BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn triển khai TT Chương trình MTQG đưa TT về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi:
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2013-2015 như sau:
Đề nghị các các Bộ, ngành Trung ương: căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại điểm b và c khoản 8 Điều 1 tại Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 nêu trên, tiến hành tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình.
2.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: Căn cứ Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ lập và phê duyệt các dự án thành phần của Chương trình theo nhiệm vụ được giao.
a) Đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ nội dung Quyết định 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn kèm theo Công văn này để chủ động lựa chọn các mục tiêu, địa bàn, thứ tự ưu tiên thực hiện các nội dung của Chương trình để xây dựng, phê duyệt kế hoạch, dự án cụ thể thực hiện Chương trình theo thẩm quyền cho giai đoạn 2013-2015 và gửi kết quả phê duyệt về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, theo dõi.
c) Về kinh phí của ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình: trên cơ sở kinh phí Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; căn cứ nguồn vốn thực tế của Chương trình được phân bổ hàng năm; căn cứ các tiêu chí ưu tiên đối với các dự án thuộc Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện việc tổng hợp, đề xuất phân bổ vốn cho các Bộ, ngành, các cơ quan trung ương và các địa phương để các cơ quan có thẩm quyền tổng hợp, phê duyệt và giao dự toán trong dự toán ngân sách chung hàng năm cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện Chương trình theo quy định.
(Hướng dẫn thực hiện Chương trình kèm theo Công văn)
- Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Kèm theo Công văn số 3724/BTTTT-KHTC ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. Phạm vi địa bàn và thời gian thực hiện Chương trình:
Phạm vi địa bàn thực hiện Chương trình được phê duyệt tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 1212/QĐ-TTg. Theo đó, Chương trình được thực hiện trên phạm vi địa bàn 62 huyện nghèo và 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định cho huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới; xã an toàn khu; các huyện, xã miền núi, vùng cao khác.
Phạm vi địa bàn của Chương trình để triển khai nội dung 03 Dự án của Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo giai đoạn 2012-2015 dự kiến sẽ là 3.302 xã thuộc 386 tại 48 tỉnh (dự kiến danh sách các tỉnh, huyện, xã thuộc phạm vi thực hiện Chương trình đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đăng thông báo trên Website của Bộ theo địa chỉ …..). Như vậy tất cả các nội dung của Dự án 1, Dự án 2, Dự án 3 khi xây dựng, triển khai thực hiện đều phải được thực hiện trong phạm vi địa bàn trên. Các Bộ, Ngành, Cơ quan trung ương và các địa phương cần rà soát các dự án để đảm bảo thực hiện Chương trình trên địa bàn cho thống nhất và đúng quy định.
Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng, Chương trình được thực hiện từ năm 2012 cho đến hết năm 2015. Đối với năm 2012, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã có các Quyết định giao dự toán kinh phí và các mục tiêu thực hiện Chương trình cho các Bộ, ngành, Cơ quan trung ương và các địa phương; Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Văn bản số 1403/BTTTT-KHTC ngày 04/6/2012 hướng dẫn thực hiện. Đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012 của Chương trình theo đúng các quy định tại các Quyết định và văn bản hướng dẫn nêu trên.
Nội dung Chương trình bao gồm 03 dự án thành phần, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại khoản 6 Điều 1 Quyết định số 1212/QĐ-TTg. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể một số nội dung của các dự án như sau:
Nội dung của Dự án:
- Khảo sát, xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở giai đoạn 2012 - 2015;
1.1. Trách nhiệm thực hiện các nội dung của dự án 1
Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền của tại các xã thuộc phạm vi thực hiện Chương trình thì có kế hoạch, dự toán kinh phí gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét thống nhất việc phối hợp và lồng ghép thực hiện tại các địa phương.
c) Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở:
- Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở tại địa phương nào do địa phương đấy thực hiện, sử dụng nguồn ngân sách trung ương giao hàng năm.
+ Thời gian: Các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian không quá 07 ngày
+ Về số lượng hướng dẫn: Cấp tỉnh: là cán bộ làm công tác quản lý thông tin và truyền thông cơ sở tại các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông và một số hội, đoàn thể của tỉnh - số lượng 10-15 ng/tỉnh; Cấp huyện là cán bộ làm công tác quản lý thông tin và truyền thông cơ sở tại các đơn vị: Phòng Văn hóa - Thông tin và một số hội, đoàn thể của huyện- Số lượng 5-8 người/huyện; cấp xã gồm: cán bộ làm công tác văn hóa - xã hội, cán bộ đài truyền thanh, lãnh đạo UBND xã phụ trách lĩnh vực thông tin và truyền thông - số lượng 3-5 người /xã.
Kinh phí bố trí từ ngân sách trung ương cho các địa phương hàng năm sẽ được Bộ TTTT phân bổ bình quân theo xã thuộc phạm vi thực hiện Chương trình. Ngân sách TW sẽ bố trí đủ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng hết các đối tượng cho các địa phương trong vùng dự án. Những địa phương đã thực hiện xong mục tiêu đào tạo hết các đối tượng thì sẽ tiếp tục khảo sát nhu cầu cho các năm tới và chờ hướng dẫn tiếp của Bộ TTTT.
2. Dự án 2: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
điểm b, khoản 6 Điều 1 của Quyết định 1212/QĐ-TTg. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
Hiện nhu cầu của các địa phương về xây dựng mới, nâng cấp các Đài phát thanh, truyền hình huyện, đài truyền thanh xã là rất lớn. Tuy nhiên do điều kiện ngân sách hết sức eo hẹp, khó khăn, nên tại quyết định 1212/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt bố trí ngân sách TW cho dự án 2 ở mức 680 tỷ đồng và theo thông báo của Bộ KH&ĐT thì vốn đầu tư phát triển cho cả giai đoạn 2012-2015 chỉ cân đối được có khoảng 225 tỷ đồng. Như vậy, vốn bố trí thực tế chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với số vốn được phê duyệt tại quyết định 1212/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng được khoảng 5% so với nhu cầu của các địa phương cơ sở.
Các địa phương theo hướng dẫn trước đây của Bộ xây dựng Dự án 2 “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” nay cần thực hiện việc rà soát điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với tình hình mới. Mục tiêu trong điều kiện nguồn vốn eo hẹp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
(1) Thực hiện đầu tư xây dựng mới Đài truyền thanh xã đối với các xã chưa có đài truyền thanh.
(3) Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị cho các đài phát thanh, truyền hình huyện và các trạm phát lại phát thanh, truyền hình.
(1) Ưu tiên đối với các tỉnh, huyện có nhiều xã biên giới.
(3) Ưu tiên đối với các tỉnh, huyện có xã an toàn khu.
Như vậy, do nguồn vốn ngân sách trung ương được bố trí hết sức eo hẹp, nên trong 03 năm còn lại của Chương trình (2013-2015), Bộ TTTT sẽ ưu tiên tập trung cho nhiệm vụ đầu tư xây dựng mới đài truyền thanh xã cho các xã chưa có đài truyền thanh xã, tạo điều kiện cho các tỉnh xóa trắng những xã chưa có đài truyền thanh xã, đảm bảo cho người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận thông tin tối thiểu phục vụ đời sống.
- Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các đài truyền thanh cần trên cơ sở khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất hiện có do UBND xã quản lý, đảm bảo điều kiện môi trường và an toàn, tiết kiệm.
- Nguồn vốn đầu tư của các dự án thuộc Chương trình giai đoạn 2013-2015: đối với phần thiết bị và cột anten (nếu cần) là nguồn vốn ngân sách trung ương; đối với phần vỏ nhà trạm, vật kiến trúc các nhà trạm, nguồn điện, v.v... là do nguồn ngân sách địa phương bố trí. Trong trường hợp địa phương bố trí đầu tư được cho thiết bị thì cũng không hạn chế và cần được đưa vào dự án để phê duyệt cho cả giai đoạn
- Các địa phương căn cứ số vốn đầu tư phát triển của trung ương bố trí hàng năm để bố trí nguồn vốn đối ứng cho phù hợp, đảm bảo cho dự án thực hiện có hiệu quả. Vốn đối ứng của địa phương chủ yếu là để xây dựng nhà, vỏ trạm, cung cấp điện phục vụ cho việc lắp đặt các thiết bị từ nguồn NSTW cho công tác thông tin truyền thông cơ sở.
b) Đối với nội dung Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang bị phương tiện tác nghiệp cho hoạt động thông tin truyền thông cơ sở (tăng âm, máy tính, loa đài, máy chiếu, máy ghi âm, loa cầm tay, hệ thống truyền thanh nội bộ và một số thiết bị khác phục vụ công tác thông tin và truyền thông,...), ưu tiên các xã thuộc 69 huyện nghèo và các đơn vị cơ sở của một số Bộ, ngành (các cơ sở trại giam, trường giáo dưỡng, đồn biên phòng, ...) thuộc phạm vi địa bàn thực hiện của Chương trình để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền. Nội dung này sử dụng nguồn ngân sách trung ương. Hàng năm Bộ TTTT căn cứ số vốn được Nhà nước giao cho nội dung “Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang bị phương tiện tác nghiệp cho hoạt động thông tin truyền thông cơ sở” sẽ thông báo cho các địa phương được lựa chọn năm đó về số lượng trang thiết bị và số huyện dự kiến được trang bị để địa phương lựa chọn địa điểm cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương và đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ sẽ thực hiện việc đầu tư mua sắm tập trung và bàn giao cho địa phương trên cơ sở địa điểm trang bị do địa phương lựa chọn, đề xuất.
2.2. Về tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ áp dụng đối với đầu tư thiết bị phát thanh, truyền hình:
Về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ trong thiết bị phát sóng phát thanh, truyền hình, quản lý tần số vô tuyến điện áp dụng như sau:
+ Đối với thông số kỹ thuật máy phát thanh: Thông số kỹ thuật máy phát phù hợp với TCVN 6849-1:2001, TCVN 6850-1:2001, TCNV 6850-2:2001;
+ Đối với việc sử dụng tần số vô tuyến điện: Tuân thủ quy định tại Quyết định số 125/2009QĐ-TTg ngày 23/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phổ tần số Vô tuyến điện quốc gia; Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, cần rà soát các thiết bị phát sóng phát thanh, truyền hình với danh mục các sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin phải chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT, Thông tư số 31/2011/TT-BTTTT, Thông tư số 32/2011/TT- BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi làm thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
3.1. Trách nhiệm thực hiện các nội dung của dự án 3
Trong điều kiện nguồn vốn hết sức eo hẹp, nên nội dung này cho giai đoạn 2012-2015 sẽ được tập trung sản xuất tại TW để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, chuyên đề và sau đó sẽ chuyển cho các địa phương trong vùng dự án phát lại. Kinh phí hỗ trợ phát lại sẽ được TW bố trí hàng năm và giao từ đầu năm trong nguồn kinh phí sự nghiệp TW hỗ trợ cho địa phương. Định mức phát lại đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 131 /TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT và trong thông tư thay thế. Việc phát lại thực hiện theo phương thức đặt hàng các đài PTTH tỉnh hoặc huyện và đảm bảo đúng đối tượng đúng địa bàn của Chương trình MTQG.
b) Đối với nội dung hỗ trợ biên tập, xuất bản, in, phát hành các loại sách chuyên đề phục vụ đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo (bao gồm cả các sản phẩm bằng tiếng dân tộc) chủ yếu thực hiện tại các cơ quan trung ương.
Khi xây dựng kế hoạch, dự án xuất bản các ấn phẩm truyền thông, các Bộ, ngành trung ương và các địa phương cần lưu ý đảm bảo thực hiện tối thiểu 04 các nhóm chủ đề sau:
- (ii) Phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất;
- (iv) Tuyên truyền về truyền thống văn hóa của các dân tộc và các nội dung chủ đề khác theo yêu cầu đặc thù của địa phương,...
3.2. Về thứ tự ưu tiên thực hiện dự án
Ngoài phần kinh phí NSTW bố trí thực hiện Chương trình nêu trên, các địa phương chủ động bố trí NSĐP để hỗ trợ thêm nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nội dung thông tin và truyền thông cho đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
1. Về kinh phí của ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình, trên cơ sở kinh phí Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các kế hoạch, dự án của các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông và nguồn kinh phí thực tế bố trí hàng năm cho Chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí và phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Do điều kiện nguồn kinh phí của ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình rất hạn chế, không thể đáp ứng được các nhu cầu đề xuất của các Bộ, ngành địa phương nên Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí vốn đối ứng để thực hiện Chương trình; đồng thời đảm bảo thứ tự ưu tiên thực hiện theo tiêu chí của Chương trình.
5. Về công tác báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình: Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản hướng dẫn riêng để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Từ khóa: Công văn 3724/BTTTT-KHTC, Công văn số 3724/BTTTT-KHTC, Công văn 3724/BTTTT-KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông, Công văn số 3724/BTTTT-KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông, Công văn 3724 BTTTT KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông, 3724/BTTTT-KHTC
File gốc của Công văn 3724/BTTTT-KHTC hướng dẫn triển khai thông tin Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3724/BTTTT-KHTC hướng dẫn triển khai thông tin Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số hiệu | 3724/BTTTT-KHTC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Trần Đức Lai |
Ngày ban hành | 2012-12-28 |
Ngày hiệu lực | 2012-12-28 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |