BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1032/QĐ-BGTVT | Hà Nội, 19 tháng 08 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KHỐI THI ĐUA CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15/6/2022;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư 31/2023/TT-BGTVT ngày 08/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngành Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| BỘ TRƯỞNG |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KHỐI THI ĐUA THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1032/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 08 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động, giao ước thi đua, chấm điểm và bình xét khen thưởng các Khối thi đua của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT).
Quy chế này áp dụng đối với các thành viên thuộc Khối thi đua của Bộ GTVT (bao gồm: các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT; các Sở Giao thông vận tải tham gia phong trào thi đua do Bộ GTVT phát động).
Bộ GTVT, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ GTVT (Hội đồng TĐKT Bộ) tổ chức các Khối thi đua thuộc Bộ để triển khai các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Tổ chức Khối thi đua như sau:
1. Tổ chức 30 Khối thi đua tại Phụ lục 1.
2. Khối thi đua có Khối trưởng, Khối phó do các đơn vị thành viên trong Khối bình chọn, giới thiệu luân phiên trong dịp tổng kết năm (gửi kết quả bình chọn về Hội đồng TĐKT Bộ để theo dõi); mỗi Khối thi đua có không quá 02 (hai) Khối phó. Khối trưởng, Khối phó tổ chức điều hành hoạt động của Khối thi đua ngay sau khi Khối trưởng có văn bản gửi kết quả bình chọn về Hội đồng TĐKT Bộ.
3. Đơn vị được giao nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị Khối trưởng là Cơ quan thường trực giúp việc Khối thi đua.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Khối thi đua
1. Khối thi đua làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bình đẳng; đảm bảo công khai, minh bạch, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển. Đảm bảo tuân thủ các quy định về thi đua khen thưởng và hướng dẫn của Hội đồng TĐKT Bộ.
Các quyết định của Khối được biểu quyết theo đa số. Những vấn đề có những ý kiến khác nhau thì áp dụng hình thức bỏ phiếu kín, nếu số phiếu bằng nhau thì theo sự quyết định của Khối trưởng.
2. Việc tổ chức các hoạt động chung của Khối cần đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện phong trào thi đua, bình xét, suy tôn, đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua.
3. Khối trưởng, Khối phó và các thành viên trong Khối được sử dụng nhân sự và con dấu, phương tiện, kinh phí của cơ quan mình để phục vụ cho các hoạt động của Khối.
Điều 5. Nhiệm vụ và các hoạt động chung của Khối thi đua
1. Nhiệm vụ chung:
a) Tổ chức hưởng ứng, triển khai các phong trào thi đua do Hội đồng TĐKT Bộ và Hội đồng TĐKT Trung ương phát động. Tổ chức phát động và ký giao ước thi đua hàng năm.
b) Tổ chức kiểm tra, khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các thành viên trong Khối và giữa các Khối thi đua. Tùy tình hình thực tế, có thể tổ chức các hoạt động như: hội thảo, giao lưu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm các mô hình, cách làm hay, các điển hình tiên tiến; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thi đua khen thưởng, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao giao lưu giữa các đơn vị thành viên trong Khối; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội... đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua; xét và đề nghị khen thưởng cho các đơn vị thành viên trong Khối theo quy định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kết quả hoạt động năm với Hội đồng TĐKT Bộ.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng TĐKT Bộ.
2. Hoạt động chung của Khối thi đua:
a) Tổ chức Hội nghị: Hàng năm các Khối tổ chức Hội nghị phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua và Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm (tùy tình hình thực tế có thể tổ chức lồng ghép 02 Hội nghị). Nội dung các Hội nghị như sau:
- Hội nghị phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua gồm các nội dung:
+ Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động Khối (nếu cần);
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thi đua của Khối thi đua.
+ Xây dựng nội dung giao ước thi đua với chủ đề, mục tiêu, các tiêu chí thi đua của Khối thi đua gắn với chủ đề, mục tiêu chung của Bộ.
+ Tổ chức phát động thi đua và ký kết giao ước thi đua giữa các thành viên trong Khối thi đua.
- Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm, gồm các nội dung:
+ Đánh giá, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và các hoạt động trong năm của Khối; đề ra các giải pháp triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo. Thông báo kết quả tự chấm điểm, thẩm định điểm của các đơn vị trong Khối thi đua.
+ Bình chọn, xếp hạng thi đua; đề nghị Bộ GTVT xét, tặng 01 Cờ thi đua của Bộ GTVT và 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT cho đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong Khối; trường hợp xét thấy đơn vị tiêu biểu, xuất sắc nhất trong Khối có thành tích nổi trội so với các Khối khác, đạt các điều kiện, tiêu chuẩn Cờ thi đua của Chính phủ thì đề nghị Bộ GTVT xét, đề nghị Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
+ Giới thiệu, bình chọn Khối trưởng, Khối phó năm tiếp theo.
- Thời gian: Hoàn thành trước ngày 30/1 hàng năm (riêng Hội nghị phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua hoàn thành trong Quý I).
- Thành phần tham dự Hội nghị: Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thành viên Khối; đại diện lãnh đạo và chuyên viên đơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của các thành viên trong Khối; thành viên Hội đồng TĐKT Bộ được giao phụ trách theo dõi, chỉ đạo Khối; các thành phần liên quan khác.
b) Tổ chức Đoàn kiểm tra: Tùy vào tình hình thực tế và số lượng các đơn vị thành viên trong Khối, Khối trưởng chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình và hình thức tổ chức kiểm tra phù hợp, hiệu quả; báo cáo kết quả kiểm tra về Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ.
Điều 6. Nhiệm vụ của Khối trưởng
Khối trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng TĐKT Bộ về hoạt động của Khối thi đua và có nhiệm vụ:
1. Chủ trì xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện:
a) Chương trình, kế hoạch, quy chế hoạt động của Khối, bảo đảm phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của Khối và theo hướng dẫn của Hội đồng TĐKT Bộ.
b) Bảng đánh giá, chấm điểm chi tiết việc thực hiện các nội dung, tiêu chí thi đua của Khối để làm cơ sở đánh giá, chấm điểm thi đua hàng năm, đồng thời làm cơ sở xây dựng nội dung giao ước thi đua của Khối.
2. Tổ chức cho các đơn vị thành viên trong Khối đăng ký xây dựng các chỉ tiêu thi đua để xây dựng giao ước thi đua.
3. Tổ chức phát động và ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong Khối. Tùy theo tình hình thực tế, Khối trưởng phát huy vai trò điều phối hoạt động giữa các đơn vị thành viên nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và thế mạnh của mỗi đơn vị thành viên Khối thi đua; tổ chức các hoạt động chung của Khối để các thành viên trao đổi về nghiệp vụ, kinh nghiệm. Bàn các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
4. Chủ trì tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của Khối; tổ chức tổng hợp, thẩm định kết quả chấm điểm, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng hằng năm của các thành viên trong Khối; đề nghị Bộ GTVT: xét, tặng “Cờ thi đua của Bộ GTVT”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT”, hoặc xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho đơn vị tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu trong Khối thi đua.
Giới thiệu đơn vị Khối trưởng, Khối phó năm kế tiếp để các đơn vị thành viên trong Khối bình chọn, giới thiệu luân phiên trong dịp tổng kết năm; báo cáo với Hội đồng TĐKT Bộ về kết quả bình chọn, giới thiệu Khối trưởng, Khối phó.
5. Bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu (nếu có) cho Khối trưởng năm kế tiếp.
6. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Hội đồng TĐKT Bộ giao;
7. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên trong Khối thi đua.
1. Phối hợp với Khối trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành hoạt động của Khối thi đua.
2. Thay mặt Khối trưởng giải quyết một số công việc, hoạt động của Khối thi đua khi được Khối trưởng ủy quyền.
3. Thực hiện nhiệm vụ của thành viên trong Khối thi đua.
Điều 8. Nhiệm vụ của các thành viên trong Khối
1. Đăng ký các nội dung, chỉ tiêu, nhiệm vụ thi đua hàng năm gửi Khối trưởng trong Quý I hàng năm.
2. Tham gia xây dựng nội dung và tiêu chí thi đua, thang điểm của Khối. Tổ chức phát động các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
3. Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã ký kết giao ước thi đua. Phát hiện, xây dựng, tuyên truyền các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm mới, có chất lượng, hiệu quả trong phong trào thi đua.
4. Tham gia đầy đủ và đúng thành phần các hoạt động của Khối. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng hàng năm; chấm điểm thi đua theo tiêu chí thi đua của Khối gửi Khối trưởng để phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết của Khối.
5. Thực hiện các nhiệm khác do Khối trưởng phân công.
Điều 9. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực giúp việc Khối
1. Dự thảo kế hoạch, chương trình công tác, tham mưu, đề xuất và chuẩn bị nội dung, điều kiện để tổ chức các hoạt động chung của Khối.
2. Phối hợp với tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị thành viên trong Khối để triển khai thực hiện các hoạt động, sơ kết, tổng kết của Khối; tổng hợp báo cáo chung, tổng hợp điểm thi đua của các đơn vị thành viên để báo cáo Khối trưởng, Khối phó.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Khối trưởng giao.
Điều 10. Nội dung, tiêu chí thi đua
1. Thi đua thực hiện các nhiệm vụ chính trị (thang điểm tối đa: 300 điểm)
a) Đối với Khối hành chính, sự nghiệp:
- Công tác nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình, kế hoạch hàng năm đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ;
- Công tác nghiên cứu, tham mưu/tham gia, hoạch định các chủ trương, mục tiêu, chương trình quốc gia/ngành/lĩnh vực;
- Thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ hàng năm theo các chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của Bộ GTVT;
- Hỗ trợ doanh nghiệp (khởi nghiệp; đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính...) thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành;
- Tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế của Bộ, ngành;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học;
- Các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Công tác cải cách hành chính: góp phần cải thiện (nâng cao) chỉ số cải cách hành chính của Bộ;
- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí;
- Đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn lao động tại nơi làm việc, trong hoạt động vận tải và tại các công trình, dự án của cơ quan, đơn vị, của Bộ GTVT.
b) Đối với Khối doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu kinh tế: Sản xuất kinh doanh hiệu quả; tổng doanh thu, lợi nhuận thực hiện cao hơn kế hoạch; nộp ngân sách đầy đủ, đúng hạn; đóng BHXH đầy đủ; doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1;
- Các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chung của Bộ, ngành, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội (theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ, Nghị quyết, Kế hoạch hàng năm của Bộ GTVT);
- Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động;
- Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Thực hiện cải cách hành chính góp phần cải cách hành chính của Bộ;
- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí;
- Thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước;
- Đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Thực hiện tốt việc trích lập và sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ để thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ.
c) Điểm thưởng cho các cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc, trước thời hạn các nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; có những thành tích, sáng tạo, sáng kiến, đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ... trong các lĩnh vực giao thông vận tải góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Bộ GTVT, phát triển ngành GTVT: Tối đa 30 điểm.
(các Khối trưởng chủ trì xây dựng, ban hành bảng đánh giá, chấm điểm chi tiết thực hiện các nhiệm vụ chính trị để tổ chức thực hiện trong Khối)
2. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (thang điểm tối đa: 100 điểm)
a) Tổ chức học tập, quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong đó:
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên.
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.
b) Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Xây dựng các đoàn thể vững mạnh.
c) Tổ chức triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
d) Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở;
đ) Giải quyết 100% đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.
(các Khối trưởng chủ trì xây dựng, ban hành bảng đánh giá, chấm điểm chi tiết để tổ chức thực hiện trong Khối)
3. Công tác thi đua, khen thưởng (thang điểm tối đa: 100 điểm)
a) Công tác chỉ đạo điều hành: phổ biến, hướng dẫn bảo đảm đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng; ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa hoặc hướng dẫn chi tiết kịp thời, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; hoạt động của Hội đồng TĐKT, Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học; công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo; tập huấn nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo;
b) Công tác tổ chức/triển khai phong trào thi đua;
c) Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến;
d) Về công tác khen thưởng;
đ) Về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng;
e) Việc tham gia các hoạt động chung của Khối.
(các Khối trưởng chủ trì xây dựng, ban hành bảng đánh giá, chấm điểm chi tiết để tổ chức thực hiện trong Khối), (tham khảo bảng đánh giá, chấm điểm tại Phụ lục 2)
Điều 11. Quy trình đánh giá, bình xét thi đua
1. Quy trình đánh giá
Bước 1: Hàng năm, các đơn vị trong Khối căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, so sánh, đối chiếu với nội dung, tiêu chí, thang điểm thi đua chung của Khối để tự tổ chức đánh giá, chấm điểm thi đua hàng năm, gửi kết quả tự đánh giá, chấm điểm kèm theo báo cáo tổng kết năm của cơ quan, đơn vị và các tài liệu kiểm chứng có liên quan cho Khối trưởng.
Bước 2: Khối trưởng, Khối phó rà soát, tổng hợp, thẩm định kết quả tự chấm điểm; trao đổi và thống nhất với các đơn vị thành viên trong Khối; báo cáo, thống nhất kết quả với Thành viên Hội đồng TĐKT Bộ được phân công theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Khối.
Bước 3: Tổ chức cuộc họp tổng kết, bình xét thi đua, lấy phiếu bình chọn của các thành viên trong Khối.
Bước 4. Căn cứ kết quả bình xét thi đua, Khối trưởng thực hiện các thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền xét khen thưởng.
2. Nguyên tắc bình xét thi đua
a) Căn cứ kết quả bình xét, đánh giá và các điều kiện, tiêu chuẩn, mỗi Khối đề nghị Bộ trưởng xét, tặng: Cờ thi đua cho 01 đơn vị dẫn đầu Khối, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT cho 01 đơn vị thứ nhì Khối.
b) Đơn vị đạt số điểm cao nhất là đơn vị dẫn đầu Khối thi đua;
c) Đơn vị được đề nghị khen thưởng mức nào phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn và trình tự thủ tục khen thưởng của mức đó, đồng thời tổng số điểm đánh giá phải đạt từ 85% điểm tối đa trở lên.
d) Không đề nghị khen thưởng đơn vị thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không tham gia và ký kết giao ước thi đua hàng năm của Khối.
- Không gửi kết quả đánh giá, chấm điểm thi đua cho Khối Trưởng.
- Cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
- Có các vụ tiêu cực, tham nhũng, có sai phạm phải xử lý kỷ luật trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có dấu hiệu sai phạm đang trong quá trình các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
đ) Các Khối hoạt động không tuân thủ theo các quy định tại Quy chế này sẽ không được công nhận kết quả bình xét thi đua.
3. Bình xét Cờ thi đua của Chính phủ
Hội đồng TĐKT Bộ xét chọn tối đa 20% trong số những đơn vị đạt Cờ thi đua của Bộ GTVT và đạt các điều kiện, tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của Chính phủ để đề nghị cấp có thẩm quyền xét, tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
4. Hồ sơ khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, bao gồm
a) Hồ sơ, thủ tục gồm (01 bộ bản chính)
- Tờ trình đề nghị của Khối trưởng Khối thi đua;
- Biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu của Khối thi đua;
- Bảng tổng hợp đánh giá, chấm điểm của Khối thi đua;
- Báo cáo thành tích của đơn vị được bình xét có xác nhận của cấp trình;
- Các văn bản minh chứng liên quan kèm theo (nếu có).
Gửi hồ sơ trình khen thưởng (01 bộ bản chính) về Bộ GTVT qua Vụ Tổ chức cán bộ, Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ; đồng thời gửi tệp tin điện tử định dạng “file word” và “file pdf’ qua email [email protected] (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước).
b) Thời gian trình khen thưởng: Thực hiện theo hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của Bộ GTVT.
1. Giao Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ:
a) Tham mưu phân công các thành viên Hội đồng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các Khối thi đua.
b) Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Hội đồng TĐKT Bộ về kết quả chấm điểm và các hoạt động của các Khối thi đua.
c) Tham mưu thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo hoạt động của các Khối thi đua.
d) Tham mưu việc lựa chọn đơn vị Khối trưởng, Khối phó năm 2024.
2. Các thành viên Hội đồng TĐKT Bộ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động, tích cực tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các Khối thi đua.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ: Căn cứ Quy chế này và các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng để thành lập các Cụm thi đua và ban hành Quy chế hoạt động của Cụm thi đua để tổ chức triển khai các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
Xây dựng và ban hành các tiêu chí thi đua, thang bảng chấm điểm cho các Cụm thi đua trực thuộc. Tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo hoạt động của các Cụm thi đua.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh về Khối trưởng và Khối trưởng có trách nhiệm tổng hợp gửi về Thường trực Hội đồng TĐKT Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết./.
DANH SÁCH KHỐI THI ĐUA
(Kèm theo Quyết định số 1032/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 08 năm 2024 của Bộ Giao thông vận tải)
Khối thi đua | Tên các thành viên trong Khối | Ghi chú | ||
Khối 1 | (1) Vụ Tổ chức cán bộ; (2) Vụ Hợp tác quốc tế; (3) Vụ Quản lý doanh nghiệp; (4) Thanh tra Bộ; (5) Vụ Vận tải; (6) Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia. | Các Cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng | ||
Khối 2 | (1) Văn phòng Bộ; (2) Vụ Kế hoạch Đầu tư; (3) Vụ Tài chính; (4) Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; (5) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông; (6) Vụ Pháp chế. | |||
Khối 3 | (1) Cục Đường bộ Việt Nam; (2) Cục Hàng không Việt Nam; (3) Cục Hàng hải Việt Nam; (4) Cục Đăng kiểm Việt Nam; (5) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; | Không bao gồm các đơn vị trong Khối 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 | ||
Khối 4 | (1) Cục Quản lý đầu tư xây dựng; (2) Cục Đường cao tốc Việt Nam; (3) Cục Đường sắt Việt Nam; (4) Cục Y tế Giao thông vận tải. | |||
Khối 5 | (1) Ban Quản lý dự án 85; (2) Ban Quản lý dự án 7; (3) Ban Quản lý dự án Hàng hải; (4) Ban Quản lý các dự án đường thủy; (5) Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận. | Các Ban Quản lý dự án | ||
Khối 6 | (1) Ban Quản lý dự án Đường sắt; (2) Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh; (3) Ban Quản lý dự án Thăng Long; (4) Ban Quản lý dự án 2; (5) Ban Quản lý dự án 6. | |||
Khối 7 | (1) Viện Chiến lược và Phát triển GTVT; (2) Viện Khoa học và Công nghệ GTVT; (3) Báo Giao thông; (4) Tạp chí Giao thông vận tải; (5) Trung tâm Công nghệ thông tin; | Các Viện, cơ quan truyền thông | ||
Khối 8 | (1) Trường Đại học Hàng hải Việt Nam; (2) Trường Đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh; (3) Trường Đại học Công nghệ GTVT; (4) Học viện Hàng không Việt Nam; (5) Trường Cán bộ quản lý GTVT; | Các Trường | ||
Khối 9 | (1) Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I; (2) Trường Cao đẳng GTVT Trung ương II; (3) Trường Cao đẳng GTVT Trung ương III; (4) Trường Cao đẳng GTVT Trung ương IV; (5) Trường Cao đẳng GTVT Trung ương V; (6) Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI; | |||
Khối 10 | (1) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; (2) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam; (3) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc; (4) Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy; (5) Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản GTVT; (6) Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam; | Không bao gồm các đơn vị trong Khối 19, 20, 21, 22. | ||
Khối 11 | (1) Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ; (2) Khu Quản lý đường bộ I; (3) Khu Quản lý đường bộ II; (4) Khu Quản lý đường bộ III; (5) Khu Quản lý đường bộ IV; (6) Ban Quản lý dự án 3; (7) Ban Quản lý dự án 4; (8) Ban Quản lý dự án 5; (9) Ban Quản lý dự án 8; (10) Trường cao đẳng GTVT đường bộ; (11) Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. | Các đơn vị trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam | ||
Khối 12 | (1) Trung tâm Chuyển đổi số, dữ liệu PTQG và tập huấn nghiệp vụ; (2) Trung tâm chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn; (3) Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới; (4) Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. | Các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam | ||
Khối 13 | (1) Chi cục Đăng kiểm số 1; (2) Chi cục Đăng kiểm số 2; (3) Chi cục Đăng kiểm Số 3; (4) Chi cục Đăng kiểm số 4; (5) Chi cục Đăng kiểm số 5; (6) Chi cục Đăng kiểm số 6; (7) Chi cục Đăng kiểm số 8; (8) Chi cục Đăng kiểm số 9; (9) Chi cục Đăng kiểm số 10; (10) Chi cục Đăng kiểm số 11; (11) Chi cục Đăng kiểm số 12; (12) Chi cục Đăng kiểm số 15; (13) Chi cục Đăng kiểm số 16; (14) Chi cục Đăng kiểm số 17; (15) Chi cục Đăng kiểm số 18; (16) Chi cục Đăng kiểm Hải Hưng; (17) Chi cục Đăng kiểm An Giang; (18) Chi cục Đăng kiểm Kiên Giang; (19) Chi cục Đăng kiểm Long An; (20) Chi cục Đăng kiểm Vĩnh Long. | |||
Khối 14 | (1) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 15-01V; (2) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 19-01V; (3) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-01V; (4) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-02V; (5) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03V; (6) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-04V; (7) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-05V; (8) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-06V; (9) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-03V; (10) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-04V; (11) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-05V; (12) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-06V; (13) Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-07V. | |||
Khối 15 | (1) Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh; (2) Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng; (3) Cảng vụ Hàng hải Thái Bình; (4) Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa; (5) Cảng vụ Hàng hải Nghệ An; (6) Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh; (7) Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình; (8) Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị; (9) Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế; (10) Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng; (11) Cảng vụ Hàng hải Quảng Nam; (12) Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi; (13) Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn; (14) Cảng vụ Hàng hải Nha Trang; (15) Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận; (16) Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh; (17) Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai; (18) Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu; (19) Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ; (20) Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp; (21) Cảng vụ Hàng hải An Giang; (22) Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang. | Các đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam | ||
Khối 16 | (1) Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng; (2) Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; (3) Trường Cao đẳng Hàng hải I; (4) Trường Cao đẳng Hàng hải II; (5) Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải; (6) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam. | |||
Khối 17 | (1) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I; (2) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực II; (3) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III; (4) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I; (5) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II; (6) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III; (7) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV; (8) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V; (9) Trường Cao đẳng GTVT đường thủy I; (10) Trường Cao đẳng GTVT đường thủy II. | Các đơn vị trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam | ||
Khối 18 | (1) Cảng vụ Hàng không miền Bắc; (2) Cảng vụ Hàng không miền Trung; (3) Cảng vụ Hàng không miền Nam; (4) Trung tâm Y tế hàng không. | Các đơn vị trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam | ||
Khối 19 | (1) Công ty Quản lý bay miền Bắc; (2) Công ty Quản lý bay miền Trung; (3) Công ty Quản lý bay miền Nam; (4) Trung tâm Quản lý luồng không lưu; (5) Trung tâm Thông báo tin tức hàng không; (6) Trung tâm Khí tượng hàng không; (7) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không; (8) Trung tâm Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ quản lý bay; (9) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Quản lý bay; (10) Công ty TNHH MTV Kỹ thuật quản lý bay. | Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam | ||
Khối 20 | (1) Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ; (2) Bảo đảm an toàn hàng hải Bắc Trung Bộ; (3) Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Trung Bộ; (4) Xí nghiệp Khảo sát Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc; (5) Ban Quản lý dự án Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc; (6) Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực II; (7) Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực III; (8) Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực IV; (9) Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải khu vực VI. | Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc | ||
Khối 21 | (1) Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ; (2) Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ; (3) Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Tây Nam Bộ; (4) Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và Hải đảo; (5) Xí nghiệp Khảo sát hàng hải miền Nam; (6) Ban quản lý dự án Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam; (7) Chi nhánh Tổng công ty tại Thành phố Hà Nội (8) Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải miền Nam; (9) Công ty Cổ phần Thiết bị báo hiệu hàng hải miền Nam; (10) Công ty Cổ phần Cơ khí hàng hải miền Nam; (11) Công ty Cổ phần Trục vớt cứu hộ Việt Nam. | Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam | ||
Khối 22 | (1) Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng (trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng); (2) Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng (trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng); (3) Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long; (4) Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long; (5) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Cam Ranh; (6) Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; (7) Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn; (8) Công ty Cổ phần Đóng tàu Sông Cấm. |
| ||
Khối 23 | Gồm Sở GTVT 05 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. |
| ||
Khối 24 | Gồm 07 Sở GTVT các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. |
| ||
Khối 25 | Gồm 09 Sở GTVT các tỉnh Đồng bằng sông Hồng: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. |
| ||
Khối 26 | Gồm 07 Sở GTVT các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Hòa Bình, Bắc Cạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. |
| ||
Khối 27 | Gồm 06 Sở GTVT các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. |
| ||
Khối 28 | Gồm 10 Sở GTVT các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. |
| ||
Khối 29 | Gồm 07 Sở GTVT các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. |
| ||
Khối 30 | Gồm 12 Sở GTVT các tỉnh miền Tây Nam Bộ: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau. |
|
BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
(Kèm theo Quyết định số 1032/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 08 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
| Nội dung | Điểm tối đa |
| Tổng số | 100 |
1. | Công tác chỉ đạo điều hành | 25 |
1.1 | Công tác phổ biến, hướng dẫn bảo đảm đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng | 3 |
1.2 | Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa hoặc hướng dẫn chi tiết kịp thời, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. | 3 |
1.3 | Hoạt động của Hội đồng TĐKT (thành lập Hội đồng, ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng, Hội đồng hoạt động tích cực hiệu quả; có hướng dẫn việc thành lập và tổ chức hoạt động của Hội đồng TĐKT các cấp trực thuộc) | 5 |
1.4 | Hoạt động của Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học (thành lập Hội đồng, ban hành quy chế hoạt động; Hội đồng hoạt động tích cực hiệu quả; có hướng dẫn việc thành lập và tổ chức hoạt động đối với cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý) | 5 |
1.5 | Tổ chức kiểm tra, giám sát về công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý | 2 |
1.6 | Giải quyết kịp thời, đúng quy định đối với 100% đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng và gửi kết quả về Bộ GTVT. | 2 |
1.7 | Có tổ chức hoặc tham gia các khóa bồi dưỡng/tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng | 2 |
1.8 | Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo về công tác thi đua khen thưởng | 3 |
2. | Tổ chức/triển khai phong trào thi đua (PTTĐ) | 20 |
2.1 | Đối với các PTTĐ của Chính phủ, của Bộ GTVT và các bộ, ngành địa phương liên quan: Ban hành kế hoạch triển khai/hưởng ứng; tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác khen thưởng. | 10 |
2.2 | Đối với các PTTĐ của đơn vị: Phát động, triển khai các phong trào thi đua thường xuyên, theo đợt, chuyên đề (có kế hoạch, chủ đề, nội dung, tiêu chí thi đua cụ thể, tổ chức phát động, ký giao ước thi đua); tổ chức sơ kết, tổng kết PTTĐ và thực hiện công tác khen thưởng | 10 |
3 | Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến | 15 |
| Công tác chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến: Có chương trình, nội dung và việc làm cụ thể trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng điển hình tiên tiến. | 5 |
| Có điển hình tiên tiến hoặc mô hình mới, tiêu biểu được biểu dương/khen thưởng trong năm. | 5 |
| Công tác tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng điển hình tiên tiến, có nhiều hình thức đổi mới, phong phú trong việc tuyên truyền, tổng kết, nhân rộng điển. | 5 |
4 | Về công tác khen thưởng | 25 |
4.1 | Công tác rà soát/thẩm định hồ sơ khen thưởng: đảm bảo đúng quy định về thẩm quyền điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục. (Tính theo tỷ lệ hồ sơ có sai sót như sau: Không có hồ sơ sai sót: Đạt 100% điểm tối đa; Có dưới 5% hồ sơ còn có sai sót: Đạt 50% điểm tối đa; Có từ 5% trở lên hồ sơ còn có sai sót: Đạt 0 điểm) | 10 |
4.2 | Đối với các hồ sơ trình khen thưởng từ cấp Bộ trở lên | 7 |
- | Đảm bảo đúng quy định về thời hạn (thời gian) trình | 2 |
- | Đảm bảo đúng quy định về thẩm quyền, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khen thưởng | 5 |
4.3 | Có tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp (công nhân, nhân viên, chuyên viên,...) tăng so với năm trước. | 5 |
4.4 | Trong năm cơ quan, đơn vị có ít nhất 01 trường hợp được khen thưởng cấp nhà nước. | 3 |
5 | Về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng | 5 |
5.1 | Có tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng (đối với đơn vị có tư cách pháp nhân), có bố trí nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng | 2 |
5.2 | Đảm bảo bố trí số lượng nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và Khối lượng công việc của cơ quan, đơn vị. | 3 |
6 | Tham gia các hoạt động Khối | 10 |
6.1 | Tham gia đầy đủ, đúng thành phần tất cả các hoạt động Khối | 5 |
6.2 | Tích cực nghiên cứu, đóng góp ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ đối với việc xây dựng các báo cáo, chương trình, kế hoạch, các văn bản và các hoạt động chung của Khối | 5 |
File gốc của Quyết định 1032/QĐ-BGTVT năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động Khối thi đua của Bộ Giao thông Vận tải đang được cập nhật.
Quyết định 1032/QĐ-BGTVT năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động Khối thi đua của Bộ Giao thông Vận tải
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 1032/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Thắng |
Ngày ban hành | 2024-08-19 |
Ngày hiệu lực | 2024-08-19 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |