\r\n THỦ\r\n TƯỚNG CHÍNH PHỦ | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 15/CT-TTg \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thế\r\ngiới biến động nhanh, phức tạp, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, tác động, ảnh\r\nhưởng lớn đến nhiều quốc gia, khu vực và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở\r\nnước ta. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo\r\ncủa Đảng; sự đồng hành của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt,\r\nsáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, đúng hướng, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành,\r\ncác địa phương; sự chung sức, đồng lòng của nhân dân và cộng\r\nđồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ hiệu quả của bạn bè quốc tế, tình hình KTXH 8\r\ntháng đầu năm 2022 phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết\r\ncác lĩnh vực.
\r\n\r\nKinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm\r\nphát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8\r\ntháng tăng 2,58%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng\r\nlãi suất, tỷ giá được duy trì hợp lý; nợ công được kiểm soát tốt. Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh; nhiều ngành, lĩnh vực chủ yếu của\r\nnền kinh tế phát triển mạnh, nhất là công nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp phát\r\ntriển ổn định. Thu hút vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực.\r\nCông tác phòng, chống dịch COVID-19, tiêm vắc-xin, điều trị bệnh nhân được chú trọng. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được\r\nquan tâm; cả nước tổ chức nhiều sự kiện trang trọng, ý nghĩa, an toàn, thiết thực.\r\nAn sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc\r\nphòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Các hoạt động\r\nđối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Công tác thông\r\ntin, truyền thông được chú trọng, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận cao\r\ntrong xã hội. Giải quyết tốt các nhiệm vụ thường xuyên; đồng thời xử lý kịp thời\r\nnhững vấn đề phát sinh và tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá tích cực\r\nvề tình hình kinh tế của Việt Nam. Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam\r\ntừ Ba3 lên Ba2 với triển vọng “ổn định”; S&P nâng xếp hạng lên BB+ với triển\r\nvọng “ổn định”; Fitch xếp hạng BB với triển vọng “tích cực”. Nikkei Asia nâng hạng\r\nchỉ số phục hồi COVID-19 của Việt Nam lên thứ 2 thế giới.\r\nCác tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và nhiều chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng\r\nkinh tế của Việt Nam.
\r\n\r\nThời gian tới, dự báo tình hình quốc\r\ntế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là cạnh\r\ntranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột ở Ukraina còn\r\ndiễn biến phức tạp; lạm phát cao và xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách\r\ntiền tệ, tài khóa ở nhiều nước; giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến\r\nđộng mạnh; tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, thị trường quốc tế bị thu hẹp,\r\ntiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định tài\r\nchính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực và các vấn đề căng thẳng\r\nđịa chính trị khu vực, toàn cầu. Trong khi đó, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, hạn\r\nhán, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, cực đoan hơn, ảnh\r\nhưởng lớn đến nhiều quốc gia, khu vực trên toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế\r\ncó những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là áp lực lạm phát, tỷ giá, chi\r\nphí sản xuất kinh doanh gia tăng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu truyền thống\r\nthu hẹp; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh\r\nhưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
\r\n\r\nTrong bối cảnh đó, việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền\r\nkinh tế là yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược và cũng là\r\nnhiệm vụ ưu tiên trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian tới để góp phần thực hiện\r\nthắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết Đại\r\nhội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các kế hoạch\r\nphát triển KTXH 5 năm và hàng năm. Trong những tháng cuối\r\nnăm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng\r\ncơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban\r\nnhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp\r\nđề ra theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng\r\nChính phủ; theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà\r\nnước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, định hướng,\r\nnhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
\r\n\r\nI. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO\r\nĐIỀU HÀNH
\r\n\r\n1. Quán triệt, bám sát chủ trương, đường\r\nlối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành kinh tế\r\nvĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn theo hướng: (1) Bảo đảm ổn định\r\ntrong điều kiện bất định; (2) Giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp,\r\nkhó lường; (3) Kiên định, nhất quán, phù hợp, hiệu quả trước\r\nsự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; (4) Kiểm soát rủi\r\nro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng; (5) Tạo dựng phòng tuyến\r\nhợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.
\r\n\r\n2. Thực hiện chính sách tiền tệ thận\r\ntrọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ,\r\nchặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng\r\ntâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác để\r\ngóp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm\r\ncác cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và\r\nkiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
\r\n\r\n3. Bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ,\r\ntín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh\r\nmẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất\r\nkhẩu); tăng cường quản lý, kiểm soát giá các hàng hóa, dịch\r\nvụ thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống, nhất là xăng, dầu; tiếp tục\r\nrà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính\r\nsách; làm tốt công tác quy hoạch; tăng cường đổi mới công nghệ, chuyển đổi số,\r\nchuyển đổi năng lượng xanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thị trường quốc tế, phát triển thương mại điện tử, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả\r\ntổng thể của nền kinh tế.
\r\n\r\n4. Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất\r\nđể thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới, khắc phục khó\r\nkhăn, vượt qua thách thức, tranh thủ cơ hội, tận dụng thời\r\ncơ để thúc đẩy phát triển KTXH. Tập trung thực hiện tốt\r\ncác nhiệm vụ thường xuyên; xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng kéo dài; kịp thời\r\nứng phó những vấn đề cấp bách phát sinh, đồng thời chú trọng thực hiện các nhiệm\r\nvụ, giải pháp mang tính căn cơ, trung và dài hạn.
\r\n\r\n5. Theo dõi sát diễn biến tình hình,\r\ntăng cường năng lực phân tích, dự\r\nbáo, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, không để bị động,\r\nbất ngờ trong mọi tình huống. Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong xây dựng và\r\nthực hiện các cơ chế, chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân\r\nquyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Nêu cao tinh thần\r\ntự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào\r\ncuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh\r\nnghiệp, người dân và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Khơi\r\nthông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
\r\n\r\n6. Thực hiện nghiêm quy định về\r\nphòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng ứng phó với các dịch\r\nbệnh mới; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng\r\nnâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành\r\nchính, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường quốc phòng, an\r\nninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững ổn định\r\nchính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công\r\ntác đối ngoại; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với\r\nchủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, nâng cao sức\r\ncạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động từ bên ngoài; qua đó góp phần củng cố nền tảng, tạo điều\r\nkiện thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền\r\nvững.
\r\n\r\nII. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG\r\nTÂM
\r\n\r\n1. Bộ Kế hoạch và Đầu\r\ntư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
\r\n\r\na) Phân tích, đánh giá, dự báo tình\r\nhình thế giới, trong nước, việc điều chỉnh chính sách của các nước tác động đến\r\nKTXH nước ta; kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải\r\npháp, đối sách phù hợp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,\r\nthúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
\r\n\r\nb) Khẩn trương hoàn thiện, trình\r\nChính phủ Đề án về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng,\r\nbảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển\r\nbền vững.
\r\n\r\nc) Theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan,\r\nđịa phương triển khai hiệu quả, quyết liệt Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15\r\ntháng 9 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải\r\nngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022. Đôn đốc đẩy mạnh thực hiện\r\nChương trình phục hồi và phát triển KTXH.
\r\n\r\nd) Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ\r\nsung, dự kiến đề xuất phân bổ nguồn vốn đầu tư công với các cấp có thẩm quyền,\r\nbảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh\r\nmún, chia cắt.
\r\n\r\nđ) Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ\r\nquan, địa phương liên quan khẩn trương xây dựng, thẩm định, hoàn thiện các quy\r\nhoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.
\r\n\r\n2. Bộ Tài chính chủ\r\ntrì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
\r\n\r\na) Thực hiện chính sách tài khỏa mở rộng\r\nhợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp\r\nnhàng, hiệu quả với chính sách tiền tệ; có giải pháp huy động đủ nguồn lực để\r\nthực hiện Kế hoạch phát triển KTXH. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính -\r\nngân sách nhà nước; đẩy mạnh tăng thu, mở rộng cơ sở thu, tăng cường chống thất\r\nthu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là chi sự nghiệp có tính chất đầu\r\ntư, các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
\r\n\r\nb) Bảo đảm an ninh, an toàn tài chính\r\nquốc gia; quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, bảo đảm trong giới hạn theo\r\nquy định và khả năng trả nợ.
\r\n\r\nc) Theo dõi sát diễn biến giá cả thị\r\ntrường, kịp thời nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp điều hành\r\ngiá, các chính sách về thuế, phí và các chính sách khác, góp phần ổn định giá cả,\r\ngiảm chi phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ người dân trong trường hợp cần thiết và\r\nthúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng phòng chống buôn lậu, gian lận\r\nthương mại.
\r\n\r\nd) Tăng cường kiểm tra, giám sát thị\r\ntrường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi\r\nvi phạm để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Tổ chức\r\ntriển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16 tháng\r\n9 năm 2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch\r\ntrái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu\r\ndoanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
\r\n\r\n3. Ngân hàng Nhà nước\r\nViệt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
\r\n\r\na) Điều hành chính sách tiền tệ thận\r\ntrọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, nhất là về tỷ\r\ngiá, lãi suất, tín dụng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với chính sách\r\ntài khóa để vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.\r\nTăng cường công tác truyền thông về quan điểm, định hướng điều hành chính sách\r\ntiền tệ, góp phần tránh lạm phát kỳ vọng.
\r\n\r\nb) Bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ\r\nthống tín dụng, ngân hàng. Khẩn trương triển khai có hiệu quả kết luận của Bộ\r\nChính trị về phương án xử lý đối với các ngân hàng thương mại yếu kém và Đề án\r\ncơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
\r\n\r\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín\r\ndụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay,\r\ncùng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp; hướng tín dụng vào các ngành\r\nnghề, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi\r\nro. Khẩn trương hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh việc triển khai có hiệu\r\nquả chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho vay theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20\r\ntháng 5 năm 2022 của Chính phủ.
\r\n\r\n4. Bộ Công Thương chủ\r\ntrì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
\r\n\r\na) Theo dõi sát diễn biến cung cầu,\r\ntình hình thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng xăng, dầu; kiểm\r\ntra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi đầu cơ, tích trữ,\r\nnâng giá, có giải pháp không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất,\r\ntiêu dùng trong nước, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Chú trọng\r\ncông tác thông tin, truyền thông về việc điều hành giá xăng, dầu để tạo sự đồng\r\nthuận trong xã hội. Chủ động cùng Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan sử dụng\r\nhiệu quả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ giá xăng dầu, giảm\r\nthiểu tác động, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
\r\n\r\nb) Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng,\r\nđẩy mạnh chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, giảm phát thải. Tập trung tháo\r\ngỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án về nguồn điện, lưới điện theo quy định\r\ncủa pháp luật; tính toán chặt chẽ cân đối cung cầu điện năng tiêu thụ để chủ động\r\nphương án sản xuất, nhập khẩu điện phù hợp; chủ động các nguồn điện thay thế\r\ntrong trường hợp thiếu nước cho thủy điện. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, thực\r\nhiện quản lý nhà nước để sớm đưa vào vận hành các dự án trọng điểm trong lĩnh vực\r\ndầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo.
\r\n\r\nc) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải\r\npháp khơi thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước gắn với tăng\r\ncường quản lý thị trường; phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, chú trọng thúc\r\nđẩy và kiểm soát tốt thương mại điện tử; tăng cường phòng chống gian lận thương\r\nmại, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước phù\r\nhợp với các cam kết quốc tế.
\r\n\r\nd) Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất\r\nkhẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu hàng Việt\r\nNam. Phát huy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa vai trò của các cơ quan thương vụ, đại\r\ndiện xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để mở rộng, đa dạng hóa thị\r\ntrường và các loại hàng hóa xuất khẩu; tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, phấn\r\nđấu bảo đảm cán cân thương mại hài hòa, bền vững.
\r\n\r\n5. Bộ Nông nghiệp và\r\nPhát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
\r\n\r\na) Bảo đảm an ninh lương thực quốc\r\ngia và nguồn cung lương thực, thực phẩm. Tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,\r\ntiêu thụ và xuất khẩu nông sản; có giải pháp phù hợp để hỗ trợ người nông dân\r\ntrong trường hợp cần thiết.
\r\n\r\nb) Tăng cường theo dõi sát diễn biến\r\nthị trường, có giải pháp bảo đảm nguồn cung, chất lượng thức ăn chăn nuôi, thịt\r\nlợn; phát triển đàn gia cầm, gia súc.
\r\n\r\nc) Chủ động theo dõi, tham mưu, chỉ đạo\r\ncác biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa mưa\r\nbão; theo dõi chặt chẽ tình hình hạn hán, có phương án tích trữ nước phục vụ sản\r\nxuất nông nghiệp, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ.
\r\n\r\n6. Bộ Xây dựng chủ\r\ntrì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
\r\n\r\na) Khẩn trương nghiên cứu, rà soát, đề\r\nxuất hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bất động\r\nsản, bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản\r\nphát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Chú trọng đẩy mạnh phát triển\r\nnhà ở xã hội, nhà cho công nhân.
\r\n\r\nb) Khẩn trương hoàn thiện để trình Quốc\r\nhội Luật nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để tạo khung pháp\r\nlý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường\r\nbất động sản.
\r\n\r\nc) Tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị\r\n13/CT-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp\r\nthúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Thường\r\nxuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản, thị trường vật\r\nliệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, hàng quý báo cáo Thủ tướng\r\nChính phủ các giải pháp để phát triển ổn định thị trường bất động sản và bảo đảm\r\ncung cầu, giá cả vật liệu xây dựng.
\r\n\r\n7. Bộ Giao thông vận\r\ntải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
\r\n\r\na) Tập trung giải quyết khó khăn, vướng\r\nmắc, hướng dẫn thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng\r\nđiểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, nhất là đường bộ cao tốc Bắc -\r\nNam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025; và các tuyến cao\r\ntốc khác được cấp có thẩm quyền quyết định; hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương đẩy\r\nnhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị, các dự án đường cao tốc đầu\r\ntư theo hình thức đối tác công tư, đẩy nhanh tiến độ và hướng dẫn thực hiện\r\nnâng cấp mở rộng, khởi công các sân bay lưỡng dụng được cấp có thẩm quyền quyết\r\nđịnh; khẩn trương nghiên cứu nâng cấp, mở rộng theo phương thức hợp tác công tư\r\nđể khai thác lưỡng dụng đối với một số sân bay khác được cấp có thẩm quyền xem\r\nxét, quyết định. Phấn đấu rút ngắn thời gian thi công các dự án.
\r\n\r\nb) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi\r\ntrường, các địa phương có phương án bảo đảm vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...)\r\nđáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án giao thông quan trọng quốc gia,\r\ncó tính liên vùng.
\r\n\r\nc) Thực hiện hiệu quả các giải pháp\r\nchống ùn tắc giao thông, nhất là tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa\r\nkhẩu biên giới, tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, khôi phục sản xuất,\r\nkinh doanh.
\r\n\r\n8. Bộ Tài nguyên và\r\nMôi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
\r\n\r\na) Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất\r\nChính phủ, Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách tháo gỡ những vướng mắc liên\r\nquan đến đất đai, hỗ trợ triển khai công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi,\r\nnhanh chóng. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc giải quyết những vướng\r\nmắc trong định giá đất, thu tiền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng...\r\nKhẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình cấp có\r\nthẩm quyền theo quy định.
\r\n\r\nb) Hướng dẫn ngay các Bộ, cơ quan\r\ntrung ương và địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu\r\nđá, cát, đất, sỏi, cát biển cho dự án đầu tư công, bảo đảm nhanh, hiệu quả,\r\nđúng quy định pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n10. Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
\r\n\r\na) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc\r\ntriển khai các chính sách an sinh xã hội, tiếp tục triển khai các chương trình\r\nhỗ trợ phát triển thị trường lao động, hiệu quả, bền vững và hội nhập; kịp thời\r\ncó phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động.
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục\r\nvà Đào tạo và các cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách\r\nđào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh kết nối\r\ncung cầu phát triển thị trường lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư trong\r\nvà ngoài nước hiện nay.
\r\n\r\n11. Bộ Y tế chủ\r\ntrì, phối hợp với các cơ quan liên quan
\r\n\r\na) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch\r\nCovid-19 và các dịch bệnh khác, không để “dịch chồng dịch”. Thực hiện nghiêm\r\ncác biện pháp phòng, chống dịch; quyết liệt đôn đốc, hướng dẫn tổ chức tiêm vắc\r\nxin an toàn, khoa học, hiệu quả phòng Covid-19 tại các địa phương.
\r\n\r\nb) Tăng cường quản lý giá thuốc, vật\r\ntư, trang thiết bị y tế, chống đầu cơ, tăng giá, tham nhũng, tiêu cực. Khẩn\r\ntrương hoàn thiện quy định, hướng dẫn về giá dịch vụ y tế; nhập khẩu, mua sắm\r\nthuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; chủ trương xã hội hóa, hợp tác công tư\r\ntrong lĩnh vực y tế; khẩn trương khắc phục kịp thời, hiệu quả các tồn tại, vướng\r\nmắc, bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế.
\r\n\r\n\r\n\r\nỦy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh\r\nnghiệp tập trung rà soát, hoàn thiện và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt,\r\nhiệu quả phương án xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả trong phạm\r\nvi quản lý.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\na) Tiếp tục chủ động, thực hiện quyết\r\nliệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội,\r\nChính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022, Nghị quyết\r\nsố 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022, Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12 tháng 4\r\nnăm 2022 và các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ. Trong tháng 9 năm 2022 và định\r\nkỳ hàng quý, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả đạt được, hạn chế,\r\nbất cập và đề xuất, kiến nghị theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao của bộ,\r\nngành, lĩnh vực, địa phương.
\r\n\r\nb) Tăng cường phối hợp giữa các bộ,\r\ncơ quan liên quan, các địa phương trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành,\r\ntriển khai thực hiện và đánh giá các cơ chế, chính sách, giải pháp, biện pháp\r\nquản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là các chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu\r\ntư, thương mại, thị trường, giá cả và các chính sách khác liên quan, bảo đảm nhịp\r\nnhàng, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất, thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
\r\n\r\nc) Theo dõi sát diễn biến trong nước,\r\nquốc tế, chủ động phân tích, đánh giá, dự báo để có giải pháp kịp thời, tổng thể,\r\nđồng bộ, tận dụng thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền\r\nkinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các Bộ, ngành tổng hợp, phụ\r\ntrách theo dõi các lĩnh vực kinh tế vĩ mô có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hiệu\r\nquả trong tham mưu, đề xuất giải pháp, biện pháp cụ thể, kịp thời báo cáo Chính\r\nphủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
\r\n\r\nd) Tuyệt đối không lơ là, chủ quan,\r\ntiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Chương trình\r\nphòng, chống dịch COVID-19.
\r\n\r\nđ) Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế\r\nhoạch vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia và các dự án quy mô lớn, trọng điểm, đặc biệt là các dự\r\nán Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Thành phố Hà Nội, các tuyến cao\r\ntốc đi qua địa bàn.
\r\n\r\nĐối với Chương trình phục hồi và phát\r\ntriển KTXH, cần chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân, đề xuất báo cáo\r\ncấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh, bổ sung nguồn lực cho chính sách khác\r\ncòn dư địa để thực hiện theo yêu cầu tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ\r\ntrong trường hợp cần thiết.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết\r\nliệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô,\r\nkiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn trên địa bàn\r\ntỉnh, thành phố.
\r\n\r\nb) Chủ động tổ chức kiểm tra, rà\r\nsoát, đánh giá tổng thể việc công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng\r\ntrên địa bàn quản lý từ năm 2021 trở lại đây, đảm bảo công bố sát giá thị trường,\r\ncông bằng, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng...
\r\n\r\nc) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng\r\nmắc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh\r\nnghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh\r\ntrên địa bàn tỉnh, thành phố.
\r\n\r\nd) Tăng cường quản lý, kiểm soát giá\r\ncả, thị trường, phòng chống gian lận thương mại; thực hiện tốt các chính sách\r\nan sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững\r\nan ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và làm tốt công tác đối ngoại, hội nhập\r\nquốc tế trên địa bàn tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan\r\nngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố\r\ntrực thuộc Trung ương tập trung quán triệt, khẩn trương sâu rộng tổ chức triển\r\nkhai kịp thời, có hiệu quả và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm\r\nvi quản lý thực hiện nghiêm các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này; chịu trách nhiệm\r\ntrực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai và kết quả thực\r\nhiện Chỉ thị này.
\r\n\r\nBộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp\r\nvới các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, tổng hợp\r\ntình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị này, báo cáo Chính\r\nphủ tại Phiên họp thường kỳ hằng tháng.
\r\n\r\n2. Các Bộ, ngành, địa phương thường\r\nxuyên chủ động, phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến tình hình KTXH thế giới và trong nước, phân tích, dự báo, xây dựng các kịch\r\nbản, phương án ứng phó theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền đề xuất\r\nChính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, đối sách phù hợp, kịp thời.
\r\n\r\n3. Trân trọng đề nghị Mặt trận Tổ quốc\r\nViệt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội,\r\ncác tổ chức xã hội, các đoàn thể tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt\r\nchẽ với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn\r\nngười dân ủng hộ, tích cực tham gia thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định\r\nkinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối\r\nlớn của nền kinh tế trong tình hình mới; đồng thời thực hiện tốt các chương\r\ntrình, phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, đời sống\r\nvăn hóa và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH trên các lĩnh vực./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n THỦ TƯỚNG | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới đang được cập nhật.
Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 15/CT-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành | 2022-09-16 |
Ngày hiệu lực | 2022-09-16 |
Lĩnh vực | Chính sách |
Tình trạng | Còn hiệu lực |