép QT 47.
\r\n\r\nSm= 0,825 đối với cấp\r\nthép QT 51.
\r\n\r\nĐối với các kích cơ phần tử không phải\r\nlà 50 mm x 50 mm và đối\r\nvới các vật liệu không phải như trên, ứng suất tương đương Von Mises cho phép σeqv sẽ được xem\r\nxét một cách đặc biệt.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
B.4 Giới thiệu\r\nchung
\r\n\r\nPhụ lục này được xây dựng dựa trên các\r\nkết quả nghiên cứu của Dự án công nghiệp chung ABC đối với ổn định của giàn\r\nkhoan di động, giai đoạn, tháng 8 năm 1989 và được xuất bản lần đầu tiên vào\r\nnăm 1990 theo dạng ấn phẩm có tiêu đề riêng biệt.
\r\n\r\nTiêu chuẩn thay thế ổn định nguyên vẹn\r\nđối với giàn có cột ổn định, đưa ra các giới hạn an toàn tương đương trong điều\r\nkiện bão cực đại ở trạng thái hoạt động đối với cấp giàn không hạn chế khu vực.\r\nƯu điểm khác của tiêu chí này là đạt được giới hạn an toàn hợp lý hơn chống lại\r\nsự lật và ngập nước khi các đặc tính đặc trưng chuyển động động lực học hợp nhất\r\nvới tiêu chuẩn ổn định.
\r\n\r\nTiêu chuẩn ổn định dựa trên đặc trưng\r\nđộng lực học bao gồm công thức thực nghiệm để các chuyển động tương đương được\r\nsử dụng trong các định dạng của tiêu chí. Các công thức thực nghiệm xấp xỉ dựa\r\ntrên các phản ứng chuyển động được dự đoán đối với một ma trận đơn vị của giàn\r\nbán chìm và các trạng thái chịu tải bao gồm hầu hết các thiết kế giàn bán chìm\r\nhiện có. Để tiêu chí này trải qua sự kiểm soát liên tục cần phải phân tích trực\r\ntiếp đối với các phản ứng chuyển động động lực học. Vì điều này, các Phụ lục\r\ncũng phải có các mô tả nội dung và quy trình chung để thực hiện các phân tích\r\ntrên được chấp nhận. Các thủ tục này được áp dụng để khuyến khích sự phát triển\r\ntrong công nghệ và cải tiến các kỹ thuật phân tích để dự đoán chính xác hơn các\r\nphản ứng chuyển động và tìm ra được phạm vi ổn định của giàn có cột ổn định.
\r\n\r\nB.5 Giải thích\r\nvà ký hiệu
\r\n\r\nA: hệ số hồi phục
\r\n\r\nAW: diện tích mặt hứng gió\r\ntheo phương thẳng đứng: phần diện tích nhô ra, hình dáng và hệ số chiều cao, m2(ft2)
\r\n\r\nAWP: diện tích mức nước do\r\ncột và các thanh giằng, (m2).
\r\n\r\nBM: khoảng cách tính theo phương thẳng\r\nđứng từ tâm nổi tới tâm nghiêng.
\r\n\r\nC: hệ số tương quan: θDYN với tham số,\r\n(m-1).
\r\n\r\ndM: chiều chìm\r\nban đầu ở mô hình bão cực đại.
\r\n\r\nDFD0: khoảng cách ngập nước\r\nban đầu tới dM, (m).
\r\n\r\nFBD0: mạn khô ban\r\nđầu tư đỉnh của bong thời tiết lộ thiên tới dM, (m).
\r\n\r\nGM: cao độ tâm nghiêng.
\r\n\r\nIWP: mô men quán\r\ntính tại các mực nước, (in4).
\r\n\r\nk: hệ số tương quan: giai đoạn phản ứng\r\nthứ nhất và thứ hai.
\r\n\r\nKB: chiều cao tâm nổi phía trên đường\r\ncơ sở, (m).
\r\n\r\nLCCC: khoảng cách\r\ntheo phương dọc giữa tâm các cột ổn định, (m).
\r\n\r\nLPTN: chiều dài lớn nhất của\r\nponton, (m).
\r\n\r\nN: tốc độ gió, (knots).
\r\n\r\nOr: góc định hướng biểu thị trục\r\nnghiêng.
\r\n\r\nQSD1: sự giảm DFD0 do do gió tĩnh, (m).
\r\n\r\nRDFD: giảm khoảng cách ngập nước do\r\nRMT, (m).
\r\n\r\nRER: Hệ số diện tích năng lượng dự trữ.
\r\n\r\nRMW: chuyển động tương đối do sóng,\r\n(m).
\r\n\r\nSPTN: khoảng cách theo\r\nphương ngang của các đường tâm pon ton, (m).
\r\n\r\nθ1N: góc giao điểm\r\nthứ nhất của đường cong mô men hồi phục do gió, (độ).
\r\n\r\nθ2N: góc giao điểm\r\nthứ nhất của đường cong mô men hồi phục do gió, (độ).
\r\n\r\nθDYN; Góc nghiêng động do\r\ngió và sóng, (độ).
\r\n\r\nΘmax: góc nghiêng động lớn\r\nnhất, (độ).
\r\n\r\nVCOL thể tích của cột ổn định\r\nvà các thanh giằng đứng, (m3)
\r\n\r\nVCG: Cao độ trọng trâm đo phía trên đường\r\ncơ sở, (m).
\r\n\r\nVCP: Cao độ tâm áp lực gió phía trên dM,\r\n(m).
\r\n\r\nVPTN: thể tích cột ổn định\r\nvà các thanh giằng ngang, (m3).
\r\n\r\nVSUR: thể tích lượng chiếm\r\nnước tại dM, (m3).
\r\n\r\nVTOT: tổng thể tích kín tới\r\nDFDo, (m3).
\r\n\r\nX: hệ số tương quan: RMW so với các\r\ntham số.
\r\n\r\nC.3 Tổng quan
\r\n\r\nC.3.1 Tiêu chuẩn ổn\r\nđịnh ở đây áp dụng cho giàn có hình dạng 2 phao nổi có cột ổn định. Tiêu chí\r\nđưa ra các phương pháp xác định VCG nguyên vẹn cho phép lớn nhất như là một\r\nphương pháp thay thế cho các yêu cầu phân cấp ở vùng hoạt động không hạn chế\r\nquy định trong 8.2.2.3.d.
\r\n\r\nC.3.2 Điều kiện\r\nphù hợp
\r\n\r\nCác giàn dự định được phân cấp theo tiêu\r\nchí ổn định nguyên vẹn ban đầu thay thế phải tuân theo đồng thời cả tiêu chuẩn\r\nlật và tiêu chuẩn ngập nước. Việc tuân thủ các tiêu chí này không thực hiện để\r\ngiảm bớt sự cần thiết phải tuân thủ theo các yêu cầu ổn định, các yêu cầu về ổn\r\nđịnh nguyên vẹn đối với giàn hoạt hoạt động ở điều kiện di chuyển hay khoan\r\ntrong 8.2.1.4.b và các yêu cầu về ổn định tai nạn trong 8.2.1.4.c. Các yêu cầu\r\nvề khoảng sóng vẫn được áp dụng.
\r\n\r\nC.3.3 Tiêu chí dựa\r\ntrên tác động của động lực học
\r\n\r\nTiêu chuẩn ổn định đưa ra phương pháp\r\nxác định giá trị GM tối thiểu dựa trên đặc tính thụy tĩnh và các phản ứng động\r\nlực học trong môi trường bão cực đại. Các tiêu chí đánh giá độc lập sự lật và\r\nngập nước, có xét đến điều kiện môi trường khắc nghiệt và các thông số đặc\r\ntrưng chuyển động học tương ứng. Các đặc trưng chuyển động học lấy xấp xỉ theo\r\nthực nghiệm phải được cung cấp, cũng như một bộ các phương pháp chấp nhận cho\r\nviệc thực hiện chuyển động động lực học. Việc áp dụng các thực nghiệm được sử dụng\r\ntheo một khuôn mẫu bao gồm một số giới hạn.
\r\n\r\nC.4 Tiêu chí dựa\r\ntrên tác động của động lực học
\r\n\r\nC.4.1 Tiêu chí
\r\n\r\nC.4.1.1 Lật
\r\n\r\nĐối với toàn bộ các góc định hướng, phần\r\ndiện tích dưới đường cong mô men hồi phục được đo giữa θmax và θ2100\r\n(diện tích B) không được nhỏ hơn 10% diện tích dưới đường cong tương tự được đo\r\ngiữa θ1100 và θmax, tham khảo Hình C.1.
\r\n\r\nC.4.1.2 Ngập nước
\r\n\r\nĐối với toàn bộ lỗ khoét ngập nước, việc\r\ngiảm khoảng cách ngập nước, RDFD, không được lớn hơn khoảng cách ngập nước ban\r\nđầu, DFD0.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình C.1 -\r\nTiêu chuẩn lật
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình C.2 - Tiêu\r\nchuẩn ngập nước
\r\n\r\nC.4.2 Điều kiện\r\nđánh giá
\r\n\r\nC.4.2.1 Tham số θmax\r\nvà RDFD có thể được xác định bằng cách lấy xấp xỉ theo thực nghiệm được đưa ra\r\ntại C.5.1 hoặc bằng cách tính toán trực tiếp nêu tại C.5.3. Phụ lục C.6 đưa ra\r\ncác tính toán mẫu sử dụng cho việc lấy xấp xỉ theo thực nghiệm cho giàn giàn\r\nbán chìm. Các trường hợp khác nhau được thực hiện đối với các giá trị GM khác\r\nnhau được xác định bằng cách ngoại suy giá trị GM tối thiểu tại góc định hướng\r\ngiới hạn.
\r\n\r\nC.4.2.2 Các tác động\r\nbất lợi của hệ thống neo xích hoặc của các chân vịt đẩy đối với giàn định vị động\r\nphải được xem xét.
\r\n\r\nC.4.2.3 Lực và mô men\r\ndo gió được xác định bằng cách tính toán theo 5.1.2.2 hoặc dựa trên các cuộc thử\r\nnghiệm mô hình ống gió khí động, vận tốc gió trung bình 100 knots và 75 kmots\r\nđược giả định tương ứng theo C.4.1.1 và C.4.1.2.
\r\n\r\nC.4.2.4 Các lỗ khoét\r\nngập nước là các lỗ khoét có thể được yêu cầu luôn mở hoặc không trang bị, một\r\ncách tối thiểu, hệ thống đỏng kín thời tiết tự động.
\r\n\r\nC.5 Xác định các\r\nphản ứng động lực học
\r\n\r\nC.5.1 Lấy xấp xỉ\r\ntheo thực nghiệm
\r\n\r\nCác phương trình thực nghiệm được đưa\r\nra trong C.5.1.1 và C.5.1.2 có thể được sử dụng gần giống với các phản ứng bao\r\ngồm θmax và RDFD. Các\r\nphương trình áp dụng cho giàn có các tham số vận hành, tỷ lệ hình học và toàn bộ\r\nkích thước với phạm vi các tham số được nêu tại C.5.2.
\r\n\r\nC.5.1.1 Góc phản ứng\r\nđộng lực học tối đa θmax
\r\n\r\nTham số θmax có thể được lấp\r\nxấp xỉ bằng cách sử dụng các công thức dưới đây:
\r\n\r\nθmax = θ1100\r\n+ 1,15 θDYN
\r\n\r\n(hệ SI và MKS)
\r\n\r\nVới:
\r\n\r\nC = LPTN5/3. VCPWL\r\n. Aw . VCOL1/3. VPTN/ (IWP5/3\r\n. VTOT)
\r\n\r\nC.5.1.2 Việc giảm\r\nkhoảng ngập nước , RDFD
\r\n\r\nRDFD được xác định theo công thức sau:
\r\n\r\nRDFD = 1,10\r\n(kQSD1 + RMW)
\r\n\r\nVới:
\r\n\r\nK = 0,55+ 0,08(A-4,0) + 0,056 (1,52 -\r\nGM) (Hệ SI và MKS)
\r\n\r\nK = 0,55+ 0,08(A-4,0) + 0,017 (5,0 -\r\nGM) (Hệ US)
\r\n\r\nA = (FBD0/Dm)(SPTNLCCC)/\r\nAwp
\r\n\r\nA không được lấy nhỏ hơn 4,0.
\r\n\r\nQSD1 = DFD0-DFD1
\r\n\r\nDFD0 = khoảng ngập\r\nnước ban đầu.
\r\n\r\nDFD1 = khoảng ngập nước tại\r\nθ175.
\r\n\r\nRMW = 9,30+ 0,11 (X-12,19) (Hệ SI và\r\nMKS)
\r\n\r\n= 30,5 +0,11(X-40,0) (hệ US)
\r\n\r\nX = dM(VTOT/\r\nVPTN)(A2WP/ IWP)(LCCC/ LPTN)
\r\n\r\nX không lấy nhỏ hơn 12,19 m hoặc 40,0\r\nft.
\r\n\r\nC.5.2 Các giới hạn\r\náp dụng cho việc lấy xấp xỉ theo thực nghiệm
\r\n\r\nViệc lấy xấp xỉ theo thực nghiệm đối với θmax và\r\nRDFD chỉ áp dụng đối vưới giàn 2 pôn tông có cột ổn định có các thông thông dưới\r\nđây.
\r\n\r\nC.5.2.1 Thông số hình\r\nhọc
\r\n\r\nCác phạm vi cho phép:
\r\n\r\n1) VPTN/ VTOT:\r\n0,48 tới 0,58.
\r\n\r\n2) AWP/ (VCOL)2/3:0,72\r\ntới 1,00.
\r\n\r\n3) 2lWP/ VCOLLPTN:\r\n0,40 tới 0,70.
\r\n\r\nViệc áp dụng đối với lấy xấp xỉ theo\r\nthực nghiệm đối với giàn có cột ổn định với tổng dự trữ tính nổi (VTOT) nhỏ hơn\r\n2,52 m3 x 104 m3 hoặc lớn hơn 5,04 m3 x 104 m3\r\ncần phải được xem xét cẩn thận.
\r\n\r\nC.5.2.2 Các thông số\r\nhoạt động
\r\n\r\nGiá trị GM được lấy không nhỏ hơn 0 (dựa\r\ntrên tiêu chí GM) và không lớn hơn 2,44 m, giới hạn bởi nền tảng dữ liệu được sử\r\ndụng để thu được các hệ số tương quan, k. tiêu chuẩn áp dụng cho chiều chìm ở\r\ntrạng thái bão cực đại được xây dựng dựa trên khoảng tĩnh không, dung tích của\r\nhệ thống dằn, môi trường .v.v.
\r\n\r\nC.5.3 Tính toán trực\r\ntiếp
\r\n\r\nPhụ lục C.7 đưa ra quy trình chung cho\r\nviệc thực hiện phân tích chuyển động của phản ứng động lực học để xác định giá\r\ntrị của 0max và RDFD được nêu tương ứng trong C.5.1.1 và C.5.1.2.
\r\n\r\nC.6 Tính toán mẫu
\r\n\r\nC.6.1 Đánh giá\r\ntiêu chuẩn lật (hệ metric)
\r\n\r\nDữ liệu đầu vào:
\r\n\r\ndM Chiều chìm =16 m.
\r\n\r\nOr Góc định hướng = 0 Deg.
\r\n\r\nIWP Mo men quán tính mặt nước\r\ntại chiều chìm dM = 322,711 m4.
\r\n\r\nBM Bán kính hướng tâm = 16,58 m3.
\r\n\r\nVCPWL Chiều cao tâm áp lực\r\nphía trên dM= 24,64 m3.
\r\n\r\nAw Diện tích mặt hứng gió\r\nkhi giàn không nghiêng = 2,188 m3.
\r\n\r\nVTOT Dự trữ tính nổi toàn bộ\r\ntới đỉnh cột ổn định = 28,033 m3.
\r\n\r\nVCOL Dự trữ tính nổi toàn bộ\r\ncủa các cột ổn định = 12,4093 m3.
\r\n\r\nVPTN Dự trữ tính nổi toàn bộ\r\ncủa pon ton = 15,624 m3.
\r\n\r\nLPTN Chiều dài pon ton =\r\n104,5 m.
\r\n\r\nTính toán lặp lại:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n A1.3 \r\n | \r\n
\r\n GM: Cao độ tâm nghiêng \r\n | \r\n \r\n 1,7 m \r\n | \r\n \r\n 2,2 m \r\n | \r\n \r\n 2,7 m \r\n | \r\n
Các tham số:
\r\n\r\n\r\n C \r\n | \r\n \r\n LPTN5/3 VCPWL\r\n Aw VCOL1/3VPTN/ (IWP5/3\r\n VTOT) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1,028 m-1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n θ DYN \r\n | \r\n \r\n (10,3 + 17,80C)/ 1,0 + (GM/{1,46+\r\n 0,28BM}) \r\n | \r\n \r\n 22,37 deg \r\n | \r\n \r\n 21,02 deg \r\n | \r\n \r\n 19,83 deg \r\n | \r\n |
\r\n θ1100 \r\n | \r\n \r\n Giao điểm thứ nhất do gió có độ mạnh\r\n trung bình 100 kt \r\n | \r\n \r\n 16,48 deg \r\n | \r\n \r\n 17,17 deg \r\n | \r\n \r\n 43,88 deg \r\n | \r\n |
\r\n θ2100 \r\n | \r\n \r\n Giao điểm thứ hai do gió có độ mạnh\r\n trung bình 100 kt \r\n | \r\n \r\n 41,66 deg \r\n | \r\n \r\n 42,75 deg \r\n | \r\n \r\n 43,88 deg \r\n | \r\n |
\r\n Diện tích A \r\n | \r\n \r\n Diện tích hướng phải từ θ1100 tới [θ1100+ 1,15(θDYN)] \r\n | \r\n \r\n 1,409 m-r \r\n | \r\n \r\n 1,459 m-r \r\n | \r\n \r\n 1,466 m-r \r\n | \r\n |
\r\n Diện tích B \r\n | \r\n \r\n Diện tích hướng phải từ [θ1100\r\n + 1,15(θDYN)] tới θ2 \r\n | \r\n \r\n -0,055 m-r \r\n | \r\n \r\n 0,054 m-r \r\n | \r\n \r\n 0,213 m-r \r\n | \r\n |
\r\n Kết quả \r\n | \r\n |||||
\r\n RER \r\n | \r\n \r\n Diện tích B/ diện tích A \r\n | \r\n \r\n -0,039 \r\n | \r\n \r\n 0,037 \r\n | \r\n \r\n 0,145 \r\n | \r\n |
\r\n Nội suy \r\n | \r\n |||||
\r\n RER \r\n | \r\n \r\n Hệ số dự trữ = 0,01 @ GM \r\n | \r\n \r\n 2,52 m \r\n | \r\n \r\n (VCG = 19,16 m) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
C.6.2 Đánh giá\r\ntiêu chí ngập nước
\r\n\r\nDữ liệu đầu vào:
\r\n\r\ndM: Chiều chìm\r\n= 16 m.
\r\n\r\nOr: Góc định hướng = 51 Deg.
\r\n\r\nDFD0: Khoảng ngập\r\ntới đường nước ban đầu = 19,72 m.
\r\n\r\nFBD0: Khoảng cách\r\ntừ dM tới đỉnh của boong thời tiết lộ thiên = 19 m.
\r\n\r\nVTOT: Tổng dự trữ tính nổi\r\ntới đỉnh cột ổn định = 28033,3 m3.
\r\n\r\nVPTN: Tổng dung\r\ntích của các pon ton = 15624 m3.
\r\n\r\nAWP: Diện tích mặt nước tại\r\ndM = 454,33 m2.
\r\n\r\nLCCC: Khoảng cách giữa các\r\npon ton góc riêng biệt theo phương dọc= 66 m.
\r\n\r\nLPTN:Chiều dài pon\r\nton = 104,5 m.
\r\n\r\nSPTN: Tâm của các pon ton\r\ntheo phương ngang = 55,0 m.
\r\n\r\nIWP: Mô men quán tính mặt\r\nnước tại dM= 324,276 m4.
\r\n\r\nTính toán lặp lại:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n A1.1 \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n A1.2 \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n A1.3 \r\n | \r\n
\r\n GM Cao độ tâm nghiêng \r\n | \r\n \r\n 1,5 m \r\n | \r\n \r\n 2,0 m \r\n | \r\n \r\n 2,44 m \r\n | \r\n
Các tham số:
\r\n\r\n\r\n X \r\n | \r\n \r\n DM (VTOT/ VPTN)(AWP2/ IWP)(LCCC/\r\n LPTN) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 11,54 m \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n RMW \r\n | \r\n \r\n 9,30 + 0,11(X - 12,19) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 9,30 m \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n A \r\n | \r\n \r\n (FBD0 /dM)(SPTN* LCCC)/ AWP \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 9,49 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n k \r\n | \r\n \r\n 0,55+ 0,08(A - 4,0)+ 0.056(1,52 -\r\n GM) \r\n | \r\n \r\n 0,990 \r\n | \r\n \r\n 0,962 \r\n | \r\n \r\n 0,938 \r\n | \r\n
\r\n θ175 \r\n | \r\n \r\n Giao điểm thứ nhất với sức gió 75 kt \r\n | \r\n \r\n 11,13 deg \r\n | \r\n \r\n 10,67 deg \r\n | \r\n \r\n 10,24 deg \r\n | \r\n
\r\n DFD1 \r\n | \r\n \r\n Khoảng ngập nước tại 0175 \r\n | \r\n \r\n 9,72 m \r\n | \r\n \r\n 10,23 m \r\n | \r\n \r\n 10,70 m \r\n | \r\n
\r\n QSD1 \r\n | \r\n \r\n DFD0 - DFD1 \r\n | \r\n \r\n 10,00 m \r\n | \r\n \r\n 9,49 m \r\n | \r\n \r\n 9,020 m \r\n | \r\n
\r\n RDFD \r\n | \r\n \r\n SF(k*QSD1 + RMW); SF =1,1 \r\n | \r\n \r\n 21,12 m \r\n | \r\n \r\n 20,27 m \r\n | \r\n \r\n 19,54 m \r\n | \r\n
\r\n Kết quả \r\n | \r\n ||||
\r\n Giới hạn ngập = DFD0 - RDFD \r\n | \r\n \r\n -1,4 m \r\n | \r\n \r\n - 0,55 m \r\n | \r\n \r\n 0,18 m \r\n | \r\n |
\r\n Nội suy \r\n | \r\n ||||
\r\n Giới hạn ngập: 0,0 m @ GM \r\n | \r\n \r\n 2,33 m \r\n | \r\n \r\n (VCG=19,43m) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
C.7 Phân tích trực\r\ntiếp đối với phản ứng chuyển động lực học
\r\n\r\nC.7.1 Tổng quan
\r\n\r\nCác hướng dẫn dưới đây giới thiệu các\r\nthực hiện và trình thẩm định việc tính toán trực tiếp cùng với việc trích xuất\r\ncác dữ liệu để xem xét. Các hướng dẫn được xây dựng chủ yếu dựa trên các kỹ thuật\r\nphân tích được sử dụng để dự đoán các phản ứng chuyển động động lực học đối với\r\nổn định gian khoan di động. Các kỹ thuật thay thế sử dụng các trình độ công nghệ\r\ntiên tiến hoặc các phương pháp đơn giản hóa được chứng minh phù hợp cũng có thể\r\nđược chấp nhận, các đại diện kết quả phân tích sẽ được xác minh bằng các kết quả\r\nthử mô hình.
\r\n\r\nC.7.2 Phương pháp\r\nphân tích và nền tảng lý thuyết
\r\n\r\nPhương pháp phân tích miền thời gian\r\nphi tuyến tính có xét đến chuyển động 6 bậc tự do và các chuyển động liên quan\r\ncó thể thực hiện để dự đoán θmax và RDFD. Phân tích miền thời gian phi tuyến\r\ntính cho phép việc dự đoán đối với các chuyển động có biên độ lớn và ảnh hưởng\r\ncủa một vài giới hạn phi tuyến tính, bao gồm lực kéo trên bề mặt ướt do sóng, lực\r\ngió không tuần hoàn và lực neo. Các phương trình biến dạng trạng thái thân cứng\r\ncủa các chuyển động có thể được tính toán bằng hệ thống tích phân hóa được chấp\r\nnhận. Các lực do môi trường gây ra các phản ứng thay đổi từ từ có thể được xem\r\nxét trong việc phân tích.
\r\n\r\nViệc mô phỏng miền thời gian được thực\r\nhiện trong các khoảng thời gian tương đương với thời gian xảy ra tình trạng bão\r\ncực đại. những cơn bão có ảnh hưởng lớn do gió ví dụ như lốc xoáy sẽ tạo ra những\r\nđiều kiện khắc nghiệt trong ít nhất 1 giờ trong khi các cơn bão có ảnh hưởng lớn\r\ndo sóng, đặc trưng của hệ thống bão có áp suất thấp toàn phần, sẽ tạo ra các\r\ntình trạng khắc nghiệt trong ít nhất là chu kỳ 3 giờ. Dựa trên các ảnh hưởng của\r\nchiều cao sóng tại RDFD và vận tốc gió tại θmax, RDFD và θmax\r\nđược xem xét tương ứng với lịch sử thời gian là 3 và một giờ. Nếu không khả\r\nthi, tối thiểu phải giả lập 30 phút. Phương pháp ngoại suy thống kê được chấp\r\nnhận, ví dụ như phương pháp phân phối Gamma hoặc phương pháp phân phối Rayleigh,\r\nsẽ được sử dụng để ngoại suy các kết quả từ 1 hoặc 3 giờ để tính các giá trị cực\r\ntrị. Các kết quả từ quá trình phân tích sẽ được kiểm tra bằng các kết quả thử\r\nmô hình đối với các thiết kế giống hoặc tương tự.
\r\n\r\nNếu có thể, các kỹ thuật tuyến tính đơn\r\ngiản, ví dụ như phân tích miền tần số, có thể được sử dụng để lọc phổ môi trường\r\nđể có được tải trọng kích thích tới hạn. Việc sử dụng các kỹ thuật để dự đoán\r\nphản ứng chuyển động động lực học không khuyến khích trừ khi yêu cầu việc phòng\r\nngừa và giới hạn an toàn thích hợp.
\r\n\r\nC.7.3 Điều kiện\r\nphân tích
\r\n\r\nC.7.3.1 Điều kiện môi\r\ntrường
\r\n\r\nSự xuất hiện của môi trường bão cực đại sẽ dựa trên\r\nxác suất xuất hiện cùng lúc của gió và sóng, cùng với cả gió và sóng\r\ntrong cùng một dạng phổ. Hai đường cong phân phối bắt nguồn từ các dữ liệu sóng\r\nvà gió đo được đồng thời trong lốc và các dữ liệu nổi đo được đồng thời tại các\r\nkhu vực ngoài khơi trên toàn cầu được nêu tại Hình C.3. Biên độ tối thiểu chấp\r\nnhận được được biểu thị trong các bộ I và bộ II trong chu kì lặp 100 năm (tương\r\nứng với xác suất vượt quá giới hạn 0,01 mỗi năm) được sử dụng trong điều kiện\r\nkhắc nghiệt. Các biên độ khác nhau có thể được xem xét, miễn là các dữ liệu môi\r\ntrường chính xác bổ sung được trình thẩm định.
\r\n\r\nC.7.3.2 Hướng
\r\n\r\nViệc phân tích cần xem xét các phản ứng\r\ncủa chuyển động và các tải trọng môi trường do dầm, khu vực nhà ở và, nếu có thể\r\nlà các hướng dọc trong việc xác định hướng chính của việc lật và ngập nước.
\r\n\r\nC.7.3.3 Hệ số thủy động\r\nhọc
\r\n\r\nGiá trị của các hệ số thủy động học ví\r\ndụ như hệ số cản (CD) và khối lượng của các thành phần kết cấu sẽ được\r\nchọn dựa trên các đợt thử mô hình đại diện.
\r\n\r\nC.7.3.4 Bán kính\r\nchuyển động quay
\r\n\r\nBán kính chuyển động quay do việc lắc\r\ndọc và lắc ngang sẽ được xác định dựa trên các trạng thái chịu tải đại diện để\r\nxem xét giá trị GM tối thiểu và sự phân bố tải trọng boong và nước dằn.
\r\n\r\nC.7.3.5 Bố trí neo
\r\n\r\nCác phản ứng chuyển động động lực học\r\nđược sử dụng để đánh giá sự ngập nước và lật sẽ không bao gồm các tác động hồi\r\nphục của hệ thống neo. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật phân tích yêu cầu một hệ thống\r\nneo được sử dụng để duy trì giàn trong một hệ tọa độ tương đối, các tác động hồi\r\nphục của hệ thống neo có thể bị phá vỡ bằng cách xếp chồng các phản ứng chính bậc\r\n1 trong lượng chiếm nước của giàn ở trạng thái nổi tự do. Trong trường hợp này,\r\nít nhất hai chiều chìm (chiều chìm thiết kế lớn nhất và chiều chìm trung gian)\r\nsẽ được sử dụng tại mỗi độ neo căng cao hay thấp một cách phù hợp.
\r\n\r\nC.7.4 Các tải trọng\r\nmôi trường
\r\n\r\nC.7.4.1 Tải trọng gió
\r\n\r\nCác phản ứng chuyển động từ các tải trọng\r\ngió ổn định và\r\nkhông ổn định sẽ được khảo sát. Lực gió và tâm áp lực có thể được xác định bằng\r\ncách sử dụng phương pháp được mô tả trong 5.1.2.2 hoặc trong các cuộc thử nghiệm\r\nống gió khí động, với tốc độ gió tối thiểu cho phép. Thành phần tải trọng do\r\ngió không ổn định của phổ năng lượng gió hỗn loạn được đo trên mặt nước cần có\r\nđủ năng lượng tại điểm cuối của tần số thấp của phổ, vì điều này cho thấy ảnh\r\nhưởng rõ ràng tới các phản ứng lắc ngang của giàn bán chìm. Phụ lục C.8 đưa ra\r\nmột phương pháp tính toán phổ năng lượng gió hỗn loạn này. Một ma trận của các\r\ntham số, có khả năng\r\nđáp ứng phản ứng lắc ngang phụ thuộc vào thời gian và tốc độ gió dao động, với\r\nvị trí (chiều chìm và lắc ngang) phụ thuộc vào tâm áp lực và diện tích mặt hứng\r\ngió sẽ được sử dụng khi áp dụng tải trọng gió lớn nhất.
\r\n\r\nC.7.4.2 Tải trọng\r\nsóng
\r\n\r\nMột tập hợp phổ sóng sẽ được sử dụng để\r\nmô hình hóa sóng ngẫu nhiên. Khuyến nghị sử dụng phổ Ochi dạng sáu\r\ntham số hoặc JONSWAP được miêu tả trong Phụ lục C.8. Phổ sóng bao gồm phần viêc bố toàn bộ\r\ncác năng lượng để đáp ứng các phản ứng phụ thuộc tần số của giàn bán chìm. Tải\r\ntrọng sóng phải được tính toán bằng các phương pháp chấp nhận. Thường sử dụng\r\nlý thuyết nhiễu xạ 2D hoặc 3D đối với các thành phần thẳng\r\nđứng, mặc dù phương trình Morlson có thể được sử dụng cho toàn bộ các thành phần.\r\nMô hình sóng ngẫu nhiên phải bao gồm tối thiểu 25 thành phần.
\r\n\r\nC.7.4.3 Hiệu ứng\r\ndòng chảy
\r\n\r\nHiệu ứng dòng chảy có thể có lợi hoặc\r\ngây hại, tùy thuộc vào ứng dụng của chúng liên quan tới hướng của gió và sóng.\r\nMiễn là giới hạn của các hiệu ứng bất lợi phải được bao gồm trong việc xác định\r\ngiá trị GM tối thiểu cho phép, các ảnh hưởng của lực kéo không cần phải xem xét\r\ntrực tiếp.
\r\n\r\nC.7.5 Kết quả của\r\nquá trình phân tích và định dạng
\r\n\r\nCác thông tin dưới đây\r\nbao gồm từ việc phân tích được mô tả bên trên, phải được trình thẩm định.
\r\n\r\na. Các biểu đồ thời gian của phản ứng\r\nchuyển động học trong hệ tọa độ 6 bậc tự do và chuyển động liên quan đối với\r\ncác điểm ngập nước được phân tích.
\r\n\r\nb. Bảng thống kê các chuyển động được\r\nnêu trong C.7.5.a cho thấy các phản ứng tối đa, căn bậc hai trung bình và các\r\nphản ứng quan trọng.
\r\n\r\nc. Bảng thống kê các góc động lực học\r\ncủa của việc lắc ngang, lắc dọc và theo phương nghiêng, phụ thuộc vào hướng được\r\nphân tích, phụ thuộc vào ảnh hưởng của gió áp dụng có tính cộng tuyến, gió giật\r\nvà sóng. Các phản ứng chuyển động quay và chuyển động liên quan không tính tới\r\ntác động của neo thể hiện bởi θmax và RDFD tương ứng trong các\r\ntiêu chí được nêu trong C.4.1.
\r\n\r\nC.8 Điều kiện\r\nmôi trường và sự hiển thị
\r\n\r\nC.8.1 Tổng quan
\r\n\r\nCác thông tin lý thuyết cần thiết đại\r\ndiện cho các điều kiện môi trường có thể được phân loại theo 2 cách dưới đây:
\r\n\r\na. Tốc độ gió cực hạn cùng với chiều\r\ncao sóng tương ứng, và
\r\n\r\nb. Chiều cao sóng cực hạn với tốc độ\r\ngió tương ứng.
\r\n\r\nTốc độ gió mạnh nhất của bất kỳ hệ thống\r\nbão nào xuất hiện gió lốc và bão lớn, trong suốt giai đoạn hình thành gió lốc,\r\nchiều cao sóng tăng dần như tuyến tính với tốc độ của gió, do đó cho phép ngoại\r\nsuy để xác định trạng thái biển cùng với tốc độ gió cực đại đã chọn, mối quan hệ\r\nnày được nêu trong Hình C.3. Chiều cao sóng cực đại thường xuất hiện với tình\r\ntrạng biển trong hệ thống bão áp suất thấp được đặc trưng bởi các gió có tốc độ\r\nthấp hơn. Mối quan hệ gió/ sóng này cũng được biểu bị trong Hình C.3.
\r\n\r\nC.8.2 Phổ gió\r\ntrung bình
\r\n\r\nHàm toán học sau đây dựa trên đường\r\ncong trung bình phù hợp với phổ gió hỗn loạn, có khuynh hướng hướng tới phổ được\r\nphát triển từ các phép đo trên biển, có thể được sử dụng để thể hiện đầy đủ\r\nnăng lượng gió hỗn loạn.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nω: Tần số, cps.
\r\n\r\nz: Chiều cao trên mực nước biển, m.
\r\n\r\nUz: Tốc độ gió trung bình tại\r\nz, m/s.
\r\n\r\nU*: Vận tốc cắt, m/s.
\r\n\r\nC.8.3 Phổ sóng
\r\n\r\nĐể phân tích đầy đủ về phân bố và số lượng năng\r\nlượng sóng thống kế, đặc trưng phổ sóng của các khu vực biển hạn chế và không\r\ngiới hạn cần được xem xét.
\r\n\r\nC.8.3.1 Khu vực hạn\r\nchế
\r\n\r\nCác tuyến đường biển tạo ra năng lượng\r\ngió xảy ra ở các vùng hạn chế bởi hệ phổ JONSWAP được đưa ra đối với 5 thành phần\r\nphổ dưới đây:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\ng = 3, đối với phổ JONSWAP trung bình.
\r\n\r\nσ= 0,07 khi ω < ωm.
\r\n\r\nσ= 0,09 khi ω > ωm.
\r\n\r\nω: Tần số, cps.
\r\n\r\nωm : Tần số\r\ncách thức, cps.
\r\n\r\nα= 0,076 (gd/U2)-0,22.
\r\n\r\nd: Chiều dài sóng, theo hải lý.
\r\n\r\nU: Tốc độ gió trung bình, knots.
\r\n\r\ng: Gia tốc trọng lực, m/s2.
\r\n\r\nGió cực đại tương ứng với với chu kỳ lặp\r\nxác định và khoảng cách chiều dài sóng tạo ra sự phân bố năng lượng sóng.
\r\n\r\nC.8.3.2 Khu vực không\r\nhạn chế
\r\n\r\nSự phân bố năng lượng sóng tại một hệ\r\nthống vùng biển không hạn chế dựa trên họ phổ sóng 6 tham số Ochi gồm 11 thành\r\nphần. Họ phổ sóng này bao gồm 2 phần, trong đó mỗi phần bao gồm 3 tham số được\r\nxác định bằng số, sao cho sự khác biệt giữa phổ lý thuyết và phổ thực tế quan\r\nsát là tối thiểu. Chiều cao sóng ý nghĩa (Hs, tần số cách thức (ωm) và tham số\r\nhình học (λ) để kiểm soát độ\r\nsắc nét của điểm phân bố cao nhất, công thức phổ dưới đây được sử dụng để tạo\r\nra phổ tần số thấp hơn và phổ tần số cao hơn.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nHs: Chiều cao sóng ý nghĩa,\r\nm.
\r\n\r\nr(λ): Hệ số\r\ngamma.
\r\n\r\nPhổ hai thành phần sau đó được xếp chồng\r\nlên nhau để tạo thành một phổ đại diện 6 tham số.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình C.3 -\r\nXác suất chung của việc xuất hiện chiều cao sóng và tốc độ gió
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Máy tính trên giàn cho việc tính toán ổn định
\r\n\r\nD.1 Tổng quan
\r\n\r\nD.1.1 Phạm vi áp dụng\r\ncủa phần mềm tính toán ổn định phải tuân theo các yêu cầu ổn định được thẩm định\r\nbởi chính quyền tàu treo cờ hoặc tổ chức giám sát thay mặt cho chính quyền tàu\r\ntreo cờ, phần mềm có ít nhất bao gồm toàn bộ các thông tin và việc thực hiện\r\ntoàn bộ các tính toán hoặc kiểm tra nếu cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ các\r\nyêu cầu về ổn định hiện hành.
\r\n\r\nPhần mềm ổn định được chấp nhận không\r\nđược chấp thuận cho việc thay thế các thông báo ổn định được thẩm định, và được\r\nsử dụng như là một phụ bản bổ sung cho thông báo ổn định được thẩm định để tạo\r\nđiều kiện cho việc tính toán ổn định.
\r\n\r\nD.1.2 Thiết kế
\r\n\r\nD. 1.2.1 Các thông số\r\nđầu vào/ đầu ra có thể dễ dàng so sánh với thông báo ổn định để tránh nhầm lẫn\r\nvà diễn giải sai bởi người vận hành.
\r\n\r\nD.1.2.2 Sổ tay vận\r\nhành phải đi cùng với phần mềm ổn định.
\r\n\r\nD.1.2.3 Ngôn ngữ sử dụng\r\ntrong thông báo ổn định cũng như sổ tay vận hành phải giống như ngôn ngữ được sử\r\ndụng trong thông báo ổn định của giàn được thẩm định. Ngôn ngữ chính là tiếng\r\nAnh.
\r\n\r\nD.1.2.4 Máy tính trên\r\ngiàn để tính toán ổn định là một thiết bị đặc biệt của giàn và các kết quả tính\r\ntoàn chỉ được chấp nhận cho giàn đã được phê duyệt.
\r\n\r\nD.1.2.5 Trong trường\r\nhợp có sự thay đổi trong dữ liệu chính hoặc bố trí của giàn, phần mềm phải được\r\nsửa đổi và thẩm định.
\r\n\r\nD.2 Hệ thống tính\r\ntoán
\r\n\r\nPhụ lục này bao gồm cả hệ thống bị động\r\nyêu cầu nhập dữ liệu thủ công hoặc hệ thống chủ động để tự động hóa nhập dữ liệu\r\nvới các cảm ứng đọc và nhập thông số các két,..., miễn là hệ thống chủ động nằm\r\nngoài tuyển trạng thái hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống tích hợp để kiểm soát hoặc\r\nkhởi tạo dựa trên các cảm biển dữ liệu cung cấp không nằm trong phạm vi của Phụ\r\nlục này.
\r\n\r\nD.3 Các loại phần\r\nmềm tính toán ổn định
\r\n\r\nCó hai loại tính toán ổn định được chấp\r\nthuận phụ thuộc vào yêu cầu ổn định của giàn bao gồm:
\r\n\r\nLoại 1: phần mềm tính toán ổn định\r\nnguyên vẹn và kiểm tra ổn định tai nạn trên cơ sở đường cong giới hạn hoặc điều\r\nkiện hoạt động đã được phê duyệt trước đó.
\r\n\r\nLoại 2: phần mềm tính toán ổn định\r\nnguyên vẹn và ổn định tai nạn\r\nbằng cách áp dụng trực tiếp các trường hợp tai nạn được lập trình sẵn cho từng\r\ntrạng thái vận hành.
\r\n\r\nD.4 Yêu cầu về\r\ntính năng
\r\n\r\nD.4.1 Chương trình\r\ntính toán
\r\n\r\nChương trình tính toán đưa ra các\r\nthông số liên quan với mỗi trạng thái hoạt động nhằm hỗ trợ thuyền trưởng trong\r\nquyết định của mình liệu giàn có được chịu tải trọng trong giới hạn được phê\r\nduyệt hay không. Các tham số dưới đây được đưa ra cho mỗi trạng thái hoạt động:
\r\n\r\n- Dữ liệu tải thay đổi.
\r\n\r\n- Dữ liệu giàn không,\r\nbao gồm trọng lượng và trọng tâm của các thành phần riêng biệt như chân,\r\ncantllever và thân giàn.
\r\n\r\n- Dầm.
\r\n\r\n- Chiều chìm tại dấu hiệu\r\nđường nước và các đường vuông góc.
\r\n\r\n- Thống kê lượng chiếm\r\nnước tại các trạng thái hoạt động, VCG, LCG và TCG.
\r\n\r\n- Góc vào nước và các lỗ\r\nkhoét vào nước tương ứng hoặc các đường biên của việc kín nước và kín thời tiết.
\r\n\r\n- Tuân thủ các giới hạn\r\nvề ổn định, giá trị và kết quả thu được (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành).
\r\n\r\nD.4.2 Tính toán ổn\r\nđịnh tai nạn trực tiếp
\r\n\r\nNếu thực hiện\r\ntính toán ổn định tai nạn trực tiếp, các trường hợp hư hỏng liên quan thực hiện\r\ntheo các quy định áp dụng phải được xác định trước để tự động kiểm tra tình trạng\r\nhoạt động đã cho.
\r\n\r\nD.4.3 Cảnh báo
\r\n\r\nViệc cảnh báo sẽ được đưa ra trên màn\r\nhình và trong bản in đối với bất kỳ giới hạn hoạt động nào không tuân thủ.
\r\n\r\nD.4.4 In dữ liệu
\r\n\r\nDữ liệu được hiển thị trên màn hình và\r\ntrong bản in theo một cách rõ ràng.
\r\n\r\nD.4.5 Ngày và giờ
\r\n\r\nNgày và giờ của việc tính toán phải được\r\nhiển thị trên màn hình và trong bản in.
\r\n\r\nD.4.6 Thông tin\r\nchương trình
\r\n\r\nVới mỗi bản in phải bao gồm việc nhận\r\ndạng chương trình với số phiên bản.
\r\n\r\nD.4.7 Đơn vị
\r\n\r\nĐơn vị của phép tính phải được xác định\r\nrõ ràng và được sử dụng nhất quán trong tính toán hoạt động.
\r\n\r\nD.5 Sai số cho\r\nphép
\r\n\r\nCăn cứ vào loại phạm vi chương trình,\r\nsai số cho phép phải được xác định khác nhau, phù hợp với D.5.1 hoặc D.5.2. Nói\r\nchung, việc sai lệch từ các sai số sẽ không được chấp nhận trừ khi có sự giải\r\nthích rõ ràng và được trình thẩm định và tương tự cũng được xác nhận rằng không\r\nảnh hưởng tới an toàn của giàn.
\r\n\r\nVí dụ về dữ liệu đầu vào được lập\r\ntrình sẵn:
\r\n\r\n- Dữ liệu thủy tĩnh: lượng\r\nchiếm nước, LCB, LCF, VCB, KMt và KM1 so với chiều chìm
\r\n\r\n- Dữ liệu ổn định:\r\nFSC, giá trị GZ, KG, GM, giới hạn KG/GM, tiêu chí ổn định (ví dụ diện tích phần\r\ndưới đường cong GZ), tiêu chuẩn thời tiết.
\r\n\r\n- Dữ liệu khoang két:\r\nthể tích tính toán, LCG, VCG, TCG và FSM (ngang, dọc và lớn nhất) với mức dung\r\nlượng khoang két.
\r\n\r\nĐộ chính xác của kết quả chương trình\r\ntính toán phải nằm trong khoảng sai số cho phép được quy định trong D.5.1 hoặc\r\nD.5.2, của các kết quả sử dụng phần mềm độc lập hoặc thông báo ổn định được thẩm\r\nđịnh với dữ liệu đầu vào giống nhau.
\r\n\r\nD.5.1 Chương trình\r\ntính toán của thông báo ổn định
\r\n\r\nChương trình chỉ sử dụng dữ liệu được\r\nlập trình từ thông báo ổn định làm cơ sở cho việc tính toán ổn định phải có sai\r\nsố là 0 cho việc\r\nin dữ liệu đầu vào.
\r\n\r\nSai số dữ liệu đầu ra phải gần bằng 0.\r\nTuy nhiên, các khác biệt nhỏ có liên quan đến tính toán làm tròn hoặc rút gọn dữ\r\nliệu đầu vào sẽ được chấp nhận, ngoài ra các khác biệt liên quan đến việc sử dụng\r\ndữ liệu thủy tĩnh và dữ liệu ổn định cho việc chúi khác với thông báo ổn định\r\ncó thể được chấp thuận sau khi xem xét.
\r\n\r\nD.5.2 Chương trình\r\nđánh giá ổn định độc lập
\r\n\r\nChương trình sử dụng mô hình dạng thân\r\ntàu làm cơ sở tính toán ổn định phải có sai số đối với in dữ liệu của dữ liệu\r\nđược tính toán cơ sở dựa trên dữ liệu từ thông báo ổn định hoặc dữ liệu thu được\r\ntừ việc sử dụng các mô hình được thẩm định. Sai số cho phép tuân theo Bảng D.1.
\r\n\r\nBảng D.1 -\r\nSai số cho phép
\r\n\r\n\r\n Thông số\r\n thân giàn \r\n | \r\n \r\n Sai số cho\r\n phép 1 \r\n | \r\n
\r\n Lượng chiếm nước \r\n | \r\n \r\n 2% \r\n | \r\n
\r\n Tâm nổi theo phương dọc (LCB) \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 50 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Cao độ tâm nổi (VCB) \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Tâm nổi theo phương ngang (TCB) \r\n | \r\n \r\n 0.5% của B hoặc 5 cm, lấy giá trị\r\n nào \r\n | \r\n
\r\n Tâm lượng chiếm nước theo phương dọc \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 50 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Chiều cao tâm nghiêng theo phương\r\n ngang \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Chiều cao\r\n tâm nghiêng theo phương dọc (KMI) \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 50 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n |
\r\n Thành phần phụ thuộc \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trọng tải \r\n | \r\n \r\n 2% \r\n | \r\n
\r\n Trọng tâm giàn theo phương dọc (LCG) \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 50 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Cao độ trọng tâm (VCG) \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Trọng tâm giàn theo phương ngang\r\n (TCG) \r\n | \r\n \r\n 0.5% của B hoặc 5 cm, lấy giá trị\r\n nào \r\n | \r\n
\r\n Mô men mặt thoáng (FSM) \r\n | \r\n \r\n 2% \r\n | \r\n
\r\n Level of contents \r\n | \r\n \r\n 2% \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n |
\r\n Độ chúi và ổn định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chiều chìm (mũi, lái, trung bình) \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n GMt và GMI \r\n | \r\n \r\n 1% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Giá trị GZ \r\n | \r\n \r\n 5% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp \r\n | \r\n
\r\n Hiệu chỉnh mặt thoáng \r\n | \r\n \r\n 2% \r\n | \r\n
\r\n Góc ngập nước \r\n | \r\n \r\n 2° \r\n | \r\n
\r\n Góc cân bằng \r\n | \r\n \r\n 1° \r\n | \r\n
\r\n Khoảng cách tới các lỗ hở không có sự\r\n che chắn không hoặc đường giới hạn từ WL, nếu áp dụng \r\n | \r\n \r\n ±5% hoặc 5 cm, lấy giá trị nào thấp\r\n hơn \r\n | \r\n
\r\n Diện tích dưới đường cong cánh tay\r\n đòn hồi phục \r\n | \r\n \r\n 5% hoặc 0.0012 mrad \r\n | \r\n
\r\n Lưu ý: \r\nĐộ lệch tính theo % = [(giá trị cơ sở\r\n - giá trị đầu vào)/ giá trị cơ sở] x 100. \r\n | \r\n
D.6 Quy trình thẩm\r\nđịnh
\r\n\r\nD.6.1 Điều kiện thẩm\r\nđịnh đối với phần mềm tính toán ổn định trên giàn
\r\n\r\nPhần mềm trên giàn dùng để tính toán ổn\r\nđịnh phải được thẩm định bao gồm:
\r\n\r\n- Thẩm định theo loại,\r\nnếu có.
\r\n\r\n- Kiểm tra dữ liệu được\r\nsử dụng phải phù hợp với tình trạng thực tại của giàn.
\r\n\r\n- Kiểm tra và thẩm định\r\nđiều kiện thử, và
\r\n\r\n- Kiểm tra tính phù hợp\r\ncủa phần mềm với từng loại giàn và các tính toán ổn định yêu cầu.
\r\n\r\n- Xác minh rằng phần mềm\r\nđược cài đặt sao cho máy chủ bị hỏng không ảnh hưởng tới việc thực hiện tính\r\ntoán ổn định (điều này được thể hiện trên giàn như lưu ý bên dưới).
\r\n\r\nPhải thẩm tra sự hoạt động của phần mềm\r\ntính toán ổn định của giàn bằng việc thử khi lắp đặt máy chủ và ít nhất một máy\r\ntính dự phòng. Một bản sao sổ tay vận hành và tình trạng thử đối với máy tính/\r\nphần mềm phải luôn có trên giàn.
\r\n\r\nD.6.2 Thẩm định\r\nchung (tùy chọn)
\r\n\r\nSau khi nhận được đề nghị thẩm định\r\ncho chương trình tính toán, có thể cung cấp cho người đề nghị dữ liệu thử gồm\r\nhai bộ dữ liệu thiết kế hoặc nhiều hơn, mỗi bộ dữ liệu thiết kế phải bao gồm dữ\r\nliệu thân giàn, khoang két, đặc trưng tàu không và dữ liệu trọng tải toàn phần,\r\nđầy đủ chi tiết để xác định chính xác giàn và điều kiện hoạt động của giàn.
\r\n\r\nDữ liệu thân giàn và khoang két có thể\r\nđược chấp nhận dưới dạng tọa độ bề mặt cho việc mô hình hóa thân giàn và đường\r\nbao khoang két (ví dụ dạng bảng chia) hoặc dưới dạng dữ liệu bảng được tính\r\ntoán trước (ví dụ như bảng thủy tĩnh, bảng dung tích) phụ thuộc vào mẫu dữ liệu\r\nmà phần mềm sử dụng và trình thẩm định. Ngoài ra, việc thẩm định chung có thể\r\nđược thực hiện dựa trên ít nhắt hai giàn thử nghiệm được chấp nhận giữa người đề\r\nnghị và bên thẩm định.
\r\n\r\nNói chung, phần mềm được thử nghiệm\r\ncho hai loại giàn được yêu cầu thẩm định, với ít nhất một bộ dữ liệu thiết kế\r\ncho từng loại trong 2 loại giàn. Khi chỉ yêu cầu phê duyệt cho một loại giàn, tối\r\nthiểu phải yêu cầu kiểm tra hai bộ dữ liệu cho các dạng thân giàn.
\r\n\r\nĐối với phần mềm tính toán dựa trên đầu\r\nvào của dữ liệu thân giàn, các bộ dữ liệu thiết kế phải được đưa ra cho 3 loại\r\ngiàn mà phần mềm được thẩm định, hoặc tối thiểu ba bộ dữ liệu cho các dạng thân\r\ngiàn khác nhau nếu chỉ yêu cầu thẩm định cho một loại giàn. Các loại giàn đại\r\ndiện là những loại yêu cầu các bộ dữ liệu thiết kế khác nhau do sự khác nhau về\r\nthân giàn, bố trí và tính chất của từng loại hàng.
\r\n\r\nCác bộ dữ liệu thử được sử dụng để chạy\r\nchương trình tính toán đối với việc thử giàn. Các kết quả nhận được, cùng với dữ\r\nliệu thủy tĩnh và dữ liệu đường cong Pantokaren được phát triển bởi chương\r\ntrình, nếu phù hợp sẽ được trình thẩm định để đánh giá tính chính xác của\r\nchương trình. Bên thẩm định thực hiện các phép tính song song sử dụng các bộ dữ\r\nliệu giống nhau và so sánh các kết quả với kết quả của chương trình trình thẩm\r\nđịnh.
\r\n\r\nD.6.2 Thẩm định cụ\r\nthể
\r\n\r\nBên thẩm định sẽ kiểm tra độ chính xác\r\ncác kết quả tính toán và dữ liệu của giàn thực tế được sử dụng bằng chương\r\ntrình cho từng giàn cụ thể mà chương trình được cài đặt.
\r\n\r\nSau khi nhận được đề nghị thẩm định dữ\r\nliệu, bên thẩm định và người đề nghị thống nhất tối thiểu là 4 điều kiện hoạt động,\r\nlấy từ thông báo ổn định của giàn, được sử dụng như điều kiện thử.
\r\n\r\nBên thẩm định sẽ kiểm tra các dữ liệu\r\ndưới đây, phù hợp với các thỏa thuận và các đặc tính giàn không được thẩm định\r\ngần nhất của giàn phù hợp với kế hoạch và tài liệu hiện hành trong hồ sơ, có thể\r\nđược kiểm tra thêm:
\r\n\r\n- Xác định chương trình\r\ntính toán bao gồm sổ phiên bản.
\r\n\r\n- Các kích thước chính,\r\nthông số thùy tĩnh và, nếu có thể, profile của giàn.
\r\n\r\n- Vị trí của đường\r\nvuông góc mũi và đường vuông góc lái, và nếu có thể, phương pháp tính toán để\r\ntìm được chiều chìm mũi và chiều chìm đuôi tại vị trí thực tế của dấu mạn khô\r\ngiàn.
\r\n\r\n- Trọng lượng giàn\r\nkhông và trọng tâm giàn nhận được từ đợt thử nghiêng gần nhất hoặc từ việc kiểm\r\ntrọng trọng lượng giàn không
\r\n\r\n- Sơ đồ dòng, bảng chia hoặc các bản\r\ntrình bày phù hợp khác của dữ liệu thân giàn nếu cần thiết cho bên thẩm định để\r\nmô hình hóa giàn.
\r\n\r\n- Xác định các khoang\r\nkét bao gồm khoảng sườn, tâm các không gian, cùng với bảng dung tích, hiệu chỉnh\r\nbề mặt thoáng, nếu thích hợp.
\r\n\r\n- Khả năng phân phối\r\ncho mỗi trạng thái hoạt động.
\r\n\r\nViệc xác minh của bên thẩm định không\r\nphải là việc bỏ qua nghĩa vụ của chủ giàn và người đề nghị thẩm định để đảm bảo\r\nrằng thông tin được lập trình trong phần mềm máy tính trên giàn phù hợp với điều\r\nkiện hiện tại của giàn.
\r\n\r\nD.7 Sổ tay vận\r\nhành
\r\n\r\nPhải có sổ tay vận hành chứa các hướng\r\ndẫn và mô tả, nếu thích hợp, ít nhất là như sau:
\r\n\r\n- Lắp đặt.
\r\n\r\n- Các khóa chức năng.
\r\n\r\n- Hiện thị menu.
\r\n\r\n- Dữ liệu đầu vào và đầu\r\nra.
\r\n\r\n- Phần cứng yêu cầu tối\r\nthiểu để chạy chương trình.
\r\n\r\n- Sử dụng các điều kiện\r\nhoạt động thử nghiệm.
\r\n\r\n- Danh mục cảnh báo.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
E.1 Hệ thống neo
\r\n\r\nE.1.1 Tổng quan
\r\n\r\nCác bản vẽ bố trí và chi tiết hóa hệ\r\nthống neo , bao gồm mỏ neo, ma ní, dây neo bao gồm xích, cáp thép hoặc dây thừng,\r\ncùng với các chi tiết của bộ dẫn dây, tời neo, tời chẳng buộc và bất kỳ thành\r\nphần nào của hệ thống neo và bệ đỡ cùng với các thiết bị liên kết với giàn phải\r\nđược trình thẩm định.
\r\n\r\nE.1.2 Thiết kế
\r\n\r\nE. 1.2.1 Việc phân\r\ntích bố trí neo dự kiến sử dụng trong hoạt động của giàn phải được trình thẩm định.\r\nCác yêu cầu cần có bao gồm:
\r\n\r\n- Điều kiện môi trường\r\nthiết kế bao gồm sóng, gió, luồng, thủy triều và khoảng chiều sâu nước.
\r\n\r\n- Nhiệt độ nước và\r\nkhông khí.
\r\n\r\n- Diễn tả phương pháp\r\nluận việc phân tích.
\r\n\r\nE.1.2.2 Hệ thống neo\r\nphải được thiết kế để bất kỳ sự hư hỏng của một thành phần riêng lẻ cũng không\r\nphải là nguyên nhân gây ra tiến trình hư hỏng của các thiết bị neo còn lại.
\r\n\r\nE.1.2.3 Các thành phần\r\ncủa hệ thống neo được thiết kế sử dụng các hệ số an toàn phù hợp (FOS) và một\r\nphương pháp luận thiết kế phù hợp để xác định điều kiện chịu tải cực đại cho mỗi\r\nthành phần. Đặc biệt, cần xem xét đầy đủ số lượng góc tác động cùng với sự kết\r\nhợp giữa gió cực đại, luồng và sóng, thường là từ cùng một hướng, để xác định lực\r\nkéo lớn nhất tại mỗi neo.
\r\n\r\nE.1.2.4 Khi áp dụng\r\nphương pháp phân tích gần tĩnh, lực kéo trong mỗi dây neo phải được tính toán tại\r\nđộ lệch lớn nhất đối với mỗi điều kiện thiết kế được quy định trong E.1.2.5, kết\r\nhợp với trạng thái ổn định và phản ứng động lực học dưới đây của giàn.
\r\n\r\n- Khoảng dịch chuyển\r\ntrung bình tĩnh do tác động của gió, luồng và sóng tĩnh.
\r\n\r\n- Độ lệch lớn nhất do\r\nsóng/ do lắc ngang của giàn do lực kích thích của sóng đầu tiên trong điều kiện\r\nbão biển trong khoảng thời gian 3 giờ. Giá trị đáng kể của độ lệch có thể được\r\nsử dụng để đánh giá trạng thái chuyển tiếp do hư hỏng của bất kỳ đường neo.
\r\n\r\nCác tác động do chuyển động của sóng\r\nthứ 2 gây ra phải được tính đối với giàn khi độ lớn của các chuyển động này là\r\nđáng kể.
\r\n\r\nE.1.2.5 Các hệ số an\r\ntoàn (FOS) phụ thuộc vào điều kiện thiết kế của hệ thống (nguyên vẹn, tai nạn\r\nhoặc chuyển tiếp) cũng như mức phân tích (phân tích gần tĩnh hoăc động). Hệ số\r\nan toàn gần tĩnh, được chỉ trong bảng dưới, tại độ lệch lớn nhất của giàn trong\r\n1 khoảng định hướng phải thỏa mãn nếu phương pháp gần tĩnh trong E.1.2.4 được\r\náp dụng. Mặt khác hệ số an toàn tối thiểu theo phương pháp phân tích động trong\r\nbảng dưới đây phải thỏa mãn, bao gồm các ảnh hưởng của các đường động lực nếu\r\nchúng đáng kể.
\r\n\r\nBảng E.1 - Các\r\nhệ số an toàn
\r\n\r\n\r\n Điều kiện thiết kế \r\n | \r\n \r\n Hệ số an\r\n toàn của đường neo \r\n | \r\n ||
\r\n Hoạt động \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Gần tĩnh \r\n | \r\n \r\n Phân tích động \r\n | \r\n
\r\n Nguyên vẹn \r\n | \r\n \r\n 2,70 \r\n | \r\n \r\n 2,25 \r\n | \r\n |
\r\n Hư hỏng \r\n | \r\n \r\n 1,80 \r\n | \r\n \r\n 1,57 \r\n | \r\n |
\r\n Chuyển tiếp \r\n | \r\n \r\n 1,40 \r\n | \r\n \r\n 1,22 \r\n | \r\n |
\r\n Bão cực đại \r\n | \r\n \r\n Nguyên vẹn \r\n | \r\n \r\n 2,00 \r\n | \r\n \r\n 1,67 \r\n | \r\n
\r\n Hư hỏng \r\n | \r\n \r\n 1,43 \r\n | \r\n \r\n 1,25 \r\n | \r\n |
\r\n Chuyển tiếp \r\n | \r\n \r\n 1,18 \r\n | \r\n \r\n 1,05 \r\n | \r\n
Trong đó:
\r\n\r\nFOS = PB/Tmax
\r\n\r\nPB: tải trọng phá hủy lớn nhất của\r\nthành phần yếu nhất của đường neo.
\r\n\r\nTmax: lực kéo lớn nhất của\r\nđường neo được tính toán theo E.1.2.4 hoặc 5.1.3.2 của API RP 2SK đối với mỗi\r\nđiều kiện thiết kế dưới đây.
\r\n\r\na. Trạng thái hoạt động nguyên vẹn\r\nTmax được xác định dưới điều kiện môi trường thiết kế ở trạng thái bão cực đại\r\ncho hoạt động bình thường do chủ giàn hoặc nhà thiết kế quy định với toàn bộ\r\ncác đường neo nguyên vẹn.
\r\n\r\nb. Trạng thái hoạt động hư hỏng. Tmax\r\ndưới điều kiện môi trường hoạt động bên trên, nhưng giả định có sự hư hỏng bất\r\nngờ của bất kỳ một đường neo nào, sau khi đạt tới trạng thái ổn định.
\r\n\r\nc. Trạng thái hoạt động chuyển tiếp. Tmax,\r\nđiều kiện môi trường hoạt động bên trên, do các chuyển động chuyển tiếp sinh ra\r\nbởi hư hỏng bất ngờ của bất kỳ một đường neo nào.
\r\n\r\nd. Trạng thái nguyên vẹn trong bão cực\r\nđại. Tmax được xác định dưới các điều kiện môi trường thiết kế bão cực\r\nđại được quy định bởi chủ giàn hoặc người thiết kế với toàn bộ các đường neo còn\r\nnguyên vẹn.
\r\n\r\ne. Trạng thái hư hỏng trong bão cực đại.\r\nTmax được xác định dưới các điều kiện môi trường thiết kế bão cực đại\r\nbên trên, nhưng giả định có sự hư hỏng bất ngờ của bất kỳ một đường neo nào,\r\nsau khi đạt tới trạng thái ổn định.
\r\n\r\nf. Trạng thái chuyển tiếp trong bão cực\r\nđại. Tmax được xác định dưới các điều kiện môi trường thiết kế bão cực\r\nđại bên trên, do các chuyển động chuyển tiếp sinh ra bởi hư hỏng bất ngờ của bất\r\nkỳ một đường neo nào.
\r\n\r\nE.1.2.6 Các đường neo\r\ncó chiều dài phù hợp để tránh lực nâng trên neo (trừ trường hợp neo được thiết\r\nkế đặc biệt để chịu được các lực này) dưới điều kiện thiết kế được kể đến trong\r\nE.1.2.5. Tuy nhiên, chỉ cần lực gió, lực sóng và luồng ở trạng thái tĩnh áp dụng\r\ntrong việc đánh giá lực nâng trên neo trong điều kiện chuyển tiếp.
\r\n\r\nE.1.2.7 Nói chung, độ\r\nlệch do sóng/ do lắc ngang của giàn do lực kích thích của sóng về khoảng dịch\r\nchuyển trung bình tĩnh nhận được bằng phương pháp thử mô hình. Các phương pháp\r\nphân\r\ntích\r\ncó thể được chấp nhận, miễn là phương pháp được đề xuất dựa trên các phương\r\npháp được xác thực bằng các thử nghiệm mô hình.
\r\n\r\nE.1.2.8 Các phương\r\npháp phân tích khác có thể được chấp nhận, miễn là mức độ an toàn tương đương với\r\ncác yêu cầu trong E. 1.2.4 và E. 1.2.5.
\r\n\r\nE.1.2.9 Cần xem xét đặc\r\nbiệt việc bố trí hệ thống neo được sử dụng kết hợp với chân vịt mũi để duy trì\r\ngiàn.
\r\n\r\nE.2 Trang thiết\r\nbị
\r\n\r\nE.2.1 Tời và máy tời
\r\n\r\nE.2.1.1 Thiết kế tời\r\nvà máy tời phải có đủ khả năng phanh động để kiểm soát các tổ hợp tải trọng\r\nthông thường do neo, cáp neo và tàu thả neo khi thả neo ở tốc độ thiết kế cực đại.\r\nBệ đỡ tời và máy tời cùng với kết cấu thân giàn liền kề phải được thiết kế để\r\nchịu được tải trọng cáp neo tại tời hoặc máy tời ít nhất bằng tải trọng phá\r\nhủy định mức của cáp neo.
\r\n\r\nE.2.1.2 Mỗi tời hoặc\r\nmáy tời phải có 2 phanh độc lập hoạt động bằng điện và mỗi phanh phải có đủ khả\r\nnăng để giữ một tải tĩnh trong cáp neo ít nhất bằng 50% sức bền phà hủy định mức\r\ncủa cáp neo. Một trong số các phanh có thể được thay thế bằng phanh hoạt động bằng\r\ntay.
\r\n\r\nE.2.1.3 Trường hợp mất\r\nđiện trên tời hoặc máy tời, hệ thống phanh hoạt động chạy điện phải tự chạy và\r\ncó khả năng giữ được 50% tổng công suất phanh tĩnh của máy tời.
\r\n\r\nE.2.2 Bộ dẫn hướng\r\nvà puli
\r\n\r\nBộ dẫn hướng và puli phải được thiết kế\r\nđể ngăn sự uốn và mài mòn quá mức cá cáp neo. Các thành phần liên kết với thân\r\ngiàn hoặc kết cấu phải chịu được các ứng suất sinh ra khi một dây cáp neo chịu\r\ntải tới sức bền\r\nphá hủy định mức của nó.
\r\n\r\nE.3 Cáp neo
\r\n\r\nE.3.1 Cáp neo phải\r\nlà loại tương thích với điều kiện thiết kế của hệ thống neo. Thiết kế chi tiết\r\nphải trình thẩm định.
\r\n\r\nE.3.2 Phải có biện\r\npháp cho phép cáp neo được thả từ giàn sau khi mất nguồn điện chính.
\r\n\r\nE.3.3 Phải có biện\r\npháp để đo lực kéo cáp neo và hiệu chuẩn các thiết bị đo lực kéo cáp lần đầu hoặc\r\nchu kỳ.
\r\n\r\nE.4 Neo
\r\n\r\nE.4.1 Kiểu và thiết\r\nkế mỏ neo phải được trình thầm định, cùng với các tài liệu ước lượng lực bám của\r\nneo trong các loại đất khác nhau.
\r\n\r\nE.4.2 Việc bố trí cất\r\ngiữ neo một cách phù hợp để ngăn chặn sự dịch chuyển của neo trong suốt quá\r\ntrình di chuyển.
\r\n\r\nE.5 Kiểm soát chất\r\nlượng
\r\n\r\nE.5.1 Chi tiết về\r\nviệc kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất các thành phần riêng biệt của hệ\r\nthống neo phải được trình thẩm định. Các thành phần này phải được thiết kế, sản\r\nxuất và thử phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận trong một mức độ có thể\r\nvà thực tế. các thiết bị được thử nghiệm theo thực tế phải được dán tem và được\r\ncung cấp kèm theo các tài liệu ghi lại kết quả thử.
\r\n\r\nE.6 Trạm điều\r\nkhiển
\r\n\r\nE.6.1 Phải có một\r\ntrạm điều khiển do con người vận hành cùng với các phương pháp để chỉ ra lực\r\nkéo cáp neo và tốc độ cũng như hướng gió.
\r\n\r\nE.6.2 Phải có các\r\nbiện pháp tin cậy để liên lạc giữa các vị trí quan trọng cho việc vận hành neo.
\r\n\r\nE.6.3 Mỗi tời hoặc\r\nmáy tời phải có khả năng được kiểm soát từ một vị trí có tầm quan sát tốt cho\r\nviệc vận hành. Phải có các biện pháp để tại các vị trí kiểm soát tời hoặc máy tời\r\nđộc lập quan sát được lực kéo cáp neo, tải điện của tời hoặc máy tời và chỉ ra\r\nđược số lượng neo thả.
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2. Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3. Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n4. Hồ sơ kỹ thuật trình thẩm định
\r\n\r\n5.\r\nCác tải trọng môi trường
\r\n\r\n6. Lựa chọn vật liệu
\r\n\r\n6.1. Vật liệu
\r\n\r\n6.2. Cáp sử dụng cho thân giàn
\r\n\r\n6.3. Lựa chọn cấp thép
\r\n\r\n7. Kết cấu thân giàn và bố trí
\r\n\r\n7.1. Phân tích kết cấu
\r\n\r\n7.2. Các kết cấu thông thường
\r\n\r\n7.3. Giàn khoan tự nâng
\r\n\r\n7.4. Giàn khoan có cột ổn định
\r\n\r\n7.5. Các giàn khoan mặt nước
\r\n\r\n7.6. Thiết kế hàn
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Mạn khô
\r\n\r\n8.2. Thử nghiêng
\r\n\r\n8.3. Ổn định và tính kín nước/ kín thời\r\ntiết
\r\n\r\n9.\r\nHệ thống neo và trang thiết bị
\r\n\r\n9.1. Hệ thống neo và trang thiết bị
\r\n\r\nPhụ lục A
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nPhụ lục E
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1 Với lưu\r\ný rằng TCVN 6259 : 2003 đã được sử dụng để biên soạn QCVN 21 : 2010/BGTVT, Quy\r\nphạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép với nội dung được bổ sung sửa đổi thường\r\nxuyên, khi sử dụng các viện dẫn tới TCVN 6259: 2003 cần cập nhật các nội dung\r\ntương ứng trong QCVN 21 : 2010/BGTVT (phiên bản mới nhất bao gồm cả bản bổ\r\nsung, sửa đổi và hợp nhất).
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-2:2020 về Giàn di động trên biển – Phần 2: Thân và trang thiết bị đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-2:2020 về Giàn di động trên biển – Phần 2: Thân và trang thiết bị
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12823-2:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Giao thông |
Tình trạng | Còn hiệu lực |