IEC 268-1 : 1985
\r\n\r\nWITH AMENDMENT 1 : 1988
\r\n\r\nAND AMENDMENT 2 : 1988
\r\n\r\nTHIẾT\r\nBỊ CỦA HỆ THỐNG ÂM THANH - PHẦN 1: QUI ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\nSound system\r\nequipment - Part 1: General
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6697-1 : 2000 hoàn toàn tương đương với\r\ntiêu chuẩn IEC 268-1 : 1985, Sửa đổi 1 : 1988 và Sửa đổi 2 : 1988;
\r\n\r\nTCVN 6697-1 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn\r\nTCVN/TC/E 3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo\r\nlường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa\r\nhọc và Công nghệ) ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ\r\nTiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại\r\nkhoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1\r\nĐiều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi\r\ntiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG\r\nÂM THANH - PHẦN 1: QUI ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\nSound system\r\nequipment - Part 1: General
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho các loại hệ thống\r\nâm thanh và các bộ phận cấu thành của hệ thống hoặc được sử dụng làm phụ kiện\r\ncủa hệ thống.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định\r\ncác tính năng của thiết bị của hệ thống âm thanh, so sánh các kiểu thiết bị và\r\nxác định tính chất ứng dụng thực tế bằng cách đưa ra các đặc tính có ích cho\r\ncác quy định kỹ thuật và đưa ra các phương pháp đo thống nhất các đặc tính này.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này chỉ giới hạn việc mô tả các\r\nđặc tính khác nhau và các phương pháp đo thích hợp. Tiêu chuẩn này nhìn chung\r\nkhông quy định các tính năng (trừ các quy định trong phần 10).
\r\n\r\nBộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh gồm các phần sau\r\nđây, trong đó, các đặc tính của các bộ phận khác nhau của hệ
\r\n\r\nthống âm thanh và các phương pháp đo được quy\r\nđịnh; một số phần có đưa ra các giá trị ưu tiên.
\r\n\r\n- Phần 1: Quy định chung
\r\n\r\n(Các đặc tính thống nhất và các phương pháp\r\nđo)
\r\n\r\n- Phần 2: Giải thích các thuật ngữ chung
\r\n\r\n(Giải thích các thuật ngữ chung và phương\r\npháp tính toán)
\r\n\r\n- Phần 3: Bộ khuếch đại của hệ thống âm thanh
\r\n\r\n(Các bộ khuếch đại của hệ thống âm thanh\r\nchuyên dụng và dùng trong gia đình)
\r\n\r\n- Phần 4: Micrô
\r\n\r\n(Các micrô chuyên dụng và dùng trong gia\r\nđình)
\r\n\r\n- Phần 5: Loa
\r\n\r\n(Các loa chuyên dụng và dùng trong gia đình được\r\ncoi là phần tử thụ động hoàn toàn)
\r\n\r\n- Phần 6: Phần tử thụ động phụ trợ
\r\n\r\n(Bộ suy giảm, biến áp, bộ lọc và bộ âm sắc được\r\ndùng như là các bộ phận riêng biệt, được kết hợp với các bộ phận riêng biệt\r\nkhác của hệ thống âm thanh)
\r\n\r\n- Phần 7: Tai nghe và bộ nghe-nói
\r\n\r\n(Tai nghe và bộ nghe-nói áp vào tai)
\r\n\r\n- Phần 8: Thiết bị tự động điều chỉnh độ tăng\r\ních
\r\n\r\n(Bộ hạn chế và bộ nén)
\r\n\r\n- Phần 9: Thiết bị vang nhân tạo, trễ thời\r\ngian và dịch chuyển tần số
\r\n\r\n(Thiết bị thường được sử dụng để đạt được\r\nhiệu ứng đặc biệt trong hệ thống âm thanh)
\r\n\r\n- Phần 10: Dụng cụ đo mức của chương trình
\r\n\r\n(Dụng cụ đo đỉnh và bộ chỉ thị VU)
\r\n\r\n- Phần 11: Bộ nối dùng để liên kết các cụm\r\ncủa hệ thống âm thanh
\r\n\r\n(Sử dụng các bộ nối để liên kết các bộ phận\r\ncủa hệ thống âm thanh)
\r\n\r\n- Phần 12: Bộ nối tròn dùng cho truyền thông\r\nvà mục đích sử dụng tương tự.
\r\n\r\n(Sử dụng các bộ nối để đấu nối giữa các bộ\r\nphận truyền thông hoặc hệ thống chuyên dụng tương tự)
\r\n\r\n- Phần 13: Thử nghiệm nghe trên loa
\r\n\r\n(Thử nghiệm nghe và phương pháp khách quan để\r\nđánh giá chất lượng của hệ thống truyền dẫn)
\r\n\r\n- Phần 14: Loa elíp và loa tròn: Đường kính\r\nkhung ngoài và kích thước lắp đặt
\r\n\r\n(Đặc tính kích thước của loa điện động)
\r\n\r\n- Phần 15: Giá trị phối hợp ưu tiên để liên\r\nkết các cụm của hệ thống âm thanh
\r\n\r\n(Các giá trị điện ưu tiên để liên kết đúng\r\ncác cụm của hệ thống âm thanh)
\r\n\r\n\r\n\r\nHệ thống đơn vị quốc tế (SI) như đã cho trong\r\nIEC 27: Ký hiệu bằng chữ dùng trong kỹ thuật điện, được sử dụng xuyên suốt\r\ntrong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\nNếu các phép đo cần được thực hiện ở các tần\r\nsố rời rạc thì các tần số này phải là tần số được quy định làm tần số ưu tiên\r\nđối với các phép đo âm thanh trong ISO 266, được thể hiện trong Bảng 1. Nếu\r\nphép đo liên quan đến tần số chuẩn, trong trường hợp không có lý do xác đáng\r\nthì tần số này phải là tần số chuẩn tiêu chuẩn bằng 1 000 Hz.
\r\n\r\nNếu phép đo cần được thực hiện mà chỉ dùng\r\nđến một tần số tín hiệu, thì tần số tín hiệu phải được chọn là tần số chuẩn.\r\nNếu các phép đo cần được thực hiện ở một vài tần số khác nhau, thì phải có cả\r\ntần số chuẩn đã chọn. Các tần số khác cần chọn để kết quả của các phép đo đặc trưng\r\ncho tính chất của các đặc tính trên toàn dải tần số hữu dụng.
\r\n\r\nNếu các phép đo cần được thực hiện trong các\r\nbăng tần có độ rộng tương đối không đổi thì phải ưu tiên sử dụng các băng tần 1\r\nocta và 1/3 octa như được nêu trong 6.2.3.
\r\n\r\n4. Các đại lượng cần quy\r\nđịnh và độ chính xác của chúng
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác, thì các giá\r\ntrị điện áp, dòng điện, thanh áp, v.v... được nêu trong tiêu chuẩn này được coi\r\nlà giá trị hiệu dụng (r.m.s). Đối với hầu hết các mục đích đo cần đảm bảo độ\r\nchính xác ± 0,15 dB khi đo các đại lượng điện, và ± 1 dB khi đo các đại lượng\r\nâm thanh. Độ chính xác của phép đo yêu cầu chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng\r\nkết quả đo.
\r\n\r\n5. Ghi nhãn và ký\r\nhiệu dùng cho ghi nhãn
\r\n\r\n5.1. Ghi nhãn
\r\n\r\nCác đầu nối và các núm điều khiển phải được\r\nghi đầy đủ những thông tin cần thiết về chức năng, đặc tính và cực tính của\r\nchúng.
\r\n\r\nViệc ghi nhãn phải sao cho có thể điều chỉnh\r\nđược các núm điều khiển và nhận biết được vị trí của chúng với đủ độ chính xác\r\nvề thông tin được cho trong hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\n5.2. Ký hiệu dùng cho ghi nhãn
\r\n\r\nViệc ghi nhãn nên ưu tiên các ký hiệu bằng\r\nchữ, dấu hiệu, chữ số hoặc màu mà quốc tế quy định. Tham khảo IEC 27, IEC 617:\r\nKý hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện, và IEC 417: Ký hiệu bằng hình vẽ để sử\r\ndụng trên thiết bị, chỉ số, mô tả, tài liệu sưu tập của các tờ rời.
\r\n\r\nCác nội dung của nhãn không có trong các tiêu\r\nchuẩn nêu trên thì phải được giải thích rõ ràng trong hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\n6. Bộ lọc, đường cong\r\ntrọng số và dụng cụ đo thông số tạp âm và phép đo
\r\n\r\nQuy định kỹ thuật đối với tạp âm hoặc tỷ số\r\ntín hiệu trên tạp âm liên quan đến tạp âm được đo bằng một trong các phương\r\npháp sau đây.
\r\n\r\n6.1. Đo băng tần rộng
\r\n\r\nBộ lọc phải là bộ lọc thông dải băng tần có\r\nđáp tuyến tần số nằm trong giới hạn được cho trên hình 5. (Điều này hoàn toàn tương\r\nđương với quy định kỹ thuật về bộ lọc băng tần rộng trong CCIR 468-3)
\r\n\r\nBộ lọc thông dải băng tần này có tỷ số truyền\r\ndẫn hầu như không đổi giữa tần số giữa 22,4 Hz và 22,4 kHz và giảm dần ở phía\r\nngoài của băng tần với tốc độ được quy định đối với các bộ lọc băng tần 1 octa,\r\ncó các tần số ở giữa băng là 31,5 Hz và 16 000 Hz được quy định trong IEC 225:\r\nBộ lọc băng tần 1 octa, 1/2 octa và 1/3 octa dùng để phân tích âm thanh và\r\nrung, có độ dốc của đáp tuyến nằm trong giới hạn của quy định kỹ thuật này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Cần lưu ý khi có tín hiệu mạnh nằm\r\nngay sát phía ngoài của giới hạn băng tần vì trong trường hợp này, kết quả\r\ntrong chừng mực nhất định sẽ phụ thuộc vào đáp tuyến tần số cụ thể của bộ lọc được\r\nsử dụng.
\r\n\r\n6.2. Phép đo có trọng số
\r\n\r\n6.2.1. Tạp âm (trọng số A) hoặc tỷ số tín\r\nhiệu trên tạp âm (trọng số A)
\r\n\r\nBộ lọc này phải có các đặc tính có trọng số A\r\nvới dung sai loại 1 như quy định đối với các phép đo mức âm thanh trong IEC\r\n651: Dụng cụ đo phải là dụng cụ đo giá trị hiệu dụng thực như mô tả trong IEC\r\n651 đối với các dụng cụ đo mức âm thanh loại 1; phải sử dụng đặc tính động có\r\nký hiệu "S".
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Các phép đo có trọng số A đặc\r\nbiệt thích hợp khi tạp âm đầu ra từ phía thiết bị không có tín hiệu.
\r\n\r\n6.2.2. Tạp âm (tạp âm thoại) hoặc tỷ số tín\r\nhiệu trên tạp âm (tạp âm thoại)
\r\n\r\nBộ lọc này và dụng cụ đo được sử dụng phải có\r\ncác đặc tính được mô tả trong phụ lục A và hoàn toàn tương đương với quy định\r\ntrong CCIR 468-3
\r\n\r\nCHÚ THÍCH
\r\n\r\n1) Từ "tạp âm thoại" có thể viết\r\ntắt là "ps" (xem CCITT J16) nếu không gây nhầm lẫn.
\r\n\r\n2) Phép đo tạp âm thoại đặc biệt thích hợp khi\r\nảnh hưởng nhiễu loạn của tạp âm đầu ra từ phía hệ thống có tín hiệu.
\r\n\r\n6.2.3. Phép đo đối với băng tần 1 octa và 1/3\r\nocta
\r\n\r\nCác bộ lọc này phải có các đặc tính như quy\r\nđịnh đối với các bộ lọc băng tần 1 octa hoặc 1/3 octa trong IEC 225. Dụng cụ đo\r\nnày phải là dụng cụ đo giá trị hiệu dụng thực như mô tả trong IEC 651 đối với\r\ncác dụng cụ đo mức âm thanh loại 1. Khi đo trong băng tần hẹp, đặc biệt là ở\r\ntần số thấp, thì các dụng cụ đo phải phù hợp với đặc tính động ký hiệu\r\n"S" đối với dụng cụ đo mức âm thanh.
\r\n\r\n7. Tín hiệu chương\r\ntrình mô phỏng
\r\n\r\nTín hiệu có mật độ phổ công suất trung bình\r\ngần bằng trị số trung bình của mật độ phổ công suất trung bình dải rộng của tư\r\nliệu chương trình, kể cả tiếng nói và nhạc của vài loại khác nhau, là tạp âm\r\ntrọng số Gauss tĩnh mà không bị giới hạn biên độ, phổ công suất có trọng số này\r\nphù hợp với Bảng 2 và Hình 1 khi đo bằng các bộ lọc 1/3 octa theo IEC 225.
\r\n\r\nTín hiệu như vậy có thể nhận được từ nguồn\r\ntạp âm hồng nhờ mạch lọc cho trên hình 2.
\r\n\r\nCác phép đo được thực hiện với tín hiệu băng\r\ntần hẹp, nếu thích hợp, phải được thực hiện với mức tương đối ở mỗi băng tần tương\r\nứng với giá trị cho trong Bảng 2 và Hình 1 (các phép đo và đặc tính phụ thuộc\r\nvào tín hiệu này, đặc biệt là đối với các bộ khuếch đại và loa đang được xem\r\nxét).
\r\n\r\nChú thích - Cần lưu ý là mức công suất của\r\ntín hiệu được đo trong toàn dải tần cao hơn mức "không" tương đối đã\r\nchỉ ra là xấp xỉ 12,5 dB, mức này được đo trên dải 1/3 octa.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác phép đo và kiểm tra cơ học có thể được\r\nthực hiện ở điều kiện hỗn hợp bất kỳ của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí\r\ntrong các giới hạn sau đây:
\r\n\r\n- Nhiệt độ môi trường: 15oC đến 35oC,\r\nưu tiên ở 20oC
\r\n\r\n- Độ ẩm tương đối: 25% đến 75%
\r\n\r\n- Áp suất không khí: 86 kPa đến 106 kPa (860\r\nmbar đến 1 060 mbar)
\r\n\r\nNếu nhà chế tạo nhận thấy cần phải quy định\r\nđiều kiện khí hậu khác với những quy định trên thì phải chọn theo IEC 68: Quy\r\ntrình thử nghiệm môi trường cơ bản và các phép đo phải được thực hiện trong các\r\nđiều kiện quy định này.
\r\n\r\nTrong các điều kiện nêu trên, phải thỏa mãn quy\r\nđịnh kỹ thuật của thiết bị. Trên dải rộng hơn, thiết bị có thể làm việc được nhưng\r\nkhông thỏa mãn tất cả các quy định kỹ thuật cho thiết bị này và có thể cho phép\r\nlưu kho thiết bị trong các điều kiện khác hơn nhiều so với các giá trị biên.
\r\n\r\nĐể hiểu rõ hơn các khái niệm này cần tham\r\nkhảo IEC 68.
\r\n\r\n9. Quy định kỹ thuật\r\ncụ thể và quy định kỹ thuật điển hình
\r\n\r\nCác giá trị có thể được quy định cho kiểu\r\nchung hoặc cho mẫu cụ thể của kiểu này. Trong trường hợp thứ nhất, nhà chế tạo\r\nphải chỉ ra các giá trị quy định như:
\r\n\r\n- các giới hạn;
\r\n\r\n- các giá trị thống kê "tình huống xấu\r\nnhất" (xem chú thích);
\r\n\r\n- giá trị trung bình (xem chú thích).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Các giá trị này lấy từ các phép\r\nđo theo đợt và được ghi cùng với dữ liệu yêu cầu để mô tả mức độ quan trọng,\r\nxem thủ tục lấy mẫu của tiêu chuẩn ISO liên quan.
\r\n\r\n10. Trình bày đồ thị\r\ncác dữ liệu
\r\n\r\n10.1. Quy định chung
\r\n\r\nMối quan hệ giữa hai hay nhiều đại lượng được\r\ntrình bày trên đồ thị thường dễ nhận thấy hơn trình bày trong bảng.
\r\n\r\nKhi kết quả của các phép đo theo từng điểm\r\nđối với từng mẫu cụ thể dưới dạng đường cong liên tục thì các điểm đo được phải\r\nchỉ ra rõ ràng. Các đường cong ngoại suy và trung gian, dựa trên tính toán lý\r\nthuyết hay thông tin khác được trình bày mà không dựa trên các phép đo trực\r\ntiếp, phải được phân biệt rõ ràng với đường cong đo được, ví dụ bằng các dạng\r\nvẽ khác.
\r\n\r\nNếu thích hợp, dữ liệu có thể được trình bày\r\nbằng các đường hoặc phổ băng có độ rộng không đổi hoặc độ rộng băng theo tỷ lệ\r\nkhông đổi. Độ rộng của băng sử dụng phải được chỉ ra. Độ rộng của băng ưu tiên\r\nphải được đưa ra đối với băng tần 1 octa và 1/3 octa như đã nêu ở 6.2.3.
\r\n\r\n10.2. Thang đo
\r\n\r\nNên sử dụng thang đo tuyến tính hoặc thang đo\r\nlogarít để trình bày đồ thị. Tránh dùng các dạng thang đo khác như thang đo\r\nlogarít cơ số hai hoặc tổ hợp tuyến tính - logarít. Thang đo đêxiben tuyến tính\r\ncũng tương đương với thang đo logarít.
\r\n\r\nKhi các đại lượng được biểu diễn trên trục\r\nhoành và trục tung cùng loại, thì đơn vị độ dài phải được sử dụng như nhau cho\r\ncả hai trục. Điểm "không" của thang tuyến tính nên để càng xa càng tốt.\r\nĐiểm chuẩn "không" trong thang đêxiben, nếu có thể, phải là giá trị\r\ndanh định.
\r\n\r\n10.3. Thang đo lôgarít và biểu đồ theo cực
\r\n\r\nĐối với thang đo tần số logarít và biểu đồ\r\ncực của mức, việc tham khảo được cho trong IEC 263: Thang đo và kích cỡ để vẽ\r\nđặc tính tần số và biểu đồ theo cực.
\r\n\r\n10.3.1. Thang đo tần số logarit
\r\n\r\nĐối với đồ thị mà trên đó mức (tính bằng\r\nđêxiben) được vẽ theo tần số trên thang đo logarit, các tỷ lệ thang đo phải là\r\ntỷ lệ mà chiều dài của tỷ số tần số 10:1 phải tương đương chiều dài của mức\r\nchênh lệch là 50 dB trên thang đo của trục tung.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Các giá trị thay thế cho mức\r\nchênh lệch này (10 dB và 25 dB đối với hàng chục) cho trong IEC 263 là cho\r\nphép.
\r\n\r\n10.3.2. Biểu đồ cực của mức
\r\n\r\nĐối với đồ thị cực mà trên đó mức tính bằng\r\nđêxiben được chỉ ra tăng dần theo bán kính trên thang đo tuyến tính mức lớn\r\nnhất phải vẽ ưu tiên ở trên hoặc bên trong 2,5 dB của đường tròn chuẩn có bán\r\nkính tương ứng với độ chênh lệch mức là 25 dB. Giới hạn dung sai của bán kính đường\r\ntròn chuẩn tương ứng với ± 0,25 dB. Yêu cầu này áp dụng cho mọi chiều dài được\r\nchọn để biểu diễn 1 dB.
\r\n\r\nĐối với mức tuyệt đối khi bán kính của đường\r\ntròn chuẩn tương ứng với 25 dB, mức ấn định cho đường tròn chuẩn phải là bội\r\ncủa 5 dB.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Nếu cần vẽ đặc tính trong dải lớn\r\nhơn 25 dB thì nên dùng độ chênh lệch mức là 50 dB.
\r\n\r\n11. An toàn cho người\r\nvà ngăn ngừa cháy lan
\r\n\r\nTham khảo TCVN 6385 : 1998 (IEC 65): Yêu cầu\r\nan toàn đối với thiết bị điện tử và các thiết bị có liên quan, sử dụng điện\r\nmạng, dùng trong gia đình và các nơi tương tự, hoặc các tiêu chuẩn an toàn tương\r\nứng khác.
\r\n\r\n12. Phép đo trong từ\r\ntrường xoay chiều đồng nhất
\r\n\r\n12.1. Phương pháp tạo ra từ trường xoay chiều\r\nđồng nhất
\r\n\r\nPhương pháp tương đối chính xác và thuận tiện\r\nđể tạo ra từ trường xoay chiều đồng nhất là sử dụng ba cuộn dây hình vuông bố\r\ntrí như hình 3, trong đó a = 0,375 b là khoảng cách giữa các cuộn dây, b là\r\nkích thước cạnh của từng cuộn dây. Các cuộn dây được cung cấp dòng điện ở tần\r\nsố yêu cầu.
\r\n\r\nTương quan số vòng của ba cuộn dây 1, 2 và 3\r\nlà:
\r\n\r\nKhi có cùng một dòng điện I chạy qua từng\r\ncuộn dây theo cùng chiều, từ trường tạo ra có thể xem như đồng nhất trong phạm\r\nvi ± 2% trong khoảng không gian dạng cầu có đường kính là d = 0,5 b, tâm cầu\r\ntrùng với tâm hình học của cuộn dây thứ 2.
\r\n\r\nCường độ từ trường H và cảm ứng từ B được tạo\r\nra xấp xỉ bằng:
\r\n\r\n
Cường độ từ trường phải được đo trước khi đặt\r\nthiết bị vào trường. Điều này có thể được thực hiện bằng cuộn dây mẫu theo\r\n12.2.
\r\n\r\n12.2. Đo cường độ từ trường
\r\n\r\nĐể đo cường độ từ trường, dùng cuộn dây mẫu như\r\nhình 4. Cuộn dây này tạo ra sức điện động là 1 mV trong từ trường có cường độ\r\nlà 1 A/m ở tần số 50 Hz, điện áp này tỷ lệ với cả cường độ từ trường và tần số.
\r\n\r\nĐiện áp ra của cuộn dây mẫu cũng được đo lúc\r\nngắt từ trường. Nếu điện áp ra trong điều kiện như vậy vượt quá 1/3 điện áp ra\r\nlúc có từ trường thì yêu cầu sử dụng phép đo lựa chọn. Nếu có thể thì điện áp\r\nra của cuộn dây mẫu cần được đo bằng vônmét có đầu vào đối xứng.
\r\n\r\n12.3. Bố trí mẫu thử nghiệm
\r\n\r\nMẫu đem thử nghiệm phải được đặt vào từ trường\r\nvà vị trí của mẫu so với trường phải được điều chỉnh cho đến khi nhiễu đạt mức\r\nlớn nhất.
\r\n\r\nMẫu đem thử nghiệm không được vượt ra khỏi\r\nkhoảng không gian dạng cầu có đường kính d.
\r\n\r\nBảng 1 - Tần số phù\r\nhợp với ISO 266
\r\n\r\nBảng này có thể mở rộng về các phía bằng cách\r\nnhân hoặc chia liên tiếp cho 1 000. Dấu x trong mỗi cột chỉ ra các tần số trung\r\nbình số học của các bộ lọc đã nêu trong điều 6.
\r\n\r\n\r\n Tần số ưu tiên \r\n | \r\n \r\n 1 octa \r\n | \r\n \r\n 1/2 octa \r\n | \r\n \r\n 1/3 octa \r\n | \r\n \r\n Tần số ưu tiên \r\n | \r\n \r\n 1 octa \r\n | \r\n \r\n 1/2 octa \r\n | \r\n \r\n 1/3 octa \r\n | \r\n \r\n Tần số ưu tiên \r\n | \r\n \r\n 1 octa \r\n | \r\n \r\n 1/2 octa \r\n | \r\n \r\n 1/3 octa \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 1 600 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1 800 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 2 000 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 22,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 224 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 2 240 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 2 500 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 280 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 2 800 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 31,5 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 315 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 3 150 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 35,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 355 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 3 550 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 4 000 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 4 500 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 5 000 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 560 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 5 600 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 630 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 6 300 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 71 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 710 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 7 100 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 8 000 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 90 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 900 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 9 000 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 1 000 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 10 000 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 112 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1 120 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 11 200 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 125 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 1 250 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 12 500 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
\r\n 140 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 1 400 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 14 000 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 1 600 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n 16 000 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH - Tần số ưu tiên chính xác được\r\ntính theo 1 000 x 103n/10 đối với bộ lọc băng 1 octa, 1 000 x 103n/20\r\nđối với bộ lọc băng 1/2 octa và 1 000 x 10n/10 đối với bộ lọc băng\r\n1/3 octa, trong đó n là số nguyên dương, âm hoặc "không" được sử dụng\r\nđể thiết kế các bộ lọc ngoài các giá trị danh nghĩa cho trong bảng.
\r\n\r\nĐối với phép đo âm thanh thông thường, sai\r\nlệch giữa tần số danh nghĩa và tần số đích thực là không đáng kể.
\r\n\r\nBảng 2 - Phổ công\r\nsuất của tín hiệu chương trình mô phỏng
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\nHz \r\n | \r\n \r\n Mức tương đối \r\ndB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn dung sai \r\ndB \r\n | \r\n \r\n Tần số \r\nHz \r\n | \r\n \r\n Mức tương đối \r\ndB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn dung sai \r\ndB \r\n | \r\n ||
\r\n + \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n ||||
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n - 13,5 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 630 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n - 10,2 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
\r\n 31,5 \r\n | \r\n \r\n - 7,4 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1 000 \r\n | \r\n \r\n - 0,1 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n - 5,2 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1 250 \r\n | \r\n \r\n - 0,3 \r\n | \r\n \r\n 0,7 \r\n | \r\n \r\n 0,7 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n - 3,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1 600 \r\n | \r\n \r\n - 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n - 2,3 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 2 000 \r\n | \r\n \r\n - 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n - 1,4 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 2 500 \r\n | \r\n \r\n - 1,6 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n - 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 3 150 \r\n | \r\n \r\n - 2,5 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 125 \r\n | \r\n \r\n - 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 4 000 \r\n | \r\n \r\n - 3,7 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n - 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 5 000 \r\n | \r\n \r\n - 5,1 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n - 0,1 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 6 300 \r\n | \r\n \r\n - 7,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 8 000 \r\n | \r\n \r\n - 9,4 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 10 000 \r\n | \r\n \r\n - 11,9 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n
\r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 12 500 \r\n | \r\n \r\n - 14,8 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n \r\n 1,5 \r\n | \r\n
\r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 16 000 \r\n | \r\n \r\n - 18,2 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n
\r\n 630 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 20 000 \r\n | \r\n \r\n - 21,6 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n
Hình 1 - Phổ công\r\nsuất của tín hiệu chương trình mô phỏng
\r\n\r\nTrở kháng ra của nguồn phải được kể đến cả\r\nđiện trở thứ nhất (430 W), ảnh hưởng của trở\r\nkháng tải có thể được tính đến bằng cách điều chỉnh giá trị điện trở 10 kW.
\r\n\r\nTang của góc tổn hao của tụ điện không được vượt\r\nquá 0,005.
\r\n\r\nHình 2 - Bộ lọc cho\r\ntín hiệu chương trình mô phỏng (đối với nguồn tạp âm hồng)
\r\n\r\na = 0,375 b
\r\n\r\nd = 0,5 b
\r\n\r\nHình 3 - Bố trí ba\r\ncuộn dây để tạo ra từ trường xoay chiều đồng nhất
\r\n\r\n4 500 vòng dây đồng tráng men
\r\n\r\nf\r\n= 0,18 mm
\r\n\r\nR = 500 W
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmilimét
\r\n\r\nHình 4 - Cuộn dây mẫu\r\nđể đo cường độ từ trường
\r\n\r\nTần số (Hz) Tần\r\nsố (Hz)
\r\n\r\nHình 5 - Bộ lọc thông\r\ndải băng tần dùng để đo tạp âm băng rộng
\r\n\r\n(Giới hạn đáp tuyến\r\nbiên độ/tần số, xem 6.1)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Mạch\r\ntrọng số tạp âm và dụng cụ đo giá trị gần đỉnh
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Mạch trọng số này và dụng cụ đo\r\ntheo CCIR 468-3
\r\n\r\nA.1. Mạch trọng số
\r\n\r\nĐường cong đáp tuyến danh nghĩa của mạch\r\ntrọng số được xác định theo hình A.1, là đáp tuyến lý thuyết của mạch thụ động\r\ncho trên Hình A.2. Bảng A.1 đưa ra các giá trị của đáp tuyến ở các tần số khác\r\nnhau.
\r\n\r\nSai lệch cho phép giữa đường cong đáp tuyến\r\ncủa mạch đo và đường cong danh nghĩa này được chỉ ra trong cột cuối cùng của\r\nBảng A.1 và trên Hình A.3.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Dụng cụ đo được hiệu chuẩn ở 1\r\nkHz (xem A.2.6). Để đảm bảo độ chính xác của phép đo ở các tần số cho độ tăng\r\ních lớn nhất nên giảm dung sai ở 1 kHz (ví dụ ± 0,2 dB).
\r\n\r\nBảng A.1
\r\n\r\n\r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n \r\n Đáp tuyến, dB \r\n | \r\n \r\n Dung sai, dB \r\n | \r\n
\r\n 31,5 \r\n63 \r\n100 \r\n200 \r\n400 \r\n800 \r\n1 000 \r\n2 000 \r\n3 150 \r\n4 000 \r\n5 000 \r\n6 300 \r\n7 100 \r\n8 000 \r\n9 000 \r\n10 000 \r\n12 500 \r\n14 000 \r\n16 000 \r\n20 000 \r\n
| \r\n \r\n - 29,9 \r\n- 23,9 \r\n- 19,8 \r\n- 13,8 \r\n- 7,8 \r\n- 1,9 \r\n0 \r\n+ 5,6 \r\n+ 9,0 \r\n+ 10,5 \r\n+ 11,7 \r\n+ 12,2 \r\n+ 12,0 \r\n+ 11,4 \r\n+ 10,1 \r\n+ 8,1 \r\n0 \r\n- 5,3 \r\n- 11,7 \r\n- 22,2 \r\n
| \r\n \r\n ± 2,0 \r\n± 1,4 \r\n± 1,0 \r\n± 0,85 1) \r\n± 0,7 1) \r\n± 0,55 1) \r\n± 0,5 \r\n± 0,5 1) \r\n± 0,5 1) \r\n± 0,5 1) \r\n± 0,5 \r\n0 \r\n± 0,2 1) \r\n± 0,4 1) \r\n± 0,6 1) \r\n± 0,8 1) \r\n± 1,2 1) \r\n± 1,4 1) \r\n± 1,65 1) \r\n± 2,0 \r\n | \r\n
1) Dung sai nhận được bằng cách nội suy tuyến\r\ntính trên đồ thị lôgarit trên cơ sở các giá trị quy định cho tần số dùng để xác\r\nđịnh như: 31,5 Hz, 100 Hz, 1 000 Hz, 5 000 Hz, 6 300 Hz và 20 000 Hz.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Bảng này phù hợp với CCIR 468-2.
\r\n\r\nHình A.1 - Mạch trọng\r\nsố
\r\n\r\n(Dung sai giá trị của các linh kiện không vượt\r\nquá 1% và hệ số phẩm chất Q ít nhất là 200 ở tần số 10 000 Hz là đủ để thỏa mãn\r\ndung sai cho trong Bảng A.1).
\r\n\r\nHình A.2 - Đáp tuyến\r\ntần số của mạch trọng số cho trên Hình A.1
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Hình này phù hợp với CCIR 468-2.
\r\n\r\nHình A.3 - Dung sai\r\nlớn nhất đối với đáp tuyến tần số giá trị mạch trọng số
\r\n\r\nA.2. Đặc tính của thiết bị đo
\r\n\r\nPhải sử dụng phương pháp đo giá trị gần đỉnh,\r\nđược xác định bằng đặc tính của đáp tuyến thời gian của hệ thống đo như mô tả\r\ntrong Bảng A.2.
\r\n\r\nĐặc tính động yêu cầu của hệ thống đo có thể\r\nthực hiện bằng các cách khác nhau. Điều này được xác định bằng tính năng của hệ\r\nthống đo như mô tả bởi các đặc trưng sau đây.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH - Sau khi chỉnh lưu hai nửa chu kỳ\r\ncủa tín hiệu vào, có thể bố trí hai mạch chỉnh lưu giá trị đỉnh có hằng số thời\r\ngian khác nhau nối liên tiếp.
\r\n\r\nBảng A.2
\r\n\r\n\r\n Khoảng thời gian bướu xung, ms \r\n | \r\n \r\n 1 1) \r\n | \r\n \r\n 2 1) \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n
\r\n Biên độ tín hiệu chuẩn ổn định đọc được \r\n% \r\ndB \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 15,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 11,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 8,0 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 6,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 5,7 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 4,6 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 3,3 \r\n | \r\n \r\n \r\n
- 1,9 \r\n | \r\n
\r\n Các giá trị giới hạn \r\n- giới hạn dưới % \r\ndB \r\n- giới hạn trên % \r\ndB \r\n | \r\n \r\n \r\n 13,5 \r\n- 17,4 \r\n21,4 \r\n- 13,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n 22,4 \r\n- 13,0 \r\n31,6 \r\n- 10,0 \r\n | \r\n \r\n \r\n 34 \r\n- 9,3 \r\n46 \r\n- 6,6 \r\n | \r\n \r\n \r\n 41 \r\n- 7,7 \r\n55 \r\n- 5,2 \r\n | \r\n \r\n \r\n 44 \r\n- 7,1 \r\n60 \r\n- 4,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n 50 \r\n- 6,0 \r\n68 \r\n- 3,3 \r\n | \r\n \r\n \r\n 58 \r\n- 4,7 \r\n78 \r\n- 2,2 \r\n | \r\n \r\n \r\n 68 \r\n- 3,3 \r\n92 \r\n- 0,7 \r\n | \r\n
1) Việc sử dụng khoảng thời gian bướu xung\r\nnhỏ hơn 5 ms là không bắt buộc.
\r\n\r\nA.2.1. Đặc tính động trong đáp tuyến đối với\r\nbướu xung tông đơn
\r\n\r\nPhương pháp đo
\r\n\r\nBướu xung đơn của tông 5 kHz được đưa đến đầu\r\nvào có biên độ sao cho tín hiệu ổn định đọc được có giá trị bằng 80% toàn bộ\r\nthang đo. Bướu xung cần bắt đầu từ giao điểm "không" của tông 5 kHz\r\nvà gồm tổng các chu kỳ đầy đủ. Thời gian đọc tương ứng với từng khoảng thời\r\ngian của bướu xung tông được cho trong Bảng A.2.
\r\n\r\nThử nghiệm cần được thực hiện với cả hai trường\r\nhợp không điều chỉnh bộ suy giảm, giá trị đọc được quan sát trực tiếp trên\r\nthang đo của dụng cụ đo và có điều chỉnh bộ suy giảm đối với từng khoảng thời\r\ngian của bướu xung để duy trì giá trị đọc gần như không đổi ở mức 80% của toàn\r\nbộ thang đo mà các bước điều chỉnh của bộ suy giảm cho phép.
\r\n\r\nNếu không có quy định nào khác, các phép đo\r\ncần được thực hiện thông qua mạch trọng số.
\r\n\r\nA.2.2. Đặc tính động trong đáp tuyến đối với\r\nbướu xung tông lặp lại
\r\n\r\nPhương pháp đo
\r\n\r\nMột loạt bướu xung 5 ms của tông 5 kHz, bắt\r\nđầu từ giao điểm "không" được đưa đến đầu vào có biên độ sao cho tín\r\nhiệu ổn định đọc được có giá trị bằng 80% toàn bộ thang đo. Các giới hạn của\r\ngiá trị đọc tương ứng với từng tần số lặp lại được cho trong Bảng A.3.
\r\n\r\nThử nghiệm cần được thực hiện khi không điều\r\nchỉnh bộ suy giảm nhưng đặc tính này cần nằm trong dung sai của toàn dải.
\r\n\r\nBảng A.3
\r\n\r\n\r\n Số bướu xung trong một giây \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n Biên độ tín hiệu chuẩn ổn định đọc được \r\n% \r\ndB \r\n | \r\n \r\n \r\n 48 \r\n- 6,4 \r\n | \r\n \r\n \r\n 77 \r\n- 2,3 \r\n | \r\n \r\n \r\n 97 \r\n- 0,25 \r\n | \r\n
\r\n Các giá trị giới hạn \r\n- giới hạn dưới % \r\ndB \r\n- giới hạn trên % \r\ndB \r\n | \r\n \r\n \r\n 43 \r\n- 7,3 \r\n53 \r\n- 5,5 \r\n | \r\n \r\n \r\n 72 \r\n- 2,9 \r\n82 \r\n- 1,7 \r\n | \r\n \r\n \r\n 94 \r\n- 0,5 \r\n100 \r\n- 0,0 \r\n | \r\n
A.2.3. Đặc tính quá tải
\r\n\r\nKhả năng quá tải của hệ thống đo cần lớn hơn\r\n20 dB so với chỉ số lớn nhất của thang đo ở mọi vị trí điều chỉnh của bộ suy\r\ngiảm. Thuật ngữ "khả năng quá tải" dùng cho cả khi không có mạch xén\r\nở các tầng tuyến tính và duy trì quy luật của mọi khoảng lôgarit hoặc tương tự.
\r\n\r\nPhương pháp đo
\r\n\r\nCác bướu xung 5 kHz cách nhau 0,6 ms bắt đầu\r\ntừ giao điểm "không" được đưa đến đầu vào có biên độ đọc được toàn bộ\r\nthang đo và sử dụng dải nhạy cảm nhất của dụng cụ đo. Biên độ của bướu xung\r\ntông này được giảm theo từng nấc của toàn bộ 20 dB trong lúc quan sát giá trị\r\nđọc để đảm bảo rằng chúng giảm theo các nấc tương ứng với dung sai tổng cộng là\r\n± 1 dB. Thử nghiệm được lặp lại đối với từng dải.
\r\n\r\nA.2.4. Sai số đảo chiều
\r\n\r\nSự khác nhau về giá trị đọc khi cực tính của\r\ntín hiệu không đối xứng đảo chiều không được lớn hơn 0,5 dB.
\r\n\r\nPhương pháp đo
\r\n\r\nCác xung vuông một chiều 1 ms có độ lặp lại\r\nlà 100 xung trong một giây hoặc thấp hơn được đưa đến đầu vào ở chế độ không có\r\ntrọng số, có biên độ là 80% của toàn bộ thang đo. Cực tính của tín hiệu vào sau\r\nđó được đảo chiều và ghi lại độ chênh lệch kết quả đọc.
\r\n\r\nA.2.5. Độ quá lắc
\r\n\r\nThiết bị đọc phải thỏa mãn độ quá lắc quá\r\nmức.
\r\n\r\nPhương pháp đo
\r\n\r\nTông 1 kHz được đưa đến đầu vào có biên độ\r\nđọc ổn định được là 0,775 V hoặc 0 dB (xem A.2.6). Khi tín hiệu này được đặt\r\nvào một cách đột ngột thì độ quá lắc phải nhỏ hơn 0,3 dB.
\r\n\r\nA.2.6. Hiệu chuẩn
\r\n\r\nDụng cụ đo này phải được hiệu chuẩn sao cho\r\nmột tín hiệu vào ổn định của sóng hình sin 1 kHz là 0,775 V, hiệu dụng, có ít\r\nhơn 1% tổng méo hài thì cho giá trị đọc là 0,775 V (0 dB). Thang đo phải có dải\r\nđo được hiệu chuẩn ít nhất là 20 dB có số đọc ứng với 0,775 V (hoặc 0 dB) nằm\r\ntrong khoảng từ 2 dB đến 10 dB phía cuối thang đo.
\r\n\r\nA.2.7. Trở kháng vào
\r\n\r\nDụng cụ đo cần có trở kháng vào ³ 20 kW và nếu có đầu nối vào thì trở kháng vào phải là 600 W ± 1%.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6697-1:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6697-1:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6697-1:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6697-1:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6697 1:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6697-1:2000
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6697-1:2000 (IEC 268-1 : 1988) về Thiết bị của hệ thống âm thanh – Phần 1: Quy định chung đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6697-1:2000 (IEC 268-1 : 1988) về Thiết bị của hệ thống âm thanh – Phần 1: Quy định chung
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6697-1:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |