ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 17 tháng 7 năm 2023 |
Thực hiện Công văn số 3098/BGDĐT-KHTC ngày 26/6/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2024 - 2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch như sau:
A. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (KTXH) NĂM 2024 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2023
1. Đánh giá chung tình hình phát triển KTXH của tỉnh
Năm 2022 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh Lạng Sơn bước vào triển khai nhiệm vụ năm 2022 trong điều kiện có một số thuận lợi cơ bản, tiếp nối kết quả thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2020, 2021.
Bước vào năm 2022, với quyết tâm chính trị cao, UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết liệt, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đề ra các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, kịp thời, phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh, với phương châm, chủ đề điều hành “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”. Ban hành đầy đủ các chương trình, kế hoạch, phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ. Triển khai hiệu quả chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, đồng thời phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn, ổn định đời sống Nhân dân.
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi đà tăng trưởng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,22% (mục tiêu từ 7 - 7,5%), trong đó: nông lâm nghiệp tăng 5,01%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,03%, dịch vụ tăng 6,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,53%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,1%, công nghiệp - xây dựng 24,4%, dịch vụ 49,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,52%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 51,72 triệu đồng, tương đương 2.155,1 USD.
Hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero COVID", liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ, ước đạt 3.100 triệu USD, đạt 56,36% kế hoạch, giảm 27,4%, trong đó xuất khẩu 940 triệu USD, đạt 43,93% kế hoạch, giảm 31,39%; nhập khẩu 2.160 triệu USD, đạt 64,29% kế hoạch, giảm 25,52%. Xuất khẩu hàng hóa địa phương ước đạt 142 triệu USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 7,09%. Sản lượng 9/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT năm 2022, ước thực hiện kế hoạch năm 2023
2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
- Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2022 - 2023
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kế hoạch 2022 - 2023 | Thực hiện 2022 - 2023 | Kết quả |
1 | Tổng số HS |
|
|
|
|
- | Nhà trẻ | Trẻ | 10.373 | 12.009 | đạt |
- | Mẫu giáo | HS | 42.414 | 42.820 | đạt |
- | Tiểu học | HS | 75.614 | 75.576 | Chưa đạt |
- | THCS | HS | 50.585 | 50.588 | đạt |
- | THPT | HS | 22.483 | 22.285 | Chưa đạt |
2 | Tỷ lệ huy động |
|
|
|
|
- | Trẻ dưới 3 tuổi | % | 39,32 | 45,5 | đạt |
- | Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi | % | 98,12 | 99,91 | đạt |
- | Tiểu học (đúng độ tuổi) | % | 99,75 | 99,85 | đạt |
- | THCS (đúng độ tuổi) | % | 93,50 | 94,60 | đạt |
3 | Phổ cập giáo dục |
|
|
|
|
- | Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi | xã | 200 | 200 | đạt |
+ | Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi | % | 100 | 100 | đạt |
- | Duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS | xã | 200 | 200 | đạt |
+ | Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS | % | 100 | 100 | đạt |
4 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo | % | 56,5 | 56,5 | đạt |
5 | Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch) | Trường | 275 | 275 | đạt |
Các chỉ tiêu chưa đạt: duy trì sĩ số học sinh cấp Tiểu học, THPT giảm. Nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt: đối với giáo dục phổ thông do HS bỏ học, một số HS THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; ngoài ra, việc dự báo số HS tuyển mới vào đầu cấp, số chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2022 - 2023 (theo Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023)
2.2.1. Đối với các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023
a) Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về GDĐT: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị lĩnh vực GDĐT. Khối Xã hội hóa Tiền (triệu) Hiến Đất (m2) Ngày công Gạo (kg) Phòng GDĐT 7.152.010 6.399 107.326 38.121 Trường THPT 1.576.767 0 184 1.275 Trường THCS-THPT 162.000 950 191 100 Trung tâm GDTX,GDNN-GDTX 30.595 0 15 105 Tổng cộng 8.921.372 7.349 107.716 39.601 đ) Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên - Giáo dục mầm non: Tập trung triển khai, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) theo Thông tư số 51/2020/TT- BGDĐThttp://csdl.moet.gov.vn, tích cực chỉ đạo và đôn đốc các đơn vị cập nhật thông tin vào hệ thống theo thời gian quy định của Bộ GDĐT để các cấp quản lý khai thác số liệu phục vụ cho công tác quản lý và công tác chuyên môn; tổ chức phần mềm tuyển sinh trực tuyến đến các cấp học, kết nối CSDLN với cơ sở dữ liệu tuyển sinh; phối hợp với VNPT Lạng Sơn, Viettel Lạng Sơn triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến đáp ứng quy định kỹ thuật về dữ liệu của Bộ.II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2024 THUỘC LĨNH VỰC GDĐT 1. Căn cứ, định hướng và yêu cầu xây dựng kế hoạch - Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2021-2025 đối với lĩnh vực GDĐT; Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025. - Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH và các điều kiện thực tế của tỉnh, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GDĐT và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. - Căn cứ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT của tỉnh năm 2023 để triển khai xây dựng kế hoạch năm 2024 đảm bảo tính bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về GDĐT. 2. Định hướng kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH năm 2024 thuộc lĩnh vực giáo dục Năm 2024, là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng và là năm thứ ba triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2021 - 2025) và Chiến lược phát triển phát triển KTXH 10 năm 2021-2030. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Nghị quyết XIII của Đảng, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025, Ngành giáo dục tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng và tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; trọng tâm là hiện đại hóa, đa dạng hóa phương thức GDĐT theo hướng mở hướng tới phát triển toàn diện người học theo hướng phát huy phẩm chất đạo đức, năng lực, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế, có kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, thu hút và trọng dụng nhân tài; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho phát triển KTXH; triển khai đồng bộ và hiệu quả quy hoạch mạng lưới CSGD đại học và sư phạm đồng thời với thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; tăng cường CSVC bảo đảm chất lượng các hoạt động GDĐT; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục. 3. Yêu cầu đối với xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024 thuộc lĩnh vực GDĐT - Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển GDĐT được đưa ra tại các nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh về phát triển KTXH hội 5 năm 2021 - 2025 và năm 2024, các nghị quyết của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong điều hành và thực hiện kế hoạch hằng năm; - Bám sát các định hướng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng GDĐT được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ban Chấp hành Trung ương đối với lĩnh vực GDĐT; - Các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển GDĐT phải đảm bảo tính khả thi, gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; - Thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GDĐT tại Kế hoạch của tỉnh được phê duyệt vào quá trình xây dựng báo cáo kế hoạch phát triển GDĐT của tỉnh năm 2024. 4. Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024 thuộc lĩnh vực giáo dục 4.1. Mục tiêu 4.1.1. Mục tiêu chung Năm 2024, ngành giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai chương trình GDPT mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS; đổi mới công tác quản lý, tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập; tăng cường an ninh, an toàn trong trường, lớp học; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, trang bị kỹ năng sống cho HS; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương. Tiếp tục sắp xếp, xử lý hiệu quả vấn đề thừa, thiếu GV cục bộ. Thực hiện tốt các chính sách phát triển GDĐT cho vùng khó khăn, đồng bào DTTS và đối tượng chính sách; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực phát triển giáo dục; tập trung xây dựng và phát triển đổi ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục. 4.1.2. Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển GDĐT năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025 4.1.2. Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển GDĐT năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025 - Năm 2023, 2024 tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dụcB. VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2024, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH-NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2024-2026 LĨNH VỰC GDĐT 1. Đánh giá thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp 1.1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp năm 2023 - Đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu NSNN năm 2023: HĐND ban hành Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022. Thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội, do đó việc phân bổ ngân sách cho giáo dục giai đoạn 2021-2025 cơ bản ổn định. - Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GDĐT và Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 của Chính phủ về học phí đối với CSGD và đào tạo công lập năm học 2022-2023: thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 quy định mức thu học phí đối với CSGD MN, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với mức thu học phí các cấp học bằng mức sàn của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Thực hiện Nghị quyết số 165/NQ-CP, Công văn số 694/BGDĐT-KHTC ngày 23/2/2023 của Bộ GDĐT về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 165/NQ-CP, hiện nay UBND tỉnh đang trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định hỗ trợ kinh phí cho các CSGD mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm GDNN - GDTX công lập thuộc tỉnh Lạng Sơn năm học 2022-2023 theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP. 1.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu phí lệ phí, thu sự nghiệp 03 năm 2021-2023 Trên cơ sở quyết toán năm 2021, thực hiện năm 2022 và ước thực hiện cả năm 2023, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu phí lệ phí, thu sự nghiệp 03 năm 2021-2023 so với mục tiêu, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, HĐND. Làm rõ kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân (khách quan, chủ quan); bài học kinh nghiệm; bối cảnh và kiến nghị giải pháp về cơ chế, chính sách, quản lý thu thu phí lệ phí, thu sự nghiệp trong thời gian tới. Nguồn thu chủ yếu của các CSGD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là học phí, tuy nhiên mức thu học phí trong 03 năm 2021-2023 không thay đổi do thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách GDĐT tại địa phương (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư) năm 2023 và 3 năm 2021-2023 2.1. Đánh giá chung - Báo cáo tổng quan tình hình lập dự toán, phân bổ, quản lý sử dụng, giải ngân tổng số chi ngân sách cho GDĐT tại địa phương, trong đó chi tiết số chi thường xuyên và số chi đầu tư cho GDĐT (đánh giá số thực hiện 2021, 2022 và ước thực hiện 2023). (Chi tiết tại biểu số 3 kèm theo) - Phân tích đánh giá tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục tại các các địa phương theo tiêu chí dân số dân số trong độ tuổi đến trường: Tỉnh Lạng Sơn thực hiện phân bổ dự toán cho sự nghiệp GDĐT theo quy định tại Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND, trong đó quy định tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên chi sự nghiệp giáo dục như sau: (1) Cấp tỉnh + Định mức chi sự nghiệp giáo dục cho các Trường THPT, Trường PT DTNT, Trung tâm GDTX thuộc cấp tỉnh quản lý, đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tối đa là 84%; chi khác tối thiểu là 16%. Đối với Trường PT DTNT và Trường THPT chuyên Chu Văn An được đảm bảo thêm nhiệm vụ sau: Trường PTDTNT được phân bổ thêm theo số HS để đảm bảo các chế độ hỗ trợ cho HS theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Cụ thể định mức: 4 triệu đồng/học sinh/năm. Đối với chế độ chi học bổng HS DTNT được đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Trường THPT chuyên Chu Văn An: được phân bổ thêm 5 triệu đồng/HS/năm (đối với HS chuyên theo chỉ tiêu hàng năm được giao) để đảm bảo chi học bổng, chi bồi dưỡng đội tuyển, bồi dưỡng và khen thưởng HS giỏi, chi tham quan, học tập và nhiệm vụ chuyên môn khác theo quy định. + Sự nghiệp giáo dục khác Gồm các nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành giáo dục; chi hỗ trợ các trường đạt chuẩn quốc gia, chi duy trì công tác phổ cập giáo dục các cấp, chi hỗ trợ các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực của ngành. Chi sự nghiệp giáo dục khác ở cấp tỉnh được quản lý thông qua Sở GDĐT. (2) Huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) + Định mức đảm bảo đủ lương, phụ cấp lương, các khoản có tính chất lương được xác định như sau: GDMN; Giáo dục tiểu học; Giáo dục THCS; Trung tâm GDNN - GDTX: đảm bảo cơ cấu chi lương và các khoản có tính chất lương tối đa 86%, chi ngoài lương tối thiểu 14%. + Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí cho phòng GDĐT các huyện, thành phố từ nguồn sự nghiệp giáo dục để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung thuộc lĩnh vực ngành trên địa bàn, mức phân bổ 1.000 triệu đồng/huyện, thành phố/năm. (3) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) + Ngân sách nhà nước đảm bảo chế độ phụ cấp cho Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã theo Quyết định của UBND tỉnh. + Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Trung tâm học tập cộng đồng các xã, phường, thị trấn: xã thuộc khu vực I: 20 triệu đồng/xã/năm; xã thuộc khu vực II, III: 25 triệu đồng/xã/năm. (4) Ngoài mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nêu trên, ngân sách dành ra khoản kinh phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát sinh đột xuất khác của ngành giáo dục. Trên cơ sở nhu cầu phát sinh thực tế, UBND tỉnh quyết định phân bổ cụ thể cho từng đơn vị. (5) Các nội dung không trong định mức phân bổ, thực hiện giao trong dự toán hằng năm, mức hỗ trợ theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền như: chính sách phát triển GDMN; chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật; chính sách hỗ trợ HS và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập... Tuy nhiên chưa đảm bảo định mức theo quy định tại Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022. - Nguồn ngân sách nhà nước chi cho GDĐT cho từng cấp học GDMN, tiểu học, THCS, THPT và cao đẳng (đánh giá số thực hiện 2021 là: 2.948.071 trđ, năm 2022: 3.290.666 trđ và ước thực hiện 2023: 4.079.418 trđ). - Tỷ trọng chi ngân sách chi GDĐT trên tổng chi ngân sách của địa phương (số thực hiện các năm 2021: 24,25%, 2022: 24,5% và ước thực hiện 2023: 25,5% ); (Chi tiết số liệu tại biểu số 2 và biểu số 3 kèm theo) 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2023 Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là đưa tiêu chí giải ngân là một trong các tiêu chí để đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của năm; tổ chức các cuộc họp với chủ đầu tư xác định nhiệm vụ trọng tâm và kế hoạch triển khai thực hiện dự án trọng điểm và dự án khởi công mới năm 2023, đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư, nhà đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm; tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện, họp kiểm điểm tiến độ thực hiện dự án trọng điểm hằng quý, họp chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng hằng tháng, họp giao ban định kỳ với các chủ đầu tư giải ngân tiến độ còn chậm; kiểm tra tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công và xây dựng nông thôn mới của các huyện, thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Chỉ đạo các cơ quan tập trung triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) ngay từ khi được Trung ương phân bổ vốn: xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn; lập, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển, dự toán ngân sách giai đoạn 2021-2025 và năm 2023; xây dựng các Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, quản lý, thực hiện các chương trình MTQG; ban hành các quy định, hướng dẫn thuộc thẩm quyền để tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG tại các huyện, thành phố. - Đối với tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, tăng cường CSVC sử dụng kinh phí sự nghiệp tại địa phương: thực hiện theo các Thông tư của Bộ trưởng Bộ GDĐTII. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2024, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2024-2026 Trên cơ sở kế hoạch phát triển GDĐT năm học 2023-2024 và các định mức, chế độ, chính sách hiện hành; tỉnh Lạng Sơn xây dựng dự toán NSNN năm 2024, kế hoạch tài chính 3 năm 2024-2026 như sau: 1. Xây dựng dự toán thu: Đối với khoản thu học phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định. Báo cáo thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. (chi tiết tại biểu số 12) 2. Đối với dự toán chi (Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư) - Đối với chi thường xuyên: chi thường xuyên bao gồm chi thường xuyên cho các cơ sở, đơn vị sự nghiệp GDĐT; chi các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ đặc thù cho giáo dục; chi chuyên môn; chi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ triển khai Chương trình phổ thông mới; chi thực hiện chính sách cho người học (chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; chi phí hỗ trợ đóng học phí, sinh hoạt phí theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP; chính sách phụ cấp thâm niên ngành giáo dục, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và CBQL giáo dục tại vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn; cần tính toán xác định nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực trong năm 2024, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán) và kinh phí thực hiện đổi mới Chương trình GDPT 2018, trong đó có việc bố trí từ nguồn vốn chi thường xuyên để hỗ trợ mua sắm thiết bị, cải tạo CSVC phục vụ để triển khai Chương trình GDPT phổ thông 2018. Đối với các chế độ chính sách chi cho sự nghiệp giáo dục mặc dù tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều khó khăn nhưng hàng năm tỉnh đều cố gắng ưu tiên bố trí nguồn lực cho giáo dục, tuy nhiên công tác mua sắm trang thiết bị dạy học (TBDH) gặp nhiều khó khăn do: Danh mục TBDH nhiều, đa dạng, mặc dù có nhiều danh mục được kế thừa từ các danh mục đã được Bộ GDĐT ban hành trước đây, tuy nhiên cũng có nhiều danh mới, do đó ngay sau khi các Thông tư ban hành danh mục TBDH tối thiểu có hiệu lực thi hành thì những danh mục thiết bị mới chưa có sẵn trên thị trường. Mặt khác trong mấy năm vừa qua dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, có thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội và cách ly y tế dẫn đến nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng dẫn đến công tác thẩm định giá gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù cơ quan chức năng đã thuê nhiều đơn vị tư vấn thẩm định giá nhưng vẫn không có kết quả dẫn đến chưa có cơ sở để tổ chức thực hiện mua sắm các bước tiếp theo. Đối với kinh phí thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, nhìn chung tỉnh Lạng Sơn thực hiện đảm bảo quy định, tuy nhiên hiện nay chưa có cơ chế đặc thù dành riêng cho đối tượng SV đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ- CP sau khi tốt nghiệp mà vẫn thực hiện theo quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng viên chức. Như vậy SV được đào tạo theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP vẫn phải trải qua kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục, theo đó, các em có thể trúng tuyển hoặc không trúng tuyển, hoặc tham gia dự thi nhiều lần mà vẫn không trúng tuyển. Đề xuất Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu để có những định hướng, hướng dẫn chính sách tuyển dụng cho địa phương đối với các đối tượng này. - Đối với chi đầu tư: căn cứ các văn bản của trung ương về thực hiện 03 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ …, các Quyết định của UBND tỉnh về giao chi tiêu kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 và hàng năm. Ngoài ra UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về ban hành Đề án đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022-2025, với tổng kinh phí thực hiện đề án 2.095.431 triệu đồng, trong đó: Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là: 1.577.467,0 triệu đồng và kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học là: 517.964,3 triệu đồng. 3. Lập kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026 Thực hiện đúng Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm. (Chi tiết có các biểu kèm theo) 4. Kế hoạch huy động nguồn lực ngoài ngân sách Thực hiện Nghị quyết 35/2019/NQ-CP, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 29/6/2020 thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu chung là tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút vốn đầu tư và đóng góp dưới nhiều hình thức của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài tỉnh cho phát triển GDĐT, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn mới. Mục tiêu cụ thể về phát triển CSGD ngoài công lập: duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các CSGD ngoài công lập hiện có. Phấn đấu đến năm 2025, số trường mầm non, phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh tăng thêm 05 trường (trong đó 03 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS), nâng tổng số CSGD ngoài công lập trên địa bàn tỉnh lên 13 trường (ngoài ra duy trì và phát triển số cơ sở mầm non/nhóm lớp độc lập). Trong đó đề ra giải pháp huy động nguồn lực XHH giáo dục, cải thiện môi trường đầu tư và phân công cụ thể cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện. 1. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Chính phủ - Phối hợp Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định về số lượng cấp phó trong đơn vị sự nghiệp giáo dục theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp với quy mô, đặc thù của các CSGD (nhất là trường chuyên, trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú). - Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế từ chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ theo yêu cầu tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn kinh phí xây dựng trường, lớp học và đảm bảo trang thiết bị dạy học thực hiện chương trình GDPT và SGK mới; hỗ trợ giáo dục dân tộc; củng cố và phát triển hệ thống các trường nội trú, bán trú. - Xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 liên tịch Bộ Tài chính, Bộ GDĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông DTNT và các trường dự bị đại học dân tộc để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2023 về phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo do tỉnh Lạng Sơn ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2023 về phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Số hiệu | 154/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành | 2023-07-17 |
Ngày hiệu lực | 2023-07-17 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng |