BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn chuẩn bị triển khai CTMT về CNTT giai đoạn 2016 - 2020 | Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016 |
Kính gửi:
Để đảm bảo tiến độ triển khai Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, Bộ TTTT đang khẩn trương chuẩn bị, xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư Chương trình theo đúng các quy định hiện hành. Đồng thời, để đảm bảo có đầy đủ các thông tin phục vụ quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ngay khi có đủ điều kiện, Bộ TTTT đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung sau:
(Sau thời hạn nêu trên nếu Quý cơ quan không gửi văn bản đăng ký thì được hiểu là không có nhu cầu tham gia thực hiện Chương trình).
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị Quý cơ quan phản ánh về Bộ TTTT (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để phối hợp hướng dẫn. (Thông tin liên hệ: Đ/c Đàm Viết Hùng, ĐT: 043.8263578; Đ/c Nguyễn Hoàng, ĐT: 043.9436708; Đ/c Nguyễn Huy Hùng, ĐT 043.8226737).
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN ĐỀ XUẤT THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm Công văn số 2514/BTTTT-KHTC ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ TTTT)
1. Mục tiêu đầu tư
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ Trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin quốc gia và xác thực điện tử; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin thông qua việc phát triển các khu công nghệ thông tin trọng điểm và các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm
Phấn đấu đến năm 2020 đạt:
- 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP), kết nối với NGSP.
- 30% hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phương được xử lý trực tuyến tại mức độ 4.
- Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) để kết nối các hệ thống dịch vụ của các Bộ, ngành, địa phương đã sẵn sàng.
- Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của các địa phương được áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung.
c) Đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, Chương trình hỗ trợ thực hiện:
- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển đối với: ít nhất 03 sản phẩm phần cứng điện tử thuộc lĩnh vực vi mạch, chíp bán dẫn; ít nhất 06 sản phẩm nền tảng dùng trong cơ quan nhà nước và xã hội; ít nhất 01 sản phẩm nội dung số phục vụ cơ quan nhà nước.
Các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ đầu tư của Chương trình, trong đó ưu tiên các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
Theo dự kiến hiện nay thì vốn đầu tư của NSNN bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương. Do vốn đầu tư của ngân sách trung ương chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nên các địa phương cần phải bổ sung vốn cho dự án do địa phương thực hiện để đảm bảo quy mô theo quy định.
- Các dự án hệ thống thông tin quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDL), các CSDL chuyên ngành, và các hệ thống kết nối thông tin trực tuyến thuộc nền tảng Chính phủ điện tử.
- Các dự án hạ tầng và giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn thông thông tin tập trung đối với các hệ thống thông tin, CSDL và mạng máy tính của các cơ quan nhà nước trong đó ưu tiên đầu tư các dự án xây dựng và thiết lập các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin tập trung để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, bảo vệ mạng Internet Việt Nam; các hệ thống nền tảng bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử để thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT, thương mại điện tử.
II. HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
a) Các quy định, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương
- Chủ trương đầu tư Chương trình (nêu tại phần I ở trên);
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020;
- Các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Căn cứ các quy định của địa phương
2. Yêu cầu và nội dung ưu tiên đầu tư thực hiện các mục tiêu cụ thể của Chương trình
Dự án đề xuất đầu tư thực hiện Chương trình cần nêu rõ mục tiêu, đối tượng, số lượng sản phẩm CNTT trọng điểm cần hỗ trợ; lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện; Cụ thể:
b) Phù hợp với các quyết định, hướng dẫn của cơ quan Trung ương về CNTT;
d) Làm rõ khả năng và việc tận dụng tối đa cơ sở vật chất đã được đầu tư trước đó, không đầu tư chồng chéo, trùng lắp;
e) Đảm bảo sự đồng bộ trong thực hiện Chương trình để đạt mục tiêu theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Chương trình;
h) Các dự án tại các địa phương thuộc Chương trình phải có quy mô từ dự án nhóm B trở lên và phải xác định rõ cơ cấu nguồn vốn, khả năng huy động, đồng thời các địa phương tham gia thực hiện Chương trình cần phải cam kết đối ứng số vốn cần thiết để đảm bảo quy mô của dự án nhóm B. Đối với dự án của các Bộ, ngành thì tùy theo mức độ cần thiết đầu tư của mỗi cơ quan, không bắt buộc phải có quy mô từ dự án nhóm B trở lên.
i) Đối với các địa phương có nhu cầu xây dựng dự án đầu tư Khu công nghệ thông tin tập trung thì phải lập dự án riêng;
2.2. Đối với đầu tư về ứng dụng công nghệ thông tin
- Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng CNTT ở các Bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0 bao gồm: thành phần, mô hình kết nối, chuẩn CNTT bảo đảm đồng bộ, kết nối, liên thông các thành phần trong Kiến trúc Chính phủ điện tử, tránh trùng lặp (chi tiết hướng dẫn tại các Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013; số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014, các Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 và số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ TTTT hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh).
- Cần xác định cụ thể phạm vi, đơn vị thụ hưởng các nội dung đầu tư.
(i) Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp Bộ (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ); nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp Tỉnh (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi tắt là LGSP. Bao gồm các thành phần chính:
+ Phần mềm nền tảng: Là nền tảng chung để kết nối, chia sẻ các hệ thống thông tin quy mô cấp Bộ hoặc tỉnh (tiêu biểu bao gồm các thành phần như: Trục kết nối; hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ; hệ thống xác thực tài khoản trong cơ quan; hệ thống dịch vụ dữ liệu chính; hệ thống quản trị tài nguyên; hệ thống quản trị ứng dụng; Hệ thống giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ;...).
- Các dịch vụ dùng chung: Có mục đích hỗ trợ phát triển các ứng dụng, bao gồm các thành phần dùng chung cho các ứng dụng mà không phải xây dựng lại (tiêu biểu như: các dịch vụ nền tảng quản lý nội dung; các dịch vụ nền tảng quản lý công việc; các dịch vụ nền tảng quản lý văn bản; các dịch vụ nền tảng xử lý hồ sơ nghiệp vụ; ...).
- Hạ tầng kỹ thuật: Máy chủ; thiết bị lưu trữ; thiết bị mạng và đường truyền; các thiết bị an toàn, an ninh thông tin;...
* Lưu ý: Các cơ quan căn cứ hiện trạng, nhu cầu kết nối, chia sẻ, phát triển các ứng dụng CNTT; xác định rõ các thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quy mô phạm vi đầu tư cho mỗi nội dung trên để bảo đảm việc kết nối, chia sẻ, sử dụng 1 các hệ thống thông tin của Bộ/tỉnh đã có, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả, tránh trùng lặp, lãng phí.
(iii) Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu:
+ Đối với CSDL Quốc gia cần tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục CSDLQG cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử (đề nghị nêu cụ thể tên CSDL, phạm vi, quy mô đầu tư, mục đích khai thác);
Điều 59 Luật Công nghệ thông tin và Điều 12 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP để làm cơ sở lựa chọn, triển khai;
- Việc xây dựng CSDL cần thực hiện theo các quy định, hướng dẫn về nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ, duy trì tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; tiêu chuẩn kỹ thuật tại Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ TTTT ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Công văn số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ TTTT hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Mục tiêu: Đầu tư tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của Bộ, ngành, địa phương.
+ Đối với nội dung đầu tư về an toàn thông tin tại các Bộ, ngành: các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ về CNTT có thể bố trí vốn để lập dự án riêng hoặc hình thành một hạng mục của dự án đầu tư thực hiện Chương trình;
- Nội dung đầu tư:
+ Thiết bị, phần mềm phòng chống tấn công mạng, xử lý phần mềm độc hại;
+ Huấn luyện, chuyển giao công nghệ và các nội dung đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
+ Trong điều kiện nguồn vốn có hạn đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí vốn đầu tư đồng bộ các hạng mục chủ yếu sau: thiết bị tường lửa, IPS/IDS, phần mềm diệt virus, phần mềm giám sát và bảo vệ website, giải pháp xác thực điện tử, ứng cứu sự cố,...;
+ Đối với nội dung đầu tư về an toàn thông tin tại các Bộ, ngành: các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ về CNTT có thể bố trí vốn để lập dự án riêng hoặc hình thành một hạng mục của dự án đầu tư ứng dụng CNTT;
2.4. Đối với dự án đầu tư về Khu Công nghiệp CNTT tập trung
- Địa phương đầu tư Khu CNTT tập trung phải lập dự án đầu tư riêng.
+ Dự án đầu tư xây dựng khu phải thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển Khu CNTT tập trung đã được phê duyệt hoặc được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép triển khai thực hiện;
+ Địa phương được thực hiện dự án phải có điều kiện về nhân lực CNTT, vị trí địa lý, kinh tế- xã hội phát triển, đáp ứng các điều kiện về thành lập khu CNTT tập trung được quy định tại Điều 9, Nghị định 154/NĐ-CP của Chính phủ; xác định rõ nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư; được cơ quan quản lý Chương trình đề xuất;
b) Các nội dung đầu tư được hỗ trợ từ NSNN: Thực hiện theo quy định tại Điều 25, Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu CNTT tập trung;
2.5. Đối với dự án phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm (do cơ quan trung ương chủ trì thực hiện).
Việc đề xuất đầu tư phải phù hợp với quy định tại Phần II của Quyết định 392/QĐ-TTg.
- Đối với sản phẩm nội dung số: ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
b) Điều kiện lựa chọn sản phẩm được đầu tư:
- Sản phẩm được đầu tư để khắc phục tình trạng độc quyền trên thị trường;
- Sản phẩm được phát triển bởi tổ chức, doanh nghiệp nội địa;
c) Nội dung hỗ trợ đầu tư:
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện nội dung đối với sản phẩm nội dung số;
- Hỗ trợ đăng ký bản quyền, công bố;
- Chuẩn hóa quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
- Phát triển cơ sở dữ liệu nghiệp vụ để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.
- Cần xây dựng lộ trình thực hiện dự án trên cơ sở khả năng huy động nguồn vốn thực hiện dự án;
4. Về xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn:
4.2. Trong tổng mức đầu tư phải làm rõ cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn huy động tại các Bộ, ngành, địa phương:
+ Làm rõ nội dung đầu tư sử dụng từ nguồn vốn huy động tại Bộ, ngành, địa phương ngoài kinh phí được bố trí từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án;
* Lưu ý:
- Đối với phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm cần làm rõ khả năng huy động vốn ngoài vốn NSTW đầu tư cho chương trình.
5. Về đảm bảo chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án
III. HƯỚNG DẪN ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG VỐN SỰ NGHIỆP TỪ NSTW THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Về nội dung chi từ nguồn vốn sự nghiệp chỉ đề xuất sử dụng cho các nội dung sau:
- Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thuộc dự án của Chương trình;
- Chuẩn hóa quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
2. Căn cứ xây dựng đề xuất:
- Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
(Đề xuất chi tiết sử dụng vốn sự nghiệp thực hiện mục tiêu của Chương trình thuyết minh chi tiết tại Phụ lục số 3 kèm theo).
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm Công văn số /BTTTT-KHTC ngày tháng 7 năm 2016 của Bộ TTTT)
điểm đ, e khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công, Bộ TTTT đề nghị Quý cơ quan xây dựng Báo cáo đề xuất từng dự án thực hiện Chương trình với các nội dung chủ yếu sau:
1.1. Thực trạng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
- Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong đầu tư ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tại Bộ, ngành, địa phương và đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Nêu rõ lĩnh vực hoạt động của các cơ quan sẽ thuộc phạm vi đầu tư dự án (chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động); tình hình hoạt động và vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội và trong công tác quản lý, điều hành phù hợp với đặc thù từng lĩnh vực hoạt động và của mỗi đơn vị.
- Đối với các dự án về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, cần đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm để làm rõ sự cần thiết đầu tư.
Đánh giá sự phù hợp của dự án thực hiện Chương trình với quy hoạch, chiến lược, kế hoạch đầu tư ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của Bộ ngành, địa phương đến 2020.
Trong phần này báo cáo cần nêu rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và sự phù hợp của mục tiêu, kết quả của dự án đối với mục tiêu của Chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 cho 04 lĩnh vực:
- Khung chính quyền điện tử cấp tỉnh (được cấp thẩm quyền phê duyệt);
- Mục tiêu cụ thể về ATTT;
4. Phân tích các điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư
b) Tình hình thực hiện các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin cho trung tâm dữ liệu, các hệ thống thông tin cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp;
d) Đối với các dự án đầu tư về khu công nghiệp công nghệ thông tin: cần làm rõ về hiện trạng pháp lý của khu CNTT đề xuất đầu tư (về quy hoạch, hiện trạng về đầu tư, hạ tầng, tiến độ, nguồn vốn,...);
5. Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị
6. Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án (bao gồm làm rõ chi phí và nguồn kinh phí thực hiện)
8. Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư (trường hợp dự án đầu tư về khu công nghiệp công nghệ thông tin nếu có).
10. Dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình:
10.1. Vốn đầu tư phát triển:
- Từ Ngân sách Trung ương:
b) Vốn đầu tư của doanh nghiệp:
10.2. Vốn sự nghiệp:
b) Vốn sự nghiệp của Ngân sách địa phương.
12. Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án
14. Kết quả thẩm định nguồn vốn (nếu có)
15. Danh mục các dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020
* Đối với các địa phương: Bao gồm tất cả các dự án CNTT từ cấp huyện tới các sở ban ngành của tỉnh; Chỉ liệt kê các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư (đối với các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015 và các dự án đã bố trí vốn thực hiện năm 2016) trong giai đoạn 2016 - 2020 của cấp có thẩm quyền.
STT | Tên dự án | Tổng mức vốn thực hiện Chương trình | Dự kiến tiến độ thực hiện | Mục tiêu/phạm vi | Nội dung | Chủ đầu tư | Ghi chú | |||||||||
Tổng số | Vốn đầu tư | Vốn sự nghiệp | Vốn Doanh nghiệp | Các nguồn vốn hợp pháp khác | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||||
NSTW | NSĐP | NSTW | NSĐP | |||||||||||||
A | Dự án sử dụng vốn từ NSTW |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Dự án đề xuất sử dụng vốn CTMT về CNTT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Dự án sử dụng vốn từ NSTW của Chương trình khác (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Dự án sử dụng vốn từ NSĐP hoặc vốn khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHI TIẾT ĐỀ XUẤT KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm Công văn số /BTTTT-KHTC ngày tháng 7 năm 2016 của Bộ TTTT)
STT | Danh mục dự án | Mục tiêu | Nội dung chi | Khối lượng nhiệm vụ thực hiện | Phương thức thực hiện | Nhu cầu kinh phí | Đề xuất kinh phí thực hiện các năm | |||||||||||||||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
… |
|
(Ghi chú: đề nghị nêu rõ phương thức thực hiện là thuê dịch vụ, tự thực hiện hay hình thức khác....) 1. … Từ khóa: Công văn 2514/BTTTT-KHTC, Công văn số 2514/BTTTT-KHTC, Công văn 2514/BTTTT-KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông, Công văn số 2514/BTTTT-KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông, Công văn 2514 BTTTT KHTC của Bộ Thông tin và Truyền thông, 2514/BTTTT-KHTC File gốc của Công văn 2514/BTTTT-KHTC năm 2016 hướng dẫn chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu về Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đang được cập nhật. Công văn 2514/BTTTT-KHTC năm 2016 hướng dẫn chuẩn bị triển khai Chương trình mục tiêu về Công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |