TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
BẢN ÁN 05/2019/KDTM-PT NGÀY 20/08/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Ngày 20 tháng 8 năm 2019 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 03/2019/TLPT-KDTM ngày 20-6-2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/KDTM-ST ngày 15-5-2019 của Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 90/2019/QĐXX-PT ngày 15 tháng 7 năm 2019.
- Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần C
Trụ sở chính: số 108, T, quận H, thành phố Hà Nội
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Đức T - Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng thương mại cổ phần C: Ông Đặng Văn H - Phó giám đốc chi nhánh Nam Định; Trụ sở chi nhánh: số 119 Q, phường Q, thành phố N, tỉnh Nam Định (theo văn bản ủy quyền ngày 16- 11-2018);
- Bị đơn: Vợ chồng ông Phạm Văn C; sinh năm 1978 và bà Vũ Thị N; sinh năm 1980; địa chỉ: Xóm M, xã G, huyện G, tỉnh Nam Định.
- Người đại diện theo ủy quyền của ông C: Ông Đỗ Đức T; sinh năm 1995; địa chỉ: xã X, huyện X, tỉnh Nam Định. (Văn bản ủy quyền ngày 31-7-2019)
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Đức H Luật sư của Công ty luật TNHH TGS Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
- Người kháng cáo: Bị đơn ông Phạm Văn C.
Tại phiên toà phúc thẩm: Ông Đặng Văn H, ông C, bà N, ông T, ông Nguyễn Đức H có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện và quá trình tố tụng tại Tòa án người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Đặng Huy Q trình bày:
Ngày 06-9-2016 Ngân hàng TMCP C - Chi nhánh Nam Định và vợ chồng ông Phạm Văn C, bà Vũ Thị N đã ký hợp đồng tín dụng số 1669127/2016 - HĐTDDA/NHCT380 với các nội dung như sau: số tiền cho vay là: 14.839.000. 000 đồng, thời hạn cho vay là 180 tháng, mục đích sử dụng vốn vay là để đóng tàu mới vỏ thép khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ- CP. Sau khi ký hợp đồng tín dụng Ngân hàng đã tiến hành giải ngân theo 04 giấy nhận nợ từ 07-10-2016 đến 27-12-2016. Cụ thể: Ngày 07-10-2016 số tiền giải ngân là 3.832.000.000 đồng; ngày 18-11-2016 số tiền giải ngân là 2.114.000.000 đồng; ngày 30-11-2016 số tiền giải ngân là 5.488.000.000 đồng; ngày 27-12- 2016 số tiền giải ngân là 3.405.000.000 đồng. Theo hợp đồng vay, ông Phạm Văn C được ân hạn gốc, đồng thời cấp bù 100% lãi suất trong 12 tháng kể từ ngày 07-10-2016. về trả nợ: Tần suất trả nợ gốc: 01 tháng/lần; tần suất trả nợ lãi: 01 tháng/lần; ngày trả gốc là ngày 20 hàng tháng; ngày trả gốc đầu tiên: 20-11-2017. Biện pháp bảo đảm tiền vay là thế chấp tàu cá vỏ thép (máy chính hiệu YANMAR, công suất 829HP, ký hiệu thiết kế: SLR27.07, số đăng ký: NĐ- 95959) chủ sở hữu là ông Phạm Văn C theo hợp đồng thế chấp số TC1669127 ngày 06-9-2016.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay, ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N đã trả được tiền gốc và lãi cụ thể như sau:
Tiền gốc đã trả: Ngày 20-11-2017 trả 88.500.000đ; ngày 20-12-2017 trả 88.500.000đ; ngày 22-01-2018 trả 88.500.000đ; ngày 22-02-2018 trả 2.905.035đ; ngày 20-3-2018 trả 12.690.920đ; ngày 24-4-2018 trả 11.166.237đ; ngày 22-5- 2018 trả 11.059.284đ; ngày 21-6-2018 trả 10.670.289đ; ngày 20-8-2018 trả 8.335.568đ; ngày 20-9-2018 trả 17.577381đ; ngày 22-10-2018 trả 9.187.122đ; ngày 21-11-2018 trả 4.908.164đ; ngày 27-12-2018 trả 50.000.000đ. Tổng 404.000. 000đ.
Tiền lãi đã hả: Ngày 26-10-2017 hả 1.236.583đ; ngày 20-11-2017 trả 12.778.027d; ngày 20-12-2017 trả 12.292.083đ; ngày 22-01-2018 trả 13.440.167đ; ngày 22-02-2018 trả 12.082.673đ; ngày 21-11-2018 trả 12.109.094đ. Tổng 63.938.627đ.
Ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N đã không thanh toán các khoản nợ gốc, lãi đến hạn như hợp đồng đã ký. Khoản nợ của ông Phạm Văn C chuyển nợ nhóm 2 ngày 03-3-2018, chuyển nợ xấu ngày 23-5-2018.
Để đảm bảo việc thu hồi nợ vay theo đứng quy định của pháp luật, Ngân hàng TMCP C đề nghị Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy buộc ông C và bà N phải trả toàn bộ số tiền nợ ( gốc, lãi, lãi phạt): Tính đến ngày 10-5-2019 như sau: Tiền gốc 14.435.000.000; Tiền lãi cộng dồn 325.059.485 đồng; lãi phạt cộng dồn 22.767.785 đồng.
Nếu trong trường hợp ông C và bà N không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo phán quyết của Tòa án, Ngân hàng TMCP C có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản thế chấp là tàu cá vỏ thép (máy chính hiệu YANMAR, công suất 829HP, ký hiệu thiết kế: SLR27.07, số đăng ký: NĐ- 95959) chủ sở hữu là ông Phạm Văn C theo hợp đồng thế chấp số TC1669127 ngày 06-9-2016 để thu hồi nợ. Trường hợp số tiền phát mại tài sản không đủ để thanh toán toàn bộ khoản nợ thì Ngân hàng yêu cầu ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N tiếp tục thu xếp mọi nguồn thu khác bên ngoài, có nghĩa vụ trả nợ cho đến khi tất toán toàn bộ khoản nợ.
Tại bản tự khai ngày 21-12-2018 và trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án bị đơn là ông Phạm Văn C trình bày:
Ngày 06 tháng 9 năm 2016 Vợ chồng ông Có ký hợp đồng tín dụng số 1669127/2016-HĐTDDA/NHCT380 với số tiền vay là 14.839.000.000 đồng (mười bốn tỷ tám trăm ba mươi chín triệu đồng), thời hạn vay là 180 tháng mục đích vay đóng tàu mới vỏ thép khai thác hải sản xa bờ theo nghị định 67/2014/NĐ-CP. Trong thời gian được bàn giao và nhận tàu đi khai thác gặp phải rất nhiều khó khăn, ngư trường hạn hẹp, cạn kiệt, đánh bắt không hiệu quả, lưới chài mất mát, rách nhưng bảo hiểm thì không bồi thường hay những ưu đãi của Nghị định 67/CP ông vẫn chưa được hưởng. Nguyện vọng của ông sẽ cố gắng duy trì tàu hoạt động, tìm phương hướng đánh bắt cho có hiệu quả để có thể trả tiền Ngân hàng. Hiện nay trả một lúc vợ chồng ông không Có khả năng trả được mà chỉ trả dần, trả xen kẽ. Nếu Ngân hàng không đồng ý cho trả dần thì vợ chồng ông sẽ bàn giao lại toàn bộ con tàu đã thế chấp cho Ngân hàng.
Tại bản tự khai ngày 21 tháng 12 năm 2018 của bà Vũ Thị N trình bày: Ngày 06 tháng 9 năm 2016 vợ chồng ông C, bà N có ký hợp đồng tín dụng số 1669127/2016-HĐTDDA/NHCT380 với số tiền vay la 14'839.000.000 đồng (mười bốn tỷ tám trăm ba mươi chín triệu đồng), thời hạn vay là 180 tháng mục đích vay đóng tàu mới vỏ thép khai thác hải sản xa bờ theo nghị định 67/2014/NĐ-CP. Từ năm 2017 con tàu đi vào hoạt động đánh bắt nhưng trong quá trình đó vợ chồng bà gặp nhiều rủi ro về lưới chài. Từ năm 2018 đến thời điểm hiện nay tình hình khai thác cũng không khả quan nên chưa có tiền trả nợ cho ngân hàng mặc dù gia đình đã tận dụng mọi nguồn vốn có thể. Vì thế xin khất với Ngân hàng để trả dần.
Tại bản án 01/2019/KDTM-ST ngày 15-5-2019 của Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy đã quyết định. Căn cứ các Điều 342, 343, 351, 355, 471, 474 Bộ luật dân sự năn 2005; khoản 1 Điều 30; Điều 146, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 91 và Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại thành phố Nam Định.
Buộc ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N phải có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại Nam Định, số tiền tính đến ngày 10-5-2019 gồm: Tiền dư nợ gốc 14.435.000.000đ, tổng lãi cộng dồn 325.059.458đ, tổng lãi phạt cộng dồn 22.767.785đ: Tổng cộng là 14.782.827.243 đồng (mười bốn tỷ bảy trăm tám mươi hai triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm bốn mươi ba đồng).
2. Trường hợp vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N không trả được nợ, thì Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại Nam Định có quyền yêu cầu cơ quan thì hành án tiến hành phát mại tài sản thế chấp là tàu cá vỏ thép (máy chính hiệu YANMAR, công suất 829HP, ký hiệu thiết kế: SLR27.07, số đăng ký: NĐ-95959) chủ sở hữu là ông Phạm Văn C theo hợp đồng thế chấp số TC1669127 ngày 06/9/2016 để thu hồi khoản nợ.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên án phí, quyền kháng cáo của các đương sự và biện pháp thi hành án và thời hiệu thi hành án.
Ngày 25-5-2019 ông Phạm Văn C kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2019/KDTM-ST ngày 15-5-2019 của Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy, yêu cầu cấp phúc thẩm giải quyết những vấn đề sau đây: Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định phán quyết không đúng với Nghị định 67, 89, 17 của Chính phủ. Hợp đồng tín dụng theo nghị định 89 chủ tàu được vay với thời hạn 16 năm chứ không phải là 3 năm, nay ông C quá hạn là 1.123.000.000đ Ngân hàng buộc ông C phải trả ngay lập tức với số tiền 14.335.000.000đ là sai với Nghị định 67, 89, 17 của Chính phủ. Lý do ông C không trả nợ đúng hạn là do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt đánh bắt kém hiệu quả, xảy ra mất lưới nhiều lần ông C đã báo cáo với ngân hàng và cơ quan bảo hiểm nhưng không được giúp đỡ, ông C phải đi vay ngoài để đầu tư vào ngư lưới cụ. Ông C nghi ngờ Ngân hàng Ngân hàng TMCP C chi nhánh Nam Định tìm cơ quan thẩm định giá của Ngân hàng nâng dự toán lên cao hơn so với dự toán ban đầu và quyết định lần một của UBND tỉnh Nam Định là 14.060.000.000đ đã bắt ông phải nhận nợ cao hơn dự toán mà ông đã trình với UBND tỉnh, bắt ông phải xin lại quyết định lần hai của UBND tỉnh Nam Định là 15.812.000.000đ theo với dự toán mà cơ quan thẩm định giá Ngân hàng TMCP C AMC mới cho ông vay. Ông C cho rằng phán quyết của Tòa án sơ thẩm không đề cập đầy đủ trung thực căn cứ vào Nghị định 67, 89 và 17 của Chính phủ, ông C đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét lại bản chất sự việc đây không phải là vụ án xét xử thương mại. Tòa án sơ thẩm tuyên ông phải nộp hơn 100 triệu đồng án phí là khó khăn cho ông.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Ông Phạm Văn C vẫn giữ nguyên đơn kháng cáo. Luật sư Nguyễn Đức H đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thẩm quyền do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như xác định sai tư cách tố tụng của bà N, không đua Viện kiểm sát nhân dân huyện Giao Thủy vào tham gia phiên tòa sơ thẩm vì vụ án này có liên quan đến tài sản công, Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, giải quyết vụ án trái pháp luật, trong đơn khởi kiện không Có chữ ký và con dấu của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần C mà chỉ có chữ ký và con dấu của giám đốc chi nhánh tại Nam Định là không đúng vì giám đốc chi nhánh không Có thẩm quyền ký đơn khởi kiện.
Ông Đặng Văn H là người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng thương mại cổ phần C - chi nhánh Nam Định giữ nguyên yêu cầu khởi kiện về việc buộc bị đơn phải trả cho Ngân hàng nợ gốc 14.435.000.000đ, tổng lãi cộng dồn 325.059.458đ, tổng lãi phạt cộng dồn 22.767.785đ: Tổng cộng là 14.782.827.243 đồng (mười bốn tỷ bảy trăm tám mươi hai triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm bốn mươi ba đồng) và không Chấp nhận lý do kháng cáo của ông C, đề nghị cấp phúc thẩm giải quyết giữ nguyên như bản án sơ thẩm.
Kiểm sát viên - Viện kiểm sát tỉnh Nam Định phát biểu ý kiến: Về tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, Thẩm phán, Hội đồng xét xử và thư ký phiên tòa đã tuân theo các quy định pháp luật tố tụng dân sự. Các đương sự chấp hành đúng các quy định pháp luật tố tụng dân sự, quyền lợi của các đương sự được bảo đảm. Cấp sơ thẩm xác định tranh chấp giữa Ngân hàng thương mại cổ phần C - Chi nhánh Nam Định và ông Phạm Văn C thuộc loại án kinh doanh thương mại là đúng, tuy nhiên cấp sơ thẩm xác định sai tư cách tố tụng của bà N là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng mà phải xác định là bị đơn mới chính xác. Về nội dung: Hai bên ký hợp đồng tín dụng số 1669127/2016 - HĐTDDA/NHCT380 ngày 06-9-2016 theo đó Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh Nam Định cho vợ chồng ông Phạm Văn C, bà Vũ Thị N vay số tiền 14.839.000.000 đồng, thời hạn cho vay là 180 tháng, mục đích sử dụng vốn vay là để đóng tàu mới vỏ thép khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Căn cứ các Điều 342, 343, 351, 355, 471, 474 Bộ luật dân sự năn 2005; khoản 2 Điều 91 và Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng thì hợp đồng hai bên ký kết được xác định là hợp đồng tín dụng, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp huyện, do đó Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy thụ lý giải quyết là đúng thẩm quyền. Do đến hạn vợ chồng ông C, bà N không trả nợ gốc và nợ lãi nên yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Ngân hàng TMCP C chi nhánh Nam Định khởi kiện vợ chồng ông C, bà N là có căn cứ chấp nhận. Do vậy, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 308 BLTTDS không Chấp nhận kháng cáo của ông C, giữ nguyên bản án sơ thẩm theo phân tích trên, về án phí giải quyết theo pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử xét kháng cáo của ông Phạm Văn C thấy:
[1] Về tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm còn có những thiếu sót sau cần rút kinh nghiệm như xác định sai loại vụ việc và tư cách tham gia tố tụng của bà N. Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là vụ án kinh doanh thương mại là không đúng mà cần phải xác định là vụ án tranh chấp dân sự mới chính xác vì theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận” thì mới xác định là án kinh doanh thương mại. Trong vụ án này vợ chồng ông C, bà N không Có giấy phép đăng ký kinh doanh nên xác định là vụ án dân sự mới đúng, tuy hai loại án trình tự tố tụng như nhau nhưng thời hạn giải quyết là có sự khác nhau. Bà N là người cùng ông C ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, đáng lẽ cấp sơ thẩm phải xác định bà N là đồng bị đơn nhưng lại xác định bà N tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chưa đúng mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án bà N đã có lời khai trình bày rõ quan điểm. Tuy cấp sơ thẩm có thiếu sót nhưng không nghiêm trọng, quyền lợi của bà N vẫn được đảm bảo, không bị xâm hại vẫn có thể khắc phục sửa chữa, bổ sung tại cấp phúc thẩm.
[2] Căn cứ vào hợp đồng tín dụng được ký kết giữa vợ chồng ông C, bà N với Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh Nam Định số 1669127/2016 - HĐTDDA/NHCT380 ngày 06-9-2016 được lưu tại hồ sơ vụ án, đã thể hiện hợp đồng tín dụng này đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Theo đó, tổng số tiền Ngân hàng đã cho vợ chồng ông C, bà N vay là 14.839.000.000 đồng, mục đích là thanh toán để đóng tàu mới vỏ thép và mua ngư lưới cụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Thời hạn cho vay là 180 tháng, kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo quy định của bên cho vay trong từng thời kỳ, hiện đang áp dụng là 7,0%/năm, lãi suất cho vay được điều chỉnh 01 tháng/lần. Theo hợp đồng vay ông C được ân hạn gốc, đồng thời cấp bù 100% lãi suất trong 12 tháng kể từ ngày 07-10-2016. số tiền vay đều đã được giải ngân. Biện pháp bảo đảm tiền vay là thế chấp tàu cá vỏ thép (máy chính hiệu YANMAR, công suất 829HP, ký hiệu thiết kế: SLR27.07, số đăng ký: NĐ-95959) chủ sở hữu là ông Phạm Văn C theo hợp đồng thế chấp số TC1669127 ngày 06-9-2016 và các văn bản sửa đổi bổ sung kèm theo. Sau khi vay vốn từ ngày 20-11-2017 đến ngày 27-12-2018 vợ chồng ông C, bà N đã thanh toán trả cho Ngân hàng cụ thể tiền nợ gốc là 404.000.000đ, từ ngày 26-10- 6 2017 đến ngày 21-11-2018 tiền nợ lãi là 63.938.627đ. Tổng là 467.938.627đ. Tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm ngày 10-5-2019 vợ chồng ông C, bà N còn nợ số tiền của hợp đồng tín dụng cụ thể nợ gốc là gốc 14.435.000.000đ; Tiền lãi cộng dồn 325.059.485 đồng; lãi phạt cộng dồn 22.767.785 đồng. Vợ chồng ông C, bà N cũng công nhận ngày 06 tháng 9 năm 2016 vợ chồng ông, bà có ký hợp đồng tín dụng số 1669127/2016-HĐTDDA/NHCT380 với Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh Nam Định vay số tiền là 14.839.000.000 đồng (mười bốn tỷ tám trăm ba mươi chín triệu đồng), thời hạn vay là 180 tháng, lãi suất 7%/1 năm, mục đích vay đóng tàu mới vỏ thép khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07-7-2014. Vợ chồng ông bà đã thanh toán trả nợ gốc và nợ lãi, hiện còn nợ lại nợ gốc và nợ lãi như nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vấn đề này không phải chứng minh. Xét việc trả nợ như trên của vợ chồng ông C bà N là trả chưa đủ tiền gốc, lãi đến hạn và trả không đúng hạn theo như hợp đồng tín dụng hai bên đã ký. Do đó bên vay đã vi phạm các điều khoản trả nợ gốc, lãi theo Hợp đồng tín dụng số 1669127/2016 - HĐTDDA ngày 06-9-2016, nên khoản nợ của vợ chồng ông C, bà N chuyển nợ nhóm 2 ngày 03-3-2018, chuyển nợ xấu ngày 23-5-2018. Như vậy có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại thành phố Nam Định buộc vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N phải trả tổng số tiền là 14.782.827.243đ bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn. Hợp đồng thế chấp được các bên ký kết theo đúng quy định của pháp luật và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hợp pháp. Nếu vợ chồng ông C, bà N không trả được nợ thì tài sản thế chấp sẽ được phát mãi để trả nợ là phù hợp.
[3] Xét kháng cáo về Hợp đồng tín dụng theo Nghị định 89 chủ tàu được vay với thời hạn 16 năm chứ không phải là 3 năm, nay ông C quá hạn là 1.123.000. 000đ Ngân hàng buộc ông C phải trả ngay lập tức với số tiền 14.335.000. 000đ là sai với Nghị định 67, nghị định 89, Nghị định 17 của Chính phủ. Hội đồng xét xử thấy hợp đồng tín dụng có ghi thời hạn trả nợ là 180 tháng nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng thì vợ chồng ông C, bà N đã vi phạm nghĩa vụ không thanh toán trả nợ gốc và nợ lãi đúng thời hạn như bảng phân kỳ hạn nợ gốc đã vi phạm Điều 3 của hợp đồng tín dụng nên Ngân hàng có quyền khởi kiện khi vợ chồng ông C, bà N vi phạm hợp đồng là không Có gì sai với Nghị định 67, 89, 17 của Chính phủ, kháng cáo của ông C vấn đề này là không Có cơ sở chấp nhận.
[4] Xét kháng cáo về lý do ông C không trả nợ đúng hạn là do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt đánh bắt kém hiệu quả, xảy ra mất lưới. Hội đồng xét xử thấy lý do ông C nêu ra là không Có cơ sở thuyết phục, cho đến nay bản thân ông không Có tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh về việc này, ông C không thể căn cứ vào lý do này để không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
[5] Xét kháng cáo về việc ông C nghi ngờ Ngân hàng TMCP C chi nhánh Nam Định tìm cơ quan thẩm định giá của Ngân hàng nâng dự toán lên cao hơn so với dự toán ban đầu và quyết định lần một của UBND tỉnh Nam Định là 14.060.000.000đ đã bắt ông phải nhận nợ cao hơn dự toán mà ông đã trình với UBND tỉnh, bắt ông phải xin lại quyết định lần hai của UBND tỉnh Nam Định là 15.812.000. 000đ theo với dự toán mà cơ quan thẩm định giá Ngân hàng TMCP C AMC mới cho ông vay. Hội đồng xét xử thấy hợp đồng tín dụng số 1669127/2016 - HDTDDA/NHCT3 80 ngày 06-9-2016 vợ chồng ông C, bà N ký với Ngân hàng Ngân hàng TMCP C chi nhánh Nam Định là hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc, không trái đạo đức xã hội và hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, đến nay ông C cho rằng Ngân hàng tìm cơ quan thẩm định giá nâng dự toán lên cao hơn, đã bắt ông nhận nợ cao hơn dự toán là không Có cơ sở, bản thân ông Cũng không Có tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh về việc này. Trong hợp đồng tín dụng hai bên ký đã ghi rõ số tiền vay là 14.839.000.000. Các Nghị định 67, 89 và 17 của Chính phủ, chỉ là chính sách khuyến khích định hướng, tạo cơ hội cho ngư dân đóng tàu vỏ thép để khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ, với mục đích để người dân vươn khơi, bám biển có công ăn việc làm tăng thêm thu nhập. Ngày 09-8-2019 đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh Nam Định đã giao nộp cho Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định hai bản sao dự toán giá thành tháng 5 năm 2016 và chứng thư thẩm định giá ngày 05-7-2016 của ông C đã giao nộp cho Ngân hàng, những văn bản này có trước thời điểm ký hợp đồng tín dụng nên kháng cáo của ông C về vấn đề này là không có cơ sở chấp nhận.
[6] Qua những phân tích nêu trên đã cho thấy những kết luận trong bản án sơ thẩm là hoàn toàn phù hợp với những quy định của pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm ông C và luật sư Hùng cũng không đưa ra được các chứng cứ và lý lẽ để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của ông C là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy yêu cầu kháng cáo của ông C không được chấp nhận cần giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
[7]. Về án phí sơ thẩm: Vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
[8] Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của ông C không được chấp nhận nên ông C phải nộp 300.000 (ba trăm nghìn) đồng tiền án phí dân sự phúc thẩm, được đối trừ với tiền nộp tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm ông C đã nộp 300.000 đồng tại chi cục Thi hành án dân sự huyện Giao Thủy theo biên lai số AA/2015/0000406 ngày 27-5-2019, ông C đã thi hành xong án phí dân sự phúc thẩm.
[9] Những quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử không giải quyết, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ khoản 1 Điều 308 BLTTDS, Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
- Căn cứ các Điều 342, 343, 351, 355, 471, 474 Bộ luật dân sự năn 2005; khoản 1 Điều 26; Điều 146; Điều 147; Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 91 và Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại Nam Định.
Buộc vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N phải có nghĩa vụ thanh toán trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại Nam Định, số tiền tính đến ngày 10-5-2019 gồm: Tiền dư nợ gốc 14.435.000.000đ, tổng lãi cộng dồn 325.059.458đ, tổng lãi phạt cộng dồn 22.767.785đ: Tổng cộng là 14.782.827.243 đồng (mười bốn tỷ bảy trăm tám mươi hai triệu tám trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm bốn mươi ba đồng).
2. Trường hợp vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N không trả được nợ, thì Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại Nam Định có quyền yêu cầu cơ quan thì hành án tiến hành phát mại tài sản thế chấp là tàu cá vỏ thép (máy chính hiệu YANMAR, công suất 829HP, ký hiệu thiết kế: SLR27.07, số đăng ký: NĐ-95959) chủ sở hữu là ông Phạm Văn C theo hợp đồng thế chấp số TC1669127 ngày 06-9-2016 để thu hồi khoản nợ. Trường hợp số tiền phát mại tài sản không đủ để thanh toán toàn bộ khoản nợ thì Ngân hàng yêu cầu vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N tiếp tục thu xếp mọi nguồn thu khác bên ngoài, có nghĩa vụ trả nợ cho đến khi thanh toán trả toàn bộ khoản nợ còn lại.
3. Nghĩa vụ thi hành án: Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.
4. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Phạm Văn C phải nộp 300.000 đồng nhưng được đối trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng tại biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm số số AA/2015/0000406 ngày 27-5-2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Giao Thủy, ông C đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.
5. Án phí dân sự sơ thẩm: Buộc vợ chồng ông Phạm Văn C và bà Vũ Thị N phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm là 122.782.000đ (một trăm hai mươi hai triệu bảy trăm tám mươi hai nghìn đồng).
Hoàn trả lại Ngân hàng thương mại cổ phần C- Chi nhánh tại Nam Định số tiền 61.000.000đ (sáu mươi mốt triệu đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 0000255 ngày 18-12-2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Giao Thủy.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án.
File gốc của Bản án 05/2019/KDTM-PT ngày 20/08/2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng – Tòa án nhân dân Nam Định đang được cập nhật.
Bản án 05/2019/KDTM-PT ngày 20/08/2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng – Tòa án nhân dân Nam Định
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân Nam Định |
Số hiệu | 05/2019/KDTM-PT |
Loại văn bản | Bản án |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2019-08-20 |
Ngày hiệu lực | 2019-08-20 |
Lĩnh vực | Kinh tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |