Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013); Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo, kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại cuộc họp của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân ngày 12/11/2020.
Điều 18 Luật thi đua, khen thưởng; Kế hoạch thi đua, khen thưởng của cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương). Trực tiếp xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (theo đề nghị của Hội đồng Sáng kiến-Khoa học cùng cấp).
Điều 10 Luật thi đua, khen thưởng). Việc ghi rõ tên của tập thể, cá nhân đăng ký tham gia thi đua, xây dựng mô hình mới, gương điển hình tiên tiến, danh hiệu thi đua... nhằm khuyến khích các đối tượng khi đăng ký tham gia thi đua, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu; đồng thời, có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện tham gia hoặc chủ trì các đề tài, sáng kiến... để có thể đề nghị công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cao theo quy định.
khoản 3 Điều 9, khoản 4 Điều 46 Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng).
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Tòa án nhân dân có tư cách pháp nhân xét, quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý (trên cơ sở kết quả bình xét, đề xuất của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng hoặc Hội nghị thi đua, khen thưởng cùng cấp). Đối với cơ quan, đơn vị (các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao) không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) trực tiếp xét tặng (theo mục b khoản 2 Điều 43 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng).
Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng). Việc tặng thưởng “Giấy khen” được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua theo chuyên đề, hoặc hoàn thành một hạng mục công trình và do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định” (theo khoản 3 Điều 40 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số diều của Luật Thi đua, khen thưởng). Đối với cơ quan, đơn vị Tòa án nhân dân không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) trực tiếp xét tặng (theo mục b khoản 2 Điều 43 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng).
1. Đối với chỉ tiêu chuyên môn
+ Tách riêng số lượng các loại vụ, việc đã hòa giải, đối thoại thành để đánh giá (theo Chỉ thị số 04/2017/CT-CA ngày 03/10/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao). Đối với số liệu chi tiết của từng loại vụ, việc cụ thể thì lập thành Biểu thống kê riêng gửi kèm theo Báo cáo.
- Báo cáo số liệu hòa giải, đối thoại thành của đơn vị hoặc của Thẩm phán: chỉ tổng hợp số lượng các vụ án (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính) thực tế đã hòa giải, đối thoại thành trên tổng số vụ án (dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính) mà đơn vị hoặc Thẩm phán đã giải quyết sơ thẩm. Không tính số liệu các vụ việc hòa giải, đối thoại thành theo thủ tục của Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án (nếu có Quyết định: “công nhận hoặc không công nhận hòa giải, đối thoại thành” theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì được tính là số liệu giải quyết vụ việc dân sự, hành chính).
2. Đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tòa án nhân dân (trong đó, có các chức danh tư pháp: Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án nhân dân)
- Căn cứ kết quả thành tích đã đạt được của cá nhân và tập thể đơn vị trong phong trào thi đua yêu nước do cấp trên và lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát động (theo Luật Thi đua, khen thưởng và các Văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Ban thi đua-Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao). Đánh giá thi đua, bình xét khen thưởng của cá nhân trước, tập thể đơn vị sau.
- Căn cứ kết quả thành tích đã đạt được của tập thể đơn vị trong phong trào thi đua yêu nước do cấp trên và lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát động (theo Luật Thi đua, khen thưởng và các Văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Ban thi đua-Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao) đã tạo động lực giúp đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu công tác chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.
Điều 3 Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/03/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
4. Đối với việc đề nghị công nhận là “Tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất” để tặng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”, “Cờ thi đua của Chính phủ” phải được thông qua quy trình bình xét, đánh giá, so sánh từ các cụm thi đua do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức (theo Điều 11, 12 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng).
1. Thủ trưởng các đơn vị (trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án), Chánh án Tòa án nhân dân các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên (trong đó có các nội dung sửa đổi, bổ sung tại văn bản này); căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo và động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
3. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của tại các đơn vị Tòa án quân sự các cấp và Cụm thi đua số VIII theo quy định chung của Bộ Quốc phòng.
Nơi nhận: - Như trên (để t/h); - Đ/c CA TANDTC (để b/c); - Các đ/c PCA TANDTC (để p/hợp c/đạo); - Các đ/c T.Viên HĐ TĐ-KT TAND; - Lưu: VP, Vụ TĐKT.
Điều 18
1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cả nước.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. lãnh đạo ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành và lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.
4. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 10
1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:
a) Phong trào thi đua.
b) Đăng ký tham gia thi đua.
c) Thành tích thi đua.
d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
2. Căn cứ xét khen thưởng:
a) Tiêu chuẩn khen thưởng.
b) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích.
c) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
Điều 43. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”
...
2. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến” thực hiện như sau:
...
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên trực tiếp xét tặng.
Điều 11. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
“Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau:
1. Là tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu trong số các tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương. Số lượng tập thể được xét, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”không quá 20% tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
2. Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu các khối, cụm thi đua do Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương tổ chức.
3. Tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá, bình xét, suy tôn khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
Điều 12. Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương
1. Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất để tặng Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phải được thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối, cụm thi đua do bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn tổ chức, hoạt động của khối, cụm thi đua thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
3. Đối tượng, tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của quân đội, công an.
Điều 3. Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án
1. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị. bản án phúc thẩm. quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
2. Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm giải quyết việc dân sự.
3. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
4. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật. quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 9. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua
...
3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”.
b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.
Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
...
Điều 46. Tuyến trình khen thưởng
...
4. Tập thể, cá nhân làm chuyên trách công tác đảng, đoàn thể: Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức và quỹ lương thì cấp đó xét khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
a) Tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, đoàn thể ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương thì nơi trực tiếp quản lý cán bộ, công chức và quỹ lương xét, quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
b) Tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc cấp tỉnh, do cơ quan đảng, đoàn thể trực tiếp quản lý xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
c) Tập thể chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc cấp huyện, do cơ quan đảng, đoàn thể trực tiếp quản lý xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
d) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với: Các ban, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc hệ thống Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công đoàn ngành trung ương. Liên đoàn Lao động cấp huyện. Công đoàn ngành cấp tỉnh, Công đoàn viên chức cấp tỉnh, Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất. Công đoàn Tổng công ty và tương đương. Công đoàn cơ sở và cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ ngân sách công đoàn thuộc các đơn vị nêu trên.
Điều 74
1. Giấy khen để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất.
2. Giấy khen gồm:
a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước.
c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
đ) Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
...
41. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 74 như sau:
“2. Giấy khen gồm:
a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã.
c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.”*
File gốc của Công văn 356/CV-TANDTC-TĐKT năm 2020 về công tác thi đua khen thưởng của Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.