HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1991 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 52-LCT/HĐNN8 NGÀY 07/05/1991 VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Để bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng dân sự trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng; góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Điều 2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 3. Cá nhân có quyền giao kết hợp đồng dân sự
1- Cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.
3- Cá nhân từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được giao kết hợp đồng dân sự, nếu họ có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp pháp luật quy định phải từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Điều 4. Tổ chức có quyền giao kết hợp đồng dân sự
1- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội gọi chung là tổ chức, có tư cách pháp nhân, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.
2- Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
b) Tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước Toà án;
c) Được thành lập hợp pháp và được pháp luật công nhận là một tổ chức độc lập.
Điều 5. Giao kết hợp đồng dân sự thông qua người đại diện
Cá nhân, pháp nhân có thể giao kết hợp đồng thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền, có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng do người đại diện giao kết đúng thẩm quyền.
Điều 6. Đại diện theo pháp luật
1- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân và chỉ được giao kết hợp đồng trong phạm vi thẩm quyền đại diện do pháp luật hoặc điều lệ của pháp nhân quy định.
2- Người đại diện theo pháp luật của người dưới mười tám tuổi, của người mất trí là cha, mẹ hoặc người đỡ đầu và được toàn quyền giao kết hợp đồng dân sự vì lợi ích của người được đại diện.
Điều 7. Đại diện theo uỷ quyền
1- Người được uỷ quyền chỉ được giao kết hợp đồng dân sự trong phạm vi uỷ quyền mà người uỷ quyền và người được uỷ quyền đã thoả thuận. Việc uỷ quyền phải được thông báo cho bên cùng giao kết hợp đồng.
2- Người được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người khác, nếu có sự đồng ý của người uỷ quyền.
3- Việc uỷ quyền, uỷ quyền lại phải được lập thành văn bản hoặc phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật quy định là hợp đồng mà người được uỷ quyền giao kết phải được lập thành văn bản hoặc phải được chứng thực.
4- Uỷ quyền chấm dứt khi người được uỷ quyền hoàn thành việc được uỷ quyền, hết hạn uỷ quyền hoặc người uỷ quyền rút việc uỷ quyền.
Điều 8. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự
1- Hợp đồng dân sự phải được thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện và các thoả thuận khác đã ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng dân sự chỉ được sửa đổi, chấm dứt theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
2- Các bên có nghĩa vụ trao đổi thông tin và hợp tác trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Điều 9. Nguyên tắc trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự
Các bên hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những vi phạm trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự.
Điều 10. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng dân sự
Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hợp đồng.
GIAO KẾT, THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Mục 1: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Điều 11. Đề nghị, chấp nhận giao kết hợp đồng
1- Bên đề nghị giao kết hợp đồng mà có nêu rõ những điều khoản chủ yếu của hợp đồng với một cá nhân hoặc một pháp nhân, thì phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thời hạn đã ấn định.
2- Việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có giá trị trong thời hạn mà bên đề nghị đã ấn định.
3- Sự im lặng không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 12. Nội dung chủ yếu của hợp đồng
1- Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điểm đặc trưng của từng loại hợp đồng mà pháp luật quy định và những điểm mà các bên yêu cầu thoả thuận.
2- Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những điểm chủ yếu sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng là tài sản hoặc một việc;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá cả;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Điều 13. Hình thức của hợp đồng
1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
2- Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thoả thuận về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các bên ký vào văn bản.
Nếu hợp đồng phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực.
1- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội;
b) Một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng.
2- Hợp đồng do người dưới mười tám tuổi giao kết mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này, thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu có quyền yêu câu Toà án xác định hợp đồng vô hiệu.
3- Khi một bên hợp đồng bị nhầm lẵn về nội dung chủ yếu của hợp đồng, bị đe doạ hoặc bị lừa dối, thì có quyền yêu cầu Toà án xác định hợp đồng vô hiệu.
4- Hợp đồng vô hiệu từng phần, khi nội dung của phần đó vô hiệu, nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của hợp đồng.
Điều 16. Xử lý hợp đồng vô hiệu
1- Hợp đồng vô hiệu không có giá trị từ thời điểm giao kết.
2- Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc đã được thực hiện một phần, thì các bên không được tiếp tục thực hiện.
3- Trong trường hợp hợp đồng đã được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, thì các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền.
4- Bên có lỗi trong việc giao kết hợp đồng vô hiệu mà gây ra thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường, trừ trường hợp bên bị thiệt hại biết rõ lý do làm cho hợp đồng vô hiệu mà vẫn giao kết.
5- Khoản thu nhập không hợp pháp từ việc thực hiện hợp đồng vô hiệu phải bị tịch thu.
Mục 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Điều 17. Thời hạn thực hiện hợp đồng
1- Hợp đồng phải được thực hiện đúng thời hạn đã thoả thuận.
2- Nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, thì các bên có quyền thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào.
3- Bên có nghĩa vụ chỉ được thực hiện hợp đồng trước hoặc sau thời hạn đã thoả thuận, nếu được bên kia đồng ý.
Điều 18. Địa điểm thực hiện hợp đồng
1- Hợp đồng phải được thực hiện tại địa điểm mà các bên đã thoả thuận hoặc tại địa điểm mà pháp luật quy định đối với từng loại hợp đồng.
2- Trong trường hợp các bên không thoả thuận về địa điểm thực hiện hợp đồng, thì hợp đồng được thực hiện tại nơi thường trú hoặc trụ sở của bên có nghĩa vụ.
Trong trường hợp các bên không thoả thuận về địa điểm trả tiền, thì địa điểm trả tiền là nơi thường trú hoặc trụ sở của bên nhận tiền.
Nếu đối tượng của hợp đồng là nhà cửa, công trình xây dựng khác hoặc cây lâu năm, thì địa điểm thực hiện hợp đồng là nơi có tài sản đó.
Điều 19. Thực hiện nghĩa vụ giao một vật.
1- Một bên hợp đồng chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao một vật, khi đã giao vật đó cho bên kia hợp đồng theo đúng thoả thuận.
2- Trong trường hợp đến hạn mà chưa giao vật, thì bên đang giữ vật đó phải chịu trách nhiệm về tổn thất xảy ra trước khi giao.
Điều 20. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng địa điểm, đúng phương thức, thời hạn đã thoả thuận.
Điều 21. Thực hiện nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc
1- Bên nhận làm hoặc không làm một việc chỉ hoàn thành nghĩa vụ khi đã làm một hoặc không làm việc đó theo đúng thoả thuận.
2- Bên nhận làm một việc mà làm không đúng theo thoả thuận, thì bên kia có quyền yêu cầu làm lại hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng.
3- Bên nhận không làm một việc mà lại làm việc đó, thì bên kia có quyền yêu cầu chấm dứt việc làm đó hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Điều 22. Thực hiện hợp đồng có nhiều người tham gia
1- Nếu trong hợp đồng mà một bên có nhiều người tham gia và nghĩa vụ của họ độc lập với nhau, thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
2- Nếu trong hợp đồng mà một bên có nhiều người tham gia có nghĩa vụ liên đới, thì bên kia có quyền yêu cầu một trong những người có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện toàn bộ hợp đồng.
Khi một trong những người có nghĩa vụ liên đới đã thực hiện toàn bộ hợp đồng, thì người đó có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Điều 23. Thực hiện hợp đồng có điều kiện
Trong trường hợp các bên thoả thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt.
Điều 24. Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
1- Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì bên giao kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và người thứ ba có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
2- Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình, thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện hợp đồng, nếu các bên giao kết không có thoả thuận khác.
Điều 25. Chuyển quyền, nghĩa vụ của các bên hợp đồng
1- Một bên hợp đồng có thể chuyển quyền của mình cho người khác, trừ trường hợp các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định không được chuyển quyền. Việc chuyển quyền phải được thông báo cho bên kia biết.
2- Một bên hợp đồng có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác thực hiện thay, nếu có sự đồng ý của bên kia hợp đồng.
Mục 3: SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1- Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi hợp đồng, nếu pháp luật không có quy định khác.
2- Nếu hợp đồng phải được lập thành văn bản, đăng ký hoặc chứng thực, thì khi sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó.
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1- Hợp đồng đã được thực hiện xong;
2- Hợp đồng chấm dứt theo thoả thuận của các bên;
3- Hợp đồng phải chấm dứt theo quy định của pháp luật;
4- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giải thể hoặc phá sản mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
5- Hợp đồng không thể thực hiện trong trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
1- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng theo điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.
2- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì hoàn trả bằng tiền. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
Điều 29. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
1- Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo điều kiện mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết việc đơn phương đình chỉ.
2- Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện, thì hợp đồng bị chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ. Bên đã giao một vật hoặc đã làm một việc, thì có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chương 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1- Các bên có thể thoả thuận thế chấp toàn bộ hoặc một phần nhà cửa, công trình xây dựng khác, tàu biển, cây lâu năm nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp và có thể bán được.
2- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 31. Hình thức thế chấp tài sản
1- Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản và được cơ quan công chứng Nhà nước chứng thực.
2- Trong văn bản thế chấp phải ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, trị giá tài sản; thời hạn thế chấp; phương thức xử lý tài sản thế chấp.
Điều 32. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản
Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Phải giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản;
2- Phải bảo quản tài sản thế chấp; chỉ được sử dụng, hưởng hoa lợi, nếu được sự đồng ý của bên nhận thế chấp;
3- Không được bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản thế chấp; không được dùng tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ khác.
Điều 33. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản
1- Bên nhận thế chấp tài sản phải trả lại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp, khi bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ.
2- Trong trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp, thì phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 của Pháp lệnh này.
Điều 34. Xử lý tài sản thế chấp
1- Trong trường hợp bên thế chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận, thì tài sản thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quyết định của Toà án, khi có yêu cầu của một trong các bên.
2- Bên nhận thế chấp tài sản được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp. Nếu tiền bán tài sản thế chấp không đủ để thanh toán, thì bên thế chấp phải bảo đảm phần còn lại bằng các tài sản khác.
1- Các bên có thể thoả thuận cầm cố tài sản, trừ nhà cửa, công trình xây dựng khác, cây lâu năm để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố và có thể bán được.
2- Tài sản cầm cố được giao cho bên nhận cầm cố giữ, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 36. Hình thức cầm cố tài sản
1- Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, trị giá tài sản; thời hạn cầm cố; phương thức xử lý tài sản cầm cố.
2- Văn bản cầm cố tài sản phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật có quy định.
Điều 37. Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
1- Bên cầm cố phải giao tài sản cầm cố theo đúng thoả thuận. Nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì cũng phải giao giấy tờ đó.
2- Trong trường hợp bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản; không được bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ khác; chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên nhận cầm cố.
Điều 38. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
1- Trong trường hợp bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, không được bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố; chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên cầm cố.
2- Bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sử hữu tài sản cho bên cầm cố, khi bên cầm cố đã hoàn thành nghĩa vụ.
Việc xử lý tài sản cầm cố được thực hiện theo như quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này về xử lý tài sản thế chấp.
1- Bảo lãnh là việc cá nhân hoặc pháp nhân, gọi chung là người bảo lãnh, cam kết chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận. Người bảo lãnh chỉ có thể bảo lãnh bằng tài sản hoặc bằng việc thực hiện một việc.
2- Người bảo lãnh đã thực hiện xong cam kết, có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
Văn bản bảo lãnh phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật có quy định.
1- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một số tiền nhất định để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2- Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, thì số tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc một số tiền gấp đôi số tiền đặt cọc, nếu các bên không có thoả thuận khác.
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Điều 43. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Bên có lỗi trong việc không thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng không đúng thoả thuận, thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, nếu pháp luật không có quy định khác.
Điều 44. Trách nhiệm do không thực hiện hợp đồng
Trong trường hợp một bên không thực hiện hợp đồng, thì bên đó phải thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên kia và bồi thường thiệt hại.
Điều 45. Trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng
Trong trường hợp thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết mà một bên chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình, thì bên đó phải tiếp tục thực hiện và bồi thường thiệt hại. Bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
Điều 46. Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đủ số lượng
1- Trong trường hợp một bên thực hiện hợp đồng không đủ số lượng, thì bên đó phải tiếp tục thực hiện đầy đủ.
2- Bên kia hợp đồng có quyền nhận, đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng; nếu nhận thì chỉ thanh toán theo số lượng đã nhận.
3- Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Điều 47. Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đúng chất lượng
1- Trong trường hợp một bên vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng đã thoả thuận hoặc do pháp luật quy định, thì bên bị vi phạm có quyền không nhận hoặc nếu nhận, thì có quyền yêu cầu giảm giá hoặc sửa chữa sai sót và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2- Trong thời hạn bảo hành mà chất lượng không được bảo đảm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, thì bên có vật được bảo hành có quyền yêu cầu sửa chữa không phải trả tiền, được giảm giá, đổi vật khác hoặc trả lại vật và đòi lại tiền và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 48. Trách nhiệm do thực hiện hợp đồng không đồng bộ
Trong trường hợp một bên không hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hoá, một việc theo thoả thuận, thì bên bị vi phạm có quyền không nhận và yêu cầu hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hoá hoặc việc đó, và có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Điều 49. Trách nhiệm do giao một vật không đúng chủng loại
Trong trường hợp một bên giao một vật không đúng chủng loại, thì bên kia có quyền không nhận và yêu cầu giao vật đúng chủng loại, đơn phương đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 50. Trách nhiệm do chậm thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền
Trong trường hợp thời hạn trả tiền đã hết mà một bên chưa trả tiền hoặc trả chưa đầy đủ, thì bên kia có quyền yêu cầu trả ngay và đầy đủ cùng lãi suất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
1- Bên vi phạm hợp đồng do lỗi của mình mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
2- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thiệt hại có thể được bồi thường bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một việc. Trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng bồi thường của bên vi phạm, thì bên vi phạm có thể được giảm mức bồi thường.
3- Thiệt hại là tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền mà bên vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm. Thiệt hại bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí cần thiết để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất.
Điều 52. Trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
Bên vi phạm hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
2- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, nếu pháp luật không có quy luật khác.
Điều 53. Trách nhiệm của nhiều người gây thiệt hại
1- Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng có nhiều người cùng gây thiệt hại, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại, nếu trách nhiệm liên đới được các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
2- Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng có nhiều người cùng gây thiệt hại mà trách nhiệm của họ độc lập với nhau, thì mỗi người chỉ phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Điều 54. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên cùng có lỗi
Nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của các bên, thì bên bị thiệt hại không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Điều 55. Phạt vi phạm hợp đồng
1- Ngoài trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và 50 của Pháp lệnh này, thì bên vi phạm phải nộp cho bên kia một khoản tiền phạt, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2- Mức tiền phạt do các bên thoả thuận, nếu pháp luật không quy định.
1- Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm xẩy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thời hạn này, bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện.
2- Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
3- Đối với hợp đồng bị vi phạm trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.
1- Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với hợp đồng có mục đích kinh doanh của cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp tư nhân.
2- Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với hợp đồng dân sự mà một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài giao kết, được thực hiện tại Việt Nam, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1991.
Những quy định về họp đồng dân sự trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
| Võ Chí Công (Đã ký) |
File gốc của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành đang được cập nhật.
Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Hội đồng Nhà nước |
Số hiệu | 52-LCT/HĐNN8 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Người ký | Võ Chí Công |
Ngày ban hành | 1991-04-29 |
Ngày hiệu lực | 1991-07-01 |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
Tình trạng | Hết hiệu lực |