Luật Tổ chức chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 9234/TTr-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (Hợp đồng BOT).
QUYẾT ĐỊNH
1. Mục tiêu dự án: đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 51; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, phát huy tối đa tiềm năng của Cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung; tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.
a) Phạm vi đầu tư: đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với với tổng chiều dài khoảng 53,7km, trong đó: điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thành phố Biên Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế: Vtk=100 Km/h. Quy mô mặt cắt ngang: phân kỳ đầu tư với quy mô mặt cắt ngang từ 4 làn xe đến 6 làn xe theo từng đoạn tuyến như sau:
+ Đoạn từ nút giao Long Thành đến nút giao Tân Hiệp (giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành): quy mô 6 làn xe.
- Xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thu phí... đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
3. Dự kiến thời gian thực hiện dự án: thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2021 đến năm 2026.
5. Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).
7. Sơ bộ phương án tài chính của dự án
- Phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp (bao gồm hoàn trả chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP): khoảng 12.987 tỷ đồng.
b) Sử dụng vốn nhà nước trong dự án
- Chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP: khoảng 91 tỷ đồng. Nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả các chi phí chuẩn bị Dự án đã được sử dụng về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
8. Ưu đãi và bảo đảm đầu tư
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật PPP và pháp luật về đầu tư.
- Thực hiện đăng tải thông báo mời khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ;
- Trong bước triển khai tiếp theo, tính toán, chuẩn xác phần vốn nhà nước tham gia trong Dự án, các chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP để làm cơ sở triển khai thực hiện; quy định rõ trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư về trách nhiệm của nhà đầu tư được lựa chọn phải hoàn trả các chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn nhà nước trong Dự án để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương khi có phát sinh cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu đối với Dự án theo quy định của pháp luật.
Điều 56 của Luật PPP, quy định pháp luật về đất đai.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC, XD, TN&MT, QP, CA, Tư Pháp, NN&PTNN; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Văn phòng Quốc hội; - HĐND, UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: KTTH, NN, PL, QHĐP, NC, TH; - Lưu: VT, CN(2) Ha
Điều 73. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP
1. Chi phí chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP. chi phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP. chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
Điều 73. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP
1. Chi phí chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP. chi phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP. chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
Điều 73. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP
1. Chi phí chuẩn bị dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP. chi phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định dự án PPP và đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP. chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác và tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
Điều 82. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu
1. Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Việc chia sẻ phần tăng doanh thu được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này và được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng doanh thu.
2. Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế. Việc chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO.
b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu.
c) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP theo quy định tại các điều 50, 51 và 65 của Luật này nhưng chưa bảo đảm mức doanh thu tối thiểu là 75%.
d) Đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.
3. Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu quy định tại khoản 2 Điều này phải được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư. Chi phí xử lý cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư hoặc dự phòng ngân sách địa phương đối với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
4. Định kỳ hằng năm, các bên trong hợp đồng dự án PPP xác định doanh thu thực tế, gửi cơ quan tài chính có thẩm quyền thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu. Việc hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước khi chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 56. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất, bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng dự án PPP và các hợp đồng liên quan.
Điều 25. Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án PPP
1. Trong thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay (nếu có), trừ dự án PPP được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng chỉ định nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật PPP. Việc khảo sát đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất được thực hiện sau khi nhà đầu tư hoàn thiện dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền đăng tải thông báo khảo sát bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trang thông tin điện tử (nếu có) của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. bằng tiếng Việt đối với dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 31 của Luật PPP.
b) Nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong thời hạn đăng ký quan tâm thực hiện dự án, cơ quan có thẩm quyền có thể tổ chức hội nghị giới thiệu, trao đổi với các nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến dự án.
c) Kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng sơ tuyển, lựa chọn nhà đầu tư trong nước, quốc tế. Trước khi phê duyệt dự án, trường hợp cần thiết, đơn vị chuẩn bị dự án báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức sơ tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật PPP và xác định tên bên mời thầu, thời gian tổ chức sơ tuyển.
3. Trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này, việc khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và Mẫu số 01 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án) tổng hợp số lượng nhà đầu tư đăng ký quan tâm để xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Nghị định này.
4. Đối với dự án xuất hiện yếu tố đặc biệt cần áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường, việc khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này và Mẫu số 02 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án) đánh giá hồ sơ quan tâm của nhà đầu tư để xác định danh sách ngắn, hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Nghị định này.
5. Kể từ ngày thông báo khảo sát được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, thời gian nhà đầu tư, bên cho vay (nếu có) đăng ký quan tâm thực hiện dự án thực hiện theo thời hạn tại thông báo khảo sát, nhưng phải bảo đảm:
a) Tối thiểu 30 ngày đối với dự án quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Tối thiểu 45 ngày đối với dự án quy định tại khoản 4 Điều này.
File gốc của Quyết định 1602/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1602/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành