CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 1997 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12-CP NGÀY 18 THÁNG 2 NĂM 1997 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996.
Việc đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (viết tắt theo tiếng Anh là BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là BT) tuân theo các quy định tương ứng của Nghị định này và các văn bản khác của Chính phủ về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, BOT, BTO và BT.
Những hoạt động tín dụng quốc tế, hoạt động của chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, các hình thức đầu tư gián tiếp và thương mại khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2.- Các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm:
1- Doanh nghiệp Việt Nam:
Doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội;
Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty;
Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân.
2- Các tổ chức của Việt Nam thuộc đối tượng nêu tại Điều 65 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
3- Nhà đầu tư nước ngoài.
4- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5- Người Việt nam định cư ở nước ngoài.
6- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có đủ điều kiện theo quyết định phân cấp của Chính phủ.
Trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ điều kiện của từng Ban quản lý Khu công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ để quyết định việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý Khu công nghiệp cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp.
Điều 5.-
1- Trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, các đối tượng tham gia hợp tác đầu tư quy định tại Điều 2 của Nghị định này phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các quy định của Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2- Trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh các quan hệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài, nhưng những thoả thuận đó không được trái với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 7.-
1- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (sau đây gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.
Các hợp đồng thương mại và hợp đồng giao nguyên liệu lấy sản phẩm, hợp đồng mua thiết bị trả chậm và các hợp đồng khác mà không thực hiện phân chia lợi nhuận hoặc kết quả kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về dầu khí, pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2- Hợp đồng hợp tác kinh doanh do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký.
Điều 8.- Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh.
2- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3- Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.
4- Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
5- Thời hạn thực hiện của hợp đồng.
6- Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh.
7- Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
8- Giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên thoả thuận.
1- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư.
2- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên.
4- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
5- Các hồ sơ quy định tại các Điều 38, 39, 45 và 83 của Nghị định này.
Điều 11.-
1- Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Bên Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
2- Mỗi bên hợp doanh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 12.-
1- Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên Việt Nam với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
2- Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp được thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đã được phép hoạt động tại Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được phép hoạt động tại Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
3- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có từ cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
4- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 13.- Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh gồm:
1- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư.
2- Hợp đồng liên doanh.
3- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
4- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh.
5- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
6- Các hồ sơ quy định tại các Điều 38, 39, 45 và 83 của Nghị định này.
Điều 14.- Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh.
2- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
4- Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
5- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
6- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
7- Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
8- Giải quyết tranh chấp.
Điều 15.- Điều lệ của doanh nghiệp liên doanh phải có nội dung chủ yếu sau đây:
1- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh, tên, địa chỉ của doanh nghiệp.
2- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
3- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp định.
4- Số lượng, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp.
5- Đại diện của doanh nghiệp trước Toà án, Trọng tài và Cơ quan nhà nước Việt Nam.
6- Các nguyên tắc về tài chính.
7- Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
8- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
9- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
10- Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
Điều 17.-
1- Các bên liên doanh góp vốn pháp định theo quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Bên Việt Nam được huy động vốn tự có và nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trong nước để có tỷ lệ thích hợp trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
3- Giá trị phần góp vốn của mỗi bên do các bên thoả thuận trên cơ sở giá thị trường vào thời điểm góp vốn.
4- Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh được góp vốn bằng tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam.
5- Việc Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án để đảm bảo sử dụng đất và kinh doanh có hiệu quả.
1. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư; đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, trồng rừng, tỷ lệ này có thể thấp đến 20% nhưng phải được Cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
2- Tỷ lệ góp vốn của Bên nước ngoài hoặc của các Bên nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Trong trường hợp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm tỷ lệ nêu trên.
Trong một số trường hợp, căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép Bên nước ngoài tham gia liên doanh có tỷ lệ góp vốn pháp định thấp đến 20%.
3- Đối với những dự án quan trọng, khi ký kết hợp đồng liên doanh, các bên liên doanh được thoả thuận về thời điểm, phương thức và tỷ lệ tăng vốn góp của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Trong trường hợp các bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư.
Điều 21.-
1- Cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên.
Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên của các bên liên doanh, việc chỉ định các thành viên, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc được thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Việc cử, chỉ định, bổ nhiệm các thành viên nói trên phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc của doanh nghiệp liên doanh.
2- Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được quá 5 năm.
3- Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bên doanh nghiệp liên doanh có ít nhất 2 thành viên trong Hội đồng quản trị và trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho bên Việt Nam trong liên doanh.
Điều 22.-
1- Hội đồng quản trị họp mỗi năm ít nhất một lần. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập; cuộc họp bất thường phải do 2/3 thành viên Hội đồng quản trị hoặc do một trong các bên liên doanh hoặc do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất yêu cầu.
2- Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các vấn đề đã được uỷ quyền. Chủ tịch Hội đồng quản trị được uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.
Điều 23.-
1- Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ:
Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;
Giữ vai trò chủ chốt trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị.
2- Các thành viên Hội đồng quản trị không hưởng lương, nhưng được hưởng phụ cấp liên quan tới hoạt động của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị quyết định. Các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp liên doanh.
Điều 24.- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp liên doanh quản lý và điều hành công việc hàng ngày của doanh nghiệp liên doanh. Tổng Giám đốc là người đại diện cho doanh nghiệp trước Toà án và cơ quan Nhà nước Việt Nam. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải là người của Bên Việt Nam và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp liên doanh chỉ có một Phó Tổng Giám đốc thì Phó Tổng Giám đốc có chức năng là Phó Tổng Giám đốc thứ nhất.
Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trong việc quản lý và điều hành công việc của doanh nghiệp thì phải chấp hành ý kiến của Tổng Giám đốc, nhưng Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại một phiên họp gần nhất.
Điều 25.-
1- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, tính chất của dự án, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh được thuê tổ chức quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hợp đồng thuê quản lý là hợp đồng thuê vận hành, quản lý, khai thác công trình do các bên ký kết hợp đồng thoả thuận. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng thuê quản lý không được làm thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đã được quy định trong Giấy phép đầu tư. Hợp đồng thuê quản lý phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Quá thời hạn trên, nếu không chuẩn y, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
2- Tổ chức quản lý hoạt động trong phạm vi quy định của hợp đồng thuê quản lý đã được chuẩn y.
3- Tổ chức quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của pháp luật. Doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm thay mặt tổ chức quản lý nộp các khoản thuế này cho Nhà nước Việt Nam.
4- Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của tổ chức quản lý trong việc thực hiện hợp đồng. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát hoạt động của Tổ chức quản lý.
Điều 26.- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 27.- Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài gồm:
1- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư.
2- Điều lệ doanh nghiệp.
3- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của nhà đầu tư nước ngoài.
4- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
5- Các hồ sơ quy định tại các Điều 38, 39, 45 và 83 của Nghị định này.
Điều 28.-
1- Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư; đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, trồng rừng, tỷ lệ này có thể thấp đến 20%, nhưng phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
2- Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định. Việc tăng vốn pháp định, vốn đầu tư do doanh nghiệp quyết định và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
3- Đối với những dự án quan trọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài thoả thuận chuyển nhượng vốn cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều kiện, tỷ lệ và thời gian chuyển nhượng được xác định trong Đơn xin đầu tư.
1- Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của nhà đầu tư nước ngoài, tên, địa chỉ của doanh nghiệp.
2- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
3- Vốn đầu tư, vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng.
4- Đại diện cho doanh nghiệp trước Toà án, Trọng tài và cơ quan nhà nước Việt Nam.
5- Các nguyên tắc về tài chính.
6- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
7- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
8- Thủ tục sửa đổi Điều lệ doanh nghiệp.
Mọi sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ có hiệu lực sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
Điều 30.- Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng Giám đốc doanh nghiệp. Nếu Tổng Giám đốc không thường trú tại Việt Nam phải uỷ quyền cho người đại diện của mình và người đại diện cho Tổng Giám đốc phải là người thường trú tại Việt Nam.
Điều 31.-
1- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do nhà đầu tư đề nghị phù hợp với Điều 17 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y và ghi trong Giấy phép đầu tư.
2- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh được tính từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh đề nghị kéo dài thời hạn hoạt động quy định trong Giấy phép đầu tư thì chậm nhất là 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn hoạt dộng phải làm đơn gửi đến Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét quyết định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin gia hạn, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo quyết định của mình. Quá thời hạn trên, nếu không chuẩn y, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Tên, địa chỉ của các bên liên doanh, các bên hợp doanh hoặc của nhà đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu và phạm vi kinh doanh;
Vốn hợp doanh, vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ góp vốn của mỗi bên;
Đại diện của doanh nghiệp hoặc các bên hợp doanh trước Toà án, Trọng tài và Cơ quan nhà nước Việt Nam;
Ngày cấp Giấy phép đầu tư, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều 33.-
1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh phải thông báo trên báo trung ương hoặc báo địa phương về việc chấm dứt hoạt động và tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp, thanh lý hợp đồng.
2- Thời hạn thanh lý doanh nghiệp, thanh lý hợp đồng không quá 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hoặc từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, kết thúc hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 1 năm.
3- Đối với doanh nghiệp liên doanh, chậm nhất 6 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động hoặc chậm nhất 30 ngày sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp liên doanh trước thời hạn, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý doanh nghiệp gồm đại diện của các Bên liên doanh, quy định quyết hạn và nhiệm vụ của Ban thanh lý. Các thành viên Ban thanh lý có thể được chọn trong các nhân viên của doanh nghiệp liên doanh, hoặc các chuyên gia ngoài doanh nghiệp liên doanh.
4- Việc thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do các bên hợp doanh, nhà đầu tư nước ngoài quyết định.
5- Mọi chi phí về thanh lý doanh nghiệp, thanh lý hợp đồng do doanh nghiệp, các bên hợp doanh chịu và được ưu tiên thanh toán so với các nghĩa vụ khác.
6- Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, của các bên hợp doanh được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:
Lương và chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp, các bên hợp doanh còn nợ người lao động;
Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, các bên hợp doanh đối với Nhà nước Việt Nam;
Các khoản vay (kể cả lãi);
Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp, các bên hợp doanh.
Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư ra quyết định thu hồi Giấy phép đầu tư và thông báo quyết định đó cho các cơ quan hữu quan.
Điều 36.-
1- Việc phá sản doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
2- Trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh tiến hành theo thủ tục của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, MÁY MÓC
Điều 37.-
1- Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của bên chuyển giao công nghệ để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; khuyến khích và ưu đãi đối với chuyển giao nhanh công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến.
2- Công nghệ chuyển giao vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất hàng xuất khẩu;
b) Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất;
c) Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, an toàn lao động.
Điều 38.-
1- Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới hình thức góp vốn hoặc mua công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ. Bên chuyển giao công nghệ phải có công nghệ một cách hợp pháp.
2- Giá trị công nghệ chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận và trong mọi trường hợp không vượt quá 20% vốn pháp định.
3- Khi góp vốn bằng công nghệ, nhà đầu từ phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ. Hồ sơ chuyển giao công nghệ được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp Giấy phép đầu tư và phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kỹ thuật, nguyên tắc thoả thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh.
Việc góp vốn bằng công nghệ phải được Cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ và môi trường xem xét chấp thuận.
4- Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức mua công nghệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Điều 39.-
1- Căn cứ vào tính chất hoạt động, trình độ công nghệ và mức độ tác động môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2- Đối với các dự án ngoài danh mục nói trên, trong hồ sơ xin phép đầu tư, nhà đầu tư chỉ cần giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường, nêu các giải pháp xử lý và cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh.
3- Trường hợp nhà đầu tư áp dụng tiêu chuẩn môi trường tiên tiến của quốc tế trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần đăng ký với Cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ và môi trường.
Điều 40.-
1- Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động nêu trong giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc.
2- Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định giá trị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt.
3- Đối với những dự án đã hoàn thành lắp đặt, xây dựng công trình mà chưa tiến hành giám định theo quy định của Nghị định này, thì việc giám định giá trị thiết bị, máy móc do Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư quyết định nếu xét thấy cần thiết.
4- Tổ chức thực hiện giám định giá trị thiết bị, máy móc nhập khẩu có thể là công ty giám định Việt Nam, công ty giám định liên doanh, công ty giám định 100% vốn nước ngoài hoặc công ty giám định ở nước ngoài. Nhà đầu tư phải cung cấp thông tin cho Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư về công ty giám định mà mình lựa chọn.
Tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất về kết quả giám định. Trong trường hợp kết quả giám định thấp hơn giá trị được nhà đầu tư báo cáo, thì nhà đầu tư phải điều chỉnh lại giá trị thực hiện theo kết quả đó. Nếu phát hiện nhà đầu tư có gian lận, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5- Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể chỉ định giám định hoặc yêu cầu giám định lại giá trị các thiết bị, máy móc nhập khẩu.
Giá tiền thuê và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước mặt biển đối với từng dự án được ghi trong Giấy phép đầu tư.
Đối với những dự án đầu tư trả tiền thuê đất theo mức quy định tại Giấy phép đầu tư trước khi có quyết định tăng tiền thuê đất thì tiếp tục được trả tiền thuê đất ở mức đã được quy định trong Giấy phép đầu tư trong thời hạn 5 năm tiếp theo kể từ ngày có quyết định tăng tiền thuê đất.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh đã trả tiền thuê cho suốt thời hạn thuê đất, mặt nước, mặt biển hoặc cho từng thời kỳ, nếu giá tiền thuê có tăng trong thời hạn đó thì tiền thuê đã trả không bị điều chỉnh lại.
Bên Việt Nam có trách nhiệm nhận nợ với Ngân sách nhà nước số vốn đã góp bằng giá trị quyền sử dụng đất và có trách nhiệm hoàn trả số nợ đó cho Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 45.-
1- Hồ sơ xin thuê đất kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải có các nội dung chính sau đây:
Vị trí, diện tích đất sử dụng;
Giá tiền thuê đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị trên cơ sở khung giá tiền thuê đất do Bộ Tài chính quy định;
Phương án đến bù, giải phóng mặt bằng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nguyên tắc.
2- Việc lập hồ sở thuê đất, hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của Tổng cục Địa chính.
3- Trường hợp được phép góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì Bên Việt Nam có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục để được quyền sử dụng đất.
Trường hợp Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu từ có trách nhiệm tổ chức đến bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục cho thuê đất.
4- Đối với đất đã được giao cho Bên Việt Nam sử dụng, khi hợp tác đầu tư với nước ngoài mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư có quyền triển khai ngay các thủ tục về thiết kế, xây dựng hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định hiện hành.
Điều 47.-
1- Trong thời hạn 60 ngày sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh thực hiện việc đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu và đăng ký sản phẩm tiêu thụ trong nước với Bộ Thương mại.
2- Căn cứ vào quy định trong Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế - kỹ thuật, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu... (sau đây gọi là hàng hoá) cho toàn bộ thời gian xây dựng cơ bản của dự án, hoặc chia thành từng năm phù hợp với tiến độ xây dựng của doanh nghiệp. Kế hoạch nhập khẩu có thể được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tiền độ góp vốn, tiến độ thi công, chương trình sản xuất kinh doanh vào tháng đầu năm của mỗi quỹ và hàng năm.
3- Căn cứ vào quy định trong Giấy phép đầu tư, hàng năm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh đăng ký kế hoạch xuất khẩu sản phẩm, tiêu thụ trong nước. Tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp và các bên hợp doanh báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và tiêu thụ trong nước, kiến nghị (nếu có) gửi Bộ Thương mại, đồng thời lập kế hoạch xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho năm tiếp theo.
Trong trường hợp kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm trong nước cần được bổ sung, điều chỉnh về số lượng, chủng loại và trị giá..., doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh gửi văn bản đề nghị đến Bộ Thương mại để xem xét, quyết định.
4- Trong điều kiện thương mại như nhau, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh phải ưu tiên mua hàng hoá tại Việt Nam thay vì nhập khẩu.
5- Trên cơ sở Giấy phép đầu tư, căn cứ vào giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật công trình và các quy định nêu tại điểm 2, 3 và 4 của Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Thương mại duyệt kế hoạch nhập khẩu, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cho từng dự án. Quá thời hạn trên, nếu chưa phê duyệt, Bộ Thương mại phải thông báo cho doanh nghiệp, các bên hợp doanh và nêu rõ lý do.
Điều 48.-
1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh được thực hiện hoạt động gia công hoặc gia công lại sản phẩm theo mục tiêu được quy định tại Giấy phép đầu tư; hợp đồng gia công phải được Bộ Thương mại phê duyệt.
Doanh nghiệp được thành lập Kho bảo thuế với mục đích trên đây phải bảo đảm có các điều kiện và thủ tục sau đây:
Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm;
Hàng hoá đưa từ kho bảo thuế vào cơ sở sản xuất phải được đăng ký, giám sát của cơ quan Hải quan;
Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế không được bán vào thị trường Việt Nam. Trường hợp đặc biệt được Bộ Thương mại chấp thuận cho phép bán tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
Hàng hoá đưa vào Kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì được tái xuất hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải theo đúng quy định của Tổng cục Hải quan và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và cơ quan môi trường.
Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định trên đây để hướng dẫn việc cấp Giấy phép thành lập Kho bảo thuế tại doanh nghiệp và thực hiện việc quản lý, giám sát hoạt động của Kho bảo thuế.
Điều 51.-
1- Việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại Điều 25 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Khi có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh cần giải trình sự cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài có kèm theo chứng chỉ nghề nghiệp của người lao động nước ngoài gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp để xem xét việc cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Đối với lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì mức thuế lợi tức theo quy định của Luật Dầu khí và pháp luật có liên quan.
Điều 54.- Thuế suất thuế lợi tức trong các trường hợp khuyến khích đầu tư được áp dụng như sau:
1. 20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm;
Sử dụng từ 500 lao động trở lên;
Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản;
Sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu phát triển;
Sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư sẵn có tại Việt Nam; chế biến, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam; sản xuất sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao, đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với từng lĩnh vực.
Mức thuế suất thuế lợi tức 20% được áp dụng trong 10 năm, kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. 15% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
Xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm;
Đầu tư vào lĩnh vực luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, hoá dầu, phân bón, sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ôtô, xe máy;
Xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng (cầu, đường, cấp thoát nước, điện, xây dựng cảng biển...);
Trồng cây công nghiệp lâu năm;
Đầu tư vào các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn (kể cả dự án khách sạn);
Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động (kể cả dự án khách sạn);
Các dự án có 2 trong các điều kiện nêu tại khoản 1 của Điều này.
Mức thuế suất thuế lợi tức 15% được áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. 10% đối với các dự án:
Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn;
Đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa;
Trồng rừng;
Các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư.
Mức thuế suất thuế lợi tức 10% được áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các dự án đầu tư theo hợp động BOT, BTO, BT, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất thì thuế suất thuế lợi tức ưu đãi nêu tại Điều này được áp dụng trong suốt thời hạn thực hiện dự án đầu tư.
Điều 56.- Việc miễn, giảm thuế lợi tức áp dụng như sau:
1. Các dự án ghi tại điểm 1 Điều 54 của Nghị định này được miễn thuế lợi tức trong 1 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
2. Các dự án ghi tại điểm 2 Điều 54 của Nghị định này được miễn thuế lợi tức trong 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
3. Các dự án ghi tại điểm 3 Điều 54 của Nghị định này được miễn thuế lợi tức trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
4. Các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa; các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn đối với kinh tế - xã hội thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế lợi tức trong 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi.
Thời hạn miễn, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi.
5. Việc miễn, giảm thuế lợi tức trên đây không áp dụng đối với các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại.
6. Các dự án đầu tư thuộc diện nêu tại Điều 53 của Nghị định này nếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, đầu tư vào vùng nông thôn có thể được xem xét miễn thuế lợi tức trong thời gian tối đa không quá 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi.
Điều 57.-
1. Lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả số thuế lợi tức được hoàn lại do tái đầu tư và số lợi nhuận thu được do chuyển nhượng vốn), nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
2. Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài áp dụng như sau: - 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ 10 triệu USD trở lên; - 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD;
10% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh dưới 5 triệu USD.
3. Thuế chuyển lợi nhuận được thu theo từng lần chuyển lợi nhuận.
Điều 58.-
1. Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh không đạt các tiêu chuẩn để được hưởng thuế suất thuế lợi tức ưu đãi và miễn giảm thuế lợi tức quy định tại các Điều 54 và 56 của Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ quyết định điều chỉnh lại mức thuế suất cũng như việc miễn, giảm thuế lợi tức đã được quy định trong Giấy phép đầu tư.
2. Trường hợp trong quá trình kinh doanh có phát sinh các điều kiện như thiên tai, hoả hoạn và các điều kiện bất khả kháng khác thì Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành.
Điều 59.-
1. Nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư được hoàn lại số thuế lợi tức đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Tái đầu tư vào những dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư nêu tại Điều 54 của Nghị định này;
Vốn tái đầu tư được sử dụng từ 3 năm trở lên;
Đã góp đủ vốn pháp định ghi trong Giấy phép đầu tư.
2. Mức hoàn thuế lợi tức do tái đầu tư như sau:
100% đối với các dự án quy định tại khoản 3 Điều 54 của Nghị định này;
75% đối với các dự án quy định tại khoản 2 Điều 54 của Nghị định này;
50% đối với các dự án quy định tại khoản 1 Điều 54 của Nghị định này.
3. Khi có yêu cầu dùng lợi nhuận tái đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài lập hồ sơ trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn xin hoàn thuế tái đầu tư.
b. Giấy phép đầu tư hoặc quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đầu tư đối với dự án tái đầu tư.
c. Giấy chứng nhận của cơ quan thuế về số thuế lợi tức đã nộp.
4. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo quyết định của mình cho nhà đầu tư; trong trường hợp được chấp thuận, nhà đầu tư được làm thủ tục hoàn thuế lợi tức cho phần lợi nhuận của mình dùng để tài đầu tư. Quá thời hạn nêu trên, nếu chưa chấp thuận, Bộ Tài chính phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp số lợi nhuận tái đầu tư không đưa vào tái đầu tư, thì nhà đầu tư phải thoái trả phần thuế lợi tức đã được hoàn, kể cả lãi và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh có thể đề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng của mình để tính và nộp thuế lợi tức.
1. Các khoản thu gồm:
Thu do tiêu thụ sản phẩm;
Thu do cung cấp dịch vụ;
Các khoản thu khác của doanh nghiệp.
2- Các khoản chi gồm:
Chi về nguyên vật liệu và năng lượng để sản xuất sản phẩm chính, sản phẩm phụ hoặc để cung ứng dịch vụ;
Tiền lương và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội trả cho người lao động;
Khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính;
Chi để mua hoặc trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, công nghệ và dịch vụ kỹ thuật;
Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Các khoản thuế, phí và lệ phí mang tính chất thuế phải nộp (trừ thuế lợi tức);
Các khoản trả lãi tiền vay;
Các khoản tiền bảo hiểm tài sản của doanh nghiệp;
Các chi phí khác, nhưng không quá 5% tổng chi phí;
Cơ quan thuế có quyền xem xét tính hợp lý của các khoản thu chi.
Đối với hợp đồng chia sản phẩm, thuế lợi tức và các quyền lợi khác của Bên Việt Nam (gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thuế tài nguyên...) có thể được tính gộp vào phần chia sản phẩm cho Bên Việt Nam.
Điều 63.-
1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với:
Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân (ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thuỷ);
Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu trên.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nêu trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đối mới công nghệ;
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT;
Các giống cây trồng, giống vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Hàng hoá, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2- Đối với nguyên liệu, bộ phận rơi, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì khi nhập khẩu vào Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu.
3- Căn cứ vào Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật của dự án, Bộ Thương mại quyết định danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đối với hàng hoá nói tại khoản 1 của Điều này.
4- Hàng hoá nhập khẩu nói tại khoản 1 và 2 của Điều này không được nhượng bán tại thị trường Việt Nam. Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam phải được Bộ Thương mại chấp thuận và phải nộp thuế nhập khẩu, thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật.
5- Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Điều 64.-
1- Việc chuyển nhượng vốn được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hồ sơ chuyển nhượng gồm:
Hợp đồng chuyển nhượng;
Nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
Tư cách pháp lý, tình hình tài chính, đại diện có thẩm quyền của bên nhận chuyển nhượng (trường hợp chuyển nhượng cho bên ngoài doanh nghiệp).
2- Việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực sau khi được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y. Việc xem xét, chuẩn y được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin chuyển nhượng. Quá thời hạn nêu trên, nếu chưa chấp thuận, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3- Lợi nhuận chịu thuế được xác định như sau:
a) Lợi nhuận chịu thuế bằng giá trị chuyển nhượng trừ đi giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng, trừ đi chi phí chuyển nhượng, trong đó:
Giá trị chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng được thụ hưởng theo hợp đồng chuyển nhượng;
Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán ở thời điểm góp vốn hoặc báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Trường hợp các nhà đầu tư sau tiếp tục chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình thì giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng từng lần sau đó được xác định bằng giá trị chuyển nhượng của hợp đồng chuyển nhượng ngay trước đó cộng với giá trị phần vốn góp bổ sung (nếu có).
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến chuyển nhượng, theo chứng từ gốc được cơ quan thuế công nhận. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nơi có chi phí phát sinh xác nhận.
b) Thuế suất thuế lợi tức chuyển nhượng vốn là 25% lợi nhuận thu được.
Trường hợp chuyển nhượng vốn cho các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hoặc cho các doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối thì nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế lợi tức chuyển nhượng vốn.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam không phải là các doanh nghiệp nói trên thì phải nộp thuế lợi tức chuyển nhượng vốn với thuế suất là 10%.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BẢO HIỂM
Điều 65.-
1- Công tác kế toán, kiểm toán, thống kê trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê của Việt Nam.
2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có lý do chính đáng cần áp dụng chế độ kế toán nước ngoài thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
3- Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi chép kế toán theo nội dung phù hợp với từng loại hình hợp tác kinh doanh.
4- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đăng ký chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính.
Điều 66.-
1- Đơn vị đo lường dùng trong kế toán và thống kê là đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam. Các đơn vị đo lường khác phải được quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam.
2- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và thống kê là Đồng Việt Nam, nhưng có thể là đơn vị tiền tệ nước ngoài do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận.
3- Việc ghi chép kế toán và thống kê được thực hiện bằng tiếng Việt Nam hoặc đồng thời bằng tiếng Việt Nam và một tiếng nước ngoài thông dụng.
Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam hoặc công ty kiểm toán độc lập khác được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kiểm toán trước khi gửi tới các cơ quan trên.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh đã được kiểm toán có thể được sử dụng làm cơ sở để xác định và quyết toán các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam.
Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính độc lập, khách quan, trung thực của kết quả kiểm toán.
Điều 69.- Báo cáo kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán gồm những nội dung chủ yếu sau:
1- Xác nhận sự khách quan, trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính và các số liệu kế toán.
2- Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện công tác kế toán, chấp hành pháp luật, chế độ, thể lệ kế toán.
3- Những kiến nghị.
Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký và ghi rõ tên, số đăng ký Giấy phép hành nghề của kiểm toán viên, chữ ký và dấu của công ty kiểm toán.
Điều 70.-
1- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện việc bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với các công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện việc bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc theo quy định của pháp luật.
3- Đối tượng bảo hiểm gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Điều 71.- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp được mở tài khoản vốn vay tại các ngân hàng ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay nếu bên cho vay nước ngoài yêu cầu phải mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nước ngoài và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Bên nước ngoài hợp doanh có thể mở tài khoản theo quy định trên đây. Trường hợp Bên nước ngoài hợp doanh trực tiếp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì phải mở tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và một số dự án đặc biệt quan trọng, Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh được chuyển đổi tiền Việt Nam ra tiền nước ngoài để đáp ứng nhu cầu hợp lý theo đúng chế độ quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh không thuộc đối tượng được bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ nói trên, nếu có khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ thì Ngân hàng nhà nước có thể xem xét cho phép chuyển đổi, mua ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Điều 73.-
1- Sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
Tiền thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ;
Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động;
Vốn đầu tư;
Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;
Vốn đầu tư;
Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
2- Khi kết thúc và giải thể doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư và vốn tái đầu tư vào doanh nghiệp sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ.
3- Trong trường hợp số tiền chuyển ra nước ngoài quy định tại điểm 2 Điều này cao hơn vốn ban đầu (gốc) và vốn tái đầu tư, thì số tiền chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài khi Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.
HẢI QUAN, NHẬP CẢNH, CƯ TRÚ, THÔNG TIN LIÊN LẠC
Điều 79.-
1- Thị thực nhập cảnh được cấp tại các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, chậm nhất 5 ngày sau khi đương sự làm thủ tục xin cấp thị thực.
2- Trong trường hợp khẩn cấp để xử lý những tình huống không thể lường trước, người nước ngoài được cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu theo quy định hiện hành.
3- Trong trường hợp người nước ngoài là công dân các nước đã ký kết với Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về miễn trừ thị thực nhập cảnh, xuất cảnh thì áp dụng theo thoả thuận đã ký.
Điều 80.- Người nước ngoài nói ở Điều 77, 78 của Nghị định này được tự do đi lại ở các địa phương của Việt Nam, trừ các "Khu vực cấm".
Sử dụng các loại nghiệp vụ bưu chính, viễn thông của Bưu điện Việt Nam;
Tổ chức hệ thống thông tin riêng để điều hành kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp.
QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, ĐẤU THẦU, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH, QUYẾT TOÁN GIÁ TRỊ VỐN ĐẦU TƯ
1- Cấp chứng chỉ quy hoạch để chủ đầu tư có cơ sở lập dự án đầu tư.
2- Thẩm định về quy hoạch, kiến trúc trong các dự án đầu tư có công trình xây dựng.
3- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và quyết định xây dựng công trình. 4- Kiểm tra việc thực hiện đấu thầu trong xây dựng và cấp Giấy phép thầu tư vấn và xây dựng cho các nhà thầu trúng thầu thực hiện dự án, xây dựng công trình tại Việt Nam.
5- Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Việc thẩm định về quy hoạch và phương án kiến trúc công trình được xem xét trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.
Khi thẩm định dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về quy hoạch và kiến trúc đối với các dự án có công trình xây dựng; đối với các dự án khác có liên quan đến quy hoạch ngành phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng ngành và quy hoạch lãnh thổ.
Điều 84.- Thiết kế công trình xây dựng được thẩm định với các nội dung sau:
1- Tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế.
2- Sự phù hợp của bản thiết kế so với quy hoạch và kiến trúc đã được thẩm định trong dự án và quy hoạch chi tiết được duyệt.
3- Sự tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, xây dựng của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về an toàn công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường trong thời kỳ xây dựng công trình cũng như trong suốt thời gian sử dụng công trình.
Điều 85.- Việc tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và quyết định xây dựng được quy định như sau:
1- Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc dự án nhóm A quy định tại Điều 93 của Nghị định này. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc dự án nhóm B quy định tại Điều 93 của Nghị định này.
2. Đối với công trình thuộc dự án nhóm A, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Xây dựng hoàn thành việc thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình và thông báo quyết định cho nhà đầu tư. Sau khi thiết kế kỹ thuật công trình được chấp thuận thì nhà đầu tư thi công công trình.
3- Đối với công trình thuộc dự án nhóm B, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình và thông báo quyết định thẩm định cho nhà đầu tư. Sau khi thiết kế kỹ thuật công trình được chấp thuận thì nhà đầu tư được thi công công trình.
4- Quá thời hạn 20 ngày nêu trên, nếu cơ quan thẩm định thiết kế không thông báo quyết định của mình cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thi công công trình.
5- Chậm nhất 10 ngày trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà đầu tư phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình.
Điều 87.- Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về chất lượng công trình xây dựng.
Các tổ chức khảo sát, thiết kế, nhà thầu xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật Việt Nam về phần việc của mình liên quan đến chất lượng công trình.
Điều 89.- Trong quá trình xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp phải mở tài khoản riêng tại Ngân hàng đặt tại Việt Nam để theo dõi việc thu chi tài chính trong việc xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp. Mọi việc thu, chi liên quan tới việc xây dựng công trình phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Trường hợp cần thiết, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét lại báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THÀNH, THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 92.-
1- Sau khi nhận được hồ sơ dự án theo quy định tại các Điều 10, 13 và 27 của Nghị định này, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư tổ chức thẩm định dự án.
2- Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm:
Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam;
Mức độ phù hợp mục tiêu dự án với quy hoạch;
Lợi ích kinh tế - xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách,...);
Tính hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có);
Điều 93.- Thẩm quyền xét duyệt dự án đầu tư được quy định như sau:
1- Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm:
Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án BOT, BTO, BT;
Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu đô la Mỹ trở lên thuộc các ngành điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, xi măng, hoá chất, cảng biển, sân bay, khu văn hoá, du lịch, kinh doanh bất động sản;
Các dự án vận tải biển, hàng không;
Các dự án bưu chính, viễn thông;
Các dự án văn hoá, xuất bản, báo chí, truyền thanh, truyền hình, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế;
Các dự án về bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
Các dự án khai thác tài nguyên quý hiếm;
Các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên.
2- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B (dự án nhóm B là các dự án không quy định tại khoản 1 của Điều này), trừ những dự án quy định tại khoản 3 của Điều này và những dự án uỷ quyền cho Ban quản lý Khu công nghiệp cấp Giấy phép đầu tư;
3- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án được Chính phủ quyết định phân cấp cấp Giấy phép đầu tư.
Điều 94.-
1- Việc thẩm định dự án được quy định như sau:
Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng tư vấn gồm đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan và chuyên gia để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ quyết định;
Đối với dự án nhóm B, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định.
2- Thời hạn thẩm định dự án cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận nội dung dự án.
- Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư;
- Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Trong thời hạn 7 ngày sau khi hết thời hạn quy định nêu trên, mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
Thời hạn trên không kể thời gian nhà đầu tư được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
3- Giấy phép đầu tư được sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
4- Việc thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 100 của Nghị định này.
5- Việc thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này và theo quy định của Chính phủ về Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
Điều 95.-
1- Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư gồm:
Hướng dẫn, phối hợp các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập quy hoạch, kế hoạch và lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư;
Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền;
Hoà giải tranh chấp khi có yêu cầu;
Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các dự án đầu tư;
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư;
Quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền.
2- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình cấp Giấy phép đầu tư và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ (6 tháng, hàng năm).
Điều 96.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
Tham gia ý kiến trong việc thẩm định dự án, điều chỉnh Giấy phép đầu tư;
Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện chính sách, tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ và môi trường;
Kiểm tra chuyên ngành; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý ngành.
Điều 97.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1- Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền; tham gia thẩm định dự án đầu tư tại địa phương;
2- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với mọi dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo các nội dung sau đây:
Giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của Giấy phép đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ;
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cho phép đặt trụ sở, chi nhánh; đăng ký cư trú đi lại cho người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp; giới thiệu lao động Việt Nam cho các đoanh nghiệp; đăng ký hành nghề,...;
Tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ.
Điều 98.-
1- Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo định kỳ hoặc bất thường; việc thanh tra, kiểm tra bất thường chỉ thực hiện khi hoạt động của doanh nghiệp, các bên hợp doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng của mình trước khi thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cần thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư biết để phối hợp.
2- Tổ chức, cá nhân ra quyết định thực hiện việc kiểm tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng kiểm tra, thanh tra gây sách nhiễu, phiền hà cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể về việc tổ chức, phối hợp công tác kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Điều 99.-
1- Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt;
Không thuộc dự án nhóm A quy định tại Điều 93 của Nghị định này.
2- Không phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau đây (không phân biệt quy mô vốn đầu tư):
Thăm dò, khai thác và dịch vụ dầu khí;
Công nghiệp năng lượng;
Xây dựng cảng biển, sân bay, đường quốc lộ, đường sắt;
Xi măng, luyện kim, sản xuất đường, sản xuất rượu, bia, thuốc lá.
3- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục các dự án theo lĩnh vực và quy mô vốn đầu tư để phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Danh sách các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và danh mục dự án này có thể được định kỳ bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Điều 100.-
1- Việc thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:
Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 92 của Nghị định này.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Trong thời hạn 7 ngày sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà chưa cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
Thời hạn trên không kể thời gian nhà đầu tư được phép sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với nhà đầu tư về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
2- Giấy phép đầu tư cấp cho nhà đầu tư theo mẫu thống nhất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và ban hành.
3- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép đầu tư (bản chính) và sao gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ quản lý ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
4- Định kỳ hàng quý và hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư.
BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP, VI PHẠM
Điều 101.- Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong trường hợp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký với các nước Điều ước quốc tế khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà có các quy định khác với quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong trường hợp do những thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài đã được quy định trong Giấy phép đầu tư thì Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có biện pháp giải quyết thoả đáng để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư bằng cách thoả thuận áp dụng các biện pháp sau đây:
1- Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án.
2- Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ của pháp luật.
3- Thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài được coi là các khoản lỗ và được chuyển sang các năm tiếp theo.
4- Được xem xét bồi thường thoả đáng trong một số trường hợp cần thiết.
Đối với dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư thì trước khi quyết định áp dụng các biện pháp trên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Điều 102.-
1- Tranh chấp giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhau trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên.
Trong trường hợp hoà giải không thành, các bên tranh chấp có thể thoả thuận một trong các phương thức giải quyết sau đây:
Toà án Việt Nam;
Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế;
Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập.
2- Tranh chấp giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên nước ngoài hợp doanh với các tổ chức kinh tế Việt Nam được giải quyết tổ chức trọng tài hoặc toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Điều 103.- Nhà đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức cá nhân Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm cán bộ viên chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam lợi dụng quyền hạn của mình gây khó khăn, phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài; trong trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 104.-
1- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 3 năm 1997; các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được cập nhật.
Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 12-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành | 1997-02-18 |
Ngày hiệu lực | 1997-03-01 |
Lĩnh vực | Đầu tư |
Tình trạng | Hết hiệu lực |