Mẫu Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn oda, vốn vay ưu đãi phụ lục ii ban hành – NGHỊ ĐỊNH 114/2021/NĐ-CP

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


PHỤ LỤC II

MẪU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI
(Kèm theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

I. NHỮNG THÔNG TIN CHỦ YẾU

1. Tên chương trình, dự án (tiếng Việt và tiếng Anh).

2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ chương trình/dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ, thông tin liên quan khác.

3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình/dự án.

II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

– Tầm quan trọng, sự cần thiết và khả thi của chương trình, dự án về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, khoa học, công nghệ, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

– Những nỗ lực đã/đang được thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra.

– Các chương trình, dự án đang triển khai cùng lĩnh vực (nếu có).

– Nhà tài trợ nước ngoài dự kiến (nêu rõ lý do sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ này).

III. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT

1. Mục tiêu, phạm vi của chương trình, dự án: Mô tả mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và phạm vi của chương trình, dự án.

2. Dự kiến kết quả chính của chương trình, dự án: Tóm tắt kết quả chính dự kiến.

3. Dự kiến thời gian thực hiện của chương trình, dự án (trong đó xác định thời gian xây dựng và thời gian vận hành).

4. Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án và đề xuất cơ chế tài chính:

– Tổng mức vốn đầu tư: vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, vốn đối ứng chi tiết theo loại tiền nguyên tệ và quy giá trị tương đương theo đồng Việt Nam và USD (sử dụng tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm đề xuất).

 Điều kiện và điều khoản vay: Nêu rõ loại lãi suất dự kiến (thả nổi/cố định), mức lãi suất dự kiến và các loại phí (nếu có); đối với các chương trình dự án dự kiến sử dụng nguồn vay lãi suất thả nổi, mức lãi suất thả nổi trong nội dung đề xuất bao gồm lãi suất thả nổi cơ sở (Libor, Sibor, Eurobor…) và lãi suất biên tham chiếu trên thị trường tại thời điểm đề xuất khoản vay; dự kiến thời gian vay và thời gian ân hạn của khoản vay.

– Đề xuất cơ chế tài chính trong nước, dự kiến tiến độ giải ngân hàng năm (gắn với thời gian thực hiện chương trình, dự án).

– Phương án cân đối nguồn trả nợ.

5. Phương án sử dụng vốn vay, phương án sử dụng vốn đối ứng (bao gồm phương án bố trí vốn chủ sở hữu), phương án bảo đảm tiền vay, phương án trả nợ và đề xuất cơ quan được ủy quyền cho vay lại (chịu rủi ro tín dụng hoặc không chịu rủi ro tín dụng) trong trường hợp Đề xuất dự án là cho vay lại Doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Đánh giá tác động:

– Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (nếu có).

– Đánh giá sơ bộ tác động đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan đề xuất.

 


Đánh giá:

Tài chính công