Refrigerators,\r\nfrozen-food storage cabinets and food freezers for household and similar use - Measurement of\r\nemission of airborne acoustical noise
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6738:2000 hoàn\r\ntoàn tương đương với ISO 8960:1991.
\r\n\r\nTCVN 6738:2000 do Ban\r\nkỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 86 Máy lạnh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường\r\nChất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và\r\nCông nghệ) ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được chuyển\r\nđổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo\r\nquy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a\r\nkhoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định\r\nchi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
TỦ\r\nLẠNH, TỦ BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH VÀ TỦ KẾT ĐÔNG THỰC PHẨM GIA DỤNG VÀ DÙNG\r\nCHO CÁC MỤC ĐÍCH TƯƠNG TỰ - ĐO MỨC TIẾNG ỒN
\r\n\r\nRefrigerators,\r\nfrozen-food storage cabinets and food freezers for household and similar use - Measurement of\r\nemission of airborne acoustical noise
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định\r\ncác phương pháp đo tiếng ồn không khí phát ra từ các tủ lạnh, tủ bảo quản thực\r\nphẩm đông lạnh, tủ kết đông thực phẩm chạy điện va các tổ hợp của chúng dùng\r\ntrong gia đình và cho các mục đích tương tự, được cấp điện từ mạng điện chính\r\nhoặc từ acquy.
\r\n\r\nThuật ngữ “dùng cho\r\ncác mục đích tương tự” nghĩa là “dùng trong các điều kiện tương tự như các điều\r\nkiện trong gia đình”, ví dụ trong các quán cà phê, các quán ăn, khách sạn và\r\ncác cơ sở tương tự.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không áp\r\ndụng cho các thiết bị hoặc máy lạnh được thiết kế riêng cho mục đích công nghiệp\r\nhoặc thương mại.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đề cập\r\nđến các phương pháp khách quan, chính xác (phương pháp kỹ thuật, cấp 2 theo ISO\r\n2204) để xác định các mức công suất âm thanh, LW, được biểu thị bằng đêxiben,\r\nđối với công suất âm thanh 1pW, của tiếng ồn không khí trong dải tần số quan tâm\r\nđã quy định và đối với các điều kiện vận hành đã cho của thiết bị được đo.
\r\n\r\nDải tần số quan tâm\r\nbao gồm các dải ốcta với các tần số trung tâm ở giữa 125 Hz và 8000 Hz (dải này\r\nthường hẹp hơn dải tần số âm thành có thể nghe rõ).
\r\n\r\nSử dụng các mức công\r\nsuất âm thanh sau:
\r\n\r\n- mức công suất âm\r\nthanh đo được, LWA và
\r\n\r\n- các mức công suất âm\r\nthanh dải ốcta, LWOct.
\r\n\r\nThông thường các\r\nphương pháp mô tả được dùng cho các thiết bị vận hành không có người thao tác.
\r\n\r\nViệc đo tiếng ồn được\r\nthực hiện trong khi máy nén đang chạy.
\r\n\r\nCác yêu cầu nhằm đưa\r\nra các giá trị của tiếng ồn phát ra không phải là đối tượng của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nChú thích
\r\n\r\n1) Độ dao động của việc\r\nđo theo kết quả thông thường của tiêu chuẩn này, đối với các mức công suất âm\r\nthanh đo được trong sai lệch chuẩn thường không vượt quá 2 dB với điều kiện là\r\nphổ tiếng ồn không chứa các tần số âm thanh rời rạc; nếu phổ tiếng ồn chứa các\r\ntần số âm thanh rời rạc này thì độ dao động sẽ lơn hơn. Các sai lệch chuẩn phản\r\nánh các tác động tích lũy của tất cả các nguyên nhân của độ dao động đo, trừ\r\ncác thay đổi về mức tiếng ồn của thiết bị từ lần thử này sang lần thử khác.
\r\n\r\n2) Các giá trị tiếng\r\nồn thu được trong các điều kiện của tiêu chuẩn này không nhất thiết phải phù\r\nhợp với tiếng ồn trong các điều kiện vận hành của thực tế sử dụng (xem 6.4.1).
\r\n\r\n3) Đối với kiểm tra\r\nchất lượng trong quá trình sản xuất... các phương pháp đơn giản có thể sẽ thích\r\nhợp hơn. Đối với mục đích kiểm tra tiếng ồn (ví dụ: sự phát triển các thiết bị\r\nchạy êm hơn, sự cách âm cho các thiết bị...) có thể dùng các phương pháp đo\r\nkhác, ví dụ: phân tích tần số dải hẹp. Các phương pháp như vậy không bao gồm trong\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không\r\nquy định các phương pháp xác định các mức công suất âm thanh có độ chính xác cao\r\n(phương pháp chính xác, cấp 1 theo ISO 2204) ví dụ: trong ISO 3741, ISO 3742 và\r\nISO 3745; tuy nhiên có thể áp dụng phương pháp này nếu có dụng cụ và môi trường\r\nthử thích hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\nIEC 704-1:1982 Quy\r\ntắc thử để xác định tiếng ồn phát ra từ các thiết bị điện gia dụng và các thiết\r\nbị điện tương tự -\r\nPhần 1:\r\nCác yêu cầu chung.
\r\n\r\n\r\n\r\nTheo điều 3 của IEC\r\n704-1.
\r\n\r\n4. Các phương pháp đo\r\nvà môi trường âm thanh
\r\n\r\nTheo điều 4 của IEC\r\n704-1.
\r\n\r\n\r\n\r\nTheo điều 5 của IEC\r\n704-1.
\r\n\r\n6. Vận hành và định\r\nvị thiết bị được thử
\r\n\r\nTheo điều 6 của IEC\r\n704-1 với các cải tiến sau
\r\n\r\n6.1. Trang bị và điều\r\nkiện trước tiên của thiết bị
\r\n\r\n6.1.2. Bổ sung
\r\n\r\nCác chi tiết lắp lỏng\r\nbên trong thiết bị có thể gây rung (ví dụ: các giá hoặc khay đá) phải được lắp\r\nvững chắc, ví dụ: bằng băng dính hoặc được điều chỉnh.
\r\n\r\nCác chân thiết bị có\r\nthể điều chỉnh được phải được điều chỉnh để có tiếng ồn phát ra nhỏ nhất.
\r\n\r\nCác cửa hoặc nắp phải\r\nđược đóng kín.
\r\n\r\n6.1.3. Thay thế
\r\n\r\nTrước khi đo tiếng\r\nồn, thiết bị đã trang bị cho mục đích sử dụng yêu cầu phải được vận hành ít nhất\r\nlà 16h ở nhiệt độ trong phòng 25oC ±\r\n5K.
\r\n\r\nRơ le nhiệt độ phải\r\nđược chỉnh đặt ở nhiệt độ thử quy định có thể được xác định trong thời gian vận\r\nhành này.
\r\n\r\n6.1.4. Thay thế
\r\n\r\nNgay trước mỗi loạt các\r\nphép đo tiếng ồn thiết bị phải được vân hành tới khi đạt được trạng thái ổn\r\nđịnh nhưng ít nhất là ba chu kỳ vận hành đầy đủ. Các điều kiện của trạng thái\r\nổn định được coi là đã đạt được khi thời gian chạy máy nén không sai lệch quá\r\n10% so với thời gian chạy máy nén ở chu kỳ trước.
\r\n\r\n6.2. Cung cấp năng\r\nlượng điện
\r\n\r\n6.2.1. Thay thế
\r\n\r\nThiết bị có môtơ điện\r\nchính phải được cung cấp điện với điện áp danh định và tần số phù hợp với nơi\r\nsử dụng thiết bị với dung sai điện áp ±\r\n1% và dung sai tần số ± 1Hz. Các giá trị này\r\ncó thể sai lệch so với điện áp và tần số danh định của nhà sản xuất.
\r\n\r\nĐiện áp cung cấp phải\r\nđược đo tại đầu cắm của cáp hoặc dây không tháo được hoặc tại đầu vào thiết bị\r\nnếu cáp là loại tháo được nhưng không đo tại đầu vào của cáp hoặc dây nối dài.
\r\n\r\n6.2.2. Thay thế
\r\n\r\nThiết bị có môtơ điện\r\nchạy acquy phải được vận hành ở điện áp do nhà sản xuất quy định với dung sai ± 1%.
\r\n\r\n6.3. Điều kiện khí\r\nhậu và nhiệt độ
\r\n\r\nThay thế
\r\n\r\nThiết bị phải được\r\nvận hành trong những điều kiện sau:
\r\n\r\nĐiều kiện phòng thử
\r\n\r\nNhiệt độ môi trường\r\nxung quanh: 22oC ± 3K
\r\n\r\nĐộ ẩm tương đối: 30%\r\nđến 85%
\r\n\r\nÁp suất khí quyển: 86\r\nkPa đến 106 kPa (860 mbar đến 1060 mbar)
\r\n\r\nNhiệt độ môi trường\r\nxung quanh phải được đo cách mặt nền của phòng thử 1m, cách mỗi thành tủ 35 cm.
\r\n\r\nNhiệt độ bên trong\r\nthiết bị
\r\n\r\nTủ lạnh
\r\n\r\nNgăn bảo quản thực\r\nphẩm tươi: 5oC ± 2K
\r\n\r\nNgăn bảo quản thực\r\nphẩm đông lạnh: không hạn chế
\r\n\r\nNgăn lạnh (nếu có):\r\nkhông hạn chế
\r\n\r\nTủ kết đông: - 22oC ± 2K
\r\n\r\nTủ lạnh hai nhiệt độ\r\n(Tủ lạnh-đông)
\r\n\r\nNgăn bảo quản thực\r\nphẩm tươi: 5oC ± 2K
\r\n\r\nNgăn kết đông thực\r\nphẩm không có rơ le nhiệt độ riêng: không hạn chế
\r\n\r\nNgăn kết đông thực\r\nphẩm có rơ le nhiệt độ riêng: - 22oC ±\r\n2K
\r\n\r\nNgăn lạnh (nếu có):\r\nkhông hạn chế
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 - Nhiệt\r\nđộ này và nhiệt độ không khí và không phải là nhiệt độ được đo trong các gói\r\nthử theo ISO 5155 và ISO 8187. Nhiệt độ không khí âm 22oC gần tương ứng với\r\nnhiệt độ gói thử âm 18oC.
\r\n\r\nCác nhiệt độ này phải\r\nđược đo bằng một cặp nhiệt điện gắn với một xy lanh đồng có khối lượng 25g đặt\r\nở tâm hình học của ngăn chứa bảo quản; chúng được coi là các giá trị trung bình\r\ntrong toàn bộ một chu kỳ vận hành.
\r\n\r\n6.4. Chất tải và vận\r\nhành thiết bị
\r\n\r\n6.4.1. Bổ sung
\r\n\r\nThiết bị phải được\r\nvận hành không tải (rỗng)
\r\n\r\nCác khe hở và cửa điều\r\nchỉnh được giữa các ngăn khác nhau mà người vận hành có thể thao tác được phải được\r\nđóng kín.
\r\n\r\n6.4.2. Thay thế
\r\n\r\nViệc đo phải bắt đầu\r\n1 phút sau khi khởi động một khoảng thời gian chạy máy. và phải dừng lại lúc\r\nkết thúc khoảng thời gian chạy máy này. Các số liệu đo phải được lấy trong\r\nkhoảng thời gian không đổi đối với ít nhất là ba khoảng thời gian chạy máy.
\r\n\r\nPhải lấy ít nhất là\r\n30 số liệu đo. Trong trường hợp dùng micro điện động, các phép đo có thể được\r\nthực hiện liên tục đối với ít nhất là ba khoảng thời gian chạy máy.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 5 - Việc\r\ntính trung bình này có thể được thực hiện tự động với một dụng cụ đo Leq được nối với micro điện\r\nđộng hoặc với bộ nhiễu, kênh (đa lộ) được dùng trong trường hợp các vị trí\r\nmicro là cố định.
\r\n\r\nCác số liệu đo phải\r\nlấy trung bình.
\r\n\r\nCác thiết bị liên hợp\r\nvới hai máy nén phải được thử với thiết bị lạnh vận hành ở điều kiện nhiệt độ\r\nđã quy định và thiết bị kết đông vận hành liên tục. Kết quả cao nhất phải được\r\nghi trong báo cáo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 6 - Trong\r\ntrường hợp chạy đồng thời cả hai máy nén, có thể có tiếng đập.
\r\n\r\n6.4.3. Thay thế
\r\n\r\nNên dùng một khí cụ\r\nghi mức ồn theo đồ thị để ghi lại mức áp suất âm thanh trong chu kỳ vận hành - lịch sử thời gian - tại một trong các vị trí\r\ncủa micro (nên ở phía trước thiết bị được thử) hoặc với một micro điện động.
\r\n\r\nCó thể xác định được\r\nthời gian chạy máy nén từ lịch sử thời gian này.
\r\n\r\n6.5. Định vị và lắp\r\nđặt thiết bị
\r\n\r\n6.5.1. Không áp dụng điều\r\n6.5.2 của IEC 704-1
\r\n\r\n6.5.2. Thay thế
\r\n\r\nCác thiết bị đứng\r\ntrên sàn và các thiết bị kiểu quầy hàng hoặc kiểu bàn dựa vào tường phải được\r\nđặt ở vị trí bình thường, không dùng bất cứ đệm đàn hồi nào khác ngoài những kết\r\ncấu được lắp trong thiết bị hoặc được cung cấp cùng với thiết bị, hoặc
\r\n\r\n- trên sàn của phòng thử\r\ncó sự dội lại âm thanh với khoảng cách giữa phía sau của thiết bị và tường 1 cm\r\nvà với khoảng cách nhỏ nhất giữa bất kỳ bề mặt nào khác của thiết bị và góc\r\nphòng gần nhất 1 m, hoặc
\r\n\r\n- trên mặt phẳng phản xạ\r\ncủa môi trường thông thoáng và với khoảng cách 1 cm giữa phía sau của thiết bị\r\nvà mặt phẳng phản xạ thẳng đứng thứ hai (tường), có chú ý đến hình dạng và kích\r\nthước của bề mặt đo quy định.
\r\n\r\nCả hai kiểu môi\r\ntrường thử này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
\r\n\r\n- hệ số hấp thụ âm\r\nthanh của tường thẳng đứng phải nhỏ hơn 0,06 trong tường tần số tiêu biểu;
\r\n\r\n- phải chú ý tránh bất\r\nkỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào giữa thiết bị (bao gồm cả các phần nhô, các đỉnh,\r\ncác miếng đệm...) và tường phản xạ thẳng đứng;
\r\n\r\n- khoảng cách giữa mặt\r\nphẳng thẳng đứng và thiết bị phải được xác định bằng cách đặt thiết bị tiếp xúc\r\ntrực tiếp với tường, sau đó di chuyển thiết bị ra xa một khoảng cách 1 cm.
\r\n\r\n6.5.4. Thay thế
\r\n\r\nCác thiết bị được lắp\r\ntrên tường, bao gồm cả các phụ tùng (nếu có), phải được kẹp chặt hoặc giữ bằng đồ\r\ngá thích hợp để tiếp xúc khít với tường ở chiều cao từ sàn tới cạnh thấp nhất\r\ncủa thiết bị là 0,5 m, không dùng bất cứ đệm đàn hồi nào khác ngoài những kết\r\ncấu được lắp trong thiết bị hoặc được cung cấp cùng với thiết bị, hoặc
\r\n\r\n- trên tường của phòng thử\r\ncó sự dội lại âm thanh với khoảng cách nhỏ nhất giữa bất kỳ bề mặt nào khác của\r\nthiết bị và góc phòng gần nhất 1 m, hoặc
\r\n\r\n- trên mặt phẳng phản xạ\r\nthẳng đứng thứ hai (tường) của môi trường thông thoáng, có chú ý đến hình dạng\r\nvà kích thước của bề mặt đo quy định.
\r\n\r\nHệ số hấp thụ âm\r\nthanh của tường thẳng đứng phải nhỏ hơn 0,06.
\r\n\r\n6.5.5. Thay thế
\r\n\r\nCác thiết bị gắn vào\r\ncông trình phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất vào không gian\r\nthích hợp (tủ, hộp), không dùng bất cứ đệm đàn hồi nào khác ngoài những kết cấu\r\nđược lắp trong thiết bị hoặc được cung cấp cùng với thiết bị. Hộp chứa thiết bị\r\nphải được định vị sao cho thiết bị đứng trên sàn, sát với tường (xem 6.5.3).
\r\n\r\nHộp phải làm bằng ván\r\nép dày 19 mm và khối lượng riêng 700 kg/m3 50 kg/m3. Không kể hướng dẫn của\r\nnhà sản xuất, hộp phải được che kín ở phía sau bằng một tấm ván ép cùng loại,\r\ncó chú ý đến các lỗ thông gió, nếu cần.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều 7 của\r\nIEC 704-1 với các cải tiến sau
\r\n\r\n7.1. Dây micro và bề\r\nmặt đo đối với điều kiện môi trường thông thoáng.
\r\n\r\n7.1.1. Bổ sung
\r\n\r\nĐối với các thiết bị\r\nđược lắp trên tường, phải dùng bề mặt đo phù hợp với 7.1.2 (hình 2). Không áp\r\ndụng các điều 7.1.5, 7.1.6, 7.1.7 và 7.1.8 của IEC 704-1.
\r\n\r\n7.1.1.1. Bổ sung
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 7 - Để so\r\nsánh đơn giản các thiết bị thuộc cùng loại, kiểu và cỡ kích thước (ví dụ, để đo\r\nkiểm tra chất lượng trong sản xuất), số các vị trí micro có thể được giảm đi,\r\nví dụ: một vị trí để thay cho nhiều dãy vị trí micro để xác định các lịch sử\r\nthời gian, phổ tần số...
\r\n\r\n8. Tính toán áp suất\r\nâm thanh và mức công suất âm thanh
\r\n\r\nÁp dụng điều 8 của\r\nIEC 704-1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều 9 của\r\nIEC 704-1 với các cải tiến sau.
\r\n\r\nKhông áp dụng các\r\nđiều 9.7.3, 9.7.4 và 9.9.1 của IEC 704-1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều 10 của\r\nIEC 704-1 với các cải tiến sau.
\r\n\r\nKhông áp dụng các\r\nđiều 10.3.4, 10.3.5 và 10.3.9 của IEC 704-1.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Phụ lục A
\r\n(tham\r\nkhảo)
Các nguyên tắc thiết kế phòng thử đơn\r\ngiản với các điều kiện thiết yếu về môi trường thông thoáng
\r\n\r\nÁp dụng phụ lục A của\r\nIEC 704-1.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Phụ lục B
\r\n(tham\r\nkhảo)
[1] ISO 2204:1979 Âm học\r\n- Hướng dẫn cho các\r\ntiêu chuẩn quốc tế về đo tiếng ồn không khí và đánh giá ảnh hưởng của nó đối\r\nvới con người.
\r\n\r\n[2] ISO 3741:1988 Âm học\r\n- Xác định các mức công\r\nsuất âm thanh của các nguồn tiếng ồn - Các phương pháp chính xác đối với tần số rời\r\nrạc và các nguồn có dải tần hẹp trong các phòng có sự dội lại của âm thanh.
\r\n\r\n[3] ISO 3742:1988 Âm học\r\n- Xác định các mức công\r\nsuất âm thanh của các nguồn tiếng ồn - Các phương pháp chính xác đối với tần số rời\r\nrạc và các nguồn có dải tần hẹp trong các phòng không có sự dội lại của âm\r\nthanh.
\r\n\r\n[4] ISO 3745:1977 Âm học\r\n- Xác định các mức công\r\nsuất âm thanh của các nguồn tiếng ồn - Các phương pháp chính xác cho các phòng không\r\ntiếng dội và nửa không tiếng dội.
\r\n\r\n[5] ISO 5155:1995 Tủ\r\nbảo quản thực phẩm đông lạnh và tủ kết đông gia dụng - Đặc tính chủ yếu và phương\r\npháp thử.
\r\n\r\n[6] TCVN 6574:1999\r\n(ISO 7371:1985) Thiết bị lạnh gia dụng - Tủ lạnh có hoặc không có ngăn nhiệt độ thấp - Đặc tính và phương\r\npháp thử.
\r\n\r\n[7] TCVN 6308:1997\r\n(ISO 8187:1991) Thiết bị lạnh gia dụng - Tủ lạnh đông - Đặc tính và phương pháp thử.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6738:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6738:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6738:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6738:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6738:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6738:2000
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6738:2000 (ISO 8960:1991) về Tủ lạnh, tủ bảo quản thực phẩm đông lạnh và tủ kết đông thực phẩm gia dụng và dùng cho các mục đích tương tự – Đo mức tiếng ồn đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6738:2000 (ISO 8960:1991) về Tủ lạnh, tủ bảo quản thực phẩm đông lạnh và tủ kết đông thực phẩm gia dụng và dùng cho các mục đích tương tự – Đo mức tiếng ồn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6738:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |