Mẫu Đề cương báo cáo xây dựng đô thị tăng trưởng xanh năm cơ sở phụ lục 3a ban hành – THÔNG TƯ 01/2018/TT-BXD
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
PHỤ LỤC 3A. MẪU ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TĂNG TRƯỞNG XANH NĂM CƠ SỞ
1. Phần mở đầu
– Phạm vi lập Báo cáo.
– Tóm tắt, khái quát các vấn đề chính của Báo cáo.
2. Tổng hợp các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh:
a) Giới thiệu chung về đô thị:
– Tên đô thị; Tỉnh/TP trực thuộc Trung ương; Loại đô thị.
– Diện tích toàn đô thị (km2); Diện tích nội thành/nội thị (km2).
– Cơ cấu kinh tế (Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ); Mức tăng trưởng kinh tế trung bình (%/năm); Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm).
– Dân số toàn đô thị, Dân số nội thành/nội thị (không áp dụng đối với thị trấn), Tỷ lệ đô thị hóa (%).
– Tổng số hộ dân cư (toàn đô thị, nội thành/nội thị); Tỷ lệ hộ nghèo (toàn đô thị, nội thành/nội thị); Tỷ lệ hộ cận nghèo (toàn đô thị, nội thành/nội thị); Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (toàn đô thị).
b) Hiện trạng số liệu các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh của đô thị năm cơ sở.
3. Phân tích đánh giá xây dựng đô thị tăng trưởng xanh
a) Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị:
Đánh giá theo 4 nhóm chỉ tiêu và 24 chỉ tiêu cụ thể hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này, trong đó làm rõ:
– Xu hướng tăng trưởng kinh tế đô thị so với định hướng tăng trưởng xanh: đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện những vấn đề ưu tiên trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc sử dụng, khai thác tài nguyên tại đô thị, mức tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước để đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế, tình hình và chất lượng đầu tư xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh;
– Môi trường đô thị hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh: xem xét đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường đô thị, tình hình chất lượng môi trường cảnh quan đô thị, giá trị tài nguyên, diễn biến các rủi ro về thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng các biện pháp bảo vệ môi trường, phát huy sử dụng các nguồn năng lượng các-bon thấp, phát thải thấp, khả năng ứng dụng các công nghệ và vật liệu tiên tiến.
– Xã hội đô thị hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh: xem xét đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đối với chất lượng và điều kiện sống dân cư đô thị, các dịch vụ tiện ích của đô thị và khả năng tiếp cận dịch vụ phục vụ dân cư đô thị.
– Năng lực đáp ứng về thể chế của đô thị hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh: xác định các vấn đề cần được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa phát triển đô thị theo phương án phát triển thông thường và phát triển đô thị tăng trưởng xanh, (ví dụ như: các quy định về quản lý công nghệ được áp dụng, giảm phát thải khí nhà kính, các cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư tăng trưởng xanh, các cơ chế khuyến khích áp dụng các công nghệ, vật liệu tiên tiến).
b) Phân tích:
Các nội dung phân tích cần tập trung vào một số nội dung sau:
– Thách thức cũng như các cơ hội trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh đối với đô thị.
– Xác định và đánh giá các hoạt động hiện tại có liên quan tới đô thị tăng trưởng xanh có thể phù hợp với địa phương.
– Xác định các nguồn lực có tính khả thi cao.
– Xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể của các bên liên quan trong xây dựng đô thị tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
4. Kết luận, kiến nghị
a) Kết luận:
b) Kiến nghị: Đề xuất danh mục các hoạt động về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
5. Phụ lục kèm theo báo cáo:
– Số liệu chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
– Danh mục các hoạt động ưu tiên về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
– Các tài liệu, văn bản và các số liệu liên quan.