BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013 |
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số: 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 257/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định phân bổ băng tần phục vụ mục đích kinh tế- xã hội, quốc phòng và an ninh;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.
Thông tư liên tịch này hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trong việc xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nguồn gây nhiễu là các nguồn phát xạ, bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.
2. Xử lý nhiễu có hại là việc kiểm soát, xác định nguồn gây nhiễu, nguyên nhân gây nhiễu có hại và thực hiện các biện pháp để khắc phục nhiễu có hại.
3. Băng tần dùng chung là băng tần được Thủ tướng Chính phủ quy định dùng chung cho mục đích kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp quản lý.
4. Đài dân sự là đài vô tuyến điện phục vụ mục đích kinh tế - xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng.
5. Đài quân sự là đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng do Bộ Quốc phòng cho phép sử dụng.
6. Đài an ninh là đài vô tuyến điện phục vụ mục đích an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội do Bộ Công an cho phép sử dụng.
7. Cơ quan đầu mối là cơ quan chức năng, đại diện của từng Bộ thực hiện cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế - xã hội.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý nhiễu có hại
1. Công tác phối hợp xử lý nhiễu có hại phải được thực hiện thống nhất, kịp thời, bảo đảm có hiệu quả, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, sử dụng tần số không đúng quy định của pháp luật hiện hành phải áp dụng các biện pháp để chấm dứt nhiễu có hại.
3. Cơ quan đầu mối tổ chức xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện theo nguyên tắc quy định tại Điều 38 của Luật Tần số vô tuyến điện, đồng thời yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại phải thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 37 của Luật Tần số vô tuyến điện để hạn chế nhiễu có hại.
4. Trong băng tần dùng chung, băng tần chưa quy định cho mục đích quốc phòng, an ninh, cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại theo thứ tự ưu tiên bảo vệ các đài vô tuyến điện sau đây:
a) Đài vô tuyến điện phục vụ mục đích an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;
b) Đài quân sự được Bộ thông tin và Truyền thông ấn định tần số để sử dụng ổn định, lâu dài;
c) Đài an ninh được Bộ thông tin và Truyền thông ấn định tần số để sử dụng ổn định, lâu dài;
d) Đài dân sự được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI
Điều 5. Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại
1. Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Binh chủng Thông tin liên lạc là cơ quan đầu mối của Bộ Quốc phòng.
3. Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I- Tổng cục An ninh I là cơ quan đầu mối của Bộ Công an.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại
1. Tiếp nhận, giải quyết thông báo nhiễu có hại:
a) Cục Tần số vô tuyến điện tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ tổ chức, cá nhân sử dụng đài dân sự.
b) Binh chủng Thông tin liên lạc tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị quân đội sử dụng đài quân sự.
c) Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị công an sử dụng đài an ninh.
2. Cung cấp các thông tin có liên quan về nhiễu có hại cho cơ quan đầu mối có liên quan và gửi đề nghị phối hợp xử lý.
3. Tiếp nhận đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại; Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan đầu mối thuộc Bộ khác tổ chức xử lý nhiễu có hại.
4. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nguồn gây nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hại có hiệu quả.
5. Yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý gây nhiễu có hại phải tiến hành sửa chữa, cải thiện tính năng, dừng hoạt động của đài vô tuyến điện gây nhiễu và thực hiện các biện pháp để khắc phục nhiễu có hại.
Điều 7. Cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại
1. Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại trong các trường hợp sau:
a) Nhiễu có hại do đài dân sự gây ra;
b) Nhiễu có hại giữa đài quân sự và đài an ninh hoạt động trong băng tần dùng chung cho mục đích quốc phòng, an ninh khi Binh chủng Thông tin liên lạc hoặc Cục kỹ thuật nghiệp vụ I đề nghị chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại;
c) Nhiễu có hại giữa đài vô tuyến điện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với đài vô tuyến điện của quốc gia khác.
d) Đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại nhưng Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục kỹ thuật nghiệp vụ I chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại và đề nghị Cục Tần số vô tuyến điện tổ chức xử lý nhiễu có hại;
2. Binh chủng Thông tin liên lạc chủ trì xử lý nhiễu có hại do đài quân sự gây ra.
3. Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I chủ trì xử lý nhiễu có hại do đài an ninh gây ra.
1. Tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại
a) Cơ quan đầu mối tiếp nhận thông báo nhiễu có hại theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, tổ chức kiểm soát, xác định đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.
b) Cơ quan đầu mối tự tổ chức xử lý nhiễu có hại trong trường hợp nhiễu có hại không liên quan đến đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác.
2. Đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại
a) Cơ quan đầu mối gửi văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này) tới cơ quan đầu mối có liên quan để xử lý nhiễu có hại trong trường hợp xác định đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác.
b) Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I gửi văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại tới Cục Tần số vô tuyến điện để tổ chức xử lý nhiễu có hại trong trường hợp đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại và chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.
c) Cục Tần số vô tuyến điện gửi văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại tới Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I để phối hợp tổ chức kiểm soát, xác định nguồn gây nhiễu trong trường hợp đài dân sự bị nhiễu có hại và chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.
3. Phối hợp xử lý nhiễu có hại
a) Cơ quan đầu mối tiếp nhận văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại tổ chức xử lý nhiễu có hại theo quy định phân công trách nhiệm tại Điều 7 của Thông tư này.
b) Trường hợp cơ quan đầu mối xác định đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác, cơ quan đầu mối thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này, đồng thời thông báo kết quả kiểm soát (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này) đến cơ quan đầu mối đề nghị để biết và phối hợp xử lý nhiễu có hại.
4. Thông báo kết quả xử lý nhiễu có hại
Sau khi xử lý chấm dứt nhiễu có hại, cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại phải thông báo bằng văn bản kết quả xử lý nhiễu có hại cho cơ quan đầu mối đề nghị và Tiểu ban Phối hợp kiểm soát - Xử lý can nhiễu, Ủy ban Tần số vô tuyến điện trong thời gian không quá 03 ngày làm việc.
1.Trường hợp đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện của quốc gia khác phát sóng tới Việt Nam:
a) Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I gửi Cục Tần số vô tuyến điện văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
b) Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I kiểm tra, xác minh đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại, đối chiếu với các quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế và thực hiện các nội dung sau đây:
- Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các thủ tục khiếu nại nhiễu quốc tế đến cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền;
- Tổ chức theo dõi kết quả xử lý nhiễu có hại, cung cấp, bổ sung thông tin cho cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài đang xử lý nhiễu có hại khi có yêu cầu;
- Thông báo bằng văn bản đến Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I văn bản trả lời của cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài về kết quả xử lý chấm dứt nhiễu có hại.
2. Trường hợp cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền khiếu nại đài vô tuyến điện của Việt Nam gây nhiễu có hại:
a) Cục Tần số vô tuyến điện tiếp nhận khiếu nại nhiễu có hại của cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền, kiểm tra, xác minh thông tin về đài vô tuyến điện có khiếu nại nhiễu, chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại.
b) Trường hợp chưa đủ điều kiện kỹ thuật, thiếu thông tin cần thiết phục vụ cho việc xác minh nguồn gây nhiễu, Cục Tần số vô tuyến điện có văn bản đề nghị Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I phối hợp tổ chức kiểm soát, xác định vị trí, khu vực nguồn gây nhiễu, xác minh thông tin về nguồn gây nhiễu.
c) Trường hợp nguồn gây nhiễu là đài quân sự, đài an ninh, Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I tổ chức xử lý nhiễu có hại.
d) Sau khi kết thúc xử lý nhiễu có hại, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các thủ tục thông báo kết quả xử lý nhiễu có hại cho cơ quan quản lý, tổ chức nước ngoài khiếu nại nhiễu theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế.
Điều 10. Thời gian xử lý nhiễu có hại
1. Thời gian tối đa để cơ quan đầu mối thực hiện xử lý nhiễu có hại là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại.
2. Trường hợp quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại mà chưa hoàn thành xử lý nhiễu có hại, cơ quan đầu mối thực hiện xử lý nhiễu có hại phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đầu mối đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại, nêu rõ nguyên nhân chậm xử lý và dự kiến thời gian xử lý chấm dứt nhiễu có hại.
3. Trường hợp quá 40 ngày kể từ ngày cơ quan đầu mối đã yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại thực hiện các biện pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư này nhưng nhiễu có hại chưa được xử lý khắc phục, cơ quan đầu mối thực hiện xử lý nhiễu có hại tập hợp hồ sơ đề nghị Tiểu ban Phối hợp kiểm soát - Xử lý can nhiễu báo cáo Ủy ban Tần số vô tuyến điện chỉ đạo tổ chức phối hợp xử lý nhiễu có hại.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 06 năm 2013.
1. Các cơ quan đầu mối, cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; đồng thời, thường xuyên thông báo cho nhau về tình hình, kết quả thực hiện.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để phối hợp hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
KT.BỘ TRƯỞNG | KT.BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
MẪU ĐỀ NGHỊ PHỐI HỢP XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA ngày 09 tháng 05 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………… | …………, ngày tháng năm …..… |
ĐỀ NGHỊ PHỐI HỢP XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI
Kính gửi: …………………………………………………(1)
1. Đơn vị, tổ chức, cá nhân có đài, mạng đài bị nhiễu có hại: | ||||||||||||||
Tên đơn vị, tổ chức, cá nhân: | (2) | |||||||||||||
Địa chỉ: | (3) | |||||||||||||
Điện thoại: | (4) | Fax: |
| |||||||||||
Người trực tiếp liên hệ và có thẩm quyền phối hợp xử lý nhiễu: | Họ và tên: |
| ||||||||||||
Điện thoại: | (5) | Email: |
| |||||||||||
2. Tình hình nhiễu: | ||||||||||||||
Tên đài bị nhiễu | Tần số bị nhiễu/ Băng thông | Hướng/Phạm vi bị nhiễu | Nội dung nhiễu | |||||||||||
| (6) | (7) | (8) | |||||||||||
Địa điểm | Kiểu điều chế | |||||||||||||
(9) | (10) | |||||||||||||
Ngày bắt đầu, thời gian và tần suất bị nhiễu: | (11) | |||||||||||||
Thông tin thông báo nhiễu bổ sung (nếu có): |
| |||||||||||||
3. Đài vô tuyến điện gây nhiễu: | ||||||||||||||
Tần số gây nhiễu | Tên đài gây nhiễu/ Đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác | Vị trí đài gây nhiễu | ||||||||||||
| (12) | (13) | ||||||||||||
Thông tin bổ sung | (14) | |||||||||||||
4. Thông tin bổ sung áp dụng đối với đài tàu bay: | ||||||||||||||
Số hiệu chuyến bay | Mực bay (độ cao máy bay) | Điểm bắt đầu bị nhiễu (kinh/vĩ độ) | Điểm kết thúc bị nhiễu (kinh/vĩ độ) | Thời gian bị nhiễu (ngày, giờ, phút) | ||||||||||
|
|
|
|
| ||||||||||
5. Đại diện của cơ quan đầu mối: | ||||||||||||||
Người trực tiếp phối hợp xử lý nhiễu. | Họ và tên: |
| Chức vụ |
| ||||||||||
Điện thoại/ Email: |
| |||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Quý cơ quan tổ chức xử lý nhiễu có hại và thông báo kết quả xử lý trước ngày......................... .
Trân trọng./.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐẦU MỐI (Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Cục Tần số vô tuyến điện, Binh chủng Thông tin liên lạc hoặc Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I.
(2) Tên đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài VTĐ bị nhiễu được Cục Tần số VTĐ cấp giấy phép, được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho phép sử dụng tần số, thiết bị VTĐ hoặc đài VTĐ nước ngoài bị nhiễu.
(3) Địa chỉ đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài bị nhiễu.
(4) Điện thoại của đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài bị nhiễu.
(5) Điện thoại của người được đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài bị nhiễu giao trực tiếp liên hệ và có thẩm quyền phối hợp xử lý nhiễu.
(6) Ghi tất cả các tần số bị nhiễu và băng thông tín hiệu của tần số bị nhiễu.
(7) Hướng bị ảnh hưởng can nhiễu lớn nhất, phạm vi bị nhiễu tại 01 đài VTĐ, khu vực hoặc nhiều đài, khu vực bị nhiễu.
(8) Ghi hiện tượng nhiễu (thoại, nhạc, tiếng ù rè hoặc khác), mức độ bị ảnh hưởng (ít, vừa phải, rất nhiều, không hoạt động được) hoặc các chỉ số báo nhiễu khác.
(9) Địa điểm đặt đài bị nhiễu gồm số nhà, ngõ, tên phố, thôn (tổ), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã,..), tỉnh (thành phố) và tọa độ (kinh độ, vĩ độ) nếu có.
(10) Kiểu điều chế của thiết bị như: AM, FM, PSK, FSK,QAM,...
(11) Ngày bắt đầu bị nhiễu, thời gian ngày, giờ bị nhiễu và tần suất bị nhiễu.
(12)Tên đài VTĐ gây nhiễu và đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu, trực tiếp quản lý, khai thác đài VTĐ gây nhiễu.
(13) Vị trí đài gây nhiễu trong khu vực nhất định, địa điểm cụ thể (số nhà, ngõ, tên phố, thôn/ tổ, xã/ phường, thị trấn, huyện/ quận, thị xã,.., tỉnh/ thành phố) hoặc vị trí tọa độ (kinh độ, vĩ độ).
(14) Kết quả định hướng, định vị, bản đo phổ tần số gây nhiễu, các nhận dạng khác về đài gây nhiễu.
MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM SOÁT
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA ngày 09 tháng 05 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………… | …………, ngày tháng năm …..… |
THÔNG BÁO
Về kết quả kiểm soát, xác minh nguồn gây nhiễu có hại
Kính gửi: …………………………………………………(2)
Phúc đáp Đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại của Cơ quan đầu mối(2), Cơ quan đầu mối(1) thông báo kết quả xác định nguồn gây nhiễu có hại như sau:
1. Đơn vị, tổ chức, cá nhân có đài, mạng đài bị nhiễu có hại: | ||||||||||
Tên đơn vị, tổ chức, cá nhân: | (3)
| |||||||||
Địa chỉ: | (4)
| |||||||||
Điện thoại: | (5) | Fax: |
| |||||||
Người trực tiếp liên hệ và có thẩm quyền phối hợp xử lý nhiễu: | Họ và tên: |
| ||||||||
Điện thoại: | (6) | Email: |
| |||||||
2. Tình hình nhiễu: | ||||||||||
Tên đài bị nhiễu
| Tần số bị nhiễu | Địa điểm | Nội dung nhiễu | |||||||
| (7) | (8) |
| |||||||
3. Đài vô tuyến điện gây nhiễu: | ||||||||||
Tần số gây nhiễu | Tên đài gây nhiễu/ Đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác | Vị trí đài gây nhiễu | ||||||||
| (09) | (10)
| ||||||||
Thông tin bổ sung | (11)
| |||||||||
4. Đại diện của cơ quan đầu mối (1): | ||||||||||
Người trực tiếp phối hợp xử lý nhiễu. | Họ và tên: |
| Chức vụ |
| ||||||
Điện thoại/ Email: |
| |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Do đài vô tuyến điện gây nhiễu thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan đầu mối (12), cơ quan đầu mối (1) đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan đầu mối (12) để tổ chức xử lý nhiễu có hại.
Đề nghị Quý cơ quan phối hợp với cơ quan đầu mối (12) để tổ chức xử lý nhiễu có hại.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐẦU MỐI(1) (Ký tên, đóng dấu) |
Hồ sơ kèm theo: (13)
Ghi chú:
(1) Cơ quan đầu mối (Cục Tần số vô tuyến điện, Binh chủng Thông tin liên lạc hoặc Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I) tổ chức kiểm soát, xác minh nguồn gây nhiễu có hại.
(2) Cơ quan đầu mối thuộc Bộ quản lý tần số đài vô tuyến điện bị nhiễu có hại.
(3) Tên đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài VTĐ bị nhiễu được Cục Tần số VTĐ cấp giấy phép, được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho phép sử dụng tần số, thiết bị VTĐ hoặc đài VTĐ nước ngoài bị nhiễu.
(4) Địa chỉ đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài bị nhiễu.
(5) Điện thoại của đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài bị nhiễu.
(6) Điện thoại của người được đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu đài bị nhiễu giao trực tiếp liên hệ và có thẩm quyền phối hợp xử lý nhiễu.
(7) Ghi tất cả các tần số bị nhiễu.
(8) Địa điểm đặt đài bị nhiễu gồm số nhà, ngõ, tên phố, thôn (tổ), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã,..), tỉnh (thành phố) và tọa độ (kinh độ, vĩ độ) nếu có.
(09) Tên đài VTĐ gây nhiễu và đơn vị, tổ chức, cá nhân sở hữu, trực tiếp quản lý, khai thác đài VTĐ gây nhiễu.
(10) Vị trí đài gây nhiễu trong khu vực nhất định, địa điểm cụ thể (số nhà, ngõ, tên phố, thôn/ tổ, xã/ phường, thị trấn, huyện/ quận, thị xã,.., tỉnh/ thành phố) hoặc vị trí tọa độ (kinh độ, vĩ độ).
(11) Kết quả định hướng, định vị, các nhận dạng khác về đài gây nhiễu, cơ chế gây nhiễu.
(12) Cơ quan đầu mối thuộc Bộ quản lý đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại.
(13) Bản ghi kết quả định hướng, định vị, băng, đĩa chứa file ghi âm, bản ghi phổ,...
Từ khóa: Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA, Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA, Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA của Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA của Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tư liên tịch 10 2013 TTLT BTTTT BQP BCA của Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA
File gốc của Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế – xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Quốc phòng – Bộ Công an ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và mục đích kinh tế – xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Quốc phòng – Bộ Công an ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số hiệu | 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Lê Nam Thắng, Đỗ Bá Tỵ, Tô Lâm |
Ngày ban hành | 2013-05-09 |
Ngày hiệu lực | 2013-06-28 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |