CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2020
Kính gửi:
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2011 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành hướng dẫn quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch. Trên cơ sở quy định của Luật Đo đạc và bản đồ, Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
- Như trên; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Hội đồng quy hoạch quốc gia; - Các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT; - Lưu: VT, PC, ĐĐBĐVN.
(Kèm theo Công văn số 6999/BTNMT-ĐĐBĐVN ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;
Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Khoản 1 Điều 15 Luật Đo đạc và bản đồ quy định cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước. Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ quy định "Bản đồ địa hình quốc gia được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật về bản đồ địa hình”, theo đó sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia luôn gắn liền, đồng bộ và thống nhất với sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
Điều 10 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của luật đo đạc và bản đồ quy định nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia gồm các dữ liệu thành phần sau đây:
(2) Dữ liệu địa hình là dữ liệu độ cao, độ sâu mô tả hình dạng, đặc trưng của bề mặt Trái Đất bao gồm điểm độ cao, điểm độ sâu, đường đồng mức nối các điểm có cùng giá trị độ cao, đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;
(4) Dữ liệu dân cư là dữ liệu về các khu dân cư và các công trình liên quan đến dân cư, gồm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu chức năng đặc thù, khu dân cư khác, các công trình dân sinh, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội khác;
(6) Dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính bao gồm dữ liệu biên giới quốc gia và dữ liệu địa giới hành chính.
Dữ liệu địa giới hành chính là dữ liệu về đường địa giới hành chính các cấp, hệ thống mốc địa giới hành chính; dữ liệu về các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp;
- Hiện nay, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia đã được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia theo đúng các quy định nêu trên. Hệ tọa độ quốc gia được công bố tại Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
(1) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia đang đóng gói theo một trong các định dạng: định dạng GML: GML v3.3; ngôn ngữ Vi(Việt Nam); định dạng GDB: GDB - ESRI™; ngôn ngữ Vi(Việt Nam); định dạng SHP: Shape - ESRI™; ngôn ngữ Vi(Việt Nam); bảng mã ký tự 004 - UTF8.
Ngoài việc cung cấp các sản phẩm nêu trên thì các dịch vụ chia sẻ dữ liệu không gian địa lý quốc gia cũng sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Điều 16 Luật Đo đạc và bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền, cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn; Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000, thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý; Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý; Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia thuộc phạm vi quản lý nêu trên cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Khoản 1 Điều 57 Luật Đo đạc và bản đồ quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước.
Điểm i Khoản 2 Điều 57 Luật Đo đạc và bản đồ quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia.
Điểm đ Khoản 1 Điều 58 Luật Đo đạc và bản đồ quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý lưu trữ, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
Hiện nay, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 được thành lập cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và 1:50.000 được thành lập phủ trùm cả nước. Các cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia nói trên phần lớn được thành lập trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
Để phục vụ công tác lập quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:25.000 phủ kín phần đất liền, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 phủ kín đất liền và vùng biển Việt Nam. Dự kiến tháng 1 năm 2021 sẽ hoàn thành và cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:250.000, 1:500.000, 1:1000.000 và tháng 2 năm 2021 sẽ hoàn thành và cung cấp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:100.000.
Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Lớp dữ liệu địa hình của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia có tỷ lệ nhỏ hơn 1:100.000 và các lớp dữ liệu cơ sở đo đạc, thủy văn, dân cư, giao thông, biên giới quốc gia, địa giới hành chính, phủ bề mặt của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia các loại tỷ lệ không thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Các tổ chức, cá nhân trong nước có yêu cầu cung cấp thông tin, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia không thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tuyến tại một trong các địa chỉ sau:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đề nghị theo địa chỉ: phòng Cung cấp Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, Trung tâm Thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, số 2 phố Đặng Thùy Trâm, Hà Nội; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và Điều 21 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ thì các tổ chức, cá nhân trong nước có yêu cầu cung cấp thông tin, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện như sau:
- Cá nhân đề nghị cung cấp thông tin, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia phải có văn bản gửi Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Văn bản ghi rõ họ và tên; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Giấy chứng minh Quân đội nhân dân cấp; địa chỉ liên lạc; hoặc chức vụ; thông tin, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia thuộc danh mục bí mật nhà nước đề nghị cung cấp; mục đích sử dụng; cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
5.3. Dịch vụ về cung cấp thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ khác theo yêu cầu
5.4. Khai thác, sử dụng thông tin, sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia
Điều 23 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ.
Khoản 3 Điều 48 Luật Đo đạc và bản đồ quy định: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kết nối dữ liệu không gian địa lý quốc gia trong đó có dữ liệu bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam. Theo đó, việc kết nối dữ liệu bản đồ quy hoạch nêu trên với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam với các tổ chức, cá nhân sẽ được thực hiện theo các quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sau khi hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Điều 15. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
Điều 10. Nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia
1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia là tập hợp dữ liệu nền địa lý được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật để sử dụng thống nhất trong cả nước, gồm các dữ liệu thành phần sau đây:
a) Dữ liệu cơ sở đo đạc là dữ liệu về các điểm tọa độ, độ cao sử dụng trong quá trình đo đạc, thu nhận, xử lý dữ liệu địa lý.
b) Dữ liệu địa hình là dữ liệu độ cao, độ sâu mô tả hình dạng, đặc trưng của bề mặt Trái Đất bao gồm điểm độ cao, điểm độ sâu, đường đồng mức nối các điểm có cùng giá trị độ cao, đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt.
c) Dữ liệu thủy văn là dữ liệu về hệ thống sông, suối, kênh, mương, biển, hồ, ao, đầm, phá, nguồn nước, đường bờ nước, các đối tượng thủy văn khác.
d) Dữ liệu dân cư là dữ liệu về các khu dân cư và các công trình liên quan đến dân cư, gồm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu chức năng đặc thù, khu dân cư khác, các công trình dân sinh, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội khác.
đ) Dữ liệu giao thông là dữ liệu về mạng lưới giao thông và các công trình có liên quan đến giao thông, gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, cầu, hầm giao thông, bến cảng, nhà ga, các công trình giao thông khác.
e) Dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính bao gồm dữ liệu biên giới quốc gia và dữ liệu địa giới hành chính.
Dữ liệu biên giới quốc gia là dữ liệu về đường biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới. điểm cơ sở, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, điểm đặc trưng biên giới quốc gia, các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển.
Dữ liệu địa giới hành chính là dữ liệu về đường địa giới hành chính các cấp, hệ thống mốc địa giới hành chính. dữ liệu về các đối tượng địa lý liên quan đến việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp.
g) Dữ liệu phủ bề mặt là dữ liệu về hiện trạng che phủ của bề mặt Trái Đất, bao gồm lớp phủ thực vật, lớp sử dụng đất, lớp mặt nước, các lớp phủ khác.
2. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ lớn được thành lập từ các kết quả đo đạc, điều tra thu nhận thông tin của đối tượng địa lý. cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ lớn hơn.
3. Bản đồ địa hình quốc gia được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật về bản đồ địa hình. Nội dung bản đồ địa hình quốc gia được chia thành các nhóm lớp dữ liệu sau:
a) Nhóm lớp cơ sở toán học bao gồm các nội dung về lưới chiếu bản đồ, phiên hiệu mảnh, tỷ lệ bản đồ, lưới tọa độ, điểm tọa độ và điểm độ cao trong phạm vi mảnh bản đồ, các nội dung trình bày ngoài khung mảnh bản đồ.
b) Nhóm lớp dữ liệu địa hình.
c) Nhóm lớp dữ liệu thủy văn.
d) Nhóm lớp dữ liệu dân cư.
đ) Nhóm lớp dữ liệu giao thông.
e) Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
g) Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật.
4. Các nhóm lớp dữ liệu được quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều này được thành lập từ dữ liệu nên địa lý tương ứng tại các điểm b, c, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 21. Cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ cho tổ chức, cá nhân trong nước
1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ là tài sản công được cung cấp, khai thác, sử dụng dưới dạng bản sao hoặc xuất bản phẩm. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc của bản sao theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 41 của Luật Đo đạc và bản đồ được công bố và cung cấp rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo nhu cầu sử dụng.
3. Cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải xuất trình thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân. người đại diện cơ quan, tổ chức đến giao dịch yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu hoặc công văn của cơ quan, tổ chức. phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ cho tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Khi cung cấp qua mạng Internet đối với thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ không thuộc Danh mục bí mật nhà nước thì bên yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ gửi tệp tin chứa giấy giới thiệu hoặc công văn của cơ quan, tổ chức. tệp tin chứa phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ và ký bằng chữ ký số. trường hợp không có chữ ký số thì bên yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải xuất trình thẻ Căn cước công dân, hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân khi làm thủ tục mở tài khoản giao dịch trực tuyến, đồng thời cung cấp số điện thoại di động để bên cung cấp gửi mã xác nhận giao dịch.
5. Việc cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều này đề nghị cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều này. Văn bản ghi rõ tên cơ quan, tổ chức. người đại diện cơ quan, tổ chức. thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước đề nghị cung cấp. mục đích sử dụng. cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
7. Cá nhân đề nghị cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều này. Văn bản ghi rõ họ và tên. số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Giấy chứng minh Quân đội nhân dân cấp. địa chỉ liên lạc. hoặc chức vụ. thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước đề nghị cung cấp. mục đích sử dụng. cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
8. Người có thẩm quyền quyết định việc cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
9. Khi nhận đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định, cơ quan, tổ chức được giao cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm cung cấp ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm thì cơ quan, tổ chức được giao cung cấp phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân lý do không cung cấp.
Điều 23. Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp để sử dụng vào mục đích khác.
2. Tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ nếu phát hiện sai sót, không phù hợp với thực tế, không tồn tại ở thực địa thì thông báo, cung cấp lại thông tin liên quan cho cơ quan, tổ chức cung cấp.
3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận thông tin do tổ chức, cá nhân thông báo, cung cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này để có biện pháp xử lý, cập nhật kịp thời.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ là tài sản công phải trả phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. sử dụng sản phẩm là xuất bản phẩm bản đồ phải trả chi phí theo quy định của pháp luật về giá, trừ sản phẩm xuất bản phẩm bản đồ do nhà nước đảm bảo kinh phí được phát không thu tiền theo quy định.
5. Bộ Tài chính quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ là tài sản công quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 39 của Luật Đo đạc và bản đồ. quy định về miễn, giảm phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật phí và lệ phí.
Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng. người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
đ) Tổng Kiểm toán nhà nước.
e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.
k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này.
m) Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực.
n) Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản này, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này. người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương.
d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương.
đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
e) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
g) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này.
c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương. trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
5. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
6. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
7. Chính phủ quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Điều 2. Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
...
3. Về đo đạc và bản đồ:
a) Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia.
b) Dữ liệu ảnh hàng không gồm phim, ảnh hàng không kỹ thuật số. dữ liệu đám mây điểm và sản phẩm quét phim, ảnh hàng không kèm theo số liệu xác định tọa độ tâm ảnh cố số lượng tờ liên kết bằng diện tích lớn hơn 800 km2 ở thực địa.
c) Lớp dữ liệu địa hình của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:100.000 có diện tích liên kết lớn hơn 200 km2 trên thực địa ở khu vực ngoài đô thị hoặc 400km2 ở khu vực đô thị. mô hình số độ cao với độ chính xác đến 07 m có diện tích liên kết lớn hơn 200 km2 trên thực địa ở khu vực ngoài đô thị hoặc 400 km2 ở khu vực đô thị.
Điều 48. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam
...
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kết nối dữ liệu không gian địa lý quốc gia quy định tại Điều 45 của Luật này với Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam.
Điều 58. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
...
đ) Quản lý lưu trữ, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.
Điều 57. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ
...
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ trong cả nước và có trách nhiệm sau đây:
...
i) Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Điều 16. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
b) Thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và bản đồ địa hình quốc gia khu vực đảo, quần đảo, bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.
d) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý.
b) Thành lập, cập nhật bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 đối với phần đất liền, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển thuộc phạm vi quản lý.
c) Vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
d) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án, nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này trước khi triển khai.
đ) Gửi một bộ dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia phải được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của Chính phủ.
File gốc của Công văn 6999/BTNMT-ĐĐBĐVN năm 2020 về quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Công văn 6999/BTNMT-ĐĐBĐVN năm 2020 về quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia để tạo dữ liệu khung cho hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành