Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục KSTT; - Lưu: VT, PL (2b).
mục 3 Điều 3 Nghị quyết số 124/2020/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020 tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV;
b) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tổ chức theo dõi thi hành pháp luật;
d) Bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1. Lĩnh vực, phạm vi, đối tượng theo dõi:
- Phạm vi theo dõi: Việc thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất; về giao rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng.
b) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường
- Đối tượng theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.
- Phạm vi theo dõi: Việc thi hành pháp luật về các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành.
- Cơ quan thực hiện: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Nội dung hoạt động:
+ Ban hành công văn hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi theo dõi trọng tâm, liên ngành.
- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các bộ, ngành, địa phương trực tiếp xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Nội dung hoạt động: Thành lập Đoàn công tác liên ngành và tổ chức kiểm tra, điều tra, khảo sát liên ngành theo Kế hoạch này và kiểm tra, điều tra, khảo sát đột xuất tình hình thi hành pháp luật về: (i) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất; giao rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng, (ii) bảo vệ môi trường biển và hải đảo, (iii) các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Sản phẩm đầu ra: Thông báo Kết luận kiểm tra; báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
- Địa điểm kiểm tra, điều tra, khảo sát liên ngành: Dự kiến kiểm tra, điều tra, khảo sát tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số bộ, ngành, địa phương khác.
- Thời gian kiểm tra: Quý II, III, IV năm 2021.
đ) Tổ chức Hội nghị xử lý kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật:
- Thành phần tham dự: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và một số bộ, ngành khác liên quan; Ủy ban nhân dân các địa phương.
- Kinh phí thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
2. Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật;
4. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;
Điều 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị trong các báo cáo thẩm tra, giám sát chuyên đề, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
...
3. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. thực hiện các giải pháp tài khóa, tiền tệ phù hợp để kích thích tổng cầu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực trọng yếu. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gắn với thực thi nghiêm pháp luật. rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, nhất là trong lĩnh vực thuế, đất đai, tài nguyên, môi trường, đầu tư, xây dựng, thương mại, quản lý thị trường... để tiếp tục hoàn thiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém hiện nay, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Có giải pháp, chính sách thích hợp để tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen và cho vay nặng lãi.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để vừa thúc đẩy xuất khẩu, vừa phát triển mạnh thị trường trong nước. trong đó chú trọng kích cầu tiêu dùng, phát triển hệ thống phân phối trong nước và đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Chủ động, tận dụng tốt hơn, hiệu quả hơn các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất phát triển của từng địa bàn. khuyến khích phát triển các mô hình chợ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, các trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi ở khu vực đô thị.
Công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá kết hợp quản lý thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường. Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công.
Điều 14. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:
a) Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật. bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật.
c) Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực.
d) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật.
đ) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
e) Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
*Điều này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
...
5. Bổ sung khoản 3, khoản 4, khoản 5 vào Điều 14 như sau:
“3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật. tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật. tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
4. Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải báo cáo bằng văn bản về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Đối với các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị này gửi Bộ Tư pháp trong quý I năm sau kỳ báo cáo.
5. Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Điều 118, Điều 119 và Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”*
File gốc của Quyết định 49/QĐ-TTg về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.