THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 432/2003/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2003 |
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KHẢ THI DỰ ÁN "CẢI CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại tờ trình số 35-TTr/2003-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2003 và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 2217 BKH/VPTĐ ngày 15 tháng 4 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Dự án : "Cải cách quản lý tài chính công".
a) Mục tiêu tổng quát :
- Hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia;
- Tăng cường sự gắn kết giữa yêu cầu quản lý ngân sách với các mục tiêu tài chính phát triển, với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật thông qua việc xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn;
- Tăng cường năng lực quản lý nợ nhà nước của Chính phủ tại Bộ Tài chính.
b) Mục tiêu cụ thể :
- Đầu tư lắp đặt cho Kho bạc Nhà nước từ Trung ương tới tỉnh, huyện một hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tích hợp (Hệ thống TABMIS) hiệu quả và được kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính địa phương các cấp;
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch đầu tư cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 4 Bộ tham gia thí điểm, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện chiến lược tăng trưởng bền vững và xoá đói giảm nghèo; xây dựng thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn ở một số Bộ, địa phương;
- Thống nhất quản lý nợ công hiệu quả; nâng cao kỹ năng phân tích nợ, xây dựng chiến lược nợ công; bao gồm cả kỹ năng phân loại, đánh giá, giám sát rủi ro về nợ của các doanh nghiệp nhà nước.
Hệ thống TABMIS được lắp đặt tại Kho bạc Nhà nước Trung ương và 61 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố và trên 600 Kho bạc Nhà nước quận, huyện. Hệ thống chính được kết nối và lắp đặt với các Vụ trong Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Tài chính - Kế toán ở những Bộ tham gia thí điểm, tại các Sở Tài chính tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính quận, huyện.
4. Thời gian thực hiện Dự án : 5 năm, từ năm 2003 đến năm 2008.
5. Cơ quan thực hiện Dự án : Bộ Tài chính.
Các cơ quan tham gia thực hiện : Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 4 Bộ tham gia thí điểm là các Bộ : Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Sở Tài chính vật giá 61 tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính giá cả ở trên 600 quận, huyện.
6. Nội dung đầu tư : gồm các hợp phần chính sau đây :
Hợp phần 1 : Đầu tư lắp đặt Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tích hợp, bao gồm :
- Lắp đặt và cấu hình Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hệ thống Kho bạc Nhà nước, tại các Sở, Phòng Tài chính địa phương;
- Kiểm tra và giám định độc lập (IV&V);
- Đào tạo và chuyển giao công nghệ, tích hợp thí điểm tại một số Bộ chủ quản, một số đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Hợp phần 2 : Hỗ trợ hiện đại hoá lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch ngân sách nhà nước, bao gồm :
- Hỗ trợ thiết lập kế hoạch ngân sách trung hạn, hỗ trợ lập kế hoạch chi tiêu trung hạn cho 4 Bộ thí điểm nói ở đoạn 5 Điều này và 4 tỉnh, thành phố tham gia thí điểm là Hà Nội, Hà Tây, Bình Dương, Vĩnh Long;
- Hỗ trợ đào tạo đổi mới việc thiết lập kế hoạch ngân sách trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn và triển khai hệ thống thông tin lập kế hoạch ngân sách.
Hợp phần 3 : Hỗ trợ kỹ thuật hiện đại hoá quản lý nợ và rủi ro nợ doanh nghiệp nhà nước, bao gồm :
- Trợ giúp kỹ thuật nâng cao năng lực và thực hiện thống nhất quản lý nợ;
- Hỗ trợ phân tích, quản lý số liệu nợ trong nước (kết nối hoặc hợp nhất với hệ thống ghi chép số liệu nợ nước ngoài) hướng tới mục tiêu dài hạn về một cơ sở dữ liệu nợ thống nhất và phân tích rủi ro nợ Chính phủ và quản lý rủi ro nợ tại các doanh nghiệp nhà nước.
Hợp phần 4 : Hỗ trợ Ban Quản lý Dự án thực hiện quản lý dự án, bao gồm :
- Thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước hỗ trợ quản lý Dự án;
- Thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để phát triển Dự án các bước tiếp theo;
- Chi phí hoạt động và quản lý của Ban Quản lý Dự án.
7. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn :
a) Tổng vốn đầu tư : 71,46 triệu USD, tương đương với 1.102 tỷ VND, trong đó :
- Vốn vay WB : 53,35 triệu USD, tương đương 823 tỷ VND;
- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Anh (DFID) : 9,99 triệu USD, tương đương 154 tỷ VND;
- Vốn đối ứng : 8,12 triệu USD, tương đương 125 tỷ VND.
b) Phân bổ vốn đầu tư :
- Theo Hợp phần đầu tư : (đơn vị : USD)
HỢP PHẦN | VỐN ĐẦU TƯ | CƠ CẤU NGUỒN | ||
Vốn vay WB | Viện trợ DFID | Vốn đối ứng | ||
1 | 61.423.440 | 50.855.050 | 3.520.000 | 7.048.390 |
2 | 4.180.000 | 1.045.000 | 3.080.000 | 55.000 |
3 | 2.882.000 | 1.332.375 | 1.424.500 | 125.125 |
4 | 2.974.840 | 119.350 | 1.968.340 | 887.150 |
Tổng cộng | 71.460.280 | 53.351.775 | 9.992.840 | 8.115.665 |
Tỷ lệ % | 100% | 74,6% | 14,0% | 11,4% |
- Theo hạng mục đầu tư : (đơn vị : USD)
Hạng mục | Vốn vay WB | Viện trợ DFID | Vốn đối ứng |
1. Đầu tư lắp đặt hệ thống thông tin | 37.543.250 | 800.000 | 4.467.150 |
2. Chi phí vận hành hệ thống trong thời kỳ Dự án | 6.829.200 | - | 2.926.800 |
3. Tư vấn, giám sát độc lập | - | 7.789.400 | - |
4. Đào tạo, hội thảo, khảo sát | 4.750.000 | 495.000 | 250.000 |
5. Dự phòng | 4.229.325 | 908.440 | 471.715 |
Tổng cộng | 53.351.775 | 9.992.840 | 8.115.665 |
Dự án được mua 01 xe ô tô loại 4 chỗ ngồi từ nguồn kinh phí của Hợp phần 4 để phục vụ cho việc triển khai các hoạt động Dự án.
Nguồn vốn vay WB và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Anh được ngân sách nhà nước cấp phát cho Dự án theo phương thức ngân sách Trung ương cấp có mục tiêu cho Bộ Tài chính, được giải ngân như sau :
- Vốn vay WB và vốn viện trợ của DFID : qua hai tài khoản đặc biệt được mở cho Ban Quản lý Dự án tại ngân hàng thương mại.
- Vốn đối ứng trong nước : Bộ Tài chính lập kế hoạch và tổng hợp hàng năm, được chi qua Kho bạc Nhà nước
9. Kết quả dự kiến : xây dựng được cơ sở thể chế và hệ thống hạ tầng thông tin cho quá trình hiện đại hoá ngành tài chính trong quá trình hội nhập quốc tế, bao gồm :
- Phương pháp xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn giúp Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành sử dụng ngân sách nhà nước chủ động trong bố trí và sử dụng các nguồn kinh phí;
- Cơ chế lập kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn làm công cụ giám sát vĩ mô hiệu quả việc sử dụng ngân sách trong điều kiện tăng cường phân cấp cho các ngành, địa phương;
- Quy trình cấp phát ngân sách mới, hiện đại đảm bảo tính chủ động và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách;
- Hệ thống theo dõi, quản lý nợ thống nhất cả nợ trong nước và nợ nước ngoài, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về nợ công và quản lý rủi ro nợ công cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương;
- Một hệ thống các tiêu chí phân tích rủi ro nợ vay của doanh nghiệp nhà nước; quy trình đánh giá, phân loại mức độ rủi ro nợ của doanh nghiệp nhà nước, phương pháp xác định tỷ lệ bảo lãnh vay, đảm bảo chủ động quản lý rủi ro nợ tại các doanh nghiệp nhà nước.
- Bộ Tài chính xây dựng quy hoạch quản lý tài chính, gồm cả quản lý thu ngân sách, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý công sản và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư làm căn cứ xác định các dự án thành phần lâu dài, ổn định; có giải pháp cụ thể đáp ứng nhu cầu đầu tư thiết lập hệ thống quản lý ngân sách từ Trung ương đến các Bộ, ngành, các cơ quan trong cả nước, địa phương nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo ngân sách và nâng cao trách nhiệm giải trình ngân sách.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, địa phương tham gia thí điểm phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện Dự án đúng nội dung, kế hoạch và yêu cầu của Dự án.
- Phương thức thực hiện Dự án : đấu thầu theo quy định hiện hành, có lưu ý lựa chọn phương thức thích hợp cho những gói thầu có tính chất chuyển giao công nghệ trọn gói trong công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Bộ Tài chính thành lập Ban Quản lý để thực hiện Dự án, có lưu ý quy mô và phạm vi của Dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
File gốc của Quyết định 432/2003/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án “Cải cách quản lý tài chính công” do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 432/2003/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo khả thi Dự án “Cải cách quản lý tài chính công” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 432/2003/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2003-04-21 |
Ngày hiệu lực | 2003-04-21 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Còn hiệu lực |