ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Điện Biên, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Tuy nhiên, trong 06 tháng đầu năm 2020 công tác AT-VSLĐ còn bộc lộ nhiều thiếu sót như: việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, vẫn còn có vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người như vụ tai nạn nổ mìn xảy ra ngày 01/6/2020, tại Mỏ đá bản Ka Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên làm 03 người chết. Nguyên nhân các vụ tai nạn trong những năm qua chủ yếu do người sử dụng lao động chưa chủ động, thường xuyên kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động; người lao động chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động còn hạn chế, thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tuy có sự phối hợp thực hiện giữa các các cấp, các ngành nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện công tác AT-VSLĐ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thường xảy ra tai nạn như: xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, cơ khí, luyện kim,... và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thông báo công khai các vi phạm nghiêm trọng trong công tác AT-VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét kiến nghị khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết người.
b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quan trắc môi trường lao động tại các doanh nghiệp; đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc bố trí người làm công tác y tế cơ sở theo đúng quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ Công Thương về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình.
c) Xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động.
Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác AT-VSLĐ tại các công trình xây dựng cầu đường, công trình giao thông trọng điểm thuộc quyền quản lý; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu: Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
a) Chủ động, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân và thành viên hợp tác xã nông nghiệp nắm rõ quy trình, nguyên tắc vận hành an toàn đối với máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp; biện pháp AT-VSLĐ trong sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.
b) Thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, tổ chức cứu nạn, cứu hộ đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
b) Đổi mới hình thức, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về AT-VSLĐ; chú trọng tuyên truyền trực quan, cụ thể, sát thực tế công việc của người lao động; giới thiệu, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác AT-VSLĐ; hướng dẫn, phổ biến đến công đoàn cơ sở về mô hình, kinh nghiệm tổ chức cho người lao động tự phát hiện các nguy cơ, sự cố mất AT-VSLĐ tại nơi làm việc và đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo đảm AT-VSLĐ.
d) Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố, các Công đoàn ngành, Công đoàn viên chức tỉnh và các công đoàn trực thuộc hướng dẫn các công đoàn cơ sở phối hợp với chủ doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động như: Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc cho cán bộ công đoàn và người lao động; hướng dẫn quy định về AT-VSLĐ cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở lao động. Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ hàng năm; xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ tại nơi làm việc. Thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên tại doanh nghiệp theo quy định, đảm bảo 100% công đoàn cơ sở có lực lượng an toàn, vệ sinh viên. Tổ chức tự kiểm tra công tác AT-VSLĐ; phối hợp điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
a) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động nông dân, xã viên thực hiện các biện pháp làm việc an toàn, phòng chống ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là sử dụng điện và các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp.
b) Cung cấp các nội dung liên quan đến số liệu tình hình công tác an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh phục vụ cho công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về AT- VSLĐ, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các chương trình, hoạt động thông tin, truyền thông khác theo đúng trách nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
a) Tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị này tới các doanh nghiệp trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về AT-VSLĐ , đặc biệt là quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động về AT -VSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương đến với người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng trên địa bàn.
c) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Báo cáo các vụ tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người trở lên với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện ngay sau khi nhận được thông tin xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động để các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác định rõ nguyên nhân và đề ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự tái diễn.
13. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Rà soát, tổ chức bộ phận làm công tác AT-VSLĐ là những người có kinh nghiệm, trình độ, hiểu biết về AT-VSLĐ đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
c) Tăng cường phối hợp với Công đoàn cơ sở để tự kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về AT-VSLĐ đối với người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn lao động cũng như các nội quy, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về AT-VSLĐ tại nơi làm việc.
đ) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường để triển khai thực hiện theo quy định.
Trên đây là Chỉ thị về việc tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Điện Biên; UBND tỉnh Yêu cầu các Sở, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nghiêm túc thực hiện; định kỳ hàng năm trước ngày 25/12 báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị với UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp)./.
- Bộ LĐ-TB&XH (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Ban An toàn giao thông tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ quan báo chí tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX(LVC).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn
Từ khóa: Chỉ thị 09/CT-UBND, Chỉ thị số 09/CT-UBND, Chỉ thị 09/CT-UBND của Tỉnh Điện Biên, Chỉ thị số 09/CT-UBND của Tỉnh Điện Biên, Chỉ thị 09 CT UBND của Tỉnh Điện Biên, 09/CT-UBND
File gốc của Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang được cập nhật.
Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Điện Biên |
Số hiệu | 09/CT-UBND |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Mùa A Sơn |
Ngày ban hành | 2020-10-19 |
Ngày hiệu lực | 2020-10-19 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |