ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/KH-UBND | Thành phố Huế, ngày 08 tháng 02 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 (viết tắt là Quyết định số 880/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 880/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Góp phần hỗ trợ huyện A Lưới phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn đến năm 2025 theo quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.
- Phấn đấu đưa tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện A Lưới (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025, thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện A Lưới phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020.
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện: Thực hiện hỗ trợ đối với huyện A Lưới (huyện nằm trong danh sách 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh tại Quyết định số 880/QĐ-TTg).
2. Thời gian thực hiện: từ năm 2023 đến năm 2024.
Trên cơ sở quy định tại Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025, huyện A Lưới được hỗ trợ bổ sung trực tiếp nội dung sau: hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân (danh mục theo phụ lục đính kèm).
IV. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN
1. Nguồn vốn
Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương được phân bổ trong 02 năm (hỗ trợ 70% năm 2023 và 30% năm 2024), dự kiến tổng số vốn phân bổ cho huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế theo tiêu chí được quy định tại Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 và Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ là 107.627 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển là 97.843 triệu đồng, vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng là 9.784 triệu đồng).
2. Cơ chế thực hiện
- Việc phân bổ vốn hỗ trợ bổ sung trực tiếp ngân sách Trung ương thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 12 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Mức chi, việc lập dự toán, chấp hành và thanh toán, quyết toán kinh phí duy tu bảo dưỡng Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 thực hiện như đối với công trình duy tu bảo dưỡng được quy định tại Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
- 100% nguồn vốn ngân sách Trung ương giao thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 1 được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho Ủy ban nhân dân huyện A Lưới để triển khai thực hiện. Căn cứ nguồn vốn ngân sách Trung ương được giao, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới đề xuất vốn ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch này để trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Phấn đấu huyện A Lưới thoát nghèo vào năm 2025 đạt các mục tiêu đề ra của Kế hoạch thoát nghèo.
1. Tuyên truyền, vận động
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ưu tiên tập trung, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ huyện nghèo phấn đấu hoàn thành mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện nghèo.
- Tuyên truyền vận động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân.
2. Ưu tiên lồng ghép triển khai các dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
- Triển khai các dự án giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.
- Các dự án giảm nghèo cần chú trọng gắn với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế địa phương, sản xuất sản phẩm đặc sản của địa phương và có lộ trình xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động phải gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm bền vững.
- Hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho người lao động có nhu cầu.
3. Huy động nguồn lực
- Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng tham gia đóng góp bằng tiền, tài sản, hiện vật hoặc ngày công lao động theo nguyên tắc tự nguyện.
- Khuyến khích áp dụng hình thức việc làm công để tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập khi tham gia thi công công trình trên địa bàn huyện nghèo.
- Vốn huy động hợp pháp khác.
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện A Lưới tổ chức thực hiện theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện A Lưới xây dựng phương án phân bổ cụ thể nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Kế hoạch này; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp.
- Chủ trì tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch này vào kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hằng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương thực hiện Kế hoạch này theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cân đối, bố trí đủ vốn sự nghiệp cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn thực hiện các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để Ủy ban nhân dân huyện A Lưới tổ chức lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình theo quy định.
đ) Ban Dân tộc tỉnh
Hướng dẫn thực hiện các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 để Ủy ban nhân dân huyện A Lưới tổ chức lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình theo quy định.
e) Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện A Lưới tập trung lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn huyện để thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân huyện A Lưới
a) Xây dựng Kế hoạch thực hiện; lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 về nội dung Kế hoạch thực hiện và phương án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương thực hiện Kế hoạch này trước khi phê duyệt bảo đảm không trùng lắp, chặt chẽ, đúng quy định và hiệu quả; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Dân tộc là cơ quan chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân huyện A Lưới thực hiện Kế hoạch này.
b) Bố trí đúng, đầy đủ, kịp thời nguồn vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch này; bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn đối ứng theo quy định; tăng cường huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, người dân và cộng đồng để thực hiện.
Ưu tiên bố trí lồng ghép nguồn vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án khác (bao gồm cả nguồn vốn ODA) và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng theo quy định, không sử dụng cho các mục tiêu khác; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí.
c) Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai các dự án giảm nghèo nhằm phát huy hiệu quả của công trình được đầu tư trên địa bàn huyện theo Kế hoạch này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện A Lưới nghiêm túc triển khai thực hiện; đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) để chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TIỂU DỰ ÁN 2: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ MỘT SỐ HUYỆN NGHÈO THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG NGHÈO, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2025 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 29/KH-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2023 của UBND Thừa thiên Huế)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Tên công trình/dự án | Quy mô đầu tư | Địa điểm | Thời gian khởi công - hoàn thành | Lý do đầu tư | Tổng mức đầu tư (Tr.đ) | Dự kiến phân bổ năm 2023 | Dự kiến phân bổ năm 2024 | |||||||||
Tổng cộng | Trong đó | NS trung ương | NS địa phương | NS trung ương | NS địa phương | ||||||||||||
Ngân sách TW | Ngân sách Địa phương | Vốn lồng ghép... | Ngân sách tỉnh | Ngân sách huyện | Vốn lồng ghép | Ngân sách tỉnh | Ngân sách huyện | Vốn lồng ghép | |||||||||
| TỔNG CỘNG |
|
|
|
| 121,515.00 | 107.627.00 | 13,888.76 | 0.00 | 75,339.47 | 2,259.72 | 1,505.81 | 0.00 | 32,288.34 | 9,476.81 | 645.77 | 0.00 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Hoạt động 1. Vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023-2024 | 111,244.00 | 97,843.00 | 13,401.00 | 0.00 | 68,490.67 | 2,054.72 | 1,369.81 | 0.00 | 29,353.14 | 9,388.75 | 587.06 | 0.00 | ||||
1 | Đường giao thông liên xã A Ngo-Sơn Thủy-Quảng Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh TT Huế. | * Công trình giao thông: Công trình cấp III, Cấp thiết kế: cấp IV miền núi: Bm=7m, Bn=13m, Bl=3x2m. Chiều dài dự kiến 1,9 Km (cầu 5 nhịp 33m, dài 180m, bm = 12m) | Xã A Ngo - xã Sơn Thủy | 2023-2024 | Phục vụ phát triển KT-XH | 78,000.00 | 74,285.71 | 10,173.91 | 0.00 | 52,000.00 | 1,560.00 | 1,040.00 | 0.00 | 22,285.71 | 7,128.20 | 445.71 | 000 |
2 | Đường giao thông liên xã từ thị trấn A Lưới đi xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh TT Huế. |
| Thị trấn A Lưới - xã Quảng Nhâm. | 2023-2024 | Phục vụ phát triển KT-XH | 24,736.00 | 23,558.10 | 3,226.43 | 0.00 | 16.490.67 | 494.72 | 329.81 | 0.00 | 7,067.43 | 2,260.55 | 141.35 | 0.00 |
II | Hoạt động 2. Vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng: Nâng cấp, sửa chữa tuyến đường từ xã Lâm Đớt đến đường Quốc phòng xã Đồng Sơn, dự kiến 2,0km. | 10,271.00 | 9,784.00 | 487.76 | 0.00 | 6,848.80 | 205.00 | 136.00 | 0.00 | 2,935.20 | 88.06 | 58.70 | 0.00 | ||||
1 |
|
|
| 2023-2024 | Phục vụ phát triển KT-XH | 10,271.76 | 9,784.00 | 487.76 | 0.00 | 6,848.80 | 205.00 | 136.00 | 0.00 | 2,935.20 | 88.06 | 58.70 | 000 |
File gốc của Kế hoạch 29/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Quyết định 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025 đang được cập nhật.
Kế hoạch 29/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Quyết định 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Số hiệu | 29/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành | 2023-02-08 |
Ngày hiệu lực | 2023-02-08 |
Lĩnh vực | Chính sách |
Tình trạng |