\r\n BẢO HIỂM XÃ HỘI\r\n VIỆT NAM | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 2355/QĐ-BHXH \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 16\r\n tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY\r\nĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỊA\r\nPHƯƠNG
\r\n\r\nTỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020\r\ncủa Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo\r\nhiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Vị trí và chức năng của\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
\r\n\r\n1. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung\r\nương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm\r\nxã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội\r\nViệt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức thực hiện các chế độ, chính\r\nsách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp;\r\nquản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;\r\nthanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm\r\ny tế và kiểm tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo\r\nhiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi chung là theo quy định).
\r\n\r\n2. Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp,\r\ntoàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn\r\ntỉnh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
\r\n\r\n3. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu,\r\ntài khoản và trụ sở riêng.
\r\n\r\nĐiều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh
\r\n\r\n1. Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn\r\nvà dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế\r\ntrên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch,\r\nchương trình sau khi được phê duyệt.
\r\n\r\n2. Chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan\r\nđể xây dựng, tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban\r\nhành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch lãnh đạo thực hiện các chế độ, chính\r\nsách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Nghị quyết của Hội đồng\r\nnhân dân tỉnh về hỗ trợ kinh phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện,\r\nbảo hiểm y tế đối với một số nhóm người tham gia từ nguồn ngân sách địa phương;\r\ntrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển người\r\ntham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn. Phối\r\nhợp với Sở Y tế trong việc xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện\r\nđăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, phân bổ số thẻ bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n3. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền,\r\nphổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\nnghiệp, bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, cụ\r\nthể:
\r\n\r\na) Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người\r\ntham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tổ chức\r\nthu hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân tham\r\ngia. Kiểm tra việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế\r\nđối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân; từ chối việc đóng\r\ncác chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy\r\nđịnh của pháp luật. Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng,\r\nchậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh;
\r\n\r\nb) Quản lý hệ thống tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã\r\nhội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn; tổ chức tập huấn nghiệp\r\nvụ, kỹ năng khai thác, phát triển người tham gia cho nhân viên thuộc tổ chức dịch\r\nvụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (gọi chung là nhân\r\nviên thu); cấp thẻ nhân viên thu;
\r\n\r\nc) Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo\r\nhiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;\r\nquản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;
\r\n\r\nd) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\ny tế; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về\r\nbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm phục vụ hành\r\nchính công; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết chế độ\r\nbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện tiếp công dân theo quy định;
\r\n\r\nđ) Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh\r\n& Xã hội, người sử dụng lao động để xem xét giải quyết việc tính thời gian\r\ncông tác cho người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm\r\n1995 (bao gồm trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian\r\nlàm việc trong khu vực nhà nước và điều chỉnh chức danh nghề hoặc công việc nặng\r\nnhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) theo hướng\r\ndẫn của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
\r\n\r\ne) Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ\r\ncấp thất nghiệp; chủ trì, tham mưu thực hiện ký hợp đồng ủy quyền chi trả các\r\nchế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp và quản lý người hưởng các chế độ bảo\r\nhiểm xã hội với tổ chức dịch vụ công. Kiểm tra việc chi trả các chế độ bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có dấu hiệu vi phạm; từ chối\r\nchi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không\r\nđúng quy định. Thu hồi số tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sai\r\nquy định thuộc trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội;
\r\n\r\ng) Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước\r\nchuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã\r\nhội tự nguyện;
\r\n\r\nh) Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức\r\nthực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và theo phân cấp;
\r\n\r\ni) Tổ chức ký, thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh bảo\r\nhiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có đủ điều kiện theo quy\r\nđịnh của pháp luật hiện hành; kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng khám, chữa\r\nbệnh bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện giám định bảo hiểm y tế theo quy định; bảo\r\nvệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng, trục lợi chế độ\r\nbảo hiểm y tế.
\r\n\r\n5. Phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo\r\ncác cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu về danh mục,\r\nsố lượng thuốc, đồng thời tham gia thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số\r\nlượng thuốc. Tham gia đấu thầu thuốc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\n6. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ\r\nchính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu\r\nnại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định, cụ thể:
\r\n\r\na) Tổ chức kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố\r\ncáo, kiến nghị, phản ánh trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,\r\nbảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội\r\ntỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm\r\ny tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định; kiến nghị với cơ quan\r\ncó thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện hành vi có dấu\r\nhiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y\r\ntế theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi văn bản kiến nghị\r\nkhởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến\r\nhành tố tụng tại tỉnh để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\nb) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ\r\nchức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\nthất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt\r\nbáo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh. Thanh tra chuyên ngành đột xuất\r\nkhi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh hoặc khi được Tổng\r\nGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế\r\nthi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã\r\nhội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định;
\r\n\r\nc) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết\r\nluận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và cá\r\nnhân theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm tra,\r\nthanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm\r\ny tế theo quy định.
\r\n\r\n7. Tổ chức thực hiện các hoạt động: đối thoại chính\r\nsách, tư vấn, giải đáp chính sách tại địa phương; xử lý phản ánh, kiến nghị của\r\ntổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,\r\nbảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khảo sát, đo lường sự hài lòng của tổ chức,\r\ncá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh theo\r\nphân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n8. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải\r\ncách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực hiện\r\ncông tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, công tác pháp chế. Tổ chức triển\r\nkhai Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN trong thực hiện\r\nnhiệm vụ. Xây dựng, áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) của Bảo\r\nhiểm xã hội tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\n9. Tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả\r\ngiải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, tài liệu lưu trữ hành chính,\r\nnghiệp vụ; tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp\r\nvụ; hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\nthất nghiệp, bảo hiểm y tế (gồm cả giấy và điện tử) đối với các đơn vị thuộc Bảo\r\nhiểm xã hội tỉnh theo quy định.
\r\n\r\n10. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh\r\nvực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; cập nhật biến động\r\ntăng, giảm dữ liệu hộ gia đình theo quy định.
\r\n\r\n11. Bồi dưỡng, tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo\r\nhiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nghiệp vụ chuyên môn theo\r\nphân cấp quản lý cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
\r\n\r\n12. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa\r\nán bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo\r\nhiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
\r\n\r\n13. Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị\r\nviệc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\nthất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền\r\nthanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\nnghiệp, bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n14. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về\r\nviệc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng\r\nlao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu\r\ncầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của\r\ncơ quan nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\n15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các\r\ntổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên\r\nquan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm y tế theo quy định, cụ thể:
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ\r\nchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện công tác thông\r\ntin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\nthất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm gia tăng người tham gia và bảo đảm thực hiện\r\nnghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm y tế;
\r\n\r\nb) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội\r\nvà các cơ quan, tổ chức ở địa phương xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\r\nthực hiện biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã\r\nhội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính\r\nđáng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động;
\r\n\r\nc) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh\r\nvà Xã hội và các cơ quan có liên quan báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết\r\nquyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian công tác trước\r\nngày 01 tháng 01 năm 1995;
\r\n\r\nd) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương\r\nthực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
\r\n\r\nđ) Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, hàng năm và\r\nbáo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chế độ,\r\nchính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình hình trốn đóng, chậm đóng bảo\r\nhiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n16. Tổ chức thực hiện các quy chế, chương trình, kế\r\nhoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo ký kết của Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam.
\r\n\r\n17. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện Bảo hiểm\r\nxã hội quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây\r\ngọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn\r\nđược giao.
\r\n\r\n18. Quản lý công chức, viên chức, người lao động\r\nthuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
\r\n\r\n19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng\r\ncông nghệ thông tin, chuyển đổi số, liên thông dữ liệu trong quản lý, điều hành\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh. Quản lý, cập nhật, khai thác, bảo mật và chịu trách nhiệm\r\nvề dữ liệu công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo\r\nphân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê,\r\nbáo cáo, thi đua - khen thưởng theo quy định.
\r\n\r\n20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng\r\nGiám đốc giao và theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 3. Chế độ quản lý, chế độ\r\nlàm việc và trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
\r\n\r\n1. Chế độ quản lý:
\r\n\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh do Giám đốc quản lý, điều hành\r\ntheo chế độ thủ trưởng; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc và các Phó\r\nGiám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,\r\nđiều động, khen thưởng và kỷ luật.
\r\n\r\nSố lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng\r\nGiám đốc quy định trong phạm vi số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bình\r\nquân được cấp có thẩm quyền giao.
\r\n\r\n2. Chế độ làm việc:
\r\n\r\na) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh làm việc theo chế\r\nđộ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc,\r\nchế độ thông tin, báo cáo, đánh giá phân loại tập thể và cá nhân của Bảo hiểm\r\nxã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
\r\n\r\nb) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phân công hoặc ủy\r\nquyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.\r\nGiám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy\r\nquyền giải quyết.
\r\n\r\n3. Trách nhiệm:
\r\n\r\na) Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định\r\ntại Điều 1, Điều 2 Quyết định này;
\r\n\r\nb) Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm\r\nquyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu trách nhiệm về các quyết định\r\nđó;
\r\n\r\nc) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy\r\nchế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh; quyết định các biện\r\npháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện cải cách hành chính\r\ngắn với tăng cường hậu kiểm; phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách\r\ndịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong công chức, viên chức, người\r\nlao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;
\r\n\r\nd) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước\r\npháp luật về tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
\r\n\r\nđ) Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng\r\nGiám đốc và quy định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
\r\n\r\nĐiều 4. Cơ cấu tổ chức của Bảo\r\nhiểm xã hội tỉnh
\r\n\r\n1. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 1 (gồm:\r\nBảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh), cơ\r\ncấu tổ chức gồm:
\r\n\r\n1.1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
\r\n\r\n1.2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n1.3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1.
\r\n\r\n1.4. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2.
\r\n\r\n1.5. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
\r\n\r\n1.6. Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
\r\n\r\n1.7. Phòng Tổ chức cán bộ.
\r\n\r\n1.8. Phòng Truyền thông.
\r\n\r\n1.9. Phòng Công nghệ thông tin.
\r\n\r\n1.10. Phòng Quản lý hồ sơ.
\r\n\r\n1.11. Văn phòng.
\r\n\r\n2. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 2 (gồm Bảo\r\nhiểm xã hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bình\r\nDương), cơ cấu tổ chức gồm:
\r\n\r\n2.1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
\r\n\r\n2.2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n2.3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n2.4. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
\r\n\r\n2.5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
\r\n\r\n2.6. Phòng Tổ chức cán bộ.
\r\n\r\n2.7. Phòng Truyền thông.
\r\n\r\n2.8. Phòng Công nghệ thông tin.
\r\n\r\n2.9. Văn phòng.
\r\n\r\n3. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc Nhóm 3 (gồm\r\n56 Bảo hiểm xã hội tỉnh còn lại), cơ cấu tổ chức gồm:
\r\n\r\n3.1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
\r\n\r\n3.2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\n3.3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế.
\r\n\r\n3.4. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
\r\n\r\n3.5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
\r\n\r\n3.6. Phòng Tổ chức cán bộ.
\r\n\r\n3.7. Phòng Truyền thông.
\r\n\r\n3.8. Phòng Công nghệ thông tin.
\r\n\r\n3.9. Văn phòng.
\r\n\r\n(Phụ lục cơ cấu tổ chức các nhóm Bảo hiểm xã hội\r\ntỉnh kèm theo)
\r\n\r\n4. Các phòng và Văn phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội\r\ntỉnh có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm\r\nvụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng\r\nGiám đốc.
\r\n\r\nPhòng, Văn phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp\r\ncủa Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về\r\nchuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
\r\n\r\nĐiều 5. Vị trí, chức năng của Bảo\r\nhiểm xã hội huyện
\r\n\r\n1. Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo\r\nhiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh\r\ntổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý\r\nthu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện\r\ntheo quy định.
\r\n\r\n2. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp,\r\ntoàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà\r\nnước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
\r\n\r\n3. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, con\r\ndấu, tài khoản và trụ sở riêng.
\r\n\r\n4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại\r\nđơn vị hành chính là thành phố trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh\r\nđóng trên địa bàn.
\r\n\r\nĐiều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của\r\nBảo hiểm xã hội huyện
\r\n\r\n1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế\r\nhoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế\r\nhoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
\r\n\r\n2. Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu\r\ncho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành nghị quyết, kế hoạch chỉ\r\nđạo tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.
\r\n\r\n3. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ\r\nbiến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế.
\r\n\r\n4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của\r\nBảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
\r\n\r\na) Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo\r\nhiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;\r\nquản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;
\r\n\r\nb) Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người\r\ntham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\r\nTổ chức thu hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo\r\nhiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân\r\ntham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm y tế không đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra việc đóng nộp bảo hiểm xã\r\nhội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng\r\nlao động. Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng\r\nbảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo phân cấp của Bảo hiểm\r\nxã hội tỉnh;
\r\n\r\nc) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm\r\ny tế; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo\r\nhiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện; Bộ\r\nphận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cấp huyện; theo dõi tăng, giảm\r\nsố người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
\r\n\r\nd) Tiếp nhận hồ sơ giải quyết việc tính thời gian\r\ncông tác cho người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm\r\n1995 (bao gồm trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian\r\nlàm việc trong khu vực nhà nước và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc,\r\nđộc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) theo phân cấp của\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh;
\r\n\r\nđ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\nnghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất\r\nnghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
\r\n\r\ne) Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước\r\nchuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã\r\nhội tự nguyện;
\r\n\r\ng) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn\r\nkinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
\r\n\r\n\r\n\r\ni) Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giải\r\nđáp, tư vấn chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm y tế; khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục\r\nvụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
\r\n\r\n5. Giải quyết các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về\r\nviệc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm\r\ny tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm\r\ny tế theo quy định.
\r\n\r\n6. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành\r\nchính; công tác kiểm soát thủ tục hành chính và công tác pháp chế theo chỉ đạo,\r\nhướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng\r\ntheo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
\r\n\r\n7. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực\r\nbảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
\r\n\r\n8. Thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải\r\nquyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ; thực\r\nhiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ; hồ sơ của người\r\ntham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y\r\ntế (gồm cả giấy và điện tử) theo quy định.
\r\n\r\n9. Hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách bảo\r\nhiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham\r\ngia.
\r\n\r\n10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các\r\ntổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên\r\nquan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm y tế theo quy định. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân\r\ndân cấp huyện xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phát triển người tham gia bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở kế hoạch được giao.
\r\n\r\n11. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước\r\ncó thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các\r\nchế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tham gia đoàn\r\nthanh tra, kiểm tra do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập.
\r\n\r\n12. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa\r\nán bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo\r\nhiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn. Gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm\r\ntheo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng\r\ntại cấp huyện để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật khi phát hiện\r\nhành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,\r\nbảo hiểm y tế theo quy định của Bộ luật Hình sự.
\r\n\r\n13. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương\r\nthực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo phân cấp\r\nquản lý.
\r\n\r\n14. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về\r\nviệc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm\r\nxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng\r\nlao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu\r\ncầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của\r\ncơ quan nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\n15. Triển khai thực hiện các quy chế, chương trình,\r\nkế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo ký kết của Bảo hiểm xã hội Việt\r\nNam và của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
\r\n\r\n16. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm\r\nxã hội huyện.
\r\n\r\n17. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ\r\nthông tin, chuyển đổi số; khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực\r\nhiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh.
\r\n\r\n18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám\r\nđốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 7. Cơ cấu tổ chức của Bảo\r\nhiểm xã hội huyện
\r\n\r\n1. Bảo hiểm xã hội huyện có cơ cấu tổ chức gồm Tổ\r\nnghiệp vụ. Tổng Giám đốc ban hành quy định về nguyên tắc thành lập Tổ nghiệp vụ,\r\nsố lượng Tổ nghiệp vụ, cơ cấu viên chức quản lý Tổ nghiệp vụ.
\r\n\r\n2. Tổ Nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám\r\nđốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê\r\nduyệt.
\r\n\r\nTổ Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã\r\nhội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn,\r\nnghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc.
\r\n\r\nTổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của\r\nGiám đốc Bảo hiểm xã hội huyện.
\r\n\r\nĐiều 8. Chế độ quản lý, chế độ\r\nlàm việc và trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện
\r\n\r\n1. Chế độ quản lý:
\r\n\r\nBảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều\r\nhành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội\r\nhuyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động,\r\nthuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản\r\nlý cán bộ.
\r\n\r\nSố lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Tổng\r\nGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định trong phạm vi số lượng Phó Giám đốc\r\nBảo hiểm xã hội cấp huyện bình quân do cấp có thẩm quyền quyết định.
\r\n\r\n2. Chế độ làm việc:
\r\n\r\na) Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện làm việc theo chế\r\nđộ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc,\r\nchế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện theo chỉ đạo, hướng dẫn của\r\nBảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
\r\n\r\nb) Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện phân công hoặc ủy\r\nquyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.\r\nGiám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy\r\nquyền giải quyết.
\r\n\r\n3. Trách nhiệm:
\r\n\r\na) Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định\r\ntại Điều 5, Điều 6 Quyết định này;
\r\n\r\nb) Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm\r\nquyền quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định\r\nđó;
\r\n\r\nc) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy\r\nchế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Quyết định các biện\r\npháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; theo dõi và đánh giá viên chức;\r\nthực hiện cải cách hành chính gắn với tăng cường hậu kiểm; phòng chống tham\r\nnhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác\r\ntrong viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm khi để xảy ra\r\nhành vi vi phạm;
\r\n\r\nd) Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm\r\ntrước Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và trước pháp luật về tổ chức thực hiện nhiệm\r\nvụ;
\r\n\r\nđ) Thực hiện các quy định của pháp luật, của Bảo hiểm\r\nxã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh và quy định quản lý hành chính nhà nước của\r\nỦy ban nhân dân cấp huyện.
\r\n\r\nĐiều 9. Hiệu lực và trách nhiệm\r\nthi hành
\r\n\r\n1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và\r\nthay thế Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã\r\nhội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo\r\nhiểm xã hội địa phương.
\r\n\r\nTừ ngày 01/01/2024, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã\r\nhội tỉnh quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Quyết định này thực hiện như sau:
\r\n\r\n+ Kiện toàn, cơ cấu lại Phòng Quản lý hồ sơ và Văn\r\nphòng thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ\r\nChí Minh (nhóm 1) thành Văn phòng Bảo hiểm xã hội thành phố;
\r\n\r\n+ Kiện toàn, cơ cấu lại Phòng Công nghệ thông tin\r\nvà Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh thuộc 56 Bảo hiểm xã hội tỉnh (nhóm 3) thành\r\nVăn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh.
\r\n\r\n2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bảo\r\nhiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam\r\nvà Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu\r\ntrách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TỔNG GIÁM ĐỐC | \r\n
\r\n\r\n
PHỤ LỤC\r\n
\r\n\r\nCƠ CẤU TỔ CHỨC CẤP PHÒNG TRỰC THUỘC CÁC NHÓM BẢO HIỂM\r\nXÃ HỘI CẤP TỈNH
\r\nKèm theo Quyết định số: 2355/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Tổng Giám\r\nđốc
\r\n Stt \r\n | \r\n \r\n BHXH tỉnh \r\n | \r\n \r\n Nhóm \r\n | \r\n \r\n Cơ cấu tổ chức \r\n | \r\n |
\r\n Thực hiện từ\r\n 01/01/2023 \r\n | \r\n \r\n Thực hiện từ\r\n 01/01/2024 \r\n | \r\n |||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n TP Hồ Chí Minh \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Nhóm 1 gồm 11 phòng: \r\n1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. \r\n2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. \r\n3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1. \r\n4. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2. \r\n5. Phòng Kế hoạch - Tài chính. \r\n6. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. \r\n7. Phòng Tổ chức cán bộ. \r\n8. Phòng Truyền thông. \r\n9. Phòng Công nghệ thông tin. \r\n10. Phòng Quản lý hồ sơ. \r\n11. Văn phòng. \r\n | \r\n \r\n Nhóm 1 gồm 10 phòng: \r\n1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. \r\n2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. \r\n3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1. \r\n4. Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2. \r\n5. Phòng Kế hoạch - Tài chính. \r\n6. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. \r\n7. Phòng Tổ chức cán bộ. \r\n8. Phòng Truyền thông. \r\n9. Phòng Công nghệ thông tin. \r\n10. Văn phòng. \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n TP Hà Nội \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n ||
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Đồng Nai \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Nhóm 2 gồm 09 phòng: \r\n1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. \r\n2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. \r\n3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế. \r\n4. Phòng Kế hoạch - Tài chính. \r\n5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. \r\n6. Phòng Tổ chức cán bộ. \r\n7. Phòng Truyền thông. \r\n8. Phòng Công nghệ thông tin. \r\n9. Văn phòng. \r\n | \r\n \r\n Nhóm 2 gồm 09 phòng: \r\n1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. \r\n2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. \r\n3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế. \r\n4. Phòng Kế hoạch - Tài chính. \r\n5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. \r\n6. Phòng Tổ chức cán bộ. \r\n7. Phòng Truyền thông. \r\n8. Phòng Công nghệ thông tin. \r\n9. Văn phòng. \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Bình Dương \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n ||
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n TP. Hải Phòng \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n ||
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Thanh Hóa \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n ||
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Nghệ An \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n ||
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Hải Dương \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Nhóm 3 gồm 09 phòng: \r\n1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. \r\n2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. \r\n3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế. \r\n4. Phòng Kế hoạch - Tài chính. \r\n5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. \r\n6. Phòng Tổ chức cán bộ. \r\n7. Phòng Truyền thông. \r\n8. Phòng Công nghệ thông tin. \r\n9. Văn phòng. \r\n | \r\n \r\n Nhóm 3 gồm 08 phòng: \r\n1. Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ. \r\n2. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội. \r\n3. Phòng Giám định bảo hiểm y tế. \r\n4. Phòng Kế hoạch - Tài chính. \r\n5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. \r\n6. Phòng Tổ chức cán bộ. \r\n7. Phòng Truyền thông. \r\n8. Văn phòng. \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Bắc Ninh \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Quảng Ninh \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n TP. Đà Nẵng \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Thái Nguyên \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Thái Bình \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Long An \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Bắc Giang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Nam Định \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Phú Thọ \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Bà Rịa - Vũng Tàu \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Vĩnh Phúc \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Hưng Yên \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Quảng Nam \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Thừa Thiên Huế \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Tiền Giang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Khánh Hòa \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Hà Tĩnh \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n TP. Cần Thơ \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n Đắk Lắk \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n Ninh Bình \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n Tây Ninh \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n Bình Định \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n An Giang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n Hà Nam \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n Kiên Giang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n Quảng Ngãi \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n Gia Lai \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n Bến Tre \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n Đồng Tháp \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n Quảng Bình \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n Lâm Đồng \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n Bình Phước \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n Hòa Bình \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n Bình Thuận \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n Yên Bái \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n Vĩnh Long \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n Tuyên Quang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n Sóc Trăng \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n Lạng Sơn \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n Cà Mau \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n Trà Vinh \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n Lào Cai \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n Quảng Trị \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n Sơn La \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n Hà Giang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n Phú Yên \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n Cao Bằng \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n Bạc Liêu \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n Hậu Giang \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n Điện Biên \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n Ninh Thuận \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n Kon Tum \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 61 \r\n | \r\n \r\n Lai Châu \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 62 \r\n | \r\n \r\n Đắk Nông \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n ||
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n Bắc Kạn \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Quyết định 2355/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương đang được cập nhật.
Quyết định 2355/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Số hiệu | 2355/QĐ-BHXH |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Thế Mạnh |
Ngày ban hành | 2022-09-16 |
Ngày hiệu lực | 2023-01-01 |
Lĩnh vực | Cơ cấu tổ chức |
Tình trạng | Còn hiệu lực |