ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2019/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 23 tháng 8 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 316/TTr-VPUBND ngày 23 tháng 8 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Phạm vi điều chỉnh
b) Những nội dung không được quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo Thông tư 32/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
a) Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bình Định; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính công ích (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị).
2. Dịch vụ công trực tuyến: là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
4. Mức độ của dịch vụ công trực tuyến được hiểu như sau:
b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
1. Toàn bộ thông tin của bộ thủ tục hành chính hiện hành, áp dụng trong toàn tỉnh phải được cập nhật, công khai đầy đủ, kịp thời lên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
3. Quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến bảo đảm tính ổn định, an toàn, hiệu lực, hiệu quả và giá trị pháp lý.
5. Cổng dịch vụ công trực tuyến phải tích hợp, kết nối với hệ thống các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các Bộ, ngành đã triển khai tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
3. Thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP, SỬ DỤNG, TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1. Thông tin về dịch vụ công trực tuyến:
2. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
Điều 6. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến
2. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến thì truy cập vào địa chỉ quy định tại Khoản 1 Điều này để tìm hiểu thông tin hướng dẫn và sử dụng các dịch vụ.
1. Nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3:
b) Thanh toán phí, lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thực hiện thủ tục hành chính hoặc qua dịch vụ bưu chính.
a) Hồ sơ thực hiện gửi như mức độ 3 nhưng phải sử dụng chữ ký số; nếu chưa sử dụng chữ ký số thì thực hiện như mức độ 3.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp phí, lệ phí (nếu có) nhưng cơ quan có thẩm quyền không thực hiện được dịch vụ thì cơ quan đó có trách nhiệm hoàn trả phí, lệ phí mà tổ chức cá nhân đã nộp; ngược lại, cơ quan đã giải quyết nhưng người yêu cầu không nhận kết quả thì không được quyền yêu cầu hoàn trả lại phí, lệ phí đã nộp (trừ trường hợp pháp luật quy định khác).
Bộ phận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nội dung hồ sơ do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý, trình lãnh đạo xem xét, giải quyết.
a) Khi nhận được hồ sơ hợp lệ trên phần mềm được bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, các bộ phận chuyên môn căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết hồ sơ đảm bảo trình tự giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật kết quả giải quyết trên phần mềm;
c) Bộ phận chuyên môn chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giao trả cho tổ chức, cá nhân đúng thời gian quy định.
Bộ phận chuyên môn phải soạn thảo văn bản nêu rõ lý do, trình lãnh đạo ký, chuyển bộ phận tiếp nhận và trả kết quả gửi lại cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời gửi thông báo điện tử kèm theo văn bản để tổ chức, cá nhân được biết.
1. Thời gian thụ lý và giải quyết hồ sơ nộp trực tuyến:
b) Khuyến khích các cơ quan thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giải quyết các thủ tục hành chính so với thời gian quy định khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dịch vụ công trực tuyến của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Hình thức trả kết quả:
b) Sử dụng Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành. Việc trả kết quả trực tuyến được thực hiện theo sự thống nhất của người sử dụng và cơ quan cung cấp dịch vụ qua một hoặc nhiều hình thức sau: thông báo trên Cổng thông tin điện tử có dịch vụ công trực tuyến; gửi qua chức năng trả kết quả của dịch vụ công trực tuyến; gửi qua thư điện tử của người sử dụng. Khuyến khích gửi kết quả qua các kênh giao tiếp điện tử khác như: tin nhắn trên điện thoại di động, dịch vụ trao đổi thông tin trên mạng.
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1. Các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính công khai địa chỉ trụ sở làm việc, hộp thư điện tử, số điện thoại trên hệ thống để tiếp nhận, phản ánh kiến nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến - hệ thống một cửa điện tử liên thông.
a) Thông qua hộp thư điện tử;
c) Thông qua chuyên mục "Hỏi đáp" trên hệ thống;
Điều 11. Xử lý phản ánh, kiến nghị
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, vận hành hoạt động của Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này.
1. Có trách nhiệm đảm bảo về hạ tầng, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT.
5. Nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch đảm bảo cơ sở hạ tầng, các biện pháp kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan.
7. Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ hàng quý và năm với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh theo quy định.
9. Có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến; phát hiện, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
1. Chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT. Tích hợp chuyên mục Dịch vụ công trực tuyến kết nối về Cổng dịch vụ công trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
3. Kịp thời cập nhật những thay đổi về thành phần hồ sơ, biểu mẫu, thủ tục hành chính của cơ quan mình trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
5. Bố trí công chức, viên chức thường trực tiếp nhận hồ sơ điện tử do các tổ chức, cá nhân gửi trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan vào các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết theo quy định).
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc đơn vị mình quản lý.
9. Quy định quy trình giải quyết hồ sơ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị mình áp dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến phù hợp với quy trình chung về thủ tục hành chính nhằm cung cấp và khai thác các dịch vụ này một cách hiệu quả nhất.
11. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên phải thực hiện việc đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ công, tài khoản này sẽ được sử dụng cho tất cả các dịch vụ công trực tuyến khác cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bình Định.
5. Các tổ chức, cá nhân đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin kê khai, đăng ký.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính công ích
2. Trả kết quả: đối với các hồ sơ trong phạm vi tỉnh Bình Định, cam kết trả trong vòng 24 giờ sau khi có kết quả; đối với hồ sơ ngoài phạm vi của tỉnh thì thực hiện theo quy định hiện hành. Khi xảy ra trường hợp mất hồ sơ thì Bưu điện tỉnh sẽ bồi thường mọi chi phí và lệ phí, cam kết liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm lại cho người dân, doanh nghiệp.
Các cơ quan quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Quy chế này có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý và năm với Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) về tình hình, kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến của đơn vị mình.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ sung hoặc sửa đổi Quy chế cho phù hợp./.
File gốc của Quyết định 44/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bình Định đang được cập nhật.
Quyết định 44/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bình Định
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Số hiệu | 44/2019/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phan Cao Thắng |
Ngày ban hành | 2019-08-23 |
Ngày hiệu lực | 2019-09-01 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Hết hiệu lực |