ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2020/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 13 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 40/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng;
Căn cứ Thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Thái Nguyên tại Tờ trình số 1802/TTr-SXD ngày 14 tháng 7 năm 2020 và Công văn số 2759/SXD-GĐXD ngày 19 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điền 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2020.
- Bộ Xây dựng; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ SỬ DỤNG CẦN TRỤC THÁP, MÁY VẬN THĂNG VÀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ- UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Phạm vi điều chỉnh
b) Ngoài các nội dung tại Quy định này thì việc quản lý sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định khác có liên quan.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan: Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) và chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1. Quy định rõ về các hoạt động quản lý sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và trách nhiệm của các cơ quan, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1. Cần trục tháp: Là loại cần trục có cần lắp với phần đỉnh tháp cố định hay di chuyển được quy định tại Mục 3.1 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tháp trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư 29/2016/TT-BXD).
a) Vận thăng chở hàng có người đi kèm: Là thiết bị nâng chuyên dùng để vận chuyển người và hàng hóa theo phương thẳng đứng tại các công trường, cấu tạo gồm có cabin (lồng nâng) di chuyển theo dẫn hướng thẳng đứng là thân tháp qua bộ truyền bánh răng - thanh răng (có thể có hoặc không có đối trọng).
3. Vùng nguy hiểm vật rơi: Là vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che bảo vệ với giới hạn được xác định theo Bảng 1 Mục 2.2.1.6 QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng (sau đây gọi tắt là QCVN 18:2014/BXD).
QUẢN LÝ SỬ DỤNG CẦN TRỤC THÁP, MÁY YẬN THĂNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 4. Điều kiện lắp đặt, sử dụng cần trục tháp
2. Có hồ sơ đánh giá hợp quy, công bố hợp quy của cần trục tháp.
4. Có quy trình an toàn trong tháo, lắp và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sử dụng cần trục tháp trên công trường được quy định tại Mục 2.12, Mục 3.5 của QCVN 29:2016/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục (sau đây gọi tắt là QCVN 29:2016/BLĐTBXH); Mục 2.6.1.2 của QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng (sau đây gọi tắt là QCVN 18:2014/BXD).
a) Trường hợp dự báo tốc độ gió bão trong giới hạn cho phép theo thiết kế của cần trục tháp phải có biện pháp, tiến độ hạ cần trục xuống sát tầng thi công gần nhất, tháo dỡ đối trọng và neo giằng thân tháp, tay cần cố định vào công trình đang thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối.
6. Có mua bảo hiểm cho cần trục tháp và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
8. Đảm bảo phù hợp theo các quy định về quản lý độ cao công trình và chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không được quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
1. Chỉ được lắp đặt cần trục tháp khi đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 4 của Quy định này. Lắp đặt, sử dụng cần trục tháp đảm bảo an toàn theo đúng quy trình và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trường đã được phê duyệt.
3. Công nhân điều khiển cần trục tháp và công nhân thực hiện buộc móc tải phải đảm bảo từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, được đào tạo về chuyên môn và được huấn luyện, cấp thẻ an toàn lao động theo đúng quy định. Việc bố trí công nhân điều khiển cần trục tháp phải có Quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động được quy định tại Mục 3.6.4 và Mục 3.6.5 của QCVN 07:2012/BLĐTBXH.
5. Trường hợp trong quá trình hoạt động các bộ phận của cần trục tháp như cần, đối trọng, tải có phạm vi vận hành phía trên đường giao thông thì không được phép vận hành cần trục trong giờ giao thông đông người (buổi sáng từ 6 giờ 00 phút đến 8 giờ 00 phút, buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 14 giờ 00 phút, buổi chiều từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút). Trường hợp cần thiết phải hoạt động trong khung giờ nêu trên và trường hợp đặc biệt khác phải được cơ quan chức năng hỗ trợ điều tiết giao thông đảm bảo an toàn và phải áp dụng các biện pháp chủ động ngăn ngừa vật rơi, biện pháp bảo vệ an toàn cho người và phương tiện giao thông phía dưới được quy định tại Bảng 1 của QCVN 18:2014/BXD.
7. Bảo đảm sẵn sàng và hiệu quả của hệ thống điện dự phòng để đưa cần trục về trạng thái nghỉ trong trường hợp nguồn điện lưới bị mất.
a) Sử dụng cần trục tháp để nâng, hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén;
c) Để người lên, xuống cần trục khi cần trục đang hoạt động;
đ) Nâng, hạ tải trong tình trạng chưa ổn định, tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác che khuất hoặc đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác;
g) Treo pano, áp phích, khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của cần trục;
Mục 2. QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY VẬN THĂNG
1. Có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của thiết bị theo quy định tại Mục 3.1 của QCVN 16:2013/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng (sau đây gọi tắt là QCVN 16:2013/BLĐTBXH). Lý lịch thiết bị được lập theo mẫu Phụ lục 03 của QTKĐ:02-2016/BXD Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn máy vận thăng trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BXD.
3. Có hồ sơ khảo sát vị trí dự kiến lắp đặt, thiết kế lắp đặt máy vận thăng tại vị trí dự kiến lắp đặt, phải được tính toán đảm bảo an toàn chịu lực, ổn định khi sử dụng máy vận thăng.
5. Có phương án đảm bảo an toàn máy vận thăng trong điều kiện mưa bão.
1. Chỉ được lắp đặt máy vận thăng khi đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 6 của Quy định này.
3. Thực hiện kiểm định kỹ thuật toàn bộ máy vận thăng trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường theo quy định của QTKĐ:02-2016/BXD.
5. Người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp, vận hành máy vận thăng phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp thẻ an toàn lao động theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của máy vận thăng mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến máy vận thăng; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt được quy định tại Mục 3.7.3 của QCVN 16:2013/BLĐTBXH.
7. Nghiêm cấm sử dụng vận thăng chuyên chở vật liệu để chở người.
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý sử dụng tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật an toàn được quy định tại QCVN 07:2012/BLĐTBXH, QCVN 16:2013/BLĐTBXH trong quá trình tháo, lắp và sử dụng đối với cần trục tháp, máy vận thăng.
5. Chịu trách nhiệm đề nghị và phối hợp với Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý công trình giao thông khi phải thực hiện biện pháp điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn cộng đồng cho cần trục tháp làm việc.
Điều 9. Các tổ chức, cá nhân liên quan
2. Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật an toàn quy định tại QCVN 07:2012/BLĐTBXH, QCVN 16:2013/BLĐTBXH và quy định tại Điều 4, Điều 6 Quy định này.
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng đối với công trình dân dụng; công trình sản xuất vật liệu xây dựng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật quy định tại Mục I, Khoản 1 Mục II, Khoản 7 Mục III Phụ lục I quy định về phân loại công trình xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) và công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông, đường quốc lộ, các công trình thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và công trình thuộc trách nhiệm của phòng có chức năng quản lý xây dựng cấp huyện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND), cụ thể:
b) Công trình cấp II, cấp III sử dụng vốn ngân sách nhà nước và công trình cấp II sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư; Công trình cấp II do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư;
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:
b) Kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động được phối hợp đồng thời với kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định Khoản 8 Điều 34 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghi định số 59/2015/NĐ-CP); Điểm a Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2017/TT-BXD);
d) Cập nhật thông tin các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn và tổng hợp gửi báo cáo định kỳ đến Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng ttên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BXD ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chế độ báo cáo thống kê ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2018/TT-BXD).
1. Sở Công Thương
a) Công trình cấp II, III, IV sử dụng vốn ngân sách nhà nước và công trình cấp II, III sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư hoặc ủy quyền cho Sở quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại công trình công nghiệp quy định tại Mục II Phụ lục I quy định về phân loại công trình xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
c) Công trình công nghiệp cấp I trong các khu công nghiệp, bao gồm công trình luyện kim và cơ khí chế tạo, công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công trình dầu khí, công trình năng lượng, công trình hóa chất theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
2. Sở Giao thông vận tải
a) Công trình cấp II, III, IV sử dụng vốn ngân sách nhà nước và công trình cấp II, III sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư hoặc ủy quyền cho Sở quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại công trình giao thông quy định tại Mục IV Phụ lục I Phân loại công trình xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
c) Công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Mục IV Phụ lục II quy định về danh mục công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng đối với các loại công trình xây dựng chuyên ngành trừ các công trình thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và công trình thuộc trách nhiệm quản lý, kiểm tra của phòng có chức năng quản lý xây dựng cấp huyện quản lý theo quy định tại Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND, cụ thể:
b) Công trình cấp II sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư, bao gồm các loại công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Mục V Phụ lục I quy định về phân loại công trình xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên
a) Công trình công nghiệp cấp II, III trong các khu công nghiệp theo quy định tại Phụ lục I quy định về phân loại công trình xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
5. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do mình quản lý trên địa bàn tỉnh, thực hiện các công việc như sau:
b) Cập nhật thông tin các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình chuyên ngành do mình quản lý và định kỳ gửi báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh theo quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BXD.
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn, không phân biệt nguồn vốn, chủ đầu tư trừ các công trình quốc phòng, an ninh thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn; cập nhật thông tin các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng đối với các công trình trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1 Điều này và định kỳ gửi báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh theo quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BXD.
a) Công trình cấp III, cấp IV sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư; công trình cấp III sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; công trình cấp III (có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng) và công trình cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra an toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng; điều tra tai nạn lao động, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư sử dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình khi có yêu cầu; chủ trì điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư đối với các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 04/2017/TT-BXD.
1. Những nội dung khác không quy định trong văn bản quy định này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.
File gốc của Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang được cập nhật.
Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Nguyên |
Số hiệu | 26/2020/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Quang Tiến |
Ngày ban hành | 2020-11-13 |
Ngày hiệu lực | 2020-11-25 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |