BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1128/QĐ-BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế tại Tờ trình số 213/TTr-PC ngày 08 tháng 3 năm 2023;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Pháp chế là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực được phân công quản lý và hướng dẫn kiểm tra, tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Về xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ do Bộ chủ trì soạn thảo theo phân công của Bộ trưởng;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hàng năm của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
c) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản QPPL theo sự phân công của Bộ trưởng;
d) Chủ trì thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
đ) Rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản QPPL do các Cục, Vụ tổ chức liên quan chuẩn bị để trình Bộ trưởng trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
e) Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan giúp Bộ trưởng tham gia góp ý đối với dự thảo văn bản QPPL được gửi xin ý kiến;
g) Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan tổ chức truyền thông, tiếp thị chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản QPPL;
h) Chủ trì, tổng hợp nội dung quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì soạn thảo; tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phân công đơn vị soạn thảo;
i) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xử lý Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ;
k) Tổng hợp kết quả, tiến độ xây dựng văn bản QPPL định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng.
3. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch tổng rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Đầu mối tổ chức thực hiện rà soát văn bản QPPL lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác theo phân công của Bộ trưởng;
c) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng trình Bộ trưởng Danh mục văn bản QPPL còn hiệu lực, hết hiệu lực, ngưng hiệu lực để công bố định kỳ theo quy định;
d) Chủ trì, phối với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan thực hiện việc cập nhật văn bản QPPL, văn bản hợp nhất, kết quả hệ thống hóa lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật;
đ) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trình Bộ trưởng, Chính phủ theo quy định; tham mưu Bộ trưởng xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp thực tiễn.
4. Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch pháp điển hệ thống QPPL đối với các đề mục thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ và tổ chức thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp điển;
b) Phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan thực hiện pháp điển hệ thống QPPL đối với các đề mục thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ; cập nhật quy phạm pháp luật mới ban hành vào đề mục pháp điển theo quy định.
5. Về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật:
a) Kiểm tra nội dung dự thảo văn bản hợp nhất do các Cục, Vụ, tổ chức liên quan soạn thảo trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký xác thực; xây dựng văn bản hợp nhất theo phân công của Lãnh đạo Bộ;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hợp nhất văn bản QPPL của các đơn vị thuộc Bộ.
6. Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản QPPL hàng năm của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;
b) Đầu mối thực hiện việc tự kiểm tra văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
c) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan kiểm tra văn bản QPPL có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ do các bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành;
d) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan tổ chức kiểm tra, đề xuất xử lý đối với văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý đối với văn bản QPPL có nội dung trái pháp luật.
7. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan cung cấp thông tin gửi Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành;
c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; định kỳ sáu tháng, hàng năm tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ gửi Bộ Tư pháp theo quy định;
đ) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ.
8. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ phân công cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ;
d) Tham mưu trình Bộ phân công cơ quan xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp kết quả xử lý theo quy định;
đ) Tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi thi hành pháp luật gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
9. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Bộ ban hành;
c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ theo quy định.
10. Về giám định tư pháp:
a) Chủ trì tham mưu, tổng hợp, trình Bộ trưởng ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp, công nhận, hủy bỏ công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Tổ chức thực hiện việc rà soát, cập nhật, đăng tải danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan lựa chọn, trình Bộ trưởng xem xét, ban hành văn bản cử, giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị, trưng cầu theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan lựa chọn, trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giám định của Hội đồng giám định.
11. Về vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:
a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; có ý kiến về mặt pháp lý đối với quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Bộ trưởng;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan:
Tham mưu, giúp Bộ trưởng về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của Bộ theo quy định của pháp luật;
Tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo phân công của Bộ trưởng.
12. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với Cục, Vụ, tổ chức liên quan, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp mà Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
13. Chủ trì, tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định pháp luật.
14. Chủ trì hoặc phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan trong việc tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về pháp luật theo phân công của Bộ trưởng.
16. Xây dựng, trình Bộ đề án vị trí việc làm, cơ cấu và số lượng công chức; quản lý công chức, hồ sơ, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định.
17. Thực hiện các nội dung chuyển đổi số, cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và phân công của Bộ trưởng.
18. Phối hợp với các Cục, Vụ, tổ chức liên quan đề xuất với Bộ trưởng khen thưởng hoặc đề xuất với Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
1. Lãnh đạo Vụ:
a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Vụ; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Vụ; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
c) Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 823/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
Từ khóa: Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB, Quyết định số 1128/QĐ-BNN-TCCB, Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 1128/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định 1128 QĐ BNN TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1128/QĐ-BNN-TCCB
File gốc của Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế đang được cập nhật.
Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 1128/QĐ-BNN-TCCB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Minh Hoan |
Ngày ban hành | 2023-03-28 |
Ngày hiệu lực | 2023-03-28 |
Lĩnh vực | Cơ cấu tổ chức |
Tình trạng | Còn hiệu lực |