CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2023/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tài chính.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Chương II
ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ RỬA TIỀN
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.
3. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.
4. Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 4. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
3. Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
b) Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
4. Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
a) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
b) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
c) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
d) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
Điều 5. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.
2. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại Điều 4 Nghị định này để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
a) Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền: điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao; điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình; điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp;
b) Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền: điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp; điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp; điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình; điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao; điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao;
c) Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền: điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao; điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình; điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp;
d) Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao; điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình; điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.
3. Thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp bộ công cụ tính điểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Chương III
BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Mục 1. NHẬN BIẾT KHÁCH HÀNG; TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHỦ SỞ HỮU HƯỞNG LỢI; GIAO DỊCH CÓ GIÁ TRỊ LỚN BẤT THƯỜNG HOẶC PHỨC TẠP; TIẾP NHẬN THÔNG TIN, HỒ SƠ, TÀI LIỆU, BÁO CÁO
Điều 6. Nhận biết khách hàng
1. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
b) Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
c) Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 của Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
d) Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch với tổng giá trị từ 70.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản phải nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim khí quý và đá quý phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý có giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ tiền mặt có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý phải nhận biết khách hàng khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng liên quan đến thành lập, điều hành hoặc quản lý các thỏa thuận pháp lý.
6. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp phải nhận biết khách hàng khi khách hàng sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ.
7. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba phải nhận biết khách hàng đối với bên thứ ba và người giám đốc hoặc thư ký đó.
Điều 7. Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi
1. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là cá nhân như sau:
a) Trường hợp khách hàng mở tài khoản, đối tượng báo cáo xác định cá nhân sở hữu thực tế một tài khoản hoặc chi phối hoạt động của tài khoản đó;
b) Trường hợp khách hàng thiết lập mối quan hệ với đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo xác định cá nhân thiết lập mối quan hệ và thực tế chi phối mối quan hệ đó.
2. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là tổ chức như sau:
a) Đối tượng báo cáo xác định cá nhân thực tế nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% vốn điều lệ trở lên của tổ chức đó hoặc cá nhân cuối cùng có quyền chi phối đối với khách hàng là tổ chức;
b) Trường hợp không xác định được cá nhân theo quy định tại điểm a khoản này, đối tượng báo cáo xác định ít nhất một người đại diện theo pháp luật của tổ chức, trừ trường hợp cá nhân đại diện vốn nhà nước trong tổ chức;
c) Trường hợp tổ chức là doanh nghiệp đã niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, đồng thời thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của tổ chức đã được công bố, đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân được công bố đó.
3. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với thỏa thuận pháp lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống rửa tiền.
4. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là cá nhân thực tế thụ hưởng quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Điều 8. Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Điều 9. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo
Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia của Công an nhân dân khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
3. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với đối tượng báo cáo.
Mục 2. THU THẬP, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH, TRAO ĐỔI, CUNG CẤP VÀ CHUYỂN GIAO THÔNG TIN VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Điều 10. Thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo lưu trữ tại tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và thông tin, hồ sơ, tài liệu tổ chức, cá nhân tiếp nhận, thu thập được trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phục vụ công tác phân tích, trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng thời hạn yêu cầu.
3. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xử lý, phân tích thông tin, báo cáo nhận được, bao gồm:
a) Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để xác định các xu hướng và mô hình rửa tiền nhằm xây dựng chiến lược và mục tiêu phòng, chống rửa tiền trong ngành, lĩnh vực, quốc gia trong từng giai đoạn nhất định;
b) Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để lần theo dấu giao dịch, xác định các mối liên hệ, các hoạt động có nghi ngờ liên quan tới rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
Điều 11. Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau:
a) Trao đổi, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền phục vụ yêu cầu công tác phòng, chống rửa tiền, bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các bộ, ngành có liên quan trong công tác phòng, chống rửa tiền;
c) Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền.
2. Thông tin trao đổi, cung cấp theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin về giao dịch, tổ chức, cá nhân nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền;
b) Thông tin về những bất cập trong cơ chế, chính sách, hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
3. Cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong Danh sách đen;
b) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân là người bị tố giác, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người bị kiến nghị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam có liên quan đến rửa tiền;
c) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố hoặc xét xử bởi các cơ quan chức năng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới;
d) Giao dịch khác mà Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kết quả phân tích thông tin giao dịch đáng ngờ nhận thấy có thể liên quan đến rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm lưu giữ, sử dụng các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý thông tin cung cấp, chuyển giao theo quy định có liên quan cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ vụ việc theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và phản hồi kết quả, hiệu quả xử lý thông tin cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
7. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan theo quy định tại Điều này có thể ký kết quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.
Mục 3. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRÌ HOÃN GIAO DỊCH
Điều 12. Áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch
1. Căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc Danh sách đen để trì hoãn giao dịch khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan tới giao dịch có thông tin trùng khớp toàn bộ với thông tin của cá nhân, tổ chức thuộc Danh sách đen;
b) Cá nhân liên quan tới giao dịch có một trong các nhóm thông tin: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh hoặc họ và tên, năm sinh, quốc tịch hoặc họ và tên, địa chỉ hoặc tên và địa chỉ hoặc tên và số Hộ chiếu hoặc tên và số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân trùng khớp với thông tin của cá nhân thuộc Danh sách đen và trên cơ sở các thông tin thu thập được tin rằng cá nhân đó liên quan tới khủng bố, tài trợ khủng bố, phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Tổ chức liên quan tới giao dịch có một trong các thông tin: tên giao dịch, số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế trùng khớp với thông tin của tổ chức thuộc Danh sách đen và trên cơ sở các thông tin thu thập được tin rằng tổ chức đó liên quan tới khủng bố, tài trợ khủng bố, phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2. Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
a) Cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền, Cơ quan đầu mối, đơn vị đầu mối thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ trưởng Bộ Công an phân công khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đề nghị đối tượng báo cáo thực hiện trì hoãn giao dịch khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan;
d) Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch quy định tại điểm a, b, c khoản này, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về mức giá trị giao dịch tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.
Trong thời gian điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định này chưa có hiệu lực thi hành, đối tượng báo cáo tiếp tục thực hiện quy định về mức giá trị giao dịch tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền đến ngày 30 tháng 11 năm 2023.
3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, các Nghị định sau hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, trừ quy định về mức giá trị giao dịch tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 3 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023;
b) Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ RỬA TIỀN
(Kèm theo Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ)
Phần I
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN TRONG NƯỚC
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN TRONG NƯỚC | TỘI PHẠM NGUỒN | TỘI RỬA TIỀN | CÁC THÔNG TIN KHÁC | |||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển giao | Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Mô tả vụ việc điển hình | Phương thức, thủ đoạn phạm tội trong nước | Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia | |
Tội phạm nguồn trong nước |
| |||||||||||
Tội mua bán người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tội mua bán trái phép chất ma túy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tội đánh bạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tội buôn lậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần II
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN XUYÊN QUỐC GIA
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN XUYÊN QUỐC GIA | TỘI PHẠM NGUỒN | TỘI RỬA TIỀN | CÁC THÔNG TIN KHÁC | |||||||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được | Tổng số tiền, tài sản liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được | Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ chuyển giao | Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Tổng số tiền, tài sản liên quan đến yêu cầu tương trợ-tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được | Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được | Mô tả vụ việc điển hình | Phương thức, thủ đoạn phạm tội xuyên quốc gia | Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia | |
Tội phạm nguồn của tội rửa tiền xuyên quốc gia |
| |||||||||||||||
A. Tội phạm xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, tiền tài sản do phạm tội mà có được rửa ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Tội phạm xảy ra ở nước ngoài, tiền tài sản do phạm tội mà có được rửa trong lãnh thổ Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Tội phạm xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Tiền tài sản do phạm tội mà có được rửa trong lãnh thổ Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần III
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC TRONG NƯỚC
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC TRONG NƯỚC | TỘI PHẠM NGUỒN | TỘI RỬA TIỀN | CÁC THÔNG TIN KHÁC | ||||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển giao | Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Mô tả vụ việc điển hình | Phương thức, thủ đoạn phạm tội trong nước | Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia | Quy mô ngành và/hoặc tỷ trọng trong nền kinh tế | |
Các ngành |
| ||||||||||||
Ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bất động sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế toán và kiểm toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Luật sư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công chứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần IV
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC XUYÊN QUỐC GIA
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC XUYÊN QUỐC GIA | TỘI PHẠM NGUỒN | TỘI RỬA TIỀN | CÁC THÔNG TIN KHÁC | ||||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển giao | Số vụ/ người bị khởi tố | Số vụ/ người bị điều tra | Số vụ/ người bị truy tố | Số vụ/ người bị xét xử | Mô tả vụ việc điển hình | Phương thức, thủ đoạn phạm tội xuyên biên giới | Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia | Quy mô ngành và/hoặc tỷ trọng trong nền kinh tế | |
Các ngành |
| ||||||||||||
Ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bất động sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế toán và kiểm toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Luật sư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công chứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần V
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ TÍNH TOÀN DIỆN CỦA KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ
Tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực | Khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý thanh tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý về đăng ký, cấp phép | Khuôn khổ pháp lý về điều tra tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý về truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý về xét xử tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý về niêm phong, phong tỏa, tịch thu tài sản có được từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn chặn, xử lý tội phạm thuế |
Thông tin, số liệu, dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần VI
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực | Hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền | Hoạt động đăng ký, cấp phép | Hoạt động, thanh tra, giám sát về phòng chống rửa tiền | Hoạt động điều tra về tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Hoạt động truy tố về tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Hoạt động xét xử về tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Hoạt động niêm phong, phong tỏa, thu hồi tiền, tài sản có được từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Mức độ hiểu biết, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, nghề nghiệp của cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên quan về phòng, chống rửa tiền | Các nguồn thông tin sẵn có và khả năng tiếp cận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống rửa tiền | Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền | Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của quốc gia | Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực |
Thông tin, số liệu, dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần VII
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ HẬU QUẢ CỦA RỬA TIỀN
Hậu quả của rửa tiền | Thông tin số liệu, dữ liệu |
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế | Đầu tư nước ngoài |
Cán cân xuất - nhập khẩu Tổng sản phẩm quốc nội | |
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền hệ thống tài chính | Bất ổn tiềm tàng của hệ thống tài chính |
Rủi ro về thanh khoản, trả nợ Chi phí điều tra và xử phạt | |
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực | Cạnh tranh bất bình đẳng trong khu vực tư nhân |
Ảnh hưởng đến danh tiếng, lợi nhuận | |
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội | Tăng tội phạm và tham nhũng |
Các hình phạt không hiệu quả, khó khăn trong tịch thu, thu hồi tài sản phạm tội |
File gốc của Nghị định 19/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền đang được cập nhật.
Nghị định 19/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 19/2023/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành | 2023-04-28 |
Ngày hiệu lực | 2023-04-28 |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |