THIẾT\r\nBỊ ĐẦU CUỐI SỐ BĂNG THOẠI (300 ¸\r\n3400 Hz)
\r\n\r\n\r\n\r\nNỐI\r\nVỚI MẠNG SỐ LIÊN KẾT ĐA DỊCH VỤ (ISDN)
\r\n\r\n\r\n\r\nTELEPHONE BAND (300 ¸ 3400 HZ) DIGITAL\r\nHANDSET
\r\n\r\nTERMINAL EQUIPMENT\r\nCONNECTING TO INTEGRATED SERVICES DIGITAL NETWORK (ISDN)
\r\n\r\nELECTRO-ACOUSTIC\r\nREQUIREMENTS
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2. Tài liệu tham chiếu chuẩn
\r\n\r\n3. Định nghĩa và chữ viết tắt
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa
\r\n\r\n3.2 Chữ viết tắt
\r\n\r\n4. Các chỉ tiêu đặc tính thoại
\r\n\r\n4.1 Độ nhạy
\r\n\r\n4.2 Hệ số âm lượng phát và hệ số âm lượng thu\r\n(SLR và RLR)
\r\n\r\n4.3 Trắc âm
\r\n\r\n4.4 Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw)
\r\n\r\n4.5 Tính ổn định
\r\n\r\n4.6 Méo
\r\n\r\n4.7 Các tín hiệu ngoài băng
\r\n\r\n4.8 Các đặc tính tạp âm thu và phát
\r\n\r\n4.9 Trễ
\r\n\r\n4.10 Biến thiên hệ số khuếch đại theo mức vào
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định): Phương pháp đo
\r\n\r\nA.1 Giới thiệu
\r\n\r\nA.2 Các phương pháp đo kiểm TE số
\r\n\r\nA.3 Định nghĩa điểm chuẩn 0 dBr
\r\n\r\nA.4 Định nghĩa các giao diện
\r\n\r\nA.5 Chỉ tiêu kỹ thuật của bộ mã hóa/giải mã
\r\n\r\nA.6 Các yêu cầu đối với thiết bị đo
\r\n\r\nA.7 Các phép đo kiểm đặc tính truyền dẫn
\r\n\r\nPhụ lục B (Quy định): Phương pháp tính
\r\n\r\nB.1 Độ nhạy
\r\n\r\nB.2 Hệ số âm lượng phát và hệ số âm lượng thu\r\n(SLR và RLR)
\r\n\r\nB.3 Trắc âm
\r\n\r\nB.4 Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw)
\r\n\r\nPhụ lục C (Tham khảo): Danh mục các điều\r\nkhoản tham chiếu
\r\n\r\n\r\n\r\n
LỜI NÓI ĐẦU
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 212: 2002 được xây\r\ndựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn Khuyến nghị P.310 của ủy ban Tiêu chuẩn hóa\r\nViễn thông thuộc Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-T), có tham khảo các Khuyến\r\nnghị P.64, P.79, G.122 của ITU-T. So với Khuyến nghị P.310, bố cục và cách thể\r\nhiện của tiêu chuẩn này đã được thay đổi để phù hợp với qui định về khuôn mẫu\r\ntiêu chuẩn của Bộ Bưu chính, Viễn thông (MPT) và tạo điều kiện thuận lợi cho\r\ncông tác đo kiểm, chứng nhận hợp chuẩn thiết bị.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 212: 2002 do Viện\r\nKhoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn theo đề nghị của Vụ Khoa học - Công\r\nnghệ và được Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành theo Quyết định số\r\n29/2002/QĐ-BBCVT ngày 18/12/2002.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 212: 2002 được ban\r\nhành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong trường hợp có tranh\r\nchấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI SỐ\r\nBĂNG THOẠI (300 ¸ 3400 Hz)
\r\n\r\nSỬ DỤNG TỔ HỢP CẦM\r\nTAY
\r\n\r\nNỐI VỚI MẠNG SỐ LIÊN\r\nKẾT ĐA DỊCH VỤ (ISDN)
\r\n\r\nYÊU CẦU ĐIỆN THANH
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo\r\nQuyết định số 29/2002/QĐ-BBCVT ngày 18/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn kỹ thuật này qui định các yêu cầu\r\nvề điện thanh và phương pháp đo dành cho các thiết bị đầu cuối số băng thoại\r\n(300 ¸ 3400 Hz) cung cấp\r\ndịch vụ thoại và sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ\r\n(ISDN), có sơ đồ mã hóa tuân theo Khuyến nghị G.711 [1] (PCM tốc độ 64 và 56\r\nkbit/s) và G.726 [2] (ADPCM, 32 kbit/s).
\r\n\r\nTiêu chuẩn kỹ thuật này là một trong các sở\r\ncứ để chứng nhận hợp chuẩn và đo kiểm các thiết bị đầu cuối nhằm mục đích:
\r\n\r\n- Đảm bảo chất lượng thoại cơ bản;
\r\n\r\n- Đảm bảo tính tương thích về mặt sử dụng.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị\r\nđầu cuối sử dụng tổ hợp kết nối bằng vô tuyến (ví dụ điện thoại kéo dài).
\r\n\r\n2. Tài liệu tham\r\nchiếu chuẩn
\r\n\r\n[1] ITU-T Recommendation G.711 (1988), Pulse Code\r\nModulation (PCM) of voice frequencies.
\r\n\r\n[2] ITU-T Recommendation G.726 (1990), 40,\r\n32, 24, 16 kbit/s Adaptive Differential Pulse Code Modulation (ADPCM).
\r\n\r\n[3] ITU-T Recommendation G.728 (1992), Coding\r\nof speech at 16 kbit/s using low-delay code excited linear prediction.
\r\n\r\n[4] ITU-T Recommendation P.10 (1998), Vocabulary\r\nof terms on telephone transmission quality and telephone sets.
\r\n\r\n[5] ITU-T Recommendation G.111 (1993), Loudness\r\nRatings (LRs) in an international connection.
\r\n\r\n[6] ITU-T Recommendation G.712 (1996), Transmission\r\nperformance characteristics of pulse code modulation channels.
\r\n\r\n[7] ITU-T Recommendation G.223 (1988), Assumptions\r\nfor the calculation of noise on hypothetical reference circuits for telephony.
\r\n\r\n[8] ITU-T Recommendation G.131 (1996), Control\r\nof talker echo.
\r\n\r\n[9] ITU-T Recommendation I.412 (1988), ISDN\r\nuser-network interfaces - Interface structures and access capabilities.
\r\n\r\n[10] ITU-T Recommendation O.133 (1993), Equipment\r\nfor measuring the performance of PCM encoders and decoders.
\r\n\r\n[11] ITU-T I.430-Series of Recommendations\r\n(1995), Basic user-network interface - Layer 1 Specification.
\r\n\r\n[12] ITU-T Recommendation P.64 (1999), Determination of\r\nsensitivity/frequency characteristics of local telephone systems.
\r\n\r\n[13] ITU-T Recommendation P.79 (1993), Calculation\r\nof loudness ratings for telephone sets.
\r\n\r\n[14] ITU-T Recommendation O.131 (1988), Quantizing\r\ndistortion measuring equipment using a pseudo-random noise test signal.
\r\n\r\n[15] ITU-T Recommendation O.41 (1994), Psophometer for\r\nuse on telephone-type circuits.
\r\n\r\n[16] ISO 1996-1:1982, Acoustics - Description\r\nand measurement of environmental noise - Part 1: Basic quantities and\r\nprocedures.
\r\n\r\n[17] ITU-T Recommendation P.57 (1996), Artificial\r\nears.
\r\n\r\n[18] ITU-T Recommendation P.51 (1996), Artificial\r\nmouth.
\r\n\r\n[19] ISO 3: 1973, Preferred numbers -\r\nSeries of preferred numbers.
\r\n\r\n[20] ITU-T Recommendation G.122 (1993), Influence\r\nof national systems on stability and talker echo in international connections.
\r\n\r\n[21] ITU-T Recommendation P.50 (1999), Artificial\r\nVoices.
\r\n\r\n[22] ITU-T Recommendation P.501 (2000), Test signals for\r\nuse in telephonometry.
\r\n\r\n[23] ITU-T Recommendation P.58 (1996), Head\r\nand torso simulator.
\r\n\r\n[24] ITU-T Recommendation P.310 (2000), Transmission\r\ncharacteristics for telephone band (300 ¸ 3400 Hz) digital telephones.
\r\n\r\n[25] ETSI TBR 8 (1997), Integrated Services\r\nDigital Network (ISDN); Telephony 3,1 kHz teleservice; Attachment requirements\r\nfor handset terminals.
\r\n\r\n3. Định nghĩa và chữ\r\nviết tắt
\r\n\r\n3.1 Định nghĩa
\r\n\r\nTai giả: là dụng cụ dùng để hiệu chuẩn ống\r\nnghe, gồm một bộ ghép âm và một ống nói đã được hiệu chuẩn để đo áp suất âm,\r\ntrở kháng âm tổng của tai giả tương tự trở kháng âm của tai người bình thường\r\ntrong một dải tần nhất định.
\r\n\r\nMiệng giả: là dụng cụ bao gồm một loa đặt trong\r\nmột vỏ kín, miệng giả có hướng tính và mẫu phát xạ tương tự như của miệng người\r\nbình thường.
\r\n\r\nMức chuẩn âm (ARL): là mức âm thanh tại\r\nMRP tạo ra mức tín hiệu ra bằng 10 dBm0 tại giao diện số.
\r\n\r\nTổ hợp cầm tay: là kết hợp của ống\r\nnói và ống nghe với hình dạng tiện lợi cho việc giữ đồng thời ống nói ở miệng\r\nvà ống nghe ở tai. Trong khi sử dụng tổ hợp đóng vai trò duy trì ống nói ở vị\r\ntrí cố định tương đối so với ống nghe.
\r\n\r\nHệ số âm lượng: là một đại lượng đo,\r\nbiểu diễn theo đơn vị decibel, đặc trưng cho đặc tính âm lượng của kết nối\r\nthoại hoặc một phần của kết nối như hệ thống phát, đường dây, hệ thống thu.
\r\n\r\nĐiểm chuẩn miệng (MRP): là điểm nằm trên\r\ntrục của môi và cách môi 25 mm về phía trước.
\r\n\r\nĐiểm chuẩn tai (ERP): là tâm của mặt phẳng\r\nchuẩn tai, nằm trên hướng vào tai người nghe.
\r\n\r\n3.2 Chữ viết tắt
\r\n\r\n\r\n A/D \r\n | \r\n \r\n Chuyển đổi tương tự thành số \r\n | \r\n
\r\n ARL \r\n | \r\n \r\n Mức chuẩn âm \r\n | \r\n
\r\n DTS \r\n | \r\n \r\n Chuỗi thử số \r\n | \r\n
\r\n D/A \r\n | \r\n \r\n Chuyển đổi số thành tương tự \r\n | \r\n
\r\n ERP \r\n | \r\n \r\n Điểm chuẩn tai \r\n | \r\n
\r\n ETSI \r\n | \r\n \r\n Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu \r\n | \r\n
\r\n ISDN \r\n | \r\n \r\n Mạng số liên kết đa dịch vụ \r\n | \r\n
\r\n ITU \r\n | \r\n \r\n Liên minh Viễn thông Quốc tế \r\n | \r\n
\r\n LRGP \r\n | \r\n \r\n Vị trí vòng chắn hệ số âm lượng \r\n | \r\n
\r\n LSTR \r\n | \r\n \r\n Hệ số trắc âm người nghe \r\n | \r\n
\r\n MRP \r\n | \r\n \r\n Điểm chuẩn miệng \r\n | \r\n
\r\n PABX \r\n | \r\n \r\n Tổng đài tự động nhánh riêng \r\n | \r\n
\r\n PCM \r\n | \r\n \r\n Điều xung mã \r\n | \r\n
\r\n RLR \r\n | \r\n \r\n Hệ số âm lượng thu \r\n | \r\n
\r\n SLR \r\n | \r\n \r\n Hệ số âm lượng phát \r\n | \r\n
\r\n STMR \r\n | \r\n \r\n Hệ số che trắc âm \r\n | \r\n
\r\n SJE \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy thu (tai thật) \r\n | \r\n
\r\n Sje \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy thu (tai giả) \r\n | \r\n
\r\n SMJ \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy phát (miệng thật) \r\n | \r\n
\r\n Smj \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy phát (miệng giả) \r\n | \r\n
\r\n TCL \r\n | \r\n \r\n Suy hao ghép thiết bị \r\n | \r\n
\r\n TCLw \r\n | \r\n \r\n Suy hao ghép thiết bị có trọng số \r\n | \r\n
\r\n TE \r\n | \r\n \r\n Thiết bị đầu cuối \r\n | \r\n
4. Các chỉ tiêu đặc\r\ntính thoại
\r\n\r\n4.1 Độ nhạy
\r\n\r\n4.1.1 Độ nhạy phát
\r\n\r\nYêu cầu: Độ nhạy phát (từ MRP đến giao diện\r\nsố) phải nằm trong mặt nạ giới hạn được xác định bởi các điểm trong Bảng 1 và\r\nvẽ trên Hình 1.
\r\n\r\nTất cả các giá trị độ nhạy đều là giá trị\r\ntương đối và được tính theo đơn vị dB.
\r\n\r\nPhép đo: như trong mục A.7.1.1, phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 1: Giới hạn độ\r\nnhạy phát
\r\n\r\n\r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn trên, dB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn dưới, dB \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n -12 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -14 \r\n | \r\n
\r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -8 \r\n | \r\n
\r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n -8 \r\n | \r\n
\r\n 3000 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n -8 \r\n | \r\n
\r\n 3400 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n -11 \r\n | \r\n
\r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
Hình 1: Giới hạn độ\r\nnhạy phát
\r\n\r\n4.1.2 Độ nhạy thu
\r\n\r\nYêu cầu: Độ nhạy thu (từ giao diện số đến ERP)\r\nphải nằm trong mặt nạ giới hạn được xác định bởi các điểm trong Bảng 2 và vẽ\r\ntrên Hình 2.
\r\n\r\nTất cả các giá trị độ nhạy đều là giá trị\r\ntương đối và được tính theo đơn vị dB.
\r\n\r\nPhép đo: như trong mục A.7.1.2, Phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 2: Các giới hạn\r\nđộ nhạy thu
\r\n\r\n\r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn trên, dB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn dưới, dB \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n -10 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -9 \r\n | \r\n
\r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -7 \r\n | \r\n
\r\n 3400 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -12 \r\n | \r\n
\r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n 8000 \r\n | \r\n \r\n -18 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
Hình 2: Các giới hạn\r\nđộ nhạy thu
\r\n\r\n4.2 Hệ số âm lượng phát và hệ số âm lượng thu\r\n(SLR và RLR)
\r\n\r\nYêu cầu: Theo G.111[5], các giá trị danh định\r\nsau được khuyến nghị:
\r\n\r\n- SLR = 8 dB.
\r\n\r\n- RLR = 2 dB.
\r\n\r\nDung sai cho phép của cả hai chỉ tiêu SLR và\r\nRLR là ±3 dB.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.2.1. và A.7.2.2, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.3 Trắc âm
\r\n\r\n4.3.1 Hệ số che trắc âm (STMR)
\r\n\r\nYêu cầu: Giá trị STMR chuẩn hóa theo giá trị\r\nSLR danh định (8 dB) và RLR danh định (2 dB) phải nằm trong khoảng từ 10 dB đến\r\n15 dB.
\r\n\r\nNếu TE có chức năng điều chỉnh âm lượng thì\r\nSTMR phải thỏa mãn yêu cầu trên tại mức đặt âm lượng mà tại đó RLR bằng giá trị\r\ndanh định.
\r\n\r\nChú ý: Tính giá trị STMR chuẩn hóa theo giá\r\ntrị SLR danh định và RLR danh định theo công thức: STMR - (SLR - 8 + RLR - 2).
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.3.1, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.3.2 Hệ số trắc âm phía người nghe (LSTR)
\r\n\r\nYêu cầu: Giá trị LSTR chuẩn hóa theo giá trị\r\nSLR danh định (8 dB) và RLR danh định (2 dB) phải lớn hơn hoặc bằng 15 dB.
\r\n\r\nNếu TE có chức năng điều chỉnh âm lượng thì\r\nLSTR phải thỏa mãn yêu cầu trên tại mức đặt âm lượng mà tại đó RLR bằng giá trị\r\ndanh định.
\r\n\r\nChú ý: Tính giá trị LSTR chuẩn hóa theo giá\r\ntrị SLR danh định và RLR danh định bằng công thức: LSTR - (SLR - 8 + RLR - 2).
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.3.2, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.4 Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw)
\r\n\r\nYêu cầu: Khi được đo trong trường tự do, giá\r\ntrị TCLw chuẩn hóa theo giá trị SLR danh định (8 dB) và RLR danh định (2 dB) phải\r\nlớn hơn 40 dB. Ví dụ: nếu giá trị TCLw đo được là 42 dB, giá trị SLR đo được là\r\n+11 dB và giá trị RLR đo được là 0 dB thì giá trị chuẩn hóa của TCLw bằng 42 dB\r\n+ (8 - 11) dB + (2 - 0) dB = 41 dB.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.4, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.5 Tính ổn định
\r\n\r\nYêu cầu: Khi đặt tổ hợp úp xuống một mặt phẳng\r\ncứng, suy hao từ đầu vào số đến đầu ra số tại tất cả các tần số trong dải tần\r\n200 ¸ 4000 Hz được hiệu\r\nchuẩn theo giá trị SLR danh định và RLR danh định tối thiểu phải bằng 6 dB.
\r\n\r\nChú ý: Nếu TE có chức năng điều chỉnh âm\r\nlượng thì tính ổn định của thiết bị phải thỏa mãn yêu cầu trên ở mọi mức đặt âm\r\nlượng.
\r\n\r\nPhép đo: mục A.7.5, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.6 Méo
\r\n\r\nCó hai bộ giá trị được khuyến nghị tương ứng\r\nvới hai phương pháp đo khác nhau (xem Khuyến nghị G.712 [6]). Cả hai bộ giá trị\r\nchỉ tiêu này đều được chấp nhận.
\r\n\r\n4.6.1 Phương pháp 1 (phương pháp tạp âm)
\r\n\r\nPhương pháp tạp âm thường được sử dụng cho\r\ncác bộ mã hóa theo luật A.
\r\n\r\n4.6.1.1 Méo hướng phát
\r\n\r\nYêu cầu: Khi áp suất âm tại MRP không vượt quá\r\n+5 dBPa, tỉ số công suất tín hiệu trên méo tổng (méo hài và méo lượng tử) của\r\ntín hiệu đầu ra được mã hóa số phải lớn hơn các giới hạn cho trong Bảng 3 và 4\r\ntương ứng với các Khuyến nghị G.711 [1] (64 kbit/s) và G.726 [2] (32 kbit/s).
\r\n\r\nCác giới hạn của các mức trung gian được xác\r\nđịnh bằng cách kẻ các đường thẳng nối các điểm trong bảng theo thang tuyến tính\r\n(mức tín hiệu tính theo đơn vị dB) - tuyến tính (tỉ số công suất tính theo đơn\r\nvị dB).
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.6.1, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.6.1.2 Méo hướng thu
\r\n\r\nYêu cầu: Khi áp suất âm của tín hiệu ở tai giả\r\nnằm trong dải -50 ¸ +5 dBPa, tỉ số công\r\nsuất tín hiệu trên méo tổng (méo hài và méo lượng tử) của tín hiệu ở tai giả [18]\r\nphải lớn hơn các giới hạn cho trong Bảng 3 và 4 tương ứng với các Khuyến nghị\r\nG.711 [1] (64 kbit/s) và G.726 [2] (32 kbit/s).
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.6.2, Phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 3: Giới hạn của\r\ntỉ số tín hiệu/méo tổng (đối với các thiết bị mã hóa theo luật A, G.711, 64\r\nkbit/s) - Phương pháp 1
\r\n\r\n\r\n Mức phát tương đối\r\n so với ARL, dB \r\n | \r\n \r\n Mức thu tại giao\r\n diện số, dBm0 \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n phát, dB \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n thu, dB \r\n | \r\n
\r\n -45 \r\n | \r\n \r\n -55 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 20,0 \r\n | \r\n \r\n 20,0 \r\n | \r\n
\r\n -24 \r\n | \r\n \r\n -34 \r\n | \r\n \r\n 25,5 \r\n | \r\n \r\n 25,0 \r\n | \r\n
\r\n -17 \r\n | \r\n \r\n -27 \r\n | \r\n \r\n 30,2 \r\n | \r\n \r\n 30,6 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n -20 \r\n | \r\n \r\n 32,4 \r\n | \r\n \r\n 33,0 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -10 \r\n | \r\n \r\n 33,0 \r\n | \r\n \r\n 33,7 \r\n | \r\n
\r\n +4 \r\n | \r\n \r\n -6 \r\n | \r\n \r\n 33,0 \r\n | \r\n \r\n 33,8 \r\n | \r\n
\r\n +7 \r\n | \r\n \r\n -3 \r\n | \r\n \r\n 23,5 \r\n | \r\n \r\n 24,0 \r\n | \r\n
Bảng 4: Giới hạn của\r\ntỉ số tín hiệu/méo tổng (đối với các thiết bị mã hóa theo luật A, G.726, 32\r\nkbit/s) - Phương pháp 1
\r\n\r\n\r\n Mức phát tương đối\r\n so với ARL, dB \r\n | \r\n \r\n Mức thu tại giao\r\n diện số, dBm0 \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n phát, dB \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n thu, dB \r\n | \r\n
\r\n -45 \r\n | \r\n \r\n -55 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 20,0 \r\n | \r\n \r\n 20,0 \r\n | \r\n
\r\n -24 \r\n | \r\n \r\n -34 \r\n | \r\n \r\n 25,3 \r\n | \r\n \r\n 24,8 \r\n | \r\n
\r\n -17 \r\n | \r\n \r\n -27 \r\n | \r\n \r\n 29,7 \r\n | \r\n \r\n 30,1 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n -20 \r\n | \r\n \r\n 31,6 \r\n | \r\n \r\n 32,3 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -10 \r\n | \r\n \r\n 32,1 \r\n | \r\n \r\n 32,9 \r\n | \r\n
\r\n +4 \r\n | \r\n \r\n -6 \r\n | \r\n \r\n 32,1 \r\n | \r\n \r\n 32,9 \r\n | \r\n
\r\n +7 \r\n | \r\n \r\n -3 \r\n | \r\n \r\n 22,9 \r\n | \r\n \r\n 23,4 \r\n | \r\n
4.6.2 Phương pháp 2 (phương pháp sóng sin)
\r\n\r\n4.6.2.1 Méo hướng phát
\r\n\r\nYêu cầu: Khi áp suất âm tại MRP không vượt quá\r\n+10 dBPa, tỉ số công suất tín hiệu trên méo tổng được đo với trọng số tạp âm\r\nphù hợp (xem Khuyến nghị G.223 [7] phải lớn hơn các giới hạn cho trong Bảng 5,\r\n6 và 7 tương ứng với các Khuyến nghị G.711 [1] (64 kbit/s), G.711 [1] (56\r\nkbit/s) và G.726 [2] (32 kbit/s). Các giới hạn đối với mức trung gian được xác\r\nđịnh bằng cách kẻ đường thẳng nối các điểm trong bảng theo thang tuyến tính\r\n(mức tín hiệu tính theo đơn vị dB) - tuyến tính (tỉ số công suất tính theo đơn\r\nvị dB).
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.6.1, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.6.2.2 Méo hướng thu
\r\n\r\nYêu cầu: Khi áp suất âm của tín hiệu ở tai giả\r\nnằm trong dải -50 ¸ 10 dBPa, tỉ số công\r\nsuất tín hiệu trên méo tổng được đo ở tai giả với trọng số tạp âm phù hợp (xem\r\nKhuyến nghị G.223 [7]) phải lớn hơn các giới hạn cho trong Bảng 5, 6 và 7 tương\r\nứng với các Khuyến nghị G.711 [1] (64 kbit/s), G.711 [1] (56 kbit/s) và G.726\r\n[2] (32 kbit/s).
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.6.2, Phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 5: Giới hạn của\r\ntỉ số tín hiệu/méo tổng
\r\n(Khuyến nghị G.711, 64 kbit/s) - Phương pháp 2
\r\n Mức phát tương đối\r\n so với ARL, dB \r\n | \r\n \r\n Mức thu tại giao\r\n diện số, dBm0 \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n phát, dB \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n thu, dB \r\n | \r\n
\r\n -35 \r\n | \r\n \r\n -45 \r\n | \r\n \r\n 17,5 \r\n | \r\n \r\n 17,5 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 22,5 \r\n | \r\n \r\n 22,5 \r\n | \r\n
\r\n -20 \r\n | \r\n \r\n -30 \r\n | \r\n \r\n 30,7 \r\n | \r\n \r\n 30,5 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n -20 \r\n | \r\n \r\n 33,3 \r\n | \r\n \r\n 33,0 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -10 \r\n | \r\n \r\n 33,7 \r\n | \r\n \r\n 33,5 \r\n | \r\n
\r\n +7 \r\n | \r\n \r\n -3 \r\n | \r\n \r\n 31,7 \r\n | \r\n \r\n 31,2 \r\n | \r\n
\r\n +10 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 25,5 \r\n | \r\n \r\n 25,5 \r\n | \r\n
Bảng 6: Giới hạn của\r\ntỉ số tín hiệu/méo tổng
\r\n(Khuyến nghị G.711, 56 kbit/s) - Phương pháp 2
\r\n Mức phát tương đối\r\n so với ARL, dB \r\n | \r\n \r\n Mức thu tại giao\r\n diện số, dBm0 \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n phát, dB \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n thu, dB \r\n | \r\n
\r\n -35 \r\n | \r\n \r\n -45 \r\n | \r\n \r\n 15,3 \r\n | \r\n \r\n 15,3 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 20,3 \r\n | \r\n \r\n 20,3 \r\n | \r\n
\r\n -20 \r\n | \r\n \r\n -30 \r\n | \r\n \r\n 27,5 \r\n | \r\n \r\n 27,4 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n -20 \r\n | \r\n \r\n 28,5 \r\n | \r\n \r\n 28,4 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -10 \r\n | \r\n \r\n 28,6 \r\n | \r\n \r\n 28,6 \r\n | \r\n
\r\n +7 \r\n | \r\n \r\n -3 \r\n | \r\n \r\n 27,9 \r\n | \r\n \r\n 27,7 \r\n | \r\n
\r\n +10 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 24,2 \r\n | \r\n \r\n 24,2 \r\n | \r\n
Bảng 7: Giới hạn của\r\ntỉ số tín hiệu/méo tổng
\r\n(Khuyến nghị G.726, 32 kbit/s) - Phương pháp 2
\r\n Mức phát tương đối\r\n so với ARL, dB \r\n | \r\n \r\n Mức thu tại giao\r\n diện số, dBm0 \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n phát, dB \r\n | \r\n \r\n Tỉ số công suất\r\n thu, dB \r\n | \r\n
\r\n -35 \r\n | \r\n \r\n -45 \r\n | \r\n \r\n 17,3 \r\n | \r\n \r\n 17,3 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 22,3 \r\n | \r\n \r\n 22,3 \r\n | \r\n
\r\n -20 \r\n | \r\n \r\n -30 \r\n | \r\n \r\n 29,3 \r\n | \r\n \r\n 29,2 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n -20 \r\n | \r\n \r\n 31,1 \r\n | \r\n \r\n 30,9 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n -10 \r\n | \r\n \r\n 31,3 \r\n | \r\n \r\n 31,2 \r\n | \r\n
\r\n +7 \r\n | \r\n \r\n -3 \r\n | \r\n \r\n 30,0 \r\n | \r\n \r\n 29,7 \r\n | \r\n
\r\n +10 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 25,0 \r\n | \r\n \r\n 25,0 \r\n | \r\n
4.7 Các tín hiệu ngoài băng
\r\n\r\n4.7.1 Hướng phát
\r\n\r\nYêu cầu: Với bất kì tín hiệu hình sin nào có\r\ntần số trong dải 4,6 ¸ 8 kHz được cấp cho\r\nMRP với mức áp suất âm bằng -4,7 dBPa, mức của mọi tần số ảo tạo ra ở giao diện\r\nsố phải thấp hơn mức chuẩn (mức chuẩn này xác định tại tần số 1 kHz, với mức\r\nbằng -4,7 dBPa ở MRP) một lượng ít nhất bằng các giá trị qui định trong Bảng 8.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.7.1, Phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 8: Các mức phân\r\nbiệt - Hướng phát
\r\n\r\n\r\n Tần số sin cấp cho\r\n MRP, kHz \r\n | \r\n \r\n Giới hạn (giá trị\r\n tối thiểu), dB \r\n | \r\n
\r\n 4,6 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n Chú ý: giới hạn cho các tần số trung gian\r\n nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm qui định trong bảng này, với hệ trục tọa\r\n độ có một trục là trục tần số (log), còn trục kia là trục giới hạn (tuyến\r\n tính, dB) \r\n | \r\n
4.7.2 Hướng thu
\r\n\r\nYêu cầu: Với một tín hiệu hình sin được mô\r\nphỏng kiểu số trong dải tần 300 Hz ¸\r\n3400 Hz và mức 0 dBm0 được cấp cho giao diện số, mức của các tín hiệu ảo giả\r\nngoài băng trong khoảng tần số từ 4,6 kHz đến 8 kHz đo được ở tai giả [17] phải\r\nthấp hơn mức âm cùng băng được tạo ra bởi một tín hiệu số có tần số 1 kHz với\r\nmức qui định trong Bảng 9.
\r\n\r\nBảng 9: Các mức phân\r\nbiệt - Hướng thu
\r\n\r\n\r\n Tần số tín hiệu ảo,\r\n kHz \r\n | \r\n \r\n Mức tín hiệu đầu\r\n vào tương đương, dBm0 \r\n | \r\n
\r\n 4,6 \r\n | \r\n \r\n -35 \r\n | \r\n
\r\n 8,0 \r\n | \r\n \r\n -50 \r\n | \r\n
\r\n Chú ý: giới hạn cho các tần số trung gian\r\n nằm trên đường thẳng đi qua hai điểm qui định trong bảng này, với hệ trục tọa\r\n độ có một trục là trục tần số (log) còn trục kia là trục giới hạn (tuyến\r\n tính, dB) \r\n | \r\n
Phép đo: Mục A.7.7.2, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.8 Các đặc tính tạp âm thu và phát
\r\n\r\n4.8.1 Tạp âm phát
\r\n\r\nYêu cầu: Mức tạp âm phát cực đại là -64 dBm0p.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.8.1, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.8.2 Tạp âm thu
\r\n\r\nYêu cầu: Khi TE không có chức năng điều chỉnh\r\nâm lượng hoặc mức điều chỉnh âm lượng được đặt tại vị trí RLR danh định, mức tạp\r\nâm thu cực đại là -56 dBPa(A).
\r\n\r\nChú ý: các mức tạp âm liên quan đến các chỉ\r\ntiêu SLR và RLR dài hạn.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.8.2, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.9 Trễ
\r\n\r\nYêu cầu: Tổng các trễ nhóm từ điểm chuẩn miệng\r\nđến giao diện số và từ giao diện số đến điểm chuẩn tai phải không được vượt quá\r\n2,0 ms đối với TE mã hóa theo Khuyến nghị G.711 [1] và không vượt quá 2,75 ms\r\nđối với TE mã hóa theo Khuyến nghị G.726 [2].
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.9, Phụ lục A.
\r\n\r\n4.10 Biến thiên hệ số khuếch đại theo mức vào
\r\n\r\nCác TE số có thể sử dụng kỹ thuật phi tuyến,\r\nví dụ như điều chỉnh âm lượng tự động hay các kỹ thuật nén/dãn. Hiện nay, ITU-T\r\nchưa khuyến nghị các chỉ tiêu và phương pháp đo kiểm đặc tính dành cho các TE\r\nsố loại phi tuyến. Với TE số được thiết kế có đặc tính tuyến tính thì cần đáp\r\nứng được các đặc tính thay đổi hệ số khuếch đại trong các mục 4.10.1 và 4.10.2.
\r\n\r\n4.10.1 Hướng phát
\r\n\r\nYêu cầu: Với các TE số có đặc tính đầu ra\r\ntuyến tính theo đầu vào thì biến thiên hệ số khuếch đại tương đối so với hệ số\r\nkhuếch đại ở mức ARL phải nằm trong dải giới hạn trong Bảng 10. Với các mức\r\nphát trung gian thì áp dụng các giới hạn bằng các giới hạn tại hai mức phát liền\r\ntrước và sau trong bảng.
\r\n\r\nChú ý: Trong trường hợp áp suất âm vượt quá\r\n+6 dBPa thì phải kiểm tra lại độ tuyến tính của miệng giả vì nó vượt quá giới\r\nhạn trong Khuyến nghị P.51 [18]. Khi đó, để đạt chất lượng tốt cần tiến hành\r\nhiệu chuẩn miệng giả trước để bù sai lệch.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.10.1, Phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 10: Biến thiên\r\nhệ số khuếch đại theo mức vào - hướng phát
\r\n\r\n\r\n Mức phát tương đối\r\n so với ARL, dB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn trên, dB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn dưới, dB \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,5 \r\n | \r\n
\r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,5 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,5 \r\n | \r\n
\r\n -30 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
\r\n <-40 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -¥ \r\n | \r\n
4.10.2 Hướng thu
\r\n\r\nYêu cầu: Với các TE số có đặc tính đầu ra\r\ntuyến tính theo đầu vào thì biến thiên hệ số khuếch đại tương đối so với hệ số khuếch\r\nđại ở mức đầu vào bằng -10 dBm0 phải nằm trong dải giới hạn trong Bảng 11. Với\r\ncác mức phát trung gian thì áp dụng các giới hạn bằng các giới hạn tại hai mức\r\nphát liền trước và sau trong bảng.
\r\n\r\nPhép đo: Mục A.7.10.2, Phụ lục A.
\r\n\r\nBảng 11: Biến thiên\r\nhệ số khuếch đại theo mức vào - hướng thu
\r\n\r\n\r\n Mức thu tại giao\r\n diện số, dBm0 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn trên, dB \r\n | \r\n \r\n Giới hạn dưới, dB \r\n | \r\n
\r\n +3 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,5 \r\n | \r\n
\r\n -10 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,5 \r\n | \r\n
\r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n -0,5 \r\n | \r\n
\r\n -40 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -1 \r\n | \r\n
\r\n -50 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -1 \r\n | \r\n
\r\n <-50 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n -2 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\n\r\n\r\nA.1 Giới thiệu
\r\n\r\nPhụ lục này trình bày các phương pháp được sử\r\ndụng để đánh giá chất lượng truyền dẫn thoại của một TE số dùng “dạng sóng” mã hóa\r\ntuân thủ theo các Khuyến nghị G.711 [1] (PCM, ở tốc độ 64 kbit/s và 56 kbit/s) và\r\nG.726 [2] (ADPCM, ở tốc độ 32 kbit/s). TE số là một thiết bị có gắn sẵn các bộ\r\nchuyển đổi A/D và D/A và kết nối với mạng thông qua luồng bit số.
\r\n\r\nA.2 Các phương pháp đo kiểm TE số
\r\n\r\nCó hai phương pháp đo, đánh giá các đặc tính\r\ntruyền dẫn của thiết bị đầu cuối số: phương pháp xử lý số trực tiếp và phương\r\npháp sử dụng bộ mã hóa/giải mã. Về mặt nguyên lý, phương pháp xử lý số trực\r\ntiếp có độ chính xác cao nhất, tuy vậy phương pháp sử dụng bộ mã hóa/giải mã\r\ncũng có nhiều ưu điểm.
\r\n\r\nA.2.1 Phương pháp xử lý số trực tiếp
\r\n\r\nNhư thấy trên hình A.1, ở phương pháp này\r\nluồng bit ra và vào TE được tác động trực tiếp. Ưu điểm của phương pháp này là\r\nhầu hết các tín hiệu thử nếu được lấy mẫu ở tần số 8 kHz thì có thể được phát\r\nhoặc phân tích trực tiếp mà không cần lấy mẫu lại và chuyển đổi A/D hoặc D/A.
\r\n\r\nHình A.1. Cấu hình đo\r\nbằng phương pháp trực tiếp
\r\n\r\nA.2.2 Phương pháp sử dụng bộ mã hóa/giải mã
\r\n\r\nNhư thấy trên Hình A.2, phương pháp này sử\r\ndụng một bộ mã hóa/giải mã (codec) để chuyển đổi luồng bit ra và vào TE thành\r\ncác giá trị tương tự tương đương, vì vậy có thể sử dụng thiết bị đo và qui\r\ntrình đo như đối với TE tương tự. Bộ mã hóa/giải mã sử dụng trong phương pháp\r\nnày phải là bộ mã hóa/giải mã chất lượng cao, có các đặc tính kỹ thuật gần với\r\nđặc tính lý tưởng (xem mục A.5).
\r\n\r\nHình A.2. Cấu hình đo\r\nbằng phương pháp sử dụng bộ mã hóa/giải mã
\r\n\r\nA.3 Định nghĩa điểm chuẩn 0 dBr
\r\n\r\nĐể đảm bảo phù hợp với các bộ mã hóa/giải mã\r\nđang được sử dụng trong các mạng chuyển mạch số nội hạt (được xem như điểm\r\nchuẩn 0 dBr), bộ mã hóa/giải mã (mã hóa theo luật A hoặc luật m) phải được định nghĩa như sau:
\r\n\r\n- Bộ chuyển đổi A/D: Một tín hiệu 0 dBm\r\nđược phát từ tải 600 W sẽ tạo ra chuỗi tín\r\nhiệu thử số (DTS) đại diện cho luồng PCM tương đương với tín hiệu tương tự hình\r\nsin có giá trị r.m.s thấp hơn khả năng chịu tải tối đa của bộ mã hóa/giải mã là\r\n3,14 dB (đối với luật A) hay 3,17 dB (đối với luật m).
\r\n\r\n- Bộ chuyển đổi D/A: Một chuỗi tín hiệu\r\nthử số (DTS) đại diện cho luồng PCM tương đương với một tín hiệu tương tự hình\r\nsin có giá trị r.m.s thấp hơn khi dung lượng tải của bộ mã hóa/giải mã cực đại\r\n3,14 dB (đối với luật A) hay 3,17 dB (đối với luật m) sẽ phát 0 dBm qua tải 600 W.
\r\n\r\nA.4 Định nghĩa các giao diện
\r\n\r\nThiết bị đo kiểm TE số sẽ được nối đến TE số\r\ncần đo kiểm qua một giao diện. Giao diện này phải cung cấp được tất cả các\r\nchuỗi giám sát và báo hiệu cần thiết cho TE hoạt động trong tất cả các chế độ\r\nđo kiểm. Giao diện này phải có khả năng chuyển đổi luồng tín hiệu số ở đầu ra\r\ncủa thiết bị được đo kiểm sang dạng phù hợp với thiết bị đo (tín hiệu có thể có\r\nnhiều định dạng khác nhau tùy thuộc vào loại TE, đối với các thiết bị đầu cuối\r\nISDN thì tín hiệu phải tuân thủ Khuyến nghị I.412 [9]). Có thể sử dụng giao\r\ndiện cho việc thu và phát tách biệt, cần tính đến các TE có khả năng kết nối\r\nvới nhiều loại tổng đài khác nhau.
\r\n\r\nA.5 Chỉ tiêu kỹ thuật của bộ mã hóa/giải mã
\r\n\r\nA.5.1 Bộ mã hóa/giải mã lý tưởng
\r\n\r\nMột bộ mã hóa/giải mã lý tưởng gồm một bộ mã hóa\r\nvà một bộ giải mã độc lập, chúng có các đặc tính lý tưởng và tuân thủ theo\r\nKhuyến nghị G.711 [1]. Bộ mã hóa lý tưởng là một bộ chuyển đổi tương tự - số\r\nhoàn hảo kế tiếp một bộ lọc thông thấp lý tưởng (giả thiết là không có méo suy\r\nhao/tần số và méo trễ biên) và có thể được mô phỏng bằng một bộ xử lý số. Bộ\r\ngiải mã lý tưởng là một bộ chuyển đổi số - tương tự hoàn hảo được đi kèm cùng\r\nvới một bộ lọc thông thấp lý tưởng (giả thiết là không có méo suy hao/tần số và\r\nméo trễ biên) và có thể được mô phỏng bằng một bộ xử lý số.
\r\n\r\nVới các phép đo hướng phát, tín hiệu số ở đầu\r\nra của TE được chuyển đổi sang tín hiệu tương tự nhờ bộ giải mã. Các đặc tính\r\nđiện của tín hiệu ra này được đo nhờ các thiết bị tương tự phù hợp. Với các\r\nphép đo hướng thu, tín hiệu ra tương tự được chuyển sang tín hiệu số nhờ bộ mã hóa\r\nlý tưởng và được đưa đến đầu vào thu của TE số.
\r\n\r\nChú ý: Các bộ mã hóa/giải mã tuân thủ theo\r\nKhuyến nghị G.726 [2], sẽ áp dụng sự chuyển đổi G.711/G.726.
\r\n\r\nA.5.2 Bộ mã hóa/giải mã chuẩn
\r\n\r\nMột bộ mã hóa/giải mã lý tưởng được thực hiện\r\ntrong thực tế, có đặc tính gần như lý tưởng, có thể gọi là bộ mã hóa/giải mã\r\nchuẩn (xem Khuyến nghị O.133 [10]).
\r\n\r\nHình A.3: Méo suy\r\nhao/tần số phía phát và thu của bộ mã hóa/giải mã chuẩn
\r\n\r\nVới bộ mã hóa/giải mã chuẩn, các đặc tính như\r\nméo suy hao/tần số, tạp âm kênh rỗi, méo lượng tử... phải đáp ứng được yêu cầu\r\ntrong Khuyến nghị G.712 [6]. Có thể thực hiện một bộ mã hóa/giải mã chuẩn nhờ\r\nsử dụng:
\r\n\r\n- Các bộ chuyển đổi A/D và D/A tuyến tính tối\r\nthiểu 14 bit có chất lượng cao, có khả năng mã hóa tín hiệu đầu ra thành định\r\ndạng PCM luật A hoặc PCM luật m;
\r\n\r\n- Một bộ lọc đáp ứng được các yêu cầu trong\r\nHình A.3.
\r\n\r\nA.5.2.1 Giao diện tương tự
\r\n\r\nSuy hao chuyển đổi dọc, suy hao phản xạ trở\r\nkháng đầu vào và đầu ra của bộ mã hóa/giải mã chuẩn phải tuân theo Khuyến nghị\r\nO.133 [10].
\r\n\r\nA.5.2.2 Giao diện số
\r\n\r\nCác yêu cầu cơ bản đối với giao diện số của\r\nbộ mã hóa/giải mã chuẩn được đưa ra trong các khuyến nghị tương ứng (ví dụ:\r\nseries I.430 đối với thiết bị đầu cuối ISDN).
\r\n\r\nA.6 Các yêu cầu đối với thiết bị đo
\r\n\r\nA.6.1 Thiết bị điện thanh
\r\n\r\nTai giả sử dụng trong các phép đo phải tuân\r\nthủ theo Khuyến nghị P.57 [17]. Miệng giả phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu\r\ntrong Khuyến nghị P.51 [18], trong trường hợp trong phép đo sử dụng HATS thì\r\nmiệng giả phải tuân thủ theo Khuyến nghị P.58 [23].
\r\n\r\nMột điều dễ nhận thấy là hầu hết mọi tổ hợp\r\nđều được thiết kế phù hợp với việc dùng tai giả loại 1 (P.57). Tuy nhiên, khi\r\ntai giả loại 1 không phù hợp thì có thể sử dụng các loại tai giả khác như loại\r\n3.2, 3.3 hoặc 3.4 được qui định trong Khuyến nghị P.57 [17] để đo kiểm chất\r\nlượng thiết bị.
\r\n\r\nKhi dùng tai giả loại 1 hay loại 3.2, tổ hợp\r\nđược gắn ở vị trí LRGP, như mô tả trong Khuyến nghị P.64 [12].
\r\n\r\nKhi dùng tai giả loại 3.3 hay loại 3.4, tổ\r\nhợp được gắn trên HATS, như mô tả trong Phụ lục D hoặc E, Khuyến nghị P.64\r\n[12].
\r\n\r\nCác kết quả đo áp suất âm phải quy chiếu về tại\r\nđiểm chuẩn tai ERP bằng đặc tính hiệu chuẩn được qui định trong Khuyến nghị\r\nP.57 [17].
\r\n\r\nNếu sử dụng tai giả loại 3.2, 3.3 hay 3.4\r\ntrong các phép đo, thì khi tính toán RLR và STMR không tính đến hệ số hiệu\r\nchỉnh độ dò âm (nghĩa là LE = 0).
\r\n\r\nA.6.2 Các tín hiệu thử
\r\n\r\nNói chung phải sử dụng các tín hiệu đo thử\r\nđược đề cập đến trong tiêu chuẩn kỹ thuật này. Việc sử dụng các loại tín hiệu\r\nđo thử khác đòi hỏi thiết bị cần đo thử phải vận hành tuyến tính và không thay\r\nđổi theo thời gian. Đối với các thiết bị mà đặc tính truyền dẫn phân mức và phụ\r\nthuộc tín hiệu thì phải lựa chọn các tín hiệu đo thử khác nhau. Trong trường\r\nhợp này, phải dùng tín hiệu đo thử giống thoại hơn như mô tả trong các Khuyến\r\nnghị P.50 [21] và P.501 [22] của ITU-T. Việc sử dụng các tín hiệu đo thử khác\r\nnhau phải được công bố trong biên bản đo kiểm. Nhà sản xuất và cơ quan đo kiểm\r\nphải đảm bảo rằng loại tín hiệu đo thử được chọn là thích hợp.
\r\n\r\nA.6.3 Độ chính xác của các phép đo và thiết\r\nbị đo
\r\n\r\nĐộ chính xác của các phép đo được thực hiện\r\nbởi các thiết bị đo phải thỏa mãn các yêu cầu trong Bảng A.1.
\r\n\r\nBảng A.1: Độ chính\r\nxác của các phép đo
\r\n\r\n\r\n Phép đo \r\n | \r\n \r\n Độ chính xác \r\n | \r\n
\r\n Công suất tín hiệu\r\n điện \r\n | \r\n \r\n ±0,2 dB với những mức ³ -50 dBm \r\n±0,4 dB với những mức < -50 dBm \r\n | \r\n
\r\n Áp suất âm \r\n | \r\n \r\n ±0,7 dB \r\n | \r\n
\r\n Thời gian \r\n | \r\n \r\n ±5% \r\n | \r\n
\r\n Tần số \r\n | \r\n \r\n ±0,2 % \r\n | \r\n
Độ chính xác của các tín hiệu phát ra từ\r\nthiết bị đo phải thỏa mãn các yêu cầu trong Bảng A.2.
\r\n\r\nBảng A.2: Độ chính\r\nxác của các tín hiệu
\r\n\r\n\r\n Đại lượng \r\n | \r\n \r\n Độ chính xác \r\n | \r\n
\r\n Mức áp suất âm tại điểm chuẩn miệng (MRP) \r\n | \r\n \r\n ±3\r\n dB với các tần số từ 100 Hz đến 200 Hz \r\n±1\r\n dB với các tần số từ 200 Hz đến 4 kHz \r\n±3\r\n dB với các tần số từ 4 kHz đến 8 kHz \r\n | \r\n
\r\n Mức kích thích điện \r\n | \r\n \r\n ±0,4\r\n dB (xem chú ý 1) \r\n | \r\n
\r\n Tần số \r\n | \r\n \r\n ±2\r\n % (xem chú ý 2) \r\n | \r\n
\r\n Chú ý 1: Trên toàn bộ dải tần \r\nChú ý 2: Khi đo các hệ thống lấy mẫu, nên\r\n tránh các phép đo tại các tần số là ước số của tần số lấy mẫu. Có thể sử dụng\r\n dung sai ±2 % của tần số phát\r\n để ngăn ngừa vấn đề này, ngoại trừ với tần số 4 kHz thì chỉ sử dụng dung sai\r\n -2 %. \r\n | \r\n
A.7 Các phép đo kiểm đặc tính truyền dẫn
\r\n\r\nNếu đo kiểm bằng phương pháp sử dụng bộ mã hóa/giải\r\nmã thì các thủ tục đo kiểm TE số nói chung giống như thủ tục đo kiểm TE tương\r\ntự (xem Khuyến nghị P.64 [12]). Bộ mã hóa/giải mã chuẩn phải đáp ứng các yêu\r\ncầu trong mục A.5. Khác nhau cơ bản chính là ở các cấu hình đo được vẽ trong\r\ncác Hình A.4 đến A.7.
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối được kết nối với giao diện\r\nvà được đặt ở trạng thái kích hoạt.
\r\n\r\nChú ý: Khi đo kiểm các thiết bị đầu cuối số\r\nnên tránh đo tại các tần số là ước số của tần số lấy mẫu. Có thể sử dụng dung\r\nsai ±2% để tránh sự cố\r\nnày, riêng tại tần số 4 kHz, chỉ sử dụng dung sai là -2%.
\r\n\r\nTín hiệu đo thử phải có mức bằng -4,7 dBPa đối\r\nvới hướng phát và bằng -15,8 dBm0 đối với hướng thu.
\r\n\r\nNếu TE có chức năng điều chỉnh âm lượng thu\r\nthì mức âm lượng phải được đặt gần mức đặt chuẩn nhất, nếu có sai khác đáng kể\r\nso với mức đặt chuẩn thì cần phải thực hiện quá trình chuẩn hóa.
\r\n\r\nA.7.1 Độ nhạy
\r\n\r\nA.7.1.1 Độ nhạy phát
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.1.1.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.4.
\r\n\r\nHình A.4: Cấu hình đo\r\nđặc tính độ nhạy phát
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nĐiện áp ra được đo tại các tần số kích thích\r\ncơ bản. Kết quả tính theo đơn vị dBV/Pa.
\r\n\r\nĐộ nhạy phát được xác định theo mục B.1.1,\r\nPhụ lục B.
\r\n\r\nA.7.1.2 Độ nhạy thu
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.1.2.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.5.
\r\n\r\nHình A.5: Cấu hình đo\r\nđặc tính độ nhạy thu
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nÁp suất âm được đo tại các tần số kích thích\r\ncơ bản. Kết quả tính theo đơn vị dBPa/V.
\r\n\r\nĐộ nhạy thu được xác định theo mục B.1.2, Phụ\r\nlục B.
\r\n\r\nA.7.2 Hệ số âm lượng phát và hệ số âm lượng\r\nthu (SLR và RLR)
\r\n\r\nA.7.2.1 Hệ số âm lượng phát
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.2.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.4.
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nCác phép đo được thực hiện tại 14 tần số cho\r\ntrong Bảng B.1 (từ tần số thứ 4 đến tần số thứ 17) để tính độ nhạy phát tại mỗi\r\ntần số, tính theo đơn vị dBV/Pa.
\r\n\r\nHệ số âm lượng phát (SLR) (tính theo đơn vị\r\ndB) được xác định theo mục B.2.1, Phụ lục B.
\r\n\r\nChú ý: Trong tài liệu “Hướng dẫn đo kiểm máy\r\nđiện thoại” [ITU-T, 1993] có các phương pháp khác để tính hệ số âm lượng. Các\r\nphương pháp này được các nhà quản lý sử dụng với mục đích nội bộ.
\r\n\r\nA.7.2.2 Hệ số âm lượng thu
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.2.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.5.
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nCác phép đo được thực hiện tại 14 tần số cho\r\ntrong Bảng B.1 (từ tần số thứ 4 đến tần số thứ 17) để tính độ nhạy thu tại mỗi\r\ntần số, tính theo đơn vị dBPa/V.
\r\n\r\nHệ số âm lượng thu (RLR) (tính theo đơn vị\r\ndB) được xác định theo mục B.2.2, Phụ lục B.
\r\n\r\nChú ý: Trong tài liệu “Hướng dẫn đo kiểm máy\r\nđiện thoại” [ITU-T, 1993] có các phương pháp khác để tính hệ số âm lượng. Các\r\nphương pháp này được các nhà quản lý sử dụng với mục đích nội bộ.
\r\n\r\nA.7.3 Trắc âm
\r\n\r\nVị trí ống nói của TE cần đo giống như mô tả\r\ntrong mục A.7.1 và tiến hành đo mức ra ống nghe như mô tả trong mục A.7.2. Với\r\nống nói và ống nghe gắn trên cùng một tổ hợp thì phương pháp đo trắc âm được\r\nkhuyến nghị là sử dụng giá đặt tổ hợp có gắn sẵn miệng giả [18] và tai giả,\r\ntrong đó vị trí tương đối giữa miệng giả và tai giả phải tuân thủ theo Khuyến\r\nnghị P.64 [12].
\r\n\r\nChú ý: cần lưu ý để tránh ghép nối cơ khí\r\ngiữa tai giả và miệng giả.
\r\n\r\nA.7.3.1 Hệ số che trắc âm (STMR)
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.3.1.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.6.
\r\n\r\nTrong phép đo này không sử dụng đến bộ mã hóa/giải\r\nmã chuẩn nhưng vẫn có thể giữ lại trong cấu hình đo với điều kiện không nối ra\r\nngoài.
\r\n\r\nHình A.6: Cấu hình đo\r\nđặc tính độ nhạy trắc âm phía người nói
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nĐộ nhạy trắc âm được xác định tại mỗi tần số\r\ntừ 1 ¸ 20 trong Bảng B.3.\r\nĐo mức áp suất âm tại tai giả ở mỗi tần số kích thích cơ bản. Kết quả được biểu\r\nthị theo đơn vị dB.
\r\n\r\nHệ số che trắc âm (STMR) (tính theo đơn vị\r\ndB) được tính theo mục B.3.1, Phụ lục B.
\r\n\r\nA.7.3.2 Hệ số trắc âm phía người nghe (LSTR)
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.3.2.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.7.
\r\n\r\nTrường âm khuếch tán phải là tạp âm hồng giới\r\nhạn băng tần (50 Hz đến 10 kHz) với dung sai tần số là ±3 dB và mức bằng -24 dBPa(A) ± 1 dB. Trong phép đo này không sử dụng\r\nđến bộ mã hóa/giải mã chuẩn nhưng vẫn có thể giữ lại trong cấu hình đo với điều\r\nkiện không nối ra ngoài.
\r\n\r\nHình A.7: Cấu hình đo\r\nđặc tính độ nhạy trắc âm phía người nghe
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nĐộ nhạy trắc âm phía người nghe được xác định\r\ntại mỗi tần số từ 1 ¸ 20 trong Bảng B.3.\r\nĐo mức áp suất âm tại tai giả ở mỗi tần số kích thích. Kết quả được biểu thị\r\ntheo đơn vị dB.
\r\n\r\nHệ số trắc âm phía người nghe (LSTR) (tính\r\ntheo đơn vị dB) được tính theo mục B.3.2, Phụ lục B.
\r\n\r\nTrong trường hợp không đo được LSTR do ảnh\r\nhưởng của tạp âm, thì có thể đánh giá bằng cách đo hệ số D [13].
\r\n\r\nA.7.4 Suy hao ghép thiết bị có trọng số\r\n(TCLw)
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.4.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.8.
\r\n\r\nThực hiện phép đo suy hao ghép thiết bị (TCL)\r\nvới tổ hợp được treo tự do trong không khí vì như vậy ghép nối cơ khí vốn có\r\ncủa tổ hợp không gây ảnh hưởng đến phép đo.
\r\n\r\nÂm thanh trong không gian đo kiểm phải không\r\ncó tác động chi phối đến các phép đo đang được thực hiện. Đối với các phép đo\r\nchỉ tiêu thì không gian đo kiểm phải thực sự là trường tự do (không phản xạ âm)\r\ncho đến tần số thấp nhất là 275 Hz, và tổ hợp đo kiểm phải nằm hoàn toàn trong\r\ntrường tự do. Điều kiện này có thể được đáp ứng khi khoảng cách phản xạ âm lớn\r\nhơn hoặc bằng 50 cm.
\r\n\r\nHình A.8: Cấu hình đo\r\nsuy hao ghép thiết bị
\r\n\r\nChú ý: Có thể xem phương pháp xác định khoảng\r\ncách phản xạ âm trong tài liệu “Hướng dẫn đo kiểm điện thoại” (ITU, 1993).
\r\n\r\nPhép đo được tiến hành với tổ hợp được treo\r\nlên bằng một dây thòng lọng vòng xung quanh ống nghe của nó và dây của tổ hợp\r\nthả tự do xuống dưới (xem Hình A.9)
\r\n\r\nHình A.9: Vị trí của\r\ntổ hợp cần đo kiểm
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nĐo suy hao từ đầu vào số tới đầu ra số nhờ sử\r\ndụng tín hiệu âm thuần tuý có mức 0 dBm0 tại các tần số cách nhau 1/12 bát độ\r\nnằm trong khoảng từ 300 Hz đến 3350 Hz. Tiến hành phép đo trong điều kiện mức\r\nnhiễu của môi trường phải nhỏ hơn -64 dBPa (A).
\r\n\r\nTính toán kết quả đo TCLw theo mục B.4, Phụ\r\nlục B.
\r\n\r\nA.7.5 Tính ổn định
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.5.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\n- Phương pháp 1
\r\n\r\nTổ hợp phải được đặt trên một trong 3 mặt\r\nphẳng, 3 mặt phẳng này phải nhẵn, cứng và trực giao với nhau tạo thành một góc.\r\nMỗi mặt phẳng có kích thước 0,5 m x 0,5 m. Trên mặt phẳng đặt tổ hợp vạch một\r\nđường chéo đi qua đỉnh của góc, trên đó đánh dấu một điểm chuẩn cách đỉnh góc\r\ntạo bởi 3 mặt phẳng một đoạn bằng 250 mm như trong Hình A.10.
\r\n\r\nHình A.10: Vị trí đặt\r\ntổ hợp trong phép đo tính ổn định
\r\n\r\nTổ hợp với mạch truyền dẫn kích hoạt hoàn\r\ntoàn phải được đặt lên mặt phẳng trên theo cách như sau:
\r\n\r\n- Ống nói và ống nghe úp xuống mặt phẳng;
\r\n\r\n- Tổ hợp được đặt đồng trục với đường chéo\r\nsao cho ống nghe đặt gần phía đỉnh của góc tạo bởi 3 mặt phẳng;
\r\n\r\n- Đầu của tổ hợp trùng với điểm chuẩn như\r\ntrong Hình A.10.
\r\n\r\n- Phương pháp 2
\r\n\r\nVới mạch truyền dẫn kích hoạt hoàn toàn, tổ\r\nhợp được đặt sao cho ống nghe và ống nói úp xuống một mặt phẳng cứng, nhẵn và\r\ncách các vật khác một khoảng cách lớn hơn 0,5 m.
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nPhép đo kiểm được thực hiện với tín hiệu đầu\r\nvào có mức là 0 dBm0 tại các tần số cách nhau 1/12 octave trong dải tần từ 200\r\nHz đến 4000 Hz. Suy hao từ đầu vào số đến đầu ra số được đo với tổ hợp có mạch\r\ntruyền dẫn kích hoạt hoàn toàn.
\r\n\r\nA.7.6 Méo
\r\n\r\nA.7.6.1 Méo hướng phát
\r\n\r\nChú ý: Khi áp suất âm vượt quá +6 dBPa, cần\r\nkiểm tra độ tuyến tính của miệng giả vì nó vượt quá giới hạn cho trong Khuyến\r\nnghị P.51 [18]. Khi đó để đạt chất lượng tốt cần tiến hành hiệu chuẩn miệng giả\r\ntrước để bù sai lệch.
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.6.1.1 và 4.6.2.1.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\n- Phương pháp 1 (Tạp âm)
\r\n\r\nĐầu vào tại MRP là tín hiệu tạp âm có dải tần\r\nhữu hạn tương ứng như Khuyến nghị O.131 [14]. ARL được định nghĩa là mức âm tại\r\nMRP, mà tạo ra mức -10 dBm0 ở đầu vào thiết bị đầu cuối. Tín hiệu đo thử được\r\ncấp có mức tương đối so với ARL là -45, -40, -35, -30, -24, -20, -17, -10, -5,\r\n0, 4, 7 dB. Trong phép đo này, mức áp suất âm đầu vào được giới hạn tại +5\r\ndBPa.
\r\n\r\nTiến hành đo tỉ số công suất tín hiệu trên\r\nméo tổng của tín hiệu số đầu ra (xem Khuyến nghị O.131 [14]).
\r\n\r\n- Phương pháp 2 (Sóng sin)
\r\n\r\nCấp tín hiệu hình sin với một tần số trong\r\ndải tần từ 1004 Hz đến 1025 Hz cho MRP. ARL được định nghĩa là mức âm tại MRP,\r\nmà tạo ra mức -10 dBm0 ở đầu vào thiết bị đầu cuối. Tín hiệu đo thử được cấp có\r\nmức tương đối so với ARL là -35, -30, -25, -20, -15, -10, -5, 0, 7, 10 dB.\r\nTrong phép đo này, mức áp suất âm được giới hạn là +10 dBPa.
\r\n\r\nTiến hành đo tỉ số công suất tín hiệu trên\r\nméo tổng của tín hiệu số đầu ra với tạp âm Psophomet-Weighted theo Khuyến nghị\r\nO.41 [15].
\r\n\r\nA.7.6.2 Méo hướng thu
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.6.1.2 và 4.6.2.2.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\n- Phương pháp 1 (Tạp âm)
\r\n\r\nMột tín hiệu tạp âm được mô phỏng dạng số có\r\ndải tần hữu hạn như Khuyến nghị O.131 [14] có mức bằng -55, -50, -45, -40, -34,\r\n-30, -27, -20, -15, -10, -6, -3 dBm0 được cấp cho giao diện số.
\r\n\r\nTiến hành đo tỉ số công suất tín hiệu trên méo\r\ntổng tại tai giả [17] (xem Khuyến nghị O.131 [14]).
\r\n\r\nChú ý: Khi áp suất âm vượt quá +6 dBPa, cần\r\nkiểm tra lại độ tuyến tính của miệng giả vì nó vượt quá giới hạn trong Khuyến\r\nnghị P.51 [18].
\r\n\r\n- Phương pháp 2 (Sóng sin)
\r\n\r\nMột tín hiệu hình sin được mô phỏng dạng số\r\ntrong dải tần từ 1004 Hz đến 1025 Hz được cấp cho giao diện số ở các mức sau:\r\n-45, -40, -35, -30, -25, -20, -15, -10, -3, 0 dBm0.
\r\n\r\nTiến hành đo tỉ số công suất tín hiệu trên\r\nméo tổng tại tai giả [17].
\r\n\r\nChú ý: Khi áp suất âm vượt quá +6 dBPa, cần\r\nkiểm tra lại độ tuyến tính của miệng giả vì nó vượt quá giới hạn trong Khuyến\r\nnghị P.51 [18].
\r\n\r\nA.7.7 Các tín hiệu ngoài băng
\r\n\r\nA.7.7.1 Phân biệt với tín hiệu đầu vào ngoài\r\nbăng
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.7.1.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nTiến hành đo mức chuẩn tại giao diện số với\r\ntần số đầu vào 1 kHz có mức bằng -4,7 dBPa tại MRP.
\r\n\r\nTiến hành đo mức của các tần số ảo tại giao\r\ndiện số với các tín hiệu đầu vào tại tần số 4,65 kHz; 5 kHz; 6 kHz; 6,5 kHz; 7\r\nkHz và 7,5 kHz có mức qui định trong mục 4.7.1.
\r\n\r\nA.7.7.2 Các tín hiệu giả ngoài băng
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.7.2.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nTiến hành đo chọn tần mức của các tín hiệu\r\ntần số ảo giả ngoài băng tại các tần số dưới 8 kHz tại tai giả với các tín hiệu\r\nđầu vào tại tần số 500, 1000, 2000 và 3150 Hz có mức qui định trong mục 4.7.2.
\r\n\r\nA.7.8 Tạp âm
\r\n\r\nA.7.8.1 Tạp âm hướng phát
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.8.1.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17] trong môi trường có tạp âm xung quanh nhỏ hơn -64 dBPa(A).
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nĐo mức tạp âm tại đầu ra số với thiết bị có\r\nPsophomet-Weighted theo Khuyến nghị O.41 [15].
\r\n\r\nChú ý: Tiêu chuẩn về tạp âm xung quanh là tạp\r\nâm xung quanh không vượt quá NR20 [16].
\r\n\r\nA.7.8.2 Tạp âm hướng thu
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.8.2.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nMột tín hiệu tương ứng với đầu ra bộ giải mã\r\ncó giá trị 1 (luật A) hoặc giá trị 0 (luật m)\r\nđược cấp cho giao diện số. Tiến hành đo mức tạp âm có trọng số A tại tai giả.
\r\n\r\nPhép đo được tiến hành trong điều kiện môi\r\ntrường có tạp âm xung quanh nhỏ hơn -64 dBPa(A).
\r\n\r\nA.7.9 Trễ nhóm
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.9.
\r\n\r\nCấu hình đo: như Hình A.11.
\r\n\r\nHình A.11: Cấu hình\r\nđo trễ
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nTrễ nhóm (D) trong hướng phát và hướng thu\r\nphải được đo một cách riêng biệt từ MRP đến giao diện số (Ds) và từ\r\ngiao diện số đến ống nói (Dr).
\r\n\r\nPhép đo phải được thực hiện với từng cặp tín\r\nhiệu sin.
\r\n\r\nCác tần số danh định là 500 Hz; 630 Hz; 800\r\nHz; 1 kHz; 1,25 kHz; 1,6 kHz; 2 kHz và 2,5 kHz.
\r\n\r\nTrễ nhóm là kết quả đo độ dịch pha giữa tín\r\nhiệu phát trên kênh 1 (CH1) của thiết bị đo và tín hiệu thu trên kênh 2 (CH2)\r\ncủa thiết bị này. Đối với mỗi tần số f0, độ dịch pha được đo tại các\r\ntần số f1 và f2 với f1 và f2 được\r\nxác định như sau: f1 = f0 - 50 Hz và f2 = f0\r\n+ 50 Hz.
\r\n\r\nChú ý: Nếu độ dịch pha của f1 và f2\r\nlớn hơn 180o thì bước tần số phải giảm xuống (ví dụ 10 Hz).
\r\n\r\nCác phép đo được tiến hành theo các bước sau:
\r\n\r\n- Phát tín hiệu hình sin tần số f1\r\ntrên kênh CH1;
\r\n\r\n- Đo độ dịch pha p1 (độ) giữa CH1\r\nvà CH2;
\r\n\r\n- Phát tín hiệu hình sin tần số f2\r\ntrên kênh CH1;
\r\n\r\n- Đo độ dịch pha p2 (độ) giữa CH1\r\nvà CH2;
\r\n\r\n- Tính trễ nhóm tại tần số f0 bằng\r\ncông thức:
\r\n\r\n(ms)
Các giá trị p1 và p2 có\r\nđược từ bước 2 và bước 4 tương ứng với sự chậm pha của CH2 so với CH1. Cần phải\r\nlưu ý là không có lỗi xuất hiện khi dịch pha p qua vị trí 00 hay 3600.
\r\n\r\nCuối cùng, tính giá trị trung bình của tất cả\r\ncác giá trị trễ nhóm D(f0) tại các tần số f0 khác nhau.
\r\n\r\nTrễ nhóm do miệng giả tạo ra phải được đo\r\nbằng cách gắn ống nói tại MRP. Trễ nhóm giữa giao diện để kết nối đến một mạng\r\nsố và đầu vào số (CH2) tương ứng với đầu ra số (CH1) của thiết bị đo kiểm cũng\r\nphải được xác định. Các giá trị trễ này rất cần để hiệu chuẩn kết quả đo. Trễ\r\nnhóm của TE được tính theo công thức:
\r\n\r\nD = Ds + Dr\r\n= Dsm + Drm - De
\r\n\r\ntrong đó: De là trễ nhóm của thiết\r\nbị đo
\r\n\r\nDsm là trễ nhóm trong hướng phát
\r\n\r\nDrm là trễ nhóm trong hướng phát
\r\n\r\nA.7.10 Biến thiên hệ số khuếch đại theo mức\r\nvào
\r\n\r\nA.7.10.1 Hướng phát
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.10.1.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nCấp một tín hiệu hình sin có tần số trong dải\r\ntần từ 1004 Hz đến 1025 Hz cho MRP. Mức của tín hiệu được điều chỉnh cho đến\r\nkhi mức tín hiệu đầu ra của thiết bị đầu cuối là -10 dBm0. Sau đó mức của tín\r\nhiệu tại MRP là ARL.
\r\n\r\nTín hiệu đo thử phải ở các mức sau: -45, -40,\r\n-35, -30, -25, -20, -15, -10, -5, 0, 5, 10, 13 dB so với ARL.
\r\n\r\nTiến hành đo biến thiên hệ số khuếch đại\r\ntương đối so với hệ số khuếch đại ở mức ARL.
\r\n\r\nChú ý: Có thể sử dụng các phép đo chọn tần để\r\ntránh ảnh hưởng của tạp âm xung quanh.
\r\n\r\nA.7.10.2 Hướng thu
\r\n\r\nMục đích: Để chứng minh tính phù hợp với các\r\nyêu cầu trong mục 4.10.2.
\r\n\r\nCấu hình đo:
\r\n\r\nTổ hợp được gắn ở LRGP và ống nghe được áp\r\nvào tai giả [17].
\r\n\r\nTiến hành đo:
\r\n\r\nCấp một tín hiệu hình sin được mô phỏng dạng\r\nsố với tần số trong dải tần từ 1004 Hz đến 1025 Hz tại giao diện số với các mức\r\nsau: -55, -50, -45, -40, -35, -30, -25, -20, -15, -10, -5, 0, 3 dBm0.
\r\n\r\nTiến hành đo biến thiên hệ số khuếch đại\r\ntương đối so với hệ số khuếch đại tại mức đầu vào bằng -10 dBm0 tại tai giả.
\r\n\r\nChú ý: Các phép đo chọn lọc để tránh ảnh\r\nhưởng của tạp âm xung quanh.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\n\r\n\r\nB.1 Độ nhạy
\r\n\r\nB.1.1 Độ nhạy phát
\r\n\r\nĐộ nhạy phát của TE tại một tần số xác định\r\nhoặc trong một dải tần số hẹp được tính theo công thức:
\r\n\r\ntrong đó: VJ là điện áp đo được\r\ntrên kết cuối 600 W;
\r\n\r\npm là áp suất âm tại điểm chuẩn\r\nmiệng.
\r\n\r\nB.1.2 Độ nhạy thu
\r\n\r\nĐộ nhạy thu của TE tại một tần số xác định\r\nhoặc ở một dải tần số hẹp khi đo trực tiếp với tai giả tuân thủ Khuyến nghị\r\nP.57 [17] được tính theo công thức:
\r\n\r\ntrong đó: pe là áp suất âm đo được\r\ntại điểm chuẩn tai ERP;
\r\n\r\nlà một nửa sức điện\r\nđộng tại nguồn trở kháng 600 W.
B.2 Hệ số âm lượng phát và hệ số âm lượng thu\r\n(SLR và RLR)
\r\n\r\nB.2.1 Hệ số âm lượng phát (SLR)
\r\n\r\nTrong đó: m là hằng số, m = 0,175;
\r\n\r\nWsi là trọng số phát tại tần số fi,\r\ncho trong Bảng B.1;
\r\n\r\nSi là độ nhạy phát tại tần số fi,\r\nSi = SmJ (fi).
\r\n\r\nBảng B.1: Các trọng\r\nsố Wi sử dụng để tính SLR và RLR
\r\n\r\n\r\n i \r\n | \r\n \r\n Tần số fi,\r\n Hz \r\n | \r\n \r\n Wsi \r\n | \r\n \r\n Wri \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n5 \r\n6 \r\n7 \r\n8 \r\n9 \r\n10 \r\n11 \r\n12 \r\n13 \r\n14 \r\n15 \r\n16 \r\n17 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n250 \r\n315 \r\n400 \r\n500 \r\n630 \r\n800 \r\n1000 \r\n1250 \r\n1600 \r\n2000 \r\n2500 \r\n3150 \r\n4000 \r\n | \r\n \r\n 76,9 \r\n62,6 \r\n62,0 \r\n44,7 \r\n53,1 \r\n48,5 \r\n47,6 \r\n50,1 \r\n59,1 \r\n56,7 \r\n72,2 \r\n72,6 \r\n89,2 \r\n117,0 \r\n | \r\n \r\n 85,0 \r\n74,7 \r\n79,0 \r\n63,7 \r\n73,5 \r\n69,1 \r\n68,0 \r\n68,7 \r\n75,1 \r\n70,4 \r\n81,4 \r\n76,5 \r\n93,3 \r\n113,8 \r\n | \r\n
B.2.2 Hệ số âm lượng thu (RLR)
\r\n\r\nHệ số âm lượng thu được tính theo công thức:
\r\n\r\ntrong đó: m là hằng số, m = 0,175;
\r\n\r\nWri là trọng số thu tại tần số fi,\r\ncho trong bảng B.1;
\r\n\r\nSi là độ nhạy thu tại tần số fi\r\nbao gồm cả độ rò ống nghe LE, Si = SJe (fi)\r\n- LE (fi). Giá trị của độ rò ống nghe tại các tần số được\r\ncho trong Bảng B.2.
\r\n\r\nBảng B.2: Độ rò ống\r\nnghe LE sử dụng trong phép tính RLR
\r\n\r\n\r\n Tần số fi,\r\n Hz \r\n | \r\n \r\n LE, dB \r\n | \r\n \r\n Tần số fi,\r\n Hz \r\n | \r\n \r\n LE, dB \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 8,4 \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n -2,3 \r\n | \r\n
\r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 4,9 \r\n | \r\n \r\n 1250 \r\n | \r\n \r\n -1,2 \r\n | \r\n
\r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 1,0 \r\n | \r\n \r\n 1600 \r\n | \r\n \r\n -0,1 \r\n | \r\n
\r\n 400 \r\n | \r\n \r\n -0,7 \r\n | \r\n \r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n 3,6 \r\n | \r\n
\r\n 500 \r\n | \r\n \r\n -2,2 \r\n | \r\n \r\n 2500 \r\n | \r\n \r\n 7,4 \r\n | \r\n
\r\n 630 \r\n | \r\n \r\n -2,6 \r\n | \r\n \r\n 3150 \r\n | \r\n \r\n 6,7 \r\n | \r\n
\r\n 800 \r\n | \r\n \r\n -3,2 \r\n | \r\n \r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 8,8 \r\n | \r\n
Với các thiết bị đo tiên tiến có khả năng mô\r\nphỏng độ rò ống nghe thì coi LE = 0 tại tất cả các tần số.
\r\n\r\nB.3 Trắc âm
\r\n\r\nB.3.1 Hệ số che trắc âm (STMR)
\r\n\r\nHệ số che trắc âm (STMR) được tính theo công\r\nthức:
\r\n\r\ntrong đó: m là hằng số, m = 0,225;
\r\n\r\nlà trọng số tại tần\r\nsố fi, cho trong Bảng B.3;
Si là độ nhạy trắc âm tại tần số fi,\r\nSi = SmeST (fi).
\r\n\r\nBảng B.3: Trọng số sử dụng để tính STMR
\r\n i \r\n | \r\n \r\n Tần số fi,\r\n Hz \r\n | \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 110,4 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n \r\n 107,7 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n \r\n 104,6 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 98,4 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 94,0 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 89,8 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 84,8 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 75,5 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 630 \r\n | \r\n \r\n 66,0 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 57,1 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 49,1 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 1250 \r\n | \r\n \r\n 50,6 \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 1600 \r\n | \r\n \r\n 51,0 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n 51,9 \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 2500 \r\n | \r\n \r\n 51,3 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 3150 \r\n | \r\n \r\n 50,6 \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n 4000 \r\n | \r\n \r\n 51,0 \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 5000 \r\n | \r\n \r\n 49,7 \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n 6300 \r\n | \r\n \r\n 50,0 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 8000 \r\n | \r\n \r\n 52,8 \r\n | \r\n
Độ nhạy trắc âm đo được từ miệng giả tới ống\r\nnghe được tính theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó: pm là áp suất âm tại\r\nđiểm chuẩn miệng;
\r\n\r\npe là áp suất âm đo được tại điểm\r\nchuẩn tai với tổ hợp được đặt tại vị trí vòng chắn hệ số âm lượng (LRGP).
\r\n\r\nB.3.2 Hệ số trắc âm phía người nghe
\r\n\r\nHệ số trắc âm phía người nghe (LSTR) được\r\ntính theo công thức:
\r\n\r\ntrong đó: m là hằng số, m = 0,225;
\r\n\r\nlà trọng số tại tần\r\nsố fi, cho trong Bảng B.3;
Si là độ nhạy trắc âm phía người\r\nnghe tại tần số fi, Si = SRNST(fi).
\r\n\r\nĐộ nhạy trắc âm phía người nghe đo được trong\r\ntrường tạp âm phòng khuếch tán được tính theo công thức:
\r\n\r\ntrong đó: pRN là áp suất tạp âm\r\nphòng khuếch tán đo được tại MRP;
\r\n\r\npe là áp suất âm đo được tại điểm\r\nchuẩn tai với tổ hợp được đặt tại vị trí vòng chắn hệ số âm lượng (LRGP).
\r\n\r\nB.4 Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw)
\r\n\r\nNếu suy hao đường truyền tiếng vọng ở dạng\r\nbiểu đồ (hay số liệu đo phù hợp), suy hao tiếng vọng có thể tính toán theo\r\nnguyên tắc sau:
\r\n\r\n- Chia dải tần (300 đến 3400 Hz) thành N dải\r\ncon với độ rộng dải tần (tính theo thang lôgarit) như nhau;
\r\n\r\n- Đọc suy hao tại N+1 tần số (vị trí biên của\r\nN dải tần), tính tỉ số công suất đầu ra trên công suất đầu vào Ai\r\ntừ suy hao Li tại tần số fi theo công thức: Ai\r\n= 10-Li/10;
\r\n\r\n- Tính suy hao ghép thiết bị theo công thức:
\r\n\r\nTCLw = (dB)
\r\n\r\n
PHỤ LỤC C
\r\n\r\n(Tham khảo)
\r\n\r\nDANH MỤC CÁC ĐIỀU\r\nKHOẢN THAM CHIẾU
\r\n\r\nPhụ lục này liệt kê các điều khoản của tiêu\r\nchuẩn cùng với các điều khoản tương ứng tham chiếu từ các tài liệu P.64 [12], P.79\r\n[13], G.122 [20], P.310 [24] của ITU-T và TBR 8 [25] của ETSI.
\r\n\r\nBảng C.1: Danh mục\r\ncác điều khoản tham chiếu
\r\n\r\n\r\n Điều khoản \r\n | \r\n \r\n Tên điều khoản \r\n | \r\n \r\n Điều khoản tham\r\n chiếu tương ứng \r\n | \r\n |
\r\n P.310 [24] \r\n | \r\n \r\n TBR 8 [25] \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu kỹ thuật \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4.1 \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 8.2.1 \r\n | \r\n
\r\n 4.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ số âm lượng phát và thu (SLR và RLR) \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 8.2.2 \r\n | \r\n
\r\n 4.3 \r\n | \r\n \r\n Trắc âm \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 8.2.3 \r\n | \r\n
\r\n 4.4 \r\n | \r\n \r\n Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw) \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 8.2.4.1 \r\n | \r\n
\r\n 4.5 \r\n | \r\n \r\n Tính ổn định suy hao \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 8.2.4.2 \r\n | \r\n
\r\n 4.6 \r\n | \r\n \r\n Méo \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 8.2.5 \r\n | \r\n
\r\n 4.7 \r\n | \r\n \r\n Tín hiệu ngoài băng \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 8.2.7 \r\n | \r\n
\r\n 4.8 \r\n | \r\n \r\n Tạp âm \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 8.2.8 \r\n | \r\n
\r\n 4.9 \r\n | \r\n \r\n Trễ \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 8.2.10 \r\n | \r\n
\r\n 4.10 \r\n | \r\n \r\n Biến thiên hệ số khuếch đại theo mức vào \r\n | \r\n \r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 8.2.6 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Phương pháp đo kiểm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n A.1 đến A.6 \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu đo kiểm chung \r\n | \r\n \r\n B.1 đến B.5 \r\n | \r\n \r\n A.1 \r\n | \r\n
\r\n A.7 \r\n | \r\n \r\n Các phép đo về truyền dẫn \r\n | \r\n \r\n B.6 \r\n | \r\n \r\n A.2 \r\n | \r\n
\r\n A.7.1 \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy \r\n | \r\n \r\n B.6.1.1 và B.6.2.1 \r\n | \r\n \r\n A.2.1 \r\n | \r\n
\r\n A.7.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ số âm lượng \r\n | \r\n \r\n B.6.1.2 và B.6.2.2 \r\n | \r\n \r\n A.2.2 \r\n | \r\n
\r\n A.7.3 \r\n | \r\n \r\n Trắc âm \r\n | \r\n \r\n B.6.3 \r\n | \r\n \r\n A.2.3 \r\n | \r\n
\r\n A.7.4 \r\n | \r\n \r\n Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw) \r\n | \r\n \r\n B.6.4 \r\n | \r\n \r\n A.2.4.1 \r\n | \r\n
\r\n A.7.5 \r\n | \r\n \r\n Tính ổn định suy hao \r\n | \r\n \r\n B.6.5 \r\n | \r\n \r\n A.2.4.2 \r\n | \r\n
\r\n A.7.6 \r\n | \r\n \r\n Méo \r\n | \r\n \r\n B.6.1.3 và B.6.2.3 \r\n | \r\n \r\n A.2.5 \r\n | \r\n
\r\n A.7.7 \r\n | \r\n \r\n Tín hiệu ngoài băng \r\n | \r\n \r\n B.6.1.5 và B.6.2.5 \r\n | \r\n \r\n A.2.7 \r\n | \r\n
\r\n A.7.8 \r\n | \r\n \r\n Tạp âm \r\n | \r\n \r\n B.6.1.4 và B.6.2.4 \r\n | \r\n \r\n A.2.8 \r\n | \r\n
\r\n A.7.9 \r\n | \r\n \r\n Trễ \r\n | \r\n \r\n B.6.6 \r\n | \r\n \r\n A.2.9 \r\n | \r\n
\r\n A.7.10 \r\n | \r\n \r\n Biến thiên hệ số khuếch đại theo mức vào \r\n | \r\n \r\n B.6.7 \r\n | \r\n \r\n A.2.6 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n Phương pháp tính \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n B.1 \r\n | \r\n \r\n Độ nhạy thu/phát \r\n | \r\n \r\n 8, 9 (P.64 [12]) \r\n | \r\n |
\r\n B.2 \r\n | \r\n \r\n Hệ số âm lượng phát và hệ số âm lượng thu (SLR\r\n và RLR) \r\n | \r\n \r\n 3 (P.79 [13]) \r\n | \r\n |
\r\n B.3 \r\n | \r\n \r\n Trắc âm \r\n | \r\n \r\n 4, 5 (P.79 [13]) và 10 (P.64 [12]) \r\n | \r\n |
\r\n B.4 \r\n | \r\n \r\n Suy hao ghép thiết bị có trọng số (TCLw) \r\n | \r\n \r\n B.4 (G.122 [20]) \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN 68-212:2002 về thiết bị đầu cuối số băng thoại (300 ÷ 3400 Hz) – Sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN) – Yêu cầu điện thanh do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-212:2002 về thiết bị đầu cuối số băng thoại (300 ÷ 3400 Hz) – Sử dụng tổ hợp cầm tay nối với mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN) – Yêu cầu điện thanh do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-212:2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2002-12-18 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |