\r\n HỘI\r\n ĐỒNG NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 12/2022/NQ-HĐND \r\n | \r\n \r\n Hà\r\n Giang, ngày 23 tháng 9 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
NGHỊ QUYẾT
\r\n\r\nQUY ĐỊNH\r\nCƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI\r\nĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
\r\n\r\nHỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
\r\nKHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ CHÍN (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa\r\nphương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22\r\ntháng 11 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Ngân sách nhà nước\r\nngày 25 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Đầu tư công ngày 13\r\ntháng 6 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày\r\n19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia;
\r\n\r\nXét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 13\r\ntháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng\r\nnhân dân tỉnh Quy định cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục\r\ntiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra\r\nsố 33 ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân\r\ntỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
\r\n\r\nQUYẾT NGHỊ:
\r\n\r\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng\r\náp dụng
\r\n\r\n1. Phạm vi điều chỉnh:
\r\n\r\nNghị quyết này quy định cơ chế huy động\r\ncác nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên\r\nđịa bàn tỉnh Hà Giang, bao gồm:
\r\n\r\na) Huy động nguồn vốn tín dụng.
\r\n\r\nb) Huy động, thu hút nguồn vốn từ các\r\ndoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt\r\nđộng khác theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nc) Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của\r\nngười dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp,\r\ntổ chức.
\r\n\r\n2. Đối tượng áp dụng:
\r\n\r\nCác cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân\r\ntham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức huy động các nguồn lực thực hiện\r\ncác Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà\r\nGiang.
\r\n\r\nĐiều 2. Cơ chế huy động nguồn vốn tín\r\ndụng
\r\n\r\n1. Ngân sách địa phương bố trí nguồn vốn\r\nủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang, Phòng Giao dịch\r\nngân hàng chính sách xã hội cấp huyện (sau đây gọi tắt là ngân hàng chính\r\nsách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện) để cho vay vốn các đối tượng chính sách\r\nthực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh và chi trả phí\r\nquản lý nguồn vốn ủy thác tương ứng sau khi đã bù trừ với tiền lãi từ vốn cho\r\nvay thu được trong năm (nếu có); mức phí quản lý nguồn vốn ủy thác thực\r\nhiện theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng chính sách xã hội (Trung ương)\r\ntrong từng thời kỳ.
\r\n\r\n2. Quy mô vốn ngân sách địa phương bố\r\ntrí để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tối đa không quá 71 tỷ đồng/năm,\r\nbao gồm:
\r\n\r\n- Ngân sách cấp tỉnh bố trí tối đa không\r\nquá 60 tỷ đồng/năm, trong đó:
\r\n\r\n+ Tối đa không quá 10 tỷ đồng/năm để cho\r\nvay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Thông tư số 11/2017/TT-BTC\r\nngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân\r\nsách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với\r\nngười nghèo và các đối tượng chính sách khác.
\r\n\r\n+ Tối đa không quá 50 tỷ đồng/năm để cho\r\nvay theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Hà Giang\r\nvề chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững\r\ncây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\n- Ngân sách cấp huyện bố trí tối đa không\r\nquá 11 tỷ đồng/năm (01 tỷ đồng/huyện, thành phố) để cho vay đối với\r\nngười nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Thông tư số 11/2017/TT-BTC\r\nngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân\r\nsách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với\r\nngười nghèo và các đối tượng chính sách khác.
\r\n\r\n3. Các nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách\r\nxã hội Trung ương bổ sung và ủy thác cho địa phương hàng năm để Chi nhánh Ngân\r\nhàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang, Phòng Giao dịch ngân hàng chính sách xã\r\nhội cấp huyện, triển khai cho vay các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các\r\nđối tượng chính sách khác theo các chương trình tín dụng chính sách cụ thể theo\r\nquy định của Ngân hàng Chính sách xã hội trung ương.
\r\n\r\nĐiều 3. Cơ chế huy động nguồn vốn hợp\r\npháp khác
\r\n\r\n1. Huy động nguồn vốn hợp pháp khác:
\r\n\r\na. Huy động, thu hút nguồn vốn từ các\r\ndoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt\r\nđộng khác.
\r\n\r\n- Thông qua chính sách thu hút đầu\r\ntư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân căn cứ vào khả năng, nhu cầu của mình để\r\nnghiên cứu, góp vốn tham gia đầu tư thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt\r\nđộng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và các văn bản quy phạm pháp\r\nluật liên quan.
\r\n\r\n- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về\r\nthủ tục đầu tư, kinh doanh để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện\r\ncác dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nb. Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của\r\nngười dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp,\r\ntổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo sự tham gia đóng góp\r\nphải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình\r\ntheo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức,\r\ncá nhân:
\r\n\r\n+ Đóng góp bằng tiền được nộp vào ngân\r\nsách nhà nước các cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản\r\nquy phạm pháp luật;
\r\n\r\n+ Đóng góp bằng hiện vật được thực hiện\r\ntheo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công, các quy định của pháp luật\r\ncó liên quan.
\r\n\r\n- Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện\r\nvật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.
\r\n\r\nc. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức\r\n(ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO): Các chủ chương trình, các cấp, các\r\nngành, các địa phương chủ động tiếp cận, tích cực vận động nguồn vốn ODA (ưu\r\ntiên nguồn vốn ODA không hoàn lại) để thực hiện có hiệu quả các chương trình\r\ntheo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên để lồng ghép hoàn thành\r\ncác mục tiêu, chỉ tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia.
\r\n\r\n2. Quản lý, sử dụng nguồn vốn hợp\r\npháp khác:
\r\n\r\na) Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ\r\nchức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo thỏa thuận\r\ngiữa các bên, quy định của pháp luật về đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật\r\nliên quan.
\r\n\r\nb) Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật)\r\ncủa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được phân bổ, quản lý và sử dụng theo\r\nquy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, quy định của Luật Ngân sách\r\nnhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật\r\ncó liên quan.
\r\n\r\nc) Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện\r\nvật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng trên cơ\r\nsở thỏa thuận giữa các thành viên, công khai, minh bạch, đảm bảo tinh thần đoàn\r\nkết, thống nhất, sử dụng đúng mục đích đã đề ra.
\r\n\r\nd) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức\r\n(ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO): Quản lý và sử dụng theo quy định quy\r\nđịnh của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, hiệp định ký kết hoặc thỏa\r\nthuận giữa các bên có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
\r\n\r\nĐiều 4. Tổ chức thực hiện
\r\n\r\n1. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng\r\ndẫn và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
\r\n\r\n2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân,\r\ncác Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại\r\nbiểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
\r\n\r\nNghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân\r\ntỉnh Hà Giang Khóa XVIII, Kỳ họp thứ Chín (chuyên đề) thông qua ngày 23\r\ntháng 9 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 10 năm 2022./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n CHỦ\r\n TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang được cập nhật.
Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND quy định cơ chế huy động các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Giang |
Số hiệu | 12/2022/NQ-HĐND |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Người ký | Thào Hồng Sơn |
Ngày ban hành | 2022-09-23 |
Ngày hiệu lực | 2022-10-05 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |