ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/2001/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2001 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân.
Căn cứ công văn số 664/CPKTTH ngày 18/7/2000 của Chính phủ về hoạt động của Nhà khách trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố.
Căn cứ Quyết định số 17/2001/QĐ-UB ngày 11/4/2001 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố về việc thành lập Nhà khách Uỷ ban Nhân dân Thành phố.
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tổ chức hoạt động của Nhà khách Uỷ ban Thành phố gồm 07 Chương và 22 Điều.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Nhà khách Uỷ ban Thành phố và các phòng, ban liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định./.
Nơi nhận: | T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ KHÁCH UỶ BAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
( Kèm theo Quyết định số: 91/2001/QĐ-UBngày 16/10/2001 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội)
Điều 1: Tên gọi và tư cách pháp nhân
- Tên gọi: Nhà khách uỷ ban thành phố
- Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Municipal Guest House
- Trụ sở: 11-13 Lương Ngọc Quyến- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
- Nhà khách Uỷ ban Thành phố là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Văn phòng HĐND và UBDN Thành phố là đơn vị sự nghiệp pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
- Nhà khách Uỷ ban Thành phố có nhiệm vụ phục vụ hội họp, ăn nghỉ cho khách đến làm việc với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và Văn phòng HĐND và UBND Thành phố. Nhà khách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố theo sự uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân Thành phố.
- Nhà khách thực hiện chế độ quản lý tài chính, kế toán thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có thu dưới sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền
MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHÀ KHÁCH UỶ BAN THÀNH PHỐ
Nhà khách Uỷ ban Thành phố được thành lập với mục đích chính là phục vụ hội họp, ăn nghỉ cho khách đến làm việc với Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và Văn phòng HĐND và UBND Thành phố. Ngoài ra Nhà khách còn kết hợp tổ chức kinh doanh phục vụ các đối tượng khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bổ sung quỹ của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, có tích luỹ, đầu tư mở rộng kinh doanh phục vụ, nâng cao đời sống CBCNV nhưng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính được giao.
Điều 3: Nội dung hoạt động cuả Nhà khách
1. Phục vụ hội họp, ăn nghỉ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
2. Bán các mặt hàng: giải khát, lưu niệm, văn hoá phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
3. Tổ chức dịch vụ lữ hành, đưa đón khách du lịch trong phạm vi cả nước.
4. Phục vụ thu đổi ngoại tệ, fax, điện thoại, photocopy, E-mail, Internet, phiên dịch, đăng ký lưu trú, đi lại, thủ tục giấy tờ, dịch vụ hành chính công, mua vé máy bay, tàu xe theo yêu cầu của khách.
5. Kinh doanh phòng tập thể thao, bể bơi, karaoke, vật lý trị liệu.
6. Đại lý vé máy bay,bán tour Du lịch.
7. Cho thuê mặt bằng thuộc Nhà khách khi được Uỷ ban Nhân dân Thành phố cho phép.
8. Kinh doanh hàng XNK phục vụ nhu cầu của Nhà khách và xã hội.
9. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao phục vụ khách, cán bộ công nhân viên Nhà khách và cơ quan Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ KHÁCH
Điều 4: Nhiệm vụ của Nhà khách
1. Tổ chức việc đón tiếp, ăn ở, chiêu đãi các đoàn khách trong nước, quốc tế đến làm việc với thường trực HĐND Thành phố và UBND Thành phố.
2. Kinh doanh đúng ngành nghề đã được UBND Thành phố cho phép tại Điều 3 Chương II của Quy chế này. Chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý kinh doanh lữ hành, xuất nhập khẩu của Nhà nước.
3. Tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, nâng cao chất lượng phục vụ khách trongvà ngoài nước.
4. Nâng cao hiệu quả bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, tăng cường cơ sở vật chất để phát triển Nhà khách.
5. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, hoàn thành các nhiệm vụ được cơ quan chủ quản giao hàng năm.
6. Thực hiện các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và chịu sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền.
7. Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và chuyen môn cho người lao động.
8. Bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
Điều 5: Quyền hạn của Nhà khách
1. Nhà khách Uỷ ban Thành phố được quyền chủ động tổ chức kinh doanh, dịch vụ theo đúng chức năng nhiệm vụ được UBND Thành phố giao, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và có trách nhiệm sử dụng hợp lý, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong hoạt động.
2. Nhà khách được tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với chỉ tiêu biên chế được duyệt, tổ chức hoạt động có hiệu quả, quản lý lao động và tiền lương theo đúng quy định của pháp luật.
3. Chủ động xây dựng các phương án phục vụ kinh doanh dịch vụ, tìm hiểu và mở rộng thị trường (Được sử dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị theo quy định). Được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6: Các Phòng- Ban của Nhà khách
Tuỳ theo nhiệm vụ của Nhà khách trong từng thời kỳ, Giám đốc báo cáo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà khách trên cơ sở bộ máy tinh gọn, có hiệu quả. Các bộ phận được thành lập và chấm dứt hoạt động do Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố quyết định theo kiến nghị của Giám đốc Nhà khách.
Điều 7: Biên chế của Nhà khách
Trên cơ sở biên chế, quỹ lương đã được khoán và kế hoạch lao động tiền lương được Văn phòng HĐND và UBND Thành phố phê duyệt; căn cứ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người, Giám đốc Nhà khách phân công lao động hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ kinh doanh, dịch vụ và đảm bảo quyền lợi người lao động.
Điều 8: Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Giám đốc Nhà khách
8.1- QUY ĐỊNH CHUNG:
Nhà khách do Giám đốc quản lý và điều hành. Giúp việc Giám đốc có từ 1 đến 2 Phó Giám đốc. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc về một số lĩnh vực công tác chuyên môn do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Văn phòng HĐND và UBND Thành phố và pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
Giám đốc do UBND Thành phố quyết định bổ nhiệm, các Phó Giám đốc do Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
8.2- TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC:
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Văn phòng HĐND và UBND Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà khách; Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở bảo đảm hiệu quả hoạt động của Nhà khách, quyền làm chủ của người lao động thông qua Đại hội công nhân viên chức. Giám đốc phải nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước , tôn trọng vai trò của các đoàn thể; bảo đảm thi hành đúng Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức của Nhà khách.
- Xây dựng kế hoạch phục vụ, thu chi tài chính, lao động, tiền lương,.... trình Văn phòng HĐND và UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá tình hình thực hiện hàng quý, 6 tháng, 1 năm và báo cáo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố và các cơ quan chức năng liên quan.
- Xây dựng các biểu giá chuẩn cho các hoạt động có thu nội bộ tại Nhà khách trình Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố quyết định. Giám đốc Nhà khách được quyền quyết định đối với giá các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngoài nhiệm vụ chính theo các quy định của Thành pố và Nhà nước.
- Công khai trước cán bộ, công nhân viên tất cả các mặt hoạt động của Nhà khách về kế hoạch hoạt động, thu chi tài chính, sửa chữa, mua sắm vật tư, tài sản, định giá các dịch vụ, phương án sử dụng quỹ phúc lợi, khen thưởng, kế hoạch lao động tiền lương, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật,....
- Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ, Giám đốc Nhà khách có trách nhiệm liên hệ thường xuyên với Văn phòng HĐND và UBND Thành phố để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
- Xây dựng nội quy làm việc của Nhà khách, nội quy đối với khách, xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng, các tổ, trách nhiệm của lãnh đạo phòng, tổ, lề lối làm việc, mối quan hệ trong nội bộ Nhà khách và trong quan hệ giao dịch đối ngoại để trình Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố phê duyệt
8.3- QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỐC:
a- Giám đốc Nhà khách được quyền tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ, công nhân viên của Nhà khách theo phân cấp quản lý cán bộ. Tuyển dụng và chấm dứt hợp đồng đối với nhân viên là lao động hợp đồng của Nhà khách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
b- Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng bộ phận, Phó bộ phận, Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn thuộc Nhà khách; Đề nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố và Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố bổ nhiệm, bãi nhiệm Phó Giám đốc và Kế toán trưởng.
c- Được quyền quyết định sửa chữa, mua sắm tài sản có giá trị từ 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) trở xuống. Các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo Nhà khách (Nhà cửa, vật kiến trúc) và mua sắm tài sản cố định (trang thiết bị) có trị trên 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) phải làm phương án, dự toán, trình Văn phòng HĐND và UBND Thành phố quyết định. Việc mua sắm tài sản cố định và xây dựng, sửa chữa tài sản cố định phải tuân thủ theo đúng các thủ tục quy định hiện hành và quản lý tài chính của Nhà nước.
Điều 9: Trách nhiệm và quyền hạn của các Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà khách về hiệu quả các lĩnh vực công tác do Giám đốc Nhà khách uỷ nhiệm. Khi vắng mặt Giám đốc Nhà khách uỷ nhiệm cho Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành công việc của Nhà khách.
Điều 10: Trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán Trưởng:
1- Kế toán Trưởng của Nhà khách có trách nhiệm giúp Giám đốc Nhà khách thực hiện các công tác hạch toán kinh doanh dịch vụ ; Kế toán thống kê; Phân tích các hoạt động kinh tế; Bảo quản và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả, quản lý tài sản theo quy định cuả Nhà nước.
2- Kế toán trưởng có trách nhiệm đảm bảo cho Nhà khách thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Kế toán, thống kê; Luật Kế toán và chế độ kế toán hiện hành; Làm các báo cáo tài chính, lập bảng cân đối tài sản và thực hiện quyết toán hàng năm theo chế độ quy định của Nhà nước.
1- Nhà khách làm việc theo quy định của pháp luật và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cuả cơ quan hành chính sự nghiệp, ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính Phủ.
2- Tổ chức Đảng trong nhà khách hoạt động theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3- Tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội hoạt động theo cơ chế do Đảng và Nhà nước quy định.
12.1- Nhà khách Uỷ ban Thành phố là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, chịu sự lãnh đao và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
12.2- Khách chính thức của Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố và Uỷ ban Nhân dân Thành phố do lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố giới thiệu.
12.3- Tất cả chi phí tiếp các đoàn khách chính thức của Thường trực Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố lưu lại tại Nhà khách đều được hạch toán thu chi đầy đủ.
12.4- Trường hợp phải bố trí nơi ở khác đối với các đoàn khách chính thức của Thường trực Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố thì Giám đốc Nhà khách có trách nhiệm liên hệ, bố trí nơi nghỉ, ở khác và phục vụ như ở Nhà khách.
12.5. Toàn bộ các chi phí cho đoàn khách chính thức của Thường trực Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố được Văn phòng HĐND và UBND Thành phố xác nhận bù trừ vào số thu từ Nhà khách hoặc thanh toán lại cho Nhà khách.
Điều 13: Mối quan hệ với các cơ quan chức năng:
13.1. Nhà khách phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính, kế toán thống kê cho các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Thành phố và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
13.2. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà khách cần có quan hệ phối hợp tốt với các Sở, Ngành chức năng và chính quyền địa phương đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Nguồn vốn ngân sách nhà nước giao ban đầu cho Nhà khách với tổng giá trị là: 4.364.712.743đ gồm có:
- Đất: diện tích 315m2 đất, giá trị: 1.851.476.604đồng
- Nhà: diện tích 1.287m2 nhà, giá trị: 1.845.612.109đồng
- Thiết bị tài sản, đồ dùng giá trị: 667.354.030đồng
-----------------------------
4.364.712.743đồng
(Bốn tỷ ba trăm sáu mươi tư triệu, bảy trăm mười
hai ngàn, bảy trăm bốn mươi ba ngàn đồng chẵn).
Nhà nước sẽ tạo điều kiện về vốn và tài sản cho Nhà khách để ổn định hoạt động theo các chức năng, nhiệm vụ được Uỷ ban Nhân dân Thành phố giao cho.
15.1- Giám đốc Nhà khách được Văn phòng HĐND và UBND Thành phố giao quyền sử dụng tài sản, các nguồn vốn để tổ chức phục vụ và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả; Bảo tồn và phát triển vốn, sử dụng các nguồn vốn, tài sản đúng mục đích theo quy định hiện hành của Nhà nước.
15.2- Các nguồn vốn của Nhà khách được phản ánh trong bảng tổng kết tài sản của Nhà khách theo chế độ hiện hành.
Điều 16: Các biện pháp quản lý vốn:
16.1- Nhà khách thực hiện chế độ quyết toán và kiểm tra tài chính định kỳ theo quy định của Pháp lệnh Kế toán, thống kê do Nhà nước quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên môn.
16.2- Việc vay nợ nước ngoài, huy đông vốn trong và ngoài đơn vị để phục vụ kinh doanh phải có ý kiến chấp thuận của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc Nhà khách có trách nhiệm phải hoàn trả theo hợp đồng tín dụng.
16.3- Giám đốc Nhà khách có quyền chủ động liên doanh, hợp tác kinh doanh và đầu tư trong nước trong khuôn khổ ngành hàng và mặt hàng theo điều lệ, hoặc liên doanh, hợp tác kinh doanh đầu tư để tạo nguồn khách ổn định, báo cáo kết quả thực hiện cho Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
Trước khi ký kết hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh và đầu tư với nước ngoài phải có ý kiến bằng văn bản đồng ý của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
16.4- Kế hoạch đầu tư phục vụ và kinh doanh hàng năm:
- Các công trình đầu tư xây dựng thuộc quỹ phát triển của đơn vị phải có phương án, kế hoạch được giao và được sự phê duyệt của cơ quan Văn phòng HĐND và UBND Thành phố. Các nguồn vốn từ chi phí sửa chữa nhỏ do giám đốc Nhà khách chủ động thực hiện.
- Các công trình đầu tư xây dựng thuộc các nguồn vốn vay, giám đốc Nhà khách phải trình Văn phòng HĐND và UBND Thành phố xét duyệt.
Điều 17: Chế độ quản lý tài chính
17.1- Chế độ quản lý tài chính và công tác hạch toán kinh tế:
Nhà khách tổ chức bộ phận kế toán, sử dụng sổ sách, biểu mẫu thống kê, kế toán, tài khoản.... theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước, theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Hàng năm Nhà khách có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và dự toán thu- chi ngân sách theo quy định hiện hành của Nhà nước báo cáo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố; lập báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng và quyết toán năm gửi lên Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Phòng Tài vụ Văn phòng HĐND và UBND Thành phố và Sở Tài chính Vật giá Hà Nội theo đúng quy định chế độ kế toán thống kê hiện hành.
17.2- Chế độ quản lý tài sản cố định được Nhà nước giao:
Nhà khách quản lý và sử dụng tài sản cố định được Nhà nước giao theo chế độ quản lý tài sản đối với đơn vị hành chính sự nghiệp quy định tại quyết định số 351-TC/QĐ-CĐKT ngày 22/5/1997 của Bộ Tài chính. Căn cứ vào tình hình thực tế về tài sản cố định do Nhà khách quản lý, Nhà khách phải sử dụng quỹ khấu hao quy định tại Quy chế này để đảm bảo các nhiệm vụ mua sắm, sửa chữa lớn; các chi phí sửa chữa nhỏ, vận hành, bảo dưỡng thường xuyên được hạch toán vào chi phí hoạt động phục vụ, kinh doanh dịch vụ của Nhà khách.
17.3- Nguồn tài chính của Nhà khách:
Các khoản thu về hoạt động kinh doanh dịch vụ phải được ghi thu và hạch toán đầy đủ; riêng khoản thu phục vụ phí do đặc thù của ngành Du lịch, Uỷ ban Nhân dân Thành phố cho phép Nhà khách được thu 5% (Năm phần trăm) phí phục vụ theo thông tư 88/TTLB ngày 27/11/1995 của Liên bộ Tài chính- Tổng cục Du lịch và hạch toán theo quy định.
17.4- Các khoản chi kinh doanh dịch vụ của Nhà khách:
a. Chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ công nhân viên trả tiền công lao động hợp đồng, tiền làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 04/10/197 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập doanh nghiệp Nhà nước; tỷ lệ khoán khoản chi này 17% (mười bảy phần trăm) trên doanh thu kinh doanh dịch vụ.
b. Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước.
c. Chi dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại,...,
d. Chi mua nguyên, nhiên vật liệu, ăn uống, hàng hoá.
e. Trích khấu hao tài sản cố định trên nguyên giá tài sản cố định bao gồm nhà, vật kiến thiết, thiết bị,...vv để lập quỹ sửa chữa, mua sắm tài sản cố định theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính.
Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố có quyền quyết định điều chỉnh quỹ này khi Nhà khách chưa có kế hoạch sử dụng.
g. Các khoản chi phí gồm sửa chữa nhỏ, mua sắm công cụ lao động, bảo trì thiết bị, hoa hồng giới thiệu khách, đào tạo, văn phòng phẩm, thuê giặt là hàng vải... được hạch toán đúng và đủ vào giá thành sản phẩm theo quy định tại Thông tư 63/1999/TT-BTC ngày 07/6/1999 của Bộ Tài chính.
17.5- Các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
Theo sự hướng dẫn và quy định của Cục Thuế Hà Nội.
17.6- Phân phối kết quả hoạt động kinh doanh.
Các khoản thu của Nhả khách sau khi trừ các chi phí hợp lý và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy định, được phân phốii như sau:
- Quỹ phát triển kinh doanh dịch vụ: 35%
- Quỹ phúc lợi khen thưởng: 25%
- Nộp quỹ đời sống Văn phòng HĐND và UBND Thành phố: 40%
Tuỳ theo kết quả kinh doanh hàng năm của đơn vị sẽ phân bổ lại cho phù hợp.
Quỹ khen thưởng phúc lợi của Nhà khách được sử dụng theo quy chế do tập thể cán bộ công nhân viên thống nhất và thông qua Hội đồng thi đua của Nhà khách.
Điều 18: Chế độ báo cáo tài chính:
- Nhà khách thực hiện chế độ tài chính, kế toán, thống kê, quyết toán với ngân sách Nhà nước, làm báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
- Việc phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Nhà khách được tiến hành định kỳ mỗi năm một lần.
- Năm tài chính của Nhà khách được bắt đầu là ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ VÀ GIẢI THỂ NHÀ KHÁCH
Điều 19: Quy chế này có thể sửa đổi, bổ sung hoặc lập mới khi các điều kiện tổ chức phục vụ kinh doanh dịch vụ của Nhà khách có thay đổi hoặc khi Nhà nước ban hành cơ chế quản lý mới mà các quy định của Quy chế không còn phù hợp với những quy định mới và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.
Điều 20: Giải thể hoặc chuyển hình thức sở hữu:
Nhà khách bị giải thể hoặc chuyển hình thức sở hữu khi có một trong các yếu tố sau:
- Có quyêt định chấm dứt hoạt động hoặc chuyển hình thức sở hữu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Mục tiêu hoạt động của Nhà khách không thể thực hiện được.
Điều 21: Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc lập mới Quy chế do Nhà khách đề xuất, hoặc do Văn phòng HĐND và UBND Thành phố báo cáo và phải được Uỷ ban Nhân dân Thành phố phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.
Điều 22: Căn cứ quy chế này, Giám đốc Nhà khách xây dựng ban hành các quy định hoạt động cụ thể của Nhà khách
Quy chế này được phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên lao động của Nhà khách./.
t/m. uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
File gốc của Quyết định 91/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và chế độ quản lý tài chính của Nhà khách Uỷ ban Thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 91/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và chế độ quản lý tài chính của Nhà khách Uỷ ban Thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Số hiệu | 91/2001/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phan Văn Vượng |
Ngày ban hành | 2001-10-16 |
Ngày hiệu lực | 2001-10-16 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |