ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/KH-UBND | Nghệ An, ngày 22 tháng 02 năm 2024 |
Thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính Vùng Bắc Trung Bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định 107/2022/NĐ-CP); Quyết định số 641/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; Quyết định số 5037/QĐ-UBND-TC ngày 27/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch sử dụng kinh phí (Kế hoạch tài chính tổng thể) - đợt 1 từ nguồn thu Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ; Công văn số 156/LN-QBVPTR ngày 01/02/2024 của Cục Lâm nghiệp về một số vướng mắc khi thực hiện ERPA. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:
1. Mục đích
- Nhằm cụ thể hóa Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (gọi tắt là ERPA) quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; đáp ứng điều kiện hiệu lực của ERPA.
- Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện các hoạt động chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; đặc biệt là việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải, hỗ trợ phát triển sinh kế, quản lý điều hành theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiền chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng được chia sẻ giữa các bên liên quan tham gia Chương trình giảm phát thải theo cơ chế, nguyên tắc rõ ràng, hiệu quả và minh bạch.
2. Yêu cầu
- Thực hiện chi trả nguồn tiền từ ERPA đúng đối tượng, đúng nội dung, tuân theo nguyên tắc quản lý tài chính, định mức chi và thuế theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP và các văn bản liên quan khác; bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Quá trình thực hiện ERPA phải bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ trong việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể, có hiệu quả nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng hưởng lợi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP, cụ thể:
- Chủ rừng theo quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp được giao quản lý rừng tự nhiên.
- Ủy ban nhân dân xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật.
- Cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân xã có thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức.
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An.
- Các đối tượng khác có hoạt động liên quan đến hoạt động giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Thời gian thực hiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.
III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
Căn cứ tình hình thực tế tại tỉnh, việc triển khai thực hiện tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ sau:
1. Nhóm các hoạt động truyền thông, tuyên truyền
- Tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến ERPA các cấp.
- Truyền thông về ERPA.
2. Nhóm các hoạt động rà soát, thống kê xác định diện tích rừng tự nhiên hiện có của từng chủ rừng và thu thập thông tin về chủ rừng
- Rà soát, thống kê xác định diện tích rừng tự nhiên hiện có của từng chủ rừng để làm cơ sở cho việc lập Kế hoạch tài chính hàng năm (trong đó làm rõ số diện tích rừng chưa được ngân sách hỗ trợ hoặc hỗ trợ chưa đủ).
- Thu thập thông tin, thiết lập hồ sơ chi trả của các chủ rừng làm cơ sở cho việc chi trả không dùng tiền mặt.
3. Nhóm các hoạt động tiếp nhận nguồn thu và lập kế hoạch chi trả
- Tổ chức tiếp nhận nguồn thu từ ERPA.
- Xác định kết quả giảm phát thải.
- Lập kế hoạch tài chính ERPA hàng năm; thông báo kế hoạch tài chính ERPA hàng năm cho các đối tưởng hưởng lợi.
- Lập kế hoạch tài chính ERPA hàng năm của các chủ rừng tổ chức, UBND cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện điều phối nguồn thu từ ERPA.
4. Nhóm các hoạt động lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện các hướng dẫn cơ chế chính sách về giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp.
- Rà soát, theo dõi đánh giá biến động trừ lượng các-bon rừng.
- Kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.
5. Nhóm các hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải khí nhà kính
- Bảo vệ rừng tự nhiên hiện có.
- Thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định hiện hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
6. Nhóm các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; quản lý lập địa và phát triển kinh tế rừng trồng; mua sắm thiết bị chế biến nông lâm sản.
- Tham quan học tập xây dựng các mô hình trình diễn về phát triển sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng.
- Hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa và các công trình khác được cộng đồng tham gia quản lý rừng thống nhất đề xuất.
- Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các hương ước, quy chế, cam kết thực thi pháp luật.
7. Nhóm các hoạt động quản lý, điều phối; kiểm tra, giám sát; đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm phát thải; Hoạt động giải quyết các thắc mắc, khiếu nại và phản hồi
1. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính tổng thể
Thực hiện theo Điều 3 Quyết định số 5037/QĐ-BNN-TC ngày 27/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng thể từ nguồn thu ERPA (đợt 1) của tỉnh.
2. Phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA
Căn cứ quyết định công bố diễn biến rừng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA.
Căn cứ Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA, chủ rừng là tổ chức rà soát đối tượng đảm bảo diện tích rừng tự nhiên khoán bảo vệ rừng từ nguồn ERPA không trùng với diện tích khoán bảo vệ rừng có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước và đảm bảo nguyên tắc “hợp lý, không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước” và thực hiện việc ký hợp đồng nguyên tắc giao khoán quản lý bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư.
3. Rà soát, thống kê diện tích rừng tự nhiên thực tế của từng chủ rừng; thu thập thông tin chủ rừng
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xây dựng biểu mẫu thu thập thông tin chủ rừng (Số căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng, địa chỉ...) để thực hiện việc chi trả từ nguồn ERPA qua tài khoản ngân hàng, dịch vụ bưu chính công ích hoặc theo các phương thức không dùng tiền mặt, theo quy định của pháp luật.
- Đối với chú rừng là tổ chức: Giao chủ rừng chủ trì, phối hợp Hạt Kiểm lâm cấp huyện thực hiện rà soát, thống kê diện tích rừng tự nhiên thực tế của mình; cung cấp thông tin gửi về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Đối với Ủy ban nhân dân xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng: Giao Ủy ban nhân dân xã chủ trì, phối hợp Hạt Kiểm lâm cấp huyện thực hiện rà soát, thống kê diện tích rừng tự nhiên thực tế do xã quản lý; cung cấp thông tin gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Đối với chủ rừng là Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, giao rừng và tổ chức khác được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng: Giao Hạt Kiểm lâm cấp huyện chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, thống kê diện tích rừng tự nhiên thực tế của từng chủ rừng; thu thập thông tin gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
4. Ban hành Kế hoạch tài chính hàng năm
4.1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xây dựng Kế hoạch tài chính hàng năm xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, tổng hợp trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4.2. Chủ rừng là tổ chức
- Mức khoán bảo vệ rừng: Tùy theo nguồn thu từ ERPA của từng chủ rừng mức khoán tối thiểu bằng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tối đa không lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng.
- Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.
4.3. Ủy ban nhân dân xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng
Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.
4.4. Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP
Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.
- Giao Ban điều hành Quỹ căn cứ tình hình thực tế, tham mưu Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng và thời gian thanh toán.
- Hình thức chi trả: Thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng, chuyển tiền qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật.
6. Chế độ báo cáo, quyết toán, kiểm toán và kiểm tra, giám sát, công khai tài chính
Thực hiện theo quy định tại các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.
1. Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
- Thực hiện theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Quyết định số 3847/QĐ-UBND ngày 30/9/2019.
- Có ý kiến thẩm định Kế hoạch tài chính tổng thể và Kế hoạch tài chính hàng năm của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng làm cơ sở trình thẩm định và phê duyệt.
- Chỉ đạo Ban điều hành Quỹ triển khai, thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra tại quyết định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA.
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch tài chính tổng thể và Kế hoạch tài chính hàng năm.
- Thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm cho chủ rừng là tổ chức trực thuộc ngành và chủ rừng là tổ chức kinh tế không do Nhà nước thành lập.
- Đôn đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hướng dẫn cho các chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định.
- Căn cứ quyết định công bố diễn biến rừng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tham mưu trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA.
- Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm cấp huyện theo chức năng thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch này.
4. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
- Lập Kế hoạch tài chính tổng thể, Kế hoạch tài chính hàng năm.
- Căn cứ quyết định công bố diễn biến rừng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp Chi cục Kiểm lâm tham mưu trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA.
- Hướng dẫn cho các chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai thực hiện.
- Thực hiện việc giải ngân, thanh toán.
- Thực hiện chế độ báo cáo và quyết toán theo đúng quy định.
Theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP và kế hoạch này.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đầy đủ và kịp thời các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
- Thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm cho Ủy ban nhân dân xã và tổ chức khác được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.
- Thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm (cho số tiền hỗ trợ từ chủ rừng là tổ chức) cho Ủy ban nhân dân xã.
- Theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt Kế hoạch này và các quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung; các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2024 triển khai Thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang được cập nhật.
Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2024 triển khai Thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Số hiệu | 124/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Văn Đệ |
Ngày ban hành | 2024-02-22 |
Ngày hiệu lực | 2024-02-22 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng |