ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1125/QĐ-CT | Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 8 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2023- 2025;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1766/QĐ-BGDĐT ngày 01/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành và thủ tục hành chính được thay thế trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số: 73/TTr-SGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1125/QĐ-CT ngày 05 tháng 8 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A | THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH | ||
1 | Thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên | Giáo dục thường xuyên | UBND tỉnh |
2 | Sáp nhận, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên | Giáo dục thường xuyên | UBND tỉnh |
3 | Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên | Giáo dục thường xuyên | UBND tỉnh |
4 | Cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại | Giáo dục thường xuyên | UBND tỉnh |
5 | Đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện | Giáo dục thường xuyên | Sở Giáo dục và Đào tạo |
B | THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP HUYỆN | ||
1 | Đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã | Giáo dục thường xuyên | Phòng Giáo dục và Đào tạo |
2 | Thành lập trung tâm học tập cộng đồng | Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác | UBND cấp huyện |
3 | Cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại | Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác | UBND cấp huyện |
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TỈNH (5 TTHC nội bộ lĩnh vực Giáo dục thường xuyên)
1. Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp, hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b) Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
- Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
- Có các thiết bị dạy học và tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
2. Thủ tục sáp nhập, chia tách trung tâm giáo dục thường xuyên
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, trực tiếp hoặc qua bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ nhu cầu của việc cho phép hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên; phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b) Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
- Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;
- Có các thiết bị dạy học và tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
3. Thủ tục giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ thẩm định đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định Phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;
b) Hết thời gian đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
4. Thủ tục cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại
4.1. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ đề nghị tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định thì thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản nêu rõ lý do.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4.8. Lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Sau thời gian đình chỉ, trung tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
5. Thủ tục đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện
5.1. Trình tự thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai việc tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện theo quy trình sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thực hiện tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện;
b) Xây dựng báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện, bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu; thông tin, số liệu của báo cáo tự đánh giá và bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá;
c) Tổ chức cuộc họp xem xét, đánh giá, thống nhất kết quả tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện.
d) Căn cứ kết quả tự đánh giá, nếu huyện đáp ứng đủ điều kiện công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện ở mức độ nào thì Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ đề nghị công nhận ở mức độ đó.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện;
- Báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện;
- Bản tổng hợp kết quả tự đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.4. Thời hạn giải quyết
a) Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp huyện đến Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 4 của năm sau liền kề năm đánh giá.
b) Thời gian hoàn thành việc đánh giá, công nhận đơn vị đạt “Cộng đồng học tập” cấp huyện trước ngày 31 tháng 5 của năm sau liền kề năm đánh giá.
5.5. Đối tượng thực hiện: Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định công nhận của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
5.8. Phí, lệ phí: Không.
5.9. Mẫu quyết định công nhận: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện: Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có kết quả tự đánh giá, công nhận và nộp đầy đủ các hồ sơ đúng thời hạn.
a) Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt “Cộng đồng học tập” cấp huyện mức độ 1 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy định tại Điều 11 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
b) Các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt “Cộng đồng học tập” cấp huyện mức độ 2 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy định tại Điều 12 Thông tư số 25/2023/TT- BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
5.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (3 TTHC nội bộ)
1. Thủ tục đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã
1.1. Trình tự thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai việc tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã theo quy trình sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
b) Xây dựng báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu; thông tin, số liệu của báo cáo tự đánh giá và bản tổng hợp kết quả các tiêu chí, chỉ tiêu được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá;
c) Tổ chức cuộc họp xem xét, đánh giá, thống nhất kết quả tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã.
d) Căn cứ kết quả tự đánh giá, nếu xã đáp ứng đủ điều kiện công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã ở mức độ nào thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận ở mức độ đó.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Bản tổng hợp kết quả tự đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết
a) Các xã, phường, thị trấn gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã đến đến Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 28 tháng 02 của năm sau liền kề năm đánh giá.
b) Thời gian hoàn thành việc đánh giá, công nhận đơn vị đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã trước ngày 31 tháng 3 của năm sau liền kề năm đánh giá.
1.5. Đối tượng thực hiện: Các xã, phường, thị trấn.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.7. Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Mẫu quyết định công nhận: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện:
Các xã, phường, thị trấn phải có kết quả tự đánh giá, công nhận và nộp đầy đủ các hồ sơ đúng thời hạn.
a) Các xã, phường, thị trấn được công nhận đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã mức độ 1 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy định tại Điều 6 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
b) Các xã, phường, thị trấn được công nhận đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã mức độ 2 khi đạt đầy đủ các tiêu chí, chỉ tiêu được quy định tại Điều 7 Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
1.11. Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.
2. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng;
- Sơ yếu lý lịch của những người dự kiến làm giám đốc trung tâm học tập cộng đồng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.5. Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.6. Cơ quan thực hiện:
a) Cơ quan/ Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng và cho phép hoạt động giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.8. Lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
3. Thủ tục cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại
3.1. Trình tự thực hiện
a) Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
3.6. Cơ quan thực hiện:
a) Cơ quan/ Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
3.7. Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3.8. Lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
a) Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
b) Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
File gốc của Quyết định 1125/QĐ-CT năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đang được cập nhật.
Quyết định 1125/QĐ-CT năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Số hiệu | 1125/QĐ-CT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vũ Việt Văn |
Ngày ban hành | 2024-08-05 |
Ngày hiệu lực | 2024-08-05 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |