\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 64/2022/QĐ-UBND \r\n | \r\n \r\n Bình Định, ngày\r\n 21 tháng 09 năm 2022 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức chính\r\nquyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung\r\nmột số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương\r\nngày 22 tháng 11 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Ban hành văn bản\r\nquy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu\r\nsố và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số\r\n27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực\r\nhiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc,\r\ntiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân\r\nsách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -\r\nxã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn\r\nI: từ năm 2021 đến năm 2025;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc,\r\ntiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của\r\nngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững\r\ngiai đoạn 2021-2025;
\r\n\r\nCăn cứ Quyết định số\r\n07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu\r\nchí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân\r\nsách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới\r\ngiai đoạn 2021-2025;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số\r\n21/2022/NQ-HĐND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành\r\nQuy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình\r\nmục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình,\r\ndự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Giám đốc Sở\r\nKế hoạch và Đầu tư.
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1.\r\nBan hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ chế huy động\r\nnguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa\r\ncác chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn\r\ntỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\nĐiều 2.\r\nQuyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng\r\n10 năm 2022.
\r\n\r\nĐiều 3.\r\nChánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở,\r\nban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng\r\ncác cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. ỦY BAN NHÂN\r\n DÂN | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC\r\nCHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC\r\nCHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
\r\n(Kèm theo Quyết định số 64/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2022 của Ủy ban\r\nnhân dân tỉnh)
Điều 1.\r\nPhạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
\r\n\r\na) Phạm vi điều chỉnh:
\r\n\r\nQuy định cơ chế huy động nguồn\r\nlực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các\r\nchương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh\r\nBình Định giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\nb) Đối tượng áp dụng:
\r\n\r\nCác cơ quan, đơn vị, tổ chức,\r\ncá nhân có liên quan đến việc thực hiện và quản lý nguồn vốn thực hiện các\r\nchương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.
\r\n\r\nĐiều 2.\r\nNguyên tắc huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn
\r\n\r\nViệc huy động nguồn lực và lồng\r\nghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục\r\ntiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo\r\ncác nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày\r\n19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia và các nguyên tắc sau:
\r\n\r\n1. Việc lập kế hoạch thực hiện\r\ncác chương trình mục tiêu quốc gia phải gắn liền với lập kế hoạch phát triển\r\nkinh tế - xã hội, các địa phương tiến hành lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện\r\ncác mục tiêu, kết quả cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia và đóng góp vào\r\nthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của địa\r\nphương.
\r\n\r\n2. Việc lồng ghép các nguồn vốn\r\nphải được thực hiện cụ thể theo thứ tự ưu tiên của từng công trình, dự án và được\r\nxác định rõ trong quyết định phê duyệt dự án, trong đó phải xác định rõ tỷ lệ vốn\r\nđóng góp, huy động từng công trình, dự án được lồng ghép. Đối với các nguồn vốn\r\ndo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tự huy động, bao gồm: vốn hỗ trợ từ các tổ\r\nchức, cá nhân trong và ngoài nước... việc lồng ghép do Ủy ban nhân dân cấp xã,\r\ncấp huyện tự tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên tài trợ\r\nvà phải bảo đảm thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
\r\n\r\n3. Các nguồn vốn huy động để thực\r\nhiện lồng ghép trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện, công khai, minh bạch, huy động\r\ntrên nhiều hình thức (đóng góp bằng tiền mặt, bằng hiện vật, bằng ngày công lao\r\nđộng...), đảm bảo theo dõi, thống kê, báo cáo chính xác, đầy đủ từng nguồn vốn\r\nđược lồng ghép trong từng chương trình mục tiêu quốc gia.
\r\n\r\n4. Việc huy động nguồn lực và lồng\r\nghép nguồn vốn để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phải phù hợp với\r\ncác Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành các chính sách, chương trình, đề án có\r\nliên quan.
\r\n\r\n5. Việc phân bổ các nguồn vốn\r\ntham gia lồng ghép phải được các cấp, các ngành tiến hành đồng bộ; ưu tiên đầu\r\ntư cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu khoản 10 xã và 4 thôn\r\nra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn nhằm, nhằm đạt được các mục tiêu Nghị quyết của\r\nĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
\r\n\r\nĐiều 3.\r\nCác nguồn vốn thực hiện lồng ghép và cơ chế huy động các nguồn lực khác
\r\n\r\n1. Các nguồn vốn lồng ghép:
\r\n\r\na) Nguồn vốn do Nhà nước quản\r\nlý:
\r\n\r\n- Nguồn vốn các Chương trình mục\r\ntiêu Quốc gia.
\r\n\r\n- Các nguồn vốn hỗ trợ có mục\r\ntiêu từ ngân sách Trung ương.
\r\n\r\n- Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.
\r\n\r\n- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển\r\nchính thức (ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO).
\r\n\r\n- Nguồn ngân sách địa phương\r\ncác cấp, bao gồm: ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
\r\n\r\n- Nguồn thu từ sử dụng đất trên\r\nđịa bàn cấp xã.
\r\n\r\nb) Các nguồn vốn tín dụng (bao\r\ngồm: tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại).
\r\n\r\nc) Nguồn vốn huy động từ các\r\ndoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác:
\r\n\r\n- Vốn huy động từ các doanh\r\nnghiệp, tổ chức, cá nhân.
\r\n\r\n- Đóng góp tự nguyện (bằng tiền,\r\nhiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các\r\nchương trình mục tiêu quốc gia.
\r\n\r\n- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
\r\n\r\n2. Cơ chế huy động các nguồn lực\r\nkhác:
\r\n\r\na) Nội dung, tỷ lệ huy động nguồn\r\nlực khác thực hiện các dự án, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc\r\ngia như sau:
\r\n\r\nNgoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp\r\ntừ ngân sách trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân\r\nsách địa phương, các huyện, thị xã, thành phố bố trí vốn từ ngân sách địa\r\nphương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn hỗ trợ thực hiện\r\ncác Chương trình mục tiêu quốc gia theo mục tiêu kế hoạch hằng năm và 5 năm đã\r\nđược cấp có thẩm quyền phê duyệt:
\r\n\r\n- Đối với Chương trình mục tiêu\r\nquốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh\r\ntế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Hằng năm, ngân sách địa\r\nphương đối ứng theo Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 Hội đồng nhân\r\ndân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách\r\ntrung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình\r\nmục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn\r\n2021-2025 và Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 Hội đồng nhân dân tỉnh\r\nban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung\r\nương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục\r\ntiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền\r\nnúi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
\r\n\r\n- Đối với Chương trình mục tiêu\r\nquốc gia xây dựng nông thôn mới: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng theo\r\nNghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban\r\nhành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương\r\nvà tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu\r\nquốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 -\r\n2025.
\r\n\r\nb) Đối với nguồn tín dụng ủy\r\nthác, tín dụng khác thực hiện theo quy định quản lý vốn tín dụng ủy thác.
\r\n\r\nc) Huy động các nguồn lực hợp\r\npháp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu,\r\nnhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn lực tham gia đóng\r\ngóp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch đảm bảo đúng quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\nd) Huy động nguồn hỗ trợ từ các\r\nnhà tài trợ, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tại địa bàn phải căn cứ vào mục tiêu,\r\nưu tiên trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng\r\nnăm.
\r\n\r\nđ) Huy động nguồn lực gắn với\r\ncác dự án độc lập hoặc dự án lồng ghép có chung mục tiêu, đối tượng trên cơ sở\r\nthoả thuận về sự tham gia vào quá trình thẩm định, phê duyệt, thủ tục hạch\r\ntoán, đối ứng, quản lý tài chính đối với phần vốn góp của các bên đóng góp để\r\nkhuyến khích góp vốn chung.
\r\n\r\nĐiều 4. Nội\r\ndung thực hiện huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn
\r\n\r\n1. Dự án đầu tư (theo quy định\r\ntại Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng\r\nbào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021\r\nđến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021; Mục\r\nIII Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban\r\nhành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 và Mục III Chương trình mục\r\ntiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-TTg\r\nngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
\r\n\r\n2. Hoạt động hỗ trợ phát triển\r\nsản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 20, Điều\r\n21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ\r\nquy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:\r\nƯu tiên lồng ghép nguồn vốn đối với các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi\r\ngiá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt\r\nkhó khăn.
\r\n\r\n3. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ\r\nnăng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực\r\nhiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia:
\r\n\r\n- Ngân sách nhà nước hỗ trợ\r\n100% để thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân\r\nvà cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn…
\r\n\r\n- Thực hiện lồng ghép các nguồn\r\nvốn tập huấn, thông tin, tuyên truyền để tránh việc nhiều cơ quan, đơn vị cùng\r\ntổ chức lớp tập huấn, hoạt động thông tin, tuyên truyền về các nội dung, chuyên\r\nđề, chủ đề trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm đối tượng.
\r\n\r\n4. Hoạt động kiểm tra, đánh\r\ngiá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
\r\n\r\n5. Lồng ghép theo nhóm đối tượng\r\nđặc thù kết hợp với lồng ghép theo địa bàn gắn với lồng ghép các nguồn vốn nâng\r\ncao thu nhập, cải thiện sinh kế, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
\r\n\r\n6. Đối với các công trình, dự\r\nán, nội dung, hoạt động có sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia do các sở,\r\nngành, đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư: ngân sách tỉnh bố trí đầy đủ theo đúng tổng\r\nmức đầu tư và kế hoạch vốn. Đối với các công trình, dự án, nội dung, hoạt động\r\ncó sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia do cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu\r\ntư: cấp huyện, cấp xã chủ động huy động các nguồn vốn ngân sách địa phương, các\r\nnguồn vốn khác đảm bảo định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định.
\r\n\r\nĐiều 5.\r\nCách thức và quy trình thực hiện huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn
\r\n\r\n1. Cách thức huy động và lồng\r\nghép: Một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục\r\ntiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được\r\nmục tiêu, bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước (trung ương, tỉnh, huyện, xã)\r\nvà nguồn vốn huy động hoặc huy động sự tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát của\r\nnhân dân trên địa bàn. Trong đó:
\r\n\r\na) Trên cùng một địa bàn đầu\r\ntư: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi tình trạng xã đặc\r\nbiệt khó khăn làm trọng tâm, thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ\r\nđầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo\r\nvà Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân\r\ntộc thiểu số và miền núi thì ưu tiên thực hiện và lồng ghép từ nguồn vốn của\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia\r\nphát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các\r\ntiêu chí không thuộc đối tượng đầu tư của 2 chương trình mục tiêu quốc gia này\r\nthì thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn\r\nmới.
\r\n\r\nb) Trên cùng một nội dung, hoạt\r\nđộng, dự án đầu tư: Phân định rõ tỉ lệ, cơ cấu theo hạng mục, khối lượng đối với\r\ntừng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng ghép phải\r\nthể hiện cụ thể trong hồ sơ dự án, làm cơ sở để tham mưu cơ quan có thẩm quyền\r\nquyết định phê duyệt dự án và bố trí vốn.
\r\n\r\n2. Quy trình thực hiện lồng\r\nghép: Công tác lồng ghép nguồn vốn được thực hiện đồng thời với công tác lập,\r\nphê duyệt dự án, dự toán, lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm ở các cấp\r\nngân sách.
\r\n\r\na) Bước lập quy hoạch chi tiết\r\nxây dựng nông thôn mới: Các địa phương từ cấp xã, cấp huyện khi tổ chức lập, thẩm\r\nđịnh, trình phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới\r\ncần xác định được tổng thể nhu cầu đầu tư ở tất cả các lĩnh vực để đảm bảo hoàn\r\nthành các tiêu chí nông thôn mới.
\r\n\r\nb) Bước xây dựng kế hoạch phát\r\ntriển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư cấp xã: Căn cứ vào kế hoạch đầu tư\r\ncông trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch thực hiện các chương trình mục\r\ntiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt, vào thời điểm xây dựng kế\r\nhoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp\r\nxã căn cứ tổng thể nhu cầu đầu tư đã được xác định ở bước lập quy hoạch chi tiết\r\nxây dựng nông thôn mới, xây dựng và lập kế hoạch đầu tư trong đó xác định cụ thể\r\ncác nhóm hoạt động, dự án ưu tiên thuộc đối tượng đầu tư của các chương trình mục\r\ntiêu quốc gia cần được lồng ghép vốn và phương án lồng ghép báo cáo Ủy ban nhân\r\ndân cấp huyện tổng hợp.
\r\n\r\nc) Bước xây dựng kế hoạch phát\r\ntriển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư cấp huyện: Trên cơ sở đề xuất của Ủy\r\nban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao phòng Tài chính - Kế hoạch\r\nphối hợp với các phòng liên quan rà soát, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn lồng\r\nghép trong kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo Ủy\r\nban nhân dân cấp huyện và gửi các cơ quan chủ các chương trình có liên quan.
\r\n\r\nd) Bước lập kế hoạch thực hiện\r\ncác chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh: Các cơ quan chủ các chương trình mục\r\ntiêu quốc gia phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát nội dung hoạt động,\r\ndự kiến mức vốn, cơ cấu nguồn vốn, xây dựng kế hoạch 5 năm và dự kiến mức vốn bố\r\ntrí, nội dung hoạt động, danh mục dự án đầu tư đối với kế hoạch hằng năm gửi Sở\r\nKế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ\r\ntrì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, Ủy ban\r\nnhân dân cấp huyện tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển cân đối\r\nqua ngân sách địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; cân đối các nguồn vốn\r\nthuộc phạm vi quản lý cho từng nhiệm vụ cụ thể của từng chương trình mục tiêu\r\nquốc gia; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án phân bổ các nguồn vốn\r\ntheo quy định.
\r\n\r\n2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối\r\nhợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, Ủy ban\r\nnhân dân cấp huyện tham mưu lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp; nguồn thu được để lại\r\nquản lý qua ngân sách nhà nước; các nguồn vốn hợp pháp khác; cân đối các nguồn\r\nvốn thuộc phạm vi quản lý cho từng nhiệm vụ cụ thể của từng chương trình mục\r\ntiêu quốc gia; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phương án phân bổ các nguồn vốn theo\r\nquy định; hướng dẫn công tác thanh, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách\r\nnhà nước.
\r\n\r\n3. Sở Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các sở,\r\nngành, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất và tổng hợp\r\nKế hoạch lồng ghép các nguồn vốn bảo đảm hiệu quả; đồng thời lồng ghép các dự\r\nán thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với\r\ncác mục tiêu, tiêu chí của 02 chương trình còn lại và các chương trình, dự án\r\nkhác để phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra của các xã vùng dự án; gửi Sở Kế hoạch\r\nvà Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp chung.
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với các Sở,\r\nngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc\r\nđột xuất khi cần cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ triển khai thực hiện\r\nChương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và kết quả thực hiện huy\r\nđộng và lồng ghép các nguồn vốn; thường xuyên theo dõi kịp thời nắm bắt khó\r\nkhăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương\r\nđể đề xuất giải quyết, hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
\r\n\r\n4. Sở Lao động, Thương binh và\r\nxã hội:
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các sở,\r\nngành, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất và tổng hợp\r\nKế hoạch lồng ghép các nguồn vốn bảo đảm hiệu quả; đồng thời lồng ghép các dự\r\nán thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các\r\nmục tiêu, tiêu chí của 02 chương trình còn lại và các chương trình, dự án khác\r\nđể phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra của các xã vùng dự án; gửi Sở Kế hoạch và Đầu\r\ntư, Sở Tài chính để tổng hợp chung.
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với các Sở,\r\nngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc\r\nđột xuất khi cần cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ triển khai thực hiện\r\nChương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh và kết quả\r\nthực hiện huy động và lồng ghép các nguồn vốn; thường xuyên theo dõi kịp thời nắm\r\nbắt khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa\r\nphương để đề xuất giải quyết, hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
\r\n\r\n5. Ban dân tộc tỉnh:
\r\n\r\na) Chủ trì, phối hợp với các sở,\r\nngành, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất và tổng hợp\r\nKế hoạch lồng ghép các nguồn vốn bảo đảm hiệu quả; đồng thời lồng ghép các dự\r\nán thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội\r\nvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các mục tiêu, tiêu chí của 02\r\nchương trình còn lại và các chương trình, dự án khác để phấn đấu đạt các mục\r\ntiêu đề ra của các xã vùng dự án; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng\r\nhợp chung.
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với các Sở,\r\nngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc\r\nđột xuất khi cần cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ triển khai thực hiện\r\nChương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc\r\nthiểu số và miền núi và kết quả thực hiện huy động và lồng ghép các nguồn vốn;\r\nthường xuyên theo dõi kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá\r\ntrình triển khai thực hiện ở các địa phương để đề xuất giải quyết, hoặc báo cáo\r\nỦy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
\r\n\r\n6. Các Sở, ban, ngành có liên\r\nquan: Căn cứ vào nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện từng chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi ngành mình quản lý, chủ trì, phối hợp với\r\ncác cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch huy động và lồng ghép cụ thể từng\r\nchương trình, dự án do mình quản lý phù hợp với định hướng phát triển ngành, gửi\r\ncơ quan chủ trì chương trình, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài\r\nchính.
\r\n\r\n7. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
\r\n\r\na) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân\r\ndân cấp xã tổ chức triển khai lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch\r\nđầu tư phát triển; xây dựng danh mục dự án đầu tư và kế hoạch lồng ghép các nguồn\r\nvốn đầu tư hàng năm và trung hạn các chương trình, dự án trên địa bàn xã.
\r\n\r\nb) Xây dựng kế hoạch huy động,\r\nthu hút đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn.
\r\n\r\nc) Tổng hợp kế hoạch lồng ghép\r\ncác nguồn vốn trên địa bàn huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các\r\ncơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia.
\r\n\r\n8. Ủy ban nhân dân cấp xã:
\r\n\r\na) Chịu trách nhiệm xây dựng, sắp\r\nxếp theo thứ tự ưu tiên danh mục các công trình, dự án đầu tư, nhiệm vụ trên địa\r\nbàn xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời phải đảm bảo huy động được tối\r\nđa nguồn vốn ngoài nguồn ngân sách Nhà nước đã bố trí để thực hiện các chương\r\ntrình, dự án.
\r\n\r\nb) Chịu trách nhiệm trực tiếp về\r\ncông tác quản lý các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ và các nguồn vốn xã tự huy động\r\nđể hoàn thành các tiêu chí; đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả các nguồn\r\nvốn đầu tư trên địa bàn;
\r\n\r\nc) Tổ chức lấy ý kiến đóng góp\r\ncủa người dân đối với danh mục dự án đầu tư và kế hoạch lồng ghép nguồn vốn đầu\r\ntư; thực hiện giám sát đánh giá cộng đồng; định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình\r\nthực hiện các dự án, giải ngân các nguồn vốn cho Ủy ban nhân dân huyện./.
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 64/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 đang được cập nhật.
Quyết định 64/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Số hiệu | 64/2022/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Ngày ban hành | 2022-09-21 |
Ngày hiệu lực | 2022-10-05 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |