ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 23 tháng 3 năm 2023 |
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ- TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Công văn số 259/BGDĐT-ĐANN ngày 18/01/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất Kế hoạch triển khai Đề án ngoại ngữ Quốc gia năm 2024 tại đơn vị.
Tăng cường đổi mới căn bản việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông (chương trình giáo dục phổ thông 2018) ở các cấp học; nâng cao trình độ đào tạo, năng lực sử dụng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, giao tiếp, hội nhập; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Lạng Sơn và đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
1. Triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu
1.1. Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ bậc mầm non
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, vận động phụ huynh cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Rà soát điều kiện tổ chức thực hiện chương trình trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh; tiếp tục triển khai chương trình tại những khu vực thuận lợi, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo và trên tinh thần tự nguyện của gia đình trẻ. Duy trì khoảng 50 cơ sở giáo dục mầm non, với 320 lớp và khoảng 7.000 trẻ theo học tiếng Anh.
1.2. Đối với giáo dục phổ thông
Chỉ đạo việc triển khai dạy học ngoại ngữ ở các cấp học đáp ứng yêu cầu về năng lực, phẩm chất cho học sinh; đa dạng các hoạt động dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông, cụ thể như sau:
- Cấp tiểu học dạy các chương trình tiếng Anh:
+ Tiếp tục triển khai, tổ chức dạy học Tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các trường đáp ứng đủ điều kiện dạy và học.
+ Tiếng Anh lớp 3, 4, 5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại 249/249 trường có cấp tiểu học với khoảng 44.000 học sinh (tỉ lệ 100%).
- Cấp trung học cơ sở: Năm học 2023-2024 dạy học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 6,7,8 ở 224/224 trường có cấp trung học cơ sở, với 38.800 học sinh; đến năm học 2024 - 2025, triển khai dạy tiếng Anh ở toàn cấp trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại 224/224 trường có cấp trung học cơ sở với khoảng 50.500 học sinh (tỉ lệ 100%).
- Cấp trung học phổ thông: Năm học 2023-2024 dạy các chương trình tiếng Anh triển khai dạy tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 10, 11 ở 37/37 trường, khoảng 15.700 học sinh; đến năm học 2024-2025, triển khai toàn cấp trung học phổ thông với 23.100 học sinh (tỉ lệ 100%).
- Tổ chức học tiếng Trung Quốc cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông:
+ Trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An tiếp tục duy trì các lớp chuyên tiếng Trung Quốc; tổ chức dạy học tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ 1 đối với các trường trung học phổ thông: Việt Bắc, Hoàng Văn Thụ, Đồng Đăng, Lộc Bình.
+ Ngoại ngữ 2 là tiếng Trung Quốc: khuyến khích các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố tổ chức dạy tại các trường có cấp trung học cơ sở, nhất là các trường ở địa bàn biên giới.
1.3. Giáo dục nghề nghiệp
- Triển khai các chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, đảm bảo yêu cầu về chuẩn đầu ra sinh viên:
+ Triển khai chương trình tiếng Anh cho học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng không thuộc chuyên ngành ngoại ngữ với 400 sinh viên (tỉ lệ 100%).
+ Triển khai chương trình đào tạo trình độ cao đẳng chuyên ngành tiếng Trung Quốc cho hơn 600 sinh viên và ngành tiếng Anh cho khoảng 80 sinh viên.
- Khuyến khích học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tham gia học tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, phấn đấu 30% học viên lớp 10, 11 tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên lựa chọn học 01 (một) môn Ngoại ngữ2. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá về ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông theo định hướng đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai, bổ sung ngân hàng câu hỏi về kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ.
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về ngoại ngữ và khảo thí ngoại ngữ; tăng cường tập huấn cho giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá.
- Hợp tác với các cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập trong tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Áp dụng kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, học sinh trên máy tính và trực tuyến khi đáp ứng yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức
3.1. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy ngoại ngữ
- Thường xuyên bồi dưỡng công tác chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ ở các cấp học4. Điều kiện dạy và học ngoại ngữ
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các điều kiện bổ trợ dạy học ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, cụ thể:
- Xây dựng, khai thác hệ thống học liệu trực tuyến mở về ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông5. Xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, kiểm tra giám sát và các hoạt động khác
5.1. Xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ
- Xây dựng môi trường dạy học ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo về ngoại ngữ; thành lập, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dụcIV. KINH PHÍ
1. Dự kiến kinh phí
Tổng dự kiến kinh phí năm 2024 là 24.580.000.000 đồng (Hai mươi tư tỉ năm trăm tám mươi triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí chương trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy, học liệu: 11.790.000.000 đồng (Mười một tỉ bảy trăm chín mươi triệu đồng).
- Kinh phí công tác kiểm tra, đánh giá: 90.000.000 đồng (Chín mươi triệu đồng).
- Kinh phí phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức: 2.500.000.000 đồng (Hai tỉ năm trăm triệu đồng).
- Kinh phí điều kiện dạy và học ngoại ngữ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỉ đồng).
- Kinh phí xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, kiểm tra giám sát: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng).
2. Dự kiến nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí dự kiến đề nghị cấp từ Trung ương: 2.500.000.000 đồng (Hai tỉ năm trăm triệu đồng).
- Nguồn kinh phí dự kiến của địa phương: 10.530.000.000 đồng (Mười tỉ năm trăm ba mươi triệu đồng).
- Nguồn thu dự kiến từ các cơ sở giáo dục, nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, nguồn xã hội hóa khác: 11.550.000.000 đồng (Mười một tỉ năm trăm năm mươi triệu đồng).
(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phù hợp với kế hoạch chung.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát nhu cầu tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ đối với đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tham mưu, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các chương trình, đề án, kế hoạch đổi mới công tác dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai nền tảng học, thi trực tuyến môn ngoại ngữ.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của địa phương, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn bảo đảm đồng bộ, phù hợp với kế hoạch chung của tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ năm 2024 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang được cập nhật.
Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ năm 2024 Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Số hiệu | 70/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành | 2023-03-23 |
Ngày hiệu lực | 2023-03-23 |
Lĩnh vực | Giáo dục |
Tình trạng |