ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 525/BC-UBTVQH13 | Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2013 |
KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2009-2012
Kính gửi: Các vị đại biểu Quốc hội
Được triển khai ở Việt Nam từ năm 1992, chính sách BHYT đã trải qua các mô hình: quản lý BHYT theo cấp tỉnh (1992-1997), Bộ Y tế quản lý (1998-2003) và quản lý tập trung tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam từ năm 2003 đến nay. Giai đoạn 1992-2008, BHYT Việt Nam được thực hiện theo các văn bản dưới luật của Chính phủ. Trên cơ sở thực tiễn gần 20 năm triển khai thực hiện chính sách BHYT, năm 2008 Quốc hội đã ban hành Luật BHYT.
Sau đây, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin trình Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát thực hiện CSPL về BHYT giai đoạn 2009-2012.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
Theo quy định của Luật BHYT (có hiệu lực từ 1/7/2009), có 16 điều giao cho Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan hướng dẫn thi hành. Đến nay, Chính phủ, Bộ Y tế và bộ ngành liên quan đã hướng dẫn thi hành 15 điều tại 2 Nghị định của Chính phủ, 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 14 thông tư (trong đó có 5 thông tư liên bộ) do Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan ban hành (phụ lục số 3). Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT bảo đảm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và có tính khả thi.
Ngoài các văn bản hướng dẫn do Chính phủ và bộ ngành ban hành, BHXH Việt Nam đã ban hành 6 quyết định và khoảng 150 văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) theo thẩm quyền đã ban hành các văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương, về cơ bản, nội dung các văn bản này phù hợp với pháp luật.
Tuy nhiên, tất cả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT do Chính phủ và bộ ngành ban hành đều chậm tiến độ từ 1 tháng đến 40 tháng* Những tồn tại trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó là:
- Theo Nghị định 62/2009/NĐ-CP còn 3 vấn đề giao cho các bộ, ngành chưa hướng dẫn, trong đó 2 vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế là Danh mục một số bệnh cần chữa trị dài ngày và sửa đổi quy định về xác định dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn được BHYT chi trả (hiện vẫn áp dụng văn bản quy định về vấn đề này từ trước khi có Luật BHYT); một vấn đề thuộc trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đó là xác định tiêu chí hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình làm cơ sở để Nhà nước hỗ trợ mua BHYT cho đối tượng này.
- Luật BHYT quy định về nội dung hợp đồng KCB BHYT và giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu hợp đồng. Tuy nhiên, khi có phát sinh tranh chấp hợp đồng chưa xử lý được, chưa rõ tính pháp lý của hợp đồng và trách nhiệm của các bên trong trường hợp vi phạm hợp đồng.
- Luật BHYT giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến CSPL về BHYT (Điều 6), nhưng Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 về lộ trình BHYT toàn dân lại giao BHXH Việt Nam là đầu mối chịu trách nhiệm chính trong tuyên truyền về chính sách BHYT.
2.1. Kết quả thực hiện
Giai đoạn 2009-2012, tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng từ 58,2% (2009) lên 66,8% (2012). Như vậy, sau 4 năm thực thi Luật, đã có thêm 8,6% dân số tham gia BHYT, tương đương 9,24 triệu người, bình quân tăng 2,8%/năm. Có 21 tỉnh có tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng trên 15%. Nhiều tỉnh cơ bản đã đạt được BHYT toàn dân (Bắc Kạn gần 100%, Lai Châu 99%, Hà Giang 96%, Lào Cai 95%, Hòa Bình 93%, Sơn La 92%, Tuyên Quang 88%, Lạng Sơn 85%, Thái Nguyên 80%, Kon Tum 85%) (phụ lục số 5). Đa số các tỉnh đạt gần 100% dân số tham gia BHYT là do mở rộng số đối tượng được ngân sách cấp mua BHYTPhân tích tỷ lệ tham gia BHYT theo nhóm đối tượng cho thấy, nhóm làm công ăn lương, cán bộ công chức trong khu vực công, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm hưu trí, mất sức lao động, đối tượng bảo trợ xã hội do NSNN hoặc quỹ BHXH đóng tiền mua BHYT đều đạt ở mức rất cao (gần 100%).
Cùng với chính sách mở rộng đối tượng được ngân sách hỗ trợ tham gia BHYT (người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khănCó thể nói trong điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, với mức thu nhập bình quân đầu người là 1.749 USD/người/năm (2012), việc đạt được tỷ lệ gần 70% dân số tham gia BHYT là sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Kết quả đó góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe và giúp cho nhiều người dân không bị rơi vào bẫy nghèo đói khi bị ốm đau, bệnh tật. Trên thế giới nhiều nước có điều kiện kinh tế và thu nhập cao hơn Việt Nam nhưng cũng chưa đạt được tỷ lệ dân số tham gia BHYT như Việt Nam2.2. Một số tồn tại, vướng mắc
- Giai đoạn 2009-2012, có 14 tỉnh tỷ lệ tham gia BHYT tăng chậm (dưới 5%) và có 6 tỉnh tỷ lệ tham gia BHYT giảm từ 1-7% (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đắk Lắk, Gia Lai, Vĩnh Long, trong đó Bến Tre giảm nhiều nhất khoảng 7%).
a) Người lao động trong các doanh nghiệp đạt 54,7%, trong đó khu vực tư nhân chỉ đạt 20-30%; học sinh, sinh viên (HSSV) mới đạt tỷ lệ 80% (Nam Định chỉ đạt 30%), trong đó sinh viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, đặc biệt các trường tư có tỷ lệ tham gia rất thấp và vẫn còn khoảng 5% trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT.
c) Nhóm người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo lộ trình sẽ tham gia BHYT từ năm 2012 và Bộ Tài chính đã có dự toán bố trí ngân sách hỗ trợ 30% kinh phí để mua BHYT, nhưng chưa triển khai do chưa xây dựng được tiêu chí.
- Bên cạnh một số kết quả tích cực do thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa dịch vụ y tế tại các bệnh viện công đã phát sinh những vấn đề cần phải quan tâm, đó là nhiều bệnh viện đã hình thành khu vực KCB theo yêu cầu, dành 5-10% số giường làm dịch vụ để thu phí cao, kết quả là tại cùng một khoa hình thành 2 chế độ, bệnh nhân BHYT với 2-3 người/giường và bệnh nhân KCB theo yêu cầu với 1 người/phòng có đầy đủ tiện nghi* Nguyên nhân và trách nhiệm đối với các tồn tại trên đó là:
- Các cấp chính quyền chưa quan tâm đầy đủ việc triển khai chính sách, pháp luật BHYT; Sở Y tế ở nhiều nơi chưa quan tâm chỉ đạo, phối hợp với tổ chức BHXH trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tỷ lệ dân số tham gia BHYT tại địa phương.
- Do giá dịch vụ y tế ở mức thấp trong nhiều năm, đầu tư của Nhà nước cho bệnh viện còn hạn chế, nhiều bệnh viện thực hiện chủ trương của Nhà nước về tự chủ bệnh viện và xã hội hóa dịch vụ y tế, kể cả kỹ thuật hiện đại để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân, quá trình thực hiện đã phát sinh một số yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng đến BHYT- Đa số tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT giảm hoặc ở mức thấp là các tỉnh thuần nông, có điều kiện kinh tế - xã hội ở mức trung bình, ít đối tượng được ngân sách hỗ trợ tham gia BHYT. Mặt khác, tại một số tỉnh số hộ nghèo giảm, theo đó số người được cấp thẻ BHYT cũng giảm (tỉnh Khánh Hòa trong 2 năm 2009-2010 đã giảm gần 50.000 người nghèo).
+ Chưa quy định cụ thể trách nhiệm của ngành LĐ-TB&XH, chính quyền địa phương trong quy trình cấp thẻ, trách nhiệm trong việc cấp thẻ BHYT miễn phí cho một số đối tượng do ngân sách đảm bảo..., Vì vậy, chưa phân định được trách nhiệm của từng cơ quan trong việc cấp trùng thẻ, chậm thẻ BHYT, sai thông tin trên thẻ.
+ Chưa gắn việc triển khai chính sách BHYT với hộ gia đình nên còn phổ biến tình trạng chỉ khi ốm nặng hay phát hiện mắc bệnh nan y, mạn tính mới mua BHYT tự nguyện để đi KCB.
3. Cơ chế tài chính để mở rộng diện bao phủ và thực hiện chính sách BHYT
Giai đoạn 2009-2012, ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ cho khoảng 70% số đối tượng tham gia BHYTĐồng thời, việc sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã tạo điều kiện mở rộng diện người có công và thân nhân của họ được cấp BHYT; đối tượng là người dân sống ở các vùng đảo xa, khó khăn, đối tượng mới thoát nghèo, hộ cận nghèo sống tại các huyện nghèo cũng được Nhà nước mua BHYTVề cơ bản, các tỉnh đã bố trí kịp thời ngân sách để mua BHYT cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Phần ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHYT so với tổng số chi thường xuyên cho y tế hàng năm đã tăng từ 27% (2009) lên 33% (2012)3.2. Việc tham gia BHYT của nhóm đối tượng không có sự hỗ trợ của NSNN
Giai đoạn 2009-2012, tổ chức BHXH mua BHYT cho một số nhóm đối tượng3.3. Một số tồn tại, vướng mắc
- Gần 2/3 số tỉnh chưa có nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho hộ cận nghèo tham gia BHYT.
Nguyên nhân và trách nhiệm đối với tồn tại trên đó là:
- Bộ Y tế và Bộ Tài chính chưa giải thích và thông tin đầy đủ để xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, việc tăng viện phí trên thực tế chỉ ảnh hưởng đến số người chưa tham gia BHYT, không ảnh hưởng đến các đối tượng đã có BHYT do Nhà nước hỗ trợ.
4. Việc quản lý, sử dụng quỹ và cấp, đổi thẻ BHYT
a) Phương thức chi trả chi phí KCB BHYT:
Về phương thức thanh toán theo định suất, từ tỷ lệ 10% số bệnh viện áp dụng năm 2010, đến năm 2012 đã có 42% số bệnh viện áp dụng cơ chế thanh toán này. Một số tỉnh đã áp dụng phương thức thanh toán theo định suất cho tất cả bệnh viện huyện (Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam). Đây là phương thức thanh toán tạo sự chủ động cho bệnh viện quản lý quỹ KCB, chống lạm dụng thuốc, xét nghiệm. Tuy nhiên, mặt trái của phương thức này là bệnh viện sẽ kiểm soát chặt, cắt giảm quyền lợi của bệnh nhân, hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiết kiệm chi và phát sinh vướng mắc về cách tính suất phí, thanh toán chi phí ngoài định suất, sử dụng kinh phí chuyển tuyến...
Về phương thức thanh toán trọn gói theo trường hợp bệnh, chỉ mới tổ chức thí điểm tại 2 bệnh viện của Hà Nội với 4 nhóm bệnh (viêm ruột thừa cấp, đẻ thường, viêm phế quản-phổi trẻ em và viêm phế quản-phổi người lớn), bước đầu đạt kết quả khả quan. Đây là phương thức tiến bộ được nhiều nước áp dụng, góp phần giảm việc lạm dụng dịch vụ y tế, xét nghiệm, thuốc nhưng cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho hàng ngàn loại bệnh khác nhau.
Nhìn chung, các quy định về thanh quyết toán được thực hiện theo đúng quy định của Luật BHYT. Việc tạm ứng, thanh quyết toán giữa cơ quan BHXH và bệnh viện được thực hiện trong vòng 75 ngày, thanh toán vượt quỹ đã giải quyết xong ở đa số các tỉnh (trong vòng 1 năm), thanh toán vượt trần chậm hơn do phải trình Hội đồng quản lý quỹ BHXH xem xét và quyết địnhBộ Y tế đã cập nhật danh mục thuốc, kỹ thuật y tế mới làm cơ sở cho BHXH thanh toán cho các bệnh viện. Nhiều bệnh viện được thanh toán đúng thời hạn, có nơi rút ngắn thời gian thanh toán hơn so với quy định (Hà Nội).
Về mức trần ở bệnh viện tuyến 2 (bệnh viện từ tuyến tỉnh và tương đương trở lên), Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy định về trần tuyến 2 để quản lý chi phí ở bệnh viện và chống lạm dụng quỹ BHYT. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật và điểm xuất phát nên hiện nay trần tuyến 2 có sự khác nhau giữa các bệnh viện cùng hạng (cùng là bệnh viện lao tuyến tỉnh có nơi là 1,3 triệu đồng/ca bệnh, có nơi là 4 triệu đồng/ca; bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh có nơi 1,8 triệu đồng/ca, có nơi 4 triệu đồng/ca; BHXH tỉnh Ninh Thuận áp trần cho Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trên cơ sở mức chi phí của phòng khám, khoảng 0,35 triệu đồng/ca, trong khi thực tế phải là 2 triệu đồng/ca bệnh).
Tổ chức BHXH Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viênViệc giám định BHYT được triển khai trực tiếp tại các bệnh viện trung ương, hầu hết BHXH các tỉnh phân cấp giám định cho BHXH huyện, một số ít tỉnh không phân cấp cho BHXH cấp huyện mà BHXH tỉnh thực hiện giám định đối với tất cả các bệnh viện trên địa bàn (t/p Hồ Chí Minh, Bình Dương). Hiện nay, BHXH mới thực hiện giám định BHYT cho khoảng 20% tổng số bệnh án KCB BHYT, 80% bệnh án chưa giám định vẫn được thanh toán theo quyết toán của bệnh viện.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đang triển khai Đề án “Thí điểm thực hiện phương pháp giám định hồ sơ thanh toán chi phí KCB BHYT theo tỷ lệ” tại 10 địa phương4.3. Về sử dụng quỹ BHYT
Số tiền thu BHYT tăng nhanh qua các năm, từ 13.037 tỷ đồng (2009), 25.581 tỷ đồng (2010) đã lên đến 40.237 tỷ đồng (2012). Số chi BHYT cũng tăng qua các năm, từ 15.481 tỷ đồng (2009), 19.686 tỷ đồng (2010), 25.564 tỷ đồng (2011) đến 35.584 tỷ đồng (2012). Quỹ BHYT từ chỗ lũy kế bội chi đến năm 2009 là 3.083 tỷ đồng đã cân đối và có kết dư, lũy kế đến năm 2010 kết dư khoảng 2.810 tỷ đồng và lũy kế đến năm 2012 kết dư 12.892 tỷ đồng (phụ lục số 7).
Bên cạnh đó, vẫn còn một số tỉnh bội chi quỹ BHYT. Năm 2010 có 14 tỉnh, năm 2011 có 24 tỉnh và năm 2012 còn 10 tỉnh bội chi, đa số ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Nam Định, Ninh Bình), có tỉnh bội chi liên tục quỹ BHYT từ khi thực hiện đến nay và thường xuyên nhận hỗ trợ từ quỹ dự phòng trung ươngPhân tích việc sử dụng quỹ BHYT theo nhóm đối tượng tham gia cho thấy, nhóm tự nguyện có mức bội chi lớn nhất, số tiền được sử dụng để KCB gấp 3 lần số tiền đóng BHYT (vì ốm nặng mới mua BHYT); nhóm cán bộ hưu trí và bảo trợ xã hội số tiền sử dụng để KCB gấp 2,5 lần số tiền đóng BHYT (vì tuổi cao, sức yếu, bệnh nhiều, nhưng đa số đã tham gia BHYT trong nhiều năm).
Đối với phần kết dư quỹ BHYT, do Luật và văn bản hướng dẫn chưa quy định cụ thể về thủ tục lập quỹ dự phòng hay chia số quỹ kết dư trước nên quá trình thực hiện còn vướng mắc. Đến nay, số kết dư quỹ BHYT gần 13.000 tỷ đồng chưa được phân bổ cho các tỉnh có quỹ kết dư, gây thắc mắc với các địa phương có kết dư quỹ KCB BHYTTrước thực trạng trên, có ý kiến cho rằng nếu quỹ kết dư nhiều thì nên giảm số tiền NSNN mua BHYT. Tuy nhiên, việc Nhà nước mua BHYT cho người dân đó là chính sách phúc lợi xã hội và là quyền lợi của người dân, hơn nữa mệnh giá gần 600 ngàn đồng/1 thẻ (năm 2012) vẫn là mức thấp, vì vậy số kết dư cần được đầu tư trở lại cho tỉnh để tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cấp kỹ thuật y tế, đầu tư phương tiện vận chuyển bệnh nhân phù hợp với điều kiện sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để người dân được hưởng lợi một cách công bằng từ chính sách của Nhà nước.
a) Chi phí quản lý BHYT và kiểm toán quỹ BHYT:
Theo quy định của Luật BHYT, định kỳ 3 năm Kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội về kết quả kiểm toán quỹ BHYT. Đầu năm 2013, Kiểm toán Nhà nước đã tổng hợp tài chính quỹ, kiểm toán việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT tại BHXH Việt Nam giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, qua kiểm toán tại một số tỉnh đã kiến nghị thu hồi cho ngân sách 6,4 tỷ đồng. Năm 2013, kiểm toán BHYT cho người nghèo tại 8 tỉnh đã phát hiện trên 332.000 thẻ cấp trùng, kiến nghị thu hồi nộp NSNN 114 tỷ đồng. Ngoài ra, qua kiểm toán còn phát hiện việc thanh toán thuốc ngoài danh mục, một số thuốc giá cao hơn quy định, thanh toán thuốc điều trị nội trú đã có trong cơ cấu dịch vụ phẫu thuật, chi phí dịch vụ kỹ thuật cao chưa được Bộ Y tế phê duyệt.
Cơ quan BHXH Việt Nam đã xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành BHXH giai đoạn 2012 - 2015Tuy nhiên, số phần mềm trên mới chỉ đáp ứng cho việc xử lý nghiệp vụ độc lập tại các đơn vị BHXH cấp huyện, một phần ở cấp tỉnh và giám định viên ở các cơ sở khám chữa bệnh. Hiện tại, dữ liệu nghiệp vụ còn phân tán, chia cắt, ít có sự liên thông với nhau và chưa được tập trung tại cấp tỉnh. Tổ chức BHXH Việt Nam chưa hình thành được hệ thống quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu quốc gia về BHYT theo quy định tại khoản 10, Điều 41 của Luật BHYT4.5. Việc quản lý, cấp, đổi thẻ BHYT
Việc cấp thẻ BHYT có ảnh đã được tổ chức thí điểm đối với một số nhóm đối tượng tại 5 địa phương (Gia Lai, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Hà Giang và Hải Phòng) với khoảng 261.000 thẻ BHYT góp phần đơn giản thủ tục cho bệnh viện, hạn chế lạm dụng thẻ.
4.6. Một số tồn tại, vướng mắc
- Chưa có phương thức thanh toán hợp lý, khoa học giữa các bệnh viện với cơ quan BHXH về chi phí KCB. Hiện nay, có tỉnh đã thực hiện 100% thanh toán theo định suất ở tuyến huyện, song có địa phương chưa thực hiện; việc tạm ứng kinh phí từ cơ quan BHXH cho bệnh viện còn thực hiện khác nhau ở các địa phương; số hồ sơ bệnh án giám định chỉ chiếm khoảng 20% nên chưa đảm bảo việc thanh toán chính xác, chưa thể phát hiện đầy đủ việc lạm dụng BHYT ở các bệnh viện.
- Hầu hết các xã đều có đại lý BHYT song hoạt động mang tính hành chính, các đại lý chưa thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT, một số đại lý chỉ bán BHYT tự nguyện cho người có hộ khẩu tại địa phương.
- Việc phát hành thẻ BHYT có ảnh của người tham gia BHYT sau thời gian thực hiện thí điểm chưa thể triển khai rộng rãi. BHXH Việt Nam kiến nghị chỉ cấp thẻ có ảnh cho đối tượng tham gia ổn định, chưa có giấy tờ tùy thân thay thế, vì chi phí cho thẻ có ảnh khá tốn kém (khoảng 440 tỷ đồng cho gần 70 triệu người/năm).
- Đội ngũ cán bộ giám định BHYT còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thiếu công cụ giám định hiệu quả (cần phải có phác đồ điều trị chuẩn cho hàng ngàn loại bệnh, phải có quy trình chuyên môn kỹ thuật chuẩn về xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, đây là những vấn đề đòi hỏi Bộ Y tế phải có thời gian và kinh nghiệm mới ban hành được), chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn hóa cao của nghiệp vụ BHYT.
- Luật BHYT chưa quy định cụ thể việc phân cấp trách nhiệm trong hệ thống BHYT, chưa gắn được trách nhiệm và quyền lợi của địa phương trong quản lý, sử dụng quỹ BHYT nên chưa huy động được sự tham gia của UBND các cấp.
- Vấn đề trùng thẻ nhiều ở các đối tượng được NSNN hỗ trợ mua BHYT là do Luật BHYT giao cho nhiều bộ ngành, nhiều cấp khác nhau lập danh sách các nhóm đối tượng, thực tế 1 người có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng trong khi chưa có cơ chế phối hợp để rà soát danh sách đối tượng. Bộ Tài chính chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra việc trùng thẻ; hệ thống phần mềm quản lý BHYT của cả BHXH Việt Nam và các bệnh viện chưa kết nối, liên thông được với nhau nên chưa kiểm soát được việc cấp trùng thẻ BHYT.
5.1. Tổ chức mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện
Tính đến cuối năm 2012, các bệnh viện tuyến huyện đã có thêm 10.000 giường bệnh (tăng 17% so với năm 2008); việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thủ thuật, nội soi, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... đã tăng rõ rệt (120-320% ở tuyến tỉnh, 120-180% ở tuyến huyện). Một số bệnh viện được cung cấp các trang thiết bị y tế hiện đại góp phần nâng cao chất lượng, giảm số người Việt Nam ra nước ngoài KCB. Năm 2012, nguồn thu từ KCB BHYT chiếm hơn 70% tổng thu từ KCB (Hà Nội là 75%, một số bệnh viện tỷ lệ này là 80%).
Từ năm 2009 đến 2012, số lượt KCB BHYT tăng mạnh, cụ thể: năm 2009, tổng số lượt KCB BHYT là trên 92,1 triệu (trong đó trên 6,3 triệu lượt nội trú và gần 86,8 lượt ngoại trú); năm 2010, tổng số lượt KCB BHYT là gần 102,2 triệu (trong đó 8,4 triệu lượt nội trú và gần 93,8 triệu lượt ngoại trú); năm 2011, tổng số lượt KCB BHYT là trên 114,4 triệu (trong đó gần 8,9 triệu lượt nội trú và 105,5 triệu lượt ngoại trú); năm 2012, tổng số lượt KCB BHYT là 121,3 triệu (trong đó gần 10,2 triệu lượt nội trú và trên 111,1 triệu lượt ngoại trú).
5.2. Đăng ký KCB ban đầu và phân tuyến, chuyển tuyến KCB
Việc đăng ký KCB ban đầu góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của cơ sở y tế tuyến dưới, giúp người bệnh tiết kiệm và giảm chi phí đi lại không cần thiếtBình quân có 20% người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại y tế tuyến xã, 60% đăng ký tại tuyến huyện và gần 20% đăng ký tại các cơ sở tuyến tỉnh và trung ương. Tại các địa bàn miền núi, đa số người dân đăng ký KCB ban đầu tại tuyến xã (Đắk Lắk là 65%, tỉnh Vĩnh Long là 82,7%, Nam Định 69%, Ninh Thuận 53%, có xã ở Điện Biên, 100% đăng ký tại xã).
Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã phối hợp trong việc ban hành văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện chuyển tuyến KCB BHYT, cải tiến các thủ tục KCBĐể đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, khắc phục tình trạng quá tải, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ đào tạo cán bộ y tế, triển khai đề án giảm quá tải bệnh viện5.3. Cung ứng thuốc KCB theo BHYT
Năm 2012, đã có 46/63 tỉnh áp dụng đấu thầu tập trung theo tỉnh, 7 tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu đại diện, 10 tỉnh đấu thầu theo từng đơn vị, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bộ, ngành khác tự tổ chức đấu thầu. Việc đấu thầu, cung ứng cơ bản đã đảm bảo có đủ thuốc thuộc danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đáp ứng nhu cầu KCB theo BHYT. Việc áp dụng cơ chế đấu thầu mới theo Thông tư 01 từ đầu năm 2013, bước đầu đã giảm chi phí mua thuốc, có nơi giảm 10-20%5.4. Về giá dịch vụ y tế, cùng chi trả, chi phí chi trả tối đa của quỹ BHYT
Giá dịch vụ y tế là cơ sở để quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB với các bệnh viện. Trước tháng 4/2012, viện phí được áp dụng theo quy định từ năm 1995 và được điều chỉnh vào năm 2003. Giá viện phí duy trì ở mức thấp một thời gian dài trong khi giá điện, nước và các loại thuốc, vật tư y tế và tiền đóng BHYT tăng liên tục đã gây khó khăn cho bệnh viện trong việc đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân BHYT.
Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế góp phần nâng cao một phần chất lượng dịch vụ y tế và điều kiện hoạt động cho bệnh viện, nâng cao hơn quyền lợi cho bệnh nhân BHYT. Sau 1 năm áp dụng, đã dần ổn định, đây là bước đi quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, xác định rõ phần Nhà nước hỗ trợ, phần người dân đóng góp trong BHYT gắn với lộ trình chuyển dần việc đầu tư NSNN cho bệnh viện sang hỗ trợ trực tiếp cho người dân tham gia BHYT. Một số bệnh viện có số thu từ BHYT tăng khoảng 10-15% so với trước và sử dụng một phần để cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bệnh nhân.
Hiện nay, các nhóm đối tượng thực hiện các mức độ khác nhau trong cùng chi trả khi KCB đó là: 20%, 5% hoặc không cùng chi trả. Từ năm 2009 - 2012, số tiền cùng chi trả ở mức 5% thu được 791 tỷ đồng, mức 20% là 2.400 tỷ đồng, nguồn thu này góp phần bảo toàn quỹ BHYT đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần kiểm soát lạm dụng quỹ BHYT, nhất là từ phía người bệnh.
Qua giám sát, một số ý kiến đề nghị nên xem xét lại việc cùng chi trả đối với người nghèo, thân nhân người có công, những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội sống nhờ trợ cấp Nhà nước.
Việc không giới hạn số tiền quỹ BHYT chi trả cho bệnh nhân đã cho thấy sự bất hợp lý, một số bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả hàng tỷ đồng, hàng ngàn bệnh nhân được chi trả 500-700 triệu đồng/năm, nhiều trường hợp được chi trả mức 50-100 triệu đồng, so với mệnh giá thẻ BHYT thì mức hưởng như vậy đã làm giảm ý nghĩa của nguyên tắc đóng-hưởng trong BHYT.
5.5. Một số tồn tại, vướng mắc
+ Sự khác nhau trong số lượt KCB bình quân/năm ở các địa phương, trong khi người dân ở An Giang bình quân đi KCB là 3,2 lượt/thẻ/năm, Tiền Giang 3,7 lượt, Vĩnh Long 4,4 lượt, Bến Tre 3,4 lượt..., thì ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ chỉ số này là 0,8-1,5 lượt/thẻ/năm, như ở Lạng Sơn 1,27 lượt, Hà Nội 1,3 lượt, Thanh Hóa 1,31 lượt và Nam Định 0,85 lượt...
+ Tuy mức đóng BHYT như nhau song mức chi trả của quỹ BHYT lại khác nhau do giá dịch vụ y tế còn khác nhau giữa các địa phương- Tính công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia BHYT còn hạn chế. Người tham gia BHYT chưa hiểu đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi đến KCB tại bệnh viện. Việc người bệnh có BHYT phải đóng thêm một số khoản chi ngoài quyền lợi hưởng BHYT hoặc phải lặp lại các xét nghiệm chẩn đoán khi chuyển tuyến điều trị vừa gây tốn kém cho bệnh nhân, vừa lãng phí quỹ BHYT.
- Những hạn chế về chuyên môn, tình trạng chậm cải thiện về y đức, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và cách ứng xử của một số cán bộ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện công, đặc biệt một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra gần đây đã làm giảm sút lòng tin của người bệnh, gia tăng bức xúc trong dư luận xã hội.
- Số ca vượt tuyến, trái tuyến tăng nhanh, từ 3 triệu lượt (2010) lên 9,5 triệu (2011) và 11,6 triệu lượt (2012) đã làm tăng tình trạng quá tải ở tuyến trên (khoảng 80% trường hợp quá tải là ở tuyến bệnh viện trung ương và các bệnh viện tỉnh/thành phố có nhiệm vụ như tuyến trung ương). Một số bệnh viện tuyến huyện phải sử dụng 50%, thậm chí trên 70% quỹ KCB BHYT để chi trả cho KCB trái tuyến, vượt tuyến- Tại một số địa bàn, ở các vùng giáp ranh (giữa các tỉnh, huyện) việc KCB BHYT chưa được thuận lợi đối với người dân.
* Nguyên nhân và trách nhiệm đối với các tồn tại trên đó là:
- Việc cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công của chính sách BHYT, tuy nhiên quy định về cung ứng dịch vụ y tế trong Luật BHYT còn ít, chưa cụ thể, chưa quy định về gói dịch vụ BHYT cơ bản nên quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, áp dụng quyền lợi cho người bệnh còn khác nhau.
- Do tổ chức đấu thầu thuốc theo từng bệnh viện hoặc theo tỉnh, chưa tổ chức đấu thầu thuốc quốc gia đối với một số thuốc, vật tư y tế thường dùng, có chi phí cao nên giá thuốc khác nhau giữa các bệnh viện và giữa các tỉnh.
6. Công tác quản lý nhà nước về BHYT
- Được phân công quản lý nhà nước (QLNN) về BHYTTrong những năm qua, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và UBND cấp tỉnh đã phối hợp với ngành tuyên giáo tuyên truyền Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban bí thư về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức triển khai tuyên truyền vận động về BHYT bằng nhiều hình thức- Hầu hết HĐND, UBND các tỉnh đều ban hành Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định và văn bản để chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT tại địa phương, khoảng 30 tỉnh đã ban hành chỉ thị, kế hoạch thực hiện Luật BHYTĐồng thời, để phối hợp liên ngành, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5205/QĐ-BYT về quy chế phối hợp trong thực hiện BHYT giữa ngành y tế với ngành BHXH. Đến nay, gần 40 tỉnh đã xây dựng quy chế phối hợp trong việc thực hiện CSPL về BHYT giữa ngành y tế với ngành BHXH và giữa ngành BHXH với các ban, ngành khác6.2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Tại một số địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra BHYT trên địa bàn cũng được quan tâm và đã xử lý những trường hợp vi phạm nghiêm trọng như tại thành phố Hồ Chí Minh (vụ việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã được đưa ra xử tại tòa án), Kiên Giang (vụ vi phạm về BHYT tại 8 bệnh viện đã xử lý kỷ luật 7 cán bộ y tế, chuyển cơ quan điều tra vụ việc liên quan tới 3 cán bộ, thu hồi nộp ngân sách trên 192 triệu đồng), Điện Biên (thanh tra trên 200 đơn vị sử dụng lao động và gần 70 cơ sở KCB, đã xử lý kỷ luật 1 bác sỹ và thu hồi gần 270 triệu đồng cho quỹ BHYT)... Tuy nhiên, những trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT lại chưa được Bộ Y tế, các bộ ngành và UBND các cấp quan tâm xử lý theo quy định của pháp luật.
6.3. Một số tồn tại, vướng mắc
- Một số ít địa phương (thường là các tỉnh bị bội chi quỹ BHYT nhiều năm) thiếu sự chỉ đạo của UBND để phối hợp giữa ngành y tế và cơ quan BHXH xử lý các vấn đề vướng mắc trong thực hiện BHYT ở địa phương.
- Văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ năm 2011 đã quy định chi tiết về hình thức, thẩm quyền và mức tiền xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm về BHYT, nhưng trong thực tế các cơ quan chức năng chưa xử lý theo quy định mặc dù có nhiều sai phạm của cả cán bộ y tế, cán bộ BHXH, người tham gia BHYT, cũng như chủ sử dụng lao động..., tính đến hết năm 2012 chưa có trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT theo quy định của pháp luật.
BHYT Việt Nam về bản chất là BHYT xã hội, là cơ chế tài chính chi trả trước đảm bảo để người dân khi ốm đau có nguồn tài chính chi trả, tránh bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn. BHYT Việt Nam đang từng bước thay thế cơ chế bao cấp trong KCB bằng việc Nhà nước tăng đầu tư ngân sách để hỗ trợ cho người dân, đồng thời huy động nguồn lực từ xã hội, người dân và cộng đồng để tham gia BHYT. Với định hướng đúng và sự nỗ lực của Nhà nước, ngành y tế, BHXH, tài chính, giáo dục, lao động, các cơ quan liên quan, UBND các cấp trong thực hiện trách nhiệm được giao, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Luật BHYT, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng nhanh, người tham gia BHYT được hưởng dịch vụ KCB, kỹ thuật y tế hiện đại, chất lượng hơn, được cung ứng thuốc KCB, kể cả thuốc mới, hiệu quả giúp hàng triệu lượt người vượt qua ốm đau và các căn bệnh mạn tính, nan y, hiểm nghèo. Quỹ BHYT đang dần trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh cho công tác chăm sóc sức khỏe.
Tuy vậy, để tiến tới BHYT toàn dân và đạt mục tiêu xây dựng nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển, chúng ta phải tiếp tục vượt qua một số tồn tại, thách thức, đó là:
2. Chất lượng KCB BHYT ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về nhân lực chuyên môn và kỹ thuật y tế đã gây nên tình trạng quá tải, chờ đợi lâu ở các bệnh viện tuyến trên; tinh thần thái độ và y đức của cán bộ y tế chậm được cải thiện đã tạo tâm lý lo ngại đối với người tham gia BHYT và xã hội.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, công tác quản lý còn hạn chế; chậm áp dụng công nghệ thông tin để cải tiến thủ tục KCB, thanh toán BHYT; tình trạng sai thông tin trên thẻ, cấp chậm, trùng thẻ BHYT ở nhiều tỉnh với số lượng khá lớn gây khó khăn cho người có thẻ cũng như lãng phí ngân sách.
a) Đối với Quốc hội trong việc ban hành chính sách y tế:
- Đối với một số nội dung trong Luật BHYT đó là:
+ Chưa quy định cụ thể trách nhiệm quản lý đối tượng của ngành giáo dục, ngành lao động, trách nhiệm của các bộ có liên quan trong việc thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng được NSNN hỗ trợ tham gia; chưa quy định cụ thể, về phân cấp quản lý quỹ BHYT cho tỉnh/thành phố;
+ Chưa quy định cụ thể trách nhiệm của UBND các cấp trong QLNN và chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT ở địa phương;
b) Đối với Chính phủ trong việc tổ chức thực thi Luật BHYT:
- Chưa ban hành cơ chế điều hành quỹ BHYT theo hướng bảo đảm an toàn nhưng linh hoạt để đáp ứng kịp thời quyền lợi của người tham gia, phù hợp tính chất quỹ ngắn hạn và xử lý phần kết dư hàng năm hợp lý.
c) Đối với Bộ Y tế:
- Chưa có giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát chống lạm dụng quỹ BHYT như: phương thức chi trả hợp lý của quỹ BHYT cho bệnh viện, phác đồ điều trị chuẩn, quy chuẩn xét nghiệm để các bệnh viện công nhận kết quả lẫn nhau tránh lặp lại xét nghiệm mỗi khi chuyển tuyến; chưa có giải pháp phù hợp để đảm bảo sự công bằng về quyền lợi BHYT giữa các địa phương; chưa quy định phân tuyến chuyển tuyến kỹ thuật hợp lý (hiện mới chỉ có quy định chuyển tuyến theo địa dư hành chính)- Chậm đề xuất các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo đấu thầu thuốc có hiệu quả nhằm lựa chọn được các loại thuốc có chất lượng với giá hợp lý phục vụ KCB BHYT.
d) Đối với BHXH Việt Nam:
- Chưa tạo được động lực để khuyến khích người dân tích cực tham gia BHYT, BHYT vẫn còn mang nặng tính bao cấp.
- Chưa có giải pháp đủ mạnh để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác giám định BHYT.
- Ngành Tài chính chưa phát hiện kịp thời và thanh tra việc sử dụng NSNN hỗ trợ mua BHYT cho một số đối tượng nên để trùng số lượng lớn thẻ BHYT sau nhiều năm.
e) Đối với chính quyền các tỉnh/thành phố:
- Công tác tuyên truyền về BHYT còn mang tính hình thức; chưa chỉ đạo và huy động được sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể trong việc vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia BHYT.
a) Ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trên cơ sở kết quả của Báo cáo giám sát.
c) Thường xuyên giám sát việc thực hiện mục tiêu dân số tham gia BHYT, đưa chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Quốc hội; tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng.
đ) Xem xét, sửa đổi một số điều của Luật BHYT, đó là:
- Quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.
- Quy định cơ chế thống nhất giá dịch vụ y tế đối với bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; quy định cụ thể về đấu thầu thuốc, vật tư y tế phục vụ KCB theo BHYT.
- Điều chỉnh chính sách cùng chi trả với một số nhóm đối tượng (thân nhân liệt sĩ, đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội); quy định mức cùng chi trả tối đa đối với người tham gia BHYT.
- Tổ chức đánh giá, tổng kết và xem xét, điều chỉnh mô hình tổ chức BHYT cũng như mô hình y tế cấp cơ sở (tuyến huyện và xã) phù hợp với thực tế, gắn với trách nhiệm của UBND các cấp, đảm bảo hiệu quả trong QLNN về y tế nói chung và về BHYT nói riêng.
- Tập trung chỉ đạo các tỉnh/thành phố triển khai các giải pháp hữu hiệu để mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt quan tâm các địa phương có tỷ lệ tham gia BHYT còn thấp và các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT thấp; chỉ đạo xử lý phần quỹ kết dư theo quy định của pháp luật để đảm bảo hợp lý quyền lợi của các địa phương có kết dư quỹ BHYT.
- Chỉ đạo Bộ Y tế, BHXH Việt Nam, UBND các cấp, cơ quan thông tin đại chúng phối hợp Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về BHYT.
- Chỉ đạo Bộ Tài chính tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng Quỹ BHYT; kiểm soát việc trùng thẻ BHYT; kiểm soát ngân sách phân bổ cho các đối tượng được Nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua BHYT.
- Ban hành đầy đủ các quy định nhằm kiểm soát lạm dụng quỹ BHYT như: phác đồ điều trị chuẩn, quy định chuẩn xét nghiệm để công nhận kết quả lẫn nhau giữa các bệnh viện; đẩy nhanh thực hiện thanh toán KCB BHYT theo phương thức hợp lý.
- Tăng cường thực hiện QLNN về BHYT, chấn chỉnh y đức, tăng cường thanh tra và đôn đốc các địa phương thực hiện nâng cao y đức, chất lượng hoạt động chuyên môn trong ngành y tế; tiếp tục tập trung các biện pháp hiệu quả để giảm quá tải bệnh viện.
4. Với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
5. Các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
- Quan tâm chỉ đạo công tác QLNN về BHYT, đặc biệt là hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BHYT. Chú trọng điều phối liên ngành và chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Luật BHYT.
Trên đây là Báo cáo kết quả giám sát thực hiện CSPL về BHYT giai đoạn 2009 - 2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin kính trình Quốc hội./.
- Như trên;
- Chính phủ;
- VPTW Đảng, VPQH, VPCP;
- Ban Kinh tế TW, Ban Tuyên giáo TW;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, LĐ-TB&XH, GD&ĐT, Ủy ban DT, BHXH Việt Nam;
- Đoàn ĐBQH các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Các thành viên Đoàn giám sát;
- Lưu: HC, TH, CVĐXH.
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tòng Thị Phóng
DANH MỤC CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CSPL VỀ BHYT GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
STT | Nơi giám sát | Thời gian | Cơ quan, đơn vị làm việc với đoàn giám sát | Thành phần đoàn giám sát 1 |
Lần thứ 2: 18/7/2013 | - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Kiểm toán nhà nước |
2 |
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Điện Biên - UBND xã Thanh Luông, huyện Điện Biên
- Đ/c Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH - Phó Trưởng đoàn, Đ/c Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Đ/c Bùi Nguyên Súy - Phó Trưởng Ban dân nguyện, Đ/c Nguyễn Thị Khá, Đ/c Lê Thị Nguyệt, Đ/c Bùi Ngọc Chương - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Hoàng Thị Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban VH, GD, TN, TN & NĐ, Đ/c Hồ Thị Thủy - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc, thành viên Ủy ban về CVĐXH |
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Bệnh viện Lao và bệnh phổi - UBND huyện Đông Anh - UBND xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh | - Đ/c Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội tham gia buổi làm việc với UBND T/p Hà Nội
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Châu Thành - UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp Châu Thành
- Đ/c Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Nguyễn Thị Khá - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trần Quang Chiểu - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách, Đ/c Bùi Mạnh Hùng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, thành viên Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trương Minh Hoàng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau | ||||||
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Bệnh viện nhân dân Gia Định - UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn | - Đ/c Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Nguyễn Thị Khá - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trần Quang Chiểu - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách, Đ/c Bùi Mạnh Hùng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, thành viên Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trương Minh Hoàng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, Đ/c Huỳnh Thành Lập - Trưởng Đoàn ĐBQH t/p Hồ Chí Minh | |||||||
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Hải Hậu - UBND xã Hải Trung, huyện Hải Hậu
- Đ/c Lê Thị Nguyệt, Đ/c Bùi Ngọc Chương - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Hoàng Thị Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban VH, GD, TN, TN & NĐ, Đ/c Phạm Đức Châu - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, thành viên Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Hồ Thị Thủy - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc | ||||||||
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Nghi Lộc - UBND thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc
- Đ/c Lê Thị Nguyệt, Đ/c Bùi Ngọc Chương - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Hoàng Thị Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban VH, GD, TN, TN & NĐ, Đ/c Phạm Đức Châu - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, thành viên Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Hồ Thị Thủy - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc | ||||||||
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Bến Cát - UBND phường Bình Chuẩn, tx Thuận An
- Đ/c Nguyễn Thúy Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Đ/c Nguyễn Thị Khá, Đ/c Đặng Thuần Phong - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trần Quang Chiểu - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách, Đ/c Bùi Mạnh Hùng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, Đ/c Phạm Đức Châu - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Đ/c Nguyễn Phạm Ý Nhi - ĐBQH t/p Hà Nội, thành viên Ủy ban về CVĐXH | ||||||||
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Buôn Đôn - UBND xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn
- Đ/c Nguyễn Thúy Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Đ/c Nguyễn Thị Khá, Đ/c Đặng Thuần Phong - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trần Quang Chiểu - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách, Đ/c Bùi Mạnh Hùng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, Đ/c Phạm Đức Châu - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Đ/c Nguyễn Phạm Ý Nhi - ĐBQH t/p Hà Nội, thành viên Ủy ban về CVĐXH | ||||||||
|
- Sở Y tế - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - UBND huyện Ninh Phước - UBND xã Phước hậu, huyện Ninh Phước
- Đ/c Nguyễn Thúy Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Đ/c Nguyễn Thị Khá, Đ/c Đặng Thuần Phong - Ủy viên thường trực Ủy ban về CVĐXH, Đ/c Trần Quang Chiểu - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách, Đ/c Bùi Mạnh Hùng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, Đ/c Phạm Đức Châu - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Đ/c Nguyễn Phạm Ý Nhi - ĐBQH t/p Hà Nội, thành viên Ủy ban về CVĐXH |
TỔNG HỢP QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
2. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, khẳng định:
- Việc thực hiện tự chủ về tài chính của các cơ sở KCB công lập cần được tiến hành từng bước, cùng với tiến trình mở rộng BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.
4. Kết luận số 42-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã nhấn mạnh quan điểm: Đổi mới cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, đồng thời theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ y tế.
- Tổ chức, sắp xếp hệ thống y tế công lập, đặc biệt là y tế cơ sở để tạo ra một mô hình hợp lý và ổn định dựa trên quản lý theo ngành đối với y tế địa phương... Tăng cường quản lý nhà nước đối với BHYT.
6. Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, nêu rõ quan điểm:
- Tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về BHYT.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BHYT và quản lý quỹ BHYT.
- Phát động cuộc vận động toàn dân tham gia BHYT và chuẩn bị lộ trình tiến đến BHYT bắt buộc trong những năm tiếp theo.
Bảo đảm y tế tối thiểu và nâng cao hiệu quả sử dụng BHYT đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo. Sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, đổi mới công tác quản lý nhà nước về BHYT, có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia BHYT. Đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia BHYT.
- Bảo hiểm xã hội và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển KT - XH.
- Bảo hiểm xã hội, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, BHYT.
- Đa dạng sản phẩm dịch vụ BHYT phù hợp với các tầng lớp trong xã hội, điều chỉnh các mức phí, mức hưởng đi đôi với phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao... Quy định mức thanh toán BHYT theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, vừa bảo đảm cân đối quỹ theo nguyên tắc “đóng - hưởng”.
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ
STT | Tên văn bản | Trích yếu | Thời gian ban hành |
1 |
27/07/2009 | ||
2 |
17/10/2011 | ||
3 |
14/08/2009 | ||
4 |
11/11/2011 | ||
5 |
05/03/2010 | ||
6 |
16/01/2012 | ||
7 |
12/09/2012 | ||
8 |
14/08/2009 | ||
9 |
14/08/2009 | ||
10 |
29/04/2010 | ||
11 |
11/07/2011 | ||
12 |
08/06/2012 | ||
13 |
03/02/2010 | ||
14 |
30/09/2011 | ||
15 |
17/7/2012 | ||
16 |
19/01/2012 | ||
17 |
20/01/2011 | ||
18 |
26/6/2012 |
ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ DO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH
Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn do BHXH Việt Nam ban hành phù hợp với pháp luật, có tính khả thi, song một số văn bản vẫn còn vướng mắc, bất cập:
- Văn bản số 1513/BHXH-CSYT về việc hướng dẫn triển khai Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC quy định giá dịch vụ y tế, thuốc sử dụng để thực hiện dịch vụ được tính theo giá trúng thầu được phê duyệt áp dụng cho năm 2012, nêu một loại vật tư hoặc 1 loại thuốc được phê duyệt nhiều mức giá thì áp dụng giá thấp nhất gây thắc mắc, tâm tư đối với các cơ sở và cán bộ y tế.
- Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam có quy định về nguyên tắc đăng ký nơi KCB ban đầu: người tham gia BHYT cư trú hoặc công tác tại huyện nào được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện và tương đương trên địa bàn huyện đó... Quy định như vậy chưa thực sự phù hợp với Điều 26 của Luật BHYT
TỶ LỆ BAO PHỦ BHYT THEO ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2009-2012
Đơn vị: người
TT | Đơn vị | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | ||||||||
Số người tham gia BHYT | Tổng số dân | Tỷ lệ có BHYT | Số người tham gia BHYT | Tổng số dân | Tỷ lệ có BHYT | Số người tham gia BHYT | Tổng số dân | Tỷ lệ có BHYT | Số người tham gia BHYT | Tổng số dân | Tỷ lệ có BHYT | ||
1 | Hà Nội | 4,418,066 | 6,472,200 | 68% | 3,691,008 | 6,561,900 | 56% | 4,350,748 | 6,699,600 | 65% | 4,414,235 | 6,771,294 | 65% |
2 | TP HCM | 4,273,920 | 7,165,200 | 60% | 4,502,936 | 7,396,500 | 61% | 4,736,390 | 7,521,100 | 63% | 4,803,927 | 7,601,585 | 63% |
3 | An Giang | 708,036 | 2,149,200 | 33% | 1,028,511 | 2,149,500 | 48% | 1,096,866 | 2,151,000 | 51% | 1,188,957 | 2,174,018 | 55% |
4 | Bà Rịa - VT | 639,886 | 996,900 | 64% | 562,144 | 1,012,000 | 56% | 546,625 | 1,027,200 | 53% | 644,461 | 1,038,192 | 62% |
5 | Bạc Liêu | 407,619 | 858,400 | 47% | 377,288 | 867,800 | 43% | 358,179 | 873,300 | 41% | 446,842 | 882,645 | 51% |
6 | Bắc Giang | 772,082 | 1,560,200 | 49% | 803,174 | 1,560,300 | 51% | 954,558 | 1,574,300 | 61% | 983,255 | 1,591,147 | 62% |
7 | Bắc Kạn | 293,139 | 295,300 | 99% | 297,677 | 296,500 | 100% | 310,638 | 298,700 | 104% | 302,791 | 301,896 | 100% |
8 | Bắc Ninh | 521,503 | 1,026,700 | 51% | 524,903 | 1,034,200 | 51% | 622,407 | 1,060,300 | 59% | 674,409 | 1,071,647 | 63% |
9 | Bến Tre | 726,957 | 1,255,800 | 58% | 572,998 | 1,256,700 | 46% | 671,695 | 1,257,800 | 53% | 651,921 | 1,271,260 | 51% |
10 | Bình Dương | 1,044,123 | 1,497,100 | 70% | 1,007,150 | 1,619,900 | 62% | 1,106,460 | 1,691,400 | 65% | 1,178,690 | 1,709,500 | 69% |
11 | Bình Định | 745,342 | 1,489,000 | 50% | 831,746 | 1,489,700 | 56% | 935,889 | 1,497,300 | 63% | 934,162 | 1,513,323 | 62% |
12 | Bình Phước | 272,109 | 877,500 | 31% | 346,168 | 893,400 | 39% | 414,204 | 905,300 | 46% | 422,468 | 914,988 | 46% |
13 | Bình Thuận | 428,750 | 1,171,700 | 37% | 570,100 | 1,176,900 | 48% | 635,283 | 1,180,300 | 54% | 645,537 | 1,192,931 | 54% |
14 | Cà Mau | 439,230 | 1,207,000 | 36% | 510,702 | 1,212,100 | 42% | 576,949 | 1,214,900 | 47% | 592,655 | 1,227,901 | 48% |
15 | Cao Bằng | 446,770 | 512,500 | 87% | 473,258 | 513,100 | 92% | 482,619 | 515,000 | 94% | 490,539 | 520,511 | 94% |
16 | Cần Thơ | 429,907 | 1,189,600 | 36% | 582,040 | 1,197,100 | 49% | 610,205 | 1,200,300 | 51% | 659,664 | 1,213,145 | 54% |
17 | Đà Nẵng | 724,424 | 890,500 | 81% | 686,140 | 926,000 | 74% | 783,732 | 951,700 | 82% | 820,545 | 961,884 | 85% |
18 | Đắk Lắk | 1,292,976 | 1,733,100 | 75% | 1,215,863 | 754,400 | 69% | 1,274,105 | 1,771,800 | 72% | 1,274,816 | 1,790,761 | 71% |
19 | Đắk Nông | 298,574 | 492,000 | 61% | 276,197 | 510,600 | 54% | 305,319 | 516,300 | 59% | 316,165 | 521,825 | 61% |
20 | Điện Biên | 447,819 | 493,000 | 91% | 445,587 | 504,500 | 88% | 489,272 | 512,300 | 96% | 507,433 | 517,782 | 98% |
21 | Đồng Nai | 1,320,126 | 2,491,300 | 53% | 1,439,039 | 2,569,400 | 56% | 1,553,089 | 2,665,100 | 58% | 1,584,915 | 2,693,620 | 59% |
22 | Đồng Tháp | 865,974 | 1,667,700 | 52% | 739,455 | 1,670,500 | 44% | 909,498 | 1,673,200 | 54% | 1,047,325 | 1,691,105 | 62% |
23 | Gia Lai | 965,197 | 1,277,600 | 76% | 885,218 | 1,300,900 | 68% | 931,171 | 1,322,000 | 70% | 960,417 | 1,336,147 | 72% |
24 | Hà Giang | 472,949 | 727,000 | 65% | 714,114 | 735,800 | 97% | 731,880 | 746,300 | 98% | 725,454 | 754,286 | 96% |
25 | Hà Nam | 391,735 | 786,400 | 50% | 393,215 | 786,300 | 50% | 437,968 | 786,900 | 56% | 449,991 | 795,321 | 57% |
26 | Hà Tĩnh | 701,007 | 1,230,300 | 57% | 624,536 | 1,228,000 | 51% | 841,340 | 1,229,300 | 68% | 798,289 | 1,242,455 | 64% |
27 | Hải Dương | 728,699 | 1,706,800 | 43% | 1,093,717 | 1,712,800 | 64% | 1,031,245 | 1,718,900 | 60% | 1,060,461 | 1,737,294 | 61% |
28 | Hải Phòng | 820,009 | 1,841,700 | 45% | 1,184,666 | 1,857,800 | 64% | 1,221,650 | 1,878,500 | 65% | 1,229,523 | 1,898,602 | 65% |
29 | Hậu Giang | 292,464 | 758,000 | 39% | 315,873 | 758,600 | 42% | 398,800 | 769,200 | 52% | 463,078 | 777,431 | 60% |
30 | Hòa Bình | 509,270 | 789,000 | 65% | 502,242 | 793,500 | 63% | 677,669 | 799,300 | 85% | 748,733 | 808,359 | 93% |
31 | Hưng Yên | 415,587 | 1,131,200 | 37% | 522,887 | 1,132,300 | 46% | 613,309 | 1,150,400 | 53% | 631,257 | 1,162,711 | 54% |
32 | Khánh Hòa | 677,844 | 1,159,700 | 58% | 671,120 | 1,167,700 | 57% | 685,356 | 1,174,100 | 58% | 689,043 | 1,186,664 | 58% |
33 | Kiên Giang | 794,279 | 1,687,900 | 47% | 752,551 | 1,703,500 | 44% | 831,618 | 1,714,100 | 49% | 837,285 | 1,732,443 | 48% |
34 | Kon Tum | 336,399 | 432,900 | 78% | 349,518 | 443,400 | 79% | 374,503 | 453,200 | 83% | 390,530 | 458,050 | 85% |
35 | Lai Châu | 353,799 | 371,400 | 95% | 363,809 | 382,400 | 95% | 375,462 | 391,200 | 96% | 391,390 | 395,386 | 99% |
36 | Lạng Sơn | 343,426 | 733,100 | 47% | 652,305 | 735,600 | 89% | 660,976 | 741,200 | 89% | 671,268 | 794,132 | 85% |
37 | Lào Cai | 555,610 | 614,900 | 90% | 564,173 | 626,200 | 90% | 608,168 | 637,500 | 95% | 611,074 | 644,322 | 95% |
38 | Lâm Đồng | 699,357 | 1,189,300 | 59% | 635,036 | 1,204,900 | 53% | 678,366 | 1,218,700 | 56% | 744,468 | 1,231,742 | 60% |
39 | Long An | 732,634 | 1,438,500 | 51% | 761,505 | 1,446,200 | 53% | 890,024 | 1,449,600 | 61% | 902,834 | 1,465,113 | 62% |
40 | Nam Định | 665,571 | 1,826,300 | 36% | 773,032 | 1,830,000 | 42% | 794,219 | 1,833,500 | 43% | 900,071 | 1,853,121 | 49% |
41 | Nghệ An | 1,755,434 | 2,919,200 | 60% | 1,794,775 | 2,917,400 | 62% | 2,051,609 | 2,942,900 | 70% | 2,109,619 | 2,974,393 | 71% |
42 | Ninh Bình | 421,031 | 900,100 | 47% | 607,339 | 900,600 | 67% | 559,132 | 906,900 | 62% | 606,312 | 916,605 | 66% |
43 | Ninh Thuận | 215,155 | 565,700 | 38% | 258,826 | 570,100 | 45% | 296,204 | 569,000 | 52% | 336,295 | 575,089 | 58% |
44 | Phú Thọ | 612,071 | 1,316,700 | 46% | 735,152 | 1,322,100 | 56% | 949,269 | 1,326,000 | 72% | 911,576 | 1,340,190 | 68% |
45 | Phú Yên | 348,227 | 863,000 | 40% | 457,080 | 868,500 | 53% | 462,748 | 871,900 | 53% | 480,558 | 881,230 | 55% |
46 | Quảng Bình | 492,041 | 848,000 | 58% | 532,165 | 849,300 | 63% | 619,436 | 853,000 | 73% | 613,029 | 862,128 | 71% |
47 | Quảng Nam | 799,358 | 1,421,200 | 56% | 976,298 | 1,425,100 | 69% | 978,554 | 1,435,000 | 68% | 1,112,591 | 1,450,356 | 77% |
48 | Quảng Ngãi | 711,167 | 1,219,200 | 58% | 725,096 | 1,218,600 | 60% | 752,552 | 1,221,600 | 62% | 783,609 | 1,234,673 | 63% |
49 | Quảng Ninh | 615,232 | 1,146,600 | 54% | 870,094 | 1,159,500 | 75% | 874,183 | 1,163,700 | 75% | 901,636 | 1,176,153 | 77% |
50 | Quảng Trị | 346,341 | 599,200 | 58% | 358,647 | 600,500 | 60% | 430,605 | 604,700 | 71% | 430,802 | 611,171 | 70% |
51 | Sóc Trăng | 534,900 | 1,293,200 | 41% | 695,123 | 1,300,800 | 53% | 643,945 | 1,303,700 | 49% | 838,957 | 1,317,651 | 64% |
52 | Sơn La | 895,066 | 1,083,800 | 83% | 1,070,073 | 1,092,700 | 98% | 998,689 | 1,119,400 | 89% | 1,036,276 | 1,131,379 | 92% |
53 | Tây Ninh | 432,678 | 1,067,700 | 41% | 392,366 | 1,075,300 | 36% | 485,124 | 1,080,700 | 45% | 534,706 | 1,092,265 | 49% |
54 | Thái Bình | 876,298 | 1,784,000 | 49% | 1,086,524 | 1,786,300 | 61% | 1,140,302 | 1,786,000 | 64% | 1,167,926 | 1,805,112 | 65% |
55 | Thái Nguyên | 870,747 | 1,127,400 | 77% | 796,543 | 1,131,300 | 70% | 845,436 | 1,139,400 | 74% | 920,049 | 1,151,593 | 80% |
56 | Thanh Hóa | 2,108,972 | 3,405,000 | 62% | 2,066,359 | 3,406,800 | 61% | 2,472,752 | 3,412,600 | 72% | 2,445,624 | 3,449,119 | 71% |
57 | TT Huế | 723,854 | 1,088,700 | 66% | 755,264 | 1,090,900 | 69% | 831,186 | 1,103,100 | 75% | 845,778 | 1,114,905 | 76% |
58 | Tiền Giang | 648,890 | 1,673,900 | 39% | 811,799 | 1,677,000 | 48% | 893,153 | 1,682,600 | 53% | 946,393 | 1,700,606 | 56% |
59 | Trà Vinh | 707,370 | 1,004,400 | 70% | 704,328 | 1,005,900 | 70% | 582,998 | 1,012,600 | 58% | 733,894 | 1,023,436 | 72% |
60 | Tuyên Quang | 381,013 | 727,500 | 52% | 567,818 | 728,900 | 78% | 633,547 | 730,800 | 87% | 650,135 | 738,620 | 88% |
61 | Vĩnh Long | 592,401 | 1,029,800 | 58% | 466,533 | 1,026,500 | 45% | 545,304 | 1,028,600 | 53% | 537,283 | 1,039,607 | 52% |
62 | Vĩnh Phúc | 552,923 | 1,003,000 | 55% | 564,733 | 1,008,300 | 56% | 619,260 | 1,014,600 | 61% | 617,569 | 1,025,458 | 60% |
63 | Yên Bái | 389,337 | 743,400 | 52% | 602,401 | 746,400 | 81% | 639,362 | 758,600 | 84% | 658,630 | 766,718 | 86% |
64 | Khối LLVT |
|
|
| 1,268,153 |
| 0% | 1,268,153 |
|
| 1,300,000 |
|
|
65 | Ghi thu tại BHXHVN (ĐT hưu trí) | 2,064,937 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng | 50,068,611 | 86,024,600 | 58,2% | 52,407,090 | 86,927,700 | 60% | 57,081,956 | 87,839,500 | 65% | 59,310,125 | 88,824,998 | 66.8% |
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ ĐÓNG BHYT GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
STT | Chỉ số | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Tổng NSNN hỗ trợ từ | ||||
Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | Số tiền | Tỷ lệ % | |||
I |
4.460.668 |
| 9.808.976 |
| 12.018.154 |
| 15.176.566 |
| 41.464.364 | |
1 |
9.057 | 0,20 | 14.303 | 0,15 | 15.540 | 0,13 | 20.112 | 0,13 | 59.012 | |
2 |
379.253 | 8,50 | 641.820 | 6,54 | 750.479 | 6,24 | 981.307 | 6,47 | 2.752.859 | |
3 |
77.202 | 1,73 | 148.107 | 1,51 | 162.379 | 1,35 | 214.764 | 1,42 | 602.452 | |
4 |
| - | 11.422 | 0,12 | 14.793 | 0,12 | 17.204 | 0,11 | 43.419 | |
5 |
26.535 | 0,59 | 44.541 | 0,45 | 46.140 | 0,38 | 62.772 | 0,41 | 179.988 | |
6 |
161.428 | 3,62 | 301.733 | 3,08 | 606.993 | 5,05 | 810.679 | 5,34 | 1.880.833 | |
7 |
3.276.320 | 73,45 | 5.088.043 | 51,87 | 6.401.027 | 53,26 | 7.647.300 | 50,39 | 22.412.690 | |
8 |
| - | 16.491 | 0,17 | 29.171 | 0,24 | 36.315 | 0,24 | 81.977 | |
9 |
264.655 | 5,93 | 559,797 | 5,71 | 139.675 | 1,16 | 876.274 | 5,77 | 1.840.401 | |
10 |
253.747 | 5,69 | 2.979.720 | 30,38 | 3.849.458 | 32,03 | 4.506.633 | 29,69 | 11.589.558 | |
11 |
| - |
| - |
| - | 2 | 0,00 | 2 | |
12 |
| - | 22 | 0,00 | 14 | 0,00 | 42 | 0,00 | 78 | |
13 |
12.471 | 0,28 | 2.978 | 0,03 | 2.484 | 0,02 | 3.164 | 0,02 | 21.097 | |
II |
76.349 |
| 923.690 |
| 541.624 |
| 1.761.276 |
| 3.302.939 | |
1 |
76.349 | 100,00 | 136.896 | 14,82 | 181.203 | 33,46 | 699.483 | 39,71 | 1.093.931 | |
2 |
- | - | 786.794 | 85,18 | 360.421 | 66,54 | 1.061.793 | 60,29 | 2.209.009 | |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
4.537.017 |
| 10.732.666 |
| 12.559.778 |
| 16.937.842 |
| 44.767.303 | |
III |
13.034.944 |
| 25.540.580 |
| 29.362.987 |
| 39.286.613 |
| 107.225.124 | |
|
35 |
| 42 |
| 43 |
| 43 |
| 42 |
CÂN ĐỐI THU, CHI QUỸ BHYT NĂM 2009-2012
Đơn vị: triệu đồng
STT | Chỉ tiêu | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 |
I |
(655,484) | (3,083,010) | 2,810,508 | 7,238,710 | |
II |
16,606 | (1,556) | 5,524 |
| |
III |
13,037,255 | 25,580,817 | 29,987,009 | 40,237,000 | |
1 |
13,034,945 | 21,630,339 | 25,946,365 | 9,337,000 | |
2 |
| 2,235,264 | 2,753,973 | 900,000 | |
3 |
| 129,019 | 668,107 |
| |
4 |
| 12,491 | 585,746 |
| |
5 |
2,310 | 1,573,704 | 32,818 |
| |
IV |
15,481,387 | 19,685,743 | 25,564,331 | 34,584,000 | |
1 |
15,481,387 | 19,080,604 | 24,712,071 | 33,419,000 | |
|
| 18,692,119 | 23,647,662 |
| |
|
| 388,485 | 1,064,409 |
| |
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
| |
2 |
| 605,139 | 852,260 | 1,165,000 | |
3 |
|
|
|
| |
V |
(2,444,132) | 5,895,074 | 4,422,678 | 5,653,000 | |
VI |
(3,083,010) | 2,810,508 | 7,238,710 | 12,891,710 |
CHI PHÍ KCB BHYT THEO TUYẾN NĂM 2009-2012
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ số | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 (ước) | ||||
Số lượt KCB | Chi phí | Số lượt KCB | Chi phí | Số lượt KCB | Chi phí | Số lượt KCB | Chi phí | |
1. Tổng KCB BHYT chung | 92.100.006 | 15.396.404.031 | 102.171.602 | 18.602.196.605 | 114.434.983 | 24.592.930.340 | 121.302.546 | 32.283.834.000 |
- Tuyến TW hoặc đa tuyến | 3.527.361 | 3.697.706.747 | 3.453.523 | 4.009.139.653 | 3.938.546 | 5.184.610.284 | 4.146.931 | 6.889.930.452 |
- Tuyến tỉnh và tương đương | 21.455.370 | 7.035.244.836 | 23.678.553 | 8.440.936.681 | 27.823.490 | 11.550.775.213 | 27.761.155 | 15.261.212.326 |
- Tuyến huyện và tương đương | 41.956.706 | 3.956.173.605 | 43.225.100 | 5.113.812.281 | 48.827.595 | 6.641.629.322 | 52.890.403 | 8.593.075.661 |
- Tuyến xã | 25.160.569 | 707.278.843 | 31.814.427 | 1.038.307.989 | 33.845.352 | 1.215.915.521 | 36.504.057 | 1.539.615.562 |
KCB BHYT nội trú | 6.335.511 | 8.113.156.656 | 8.419.862 | 9.681.515.748 | 8.896.171 | 12.759.007.236 | 10.198.706 | 17.313.657.000 |
- Tuyến TW | 648.887 | 2.498.648.555 | 673.443 | 2.712.431.483 | 778.032 | 3.602.742.327 | 914.184 | 4.888.832.161 |
- Tuyến tỉnh và tương đương | 2.766.257 | 4.165.496.544 | 3.747.098 | 5.137.827.853 | 4.221.467 | 7.060.393.102 | 4.679.998 | 9.580.778.676 |
- Tuyến huyện và tương đương | 2.853.588 | 1.429.762.042 | 3.837.280 | 1.816.567.099 | 3.795.601 | 2.080.045.502 | 4.473.454 | 2.822.570.259 |
- Tuyến xã | 66.779 | 19.249.515 | 162.042 | 14.689.313 | 101.071 | 15.826.305 | 131.070 | 21.475.904 |
KCB BHYT ngoại trú | 85.764.495 | 7.283.247.375 | 93.751.740 | 8.920.680.856 | 105.538.812 | 11.833.923.104 | 111.103.840 | 14.970.177.000 |
- Tuyến TW | 2.878.474 | 1.199.058.192 | 2.780.080 | 1.296.708.170 | 3.160.514 | 1.581.867.957 | 3.232.747 | 2.001.098.291 |
- Tuyến tỉnh và tương đương | 18.689.113 | 2.869.748.292 | 19.931.455 | 3.303.108.828 | 23.602.022 | 4.490.382.111 | 23.081.157 | 5.680.433.650 |
- Tuyến huyện và tương đương | 39.103.118 | 2.526.411.563 | 39.387.820 | 3.297.245.182 | 45.031.995 | 4.561.583.821 | 48.416.949 | 5.770.505.402 |
- Tuyến xã | 25.093.790 | 688.029.328 | 31.652.385 | 1.023.618.676 | 33.744.281 | 1.200.089.215 | 36.372.987 | 1.518.139.658 |
2. Bình quân số lượt KCB/thẻ BHYT | 1,84 |
| 1,95 |
| 2,00 |
| 2,05 |
|
- Lần KCB nội trú | 0,13 |
| 0,16 |
| 0,16 |
| 0,17 |
|
- Lần KCB ngoại trú | 1,71 |
| 1,79 |
| 1,85 |
| 1,87 |
|
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI QUỐC HỘI VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ
1. Một số vấn đề chung
- Quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.
- Quy định cơ chế thống nhất giá dịch vụ y tế đối với bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; quy định cụ thể về đấu thầu thuốc, vật tư y tế phục vụ KCB theo BHYT.
- Điều chỉnh chính sách cùng chi trả với một số nhóm đối tượng (thân nhân liệt sĩ, đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội); quy định mức cùng chi trả tối đa đối với người tham gia BHYT.
2. Một số vấn đề cụ thể
- Thu hẹp và sắp xếp hợp lý các nhóm đối tượng tham gia BHYT.
b) Về mua thẻ BHYT và quản lý, sử dụng quỹ BHYT:
- Xem xét bổ sung cơ chế để mọi người hảo tâm có thể mua thẻ BHYT từ các đại lý BHYT, từ tổ chức BHYT nơi gần nhất để tặng cho người thân, bạn bè, người thuộc nhóm yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn ớ các địa phương khác nhau trong cả nước.
- Bổ sung quy định cụ thể tỷ lệ về trích nộp quỹ dự phòng tại trung ương, lập quỹ dự phòng ở địa phương, hội đồng quản lý quỹ tại tỉnh/thành phố.
- Sửa đổi quy định về thời hạn thực hiện quyết toán quý theo hướng giảm từ 75 ngày tới mức thấp nhất có thể để tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH.
- Nghiên cứu, xem xét để quy định theo hướng thanh toán quỹ BHYT đối với tất cả các trường hợp tham gia BHYT bị tai nạn giao thông hoặc không thanh toán đối với những trường hợp này.
- Quy định rõ thời gian được sử dụng giấy khai sinh, chứng sinh để đi KCB đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
- Điều chỉnh quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT đối với một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền trên cơ sở số năm tham gia BHYT và phù hợp với mệnh giá thẻ BHYT.
d) Quản lý nhà nước về BHYT:
- Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc triển khai BHYT đối với các nhóm đối tượng do bộ quản lý.
3. Vấn đề liên quan với quy định của Bộ Luật lao động (sửa đổi)
File gốc của Báo cáo 525/BC-UBTVQH13 năm 2013 kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo 525/BC-UBTVQH13 năm 2013 kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Số hiệu | 525/BC-UBTVQH13 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Tòng Thị Phóng |
Ngày ban hành | 2013-10-14 |
Ngày hiệu lực | 2013-10-14 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng |