Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Bảo hiểm » Nghị định 34/2009/NĐ-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 34/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

 

ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ ĐÃ NGHỈ VIỆC

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau đây:

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

3. Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

5. Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009, tăng thêm 5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Điều 3. Kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995, hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ và hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 4.

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội quy định tại các khoản 1 , 2 và 3 Điều 1 Nghị định này.

2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này.

3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm.

5. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định này.

Điều 5. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế NN, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 1 Thông tư 11/2009/TT-BLĐTBXH (VB hết hiệu lực: 15/02/2021)

Thông tư 11/2009/TT-BLĐTBXH điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 34/2009/NĐ-CP và Nghị định 33/2009/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành


Căn cứ Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây được viết là Nghị định số 34/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (sau đây được viết là Nghị định số 33/2009/NĐ-CP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng như sau:
...
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện). quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2009.
2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động. người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
4. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2009.
5. Người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2009.
6. Người đang hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản trước ngày 01 tháng 5 năm 2009 mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 trở đi còn thời hạn hưởng trợ cấp.
Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 1 Công văn 1270/BHXH-CSXH năm 2009 (VB hết hiệu lực: 26/07/2013)

Công văn 1270/BHXH-CSXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 33/2009/NĐ-CP và 34/2009/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành


Thực hiện Nghị định số 33/2009/NĐ-CP, Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 của Chính phủ và Thông tư số 11/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:
1. Về đối tượng áp dụng:
1.1. Đối tượng điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 gồm:
a. Người tham gia BHXH bắt buộc hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/5/2009 (kể cả cán bộ xã, phường thị trấn thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và người hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ):
b. Người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/5/2009.
c. Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (kể cả người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
d. Cán bộ xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/5/2009.
đ. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
e. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) hàng tháng (kể cả trợ cấp phục vụ) trước ngày 01/5/2009.
g. Người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01/5/2009.
1.2. Đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ ngày 01/5/2009 mà mức hưởng được tính theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 của Chính phủ.
1.3. Cán bộ xã, phường thị trấn quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ ngày 01/5/2009 trở đi hưởng trợ cấp hàng tháng.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 11/2009/TT-BLĐTBXH (VB hết hiệu lực: 15/02/2021)

Thông tư 11/2009/TT-BLĐTBXH điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 34/2009/NĐ-CP và Nghị định 33/2009/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành


Căn cứ Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây được viết là Nghị định số 34/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (sau đây được viết là Nghị định số 33/2009/NĐ-CP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng như sau:
...
Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Thông tư này đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2009 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 4/2009 x 1,05
Ví dụ 1: Ông A, có mức lương hưu tháng 4/2009 là 1.643.580 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông A từ tháng 5/2009 được điều chỉnh như sau:
1.643.580 đồng/tháng x 1,05 = 1.725.759 đồng/tháng
Ví dụ 2. Ông B, cấp bậc Đại úy, có mức lương hưu tháng 4/2009 là 2.158.320 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông B từ tháng 5/2009 được điều chỉnh như sau:
2.158.320 đồng/tháng x 1,05 = 2.266.236 đồng/tháng
Ví dụ 3. Ông C là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, có mức trợ cấp tháng 4/2009 là 803.160 đồng/tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng của ông C từ tháng 5/2009 được điều chỉnh như sau:
803.160 đồng/tháng x 1,05 = 843.318 đồng/tháng
Ví dụ 4. Ông D, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp tháng 4/2009 là 872.160 đồng/tháng.
Mức trợ cấp mất sức lao động của ông D từ tháng 5/2009 được điều chỉnh như sau:
872.160 đồng/tháng x 1,05 = 915.768 đồng/tháng
2. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được điều chỉnh như sau:
a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01/5/2009 = Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4/2009 x 1,2037
Ví dụ 5: Ông G, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, mức trợ cấp tháng 4/2009 là 323.040 đồng/tháng.
Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông G từ tháng 5/2009 được điều chỉnh như sau:
323.040 đồng/tháng x 1,2037 = 388.843 đồng/tháng
b) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị xong ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp không điều trị nội trú) trong năm 2008 và 4 tháng đầu năm 2009 mà chưa được giải quyết chế độ, thì mức trợ cấp được tính tại tháng ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng của đối tượng trên được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
c) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp phục vụ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 mức trợ cấp phục vụ hàng tháng được điều chỉnh như sau:
Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng từ ngày 01/5/2009 = Mức trợ cấp phục vụ tháng 4/2009 x 1,2037
3. Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp được điều chỉnh như sau:
a) Mức trợ cấp tuất đối với thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 05 năm 2009 được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng.
Ví dụ 6. Ông H, đang hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng với mức trợ cấp hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 mức trợ cấp tuất của ông H là:
70% x 650.000 đồng/tháng = 455.000 đồng/tháng.
b) Đối với người chết trong năm 2008 và 4 tháng đầu năm 2009 mà thân nhân chưa được giải quyết chế độ tuất, thì mức trợ cấp tuất của các tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2009 được tính theo mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009, mức trợ cấp tuất hàng tháng được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định, mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 trở đi vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian này được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng.
5. Quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành rồi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động đã được hưởng phụ cấp chuyển ngành theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 khoản phụ cấp chuyển ngành được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng.
6. Người đang hưởng lương hưu mà sống cô đơn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, nếu mức lương hưu điều chỉnh theo khoản 1 Điều này thấp hơn 975.000 đồng/tháng, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 được điều chỉnh bằng 975.000 đồng/tháng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2 và Điểm 3 Công văn 1270/BHXH-CSXH năm 2009 (VB hết hiệu lực: 26/07/2013)

Công văn 1270/BHXH-CSXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 33/2009/NĐ-CP và 34/2009/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành


Thực hiện Nghị định số 33/2009/NĐ-CP, Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 của Chính phủ và Thông tư số 11/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:
1. Về đối tượng áp dụng:
1.1. Đối tượng điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 gồm:
a. Người tham gia BHXH bắt buộc hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/5/2009 (kể cả cán bộ xã, phường thị trấn thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và người hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ):
b. Người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/5/2009.
c. Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (kể cả người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
d. Cán bộ xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/5/2009.
đ. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
e. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) hàng tháng (kể cả trợ cấp phục vụ) trước ngày 01/5/2009.
g. Người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01/5/2009.
1.2. Đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ ngày 01/5/2009 mà mức hưởng được tính theo mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 của Chính phủ.
1.3. Cán bộ xã, phường thị trấn quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ ngày 01/5/2009 trở đi hưởng trợ cấp hàng tháng.
2. Điều chỉnh tăng lương hưu và trợ cấp BHXH đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trước ngày 01/5/2009:
2.1. Các đối tượng nêu tại tiết a, b, c, d và đ điểm 1.1 khoản 1 trên, đến ngày 01/5/2009 còn đang được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, thì từ ngày 01/5/2009 mức hưởng hàng tháng được điều chỉnh như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng từ ngày 01/5/2009 = Mức lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của tháng 4/2009 x 1,05
Trường hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu hàng tháng trước ngày 01/5/2009 mà chưa điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008 của Chính phủ thì trước khi điều chỉnh theo quy định trên, thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định số 101/2008/NĐ-CP.
2.2. Đối tượng nêu tại tiết e điểm 1.1 khoản 1 trên, đến ngày 01/5/2009 còn đang được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) hàng tháng, trợ cấp người phục vụ hàng tháng, thì từ ngày 01/5/2009 mức trợ cấp được điều chỉnh như sau:
Mức trợ cấp TNLĐ-BNN, mức trợ cấp phục vụ hàng tháng từ ngày 01/5/2009 = Mức trợ cấp TNLĐ-BNN, mức trợ cấp phục vụ tháng 4/2009 x 1,2037
2.3. Đối tượng nêu tại tiết g điểm 1.1 khoản 1 trên, đến ngày 01/5/2009 còn đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, thì từ ngày 01/5/2009 mức trợ cấp tuất hàng tháng được điều chỉnh như sau:
- Đối với mức hưởng bằng 40% mức lương tối thiểu chung, mức trợ cấp hàng tháng bằng 260.000 đồng (40% x 650.000 đồng).
- Đối với mức hưởng bằng 50% mức lương tối thiểu chung, mức trợ cấp hàng tháng bằng 325.000 đồng (50% x 650.000 đồng).
- Đối với mức hưởng bằng 70% mức lương tối thiểu chung, mức trợ cấp hàng tháng bằng 455.000 đồng (70% x 650.000 đồng).
2.4. Người hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2007 thuộc diện cô đơn theo quy định tại Quyết định 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ nếu sau khi điều chỉnh mà mức lương hưu thấp hơn 975.000 đồng/tháng thì được bù cho bằng 975.000 đồng/tháng.
3. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01/5/2009 trở đi:
3.1. Đối với đối tượng nêu tại điểm 1.2 khoản 1 trên: Việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH từ ngày 01/5/2009 được thực hiện căn cứ mức lương tối thiểu chung là 650.000 đồng/tháng. Một số trường hợp cụ thể thì giải quyết như sau:
a. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đang hưởng trợ cấp ốm đau trước ngày 01/5/2009 mà từ ngày 01/5/2009 trở đi còn thời hạn hưởng trợ cấp (kể cả trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) thì căn cứ vào số ngày nghỉ ốm ghi trên giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để làm căn cứ giải quyết: Số ngày nghỉ ốm trước ngày 01/5/2009, mức trợ cấp ốm đau tính theo mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng. số ngày nghỉ ốm từ ngày 01/5/2009 trở đi, mức trợ cấp ốm đau được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng. Trường hợp ốm đau trong tháng 5/2009 mà tiền lương đóng BHXH của tháng 4/2009 là căn cứ tính hưởng chế độ ốm đau thì được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng.
b. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đang hưởng trợ cấp thai sản trước ngày 01/5/2009 mà từ ngày 01/5/2009 trở đi còn thời hạn hưởng trợ cấp thì căn cứ thời gian nghỉ việc hưởng chế độ để giải quyết: Thời gian hưởng trợ cấp thai sản trước ngày 01/5/2009, mức hưởng trợ cấp thai sản tính theo mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng. thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản từ 01/5/2009 được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng. Khoản trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng sinh con hoặc tháng nhận nuôi con nuôi.
c. Đối với chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN (kể cả trường hợp giám định lại và giám định tổng hợp) giải quyết từ ngày 01/5/2009 trở đi, thì tiền lương tối thiểu chung để tính khoản trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động (kể cả trợ cấp phục vụ, nếu có) căn cứ vào thời điểm bắt đầu hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN. mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH tính theo mức tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị (nếu thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính theo hệ số lương và mức lương tối thiểu chung của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị).
Trường hợp thời điểm bắt đầu hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng (kể cả trợ cấp phục vụ, nếu có) trước ngày 01/5/2009, thì mức hưởng được điều chỉnh tăng theo quy định của từng thời kỳ và từ ngày 01/5/2009 được điều chỉnh tăng theo hướng dẫn tại điểm 2.2 khoản 2 nêu trên.
Việc tính mức trợ cấp TNLĐ-BNN đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 148/2007/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14/9/2007 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d. Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và TNLĐ-BNN tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng người lao động bắt đầu nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
đ. Đối với chế độ hưu trí:
- Người có thời gian tham gia BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/5/2009 trở đi thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu theo quy định, tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng. Đồng thời thôi không áp dụng mức điều chỉnh tăng 15% lương hưu theo quy định tại Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008 và mức điều chỉnh 5% theo quy định tại Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 của Chính phủ.
- Người có thời gian tham gia BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hưởng trợ cấp BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính trợ cấp căn cứ vào ngày ra quyết định hưởng trợ cấp, nếu quyết định từ 01/5/2009 trở đi thì tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng.
- Người có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên nghỉ hưu từ 01/5/2009, nếu mức lương hưu hàng tháng tính theo quy định mà thấp hơn 650.000 đồng/tháng thì được bù cho bằng 650.000 đồng/tháng.
- Người có thời gian tham gia BHXH theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ và cán bộ chuyên trách cấp xã đang tự đóng tiếp BHXH, từ ngày 01/5/2009 hưởng chế độ hưu trí hoặc BHXH một lần thì bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH một lần của số tháng đóng BHXH theo hệ số tiền lương được tính theo mức lương tối thiểu 650.000 đồng/tháng, số tháng đóng BHXH theo mức sinh hoạt phí quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP được điều chỉnh theo mức tăng tương ứng của mức lương tối thiểu chung của từng thời kỳ.
e. Căn cứ ngày chết ghi trên giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của đối tượng BHXH để giải quyết chế độ tử tuất theo mức lương tối thiểu chung tại tháng đối tượng BHXH chết (bao gồm tiền mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần và trợ cấp chết do tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp). Trường hợp chết trong tháng 4/2009, trợ cấp tuất hàng tháng được hưởng từ 01/5/2009 thì tính theo mức tiền lương tối thiểu 650.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng tính theo quy định trước ngày 01/5/2009, thì từ 01/5/2009 được điều chỉnh tăng theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản 2 nêu trên.
3.2. Đối với đối tượng là Cán bộ xã, phường thị trấn quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ nêu tại điểm 1.3 khoản 1 trên: Việc giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2009 được thực hiện theo quy định tại điểm 8 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH. Mức trợ cấp hàng tháng từ tháng 5/2009 được xác định trên cơ sở điều chỉnh mức trợ cấp tính tại thời điểm ngày 01/01/2003, cụ thể như sau:
- Tăng 10% theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.
- Tăng 10% theo Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005.
- Tăng 20,7% theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005.
- Tăng 10% theo Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006.
- Tăng 28,6% theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006.
- Tăng 20% theo Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007.
- Tăng 15% theo Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008.
- Tăng 5% theo Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009.
3.3. Đối với trường hợp người đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ, được giải quyết từ ngày 01/5/2009 thì mức trợ cấp hàng tháng là 413.417 đồng.

Từ khóa: Nghị định 34/2009/NĐ-CP, Nghị định số 34/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 34/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 34 2009 NĐ CP của Chính phủ, 34/2009/NĐ-CP

File gốc của Nghị định 34/2009/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc đang được cập nhật.

Bảo hiểm

  • Công văn 3535/LĐTBXH-VL năm 2021 về xác định đối tượng hưởng hỗ trợ theo Quyết định 28/2021/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • Công văn 2658/SGDĐT-CTTT năm 2021 về tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2021-2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
  • Công văn 3138/BHXH-CSXH năm 2021 về xác định đối tượng hưởng hỗ trợ theo Quyết định 28/2021/QĐ-TTg do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
  • Công văn 3215/UBND-VX năm 2021 về tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2021-2022 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
  • Quyết định 926/QĐ-BHXH năm 2021 về thành lập Tổ công tác đặc biệt của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19
  • Nghị quyết 118/NQ-CP năm 2021 thông qua dự thảo Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ ban hành
  • Kế hoạch 621/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025
  • Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 về Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội
  • Quyết định 3375/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An

Nghị định 34/2009/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 34/2009/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành 2009-04-06
Ngày hiệu lực 2009-05-21
Lĩnh vực Bảo hiểm
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư 11/2009/TT-BLĐTBXH điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 34/2009/NĐ-CP và Nghị định 33/2009/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • Công văn 1270/BHXH-CSXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Nghị định 33/2009/NĐ-CP và 34/2009/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu