THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2020/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; | KT. THỦ TƯỚNG |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Quy chế này quy định ứng phó sự cố chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Sự cố chất thải và nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải
2. Nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó;
d) Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải;
Điều 4. Phân loại sự cố chất thải
a) Sự cố trong phạm vi của cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở;
2. Sự cố mức độ trung bình là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh).
4. Sự cố mức độ thảm họa là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Việc ứng phó sự cố mức độ thảm họa được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
1. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố chất thải
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường phải lập kế hoạch ứng phó sự cố chất thải, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có thể được lồng ghép vào kế hoạch ứng phó sự cố khác.
c) Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các bộ có liên quan tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
3. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung Kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố chất thải.
5. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố chất thải
b) Diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này được thực hiện theo Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải đã phê duyệt;
d) Cơ quan, cơ sở xây dựng, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có trách nhiệm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a, b, c khoản này.
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều 7. Tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải
2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
4. Cơ sở tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của cơ sở mình.
TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
1. Thông tin về sự cố chất thải phải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản này.
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố;
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý.
1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở.
a) Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố;
3. Báo cáo và thông báo sự cố chất thải quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gồm các nội dung: thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra sự cố; mức độ, phạm vi ảnh hưởng, các thiệt hại do sự cố gây ra; các hoạt động ứng phó sự cố đã thực hiện; đánh giá khả năng ứng phó của cơ sở và các nội dung khác có liên quan.
1. Xác định và công bố sự cố chất thải
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo ứng phó sự cố.
Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố tình trạng khẩn cấp và chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Người chỉ đạo và người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
d) Thủ tướng Chính phủ là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
a) Thành lập sở chỉ huy, chỉ định người chỉ huy, người phát ngôn, lực lượng ứng phó sự cố; thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố trong trường hợp cần thiết;
c) Trực tiếp chỉ đạo ứng phó sự cố; báo cáo và đề nghị cấp trên hỗ trợ ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp cần thiết;
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải
b) Tiếp nhận, sử dụng kinh phí, phương tiện, trang thiết bị và trực tiếp chỉ huy các lực lượng tổ chức ứng phó sự cố; huy động lực lượng, trang thiết bị cần thiết để ứng phó sự cố chất thải; thường xuyên báo cáo người chỉ đạo và cung cấp thông tin cho người phát ngôn về ứng phó sự cố;
5. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan có liên quan khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
d) Các cơ quan quy định điểm a, b và c khoản này có trách nhiệm hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho người chỉ huy ứng phó sự cố và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố có thể quyết định thạnh lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố ngay sau khi sự cố xảy ra.
3. Tổ công tác có nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu, xác định nguyên nhân, nguồn gốc của sự cố và báo cáo kịp thời cho người chỉ đạo, người chỉ huy ứng phó sự cố. Tổ công tác được huy động phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm và chuyên gia để xác định nguyên nhân sự cố.
1. Người phát ngôn được chỉ định trong Quyết định công bố sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này là người phát ngôn chính thức vê sự cố chất thải và ứng phó sự cố chất thải.
a) Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, chính xác về sự cố chất thải và tình hình ứng phó sự cố chất thải cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan và các cơ quan truyền thông;
3. Hình thức cung cấp thông tin
b) Tổ chức họp báo cung cấp thông tin hoặc thông qua các cơ quan truyền thông trung ương, địa phương để thông tin về sự cố, ứng phó sự cố;
4. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về sự cố chất thải và ứng phó sự cố chất thải; các cơ quan truyền thông được tiếp cận thông tin về sự cố chất thải và có trách nhiệm đưa thông tin chính xác, trung thực, kịp thời đến người dân.
Điều 13. Kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải
2. Người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải quyết định công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Quyết định công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố phải được công khai bằng một trong các hình thức cung cấp thông tin quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế này.
CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU SỰ CỐ CHẤT THẢI
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường hoặc chi trả kinh phí cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này do cơ sở gây ra sự cố trực tiếp thực hiện.
3. Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh; phục hồi mặt bằng cư trú, sản xuất kinh doanh, môi trường tự nhiên đối với khu vực không có hệ sinh thái được bảo tồn; khôi phục một số đặc điểm chính của hệ sinh thái đối với khu vực có hệ sinh thái được bảo tồn.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quy chế này, kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường phải được phê duyệt.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;
2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường
b) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;
d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường;
Điều 16. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường
2. Tổ chức, đơn vị trúng thầu thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường và bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 14 Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 17. Kết thúc cải tạo, phục hồi môi trường
2. Quyết định nghiệm thu kết quả cải tạo phục hồi môi trường và kết quả cải tạo, phục hồi môi trường phải được công bố chính thức và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm chi trả kịp thời và đầy đủ toàn bộ các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố thì kinh phí ứng phó, cải tạo, phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.
3. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải theo thẩm quyền phối hợp cơ quan tư pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải thực hiện bồi hoàn cho ngân sách nhà nước các chi phí đã ứng ra để tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, thiệt hại do sự cố có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan về khối lượng, tính chất của chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đồng thời công khai kế hoạch và kịch bản ứng phó sự cố thông qua hình thức niêm yết tại cơ sở và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và các hình thức thuận lợi khác.
3. Đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình có khả năng bị ảnh hưởng phải được tham gia các hoạt động diễn tập ứng phó sự cố chất thải của cơ sở và cơ quan nhà nước. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông tin cho cộng đồng và làm đầu mối thông tin liên lạc trong quá trình chuẩn bị, thực hiện ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố. Trường hợp cần thiết, đại diện cộng đồng dân cư có quyền yêu cầu cơ sở, cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp, giải trình các thông tin về sự cố chất thải, ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố chất thải, bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố chất thải, tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải.
1. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải; kiểm tra và đôn đốc việc chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức ứng phó sự cố; tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất thải.
Điều 22. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải trên phạm vi cả nước; chỉ đạo Tổng cục Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung Kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố;
c) Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông về ứng phó sự cố chất thải; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sự cố chất thải.
a) Chủ trì xây dựng lực lượng, bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải.
3. Bộ Công an chỉ đạo Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cơ quan điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.
5. Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục pháp lý để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải thực hiện việc hoàn trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
7. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ khác tham gia ứng phó sự cố chất thải theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân các cấp
b) Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn;
2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố chất thải trên địa bàn.
1. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố chất thải; xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải; tổ chức ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở và tham gia ứng phó sự cố chất thải theo sự chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền.
File gốc của Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 09/2020/QĐ-TTg về Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 09/2020/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành | 2020-03-18 |
Ngày hiệu lực | 2020-05-01 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Còn hiệu lực |