Mẫu Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật tại các bộ, ngành và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội biểu số 09e/btp/pbgdpl ban hành – THÔNG TƯ 03/2019/TT-BTP
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Biểu số: 09e/BTP/PBGDPL |
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI |
Đơn vị báo cáo: Đơn vị nhận báo cáo: |
Số báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương |
Kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) |
||||||||||
|
PBGDPL trực tiếp |
Thi tìm hiểu pháp luật |
Số tài liệu PBGDPL được phát hành |
Kinh phí dành cho công tác PBGDPL |
|||||||
Tổng số |
Trong đó: Số người tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp |
Số cuộc |
Số lượt người tham dự |
Số cuộc thi |
Số lượt người dự thi |
Tổng số |
Trong đó: Số lượng tài liệu đăng tải trên Internet |
Tổng số kinh phí |
Chia ra |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí NSNN |
Kinh phí từ nguồn hỗ trợ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí NSNN phân bổ thường xuyên |
Kinh phí NSNN cấp theo chương trình, đề án |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Người kiểm tra |
…, ngày…….. tháng…….. năm……. |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU SỐ 09a/BTP/PBGDPL, 09b/BTP/PBGDPL, 09c/BTP/PBGDPL,
09d/BTP/PBGDPL, 09e/BTP/PBGDPL
(Tình hình tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật)
1. Khái niệm, phương pháp tính
– Số người tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp trong kỳ báo cáo là số người trong số tuyên truyền viên pháp luật cấp xã/báo cáo viên pháp luật cấp huyện/báo cáo viên pháp luật Trung ương trực tiếp tham gia làm báo cáo viên, trực tiếp thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật.
– Phổ biến pháp luật trực tiếp là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mà người nói trực tiếp nói với người nghe nhằm truyền tải nội dung các quy định pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức pháp luật cho người nghe, hướng người nghe có hành vi ứng xử theo các chuẩn mực pháp luật.
+ Các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp là hoạt động được tổ chức có nhiều người tham gia như hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng, cuộc họp có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật.
– Thi tìm hiểu pháp luật là hoạt động do cơ quan nhà nước, tổ chức, các doanh nghiệp, trường học… tổ chức nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người dân (tùy theo phạm vi tổ chức) tham gia tìm hiểu quy định của pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật. Thi tìm hiểu pháp luật được tổ chức dưới hình thức viết, sân khấu hóa, trực tuyến qua mạng internet.
– Số tài liệu PBGDPL được phát hành: bao gồm sách, tờ gấp, video, chương trình, tọa đàm, phóng sự truyền hình, các tài liệu có chứa nội dung phổ biến các lĩnh vực pháp luật cụ thể được in, phát hành, đăng tải trên internet.
– Kinh phí dành cho công tác PBGDPL:
+ Kinh phí từ ngân sách nhà nước: là số kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác PBGDPL.
+ Kinh phí NSNN phân bổ thường xuyên: là kinh phí được phân bổ thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước dành cho công tác PBGDPL.
+ Kinh phí NSNN cấp theo Chương trình, đề án: là kinh phí được cấp được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước theo các chương trình, đề án về PBGDPL.
+ Kinh phí từ nguồn hỗ trợ khác là kinh phí được hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… để triển khai thực hiện công tác PBGDPL.
– Tại cấp xã được hiểu là tại xã/phường/thị trấn.
– Tại cấp huyện được hiểu là tại huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
– Địa bàn xã được hiểu là địa bàn xã/phường/thị trấn.
– Địa bàn huyện được hiểu là địa bàn huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
– Địa bàn tỉnh được hiểu là địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh bao gồm: Các Sở, ngành theo quy định của pháp luật về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,Sở Giao thông Vận tải (hay Sở Giao thông-Công chính ở các thành phố trực thuộc trung ương), Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế; Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban Nhân dân, Sở Ngoại vụ (nếu có), Ban Dân tộc (nếu có); các đoàn thể cấp tỉnh bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn.
– Đối với các Bộ, ngành có tổ chức ngành dọc tại các tỉnh thì Bộ, ngành sẽ báo cáo số liệu thống kê trong toàn ngành: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng….
2. Cách ghi biểu
– Những ô đánh dấu “-” là không có hiện tượng (số liệu) phát sinh.
– Thống kê số cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp: là số cuộc phổ biến pháp luật do cấp/cơ quan trực tiếp chủ trì.
– Thống kê số cuộc thi tìm hiểu pháp luật: là số cuộc thi tìm hiểu pháp luật do cấp/cơ quan trực tiếp chủ trì tổ chức.
Ví dụ: Cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Tư pháp tổ chức, Bộ Tư pháp sẽ là đơn vị thống kê 01 Cuộc thi; các Bộ, ngành, địa phương phát động Cuộc thi này tại Bộ, ngành, địa phương mình không phải thống kê.
Đơn vị tính “lượt người”: số lượt người tham gia các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp hoặc tham gia vào cuộc thi tìm hiểu pháp luật. (ví dụ: một người tham gia 2 cuộc phổ biến pháp luật thì tính là 2 lượt người; có hai cuộc phổ biến pháp luật tại địa bàn cấp xã, mỗi cuộc có 100 người tham dự, như vậy, hai cuộc được tính là có 200 lượt người tham dự).
– Việc thống kê “Số lượng tài liệu PBGDPL được phát hành”: Chỉ thống kê tài liệu tuyên truyền pháp luật do cơ quan, địa phương trực tiếp xây dựng và phát hành. Trong đó:
+ Cột “Tổng số”: thống kê số lượng tài liệu PBGDPL in, phát hành và đăng tải trên internet. Đối với tài liệu vừa được in, phát hành, vừa được đăng tải trên internet thì chỉ thống kê số lượng tài liệu được in, phát hành trong cột “Tổng số”.
+ Cột “Số lượng tài liệu đăng tải trên Internet”: chỉ thống kê số lượng tài liệu PBGDPL đăng tải trên internet mà không in, phát hành.
Đơn vị tính “bản”: Chỉ từng đơn vị tài liệu tuyên truyền được thể hiện dưới dạng tờ rơi, tờ gấp, sách, băng đĩa hình, băng đĩa tiếng… Ví dụ: Một tờ gấp tính là một bản, một bộ băng đĩa gồm 03 tập thì tính là 03 bản, một video, clip tính là một bản; một tài liệu dưới dạng word mà có nhiều phụ lục kèm theo chỉ tính là một bản.
– Áp dụng đối với Biểu mẫu số 09b/BTP/PBGDPL (Tình hình tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện):
Dòng “Tổng số trên địa bàn huyện” = Mục I “Tại cấp huyện” + “Tại cấp xã”. Trong đó:
+ Mục I “Tại cấp huyện” là tổng số liệu của các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện.
+ Mục II “Tại cấp xã” là tổng số liệu của các cấp xã trên địa bàn huyện. Trong đó, UBND xã, phường, thị trấn báo cáo số liệu về tổ chức và hoạt động PBGDPL tại xã, phường, thị trấn trong kỳ báo cáo.
– Áp dụng đối với Biểu mẫu số 09d/BTP/PBGDPL (Tình hình tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh):
Dòng “Tổng số trên địa bàn tỉnh” = Mục I “Tại cấp tỉnh” + Mục II “Tại cấp huyện” + Mục III “Tại cấp xã”. Trong đó:
+ Mục I “Tại cấp tỉnh” là tổng số liệu của Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
+ Mục II “Tại cấp huyện” là tổng số liệu tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn tỉnh. Lần lượt thống kê số liệu của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn tỉnh và có dòng tổng số tại cấp huyện (tại mục II).
+ Mục III “Tại cấp xã” là tổng số liệu của các cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, dòng “Tên huyện…”: Lần lượt báo cáo số liệu của cấp xã tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trong đó có dòng tổng số tại cấp xã (tại Mục III).
3. Nguồn số liệu
– Biểu số 09a/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Biểu số 09b/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Phòng Tư pháp, các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện và được tổng hợp từ Biểu số 09a/BTP/PBGDPL của UBND cấp xã.
– Biểu số 09c/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
– Biểu số 09d/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ Sở Tư pháp và được tổng hợp từ Biểu số 09bBTP/PBGDPL của Phòng Tư pháp, Biểu số 09c/BTP/PBGDPL của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh (Tổ chức pháp chế).
– Biểu số 09e/BTP/PBGDPL: nguồn số liệu từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.
Các hoạt động PBGDPL được thể hiện trong Kế hoạch, Biên bản cuộc họp, Cổng/Trang Thông tin điện tử…