Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009;
tháng 01 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Thông tư này quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan;
3. Tổ chức, cá nhân là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả hoặc đại diện hợp pháp của chủ sở hữu;
Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ và các Điều 73, 74, 75, 76 Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để phát hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan.
hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
5. Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
6. Kiểm soát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vận chuyển qua biên giới hoặc đưa ra, đưa vào các khu phi thuế quan.
7. Đơn đề nghị bao gồm: Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan (mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan
2. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu của hàng hóa bị giả mạo quyền sở hữu trí tuệ hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp được tham gia cùng với cơ quan hải quan vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác minh, thu thập chứng cứ xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, quá trình xử lý hàng hóa, tang vật vi phạm, trừ trường hợp cần thiết bảo vệ bí mật thương mại, bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Khiếu nại, khiếu kiện các quyết định xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.
hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả khi cơ quan hải quan có yêu cầu hoặc khi có thông tin.
với hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Quy định về nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1. Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01-SHTT ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
3. Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 01 bản chính;
1. Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, cơ quan hải quan kiểm tra bộ hồ sơ theo các nội dung sau:
b) Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung đơn với các tài liệu gửi kèm; Kiểm tra thời hạn hiệu lực của các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
d) Nội dung ủy quyền phù hợp với chức năng hoạt động của cơ quan hải quan và của người nộp đơn (trường hợp ủy quyền nộp đơn).
2. Các trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
b) Cơ quan hải quan có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;
khoản 2 Điều 74 Luật Hải quan;
3. Trường hợp chấp nhận đơn đề nghị thì xử lý như sau:
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp nhận thông báo của Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) và tra cứu dữ liệu trên hệ thống để tổ chức, triển khai thực hiện trong phạm vi địa bàn quản lý;
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị.
Điều 8. Chấm dứt hiệu lực đơn đề nghị
hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp:
hóa có yêu cầu bảo hộ;
3. Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cấp cho người nộp Đơn yêu cầu.
Điều 9. Quy định về nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 02-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản chính;
3. Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 01 bản chính;
5. Chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng: 01 bản chính hoặc khoản tiền đảm bảo theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan.
1. Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, nếu chấp nhận đơn đề nghị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 03-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này. Quyết định tạm dừng được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, đồng thời fax ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trường hợp phát sinh việc trưng cầu giám định hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục tạm dừng làm thủ tục hải quan cho đến khi nhận được kết quả giám định hoặc ý kiến chuyên môn.
3. Trong thời gian tạm dừng hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
b) Trưng cầu giám định tại tổ chức chuyên môn nghiệp vụ hải quan hoặc các tổ chức giám định khác theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ để xác định các dấu hiệu xâm phạm về sở hữu trí tuệ.
khoản 2 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ. Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu, nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫu của hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính.
khoản 13 Điều 1 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ.
đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng; vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương, các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế; vụ việc có phát sinh tranh chấp, khiếu nại liên quan về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
4. Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện một hoặc đồng thời các công việc sau:
Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.
b) Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm tiếp thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
d) Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan.
e) Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có văn bản thông báo cho người nộp đơn biết việc không chấp nhận đơn đề nghị trong các trường hợp sau:
b) Cơ quan hải quan có cơ sở khẳng định người nộp đơn không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;
khoản 4 Điều 76 Luật Hải quan và thông báo cho các bên liên quan biết (theo mẫu số 05-SHTT ban hành kèm theo Thông tư này).
a) Thông báo cho chủ quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp thực hiện thanh toán cho chủ hàng các chi phí phát sinh theo quy định tại khoản 5 Điều 76 Luật Hải quan.
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp tài liệu liên quan đến hàng hóa:
b) Tài liệu kỹ thuật hoặc bản phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
3. Trường hợp xác định được chủ sở hữu hàng thật bị làm giả thì chủ sở hữu hàng thật bị làm giả cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như: catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự). Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hàng thật thì căn cứ hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa, kết quả phân tích thông tin rủi ro về hàng hóa và quy định của pháp luật về hàng giả để xác định; phối hợp với lực lượng kiểm soát hải quan để điều tra, xác minh (nếu cần thiết) hoặc chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc cho lực lượng kiểm soát hải quan để điều tra, xác minh và xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.
a) Trong thời gian hàng hóa đang bị tạm giữ hoặc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a.2) Phối hợp với chủ hàng, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả lấy mẫu thực hiện việc giám định tại tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý Nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối) và căn cứ kết luận giám định để làm cơ sở thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính.
Phối hợp với các lực lượng kiểm soát chống buôn lậu trong công tác xác minh, điều tra theo nghiệp vụ quy định.
hóa có giá trị lớn, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế.
c) Trường hợp kết luận hàng hóa không phải là hàng giả, cơ quan hải quan làm tiếp thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định. Việc giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc tạm giữ hàng hóa của cơ quan hải quan gây ra của chủ hàng được thực hiện theo quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại.
Điều 14. Xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan:
a.2) Trường hợp có đủ cơ sở khẳng định hàng hóa theo thông báo là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét quyết định áp dụng ngay các biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm soát các cấp để xác minh, thu thập thông tin về hàng hóa theo quy định.
khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan hoặc có đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan thì không thực hiện việc tạm dừng làm thủ tục hải quan cho lô hàng trừ trường hợp hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng kiểm soát hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ để phát hiện, tiến hành điều tra, bắt giữ và xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả theo quy định của pháp luật.
phối hợp, tạo điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Lực lượng kiểm soát hải quan chủ động thu thập thông tin theo quy định của pháp luật để nắm tình hình và phát hiện các đối tượng, phương thức, thủ đoạn hoạt động vi phạm liên quan đến hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Khi tiếp nhận hoặc phát hiện thông tin về hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để kiểm tra. Đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan và thực tế hàng hóa bị phát hiện để ra quyết định tạm giữ hàng hóa.
3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin được cung cấp liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với thực tế hàng hóa đang bị tạm giữ, tạm dừng để xác định hàng hóa vi phạm.
4. Trường hợp có căn cứ để xác định hàng hóa vi phạm, thì thực hiện hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không có cơ sở để xác định hàng hóa vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tiếp tục làm thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định tại Thông tư này.
Nơi nhận: - VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP; - Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Công báo; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính; - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; - Website Tổng cục Hải quan; - Lưu VT; TCHQ.
Căn cứ quy định tại Điều 73, Điều 74, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 /Pursuant to regulation at Articles 73 and 74 of Law 54/2014/QH13 on Customs dated 23 June 2005;
Người ký tên dưới đây đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các nội dung sau:/The undersigned requests Customs Administration to, under the Law on Intellectual Property, implement the measures of examining and supervising import goods and export goods of the shipment being suspected of violating Intellectual Property Rights including the following content:
ười nộp đơn/Applicant:
- Số chứng minh thư/hộ chiếu (nếu là cá nhân)/ID/passport No. (in case of individual)
- Điện thoại/Telephone: Fax: - E-mail/Website:
- Tên/Full name:
- Địa chỉ/Address:
3. Quyền Sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ(ghi rõ là: quyền tác giả/quyền liên quan đến quyền tác giả/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý...):
- Tên văn bằng bảo hộ/Name of IP Right Certificate:
- Cơ quan cấp văn bằng bảo hộ/Office of issue:
4. Phạm vi yêu cầu bảo hộ(ghi rõ là trong phạm vi toàn quốc hay tại đơn vị Hải quan cụ thể) Area for IP protection (clearly indicate: throughout the country or at specific Customs Administration):
List of goods for IP protection(applicant himself to identify and provide in order to assist Customs Administration in the process of co-operation. Note: not obligatory):
- Mã HS (8 số)/HS code (08 digits):
□ Văn bằng bảo hộ/Intellectual Property Right Certificate;
□ Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu; bản phân biệt hàng thật - hàng giả/Mode of import and/or export; the differences between the genuine and the counterfeit;
□ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nộp đơn/Power of Attorney or Contract of Attorney;
Hợp đồng chuyển nhượng/sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu trí tuệ/ Contract of Transfer/Using Intellectual Property Rights or relevant document to prove the rights of inheritance;
□ Kết quả giám định của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ/the assess result made by Intellectual Property assess unit.
(Cơ quan Hải quan nơi ra thông báo tạm thời dừng làm thủ tục hải quan)/(Customs Administration issued the Announcement on temporary suspension of doing Customs procedure)
Căn cứ quy định tại Điều 73, Điều 74, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 /Pursuant to regulation at Articles 73 and 74 of Law 54/2014/QH13 on Customs dated 23 June 2005;
Trên cơ sở Chứng thư bảo lãnh (số/ngày) của (tổ chức tín dụng) hoặc khoản bảo đảm đã nộp cho cơ quan Hải quan theo (giấy nộp tiền số/ngày/tại Ngân hàng...)/With the guarantee deposited at Customs Administration (Number of Cash Deposit Note/date/Bank...)
Trường hợp xác định hàng hóa bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành việc xử lý hành vi vi phạm đối với (người vi phạm) theo thẩm quyền quy định của pháp luật /In case the suspended goods are defined to violate intellectual property rights, we kindly request Customs Administration to handle the infringement in accordance with relevant laws and regulation.
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số:....ngày ….. của: ….. về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Xét đề nghị của …………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 (mười ngày) làm việc, được tính từ ngày kế tiếp ngay sau ngày quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan số ….. ngày: ……….. hết hạn.
- Như Điều 3; - Cục GSQL; Cục Điều tra CBL (để biết) - Cục HQ ….. (để phối hợp) - Lưu ………..
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan đã phát hiện lô hàng có những thông tin như sau có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1
2
3
4
5
6
7
Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày thông báo, yêu cầu.... (người nộp đơn).... tiến hành thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Thông tin về cơ quan Hải quan:
Địa chỉ / số điện thoại liên lạc: ……………………………………………………………
- Công ty …………….; - Như trên; - Cục GSQL; Cục Điều tra CBL (để phối hợp) - Cục HQ ….. (để phối hợp) - Lưu ………..
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3
a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hàng giả bao gồm các loại hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3
...
b) Khoản 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Kiểm soát hải quan đối với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan hoặc/và các biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong địa bàn hoạt động hải quan.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3
...
c) Khoản 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Đơn đề nghị bao gồm: Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đơn đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4
a) Khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Khiếu nại, khởi kiện các quyết định xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật tố tụng hành chính.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
3. Khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Giải quyết khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1. Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này.
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng.
c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát. danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
đ) Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền nộp đơn).
Nội dung ủy quyền phải phù hợp với quy định pháp luật. trường hợp tổ chức, cá nhân ủy quyền không có trụ sở tại Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự theo thỏa thuận tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
e) Chứng từ nộp phí hải quan theo quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
2. Trường hợp các tài liệu cung cấp cho Tổng cục Hải quan theo quy định tại Điều này có thay đổi, bổ sung thì người nộp Đơn đề nghị có trách nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan thông tin về số, ngày văn bản thông báo chấp nhận kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và các thông tin có thay đổi, bổ sung kèm tài liệu liên quan đến thông tin thay đổi, bổ sung theo phương thức quy định tại Điều này.
Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin theo thông báo của người nộp Đơn đề nghị với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được chấp nhận và có văn bản thông báo về việc thay đổi, bổ sung thông tin gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người nộp Đơn đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ giấy gồm các chứng từ quy định tại Điều này tại bộ phận Một cửa của Tổng cục Hải quan hoặc gửi qua bưu điện tới Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan). Chứng từ quy định tại điểm a, c, d, khoản 1 Điều này là bản chính. chứng từ quy định tại điểm b, đ, e, khoản 1 Điều này là bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp”.
...
Mẫu 01-ĐĐN/SHTT/2020 ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ YÊU CẦU BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (APPLICATION OF REQUEST FOR CONTROL AND SUPERVISION ON IMPORT - EXPORT GOODS REQUESTED TO PROTECTION ON INTELLECTUAL PROPERTY)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 7
a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Sau khi nhận đủ bộ hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Tư cách pháp lý của người nộp Đơn đề nghị theo quy định của pháp luật.
b) Sự phù hợp giữa nội dung Đơn với các tài liệu gửi kèm. thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
c) Ảnh chụp phù hợp với nội dung quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo vệ hoặc nội dung tố cáo hành vi vi phạm.
d) Nội dung ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan hải quan có văn bản thông báo cho người nộp Đơn đề nghị để nộp bổ sung.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 7
...
b) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Các trường hợp từ chối tiếp nhận đơn:
a) Người nộp Đơn đề nghị không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật.
b) Nội dung Đơn đề nghị và tài liệu gửi kèm không phù hợp, thống nhất.
c) Trong thời gian xử lý Đơn đề nghị, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
d) Hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan gửi thông báo nộp bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này”.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
6. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Gia hạn và chấm dứt thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1. Trường hợp người nộp Đơn đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp gửi Đơn đề nghị gia hạn đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chậm nhất 20 ngày trước ngày hết hiệu lực ghi trong văn bản thông báo chấp nhận đề nghị kiểm tra, giám sát. trong Đơn nêu rõ thông tin về số, ngày và thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đề nghị gia hạn. số, ngày văn bản thông báo chấp nhận kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan Hải quan tiếp nhận Đơn đề nghị gia hạn và xử lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, Đơn đề nghị gia hạn được nộp tại bộ phận Một cửa của Tổng cục Hải quan hoặc gửi qua bưu điện tới Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).
2. Các trường hợp chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát:
a) Hết thời hạn hiệu lực ghi trong văn bản thông báo chấp nhận Đơn đề nghị mà người nộp đơn đề nghị không có văn bản đề nghị gia hạn.
b) Người nộp Đơn đề nghị có văn bản gửi Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) đề nghị chấm dứt việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
c) Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có thông báo hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã cấp cho người nộp Đơn đề nghị.
d) Cơ quan hải quan có cơ sở xác định chứng từ trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát không còn hiệu lực hoặc giả mạo.
3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) gửi văn bản thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu và người nộp Đơn đề nghị trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của người nộp Đơn hoặc thông báo của cơ quan quản lý nhà nước.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
7. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
1. Trường hợp Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) chưa chấp nhận Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan gồm:
a) Hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
b) Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan theo mẫu số 02 - ĐTD/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan.
d) Chứng từ nộp phí hải quan theo tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp 01 bộ hồ sơ giấy gồm các chứng từ quy định tại Điều này cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan. Chứng từ tại điểm b, c khoản này là bản chính, chứng từ tại điểm d khoản này là bản chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người nộp Đơn đề nghị.
2. Trường hợp Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) đã có văn bản thông báo chấp nhận Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát: Hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan gồm các chứng từ quy định tại điểm b, c, d, khoản 1 Điều này.”
...
Mẫu 02 - ĐTD/SHTT/2020 ĐƠN ĐỀ NGHỊ TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN APPLICATION OF REQUEST FOR TEMPORARY SUSPENSION OF DOING CUSTOMS PROCEDURE
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10
a) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể gia hạn với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan. Thời hạn gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm dừng.
Sau khi người nộp Đơn đề nghị có Đơn đề nghị gia hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan và đã nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng thực hiện việc gia hạn thời gian tạm dừng theo mẫu số 04 - GHTD/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”
...
Mẫu 04-GHTH/SHTT/2020 QUYẾT ĐỊNH Về việc gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN……………
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10
...
b) Khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện một hoặc đồng thời các công việc sau:
a) Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
a.1) Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính trên cơ sở kết luận giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ (trong trường hợp trưng cầu giám định). ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý Nhà nước khác (trong trường hợp lấy ý kiến cơ quan chuyên môn). tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp cung cấp.
a.2) Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ. hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.
Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở trí tuệ theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, Chi cục Hải quan hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền đã nộp theo khoản 3 Điều 74, khoản 3 Điều 76 Luật Hải quan và thông báo bằng văn bản buộc người vi phạm phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
a.3) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp hành chính để xử lý đối với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và hàng hóa sao chép lậu theo quy định tại khoản 4 Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan nơi ban hành Quyết định xử lý vi phạm có văn bản thông báo theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp các thông tin sau: Tên và địa chỉ của người gửi hàng. nhà xuất khẩu, người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu. bản mô tả hàng hóa. số lượng hàng hóa. nước xuất xứ của hàng hóa nếu biết.
b) Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm tiếp thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
c) Thực hiện theo ý kiến của Tòa án trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự.
d) Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ có liên quan xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan.
đ) Dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
e) Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ Luật hình sự.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
9. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Kiểm tra, giám sát hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định tại Thông tư này. Nội dung kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện như sau:
1. Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan:
a) Kiểm tra thông tin khai về hàng hóa: người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định.
b) Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách phẩm chất hàng hóa, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa để xác định sự phù hợp.
c) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Tổng cục Hải quan thông báo tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả (nếu có).
Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu thuộc Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu không thuộc Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa và Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan chỉ thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
d) Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu đủ cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là phù hợp, không có dấu hiệu là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định có dấu hiệu nghi vấn, nội dung khai trên tờ khai hải quan không phù hợp với nội dung trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận nhưng chưa đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời chỉ rõ các dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để công chức hải quan khi kiểm tra thực tế hàng hóa lưu ý kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa:
a) Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nhãn hiệu ghi trên bao bì, hàng hóa với tên hàng, nhãn hiệu do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, các thông tin cảnh báo khi kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có) để xác định sự phù hợp.
b) Kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận (ảnh chụp, mô tả, đặc điểm nhận biết hàng thật) để xác định hàng giả, hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
c) Trường hợp có chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ. công chức hải quan đề xuất lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra, làm rõ và thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
d) Trường hợp xác định hàng hóa là hàng giả thì thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. Trường hợp xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, nếu phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều này và xử lý theo quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 Thông tư này.
4. Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xác định dấu hiệu hàng giả hoặc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
10. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả
1. Trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, căn cứ dấu hiệu và bản chất hàng hóa, người có thẩm quyền thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 3 Điều 119, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ mức độ, hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thêm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xác minh hàng giả. việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện theo quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời gian tạm giữ hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện một hoặc kết hợp các công việc sau để xác định hàng giả:
a) Yêu cầu chủ hàng cung cấp: Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương. tài liệu kỹ thuật hoặc bản phân tích thành phần đối với hàng hóa nghi ngờ là hàng giả theo quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/1/2013 của Chính phủ và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ.
b) Yêu cầu chủ sở hữu hàng thật bị làm giả (áp dụng đối với trường hợp đã xác định được chủ sở hữu) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như: catalogue, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự...) để có cơ sở xác định hàng giả.
c) Trường hợp cần thiết, thực hiện lấy mẫu và giám định tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý Nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính.
d) Phối hợp với lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để thực hiện xác minh, điều tra theo nghiệp vụ quy định.
đ) Kết thúc thời hạn tạm giữ hoặc trong thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, trên cơ sở kết luận giám định (trường hợp thực hiện giám định) nếu đủ cơ sở kết luận hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp kết luận hàng hóa không phải là hàng giả, cơ quan hải quan thực hiện tiếp thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xử lý theo quy định tại Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự.
3. Đối với những vụ việc phức tạp, hàng hóa có giá trị lớn, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế, Chi cục Hải quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) và Tổng cục Hải quan để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
4. Việc giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do thực hiện biện pháp ngăn chặn của cơ quan hải quan gây ra của chủ hàng được thực hiện theo quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại và trách nhiệm bồi thường nhà nước.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
11. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo mẫu số 06 - TB/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm hình ảnh của hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thông báo được gửi bằng thư bảo đảm có dịch vụ báo phát SMS/email. Việc xử lý thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan, nếu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
b) Trường hợp nhận được Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp đã thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện:
b.1) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
b.2) Trường hợp có đủ cơ sở xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét quyết định áp dụng ngay các biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm soát các cấp để thu thập thông tin, điều tra, xác minh về hàng hóa để xử lý theo quy định.
c) Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp không có văn bản đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan hoặc có đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng không nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan không thực hiện việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa, trừ trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với trường hợp chưa kiểm tra thực tế hàng hóa), lấy mẫu hoặc chụp ảnh hàng hóa và căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định thông quan hàng hóa hoặc tạm giữ hàng hóa để xử lý theo quy định.”
...
Mẫu 06-TBTD/SHTT/2020 THÔNG BÁO Về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 15
a) Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạm vi trách nhiệm của lực lượng kiểm soát hải quan trong công tác chống hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 88 Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 và Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 15
...
b) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan đối với hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng kiểm soát hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để phát hiện, tiến hành điều tra, bắt giữ và xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả theo quy định của pháp luật.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 16
a) Khoản 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Khi tiếp nhận hoặc phát hiện thông tin về hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trên cơ sở biện pháp thu thập và nguồn thông tin thu thập. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì ban hành quyết định khám hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan/Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để thực hiện kiểm tra theo quy định. Căn cứ các quy định pháp luật liên quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa nếu có đủ cơ sở xác định hành vi vi phạm thì ban hành quyết định tạm giữ theo quy định.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 16
...
b) Khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tiến hành giám định, lấy lời khai, xác minh thu thập, củng cố chứng cứ để xác định rõ hành vi vi phạm, vai trò, vị trí của từng tổ chức, cá nhân. trị giá hàng hóa xâm phạm. yếu tố khách quan, chủ quan, động cơ mục đích, nguyên nhân, hậu quả, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ. Trên cơ sở chứng cứ thu thập được, phân loại chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, tài liệu liên quan, tang chứng, vật chứng, xác định chứng cứ theo hướng xử lý hành chính hay hình sự. Trường hợp đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm thì xin ý kiến Viện Kiểm sát nhân dân chuyển cơ quan điều tra cùng cấp để khởi tố theo quy định.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 16
...
c) Khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Trường hợp có cơ sở để xác định hàng hóa vi phạm thì thực hiện hoặc phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan/Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc chuyển vụ việc nếu không thuộc thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trường hợp không có cơ sở để xác định hàng hóa vi phạm thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan để tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng theo quy định tại Thông tư này.”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
14. Các mẫu được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi mẫu số 01 - SHTT ... ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 ... tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 01-ĐĐN/SHTT/2020 ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ YÊU CẦU BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (APPLICATION OF REQUEST FOR CONTROL AND SUPERVISION ON IMPORT - EXPORT GOODS REQUESTED TO PROTECTION ON INTELLECTUAL PROPERTY)
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
14. Các mẫu được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi mẫu số ... 02 - SHTT ... ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mẫu số ... 02 - ĐTD/SHTT/2020 ... tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 02 - ĐTD/SHTT/2020 ĐƠN ĐỀ NGHỊ TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
14. Các mẫu được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi mẫu số ... 03 - SHTT ... ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mẫu số ... 03 - QĐTD/SHTT/2020 ... tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 03-QĐTD/SHTT/2020 QUYẾT ĐỊNH Về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
14. Các mẫu được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi mẫu số ... 04 - SHTT ... ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mẫu số ... 04 - GHTD/SHTT/2020 ... tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 04-GHTH/SHTT/2020 QUYẾT ĐỊNH Về việc gia hạn thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
14. Các mẫu được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi mẫu số ... 05 - SHTT ... ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mẫu số ... 05 - TT/SHTT/2020 ... tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 05-TT/SHTT/2020 QUYẾT ĐỊNH Về việc tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
14. Các mẫu được sửa đổi, bổ sung như sau:
Sửa đổi mẫu số ... 06 - SHTT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành mẫu số ... 06 - TBTD/SHTT/2020 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 06-TBTD/SHTT/2020 THÔNG BÁO Về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan
(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4
...
b) Bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát và cập nhật các nội dung liên quan đến phân biệt hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng thật đã được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.”
Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
2. Trường hợp đề nghị kiểm tra, giám sát, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị. văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp đơn.
b) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng.
c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát. danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là 02 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 02 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
3. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng
Điều 76. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
4. Kết thúc thời hạn tạm dừng quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Trường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan rút đơn yêu cầu và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan ngay cho lô hàng.
Điều 76. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra.
Điều 76. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
6. Cơ quan hải quan hoàn trả các khoản tiền bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
3. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng
Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
3. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng
Điều 216. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
b) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
3. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
4. Trong quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này.
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
...
Điều 35. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp
...
Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này
Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh.
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh
...
Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý.
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
...
Điều 188. Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
1. Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ.
2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
3. Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này
Điều 214. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.
Chính phủ quy định cụ thể cách xác định giá trị hàng hóa vi phạm.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
Nội dung:
28. Điều 214 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 214. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”*
Điều 215. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm.
c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm giữ người.
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm.
c) Khám người.
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật. khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ.
đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều 40. Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ
1. Cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ
Điều 40. Thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ
...
2. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
b) Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
c) Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:
...
13. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 50 như sau:
“Điều 50. Giám định bổ sung, giám định lại
3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ về cùng một vấn đề cần giám định thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tiếp tục trưng cầu, yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan trưng cầu giám định có thể thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến chuyên môn về vấn đề cần giám định, gồm các chuyên gia, đại diện của các cơ quan, tổ
chức có liên quan.”
File gốc của Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành