\r\n BỘ CÔNG AN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 54/2022/TT-BCA \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 14\r\n tháng 11 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH\r\nSÁT CƠ ĐỘNG
\r\n\r\nCăn cứ Luật Công an nhân\r\ndân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Cảnh sát\r\ncơ động ngày 14 tháng 6 năm 2022;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Xử lý vi\r\nphạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\nLuật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm\r\nvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tư lệnh\r\nCảnh sát cơ động;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Công an\r\nban hành Thông tư quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát\r\ncơ động.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thông tư này quy định\r\nvề thẩm quyền điều động và phân công, phân cấp tuần tra, kiểm soát; nhiệm vụ,\r\nquyền hạn, đối tượng, hình thức, trình\r\ntự tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật\r\nvề an ninh, trật tự và trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện,\r\nthiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động.
\r\n\r\n2. Việc\r\ntuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động trong trường hợp được huy động phối hợp\r\nvới Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao\r\nthông không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
\r\n\r\n\r\n\r\nThông tư này áp dụng đối\r\nvới sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát\r\ncơ động dự bị chiến đấu (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ) khi thực hiện\r\nhoạt động tuần tra, kiểm soát; Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức,\r\ncá nhân có liên quan.
\r\n\r\nĐiều\r\n3. Nguyên tắc của hoạt động tuần tra, kiểm soát
\r\n\r\n1. Tuân thủ quy định của\r\nThông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệnh Công an\r\nnhân dân; thực hiện đúng kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\r\n
\r\n\r\n2. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp\r\nluật; chủ động trấn áp người có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ\r\ntheo đúng quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Cán bộ, chiến\r\nsĩ Cảnh sát cơ động khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy\r\nchứng minh Công an nhân dân theo quy định\r\ncủa pháp luật và của Bộ Công an.
\r\n\r\n4. Cán bộ, chiến\r\nsĩ Cảnh sát cơ động khi ra quân thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được hưởng\r\nchế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n5. Khi tiếp xúc với Nhân\r\ndân và người có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự phải có tác\r\nphong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
\r\n\r\n6. Nghiêm cấm lợi dụng hoạt động tuần tra, kiểm soát để\r\nsách nhiễu, gây phiền hà Nhân dân, xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp\r\npháp của tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nMục 1. THẨM QUYỀN ĐIỀU ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TUẦN\r\nTRA, KIỂM SOÁT
\r\n\r\n\r\n\r\nThẩm quyền điều động\r\nCảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được thực hiện theo\r\nquy định tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động.
\r\n\r\nĐiều 5. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
\r\n\r\n1. Hướng dẫn, kiểm\r\ntra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát\r\ntrên phạm vi toàn quốc.
\r\n\r\n2. Tổ chức lực lượng\r\ncủa Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động thực hiện tuần tra, kiểm soát độc lập hoặc chủ\r\ntrì, phối hợp với Công an đơn vị, địa phương tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm\r\nsoát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc\r\nkhi có sự kiện chính trị quan trọng trong trường hợp cần thiết.
\r\n\r\n3. Tham mưu giúp\r\nBộ trưởng Bộ Công an bố trí lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện hoạt động tuần\r\ntra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh,\r\ntrật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng. Ban hành theo thẩm quyền hoặc\r\ntrình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát trên\r\nphạm vi toàn quốc.
\r\n\r\nĐiều 6. Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
\r\n\r\n1. Giám đốc Công\r\nan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh)\r\ncó trách nhiệm:
\r\n\r\na) Chỉ đạo lực lượng\r\nCảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên phạm\r\nvi địa bàn quản lý;
\r\n\r\nb) Phân công, tổ\r\nchức hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền.
\r\n\r\n2. Phòng Cảnh sát\r\nbảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội, Công an thành phố\r\nHồ Chí Minh và Phòng Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Tham mưu giúp\r\nGiám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bố trí các đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc\r\nquyền tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp\r\nluật theo thẩm quyền;
\r\n\r\nb) Bố trí lực lượng,\r\ntổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật\r\ntheo quy định;
\r\n\r\nc) Chủ trì, phối\r\nhợp với Công an cấp huyện thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát trên địa bàn,\r\nkhu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện\r\nchính trị quan trọng.
\r\n\r\nMục 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG KHI THỰC HIỆN\r\nHOẠT ĐỘNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Chấp hành\r\nnghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm\r\nsoát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n2. Bảo đảm an\r\nninh, trật tự trong phạm vi địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm\r\nsoát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp\r\nthời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.
\r\n\r\n3. Phối hợp với\r\ncác đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân, Công an địa phương đấu tranh phòng, chống\r\ntội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc địa bàn, khu vực, mục tiêu,\r\ntuyến được phân công tuần tra, kiểm soát.
\r\n\r\n4. Báo cáo, đề xuất\r\ncấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục\r\nkịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
\r\n\r\n5. Hướng dẫn, tuyên truyền,\r\nvận động Nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tự và chấp hành pháp luật về\r\nan ninh, trật tự.
\r\n\r\n6. Thực hiện nhiệm\r\nvụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Kiểm tra, kiểm\r\nsoát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định tại khoản\r\n4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động.
\r\n\r\n2. Phát hiện,\r\nngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
\r\n\r\n3. Huy động người,\r\nphương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 16 Luật Cảnh sát cơ động.
\r\n\r\n4. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị\r\nkỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động\r\ntuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
\r\n\r\n5. Thực hiện quyền\r\nhạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
\r\n\r\nMục 3. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
\r\n\r\nĐiều 9. Đối tượng tuần tra, kiểm soát
\r\n\r\n1. Đối tượng tuần\r\ntra gồm: Địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến được phân công.
\r\n\r\n2. Đối tượng kiểm\r\nsoát gồm: Người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.
\r\n\r\nĐiều 10. Tuần tra, kiểm soát công khai
\r\n\r\n1. Tuần tra,\r\nkiểm soát công khai gồm:
\r\n\r\na) Tuần tra, kiểm soát cơ\r\nđộng chiến đấu;
\r\n\r\nb) Kiểm soát tại điểm, chốt\r\ntrong địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm soát.
\r\n\r\n2. Trường hợp kiểm soát tại\r\nmột điểm, chốt phải có kế hoạch, phương án được người có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\n3. Khi tuần tra, kiểm\r\nsoát công khai phải sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu,\r\ngiấy chứng minh Công an nhân dân theo quy định; sử dụng phương tiện giao thông\r\nhoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến\r\nđược phân công; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết\r\nbị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
\r\n\r\nĐiều\r\n11. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
\r\n\r\n1. Tuần tra, kiểm soát\r\ncông khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Phục vụ công tác đấu\r\ntranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có yêu cầu;
\r\n\r\nb) Khi có diễn biến phức\r\ntạp về an ninh, trật tự.
\r\n\r\n2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động,\r\nGiám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp\r\nvới hóa trang.
\r\n\r\n3. Việc thực hiện tuần\r\ntra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần\r\ntra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt.\r\n
\r\n\r\nKhi tuần tra, kiểm soát\r\nphải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát\r\nhiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong\r\nphạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi\r\nvi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai\r\nđể tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nMục\r\n4. TRÌNH TỰ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
\r\n\r\n\r\n\r\nTrước khi tiến\r\nhành hoạt động tuần tra, kiểm soát, đơn vị Cảnh sát cơ động phải tiến hành khảo\r\nsát, nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu về địa bàn, khu vực, mục tiêu,\r\ntuyến và xây dựng kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát.
\r\n\r\nĐiều 13. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án tuần tra,\r\nkiểm soát
\r\n\r\n1. Xây dựng,\r\nphê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát
\r\n\r\na) Đơn vị thuộc\r\nBộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từ cấp Tiểu đoàn trở lên thực hiện tuần tra, kiểm\r\nsoát có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát bảo vệ mục tiêu; kế hoạch\r\ntuần tra, kiểm soát độc lập hoặc phối hợp với Công an đơn vị, địa phương tuần\r\ntra, kiểm soát tại các địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh,\r\ntrật tự theo chỉ đạo của người có thẩm quyền hoặc trong trường hợp cần thiết.
\r\n\r\nb) Đơn vị Cảnh\r\nsát cơ động Công an cấp tỉnh thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát có trách\r\nnhiệm xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát thường xuyên; kế hoạch, phương án\r\ntuần tra, kiểm soát theo chuyên đề hoặc trong các đợt cao điểm.
\r\n\r\nc) Kế hoạch tuần\r\ntra, kiểm soát bao gồm các nội dung cơ bản sau: Mục đích, yêu cầu; thời gian,\r\nphạm vi; nhiệm vụ, biện pháp, phương pháp thực hiện; công tác chỉ đạo, phân\r\ncông nhiệm vụ và phối hợp giữa các lực lượng; điều kiện đảm bảo.
\r\n\r\nd) Bộ trưởng Bộ\r\nCông an phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát do Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động\r\nxây dựng trong trường hợp cần thiết khi địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến phức\r\ntạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng liên quan đến\r\nphạm vi quản lý của nhiều đơn vị, địa phương;
\r\n\r\nđ) Tư lệnh Cảnh\r\nsát cơ động quyết định và phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát do các đơn vị\r\ntrực thuộc xây dựng. Đối với kế hoạch phối hợp tuần tra, kiểm soát theo đề nghị\r\ncủa Công an các đơn vị, địa phương thuộc địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến cấp\r\nTiểu đoàn thuộc Trung đoàn, Đoàn, Trung tâm huấn luyện được giao phụ trách phải\r\ndo cấp Trung đoàn, Đoàn, Trung tâm huấn luyện xây dựng và báo cáo Tư lệnh Cảnh\r\nsát cơ động quyết định, phê duyệt;
\r\n\r\ne) Giám đốc\r\nCông an cấp tỉnh quyết định và phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát do Phòng Cảnh sát bảo vệ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động,\r\nPhòng Cảnh sát cơ động Công an cấp tỉnh xây dựng;
\r\n\r\ng) Thủ trưởng\r\ncấp trên trực tiếp phê duyệt kế hoạch tuần tra kiểm, soát của cấp dưới xây dựng.
\r\n\r\n2. Xây dựng,\r\nphê duyệt phương án tuần tra, kiểm soát được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng\r\nBộ Công an.
\r\n\r\n3. Việc quản\r\nlý, sử dụng kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được thực hiện theo quy định\r\ncủa pháp luật và của Bộ Công an.
\r\n\r\nĐiều 14. Ra quân làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát
\r\n\r\n1. Căn cứ tình\r\nhình thực tế và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, Thủ trưởng đơn vị Cảnh\r\nsát cơ động phân công Trưởng ca, Tổ trưởng, số lượng cán bộ, chiến sĩ trong mỗi\r\ntổ và vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,\r\nphương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành tuần tra, kiểm soát.
\r\n\r\n2. Trưởng ca\r\ntuần tra, kiểm soát là chỉ huy cấp Đại đội và tương đương trở lên, thực hiện\r\nnhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Phân công,\r\nkiểm tra quân số, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ\r\nhỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong ca tuần tra;
\r\n\r\nb) Kiểm tra\r\ncông tác chuẩn bị trước khi làm nhiệm vụ; ra mệnh lệnh hành quân đến địa bàn,\r\nkhu vực, mục tiêu, tuyến làm nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, phương án;
\r\n\r\nc) Tiếp nhận,\r\nxử lý thông tin của tổ tuần tra, kiểm soát về các tình huống xảy ra trong tuần\r\ntra, kiểm soát, báo cáo cấp có thẩm quyền khi có tình huống phức tạp xảy ra.
\r\n\r\n3. Tổ trưởng tổ\r\ntuần tra, kiểm soát là sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân, thực hiện nhiệm vụ\r\nquy định tại Điều 7 Thông tư này và có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Quán triệt\r\nkế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát, tư thế, lễ tiết, tác phong, quy tắc ứng\r\nxử đến cán bộ, chiến sĩ thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát;
\r\n\r\nb) Đôn đốc cán\r\nbộ, chiến sĩ thực hiện công tác chuẩn bị tuần tra, kiểm soát, chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị\r\nkỹ thuật nghiệp vụ và tập trung\r\ntheo lệnh của Trưởng ca;
\r\n\r\nc) Nắm tình\r\nhình, chỉ huy, điều hành các nhiệm vụ của tổ tuần tra, kiểm soát, theo đúng địa\r\nbàn, khu vực, mục tiêu, tuyến và phân công vị trí, nhiệm vụ cho từng cán bộ,\r\nchiến sĩ; kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền;
\r\n\r\nd) Thực hiện\r\nchế độ thông tin liên lạc với cán bộ, chiến sĩ, Trưởng ca tuần tra, kiểm soát\r\nvà các cơ quan liên quan khi cần thiết; báo cáo kịp thời cho Trưởng ca khi có vụ\r\nviệc đột xuất, phức tạp;
\r\n\r\nđ) Ghi sổ nhật\r\nký tuần tra, kiểm soát; sổ bàn giao vũ khí, vật\r\nliệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; tổng hợp\r\ntình hình, báo cáo kết quả thực hiện ca tuần tra, kiểm soát.
\r\n\r\nĐiều 15. Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, đồ vật,\r\ntài liệu
\r\n\r\n1. Cảnh sát cơ động\r\nkiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu trong các trường hợp quy định tại\r\nkhoản 4 Điều 12 Luật Cảnh sát cơ động.
\r\n\r\n2. Việc xử lý các\r\ntrường hợp thuộc khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều\r\n20 Thông tư này.
\r\n\r\nĐiều 16. Hiệu lệnh thực hiện kiểm tra, kiểm soát
\r\n\r\n1. Hiệu lệnh\r\nthực hiện kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động được thực hiện bằng các hình\r\nthức sau:
\r\n\r\na) Bằng tay, gậy\r\nchỉ huy;
\r\n\r\nb) Còi, loa pin cầm\r\ntay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra được sử dụng khi tuần tra, kiểm\r\nsoát trên phương tiện giao thông;
\r\n\r\nc) Đèn tín hiệu,\r\nbiển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn được sử dụng khi tuần tra, kiểm soát trên\r\nkhu vực, địa bàn, mục tiêu, tuyến phức tạp về an ninh, trật tự.
\r\n\r\n2. Cán bộ, chiến\r\nsĩ tuần tra, kiểm soát lựa chọn vị trí, hình thức ra hiệu lệnh thực hiện kiểm\r\ntra, kiểm soát phải đảm bảo khoảng cách an toàn và công khai hiệu lệnh thực hiện\r\nkiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Khi giải quyết xong từng\r\nvụ việc vi phạm phải ghi ngay vào sổ nhật ký tuần tra, kiểm soát.
\r\n\r\n2. Ghi sổ nhật ký tóm tắt\r\ntheo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (vị trí, địa\r\ndanh, địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến); nội dung kiểm tra, kiểm soát; biện\r\npháp xử lý: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên\r\nbản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác.
\r\n\r\n3. Ghi sổ bàn giao vũ\r\nkhí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo\r\nthứ tự thời gian, địa điểm, số lượng, tình trạng và ký bên giao, ký bên nhận.
\r\n\r\nĐiều 18. Kết thúc tuần tra, kiểm soát
\r\n\r\n1. Kết thúc ca tuần\r\ntra, kiểm soát, Tổ trưởng tổ tuần tra phải tổng hợp báo cáo kết quả công tác và\r\nkết quả xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong ca tuần tra, kiểm\r\nsoát.
\r\n\r\n2. Tổ trưởng tổ\r\ntuần tra kiểm tra toàn bộ tài liệu, vũ khí, vật\r\nliệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bàn giao cho đơn vị theo quy định.
\r\n\r\n3. Tổng hợp\r\ntình hình có liên quan đến địa bàn, khu vực, mục tiêu, tuyến tuần tra, kiểm\r\nsoát.
\r\n\r\n4. Lưu trữ tài liệu\r\nvề hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 19. Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát
\r\n\r\n1. Khi phát hiện\r\nvi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải\r\nngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm và thông báo hành vi vi phạm cho người\r\nvi phạm biết.
\r\n\r\n2. Trường hợp\r\nhành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thực\r\nhiện hoạt động tuần tra, kiểm soát ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc\r\nthẩm quyền xử phạt của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình\r\nthì lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và chuyển ngay cho\r\nngười có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành\r\nchính.
\r\n\r\n3. Trường hợp\r\nphát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì cán bộ, chiến sĩ\r\nđang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu\r\nhóa hành vi vi phạm và báo cáo ngay người có thẩm quyền để giải quyết theo quy\r\nđịnh của pháp luật.
\r\n\r\n4. Trường\r\nhợp phát hiện người có quyết định truy tìm thì cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện\r\nhoạt động tuần tra, kiểm soát ghi nhận thông tin về người đó (đặc điểm về\r\nngười, trang phục, phương tiện và các đặc điểm khác) đồng thời báo cáo Trưởng\r\nca liên hệ, phối hợp với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc Công an xã, phường,\r\nthị trấn xử lý theo đúng quy định.
\r\n\r\n5. Trường\r\nhợp phát hiện phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản có quyết định truy tìm thì\r\ncán bộ, chiến sĩ đang thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ hiện trường\r\nhoặc ghi nhận thông tin về phương tiện, đồ vật, tài liệu, tài sản đó, đồng thời\r\nbáo cáo để Trưởng ca liên hệ, phối hợp với cơ quan ra quyết định truy tìm hoặc\r\nCông an xã, phường, thị trấn xử lý theo đúng quy định.
\r\n\r\nĐiều 20. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các hành vi vi\r\nphạm pháp luật về an ninh, trật tự
\r\n\r\n1. Trường hợp cần\r\nngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự hoặc để bảo đảm\r\ncho việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, cán bộ, chiến sĩ đang thực\r\nhiện hoạt động tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm áp dụng biện pháp ngăn chặn\r\ntheo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải đảm bảo\r\nđúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Trường hợp người\r\nvi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì áp dụng các biện pháp ngăn\r\nchặn quy định tại Điều 14 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013\r\ncủa Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống\r\nngười thi hành công vụ.
\r\n\r\nĐiều\r\n21. Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị
\r\n\r\n1. Tổ chức xử lý vi phạm\r\npháp luật về an ninh, trật tự:
\r\n\r\na) Đơn vị Cảnh sát cơ động\r\nthuộc Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về\r\nan ninh, trật tự bố trí cán bộ Cảnh sát cơ động và địa điểm giải quyết, xử lý\r\nvi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
\r\n\r\nb) Địa điểm giải quyết vi\r\nphạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù\r\nhợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ\r\nchỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số\r\nđiện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên\r\nquan đến xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.
\r\n\r\n3. Trình tự giải quyết vi\r\nphạm pháp luật về an ninh, trật tự tại trụ sở đơn vị, thực hiện như sau:
\r\n\r\na) Tiếp nhận biên bản vi\r\nphạm hành chính từ người vi phạm đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất\r\nbiên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người\r\nvi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian\r\n(trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí\r\nquy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;
\r\n\r\nb) Thông báo hình thức, mức\r\nxử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác;
\r\n\r\nc) Giao quyết định xử phạt\r\nvi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được\r\nủy quyền;
\r\n\r\nd) Tiếp nhận, kiểm tra, đối\r\nchiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định\r\ncủa pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;
\r\n\r\nđ) Trả lại tang vật,\r\nphương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước\r\nquyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật,\r\nphương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi\r\ntrong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định\r\ncủa pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại\r\ntang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của\r\npháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị\r\ntạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định;
\r\n\r\ne) Trường hợp cá nhân, tổ\r\nchức vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu\r\nchính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ Công Bộ Công an thì thực\r\nhiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 22. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện,\r\nthiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
\r\n\r\n1. Vũ khí, công cụ\r\nhỗ trợ, vật liệu nổ trang bị cho Cảnh sát cơ động.
\r\n\r\n2. Phương tiện gồm:\r\nÔ tô, mô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng và các loại\r\nphương tiện khác được lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được quyền ưu tiên\r\ntheo quy định của pháp luật. Hai bên thành ô tô, xe đặc chủng, các loại tàu\r\nthuyền, tàu bay trực thăng tuần tra có in phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang;\r\nhai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau mô tô tuần tra có phù hiệu\r\nCảnh sát cơ động phản quang.
\r\n\r\n3. Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:
\r\n\r\na) Máy quay phim; máy chụp ảnh, ghi âm;
\r\n\r\nb) Đèn pin chiếu sáng;
\r\n\r\nc) Máy bộ đàm;
\r\n\r\nd) Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc khác\r\ntheo quy định của Bộ Công an.
\r\n\r\nĐiều 23. Sử dụng vũ\r\nkhí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
\r\n\r\n1. Đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục\r\ntrong các trường hợp sau:
\r\n\r\na) Tuần tra, kiểm soát cơ động chiến đấu;
\r\n\r\nb) Kiểm soát tại một điểm, chốt trong địa bàn, khu vực trọng\r\nđiểm; tuyến, mục tiêu phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị\r\nquan trọng.
\r\n\r\n2. Khi sử dụng vũ khí, vật\r\nliệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 22 Thông tư này phải thực hiện\r\ntheo đúng quy định của pháp luật về sử dụng vũ\r\nkhí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thông tư này\r\ncó hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thay thế Thông tư số\r\n58/2015/TT-BCA ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về\r\ntuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh\r\nsát cơ động.
\r\n\r\n2. Trường hợp các\r\nvăn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung\r\nthì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bộ Tư lệnh Cảnh\r\nsát cơ động có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Chỉ đạo, hướng\r\ndẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này;
\r\n\r\nb) Thống nhất các\r\nloại biểu mẫu sử dụng trong hoạt động tuần tra, kiểm soát; biên soạn tài liệu tập\r\nhuấn nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an\r\nninh, trật tự cho lực lượng Cảnh sát cơ động;
\r\n\r\nc) Tổ chức tập huấn,\r\nhướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát và\r\nxử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự cho các đơn vị trực thuộc\r\nvà lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Cảnh sát cơ động trên phạm vi toàn quốc.
\r\n\r\n2. Giám đốc Công\r\nan cấp tỉnh có trách nhiệm:
\r\n\r\na) Tổ chức tập huấn\r\nnghiệp vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự\r\ncho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động thuộc địa phương mình theo nội dung tài\r\nliệu tập huấn do Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động biên soạn;
\r\n\r\nb) Chỉ đạo, tổ chức\r\nthực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật\r\nvề an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật và Thông tư này;
\r\n\r\nc) Chỉ đạo Công\r\nan các cấp thuộc quyền kịp thời phối hợp và tạo điều kiện để Cảnh sát cơ động\r\nthực hiện có hiệu quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về\r\nan ninh, trật tự.
\r\n\r\n3. Thủ trưởng các\r\nđơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc, Hiệu trưởng các học\r\nviện, trường Công an nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n BỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
File gốc của Thông tư 54/2022/TT-BCA của Bộ Công An về quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động đang được cập nhật.
Thông tư 54/2022/TT-BCA của Bộ Công An về quy định quy trình hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát cơ động
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An |
Số hiệu | 54/2022/TT-BCA |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Tô Lâm |
Ngày ban hành | 2022-11-14 |
Ngày hiệu lực | 2023-01-01 |
Lĩnh vực | An ninh trật tự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |