BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ố: 4199/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2017 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bình Dương.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 529/HQBD-TXNK ngày 9/3/2017 của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền gửi ngân hàng, kê biên đấu giá tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định hiện hành:
1. Khoản 3 Điều 54 Luật quản lý thuế quy định: “3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp”.
2. Khoản 2 Điều 138 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định:
“2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại;...”
3. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định:
- Tại Điều 51 quy định một trong các nghĩa vụ của thành viên đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là: “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.
- Tại Điều 73 quy định đối với loại hình Công ty TNHH 1 thành viên: “chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”
4. Khoản 1 Điều 32 Thông tư 155/2016/TT-BTC quy định dấu hiệu bỏ trốn là: “Người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc tổ dân phố nơi đối tượng bị cưỡng chế có hoạt động kinh doanh hoặc theo thông báo của cơ quan thuế về việc đối tượng bị cưỡng chế đã dừng hoạt động (bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự của Luật Doanh nghiệp);”
Theo quy định trên, đối với loại hình Công ty TNHH chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm cả doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản và doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn), cơ quan hải quan đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng không thu hồi đủ nợ thuế, nếu qua thu thập thông tin, xác minh được về số dư tài khoản, tiền lương, tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc tiền, tài sản khác của chủ sở hữu doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại tiết 1a, 1b, 1đ, 1e, khoản 26 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 để thu hồi số tiền nợ tương ứng với phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 và Thông tư 155/2016/TT-BTC.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan tỉnh Bình Dương biết và thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Nguyễn Dương Thái (để b/c);
- Vụ CST, Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính (để biết);
- Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan (để biết);
- Lưu: VT, TXNK (3b).
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Mạnh Hùng
File gốc của Công văn 4199/TCHQ-TXNK năm 2021 về hàng hóa nhập khẩu để xây dựng văn phòng làm việc cho doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4199/TCHQ-TXNK năm 2021 về hàng hóa nhập khẩu để xây dựng văn phòng làm việc cho doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 4199/TCHQ-TXNK |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Lê Mạnh Hùng |
Ngày ban hành | 2017-06-26 |
Ngày hiệu lực | 2017-06-26 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |