TCVN 13624:2023
ISO/TS 26030:2019
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) TRONG CHUỖI THỰC PHẨM
Social responsibility and sustainable development - Guidance on using ISO 26000:2010 in the food chain
Lời nói đầu
TCVN 13624:2023 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 26030:2019;
TCVN 13624:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trách nhiệm xã hội là cách tiếp cận tổng thể nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Trách nhiệm xã hội là “trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và các hoạt động xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức”. Trách nhiệm xã hội cũng có thể được hiểu là công cụ để đổi mới, cạnh tranh ở thời điểm hiện tại và thế hệ tương lai.
Các tổ chức trong chuỗi thực phẩm trên khắp thế giới và các bên liên quan ngày càng nhận thức được nhu cầu và lợi ích của hành vi có trách nhiệm với xã hội trong toàn bộ chuỗi giá trị các hoạt động của họ. Các tổ chức trong chuỗi thực phẩm sẵn sàng thực hiện trách nhiệm xã hội có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng tiêu chuẩn này cùng với TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010).
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn việc áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) cụ thể là cho các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và hữu ích cho tất cả các loại hình tổ chức trong chuỗi thực phẩm, dù quy mô lớn hay quy nhỏ, các hoạt động ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển. Các tổ chức chuỗi thực phẩm có thể sử dụng tiêu chuẩn này cùng với các tổ chức có liên quan và các bên liên quan khác.
Thực hiện trách nhiệm xã hội là nguồn đổi mới và sức hấp dẫn cho tổ chức, bên cạnh đó còn mang lại nhiều lợi ích: cải thiện đối thoại với các bên liên quan, cải thiện sự gắn kết xã hội, sự khác biệt so với đối thủ, danh tiếng tốt hơn, cải thiện hiệu quả kinh tế và hiệu suất công nghiệp, cái nhìn tốt hơn về các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà bảo trợ, v.v... và cuối cùng, năng suất tăng.
Trách nhiệm xã hội là công cụ mạnh mẽ giúp các tổ chức chuyển từ mục đích tốt sang thực hành tốt kết nối với khuôn khổ bền vững của Liên hiệp quốc. Tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ các tổ chức trong chuỗi thực phẩm cam kết đóng góp vào việc đạt được 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. SDG 2 đặc biệt tập trung thúc đẩy nông nghiệp bền vững, trong khi SDG 12 tập trung vào các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (xem Phụ lục A và Phụ lục C).
Định nghĩa và tóm tắt các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội theo TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010)
TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) định nghĩa trách nhiệm xã hội là:
Trách nhiệm của tổ chức đối với những tác động của các quyết định và hoạt động của tổ chức đến xã hội và môi trường thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm:
- đóng góp cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội;
- tính đến những mong muốn của các bên liên quan;
- phù hợp với luật pháp và nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế; và
- tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức.
TCVN ISO 2.6000:2013 (ISO 26000:2010) mô tả hai thực hành cơ bản của trách nhiệm xã hội, đó là:
- sự thừa nhận của tổ chức về trách nhiệm xã hội; và
- sự nhận biết cũng như gắn kết với các bên liên quan của tổ chức.
Cùng với các nguyên tắc được mô tả trong Điều 4 của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), các thực hành này cần được ghi nhớ khi giải quyết các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội được mô tả trong Điều 6 của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010).
Các tổ chức cần ứng xử dựa theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc quy phạm đạo đức phù hợp với những nguyên tắc được chấp nhận về hành vi đạo đức đúng hoặc tốt trong bối cảnh tình huống cụ thể, ngay cả khi đó là thách thức.
Bảy nguyên tắc về trách nhiệm xã hội được đề cập trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) như sau:
- Trách nhiệm giải trình: tổ chức cần chịu trách nhiệm về những tác động của mình đối với xã hội, nền kinh tế và môi trường.
- Tính minh bạch: tổ chức cần minh bạch trong các quyết định và hoạt động có tác động đến xã hội và môi trường và sẵn sàng truyền đạt những điều này một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời, trung thực và ở mức độ trọn vẹn.
- Hành vi đạo đức: tổ chức cần phải luôn ứng xử có đạo đức, dựa trên hành vi trung thực, công bằng, nhất quán và mối quan tâm đối với con người, động vật và môi trường cũng như cam kết điều chỉnh tác động của các hoạt động và quyết định của tổ chức tới lợi ích của các bên liên quan..
- Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan: tổ chức cần tôn trọng, xem xét và đáp ứng quyền lợi của các cá nhân hoặc nhóm người khác có liên quan bao gồm cả các bên liên quan của tổ chức
- Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền: tổ chức cần thực hiện các bước để nhận thức về các luật và quy định áp dụng, để thông tin cho mọi người trong tổ chức về nghĩa vụ của họ trong việc tuân thủ và thực hiện các biện pháp tuân thủ luật pháp
- Tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế: tổ chức cần tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế, trong khi vẫn gắn với nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc pháp quyền và tránh trở thành đồng lõa do sơ suất, đặc biệt là trong các trường hợp luật hoặc việc thi hành luật của quốc gia đó không đưa ra biện pháp bảo vệ thích đáng cho môi trường hoặc xã hội
- Tôn trọng quyền con người: tổ chức cần tôn trọng quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng cũng như tính chất chung của nó, tôn trọng, thúc đẩy, tránh thụ động hoặc tham gia vi phạm quyền con người.
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) TRONG CHUỖI THỰC PHẨM
Social responsibility and sustainable development - Guidance on using ISO 26000:2010 in the food chain
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm bằng cách tập trung vào các khía cạnh từ bảy chủ đề cốt lõi, đó là: sự điều hành tổ chức, quyền con người, thực hành lao động, môi trường, thực hành hoạt động công bằng, các vấn đề người tiêu dùng và sự tham gia và phát triển của cộng đồng.
Mục tiêu chính của tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô hay địa điểm, lập được danh mục các khuyến nghị và hướng đến hành vi có trách nhiệm hơn với xã hội.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000: 2010), Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Tổ chức (organization)
Thực thể hoặc nhóm người và cơ sở vật chất được ràng buộc bởi trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ và mục tiêu xác định.
CHÚ THÍCH 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, tổ chức đề cập đến nhà điều hành doanh nghiệp đơn lẻ hoặc nhóm các nhà điều hành doanh nghiệp trong toàn bộ hoặc một phần của chuỗi cung ứng thực phẩm: trang trại, chuồng trại, tổ chức sản xuất, nhà chế biến, vận chuyển, xử lý, dịch vụ, bán lẻ... Tổ chức có thể thuộc nhà nước hoặc tư nhân và bao gồm, nhưng không giới hạn, thương nhân độc quyền, công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền, đối tác, hội, hiệp hội, hội từ thiện hoặc một phần kết hợp của các tổ chức này, cho dù có tư cách pháp nhân hay không, thuộc nhà nước hay tư nhân.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.12, đã sửa đổi - Chú thích 1 đã được sửa đổi và Chú thích 2 đã bị lược bỏ.]
3.2
Chuỗi thực phẩm (food chain)
Trình tự các giai đoạn trong sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và xử lý thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó, từ khâu sản xuất ban đầu đến tiêu thụ
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này bao gồm cả việc sản xuất thức ăn chăn nuôi.
CHÚ THÍCH 2: Chuỗi thực phẩm bao gồm cả việc sản xuất các nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguyên liệu thô.
CHÚ THÍCH 3: Chuỗi thực phẩm cũng bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ.
[NGUỒN: TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018), 3.20]
3.3
Chuỗi cung ứng (supply Chain)
Trình tự các hoạt động hoặc các bên cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức, nhà cung ứng trực tiếp (nhà cung ứng thứ nhất) hoặc nhà cung ứng gián tiếp (nhà cung ứng thứ N)
CHÚ THÍCH 1: Trong TCVN ISO 9001 (ISO 9001), sử dụng cụm từ “sản phẩm và dịch vụ”.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.22, đã được sửa đổi - “nhà cung ứng trực tiếp (nhà cung ứng thứ nhất) hoặc nhà cung ứng gián tiếp (nhà cung ứng thứ N)” đã được bổ sung vào định nghĩa và Chú thích 1 đã được sửa đổi.]
3.4
Chuỗi giá trị (value chain)
Toàn bộ chuỗi hoạt động hoặc các bên cung cấp hoặc tiếp nhận giá trị dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ
CHÚ THÍCH 1: Các bên cung cấp giá trị bao gồm nhà cung ứng (thứ nhất đến thứ N), người lao động thuê ngoài, nhà thầu và các bên khác. Trong TCVN ISO 9001, thuật ngữ ‘nhà cung cấp bên ngoài’ được sử dụng thay cho người lao động thuê ngoài.
CHÚ THÍCH 2: Các bên tiếp nhận giá trị bao gồm khách hàng, người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ, thành viên và những người sử dụng khác.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.25, đã sửa đổi - CHÚ THÍCH 1 đã được sửa đổi]
3.5
Tuyển dụng nội bộ (internal employability)
Tuyển dụng người có năng lực ở bên trong tổ chức để duy trì công việc hoặc đề xuất công việc khác nhanh chóng
3.6
Tuyển dụng bên ngoài (external employability)
Tuyển dụng người có năng lực ở bên ngoài tổ chức để duy trì công việc hoặc đề xuất công việc khác nhanh chóng
3.7
Điều hành tổ chức (organization governance)
Hệ thống qua đó tổ chức (3.1) đưa ra và thực thi các quyết định nhằm theo đuổi các mục tiêu của mình [NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.13]
3.8
Chuẩn mực ứng xử quốc tế (international norm of behaviour)
Những mong muốn về hành vi có tổ chức về trách nhiệm xã hội xuất phát từ tập quán quốc tế, những nguyên tắc luật pháp quốc tế được thừa nhận chung hoặc các hiệp định liên chính phủ được thừa nhận ở phạm vi rộng hoặc gần như toàn cầu.
CHÚ THÍCH 1: Hiệp định liên chính phủ bao gồm các hiệp ước và công ước.
CHÚ THÍCH 2: Mặc dù tập quán quốc tế, những nguyên tắc luật pháp quốc tế được thừa nhận chung hoặc các hiệp định liên chính phủ chủ yếu ở phạm vi quốc gia nhưng chúng thể hiện những mục đích và nguyên tắc mà mọi tổ chức đều mong mòi.
CHÚ THÍCH 3: Chuẩn mực ứng xử quốc tế đúc rút qua thời gian.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.11].
3.9
Bên liên quan (stakeholder)
Cá nhân hoặc nhóm người quan tâm đến bất kỳ quyết định hoặc hoạt động nào của tổ chức
CHÚ THÍCH 1: Tổ chức có trách nhiệm nhận biết các bên liên quan, nhu cầu, mong đợi và tầm quan trọng của họ dựa trên những tác động mà họ có thể tạo ra đối với hoạt động của tổ chức và ngược lại. Để thực hiện điều này, tổ chức có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.
CHÚ THÍCH 2: Bên liên quan có thể được tổ chức coi là quan trọng nếu có thể có tác động đáng kể (tích cực hoặc tiêu cực) đối với hoạt động của tổ chức và ngược lại.
CHÚ THÍCH 3: Trong TCVN ISO 9001 (ISO 9001), sử dụng thuật ngữ “bên quan tâm”.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.20, đã sửa đổi - Bổ sung Chú thích 1, Chú thích 2 và Chú thích 3],
3.10
Phạm vi ảnh hưởng (sphere of influence)
Phạm vi / mức độ của mối quan hệ chính trị, hợp đồng, kinh tế hoặc các mối quan hệ khác qua đó một tổ chức có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định hoặc hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức
CHÚ THÍCH 1: Khả năng ảnh hưởng không có nghĩa là trách nhiệm thực thi ảnh hưởng.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.19 đã sửa đổi - Xoá bỏ Chú thích 2]
3.11
Người lao động (worker)
Người thực hiện công việc, có thể là người làm công hay một người tự làm chủ.
CHÚ THÍCH 1: Trong định nghĩa này có thể bao gồm cả người nông dân.
[NGUỒN: TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), 2.27, đã sửa đổi - Bổ sung Chú thích 1]
4 Khuyến nghị về trách nhiệm xã hội
Các khuyến nghị về trách nhiệm xã hội liên quan đến các tổ chức trong chuỗi thực phẩm được nêu trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), theo chủ đề cốt lõi và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội. Bộ thực hành tốt có thể đáp ứng các khuyến nghị này. Một số ví dụ, không bao gồm tất cả, được nêu trong Phụ lục A.
Bảy chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cần được tổ chức xem xét để xác định phạm vi trách nhiệm xã hội, nhận biết và báo cáo các vấn đề liên quan và thiết lập các ưu tiên.
Các chủ đề này cần được nhìn nhận một cách tổng thể, xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau, thay vì tập trung vào một chủ đề duy nhất. Tác động môi trường không được xem xét một cách độc lập trong các tác động xã hội, mà ngược lại, cần xem xét hệ quả trên tất cả các chủ đề cốt lõi.
Các khía cạnh kinh tế, cũng như các khía cạnh liên quan đến sức khỏe, an toàn và chuỗi giá trị, được giải quyết thông qua bảy chủ đề cốt lõi, nếu thích hợp.
Mặc dù tất cả các chủ đề cốt lõi có mối quan hệ với nhau và bổ sung cho nhau, nhưng điều hành tổ chức đóng vai trò quan trọng vì cho phép thực hiện các hành động về chủ đề cốt lõi, các vấn đề khác và để hiểu logic của việc cải thiện hoạt động của tổ chức. Điều hành tổ chức bao gồm các khái niệm về chiến lược và quản lý, vì vậy, thực hiện các nguyên tắc được nêu trong Điều 4 của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010).
Hình 1 - Bảy chủ đề cốt lõi của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010)
Bảy chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội và nội dung của chúng (xem Hình 1) là:
- điều hành tổ chức: ban hành quyết định và thực thi các quyết định;
- quyền con người: Nỗ lực thích đáng, tình huống rủi ro về quyền con người, tránh đồng lõa, giải quyết khiếu nại, phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương, quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc;
- thực hành lao động: việc làm và các mối quan hệ việc làm, điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc;
- môi trường: phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên;
- thực hành hoạt động công bằng: chống tham nhũng, tham gia chính trị có trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị, tôn trọng quyền sở hữu;
- các vấn đề người tiêu dùng: thực hành marketing cóng bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng, bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng, tiêu dùng bền vững, dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết, khiếu nại, tranh chấp, bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng, quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu, giáo dục và nhận thức;
- sự tham gia và phát triển của cộng đồng: sự tham gia của cộng đồng, giáo dục và văn hóa, tạo việc làm và phát triển kỹ năng, phát triển và tiếp cận công nghệ, tạo của cải và thu nhập, sức khoẻ, đầu tư xã hội.
4.2.1 Thách thức đối với chuỗi thực phẩm
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm phải giải quyết những thách thức sau:
- xác định và quản lý kế hoạch chiến lược kết hợp các vấn đề và nguyên tắc trách nhiệm xã hội trong các tổ chức chuỗi thực phẩm;
- nhận biết các bên liên quan (xem Phụ lục B), kỳ vọng của họ và thiết lập các ranh giới của trách nhiệm xã hội (phạm vi ảnh hưởng) đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm;
- tạo mối quan hệ cùng có lợi với các bên có liên quan chính;
- chứng minh tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị gia tăng cho người lao động và khu vực (dấu ấn kinh tế-xã hội) do kết quả của mối liên hệ chặt chẽ được thiết lập giữa sản xuất nông nghiệp và xử lý/chế biến nông sản.
4.2.2 Vấn đề 1: Tích hợp trách nhiệm xã hội vào chính sách và kế hoạch chiến lược của tổ chức
a) Chính sách và kế hoạch chiến lược của tổ chức
Tổ chức cần xác định và chính thức hóa kế hoạch chiến lược có tính đến:
- tầm nhìn và các giá trị của tổ chức;
- các vấn đề và nguyên tắc của trách nhiệm xã hội;
- nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan chính;
- kết quả phân tích tác động của các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức đối với từng đối tượng trong số bảy chủ đề cốt lõi.
Điều hành tổ chức cần phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Điều hành tổ chức cần xác định các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện, giám sát và rà soát các chính sách về trách nhiệm xã hội được nêu trong kế hoạch chiến lược.
b) Điều hành tổ chức và cam kết của lãnh đạo
Cơ quan nhà nước và tất cả lãnh đạo của tổ chức cần được nhận thức về trách nhiệm xã hội khi áp dụng bảy nguyên tắc trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) (được tóm tắt trong lời giới thiệu) về vai trò và nhiệm vụ tương ứng.
Một cam kết bằng văn bản về điều hành tổ chức trong trách nhiệm xã hội cần bao gồm:
- thiết lập chính sách bao gồm cam kết thực hiện các yêu cầu pháp lý;
- cung cấp thực phẩm không gây nguy hiểm cho sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng;
- giảm tác động đến môi trường;
- xem xét các quyền con người, bao gồm cả trong các tổ chức thuộc phạm vi ảnh hưởng và, khái quát hơn, là trong chuỗi cung ứng của tổ chức đó;
- phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động và chất lượng cuộc sống tại nơi làm việc;
- cam kết thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng, phát triển thực hành mua hàng có trách nhiệm và phát triển đối thoại với các nhà cung ứng, đặc biệt là nông dân;
- đóng góp vào sự phát triển của địa phương;
- điều phối tất cả các hoạt động, kế hoạch liên quan đến trách nhiệm xã hội bằng cách chỉ định người chịu trách nhiệm điều phối;
- cải tiến liên tục liên quan đến bảy chủ đề cốt lõi trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010), thiết lập các chỉ số và cập nhật chúng khi thích hợp;
- giao tiếp chân thành, minh bạch và có đạo đức, cả ở bên trong và bên ngoài tổ chức;
- lắng nghe nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan cả ở bên trong và bên ngoài tổ chức; đối với các tổ chức có sử dụng nhà sản xuất nông nghiệp trong phạm vi ảnh hưởng, thì đặc biệt cần chú trọng đối thoại với hội nông dân - nhà cung cấp về các khuyến nghị được xây dựng trong khuôn khổ trách nhiệm xã hội;
- sứ mệnh của tổ chức, đòi hỏi phải làm mọi việc để có thể để giúp các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng phát triển trách nhiệm xã hội.
Cam kết bằng văn bản phải được thông báo trong nội bộ và cho tất cả các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng.
4.2.3 Vấn đề 2: Việc xác định, sự tham gia của các bên liên quan và phạm vi ảnh hưởng
Tổ chức cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập và tổ chức các cuộc đối thoại với các bên liên quan.
Tổ chức cần thiết lập quy trình xác định các bên liên quan (xem Phụ lục B), nhu cầu và mong đợi của họ.
Tổ chức cần đánh giá mức độ quan trọng của các bên liên quan này về tác động mà họ có thể có đối với các hoạt động của tổ chức và ngược lại (phân tích các cơ hội và rủi ro).
Tổ chức cần xếp thứ tự các bên liên quan theo mức độ ảnh hưởng có thể có đối với sự phát triển của tổ chức và mức độ quan hệ của tổ chức có với họ. Để thực hiện được điều này, tổ chức có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Một bên liên quan có thể được tổ chức coi là quan trọng nếu có thể có tác động đáng kể (tích cực hay tiêu cực) đối với hoạt động của tổ chức và ngược lại.
Đối với mỗi bên liên quan chính, cần thiết lập đối thoại thường xuyên với tổ chức. Với mục đích này, tổ chức có thể xác định những người phụ trách cuộc đối thoại với các bên liên quan cũng như tần suất thảo luận tối thiểu với từng bên liên quan chính.
Tổ chức nên chọn trong số các bên liên quan chính, những người thuộc phạm vi ảnh hưởng. Đây là những bên liên quan mà tổ chức có khả năng tác động trực tiếp lên định hướng và hoạt động của họ, thông qua mối quan hệ hợp đồng chặt chẽ, có đóng góp cổ phần hoặc có tham gia của đại diện tổ chức trong các cơ quan ra quyết định.
Sau đó, tổ chức cần tiến hành cập nhật thường xuyên danh sách các bên liên quan, đánh giá các mong đợi và tác động của họ. Hồ sơ có liên quan cần được lưu giữ.
4.2.4 Vấn đề 3: Nhận biết và chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý hiện hành
Tổ chức phải có hệ thống giám sát các quy định áp dụng trong hoạt động của tổ chức bao gồm:
- an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, an ninh lương thực, gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm;
- sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc;
- quản lý nguồn nhân lực;
- thông lệ thương mại và thông tin người tiêu dùng;
- môi trường;
- các chuẩn mực ứng xử quốc tế.
Tổ chức phải định kỳ tiến hành đánh giá để chứng minh sự tuân thủ pháp luật, lập kế hoạch và thực hiện các hành động cho thấy các yêu cầu pháp lý hiện hành được đáp ứng như thế nào, khi cần.
Ngoài việc giám sát theo quy định, tổ chức có thể quyết định thiết lập giám sát công nghệ, kỹ thuật và khoa học để phát triển thêm các quy trình, thực hành và/hoặc sản phẩm. Việc giám sát này cho phép tổ chức cải thiện kết quả chất lượng sân phẩm, an toàn thực phẩm, điều kiện làm việc và môi trường trong khi duy trì hoặc cải thiện hoạt động kinh tế. Tổ chức cần thông báo cho các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng về phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật liên quan, nếu có thể.
4.2.5 Vấn đề 4: Phân tích tác động các hoạt động của tổ chức
Tổ chức cần tiến hành phân tích tác động của các hoạt động và dự án thông qua chuỗi giá trị phù hợp với bảy chủ đề cốt lõi trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010).
Quy trình được lập thành văn bản phải mô tả phương pháp xác định, phân tích và đánh giá các tác động, khi có thể.
Bất kỳ rủi ro đáng kể nào cũng phải được giám sát và có kế hoạch hành động để đưa về mức có thể chấp nhận được.
Tổ chức cần nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng về cách thực hiện quy trình tương tự.
4.2.6 Vấn đề 5: Thực hành thực hiện trách nhiệm xã hội, đánh giá tiến độ và nâng cao năng lực trách nhiệm xã hội
Tổ chức cần thiết lập hệ thống quản lý để giải quyết bảy chủ đề cốt lõi của TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010). Để thực hiện được điều này, tổ chức có thể tham khảo các hệ thống quản lý và thực hành tốt đã có sẵn.
Tổ chức cần cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch chiến lược nhằm đáp ứng các mục tiêu. Phải thiết lập và tuân thủ mọi hoạt động đã được hoạch định.
Tổ chức cần thường xuyên tiến hành rà soát hệ thống quản lý và trong khoảng thời gian đã định, vớì việc kiểm tra cụ thể dữ liệu đầu vào như sau:
- các lĩnh vực chuyên đề trong kế hoạch chiến lược và chúng ảnh hưởng như thể nào đến bảy chủ đề cốt lõi trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010);
- phản hồi từ các bên liên quan đến nhận thức của họ về tổ chức, nhu cầu, mong đợi và mọi khiếu nại nhận được;
- kết quả các đánh giá nội bộ và bên ngoài của tổ chức thông qua việc hoàn thành đánh giá hoặc đánh giá trách nhiệm xâ hội;
- các chỉ số trách nhiệm xã hội phù hợp với SDG;
- kết quả của các cuộc đánh giá được thực hiện giữa các bên liên quan chính trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
- kiểm tra các sửa đổi và dự án có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội chung của tổ chức
Đối với dữ liệu đầu ra, tổ chức phải:
- khẳng định cam kết đối với trách nhiệm xã hội;
- xác định các mục tiêu tiến bộ cần đạt được liên quan đến trách nhiệm xã hội;
- cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện tập hợp các hành động mới được xác định;
- khẳng định sự phù hợp của các bên liên quan, phạm vi ảnh hưởng, ưu tiên và lập kế hoạch hành động với các bên liên quan chính;
- xác định các lĩnh vực cải tiến để đưa vào báo cáo trách nhiệm xã hội, nếu cần.
4.2.7 Vấn đề 6: Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch
Tổ chức cần truyền thông, nội bộ và bên ngoài, về:
- cam kết của tổ chức về trách nhiệm xã hội;
- các biện pháp thực hành tốt mà tổ chức đã thực hiện liên quan đến chủ đề cốt lõi trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010); được minh họa, nếu cần, qua việc phản hồi từ các bên liên quan trong nội bộ và từ bên ngoài,
- các chỉ số trách nhiệm xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững;
- quan điểm cải tiến và các dự án liên quan đến từng chủ đề cốt lõi, nếu có; các tổ chức đã đạt được mức độ nhất định và muốn thực hiện được, có thể sử dụng báo cáo trách nhiệm xã hội làm công cụ giải trình.
Các thông tin liên quan về trách nhiệm xã hội đến các bên liên quan phải đầy đủ, dễ hiểu, phản hồi nhanh, chính xác, cân đối, kịp thời và dễ tiếp cận. Thông tin cần được cập nhật định kỳ và khi có sự thay đổi đáng kể trong chiến lược trách nhiệm xã hội của tổ chức.
4.3.1 Thách thức đối với chuỗi thực phẩm
Ngày càng có nhiều nguyên liệu nông nghiệp thô, thành phần thực phẩm và các nguyên liệu đầu vào khác được sản xuất, chế biến và vận chuyển trên khắp thế giới. Các tổ chức trong chuỗi thực phẩm cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội phải có bổn phận đạo đức để đưa vấn đề quyền con người vào chuỗi cung ứng. Tôn trọng quyền con người ngày càng quan trọng trong xã hội, đặc biệt là đối với người tiêu dùng và người bán.
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:
- tôn trọng quyền con người đối với lao động toàn thời gian, tạm thời, theo thời vụ, bán thời gian, hợp đồng phụ và bất kỳ loại mô hình tuyển dụng lao động nào khác;
- tôn trọng quyền con người liên quan đến các nhóm dễ bị tổn thương;
- tránh, giảm thiểu hoặc giảm nhẹ các tác động môi trường ảnh hưởng đến quyền con người liên quan đến cộng đồng và người dân địa phương, đặc biệt là nhóm dân cư truyền thống (ví dụ: khan hiếm nước) nhằm cân bằng lợi ích kinh tế với việc tôn trọng các nguyên tắc văn hóa và xã hội của những người khác nhau;
- tôn trọng quyền con người, trong chuỗi giá trị của tổ chức, tuân thủ các chuẩn mực ứng xử quốc tế bao gồm quản lý quyền sử dụng đất;
- chống lại mọi sự phân biệt đối xử trong tổ chức và phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.
Tôn trọng quyền con người trong chuỗi giá trị đặc biệt nhạy cảm đối với:
- các hoạt động yêu cầu lao động thời vụ;
- các tổ chức thầu phụ một phần sản xuất của họ ở các quốc gia khác, đặc biệt các quốc gia đang phát triển, hoặc nhập khẩu nguyên liệu, thành phần thô hoặc đầu vào khác từ các quốc gia này;
- các tổ chức thiết lập hoạt động sản xuất nông nghiệp và/hoặc chế biến thực phẩm ở các quốc gia đang phát triển;
- vận chuyển thực phẩm, đặc biệt là trên các tàu được đăng ký cờ thuận tiện.
4.3.2 Vấn đề 1: Nỗ lực thích đáng
Chính sách trách nhiệm xã hội của tổ chức cần bao gồm các cam kết liên quan đến luật lao động và các nguyên tắc về quyền con người.
Tổ chức phải xây dựng “danh sách” các bên liên quan trong chuỗi cung ứng và nhận diện những người có khả năng chịu nhiều thiếu sót nhất về quyền con người.
Tổ chức cần kết hợp các tiêu chí về quyền con người khi tham khảo, đánh giá các nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ của mình. Để thực hiện được điều này, tả chức cần khảo sát các nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ của mình về các hoạt động của họ liên quan đến quyền con người và đưa các yêu cầu về tôn trọng quyền con người vào dữ liệu thu mua (thông số kỹ thuật, hợp đồng, v.v...).
Đối với các tổ chức có nông dân trong phạm vi ảnh hưởng và/hoặc thuê lao động thời vụ hoặc người làm khoán, nông dân và/hoặc nhân viên giám sát thì cần đào tạo nâng cao nhận thức về quyền con người, đặc biệt là về thuê mướn, tiền lương, điều kiện làm việc và chỗ ở cho người lao động thời vụ. Việc nâng cao nhận thức này được thực hiện với sự hợp tác phía đại diện địa phương của tổ chức người sử dụng lao động.
4.3.3 Vấn đề 2: Tình huống rủi ro về quyền con người
Tổ chức cần xây dựng danh mục các tình huống và các quốc gia có thể gây rủi ro về quyền con người cho tổ chức, các công ty con của tổ chức hoặc các bên liên quan bao gồm các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của tổ chức. Các tổ chức cần đặc biệt xem xét các tình huống sau:
- xung đột vũ trang;
- bất ổn chính trị;
- thảm họa thiên nhiên;
- các hoạt động có tác động mạnh đến tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến con người;
- chuỗi giá trị phức hợp có thể che giấu công việc chưa được khai báo;
- lao động trẻ em;
- sử dụng nhân sự kém năng lực;
- sử dụng lao động cưỡng bức;
- điều kiện lao động xuống cấp;
- không tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của con người;
- thiếu tôn trọng người bản địa;
- không tôn trọng nhân phẩm, đạo đức và/hoặc quấy rối tình dục;
- tham nhũng;
- tôn trọng quyền đất đai và cộng đồng địa phương;
- bảo vệ những người dễ bị tổn thương do ô nhiễm (đất, nước, không khí...);
- bảo vệ những người tố cáo và những người bảo vệ quyền con người.
4.3.4 Vấn đề 3 và 4: Tránh đồng lõa - Giải quyết bất bình
Tổ chức cần thiết lập các hành động để ngăn ngừa mọi vi phạm về quyền con người trong tổ chức và chuỗi cung ứng của tổ chức.
Khi tổ chức xác định được bên liên quan trong chuỗi cung ứng của mình không tôn trọng quyền con người thì cần có hành động để hỗ trợ bên liên quan cải thiện vấn đề này hoặc loại họ ra khỏi chuỗi cung ứng, khi cần. Nếu bên liên quan không bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng thì tổ chức cần giám sát chặt chẽ để đo lường được diễn biến xảy ra.
Nếu không có sự cải thiện được thì tổ chức cần xem xét lại sự tham gia của mình với bên liên quan cụ thể này và tìm giải pháp thay thế, nếu có thể.
Tổ chức phải báo cho các cơ quan hữu quan mọi hành vi bị chỉ trích liên quan đến quyền con người.
Trong mọi trường hợp, tổ chức cần khuyến khích đối thoại với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để giải quyết các vi phạm về quyền con người.
4.3.5 Vấn đề 5, 6 và 7: Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương - Quyền dân sự và chính trị - Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Đối với các hoạt động của tổ chức và của các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng, tổ chức phải cam kết chống lại sự phân biệt đối xử; bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; tôn trọng các quyền dân sự và chính trị; tôn trọng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; có tính đến các quy định của địa phương. Tổ chức phải chú ý đến quyền của người dân bản địa, những người có thể bị ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Tổ chức cần làm cho người quản lý biết cách xác định các vi phạm về quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Tổ chức phải góp phần nâng cao nhận thức trong phạm vi ảnh hưởng của mình đối với những trường hợp này.
4.3.6 Vấn đề 8: Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc
Tổ chức phải tôn trọng các nguyên tắc, quyền cơ bản tại nơi làm việc và cần đào tạo người lao động (bao gồm cả lao động thời vụ, lao động tạm thời và lao động theo công đoạn) về quyền của họ.
Trong chừng mực có thể, tổ chức phải làm việc với chuỗi giá trị để xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi bằng các cam kết có trách nhiệm xã hội trong các tổ chức này và sự tôn trọng của họ đối với các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.
Khi có thể, tổ chức cần đảm bảo có đủ cơ sở để có thể duy trì tính độc lập và khả năng phản ứng nếu nhà cung ứng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cho thấy vi phạm quyền con người.
Các tổ chức có cơ sở và công ty con ở nước ngoài cần đảm bảo tôn trọng và thúc đẩy các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc ở các quốc gia liên quan thông qua các phương pháp giám sát và đánh giá thích hợp. Tổ chức cũng cần đảm bảo tôn trọng đối xử công bằng về tiền lương, hệ thống thù lao và các gói phúc lợi ở các quốc gia này.
4.4.1 Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:
- phát triển hoặc duy trì sức hấp dẫn của các tổ chức trong chuỗi thực phẩm nhằm thu hút và huy động lực lượng lao động có tay nghề cao (đặc biệt là ở các vùng nông thôn) trong khu vực mà tổ chức có hoạt động không phân biệt nguồn gốc, các mối quan hệ cá nhân và ưu tiên năng lực làm việc của họ;
- phát triển kỹ năng của người lao động bằng cách thay đổi kỹ thuật, công nghệ và quy định đối với các quy trình và thực hành trong chuỗi thực phẩm;
- thúc đẩy các điều kiện làm việc để tạo điều kiện cho sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, sự an toàn của nhân viên tại nơi làm việc và sự phát triển, hạnh phúc của cá nhân;
- tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại xã hội giữa người sử dụng lao động và người lao động;
- ưu tiên khả năng tiếp nhận và hội nhập xã hội những người lao động kém hoặc không đủ tiêu chuẩn vào chuỗi thực phẩm, đảm bảo phát triển các kỹ năng và nâng cao kỹ năng mềm của họ;
- thúc đẩy sự kết hợp của những người lao động thời vụ, tạo được lòng trung thành và duy trì kiến thức của họ;
- thúc đẩy sự đa dạng (xã hội, dân tộc, độ tuổi, giới tính, khả năng thể chất, v.v..) trong tổ chức và phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
- giúp các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng tôn trọng các điều kiện làm việc, đặc biệt là về mặt tổ chức;
- cung cấp tiền công và các hình thức trả công khác theo quy định pháp luật hoặc thỏa ước lao động tập thể bao gồm cả nông dân.
CHÚ THÍCH: Thực hành lao động và bảo trợ xã hội, v.v... cũng được áp dụng cho người điều hành trang trại.
4.4.2 Vấn đề 1: Việc làm và các mối quan hệ việc làm
Tổ chức cần tạo cho các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng nhận thức được tất cả các yêu cầu pháp lý hiện hành về vấn đề này. Tại thời điểm tuyển dụng, tổ chức cần cung cấp cho người lao động hợp đồng làm việc cũng như bản mô tả công việc chỉ rõ họ sẽ báo cáo cho ai.
Tổ chức cần hướng tới việc thúc đẩy sự ổn định và liên tục của công việc, ví dụ thông qua việc sử dụng các cơ chế để xây dựng lòng trung thành của người lao động theo mùa vụ.
Tổ chức cần thông báo và đào tạo cho tất cả các nhân viên quản lý và giám sát về các vấn đề quản lý người lao động nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ với người lao động, làm cho khía cạnh con người trở nên trung tâm hơn trong việc ra quyết định hoặc đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng để làm điều đó.
Tổ chức cần thiết lập các biện pháp để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của sự thay đổi trong các hoạt động (sự kiện thời tiết làm giảm sản lượng, khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, mất thị phần đáng kể, tai nạn, chuyển hoạt động vì lý do kinh tế hoặc các lý do khác, v.v...) đối với người lao động và người lao động trong phạm vi bị ảnh hưởng.
Ban lãnh đạo của tổ chức cần cam kết chính thức và rõ ràng trong việc chống phân biệt đối xử và đảm bảo cơ hội bình đẳng trong:
- tuyển dụng;
- tiếp cận đào tạo;
- khuyến mãi;
- công nhận về tài chính (tiền lương và tiền thưởng) và các lợi ích khác.
Tổ chức cần tích cực tham gia chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và gây phiền nhiễu. Tổ chức cần tiến hành thiết lập và tuân theo các kế hoạch hành động để thúc đẩy sự đa dạng và cơ hội bình đẳng. Tổ chức đảm bảo cho người lao động bị khuyết tật được hòa nhập vào tổ chức. Trong mọi trường hợp, thực hiện các biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân của người lao động.
Trong dữ liệu thu mua tổ chức gửi cho các nhà cung ứng, nhà cung cấp dịch vụ và nhà thầu phụ, tổ chức phải xây dựng các yêu cầu liên quan đến điều kiện làm việc, nhận thức về luật lao động và cách thức đáp ứng các yêu cầu của luật. Tổ chức cần có biện pháp xác minh rằng các yêu cầu được áp dụng.
Vì là một phần của hoạt động quốc tế, tổ chức cần chú ý đến các quy định tại nước sở tại, thúc đẩy việc làm tại địa phương càng nhiều càng tốt và đây là một phần của động lực cải thiện điều kiện làm việc và phát triển kỹ năng của người lao động.
Tổ chức không được sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em và phải yêu cầu hành vi tương tự với các nhà cung ứng, nhà cung cấp dịch vụ, nhà thầu phụ và các tổ chức khác trong phạm vi bị ảnh hưởng.
Cần đặc biệt chú ý đến lao động nước ngoài và/hoặc lao động nhập cư trong chuỗi cung ứng.
4.4.3 Vấn đề 2: Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội
Ban lãnh đạo của tổ chức và nhân viên giám sát của tổ chức cần đảm bảo rằng các cam kết, được xác định trong sự hợp tác với người lao động và được tôn trọng (sự tổ chức, thời gian làm việc, nghỉ phép và giờ làm việc).
Ban lãnh đạo của tổ chức phải đảm bảo người lao động có sự cân bằng giữa công việc/cuộc sống, đặc biệt là về thời gian nghỉ ngơi và thông báo trước về những thay đổi của giờ làm việc (ví dụ thay đổi ca làm việc và làm việc vào ban đêm).
Tất cả các yếu tố của hệ thống thù lao cũng như gói phúc lợi cần được xác định rõ ràng (tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, quyền lợi bằng hiện vật, chỗ ở, v.v...) và được thông báo rõ ràng cho người lao động để họ làm quen.
4.4.4 Vấn đề 3: Đối thoại xã hội
Tổ chức cần đồng thuận thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết và thích hợp để đảm bảo người lao động có quyền tự tổ chức và tham gia công đoàn (hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác), để thoả thuận tập thể trong cuộc đối thoại xã hội.
Tổ chức phải thúc đẩy việc thành lập bộ phận đại diện cho người lao động và thiết lập các điều kiện cho đối thoại xã hội để tạo điều kiện cho việc tham vấn thường xuyên với người lao động.
CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, bộ phận đại diện cho người lao động có thể được yêu cầu theo quy định.
Phải thực hiện việc tổ chức, khi nào và khi cần nhằm đào tạo người đại diện cho người lao động để họ có thể hiểu được vai trò, sứ mệnh của mình và biết được kết quả hoạt động tài chính của tổ chức nhằm mục đích đưa ra quyết định của họ.
Tổ chức cần bao gồm các bộ phận đại diện cho người lao động trong các hoạt động trách nhiệm xã hội mà tổ chức thực hiện. Tổ chức cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự quan tâm và trao đổi mang tính xây dựng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Tổ chức cần làm cho các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của mình nhận thức được các công cụ đối thoại xã hội cho người lao động của họ. Đối với các tổ chức có sử dụng người nông dân trong phạm vi ảnh hưởng, việc nâng cao nhận thức này nên được thực hiện với sự hợp tác của các tổ chức sử dụng lao động có nghĩa là một bên ký kết thỏa ước lao động tập thể.
4.4.5 Vấn đề 4: An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OH&S)
Tổ chức cần phát triển và cập nhật thường xuyên các biện pháp thực hành OH&S để ngăn ngừa người lao động bị thương và bị ốm đồng thời cung cấp nơi làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ; vì vậy, điều quan trọng đối với tổ chức là loại bỏ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro OH&S bằng cách thực hiện có hiệu lực các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ.
Tổ chức cần đánh giá rủi ro OH&S từ các mối nguy xác định, đồng thời tính đến hiệu lực của các biện pháp kiểm soát hiện có.
Nhận diện mối nguy giúp tổ chức nhận biết và hiểu được các mối nguy tại nơi làm việc và người lao động, để đánh, giá, ưu tiên và loại bỏ các mối nguy hoặc giảm rủi ro OH&S.
Các mối nguy có thể là vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý xã hội, cơ học, điện hoặc dựa trên chuyển động và năng lượng.
Tổ chức cần xây dựng quy trình để loại bỏ các mối nguy và giảm thiều rủi ro OH&S bằng cách sử dụng hệ thống phân cấp các biện pháp kiểm soát sau đây:
a) loại bỏ mối nguy;
b) thay thế bằng các quy trình, hoạt động, vật liệu hoặc thiết bị ít nguy hiểm hơn;
c) sử dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và tổ chức lại công việc;
d) sử dụng các biện pháp kiểm soát hành chính, bao gồm cả đào tạo;
e) sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
Tổ chức cần thực hiện kế hoạch hành động để giải quyết những rủi ro đó và giải quyết các yêu cầu pháp lý liên quan đến OH&S, chuẩn bị và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Tổ chức cần đánh giá hiệu lực của các hành động này.
Người lao động, bao gồm cả những người quản lý và không quản lý, cần được biết về:
a) chính sách OH&S và các mục tiêu OH&S;
b) đóng góp của họ vào OH&S, bao gồm cả lợi ích của việc cải thiện năng lực OH&S;
c) những tác động và hậu quả tiềm ẩn của việc không tuân thủ thực hành OH&S;
d) các sự cố và kết quả của các cuộc điều tra có liên qua đến họ;
e) các mối nguy, rủi ro OH&S và các hành động được xác định có liên quan đến họ;
f) khả năng không để bản thân tham gia các công việc mà họ cho là nguy hiểm sắp xảy ra và gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của họ, cũng như các thoả thuận đề bảo vệ họ khỏi những hậu quả không đáng có khi làm như vậy.
Ngoài nhận thức cần thiết, tổ chức cần đảm bảo rằng người lao động có đủ năng lực (bao gồm cả khả năng nhận biết các mối nguy) trên cơ sở được giáo dục, đào tạo hoặc có kinh nghiệm thích hợp.
Tổ chức cần nhận diện các giai đoạn hoạt động theo mùa cao điểm, có khả năng tăng rủi ro đối với sức khỏe và an toàn liên quan đến công việc.
Tổ chức cần tổ chức các cuộc họp thường xuyên giữa đại diện người lao động và cơ quan thanh tra OH&S.
Vì rủi ro bao gồm rủi ro tâm lý xã hội, tổ chức cũng nên xem xét người nông dân trong tình huống quan trọng.
Tổ chức cần thiết lập các cơ chế để hạn chế, tránh và cẩm các hành vi bạo lực tâm lý.
Theo các khuyến cáo của OH&S ở trên, tổ chức nên khuyến khích các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của mình thiết lập cách tiếp cận tương tự.
4.4.6 Vấn đề 5: Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc
Tổ chức cần hướng dẫn phát triển liên tục các kỹ năng của người lao động thông qua giáo dục chuyên nghiệp thường xuyên, cần xác định rõ nhu cầu đào tạo với người lao động, có tính đến các dữ liệu đầu vào sau đây:
- kết quả phỏng vấn kỹ năng cá nhân;
- tôn trọng và đánh giá cao sự đa dạng và khác biệt của con người;
- quan điểm để phát triển việc làm nội bộ hoặc bên ngoài;
- sự phát triển kỹ thuật và tổ chức.
Tổ chức cần đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng để đào tạo cho tất cả người lao động của mình.
Đặc biệt, tổ chức cần xây dựng chính sách đào tạo để khuyến khích những người lao động có trình độ thấp nhất được hưởng lợi từ các cơ hội đào tạo được ưu tiên. Tổ chức cũng có thể thiết lập chính sách đào tạo tự nguyện cho những người lao động cảm thấy khó khăn nhất để được đào tạo, đặc biệt là khi có vấn đề về di chuyển địa lý.
Tổ chức cần tổ chức và điều phối các buổi đào tạo cho các bên liên quan để cải thiện kỹ năng của họ và của người lao động trong:
- môi trường;
- chất lượng;
- OH&S;
- quản lý kinh tế;
- hành vi đạo đức;
- công nhận sự đa dạng của con người đối với người lao động, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng, nhằm tránh các hành vi phân biệt đối xử hoặc gây hiểu lầm về hành vi kinh doanh.
4.5.1 Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:
- giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu;
- đảm bảo kiểm soát các tác động môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;
- góp phần vào sản xuất có trách nhiệm (bao gồm cả việc lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi) và tiêu dùng, nâng cao nhận thức của người mua, người tiêu dùng và các bên liên quan khác;
- thúc đẩy thực hành môi trường tốt trong toàn ngành và các dịch vụ môi trường sáng tạo được thực hiện, theo thỏa thuận và đối thoại liên tục với các bên liên quan;
- trao đổi với người mua và người tiêu dùng về các vấn đề môi trường quan trọng;
- giúp thay đổi nhận thức của người dân về vị trí và chức năng của các bên liên quan trong chuỗi thực phẩm (người nông dân, hợp tác xã, ngành công nghiệp thực phẩm, người tiêu dùng, v.v...) về quản lý có trách nhiệm đối với môi trường và khu vực nông thôn;
- tránh suy thoái môi trường, ví dụ: phá rừng nhiệt đới (rain forest) do phát triển nông trại và/hoặc rừng trồng, hoặc đốt nương làm rẫy, v.v...
- tránh sự mất mát của một số loài (ong, chim...) hoặc thậm chí là sự tuyệt chủng của một số loài;
- xem xét hệ thống vận chuyển thực phẩm có trách nhiệm hơn nếu có thể (ví dụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường sông); trong trường hợp tàu có đăng ký cờ thuận tiện không được vứt bỏ chất thải hoặc nhiên liệu và các chất thải khác xuống biển, sông hoặc đại dương;
- thúc đẩy khái niệm kinh tế tuần hoàn trong chuỗi thực phẩm.
4.5.2 Vấn đề 1: Phòng ngừa ô nhiễm
Tổ chức cần thực hiện và cải thiện biện pháp thực hành để ngăn ngừa và làm giảm ô nhiễm, càng nhiều càng tốt và đặc biệt là:
- ô nhiễm nguồn nước;
- ô nhiễm không khí;
- ô nhiễm đất;
- sản xuất chất thải bao gồm chất thải độc hại, chất thải không phân hủy sinh học và chất thải đóng gói.
Tổ chức phải làm cho các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của mình nhận thức được các phương pháp và biện pháp thực hành làm việc mới, ít gây ô nhiễm hơn và hỗ trợ tổ chức tích hợp chúng, nếu cần.
a) Giám sát và làm giảm ô nhiễm
Tổ chức cần thực hiện đánh giá môi trường để xác định các nguồn gây ô nhiễm trong các hoạt động. Sau đó, cần giám sát các nguồn ô nhiễm này.
Tổ chức cần nhận biết tất cả các chất được sử dụng và/hoặc phân phối có hại cho môi trường và thực hiện các công cụ và phương pháp để kiểm soát chúng thông qua việc tối ưu hóa cách sử dụng. Tổ chức cần có chính sách lựa chọn các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường và ít gây hại cho con người, có tính đến hiệu quả kinh tế. Tổ chức cần lưu giữ tài liệu liên quan đến các sản phẩm hóa học tổ chức sử dụng và cung cấp quyền truy cập vào tài liệu liên quan đến các sản phẩm tổ chức phân phối [Bảng dữ liệu an toàn (SDS)].
Tổ chức cần quản lý chất thải từ các hoạt động của mình và cần tìm các kỹ thuật xử lý có hiệu lực nhất về môi trường với chi phí chấp nhận được, có sự hợp tác với các bên liên quan. Tổ chức cần đảm bảo các quy trình xử lý có hiệu quả, đặc biệt thông qua việc tiến hành phân tích thường xuyên.
Khi xây dựng các giải pháp để sử dụng hợp lý đầu vào trong các hoạt động của người nông dân và thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững, các tổ chức có sử dụng người nông dân trong phạm vi ảnh hưởng phải hướng dẫn người nông dân nhưng có sự đồng thuận và thông qua đối thoại liên tục. Tổ chức cần cung cấp thông tin chính xác và cập nhật, đồng thời cần cung cấp các công cụ và phương pháp thích hợp để cho phép họ:
- thực hành sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp trong bảo vệ thực vật, cũng như bón phân hữu cơ và khoáng, để ngăn ngừa suy thoái và ô nhiễm đất;
- áp dụng các quy trình thực hành tốt trong thức ăn nuôi và chăm sóc động vật;
- giảm chất thải nông nghiệp [vật nuôi, nước sủi bọt, nước nhiễm tảo (green water), đóng cặn bể, v.v...] và khuyến khích tái chế;
- ngăn ngừa ô nhiễm ngẫu nhiên (bảo quản các sản phẩm gây nguy hiểm và/hoặc gây ô nhiễm, vật liệu hấp thụ, v.v...).
b) Quản lý chất thải
Cần phải nêu ra các vấn đề môi trường giữa những người phụ trách thu mua để họ dần dần có thể kết hợp các các tiêu chí môi trường nhằm làm giảm chất thải, là một phần của cuộc đối thoại diễn ra với các nhà cung cấp. Vì trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, tổ chức phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết khi thiết kế các sản phẩm để hạn chế, số lượng và độc tính tại nguồn của chất thải do sử dụng các sản phẩm (xem thêm 4.7.4).
Tổ chức cần thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết trong việc thiết kế và sử dụng các phương tiện để đảm bảo quản lý tốt chất thải, đặc biệt:
- hạn chế số lượng và độc tính của chất thải sản xuất tại nguồn bằng cách áp dụng các công nghệ sạch phù hợp nhất;
- tránh, phân loại, tái chế và tái sử dụng chất thải;
- đảm bảo xử lý hoặc xử lý sơ bộ chất thải, đặc biệt bằng các biện pháp lý hóa, sinh học hoặc nhiệt học;
- đối với chất thải cuối cùng, đảm bảo rằng khối lượng được hạn chế và được bảo quản trong các điều kiện ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm hoặc tai nạn;
- giảm chất thải thực phẩm trong chuỗi thực phẩm, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng;
- áp dụng các phương pháp xử lý chất thải thích hợp đối với chất thải không thể phân hủy sinh học và không thể tái chế;
- khuyến khích thực hành ủ chất thải dễ phân hủy sinh học.
Tổ chức cần đảm bảo giám sát chất thải [số lượng chất thải được loại bỏ, sự thay đổi về khối lượng chất thải khi đưa trở lại đơn vị sản xuất được sử dụng trong tổ chức và hình thức xử lý (tái chế/tái sử dụng/loại bỏ)].
Tổ chức phải làm cho người lao động và các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng nhận thức được các biện pháp thực hành để tránh, phân loại và xử lý chất thải có trách nhiệm.
4.5.3 Vấn đề 2: Sử dụng tài nguyên bền vững
Tổ chức cần đánh giá các biện pháp thực hành để:
- tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và thúc đẩy năng lượng tái tạo;
- hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như sản phẩm hóa dầu, than đá, v.v...;
- lựa chọn hợp lý vật liệu cho bao bì;
- tối ưu hóa việc sử dụng nước (tái chế, tối ưu hoá làm sạch, vòng tuần hoàn kín, nước mưa, v.v...);
- tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô và đất;
- sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Tổ chức cần làm cho người lao động và các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng nhận thức được đa dạng sinh học và cách sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm, đặc biệt là nước và năng lượng.
Tổ chức cần kết hợp các khía cạnh môi trường vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm của mình (thiết kế sinh thái), sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm, nếu có thể.
a) Năng lượng
Tổ chức cần nhận thức được mức tiêu thụ năng lượng theo các hạng mục tiêu thụ chính trong tầm kiểm soát (ví dụ: sản xuất lạnh nóng, sản xuất khí nén, v.v...). Tổ chức cần thường xuyên xem xét mức tiêu thụ năng lượng và tìm cách xác định các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tiềm năng. Tổ chức cần sử dụng chỉ số về việc vượt mức tiêu thụ năng lượng của đơn vị sản xuất.
Trong đầu tư thiết bị, tổ chức cần ưu tiên các giải pháp giúp giảm tiêu thụ năng lượng. Ngoài những hành động này nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng, tổ chức cần đánh giá tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật của việc đóng góp vào sự phát triển của năng lượng tái tạo (metan hóa, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời, tuabin gió, v.v...).
b) Bao gói và đóng gói
Tổ chức cần ưu tiên sử dụng các vật liệu bao gói và đóng gói bền vững càng nhiều càng tốt và giám sát:
- tác động có thể có đối với an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, việc bảo quản và hạn sử dụng của sản phẩm;
- tác động môi trường của ngành sản xuất vật liệu, ưu tiên (khi có thể và khi có quy trình thu hồi) việc sử dụng các vật liệu có thể phân hủy sinh học hoặc từ các nguồn tái tạo;
- tránh lãng phí và thất thoát (tỷ lệ thay thế sản phẩm);
- tái sử dụng và tái chế nhằm giảm thiểu tác động của các vật liệu này đối với môi trường.
Tổ chức cần thiết lập các biện pháp thực hành để làm giảm việc bao gỏi, đóng gói và đào tạo/huấn luyện người thực hiện chịu trách nhiệm thiết kế bao gói về thiết kế sinh thái và về đánh giá vòng đời sản phẩm, nếu cần.
c) Nước
Tổ chức cần quản lý mức tiêu thụ nước theo các hạng mục tiêu thụ chính (chia nhỏ theo đơn vị sản xuất). Tổ chức phải thường xuyên rà soát mức tiêu thụ nước và tìm cách nhận biết các khu vực có thể tiết kiệm được. Tổ chức cần thực hiện các biện pháp để giảm tiêu thụ nước (tái chế, tối ưu hóa quy trình, vòng tuần hoàn kín, v.v...).
Tổ chức cần tìm cách để biết và hạn chế dấu chân nước thông qua việc xem xét các phương pháp luận được xây dựng về dấu chân nước.
Với các bên liên quan nội bộ và bên ngoài trong cùng một lưu vực và cùng một mạng lưới nước, tổ chức cần xác định các phương pháp thực hành tốt nhất để thực hiện nhằm thực hiện đáp ứng nhu cầu nước của tổ chức mà không gây bất lợi cho những người sử dụng khác.
Tổ chức có sử dụng người nông dân trong phạm vi ảnh hưởng cần cung cấp các công cụ và thông tin phù hợp cho người nông dân trong việc cung cấp và sử dụng nước hợp lý.
Tổ chức cần thiết lập các mục tiêu và kế hoạch hành động phù hợp với các chỉ số hiệu suất chính của nước.
d) Nguyên liệu thô và đất
Tổ chức cần đảm bảo sử dụng bền vững các nguyên liệu thô để chúng được sản xuất hoặc được thu mua trong điều kiện sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái bền vững.
Các biện pháp thực hành phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời đảm bảo người dân địa phương tiếp cận được với thực phẩm.
Tổ chức cần thiết lập các biện pháp để tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô và phải hạn chế thất thoát và lãng phí (bằng cách kiểm soát phương pháp sản xuất, khối lượng, tiến độ và qua việc nắm vững các kỹ năng, v.v...). Các biện pháp này có thể dựa trên tư vấn kỹ thuật cho nhà cung cấp, quy trình kiểm tra, kiểm soát và sử dụng thành thạo.
4.5.4 Vấn đề 3: Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu
Tổ chức cần nhận thức được các nguồn phát thải chính của GHC (khí nhà kính), đánh giá chúng thường xuyên và mỗi khi có sự thay đổi lớn về tổ chức, sản phẩm hoặc cơ sở hạ tầng, ví dụ bằng cách thiết lập/cập nhật kế hoạch hành động để giảm phát thải GHG và bằng cách lưu giữ hồ sơ về các hoạt động này.
Tổ chức cần nghiên cứu các dòng chảy logistic các hoạt động của mình và tìm cách tối ưu hóa khả năng kinh tế. Tổ chức cần đóng góp để phát triển một số giải pháp hậu cần có lợi cho các bên liên quan tại địa phương trong khu vực.
Tổ chức cần làm cho người lao động và các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng nhận thức được các biện pháp thực hành tốt để thực hiện nhằm giảm thiểu tác động các hoạt động của họ đối với biến đổi khí hậu.
Các tổ chức có các nhà sân xuất nông nghiệp và thực phẩm trong phạm vi ảnh hưởng cần cung cấp cho họ thông tin chất lượng cao có liên quan đến các công cụ và phương pháp phù hợp để:
- giảm GHG càng nhiều càng tốt khi tiến hành các hoạt động trong khi vẫn đảm bảo mức chất lượng, năng suất sản xuất và cùng mức hiệu quả kinh tế như dự kiến;
- để kết hợp, trong việc lựa chọn loài và/hoặc giống, thay đổi điều kiện khí hậu để thực hiện các kỹ thuật quản lý cây trồng phù hợp với mục tiêu về năng suất, chất lượng, sản xuất và giảm GHG.
4.5.5 Vấn đề 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên
Thông qua các tổ chức đa dạng sinh học khác nhau (hiệp hội môi trường, các tổ chức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, v.v...), tổ chức cần nhận thức được các loài động vật, thực vật nhạy cảm và được bảo vệ trong vùng lân cận địa điểm sản xuất. Tổ chức cần làm việc với họ về chương trình bảo tồn đa dạng sinh học.
Tổ chức phải nghiên cứu tác động của các hoạt động và chuỗi cung ứng của mình đối với đa dạng sinh học.
Đối với các hoạt động của mình, tổ chức cần thiết lập các phương pháp và biện pháp thực hành để bảo vệ đa dạng sinh học. Tổ chức cần nâng cao nhận thức của người lao động và các tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng (đặc biệt là các nhà cung cấp) về việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Các tổ chức có sử dụng người nông dân (hoặc nhà sản xuất thực phẩm) trong phạm vi ảnh hưởng cần cung cấp cho họ thông tin chất lượng cao để họ có thể thực hiện các biện pháp thực hành tốt đã được công nhận nhằm bảo vệ đa dạng sinh học như đa dạng hóa giống cây trồng.
4.6 Thực hành hoạt động công bằng
4.6.1 Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:
- thúc đẩy thực hành cam kết chính sách minh bạch, có trách nhiệm và tránh xung đột lợi ích;
- áp dụng hành vi mua hàng có trách nhiệm có tính đến các đặc điểm cụ thể của sản xuất nông nghiệp (cấu trúc sản xuất, biến động giá cả, tính chất chu kỳ của sản xuất nông nghiệp, v.v..) và duy trì tính bền vững kinh tế của các đối tác khác nhau trong chuỗi thực phẩm;
- chi trả giá trị hợp lý cho từng mắt xích trong chuỗi thực phẩm, có tính đến giá trị gia tăng do từng mắt xích này đóng góp một cách công bằng, tránh lạm quyền hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
- ngăn chặn tất cả các hình thức gian lận, đặc biệt là những hành vi liên quan đến việc làm thay đổi bản chất, đặc tính vốn có hoặc chất lượng của sản phẩm.
4.6.2 Vấn đề 1: Chống tham nhũng
Tổ chức cần xác định các rủi ro tham nhũng chủ động và thụ động ở tất cả các cấp hoạt động (đặc biệt là trong lĩnh vực mua, bán, tư vấn sản phẩm và dịch vụ) và thực hiện tất cả các biện pháp và thực hành thích hợp để chống tham nhũng.
4.6.3 Vấn đề 2: Tham gia chính trị có trách nhiệm
Khi tham gia vào các quá trình chính trị công cộng hoặc thực hiện vận động hành lang trong phạm vi công cộng, tổ chức phải áp dụng các biện pháp thực hành công bằng, minh bạch và từ chối bất kỳ hành vi nào như thao túng, tống tiền, thông tin sai lệch, đe dọa hoặc ép buộc.
Bất kỳ ai trong tổ chức (người lao động, cổ đông, thành viên) có nhiệm vụ đại diện (có thể là nhà nước hoặc tư nhân, tổ chức công đoàn hay tổ chức chính trị) bên ngoài tổ chức phải đảm bảo rằng các biện pháp được thực hiện phục vụ lợi ích chung, không chỉ lợi ích của tổ chức của họ, để tránh xuất hiện xung đột lợi ích.
4.6.4 Vấn đề 3: Cạnh tranh công bằng
Tổ chức cần thiết lập các phương pháp chung và hợp tác giữa các nhà điều hành trong cùng lĩnh vực liên quan đến cạnh tranh công bằng.
Tổ chức cần cam kết về sự phù hợp của các sản phẩm mà tổ chức đó tiếp thị và thông tin liên quan (bản chất, đặc tính vốn có, công thức, v.v...) để loại bỏ mọi gian lận thương mại.
4.6.5 Vấn đề 4: Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị
Ở cấp độ của mình, tổ chức cần cam kết xác định và thực hiện chính sách thương mại, mua và bán hàng có trách nhiệm, đồng thời thúc đẩy các loại chính sách và các biện pháp thực hành có trách nhiệm trong phạm vi ảnh hưởng. Điều này phải dựa trên:
- cam kết từ các nhà điều hành phụ trách mua hàng để thể hiện sự công bằng, khách quan và tránh mọi tình huống có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích;
- mối quan hệ cân bằng giữa khách hàng và nhà cung cấp dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và các cam kết đối ứng: các quy tắc tiếp thị phải được hai bên xác định, hiểu rõ và chính thức hóa, trong hợp đồng bằng văn bản, không nên áp đặt các điều khoản lạm dụng vào những điểm chính như trách nhiệm, bảo đảm và hình phạt, nếu có thể;
- giải quyết thoả đáng các tranh chấp (thông tin nhà cung cấp, giải quyết tranh chấp trong một thời gian nhất định, v.v...);
- phát triển quản lý mua hàng tạm thời, khi có thể, để cung cấp tính minh bạch cho các nhà cung cấp;
- kết hợp các tiêu chí đạo đức, xã hội và môi trường vào các chính sách và thực hành mua hàng ngoài tiêu chí duy nhất là “giá cả”;
- cam kết tham gia phân phối công bằng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị và thực hiện các giai đoạn thanh toán được xác định trước và hợp lý.
Tổ chức cần cam kết khuyến khích và nâng cao nhận thức của các tổ chức trong chuỗi giá trị về việc thực hiện từng bước trách nhiệm xã hội.
4.6.6 Vấn đề 5: Tôn trọng quyền sở hữu
Bất kỳ tổ chức nào được hưởng lợi từ sự đổi mới của tổ chức khác thì cần có sự đồng thuận hoàn toàn và minh bạch với tổ chức đó. Tổ chức phải tôn trọng quá trình đổi mới (bằng sáng chế, phát minh, v.v...) và ưu tiên kiến thức của các bên liên quan trong phạm vi ảnh hưởng và cam kết chia sẻ lợi nhuận với họ, một cách tương xứng và phù hợp với giá trị gia tăng cuối cùng.
Tổ chức không được đòi hỏi lợi nhuận từ các quyền sở hữu này, cho dù trực tiếp (chiếm đoạt, làm giả, cướp bóc, v.v...) hay gián tiếp (truyền thông xuyên tạc về giá trị của chúng), nếu bản thân tổ chức không áp dụng các quy tắc và nghĩa vụ của các quyền sở hữu này. Tổ chức cần tôn trọng tri thức truyền thống (ví dụ các đặc sản truyền thống được đảm bảo, dấu hiệu chính thức hoặc quy phạm thực hành chuyên nghiệp) cũng như các quyền liên quan đến chỉ dẫn địa lý giữa các đối tác và đối thủ cạnh tranh trong chuỗi giá trị.
Tổ chức cần thiết lập các biện pháp để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu trí tuệ mà một tổ chức khác có thể chia sẻ (thông số kỹ thuật, công thức, v.v...).
Các tổ chức có sử dụng người nông dân trong phạm vi ảnh hưởng cần quan tâm càng nhiều càng tốt việc duy trì đất để sử dụng cho nông nghiệp và chuyển đổi đất này sang mục đích nông nghiệp.
4.7 Các vấn đề người tiêu dùng
4.7.1 Thách thức đối với chuỗi thực phẩm
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:
- đảm bảo an toàn thực phẩm: đảm bảo sản xuất và tiếp thị các loại sản phẩm thực phẩm an toàn để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng;
- xem xét sức khỏe người tiêu dùng trong dài hạn: kết hợp các vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng vào quá trình phát triển, sản xuất và chế biến các mặt hàng thực phẩm và truyền thông liên quan đến các sản phẩm này;
- góp phần đa dạng khẩu vị và phát huy di sản văn hóa: bảo vệ sự đa dạng và bản chất đặc thù của di sản văn hóa, ẩm thực quốc gia và khu vực;
- tạo điều kiện tiếp cận thực phẩm cho tất cả mọi người: cung cấp cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn nhất được tiếp cận với nguồn cung cấp thực phẩm đủ số lượng và chất lượng tốt cho sức khỏe, dinh dưỡng và cảm quan;
- thúc đẩy và giáo dục sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm: giáo dục người tiêu dùng các phương pháp tiêu dùng lành mạnh, có trách nhiệm và bền vững bằng cách truyền thông về sản xuất chuỗi thực phẩm có trách nhiệm, các tác động xã hội, môi trường có liên quan, các vấn đề trong ngắn hạn và dài hạn.
4.7.2 Vấn đề 1: Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng
Tất cả các thông tin liên lạc nhằm vào người tiêu dùng, bát kể kênh thông tin (nhãn mác, trang mạng, điện thoại di động, quảng cáo, tờ rơi, v.v...), cần phải:
- trực tiếp, công bằng và không lừa dối;
- chính xác, thực tế và có thể kiểm chứng hoặc chính đang;
- dễ hiểu, rõ ràng và dễ hiểu đối với tất cả nhóm người tiêu dùng liên quan;
- không phân biệt đối xử;
- phù hợp với các thông điệp về sức khỏe cộng đồng (ví dụ: do các cơ quan nhà nước ban hành).
và không được lừa dối người tiêu dùng về bản chất thực hoặc đặc tính thực của sản phẩm và/hoặc phương pháp sản xuất và chế biến (ví dụ: thực phẩm chiếu xạ, GMO...) dưới mọi hình thức.
Trong truyền thông, tổ chức cần tôn trọng các quy tắc đạo đức chi phối lĩnh vực truyền thông và quảng cáo.
Trong trường hợp khiếu nại có liên quan đến phát triển bền vững/trách nhiệm xã hội thì khuyến cáo việc ghi nhăn nên tham khảo các trang mạng có đưa ra chi tiết các khiếu nại và có báo cáo trách nhiệm xã hội của tổ chức đã được công bố, nếu có thể áp dụng.
Tổ chức cần đồng thuận không trao đổi các tài sản và thông điệp chưa được chứng minh, đặc biệt là những thông điệp liên quan đến nhãn chính thức và thương hiệu tập thể [chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI)], hữu cơ, v.v...] và các giới hạn có liên quan.
Các tổ chức truyền thông về sản phẩm của họ thông qua nhãn chứng nhận riêng cần được chuẩn bị để cung cấp thông tin về thông số kỹ thuật (ít nhất là tóm tắt) và các phương pháp kiểm soát miễn phí cho người tiêu dùng (ví dụ: thông qua trang mạng).
Các tổ chức tiếp thị trực tiếp cho các cá nhân (đơn đặt hàng qua thư, bán hàng tận nơi, bán hàng tại triển lãm hoặc hội chợ thương mại, cửa hàng tổ chức hoặc nhượng quyền thương mại) phải đảm bảo rằng người tiêu dùng quen với các điều kiện bán hàng chung trước khi kết thúc giao dịch bán hàng. Các điều kiện bán hàng này phải dễ hiểu, dễ đọc và có thể nhận thức được đối với tất cả các nhóm người tiêu dùng có liên quan.
4.7.3 Vấn đề 2: Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng
Ngoài việc đáp ứng mọi yêu cầu áp dụng đối với sức khỏe và vệ sinh (thực hành vệ sinh tốt, kế hoạch HACCP, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, truy xuất nguồn gốc và hủy bỏ/thu hồi sản phẩm), tổ chức cần đưa các yêu cầu về an toàn thực phẩm vào hệ thống quản lý của mình. Để thực hiện điều này, tổ chức cần thiết lập các biện pháp và quy trình (hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ và bên ngoài, quy trình quản lý/phòng ngừa khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, giám sát, v.v...) để giảm thiểu các tác động tiềm ẩn khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đến sức khỏe người tiêu dùng, khi cần.
Tổ chức cần tiến hành giám sát việc thực hiện theo quy định và nhận thức được sự phát triển khoa học, kỹ thuật liên quan đến các mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe từ thực phẩm. Tổ chức phải cam kết nghiên cứu các giải pháp thay thế, riêng hoặc chung, khi xác định được rủi ro tiềm ẩn mới, ngay khi có những nghi ngờ nghiêm trọng về mặt khoa học.
Tổ chức phải thực hiện các hành động để kiểm soát sự có mặt của các hợp chất trong sản phẩm, kể cả trong bao bì khi nó tiếp xúc với các mặt hàng là thực phẩm, có rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe đã được chứng minh trong trung hạn hoặc dài hạn. Tổ chức cần lập kế hoạch phân tích và nghiên cứu các chất này trong bán thành phẩm và thành phẩm.
Các vấn đề về sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng cần được xem xét bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm trong việc lựa chọn nguyên liệu, thành phần, phụ gia kỹ thuật, chất hỗ trợ chế biến và quy trình công nghệ.
Trước khi triển khai bất kỳ công nghệ mới, các mặt hàng thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm mới nào, tổ chức phải thu thập và phân tích tất cả các dữ liệu hiện có liên quan đến việc sử dụng các công nghệ hoặc thành phần mới này trong thực phẩm và mọi rủi ro tiềm ẩn liên quan. Điều này có thể được thực hiện với sự hợp tác của các tổ chức có liên quan (các viện nghiên cứu công và tư, các trung tâm kỹ thuật...).
Tổ chức cần đào tạo tất cả những người lao động có tác động đến sản xuất, từ nghiên cứu và phát triển đến truyền thông thương mại.
Khi việc tiêu thụ sản phẩm không phù hợp (tiêu thụ quá mức, rủi ro liên quan đến một số nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, v.v...) có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe trung hoặc dài hạn, tổ chức cần phổ biến lời khuyên tiêu dùng phù hợp với công chúng mục tiêu qua tất cả các kênh thông tin thích hợp (ghi nhãn, trang mạng, quảng cáo, tờ rơi, v.v..,).
4.7.4 Vấn đề 3: Tiêu dùng bền vững
Để người tiêu dùng đóng vai trò trong tiêu dùng bền vững, tổ chức cần tìm cách phát triển các sản phẩm đáng tin cậy về môi trường và xã hội. Khi thông báo cho người tiêu dùng về các đặc điểm của sản phẩm này, tổ chức phải truyền đạt, một cách dễ hiểu, minh bạch và không lừa dối, thông tin về tác động xã hội, môi trường của các sản phẩm này trong suốt vòng đời của chúng (bao gồm cả quá trình sử dụng và hạn sử dụng), sử dụng các phương pháp và phối hợp công nghệ hiện hành đã được công nhận.
Tổ chức phải đưa vấn đề về chất thải thực phẩm (bao gồm cả bao bì) vào quá trình phát triển các sản phẩm và quy trình mới nhằm giảm chất thải.
Tổ chức cũng có thể tạo cơ hội cho người tiêu dùng tự đến xem quá trình sản xuất và sản xuất sản phẩm cho chính họ đồng thời thảo luận với người lao động và người nông dân, nếu có, tuân thủ các quy tắc về vệ sinh, an toàn và bảo mật của con người.
Khi hoạt động của tổ chức liên quan đến việc canh tác và/hoặc vận chuyển và/hoặc xử lý động vật sống, tổ chức phải đảm bảo sức khỏe của động vật (ví dụ: bằng hướng dẫn thực hành tốt)
4.7.5 Vấn đề 4: Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại, tranh chấp
Tổ chức cần thiết lập các biện pháp để tránh, dự đoán và quản lý các sản phẩm không phù hợp, đặc biệt bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng tùy chọn giải pháp trả lại sản phẩm trong một thời gian nhất định hoặc các giải pháp thích hợp khác.
Tổ chức phải có các thủ tục để phản hồi tất cả các yêu cầu và câu hỏi liên quan từ người tiêu dùng.
Tất cả các yêu cầu liên quan phải được xử lý và thông tin về việc xử lý việc không phù hợp, ví dụ nguyên nhân và hành động khắc phục, phải được tự động thông báo cho người tiêu dùng đã nộp đơn khiếu nại.
4.7.6 Vấn đề 5: Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng
Các tổ chức lưu giữ hồ sơ người tiêu dùng phải đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng.
Dữ liệu thu được một cách hợp pháp và có sự đồng thuận của người tiêu dùng phải là một phần của hệ thống bảo vệ phù hợp được kiểm tra thường xuyên.
4.7.7 Vấn đề 6: Quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu
Trong trường hợp xảy ra sự kiện đặc biệt gây xáo trộn nghiêm trọng trong chuỗi thực phẩm và tổ chức phải đảm bảo việc thực hiện các thủ tục (như kế hoạch hành động liên tục) cùng với các nhà điều hành khác trong ngành càng nhanh càng tốt. Điều này cho phép tổ chức đưa ra mức sản xuất và/hoặc mức cung cấp tối thiểu cho người dân địa phương thích ứng với bản chất cụ thể của tình huống.
Thực phẩm là nhu cầu cơ bản và ngày nay, một bộ phận dân cư không được tiếp cận với thực phẩm (về số lượng hoặc chất lượng), tổ chức cần nỗ lực phát triển (không gây nguy hại đến khả năng cạnh tranh) cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với phân khúc dân số này (“doanh nghiệp xã hội”).
4.7.8 Vấn đề 7: Giáo dục và nhận thức
Giáo dục và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng phải bao gồm nhiều hành động liên quan đến tất cả các tải liệu truyền thông của tổ chức: ghi nhãn sản phẩm, quảng cáo, trang mạng, ứng dụng di động, áp phích cửa hàng, chiến dịch tập thể về quảng bá sản phẩm, thông tin và các phương pháp truyền thông bền vững, v.v...
Tổ chức cần đóng góp càng nhanh càng tốt và trong phạm vi hoạt động của mình, vào việc giáo dục và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về khẩu vị, dinh dưỡng, sự cần thiết duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, về các phương pháp sản xuất/chế biến nông sản, thực phẩm và các phương pháp tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm mà tổ chức tiếp thị, bao gồm cả các phương pháp tiêu dùng bền vững và an toàn thực phẩm.
Tổ chức có thể hành động trong khuôn khổ khu vực chung để truyền đạt thông tin có liên quan, dựa trên sự đồng thuận, không đe dọa đến nông nghiệp và thực phẩm.
Liên quan đến sức khoẻ và dinh dưỡng, tổ chức phải trở thành kênh truyền tải các thông điệp của các cơ quan công quyền như một phần trong các kế hoạch đang được xây dựng của chính phủ.
4.8 Sự tham gia và phát triển cộng đồng
4.8.1 Các vấn đề đối với chuỗi thực phẩm
Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:
- đảm bảo và thúc đẩy hội nhập khu vực của các tổ chức chuỗi thực phẩm nhằm duy trì hoạt động kinh tế và xã hội trên khắp khu vực;
- quảng bá các ngành nghề, thực hành và bí quyết của ngành công nghiệp chuỗi thực phẩm cho cộng đồng và người dân trong khu vực nơi tổ chức hoạt động;
- hành động tại địa phương về viện trợ lương thực cho những người nghèo và tái hòa nhập các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.
4.8.2 Vấn đề 1: Sự tham gia của cộng đồng
Tổ chức cần xác định những người tham gia chính trong đời sống cộng đồng địa phương (chính quyền địa phương, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ và bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào khác) tại các khu vực mà tổ chức được thành lập, cho dù họ có bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và dự án của tổ chức hay không.
Tổ chức phải xem xét khả năng đóng góp vào các dự án và các hành động được tổ chức từ những người tham gia này nhằm hướng đến trách nhiệm xã hội. Cần đặc biệt chú ý đến các dự án có thể:
- duy trì hoặc tạo việc làm trong khu vực;
- phát triển các dịch vụ và sức hấp dẫn của khu vực, đặc biệt là các dự án du lịch nông nghiệp và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, chuỗi thực phẩm của địa phương;
- góp phần nuôi sống và tái hòa nhập những người có hoàn cảnh khó khăn nhất về mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như đảm bảo an toàn cho mặt hàng thực phẩm (ví dụ tặng thực phẩm, tặng trang thiết bị, hỗ trợ hậu cần, v.v...) thông qua việc tham gia vào các hoạt động viện trợ lương thực khi có thể;
- xem xét việc phân phối lại thực phẩm dư thừa cho những người dễ bị tổn thương từ các dịch vụ khách sạn và ăn uống;
- tôn trọng và coi các phương pháp văn hóa truyền thống và/hoặc địa phương và các vấn đề liên quan đến sản xuất như một cách để bảo tồn sự đa dạng văn hóa.
Tổ chức phải chú ý và hỗ trợ, những người lao động trong phạm vi ảnh hưởng, những người muốn tình nguyện cho các dự án phát triển ở địa phương và các dự án đoàn kết, khi cần. Việc hỗ trợ này có thể dưới nhiều hình thức khác nhau: điều chỉnh lịch trình làm việc, hỗ trợ hành chính/logistic/tài chính, v.v...
4.8.3 Vấn đề 2: Giáo dục và văn hóa
Để đóng góp vào giáo dục và văn hóa ở cấp địa phương, tổ chức cần từng bước:
- tham gia vào các khóa đào tạo ban đầu trong lĩnh vực của mình thông qua việc chào đón các học viên và/hoặc người học việc và/hoặc thông qua việc tham gia vào các chương trình của trường học và trường đại học;
- thông báo cho giám đốc của các đơn vị nghiên cứu về khóa các đào tạo như nhu cầu thực tế hiện tại và tương lai về đào tạo và cấp bằng; bằng cách này, tổ chức góp phần thiết lập các chương trình đào tạo phù hợp với những thay đổi của thị trường việc làm trong chuỗi thực phẩm;
- đóng vai trò trong việc giúp những người khác khám phá ngành nghề, biện pháp thực hành và quy trình của ngành công nghiệp chuỗi thực phẩm cũng như nông nghiệp, nếu tổ chức có nông dân trong phạm vi ảnh hưởng. Đặc biệt, việc quảng bá ngành này có thể diễn ra thông qua việc chào đón giáo viên và sinh viên đến các địa điểm sản xuất, tuân thủ các quy tắc về vệ sinh và an toàn cho con người;
- tham gia vào các sự kiện văn hóa, truyền thống của địa phương, đặc biệt khi những sự kiện này có liên quan đến các sản phẩm, hoạt động hoặc giá trị của tổ chức, nếu có thể.
Khi tổ chức sản xuất hoặc tiếp thị các mặt hàng thực phẩm có dán nhãn chính thức về chất lượng và nguồn gốc (PGI) hoặc các mặt hàng thực phẩm chứa các thành phần có các nhãn này thì tổ chức phải tuân thủ các quy tắc chứng nhận sản phẩm này và tham gia - với tư cách cá nhân hoặc thông qua các hiệp hội có liên quan - trong chính sách bảo vệ và quảng bá các sản phẩm được chứng nhận.
4.8.4 Vấn đề 3: Tạo việc làm và phát triển kỹ năng
Khi có các kỹ năng ngang nhau, tổ chức ưu tiên tuyển dụng tại địa phương trong tuyển dụng nội bộ và trong chuỗi cung ứng, càng nhiều càng tốt. Tổ chức cần phát triển mối quan hệ với các bên liên quan tại địa phương phụ trách việc làm và tái hòa nhập (nhiệm vụ địa phương, trung tâm giới thiệu việc làm, v.v...) và nên tham gia vào các diễn đàn việc làm được tổ chức trong khu vực khi có thể.
Như một phần của các hoạt động xây dựng và mở rộng, tổ chức cần ưu tiên thiết lập các hoạt động mới của mình ở khu vực ban đầu miễn là ở đó có sẵn các kỹ năng, tập hợp các điều kiện kỹ thuật, logistic và thương mại là khả thi về mặt kinh tế, sống được và đó là hành động hợp lý theo quan điểm môi trường (gần với thị trường và/hoặc nguồn cung cấp).
Tổ chức phải tạo điều kiện cho những người lao động không đủ trình độ tham gia các khóa học có cấp bằng nhằm phát triển khả năng tuyển dụng nội bộ và bên ngoài. Với các tổ chức khác trong phạm vi ảnh hưởng, tổ chức cần tổ chức hệ thống giáo dục thường xuyên cho phép người lao động phát triển kỹ năng và được tiếp cận với đào tạo nghề, nếu có thể. Nếu người lao động của tổ chức có dự án chuyên nghiệp trong khu vực phù hợp với các hoạt động của tổ chức và chính sách trách nhiệm xã hội của tổ chức đó, thì tổ chức phải nhận thức được và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và/hoặc hành chính cho người lao động đó nếu có thể.
4.8.5 Vấn đề 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ
Tổ chức cần xem xét khả năng phát triển các công nghệ mới, tôn trọng môi trường và con người nhiều hơn và nên tham gia vào các nhóm mục tiêu và nhóm phát triển cho các công nghệ mới này (mạng lưới thử nghiệm, trung tâm kỹ thuật, cụm cạnh tranh, v.v...).
4.8.6 Vấn đề 5: Tạo ra của cải và thu nhập
Tổ chức cần có hiểu biết về hậu quả kinh tế-xã hội của việc hủy danh sách nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp dịch vụ và phải thông báo đầy đủ để nhà cung cấp này duy trì công việc và đảm bảo hoạt động kinh tế của mình trong dài hạn.
Trong chừng mực có thể, tổ chức nên duy trì hoặc phát triển chính sách mua sản phẩm và dịch vụ tại tại địa phương, khi các kỹ năng và mức giá ngang nhau, đặc biệt có thể thực hiện công việc duy trì hoặc xây dựng liên quan đến mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương.
Khi tổ chức có người nông dân trong phạm vi bị ảnh hưởng thì tổ chức nên thiết lập các biện pháp để hỗ trợ họ đạt được hiệu quả kinh tế, đặc biệt chú ý đến những người trẻ tuổi, người sản xuất mới và những người sản xuất dễ bị tổn thương.
4.8.7 Vấn đề 6: Sức khỏe
Tổ chức phải đảm bảo kiểm soát các rủi ro đối với sức khỏe của các thành viên cộng đồng liên quan đến:
- tháp giải nhiệt đối với sản xuất lạnh, có rủi ro bị ô nhiễm bởi các yếu tố có hại (bệnh Legionella);
- phát thải bụi hoặc các nguyên tố có hại trong khí quyển;
- tiếp cận với những người bên ngoài khi được phép;
- cháy nổ tại cơ sở (silo, máy phát điện, v.v...);
- bơm nước vào khu vực bể bơi;
- rủi ro chảy qua xitông từ mạng lưới nước nội bộ của tổ chức vào nguồn cấp nước công cộng;
- những phiền phức về âm thanh, khứu giác hoặc thị giác có thể gây căng thẳng và bất ổn cho những người sống gần đó.
Các tổ chức có sử dụng người nông dân trong phạm vi ảnh hưởng phải tư vấn cho người nông dân về các rủi ro đối với sức khỏe của các thành viên trong cộng đồng, ví dụ các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với các loại cây trồng gần dân cư.
CHÚ THÍCH: Sức khỏe của những người bên ngoài và người lao động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, sức khỏe người lao động được đề cập trong chủ đề cốt lõi có tên “Thực hành lao động” (xem 4.4).
4.8.8 Vấn đề 7: Đầu tư xã hội
Các tổ chức thiết lập các hoạt động tài trợ cho địa phương cần tính đến:
- sự hiểu biết về vai trò của tổ chức được tài trợ (văn hóa, thể thao hoặc giáo dục) tại địa phương;
- mức độ tham gia của tổ chức được tài trợ, chú ý không chỉ là nhà tài trợ chính hoặc nhà tài trợ duy nhất có khả năng về kinh tế để tổ chức dựa vào;
- khả năng của tổ chức được tài trợ để đưa ra cách tính cho các nhà tài trợ và các đối tác của họ.
Tổ chức cần xây dựng báo cáo thường xuyên về các hoạt động tài trợ, các hoạt động góp phần vào sự phát triển của địa phương và chứng minh không có xung đột lợi ích giữa các thành viên trong ban lãnh đạo và cơ quan quản lý của các tổ chức được tài trợ.
Phụ lục này bao gồm danh mục không đầy đủ về các ví dụ về thực hành tốt, có thể hữu ích cho tổ chức khi thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội của riêng mình và xác định mức độ trưởng thành của tổ chức trong quá trình này.
Bàng A.1 - Ví dụ về thực hành tốt
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Tích hợp trách nhiệm xã hội vào chính sách và kế hoạch chiến lược của tổ chức | Bảng phân tích các vấn đề trách nhiệm xã hội giúp xác định được tác động tích cực và tiêu cực, tham khảo chéo từng quá trình của tổ chức với một trong số bảy chủ đề cốt lõi và bảy nguyên tắc trong TCVN 260000:2013 (ISO 26000:2010) | Tất cả |
Để thực hiện việc phân tích này, tổ chức cần xem xét đầu vào và đầu ra: - các nghiên cứu ở khuôn khó quốc tế: SDG, Hiệp ước toàn cầu, Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) - phân tích thị trường - xu hướng chính (phân tích tiềm năng) | Tất cả | |
Đào tạo các nhà điều hành tổ chức về các vấn đề trách nhiệm xã hội (ví dụ: đào tạo các nhà quản trị hợp tác xã về các vấn đề quản lý và điều hành tổ chức) | Tất cả | |
Vấn đề 2: Việc xác định, sự tham gia của các bên liên quan và phạm vi ảnh hưởng | Sử dụng phương pháp để xếp hạng các bên liên quan có liên quan đến phạm vi ảnh hưởng | Tất cả |
Cùng với các bên liên quan xây dựng chính sách và kế hoạch chiến lược | Tất cả | |
Thiết lập kế hoạch truyền thông chính thức với các bên liên quan (thông tin liên hệ của các bên liên quan và tốt nhất là bên trung gian, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, đại diện tổ chức phụ trách đối thoại với các bên liên quan, tần suất và bản chất (hội thảo, truyền tải dữ liệu, v.v...) của việc trao đổi | Tất cả | |
Thực hiện khảo sát nhận thức của các bên liên quan về chính sách và kế hoạch chiến lược | Tất cả | |
Vấn đề 3: Nhận biết và chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý hiện hành | Mô tả của tổ chức về hệ thống giám sát (quy định/kỹ thuật/công nghệ/khoa học/cạnh tranh) trong bảng giám sát tổng thể, xác định nguồn giám sát cho từng chủ đề (trang mạng, triển lãm thương mại, chuyến tham quan đến các công ty trong cùng lĩnh vực, người phụ trách giám sát, tần suất giám sát và các thủ tục để chứng minh như thế nào để đạt được | Tất cả |
Giám sát bao gồm các chủ đề về chuỗi thực phẩm cụ thể như: an toàn thực phẩm, sản phẩm kiểm dịch thực vật, thực hành tốt nhất trong chuỗi thực phẩm, phúc lợi động vật | Tất cả | |
Đăng ký tham gia hệ thống giám sát theo luật định bên ngoài hoặc mối quan hệ các thành viên của công đoàn | Tất cả | |
Chia sẻ sự phát triển chủ yếu (quy định mới, đối thủ cạnh tranh mới, công nghệ mới, v.v...) trong các cuộc họp quản lý và các hành động lập kế hoạch để sửa đổi quy trình | Tất cả | |
Hoàn thành các phiên họp định kỳ, theo kế hoạch để xem xét việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý đạt được | Tất cả | |
Vấn đề 5: Thực hành thực hiện trách nhiệm xã hội, đánh giá tiến độ và nâng cao năng lực trách nhiệm xã hội | Lập Ủy ban trách nhiệm xã hội thuộc tổ chức hoặc chỉ định người phụ trách trách nhiệm xã hội. Người này hoặc Ủy ban này được kết nối trực tiếp với hội đồng quản trị/ban lãnh đạo | Tất cả |
Xây dựng biểu đồ về quy trình trách nhiệm xã hội bao gồm môi trường, an toàn lao động, chất lượng, xã hội và các vấn đề mang tính xã hội và kinh tế v.v... | Tất cả | |
Định nghĩa của KPI (chỉ số hiệu suất chính) liên quan đến chính sách và kế hoạch trách nhiệm xã hội. Các chỉ số này được kiểm tra trong khuôn khổ xem xét quản lý trách nhiệm xã hội | Tất cả | |
Xác định người phụ trách trách nhiệm xã hội, thiết lập mục đích/mục tiêu và kiểm tra hàng năm để có một hệ thống hài hoà | Tất cả | |
Xem xét hàng năm của ban lãnh đạo về quá trình trách nhiệm xã hội | Tất cả | |
Việc áp dụng và/hoặc chứng nhận vss (Tiêu chuẩn Bền vững Tự nguyện) sử dụng thông tin do UNFSS (Diễn đàn Liên hiệp quốc về Tiêu chuẩn bền vững) cung cấp | Tất cả | |
Vấn đề 6: Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch | Công bố báo cáo về trách nhiệm xã hội để thông báo cho các bên liên quan về quy trình của tổ chức | Tất cả |
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Nỗ lực thích đáng | Đưa vào chính sách mua hàng và các tiêu chí cụ thể để cam kết tôn trọng quyền con người và chống phân biệt đối xử. Các tiêu chí có thể đánh giá, nếu có thể | 8, 10 |
Xây dựng quy trình mua sắm dựa trên tiêu chuẩn mua sắm bền vững TCVN 12874 (ISO 20400) | 12 | |
Vấn đề 2: Tình huống rủi ro về quyền con người | Thiết lập phương pháp để nhận biết, phân tích và giảm rủi ro về quyền con người có thể được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức và chuỗi cung ứng: quản trị, tài chính, mua hàng, nghiên cứu và phát triển (R&D), nguồn nhân lực, tiếp thị, truyền thông nội bộ và bên ngoài, quản lý thông tin cá nhân v.v... | 16 |
Vấn đề 3 và 4: Tránh đồng lõa - Giải quyết bất bình | Kế hoạch truyền thông và kế hoạch nâng cao nhận thức/đào tạo cho nhân viên và đại diện người lao động về tình huống phân biệt đối xử | 4, 5, 10 |
Thiết lập phương pháp để xác định, phân tích và giảm rủi ro để đồng loã trong tổ chức và trong chuỗi cung ứng | 16 | |
Vấn đề 5, 6 và 7 Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương - Quyền dân sự và chính trị - Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa | Chữ ký trong thoả thuận của tổ chức về cơ hội bình đẳng (bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, người cao tuổi, người khuyết tật, v.v...) | 5, 10 |
Đào tạo người quản lý về quản lý người khuyết tật | 4, 10 | |
Kế hoạch truyền thông, thậm cht là kế hoạch nâng cao nhận thức/đào tạo, các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các nhà cung cấp, về quyền con người, bình đẳng giới tại nơi làm việc, thúc đẩy sự đa dạng và chống phân biệt đối xử | 5, 10, 16 | |
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Việc làm và các mối quan hệ việc làm | Điều lệ và lộ trình hội nhập cho lao động mới, lao động thời vụ và tạm thời | 8, 10 |
Thiết lập tính bổ sung (tính liên tục) của các hợp đồng giữa các doanh nghiệp địa phương | 1,8 | |
Tập huấn về pháp luật xã hội (ví dụ việc tập huấn do các đối tác hợp tác hoặc do người nông dân tổ chức). Trong trường hợp tập huấn cho người nông dân thì những khoá tập huấn này sẽ được tổ chức cùng với sự phối hợp của đại diện địa phương của tổ chức sử dụng lao động | 4 | |
Tham gia vào các hiệp hội của người sử dụng lao động | 1,8 | |
Thỏa thuận chung về bình đẳng giới tại nơi làm việc | 5 | |
Hiến chương đạo đức và xã hội, do nhà quản lý và bộ phận đại diện cho người lao động xây dựng, bao gồm cả những cam kết cụ thể về các giá trị | 8, 16 | |
Hệ thống hỗ trợ, quỹ tái bảo hiểm nội bộ, kế hoạch sinh tồn | 1, 3, 8 | |
Vấn đề 2: Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội | Quản lý theo quan điểm xã hội: đặt câu hỏi cho người lao động và sau đó xem xét hiến chương đạo đức và xã hội có phù hợp với sự thiết lập của tổ chức | 8, 16 |
Bảo hiểm y tế cho tổ chức, trợ cấp tiền ăn, căng tin chung, kế hoạch lương hưu, v.v... | 8 | |
Làm việc tại nhà, điều chỉnh lịch làm việc, tự nguyện làm việc bán thời gian v.v... | 8 | |
Nhà trẻ, nhân viên hướng dẫn | 8 | |
Sự thích ứng của công việc đối với người khuyết tật | 3, 8 | |
Hỗ trợ nhà ở cho người lao động | 8 | |
Vấn đề 3: Đối thoại xã hội | Tổ chức họp hội đồng làm việc | 8, 16 |
Thực hiện khảo sát ý kiến và sự hài lòng của cá nhân | 8, 16 | |
Trình bày của các cơ quan đối thoại xã hội với những người lao động mới ví dụ trong sổ tay cho nhân viên mới (welcome booklet) | 8, 16 | |
Đào tạo các cơ quan đại diện cho người lao động | 4 | |
Trình bày về thỏa ước tập thể và các điều kiện của thỏa ước tập thể cho tất cả người lao động | 8, 16 | |
Vấn đề 4: An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) | Phân tích rủi ro liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Các phép đo lường sự phơi nhiễm đối với những công việc nhạy cảm nhất | 3, 8, 16 |
Nghiên cứu ecgônomi và sự thích ứng với công việc/quy trình/nơi làm việc có vật liệu ecgônomi | 3 | |
Tiếp nhận và đào tạo người lao động thời vụ về rủi ro liên quan đến công việc | 3,4 | |
Nâng cao nhận thức/đào tạo cho người lao động (bao gồm cả nông dân) về an toàn, sức khỏe và xử lý các sản phẩm nguy hiểm. Ví dụ, nhóm mua thiết bị bảo vệ cá nhân và đào tạo cách mạng thiết bị này | 3,4 | |
Tổ chức tham khảo các tiêu chuẩn [ví dụ: TCVN ISO 45001 (ISO 45001)] | 3 | |
Tạo khả năng được rèn luyện thể chất để thích nghi với điều kiện công việc | 3 | |
Hỗ trợ phát triển các cơ sở y tế di động cho người lao động | 3, 8 | |
Đào tạo cho đại diện của người nông dân về cách xác định các triệu chứng tâm lý xã hội ở các nhà sản xuất trong phạm vi ảnh hưởng | 3,4 | |
Vấn đề 5: Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc | Các cuộc phỏng vấn đơn lẻ thường xuyên (hàng năm), bao gồm vấn đề về nhu cầu đào tạo và phát triển kỹ năng ngắn hạn hoặc trung hạn của người lao động | 4 |
Giám sát các buổi đào tạo theo loại và nhóm người lao động được đào tạo | 4 | |
Đào tạo cho người lao động (bao gồm cả nông dân) về an toàn, chất lượng sản phẩm và môi trường. Thông tin về các chủ đề này (ấn phẩm, trang mạng, v.v...) | 4 | |
Tổ chức các chương trình đào tạo xóa mù chữ thông qua các tổ chức có liên quan cho người lao động gặp khó khăn về đọc và viết | 4 | |
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Phòng ngừa ô nhiễm | Tổ chức xác định được các hệ thống cống thoát nước thải/nước mưa, các khu vực và các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường tự nhiên | 6, 14 |
Xử lý sơ bộ nước thải để giảm ô nhiễm đáng kể (ví dụ gạn lọc, lắng...) | 3, 6, 14 | |
Xử lý nước có khả năng bị ô nhiễm từ các khu vực giao thông và bãi đỗ xe | 3, 6, 14 | |
Sử dụng các công nghệ tốt nhất hiện có (ví dụ được mô tả trong Tài liệu tham khảo về Công nghệ tốt nhất hiện có) - nước thải đạt mức được khuyến cáo | 6, 9, 14 | |
Các cuộc kiểm tra các tổ chức do cơ quan chức năng có liên quan thực hiện xem xét các thông tin cung cấp có phù hợp với luật đinh, yêu cầu kỹ thuật về chất lượng và nhãn xuất xứ, khi có thể | 12 | |
Hạn chế những ảnh hưởng của biện pháp kiểm dịch thực vật: thử nghiệm và/hoặc các thiết bị xử lý tự kiểm tra để đánh giá hiệu lực của việc áp dụng, lựa chọn các sản phẩm có tác động thấp hơn đến môi trường, đồng thời cũng tập trung vào biện pháp xử lý để ảnh hưởng của dư lượng là thấp, ứng dụng các biện pháp để hạn chế chảy ra đất hoặc phân tán vào không khí | 2 | |
Thực vật che phủ | 2, 6, 12, 15 | |
Xây dựng công thức cho thức ăn gia súc cần hạn chế chất thải (nitơ, phospho, v.v.. ) | 2, 12 | |
Lan rộng - Tái sử dụng nước thải | 6, 12, 14 | |
Thu gom chất thải có thể lên men và tái sử dụng thông qua quy trình lý - hoá (metan hóa) để sản xuất điện và nhiệt dùng cho sản xuất | 7, 12 | |
Thực hiện các hành động để giảm tiêu thụ nước: tái chế nước làm mát, lắp đặt đồng hồ đo nước ở tất cả các khu vực tiêu thụ nước cao, hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước (áp suất, vị trí, v.v...) và thu hồi nước mưa | 6, 12 | |
Kế hoạch tiết kiệm năng lượng: sử dụng bộ biến tốc điện tử thay cho bộ biến tốc cơ học, lắp đặt động cơ năng suất cao thay cho động cơ điện cũ, cách nhiệt, thu hồi nhiệt, nhiệt điện kết hợp, làm mát tự do, lắp đặt cửa sổ lắp kính trong phòng sản xuất (ánh sáng tự nhiên dài hơn), lắp đặt đồng hồ đo điện tại các điểm tiêu thụ cao nhất, lắp đặt cửa chớp đóng mở nhanh trên tủ lạnh và tủ đông, cầu dẫn nhiệt trong phòng lạnh, sân thượng và tường có màu xanh, v.v... | 7, 13 | |
Lựa chọn các quy trình sạch và hiệu quả: lắp đặt nồi hơi đốt củi, tấm pin mặt trời, thay chất lỏng có tiềm ẩn làm nóng toàn cầu cao bằng chất lỏng tự nhiên (ví dụ NH3, CO2), xây dựng/cải tạo các tòa nhà theo Tiêu chuẩn chất lượng môi trường cao | 7, 13 | |
Quản lý chất thải bằng cách giảm thiểu các sản phẩm phụ, ủ rác hữu cơ, tái chế các vật liệu chế biến và đóng gói, đồng thời tiết kiệm năng lượng và nước | 6, 14 | |
Vấn đề 2: Sử dụng tài nguyên bền vững | Sử dụng vật liệu tái chế trong thiết kế sản phẩm | 12 |
Tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩm của các sản phẩm của nó | 2, 12 | |
Ủng hộ việc sử dụng đầu vào hữu cơ (ví dụ sinh khối), bất cứ khi nào có thể, nhằm giảm thiểu việc sử dụng các hóa thạch và đầu vào khác gây ô nhiễm và hấp thụ chậm hơn bởi môi trường | 12, 13 | |
Bao gói thực phẩm bền vững: - vật liệu thay thế, ví dụ vật liệu dạng sóng, nhựa sinh học, v.v... - bao gói có thể ăn được - ngăn ngừa hư hỏng để giúp giảm chất thải thực phẩm - tái chế, cho phép chuyển đổi bao gói thành sản phẩm đời thứ hai - sử dụng in kỹ thuật số thay vì in offset | 6, 9, 12, 14 | |
Thời gian thu hoạch: đầy đủ, linh hoạt, có kế hoạch | 12 | |
Vấn đề 3: Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu | Báo cáo về phát thải GHG (khí nhà kính) và kế hoạch hành động để hạn chế phát thải | 12, 13 |
Tham khảo Hiệp định Paris, Nghị định thư Kyoto, CDP (Nghị định thư tiết lộ công khai về carbon), Mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học, TCVN ISO 50001 (ISO 50001), Liên minh “4 for 1000” | 13, 17 | |
Cam kết thông qua điều lệ với việc tự kiểm tra và các phương án hành động đối với các công ty vận tải hoặc vận chuyển | 11, 13 | |
Thay thế chất lỏng có GWP cao (khả năng làm nóng toàn cầu) bằng chất lỏng tự nhiên (ví dụ NH3, CO2) | 13 | |
Đào tạo lái xe về lái xe tiết kiệm năng lượng | 4, 11, 13 | |
Giao thông bền vững: giảm sử dụng năng lượng và GHG liên quan đến vận chuyển thực phẩm, bằng cách: - giảm nguồn cung ứng các sản phẩm di chuyển bằng đường hàng không - sử dụng các nhà cung cấp và chủ hàng để cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho tàu của họ | 13 | |
Thời gian thu hoạch: đầy đủ, linh hoạt, có kế hoạch | 12 | |
Vấn đề 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi sinh cảnh tự nhiên | Thúc đẩy duy trì các khu vực đa dạng sinh học nông nghiệp (ví dụ hàng rào, khu vực trồng có, trồng hoa/cây nguồn mật/đất chưa canh tác, tường thấp, ao, cây cách ly, bla rừng, v.v...) | 14, 15 |
Hoàn thành báo cáo đa dạng sinh học Tạo công cụ đánh giá đa dạng sinh học với các tác nhân địa phương khác để người nông dân đánh giá sự đa dạng sinh học có ở trong trang trại của họ (giám sát các loài thụ phấn, giun đất, bọ cánh cứng, bướm, động thực vật hoang dã, v.v...) | 14, 15, 17 | |
Xây hồ chứa nước hoặc nguồn nước tưới tiêu, điều chỉnh tại các điểm tiếp cận để thúc đẩy sự phát triển đa dạng sinh học tại địa phương (động thực vật, hành lang di cư của chim...), hợp tác với các hiệp hội, cơ quan chính quyền... | 6, 14, 15, 17 | |
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Chống tham nhũng | Tuân thủ điều lệ kinh doanh có đạo đức do cộng đồng doanh nghiệp xây dựng | 16. 17 |
Cung cấp giáo dục về chống tham nhũng cho tất cả người lao động | 4 | |
Ví dụ theo chương trình của FAO về chống tham nhũng hoặc các khuyến nghị của OECD về mạng lưới chống tham nhũng cho Đông Âu và Trung Á | 8, 10, 16, 17 | |
Vấn đề 2: Tham gia chính trị có trách nhiệm | Danh mục văn bản chính thức của các cơ quan nhà nước, tư nhân và tổ chức công đoàn đại diện của tổ chức đó tham gia | 16 |
Công khai tình trạng ủng hộ của các tổ chức (bao nhiêu tiền, cho ai, v.v...) | 16 | |
Vấn đề 3: Cạnh tranh bình đẳng | Đánh giá và cập nhật hàng năm tất cả các tài liệu truyền thông liên quan đến sản phẩm (tài liệu quảng cáo, tờ rơi, trang mạng, v.v...) | 12 |
Cung cấp giáo dục về hành vi chống cạnh tranh cho tất cả người lao động | 4 | |
Vấn đề 4: Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị | Tôn trọng quy phạm thực hành tốt trong chuỗi cung ứng do Diễn đàn cấp cao của Ủy ban châu Âu xây dựng để chuỗi thực phẩm hoạt động tốt hơn | 8, 10, 12 |
Hoàn thành bảng câu hỏi của các nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ, có hệ thống đánh dấu tất cả các chủ đề cốt lõi trong TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) và phản hồi cho các nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ cùng với kế hoạch cải thiện trách nhiệm xã hội | 8, 10 | |
Giám sát hoặc đánh giá các nhà cung cấp để kiểm tra xem họ có tuân thủ Quy tắc ứng xử hay không | 12, 16, 17 | |
Cung cấp giáo dục hoặc đào tạo cho các nhà cung cấp về trách nhiệm xã hội | 4 | |
Tuân thủ hướng dẫn của TCVN 12874 (ISO 20400) về mua sắm bền vững | 12, 16, 17 | |
Vấn đề 5: Tôn trọng quyền sở hữu | Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền địa phương ở các khu vực được tổ chức ở nước ngoài bảo trợ nhằm nhằm tăng độ che phủ rừng thông qua việc trồng các loài bản địa | 9 |
Cung cấp giáo dục về quyền sở hữu trí tuệ cho người lao động | 4 | |
Tích hợp vấn đề bảo hộ IP (Sở hữu trí tuệ) trong thỏa thuận hợp đồng với các đối tác kinh doanh | 16 | |
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng | Thiết lập và thực hiện các hướng dẫn tiếp thị công bằng | 12 |
Cung cấp thông tin liên quan đến truy xuất nguồn gốc (ví dụ: Tên người nông dân, nhận diện về mặt địa lý: bò Kobe) | 8, 11, 12 | |
Công bố không nhiễm sinh vật biến đổi gen | 12 | |
Vấn đề 2: Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng | Các hành động nâng cao nhận thức (thông tin trên trang mạng, trong các hoạt động tại điểm bán hàng, tài liệu quảng cáo, v.v...) cho người tiêu dùng về các quy tắc vệ sinh tại nhà và dinh dưỡng | 2, 3 |
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm [ví dụ: TCVN ISO 22000 (ISO 22000)] | 3 | |
Trồng các loại cây giàu chất dinh dưỡng như chùm ngây, cải xoăn (kale), v.v... để có dinh dưỡng tốt hơn | 2,3 | |
Phân tích rủi ro: Thực hiện kế hoạch HACCP | 3 | |
Vấn đề 3: Tiêu dùng bền vững | Tổ chức ngày “mở cửa cho các bên liên quan” | 12 |
Tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩm các sản phẩm của nó | 12 | |
Giáo dục về đường mòn du lịch để tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, vườn nho) và các lĩnh vực của họ | 8, 12 | |
Sử dụng các sản phẩm được ghi nhãn bền vững: xem ví dụ: TCVN 13142 (ISO 34101) (tất cả các phần) về ca cao bền vững, Hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững (RSPO), Liên minh rừng nhiệt đới (Rainforest Alliance), Thương mại công bằng, Hội đồng quản lý biển (MSC), hữu cơ... | 8, 12, 13, 14 | |
Có phản ánh về các sản phẩm gây tranh cãi như vây cá mập, gan ngỗng | 12 | |
Vấn đề 4: Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại, tranh chấp | Hệ thống quản lý chất lượng [ví dụ TCVN ISO 9001 (ISO 9001)], phù hợp chương trình đánh giá và chứng nhận | 9, 12 |
Thiết lập quy trình để xem xét phản hồi từ các trung tâm cuộc gọi của khách hàng | 9, 12 | |
Thông báo thu hồi sản phẩm | 3, 12 | |
Có hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả | 3, 9, 12 | |
Khi có vấn đề, hãy phối hợp với tổ chức bảo vệ người tiêu dùng | 3, 12, 17 | |
Vấn đề 5: Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng | Thiết lập chính sách xử lý dữ liệu cá nhân | 16 |
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin | 16 | |
Vấn đề 6: Quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu | Tạo và cập nhật kế hoạch kinh doanh liên tục | 1,2 |
Đảm bảo thực phẩm chất lượng với giá cả phải chăng cho mọi người (xem hướng dẫn của FAO) | 1,2, 10, 17 | |
Kích hoạt các phương tiện phù hợp cho người khuyết tật | 11 | |
Thích nghi cho người khiếm thị [nhãn bằng chữ nổi (Braille)], người cao tuổi, những người dân tộc khác nhau, nguồn lực hạn chế, sữa khử lactose, v.v... | 12 | |
Vấn đề 7: Giáo dục và nhận thức | Cam kết của cá nhân hoặc tập thể về điều lệ đối với việc cải thiện dinh dưỡng hoặc hợp đồng tập thể | 3, 4, 12 |
Nâng cao nhận thức về tiêu dùng/dinh dưỡng bền vững | 3, 4, 12 | |
Các vấn đề | Ví dụ về thực hành tốt | SDG liên quan |
Vấn đề 1: Sự tham gia của cộng đồng | Quyên góp sản phẩm (hoặc dịch vụ) cho các tổ chức thực phẩm từ thiện | 1,2, 3, 17 |
Ký thoả thuận với dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ địa phương để tạo ra các cuộc gọi và đào tạo một người lao động là lính cứu hỏa tình nguyện trong giờ làm việc | 11, 17 | |
Hỗ trợ hiệp hội văn hóa và thể thao và tham gia các diễn đàn | 11, 17 | |
Tạo quan hệ đối tác công/tư nhân để thúc đẩy trách nhiệm xã hội (bằng giáo dục, truyền thông và vận động hành lang) | 17 | |
Tổ chức hoặc tham gia của người lao động trong các sự kiện quốc gia để hỗ trợ các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng lớn của quốc gia | 11, 17 | |
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển các dự án bảo tồn văn hóa nông nghiệp địa phương | 12 | |
Hỗ trợ tổ chức nông dân mô hình kinh doanh | 8 | |
Vấn đề 2: Giáo dục và văn hóa | Ngày khai trương để gặp gỡ các bên liên quan (các cuộc họp có mục tiêu phù hợp với bên liên quan), ví dụ khả năng người tiêu dùng/hàng xóm đến thăm một số công ty | 12, 17 |
Tham gia các hoạt động tại điểm bán hàng cho người tiêu dùng nhằm quảng bá sản phẩm có nhãn chất lượng, có xuất xứ | 12, 17 | |
Tham gia vào các Ủy ban khoa học và kỹ thuật của trường để đóng góp vào chương trình đào tạo phản ánh nhu cầu thực tế của ngành | 4 | |
Hợp tác với các trường để khuyến khích thực tập | 4, 17 | |
Dạy trẻ cách sống lành mạnh, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên một cách bền vững | 3,4 | |
Bài thuyết trình của người lao động tại trường trong các khóa đào tạo ban đầu | 4 | |
Vấn đề 3: Tạo việc làm và phát triển kỹ năng | Cấp chứng chỉ trình độ chuyên môn và mời những người trẻ tuổi đã được đào tạo vào tổ chức | 4, 8, 16 |
Cung cấp các công cụ cho người lao động trẻ tuổi để tạo điều kiện tiếp cận các vị trí có trách nhiệm (hoặc đưa vào thực hành lao động) | 4, 8, 10 | |
Đào tạo nông dân để cải thiện năng lực của họ về (chất lượng) và trách nhiệm xã hội | 1,4 | |
Tổ chức này giúp những người lao động trẻ tuổi, lao động thời vụ, lao động nhập cư, những người được pháp luật bảo vệ, v.v... được hưởng lợi từ việc hướng dẫn và đào tạo các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và ngành công nghiệp chuỗi thực phẩm | 4, 5,8 | |
Vấn đề 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ | Tái sử dụng chất thải hữu cơ thông qua ủ phân hoặc sản xuất khí sinh học (biogas) | 7,9 |
Sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ 3 | 7,9 | |
Phát triển bao bị và bao gói làm từ thực vật | 9 | |
Sản xuất nguyên liệu nông nghiệp | 9 | |
Vấn đề 5: Tạo ra của cải và thu nhập | Xây dựng các biện pháp để giúp những người trẻ tuổi và/hoặc những nhà sản xuất mới bắt đầu | 1, 8, 10 |
Đưa ra các hành động để bảo vệ các khu vực nông nghiệp | 14, 15 | |
Sự tương hỗ vật liệu giữa một số nhà sản xuất hoặc mua sắm theo nhóm | 1,17 | |
Cách tiếp cận mua sắm tại địa phương | 1,17 | |
Du lịch bền vững | 12 | |
Du lịch nông nghiệp tôn trọng văn hóa địa phương | 12 | |
Vấn đề 6: Sức khỏe | Hoàn thành đánh giá rủi ro sức khỏe cho các thành viên của cộng đồng địa phương | 3, 11 |
Các tổ chức có sử dụng người nông dân trong phạm vi ảnh hưởng làm cho họ nhận thức được rủi ro đối với sức khỏe của các thành viên trong cộng đồng, ví dụ các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với cây trồng gần dân cư | 3, 12 | |
Sự tham gia của tổ chức (tham gia vào xử lý nước, tham gia xây dựng mạng lưới cấp nước, tham gia vào truyền thông vè các bệnh như AIDS...) | 3, 6, 11 | |
Hỗ trợ phát triển các đơn vị y tế di động cho cộng đồng | 3,11 | |
Vấn đề 7: Đầu tư xã hội | Giúp một số tổ chức phát triển (khởi nghiệp...), tổ chức các sự kiện từ thiện, quyên góp tiền cho tổ chức phi chính phủ, xây dựng trường học hoặc bệnh viện trong cộng đồng... | 1, 3, 9, 11, 17 |
Thiết lập điều lệ đạo đức cho các tổ chức được tài trợ | 17 |
Danh mục các nhóm liên quan trong chuỗi thực phẩm
Các bên liên quan trong tổ chức
- Người lao động (bao gồm cả lao động thời vụ và lao động tạm thời)
- Học viên và người học việc
- Đại diện người lao động (hội đồng làm việc, đại diện nhân sự, Ban an toàn, vệ sinh lao động, v.v...)
- Các cơ quan chủ quân (hội đồng quản trị, ban giám đốc, thành viên, v.v...)
- Cổ đông, công ty mẹ
Các bên liên quan trong chuỗi giá trị
- Nhà cung cấp (người nông dân/người chăn nuôi, người vận chuyển, thương nhân, nhà sản xuất, nhà sản xuất bao gói, nhà cung cấp điện nước, v.v...)
- Khách hàng và những người đặt hàng (nhà sản xuất, chủ nhà hàng, người tiêu dùng cuối cùng, nông dân/thành viên nông trại (coop member), v.v...)
- Nhà cung cấp dịch vụ và nhà thầu phụ (vận tải, quản lý công trình nông nghiệp, bảo trì, công trình, phòng thí nghiệm phân tích, v.v...)
- Các đối tác và đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc thị trường Cơ quan công quyền và giới truyền thông
- Chính quyền địa phương, khu vực hoặc quốc gia (hội đồng quốc gia, hội đồng khu vực, hội đồng thành phố, phòng thương mại và công nghiệp, v.v...)
- Dịch vụ cứu hòa, cứu hộ, cảnh sát
- Nhà máy nước
- Phương tiện truyền thông (báo chí, đài phát thanh, truyền hình, v.v...)
Công đoàn, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức trong lĩnh vực này
- Liên đoàn và công đoàn
- Tổ chức Quốc phòng và Quản lý
- Tổ chức liên chuyên nghiệp
- Phòng thương mại (nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, thương mại và hàng thủ công)
- Hiệp hội môi trường, hiệp hội bảo vệ thiên nhiên
- Tổ chức người tiêu dùng
- Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp
- Tổ chức nghiên cứu
- Tổ chức chứng nhận
- Tổ chức đào tạo
- Các công ty tư vấn và đơn vị nghiên cứu
Các bên liên quan khác trong lĩnh vực xã hội
- Tổ chức giới thiệu việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm
- Trường kỹ thuật, trường đại học
- Kiểm tra sức khỏe và an toàn
- Bác sĩ bệnh nghề nghiệp
- Hiệp hội thể thao và văn hóa
- Các hiệp hội để hòa nhập và đoàn kết xã hội
Các bên liên quan khác trong lĩnh vực môi trường
- Khu bảo tồn thiên nhiên
- Hiệp hội cư dân
- Hiệp hội săn bắn/câu cá/nông nghiệp
- Tổ chức sinh thái
- Công đoàn địa phương để quản lý chất thải
Các bên liên quan khác trong lĩnh vực kinh tế
- Ngân hàng
- Công ty bảo hiểm
- Trung tâm quản lý
- Tổ chức tài trợ/đầu tư
Bảng tương quan giữa tiêu chuẩn và các SDG
Tiêu chuẩn này | Các SDG | |
4.2 | Điều hành tổ chức |
|
4.2.2 | Tích hợp trách nhiệm xã hội vào chính sách và kế hoạch chiến lược của tổ chức | Tất cả |
4.2.3 | Việc xác định, sự tham gia của các bên liên quan và phạm vi ảnh hưởng | 17 |
4.2.4 | Nhận biết và chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý hiện hành | Tất cả |
4.2.5 | Phân tích tác động các hoạt động của tổ chức | Tất cả |
4.2.6 | Thực hành thực hiện trách nhiệm xã hội, đánh giá tiến độ và nâng cao năng lực trách nhiệm xã hội | Tất cả |
4.2.7 | Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch | Tất cả |
4.3 | Quyền con người |
|
4.3.2 | Nỗ lực thích đáng | 5, 8, 10,12, 16 |
4.3.3 | Tình huống rủi ro về quyền con người | 5, 8, 10, 11, 12 |
4.3.4 | Tránh đồng lõa - Giải quyết bất bình | 5, 8, 10, 16 |
4.3.5 | Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương - Quyền dân sự và chính trị - Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa | 1, 5, 8, 10, 16 |
4.3.6 | Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc | 5, 8, 10, 16 |
4.4 | Thực hành lao động |
|
4.4.2 | Việc làm và các mối quan hệ việc làm | 1,4, 8, 16 |
4.4.3 | Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội | 8, 16 |
4.4.4 | Đối thoại xã hội | 8 |
4.4.5 | An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OH&S) | 3, 8, 16 |
4.4.6 | Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc | 1,4 |
4.5 | Môi trường |
|
4.5.2 | Phòng ngừa ô nhiễm | 2, 3, 6, 7, 9, 12, 13, 14, 15 |
4.5.3 | Sử dụng tài nguyên bền vững | 2, 6, 7, 9, 12, 13, 14, 15 |
4.5.4 | Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu | 7, 9, 13 |
4.5.5 | Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên | 14, 15 |
4.6 | Thực hành hoạt động công bằng |
|
4.6.2 | Chống tham nhũng | 8, 10, 16, 17 |
4.6.3 | Tham gia chính trị có trách nhiệm | 10, 16 |
4.6.4 | Cạnh tranh công bằng | 2,10,12,16 |
4.6.5 | Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị | 8, 12, 16, 17 |
4.6.6 | Tôn trọng quyền sở hữu | 10, 16 |
4.7 | Các vấn đề người tiêu dùng |
|
4.7.2 | Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng | 16 |
4.7.3 | Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng | 3 |
4.7.4 | Tiêu dùng bền vững | 12 |
4.7.5 | Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại, tranh chấp | 12, 16 |
4.7.6 | Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng | 16 |
4.7.7 | Quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu | 1.2,8,11 |
4.7.8 | Giáo dục và nhận thức | 2, 3, 4, 12 |
4.8 | Sự tham gia và phát triển cộng đồng |
|
4.8.2 | Sự tham gia của cộng đồng | 11, 17 |
4.8.3 | Giáo dục và văn hóa | 1, 4, 11 |
4.8.4 | Tạo việc làm và phát triển kỹ năng | 4, 8, 11 |
4.8.5 | Phát triển và tiếp cận công nghệ | 9, 11 |
4.8.6 | Tạo ra của cải và thu nhập | 1,8, 10, 11 |
4.8.7 | Sức khỏe | 3, 11 |
4.8.8 | Đầu tư xã hội | 1, 9, 11 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO IWA 26, Using ISO 26000:2010 in management systems
[2] TCVN ISO 9001 (ISO 9001), Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
[3] ISO 19600, Compliance management systems - Guidelines
[4] TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm
[5] TCVN 12874 (ISO 20400), Mua sắm bền vững - Hướng dẫn
[6] TCVN 13142 (ISO 34101) (tất cả các phần), Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc
[7] TCVN 12448 (ISO/TS 34700), Quản lý phúc lợi động vật - Yêu cầu chung và hướng dẫn các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm
[8] TCVN ISO 37001 (ISO 37001), Hệ thống quản lý chống hối lộ - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[9] TCVN ISO 45001 (ISO 45001), Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[10] TCVN ISO 50001 (ISO 50001), Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
[11] AC X 30-030, Sustainable development and social responsibility - Guidance for using ISO 26000:2010 in the food chain
[12] UN Sustainable goals, http://www.un.org/sustainabledevelopment/sustainable-development- goals/
[13] http://www.fao.org/sustainable-development-goals/en/
[14] http://mvw.fao.org/cfs/home/activities/vggt/en/
[15] ILO conventions. https://www.ilo.org/global/standards/introduction-to-international-labour- standards/conventions-and-recommendations/lang-en/index.htm
[16] ILO, “Safety and health in agriculture”, https://www.ilo.org/safework/info/standards-and-instruments/codes/WCMS_161135/lang--en/index.htm
[17] ILO study, “International Institute for Labour Studies”, https://www.ilo.org/inst/lang--en/index.htm
[18] GRI https://www.globalreporting.org/Pages/default.aspx
[19] UN Global Compact, https://www.unglobalcompact.org/
[20] 2008 report on European competitiveness: https://publications.europa.eu/en/publication-detail/-/publication/df1c40e7-0dac-40c8-8fde-761bdce601e7
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Khuyến nghị về trách nhiệm xã hội
4.1 Khái quát
4.2 Điều hành tổ chức
4.2.1 Thách thức đối với chuỗi thực phẩm
4.2.2 Vấn đề 1: Tích hợp trách nhiệm xã hội vào chính sách và kế hoạch chiến lược của tổ chức
4.2.3 Vấn đề 2: Việc xác định, sự tham gia của các bên liên quan và phạm vi ảnh hưởng
4.2.4 Vấn đề 3: Nhận biết và chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý hiện hành
4.2.5 Vấn đề 4: Phân tích tác động các hoạt động của tổ chức
4.2.6 Vấn đề 5: Thực hành thực hiện trách nhiệm xã hội, đánh giá tiến độ và nâng cao hiệu quả trách nhiệm xã hội
4.2.7 Vấn đề 6: Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch
4.3 Quyền con người
4.3.1 Thách thức đối với chuỗi thực phẩm
4.3.2 Vấn đề 1: Nỗ lực thích đáng
4.3.3 Vấn đề 2: Tình huống rủi ro về quyền con người
4.3.4 Vấn đề 3 và 4: Tránh đồng lõa - Giải quyết bất bình
4.3.5 Vấn đề 5, 6 và 7: Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương - Quyền dân sự và chính trị - Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
4.3.6 Vấn đề 8: Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc
4.4 Thực hành lao động
4.4.1 Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm
4.4.2 Vấn đề 1: Việc làm và các mối quan hệ việc làm
4.4.3 Vấn đề 2: Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội
4.4.4 Vấn đề 3: Đối thoại xã hội
4.4.5 Vấn đề 4: An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp (OH&S)
4.4.6 Vấn đề 5: Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc
4.5 Môi trường
4.5.1 Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm
4.5.2 Vấn đề 1: Phòng ngừa ô nhiễm
4.5.3 Vấn đề 2: Sử dụng tài nguyên bền vững
4.5.4 Vấn đề 3: Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu
4.5.5 Vấn đề 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên..
4.6 Thực hành hoạt động công bằng
4.6.1 Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm
4.6.2 Vấn đề 1: Chống tham nhũng
4.6.3 Vấn đề 2: Tham gia chính trị có trách nhiệm
4.6.4 Vấn đề 3: Cạnh tranh công bằng
4.6.5 Vấn đề 4: Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị
4.6.6 Vấn đề 5: Tôn trọng quyền sở hữu
4.7 Các vấn đề người tiêu dùng
4.7.1 Thách thức đối với chuỗi thực phẩm
4.7.2 Vấn đề 1: Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng
4.7.3 Vấn đề 2: Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng
4.7.4 Vấn đề 3: Tiêu dùng bền vững
4.7.5 Vấn đề 4: Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại, tranh chấp
4.7.6 Vấn đề 5: Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng
4.7.7 Vấn đề 6: Quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu
4.7.8 Vấn đề 7: Giáo dục và nhận thức
4.8 Sự tham gia và phát triển cộng đồng
4.8.1 Các vấn đề đối với chuỗi thực phẩm
4.8.2 Vấn đề 1: Sự tham gia của cộng đồng
4.8.3 Vấn đề 2: Giáo dục và văn hóa
4.8.4 Vấn đề 3: Tạo việc làm và phát triển kỹ năng
4.8.5 Vấn đề 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ
4.8.6 Vấn đề 5: Tạo ra của cải và thu nhập
4.8.7 Vấn đề 6: Sức khỏe
4.8.8 Vấn đề 7: Đầu tư xã hội
Phụ lục A (Tham khảo) Ví dụ về thực hành tốt
Phụ lục B (Tham khảo) Danh mục các nhóm liên quan trong chuỗi thực phẩm
Phụ lục c (Tham khảo) Bảng tương quan giữa tiêu chuẩn này và SDG
Thư mục tài liệu tham khảo
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững – Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững – Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13624:2023 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2023-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghệ- Thực phẩm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |