Radio interference\r\ncharacteristics of overhead power lines and high–voltage equipment - Part 1:\r\nDescription of phenomena
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7379–1 : 2004 hoàn toàn tương đương với tiêu\r\nchuẩn CISPR 18–1 : 1982;
\r\n\r\nTCVN 7379–1 : 2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn\r\nTCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất\r\nlượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
ĐẶC TÍNH NHIỄU TẦN SỐ\r\nRAĐIÔ CỦA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP - PHẦN 1: MÔ TẢ\r\nHIỆN TƯỢNG
\r\n\r\nRadio interference\r\ncharacteristics of overhead power lines and high–voltage equipment - Part 1:\r\nDescription of phenomena
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho tạp rađiô từ đường\r\ndây tải điện trên không và từ thiết bị điện cao áp có thể gây nhiễu cho việc\r\nthu tín hiệu tần số rađiô, ngoại trừ các trường sinh ra do tín hiệu của đường\r\ndây điện tải ba.
\r\n\r\nDải tần số được đề cập từ 0,15 MHz đến 300\r\nMHz.
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này nhằm cung cấp thông tin về\r\nnhiều yếu tố liên quan đến bảo vệ việc thu thanh và thu hình quảng bá khỏi\r\nnhiễu do đường dây tải điện cao áp trên không và các thiết bị lắp cùng. Các\r\nthông tin đưa ra để trợ giúp khi các biện pháp để tránh hoặc làm giảm tạp tần\r\nsố rađiô đang được xem xét. Tiêu chuẩn này không đề cập đến nhiễu gây ra do các\r\ntrường của tín hiệu đường dây điện tải ba.
\r\n\r\nThôn tin đề cập chủ yếu đến sự phát sinh và\r\ncác đặc tính của tạp tần số rađiô do các đường dây tải điện xoay chiều và các\r\nthiết bị làm việc ở điện áp 1 kV trở lên, trong dải tần từ 0,15 MHz đến 30 MHz (phát\r\nthanh quảng bá điều biên) và từ 30 MHz đến 300 MHz (phát thanh quảng bá điều\r\ntần và truyền hình). Các khía cạnh đặc biệt về phóng tia lửa điện do tiếp xúc\r\nxấu cũng được tính đến. Một số thông tin về nhiễu do đường dây tải điện một\r\nchiều trên không có các điều kiện nhiễu và vầng quang khác biệt so với đường\r\ndây tải điện xoay chiều cũng được đề cập. Tiêu chuẩn này không đề cập đến nhiễu\r\ndo thiết bị góp dòng của hệ thống đầu máy xe điện chạy trên cao.
\r\n\r\nQui trình chung để thiết lập các giới hạn và\r\ncác phương pháp đo của trường tạp tần số rađiô của các đường dây tải điện và\r\ncác thiết bị được đưa ra cùng với các giá trị điển hình làm ví dụ.
\r\n\r\nĐiều khoản qui định về các giới hạn tập trung\r\nở băng tần thấp và băng tần trung vì chỉ ở các băng tần này mới có đầy đủ các\r\nbằng chứng thực tế. Tiêu chuẩn này không đưa ra ví dụ về các giới hạn để bảo vệ\r\nviệc thu trong băng tần từ 30 MHz đến 300 MHz, vì các phương pháp đo và một số\r\nkhía cạnh khác của vấn đề trong băng tần này vẫn chưa được giải quyết hoàn\r\ntoàn. Phép đo tại hiện trường và kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng các mức tạp do\r\nđường dây tải điện ở tần số cao hơn 300 MHz thấp đến mức ít có khả năng gây ra\r\nnhiễu cho việc thu tín hiệu truyền hình.
\r\n\r\nCác giá trị giới hạn nêu dưới dạng ví dụ tính\r\ntoán để đưa ra cấp bảo vệ hợp lý đối với việc thu tín hiệu quảng bá tại biên\r\ncủa vùng dịch vụ được chấp nhận của máy phát thích hợp trong băng tần phát\r\nthanh điều biên (AM), ở điều kiện bất lợi nhất thường gặp phải. Các giới hạn này\r\nđược dùng để cung cấp hướng dẫn ở bước hoạch định đường dây và các tiêu chuẩn\r\ndựa vào đó có thể kiểm tra tính năng của đường dây sau xây dựng và trong quá\r\ntrình sử dụng.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các khuyến cáo về thiết\r\nkế, định tuyến, xây dựng và bảo trì đường dây và thiết bị để giảm thiểu nhiễu\r\nvà hy vọng rằng tiêu chuẩn này sẽ trợ giúp các dịch vụ rađiô khác trong việc\r\nxem xét các vấn đề về nhiễu.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Tạp rađiô từ đường dây tải điện cao áp\r\ntrên không, là đường dây có điện áp trên 1 kV, có thể sinh ra trên một băng tần\r\nrộng do
\r\n\r\na) phóng vầng quang trong không khí tại bề\r\nmặt của dây dẫn và phụ kiện đường dây;
\r\n\r\nb) phóng điện và tia lửa điện tại vùng có ứng\r\nsuất cao của cái cách điện;
\r\n\r\nc) phóng tia lửa điện tại các chỗ tiếp xúc bị\r\nnới lỏng hoặc tiếp xúc không tốt.
\r\n\r\nCác nguồn a) và b) thường phân bố dọc theo\r\nchiều dài của đường dây, còn nguồn c) thường là cục bộ. Đối với các đường dây\r\nvận hành ở 100 kV trở lên, ứng suất điện trong không khí tại bề mặt của dây dẫn\r\nvà phụ kiện đường dây có thể gây ra phóng vầng quang. Phóng tia lửa điện tại\r\nchỗ tiếp xúc xấy hoặc cái cách điện vỡ hoặc nứt có thể làm tăng cục bộ nguồn\r\ntạp rađiô. Các thiết bị điện cao áp ở trạm cũng có thể sinh ra tạp rađiô truyền\r\ndọc theo đường dây trên không.
\r\n\r\n3.2. Nếu cường độ của trường tạp rađiô tại\r\nanten thu thanh quảng bá và các dịch vụ truyền hình quá lớn thì có thể gây suy\r\ngiảm âm thanh đầu ra và, trong trường hợp truyền hình, chất lượng hình ảnh cũng\r\nbị suy giảm.
\r\n\r\n3.3. Sự phát sinh tạp rađiô bị tác động bởi\r\nđiều kiện thời tiết, ví dụ, khi thời tiết ẩm ướt thì có nhiều khả năng xuất hiện\r\nvầng quang dây dẫn do các giọt nước đọng trên dây dẫn, trong khi ở điều kiện này,\r\nnhững chỗ tiếp xúc xấu có thể bị nước bắc cầu và, nhờ quá trình này, làm ngừng\r\nphát sinh tạp rađiô. Vì vậy, các tiếp điểm bị nới lỏng hoặc tiếp xúc không tốt\r\ncó nhiều khả năng phóng tia lửa điện trong điều kiện thời tiết khô. Cái cách\r\nđiện sạch, khô có thể gây nhiễu trong thời tiết tốt, nhưng có nhiều khả năng xảy\r\nra phát tia lửa điện kéo dài trên bề mặt cái cách điện khi cách điện bị bẩn,\r\nđặc biệt là trong điều kiện ẩm, sương mù hoặc đóng băng.
\r\n\r\n3.4. Đối với việc thu các tín hiệu phát thanh\r\nvà truyền hình không bị nhiễu, điều quan trọng là ở đầu vào máy thu có tỷ số đủ\r\ncao giữa mức tín hiệu mong muốn và mức tạp rađiô không mong muốn. Do đó, có thể\r\ncảm thấy nhiễu khi cường độ tín hiệu thấp và điều kiện thời tiết có lợi cho việc\r\nphát sinh tạp rađiô.
\r\n\r\n3.5. Khi nghiên cứu tạp rađiô, cần lưu ý là\r\nmột nguồn hoặc các nguồn ở xa có thể gây ra trường cục bộ vì tạp có thể truyền\r\ndọc theo đường dây ở khoảng cách đáng kể.
\r\n\r\n3.6. Tiêu chuẩn này đề cập đến các nguyên\r\nnhân, phép đo và các ảnh hưởng của nhiễu tần số rađiô, các khía cạnh thiết kế\r\nliên quan đến nhiễu này, các phương pháp và ví dụ để thiết lập các giới hạn và dự\r\nđoán dung sai mức nhiễu của đường dây tải điện cao áp trên không và các thiết bị\r\nlắp cùng ảnh hưởng đến việc thu các dịch vụ quảng bá chấp nhận được.
\r\n\r\n4. Tạp rađiô từ các\r\nđường dây tải điện
\r\n\r\n4.1. Khía cạnh vật lý của tạp rađiô
\r\n\r\n4.1.1. Cơ chế hình thành trường tạp
\r\n\r\nPhóng vầng quang trên dây dẫn, cái cách điện\r\nhoặc phụ kiện đường dây hoặc phóng tia lửa điện tại các chỗ tiếp xúc xấu có thể\r\nlà nguồn gây tạp rađiô vì chúng truyền các xung dòng điện vào dây dẫn. Việc\r\ntruyền này chạy dọc theo dây dẫn theo cả hai hướng tính từ điểm truyền. Các\r\nthành phần khác nhau của phổ tần số của các xung này có những ảnh hưởng khác\r\nnhau.
\r\n\r\nTrong dải tần từ 0,15 MHz đến vài megahec, tạp\r\nchủ yếu là do ảnh hưởng của việc truyền dọc theo đường dây. Bức xạ điện từ trực\r\ntiếp từ bản thân nguồn xung không góp phần đáng kể vào mức tạp. Trong trường\r\nhợp này, bước sóng là dài so với khoảng cách các dây dẫn và do đó, đường dây\r\nkhông phải là vật bức xạ hiệu quả. Tuy nhiên, có sự kết hợp từng thành phần phổ\r\nđiện áp và phổ dòng điện, trường điện và trường từ truyền dọc theo đường dây.\r\nVì việc truyền này suy giảm tương đối ít nên trường tạp được xác định bởi sự\r\nkết hợp ảnh hưởng của tất cả các phóng điện trải suốt nhiều kilômét dọc theo đường\r\ndây ở cả hai phía của điểm thu. Cần chú ý là trường dẫn hướng chiếm ưu thế ở\r\ngần đường dây, trong khi trường bức xạ chiếm ưu thế ở cách xa đường dây. Sự\r\nchuyển đổi là không đột ngột và hiện tượng chưa được biết rõ. ảnh hưởng của\r\nchuyển đổi này không quan trọng ở tần số thấp nhưng đáng kể ở tần số trung\r\ngian.
\r\n\r\nTuy nhiên, đối với thành phần phổ trên 30 MHz\r\ncó bước sóng gần bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách các dây dẫn của đường dây, vì\r\nkhông có sự truyền dọc theo đường dây nên ảnh hưởng của tạp có thể giải thích\r\nchủ yếu bằng lý thuyết bức xạ anten áp dụng cho nguồn tạp.
\r\n\r\nTuy nhiên, cần phải đánh giá rằng tần số 30\r\nMHz không tạo ra ranh giới rõ ràng giữa hai cơ chế tạo trường tạp khác nhau.
\r\n\r\n4.1.1.1. Lan truyền theo chiều dọc
\r\n\r\nTrong trường hợp một đường dây duy nhất lắp\r\nbên trên mặt đất, sóng điện áp U(t) và sóng dòng điện I(t) đồng\r\nthời lan truyền.
\r\n\r\nVới tần số cho trước, hai đại lượng này có\r\nquan hệ bởi biểu thức U(w) = ZI(w) trong đó Z là trở kháng sóng của\r\nđường dây và cũng là hàm số của w.
\r\n\r\nTrong quá trình truyền, các sóng suy giảm\r\ntheo hệ số chung a, trong đó:
\r\n\r\nUx = Uoe-ax
\r\n\r\nIx = Ioe-ax
\r\n\r\nUo và Io là biên độ tại nguồn\r\nvà x là khoảng cách truyền dọc theo đường dây.
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây nhiều pha, kinh\r\nnghiệm cho thấy rằng, bất kỳ hệ thống điện áp hoặc dòng điện nào cũng bị méo\r\nkhi truyền, nghĩa là, độ suy giảm thay đổi theo khoảng cách truyền và khác nhau\r\ngiữa các dây dân. Lý thuyết truyền và các phép đo thực tế trên đường dây tải\r\nđiện cho thấy điện áp tạp trên dây dẫn pha có thể xem như được hình thành từ nhiều\r\n“phương thức”, mỗi phương thức chứa các thành phần trên từng dây dẫn. Có phương\r\nthức truyền giữa tất cả các dây dẫn song song và đất. Lại có các phương thức\r\nkhác truyền giữa các dây dẫn. Mỗi phương thức lại có độ suy giảm truyền khác\r\nnhau. Lý thuyết hoàn chỉnh về phương thức truyền khá phức tạp và liên quan đến\r\ncác phương trình ma trận không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Tài liệu tham\r\nkhảo ở đây là CIGRÉ (Hội thảo quốc tế về hệ thống điện cao áp) và các ấn bản khác.\r\nĐiều quan trọng cần lưu ý là độ suy giảm của phương thức truyền dây dẫn – đất\r\ntương đối cao, nghĩa là từ 2 dB/km đến 4 dB/km, trong khi độ suy giảm của các\r\nphương thức truyền dây dẫn – dây dẫn khác chỉ bằng một phần nhỏ của 1 dB/km ở\r\ntần số 0,5 MHz.
\r\n\r\n4.1.1.2 Trường điện từ
\r\n\r\nĐiện áp và dòng điện truyền dọc theo đường\r\ndây tạo ra một trường điện từ liên kết truyền gần đường dây.
\r\n\r\nĐiều cần lưu ý ở đây là trong không gian tự\r\ndo, trường điện và trường từ liên kết với sóng điện từ bức xạ, chúng vuông góc\r\nvới nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Tỷ số biên độ của chúng là một\r\nhằng số:
\r\n\r\nvà được gọi là trở kháng nội hay trở kháng\r\ncủa không gian tự do.
\r\n\r\nMặt khác, các trường gần đường dây liên quan\r\nđến điện áp và dòng điện tần số rađiô truyền dọc theo đường dây, và tỷ số của\r\nchúng phụ thuộc vào trở kháng sóng của đường dây ở các phương thức khác nhau.\r\nHơn nữa, hướng của trường điện và trường từ này khác biệt so với hướng của các\r\ntrường bức xạ trong không gian tự do vì chúng chủ yếu được xác định từ bố trí\r\nhình học của các dây dẫn đường dây. Vấn đề còn phức tạp hơn bởi thực tế là điều\r\nkiện của đất có ảnh hưởng khác nhau do hiệu ứng ảnh gương trong đất của trường\r\nđiện và trường từ.
\r\n\r\nĐiện trường E(y) ở mức mặt đất của một dây\r\nduy nhất, là thành phần thẳng đứng của trường điện tổng, được cho bởi công thức\r\ngần đúng dựa trên giả thiết đơn giản:
\r\n\r\ntrong đó I là dòng điện truyền trong\r\ndây dẫn, tính bằng ampe, h là chiều cao của dây dẫn, tính bằng mét, và y\r\nlà khoảng cách theo chiều ngang, tính bằng mét, tính từ điểm ngay dưới dây dẫn\r\nđến điểm đo.
\r\n\r\nNgoài ra, đối với một đường dây duy nhất có\r\nchiều dài vô tận, vùng cảm ứng, hoặc trường gần, có cùng tỷ số giữa trường điện\r\nvà trường từ là trường xa tính từ máy phát thanh, nghĩa là 377 W và giá trị này gần đúng cho mọi giá\r\ntrị độ dẫn của đất.
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây nhiều pha, trường\r\nđiện là tổng véctơ của các trường riêng của từng dây dẫn pha. Một nghiên cứu toàn\r\ndiện hơn, cùng với các phương pháp đánh giá trường điện từ thực tế, được đề cập\r\ntrong TCVN 7379–2 (CISPR 18–2) Đặc tính nhiễu tần số rađiô của đường dây tải\r\nđiện trên không và thiết bị điện cao áp – Phần 2: Phương pháp đo và qui trình\r\nxác định giới hạn. Công thức nêu ở trên là một cách chuyển đổi đơn giản chính xác\r\nvới D = 20 m và f = 0,5 MHz, trong đó D là khoảng cách,\r\ntính bằng mét, giữa anten của bộ đo và dây dẫn gần nhất của đường dây và f\r\nlà tần số đo. Đối với dải khoảng cách D và dải tần số f rộng hơn,\r\ncó thể cần tính đến mọi tham số ảnh hưởng đến công thức.
\r\n\r\n4.1.1.3 Hiệu ứng tổng hợp
\r\n\r\nTrong trường hợp nguồn tạp phân bố không đồng\r\nnhất, trường do một đơn vị chiều dài của dây dẫn pha sinh ra có thể được biểu diễn\r\nở điểm bất kỳ dọc đường dây như một hàm số của khoảng cách theo chiều dài x và\r\nkhoảng cách theo chiều ngang y, nghĩa là E(y, x). Ở khoảng cách theo\r\nchiều ngang y cho trước,
\r\n\r\nE(y, x) = Eo(y)e-ax
\r\n\r\nCác xung ngẫu nhiên trên một đường dây dài có\r\nnguồn tạp phân bố không đồng nhất kết hợp với nhau tạo nên trường tổng. Hiện\r\nvẫn chưa có sự thống nhất về cách kết hợp giữa các xung không giống nhau. Một\r\nsố nhà nghiên cứu cho rằng chúng kết hợp theo dạng bậc hai:
\r\n\r\nhoặc
\r\n\r\nCác nhà nghiên cứu khác cho rằng, nếu sử dụng\r\nbộ tách sóng tựa đỉnh để đo cường độ trường thì các xung riêng rẽ không cộng\r\nlại và một số người khác đã thu được kết quả giữa hai giá trị giới hạn. Sự khác\r\nnhau này chỉ quan trọng trong phương pháp dự đoán phân tích, các kết quả thu\r\nđược bằng các phương pháp khác nhau chỉ chênh lệch khoảng 1 dB hoặc 2 dB.
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây nhiều pha, việc\r\ntính toán tuân theo cùng một nguyên tắc nhưng phức tạp do có nhiều phương thức,\r\nmỗi phương thức có hệ số suy giảm khác nhau. Nghiên cứu chi tiết hơn cùng với\r\ncác ví dụ tính toán được nêu trong điều 6.
\r\n\r\n4.1.2 Xác định tạp
\r\n\r\nGiá trị tạp tức thời thay đổi liên tục và\r\nngẫu nhiên, nhưng mức công suất trung bình của nó trong một khoảng thời gian đủ\r\ndài, ví dụ như 1 s, cho một đại lượng ngẫu nhiên ổn định có thể đo được. Một\r\nđại lượng khác thích hợp cho phép đo là giá trị đỉnh hoặc giá trị đỉnh có trọng\r\nsố nào đó của mức tạp.
\r\n\r\nMáy đo tạp chính là vôn mét nhạy, có độ chọn\r\nlọc điều hưởng được với băng thông qui định. Khi nối với anten roi hoặc anten\r\nvòng thích hợp đã được hiệu chỉnh đúng, vôn mét có thể đo được thành phần điện\r\nhoặc thành phần từ của trường tạp.
\r\n\r\nTùy thuộc vào thiết kế kế của thiết bị đo,\r\nmức tạp có thể được đo theo giá trị hiệu dụng, giá trị đỉnh hoặc giá trị tựa\r\nđỉnh. Giá trị hiệu dụng xác định tạp về mặt năng lượng. Nhiều loại tạp do các\r\nthiết bị điện, cũng như do vầng quang của đường dây tải điện gây ra, gồm một\r\nchuỗi các xung ngắn có tần số lặp gần như ổn định. Trong các trường hợp như\r\nvậy, ảnh hưởng khó chịu của tạp có thể được thể hiện bằng loại vôn mét tựa đỉnh\r\ntốt hơn là vôn mét hiệu dụng. Giá trị tựa đỉnh thu được từ mạch điện gồm một\r\nđiôt và một tụ điện có hằng số thời gian nạp tương đối ngắn và hằng số thời\r\ngian phóng tương đối dài. Điện áp trên các tụ điện dao động quanh một giá trị\r\nthấp hơn giá trị đỉnh một chút và phụ thuộc vào tốc độ lặp, nghĩa là đặc trưng\r\ntrọng số nằm trong đáp tuyến. Nguyên tắc này được tuân thủ trong thiết bị đo\r\nCISPR, chi tiết được nêu trong tiêu chuẩn TCVN 6989 (CISPR 16). Do đó, mức tạp\r\nđược xác định bởi giá trị đo được nhờ thiết bị đo này, đơn vị tính là micrôvôn\r\nhoặc micrôvôn trên mét. Bằng cách sử dụng tỷ số trường điện trên trường từ , E/H\r\n= 377, các giá trị đo được biểu diễn theo qui ước bằng micrôvôn trên mét ngay\r\ncả đối với các thiết bị sử dụng anten vòng đáp ứng với trường từ.
\r\n\r\n4.1.3. Ảnh hưởng của các tham số bên ngoài
\r\n\r\nĐể xác định građien bắt đầu vầng quang gc của\r\ndây dẫn hình trụ có bề mặt nhẵn, công thức Peek thường được sử dụng:
\r\n\r\nĐối với điện áp xoay chiều, gc là giá trị\r\nđỉnh của građien, r là bán kính của dây dẫn, tính bằng centimét, là mật độ không khí tương đối (d = 1 đối với p = 1 013 mbar và\r\nt = 25 0C).
Tuy nhiên, điều kiện thực tế trên đường dây\r\ntrên không không phù hợp với các giả thiết lý tưởng này. Các sợi dây dẫn bện,\r\nsự không hoàn hảo và không đồng đều của bề mặt làm tăng cục bộ trường điện và do\r\nđó điện áp khởi đầu vầng quang thấp hơn so với giá trị thu được từ công thức trên.\r\nĐiều này thường có nghĩa là građien tới hạn để bắt đầu tạp rađiô, trong điều\r\nkiện thời tiết xấu, bằng khoảng một nửa giá trị tính theo công thức Peek.
\r\n\r\nĐiều kiện khí quyển cũng đóng một vai trò quan\r\ntrọng. Trong điều kiện mưa, sương mù, tuyết hoặc sương đọng, các giọt nước đọng\r\ntrên bề mặt dây dẫn và ở điều kiện nhiệt độ thấp có thể hình thành băng. Việc\r\nnày làm giảm thêm điện áp khởi đầu vầng quang và làm tăng mức tạp như đề cập\r\ntrong điều 5 và 6.
\r\n\r\nVề mặt tiếp xúc xấu và sự phát sinh tia lửa\r\nđiện nhỏ, ảnh hưởng của mưa và độ ẩm làm bắc cầu các khe hơn liên quan bằng\r\nnước hoặc lớp ẩm, do đó làm giảm mức của loại tạp này.
\r\n\r\nVì thế, mưa và độ ẩm tác động đến tạp do vầng\r\nquang trên dây dẫn theo cách ngược với cách tác động do tiếp xúc xấu. Do đó, khi\r\nthấy có nhiễu trong lúc mưa hoặc sương mù, có thể kết luận nhiễu là do vầng\r\nquang gây ra. Mặt khác, khi thấy có nhiễu trong giai đoạn thời tiết tốt và\r\nnhiễu bị mất hoặc giảm đi khi có mưa hoặc sương mù thì đó là do tiếp xúc xấu.
\r\n\r\n4.2. Đặc điểm chính của trường tạp do vầng\r\nquang dây dẫn gây ra
\r\n\r\nĐể hợp lý hóa phép đo tạp rađiô từ một đường\r\ndây truyền tải và để đơn giản hóa việc so sánh giữa các đường dây khác nhau,\r\ncần phải tiêu chuẩn hóa các điều kiện mà phép đo được tiến hành.
\r\n\r\nCác đặc điểm chính của trường tạp là phổ tần\r\nsố, biên dạng theo chiều ngang và thay đổi thống kê của tạp theo điều kiện thời\r\ntiết. Giả thiết gần đúng đầu tiên là đặc điểm này độc lập với nhau.
\r\n\r\n4.2.1. Phổ
\r\n\r\nPhổ là sự biến thiên của tạp rađiô đo được\r\ntại một điểm cho trước trong vùng lân cận đường dây, như một hàm của tần số đo.\r\nCó hai hiện tượng liên quan:
\r\n\r\na) Xung dòng điện
\r\n\r\nCác xung dòng điện sinh ra trong dây dẫn do phóng\r\nđiện có một phổ cụ thể phụ thuộc vào hình dạng xung. Đối với loại phóng điện\r\nnày, mức tạp đo được giảm theo tần số. Trong dải tần quảng bá, ở đó phóng điện\r\ndương có ảnh hưởng trội hơn, phổ độc lập với đường kính dây dẫn.
\r\n\r\nb) Độ suy giảm
\r\n\r\nĐộ suy giảm của tạp truyền dọc theo đường dây\r\ntăng theo tần số. Hiệu ứng này làm thay đổi phổ do giảm mức tạp còn nhiều hơn\r\nkhi tần số tăng.
\r\n\r\nPhổ đo được thường không đồng đều vì sóng\r\nđứng do các gián đoạn như cột góc hoặc cột cuối hoặc các thay đổi mức nền đột ngột\r\ngây ra. Ngoài ra, sự phát sinh tạp có thể thay đổi trong khi thực hiện phép đo.
\r\n\r\n“Phổ tiêu chuẩn” được sử dụng để hỗ trợ cho\r\ncác tình toán dự đoán. Kinh nghiệm cho thấy tất cả các phổ có thể chia thành\r\nhai nhóm, một nhóm dùng cho cấu hình dây dẫn dàn ngang, nhóm còn lại dùng cho\r\ncấu hình mạch kép và cấu hình dây dẫn tam giác hoặc thẳng đứng. Sự khác nhau\r\ngiữa hai nhóm này xuất phát từ hiện tượng đề cập ở điểm b) trên đây, việc\r\ntruyền có khác biệt nhỏ tuỳ theo loại đường dây. Tuy nhiên, vì sự khác biệt\r\nkhông quan trọng so với độ chính xác của các tính toán này, nên chỉ một phổ\r\ntiêu chuẩn được cho theo giá trị tương đối, điểm chuẩn được lấy ở 0,5 MHz.
\r\n\r\nCông thức dưới đây đại diện tiêu biểu cho phổ\r\nnày:
\r\n\r\nΔE(dB) = 5\r\n[1–2 (lg10f)2]
\r\n\r\ntrong đó ΔE(dB) là biến thiên của mức tạp\r\nrađiô từ tần số chuẩn 0,5 MHz và f là tần số, tính bằng mêgahéc, trong\r\ndải từ 0,15 MHz đến 4 MHz.
\r\n\r\nCần lưu ý là các nhà nghiên cứu khác đã đưa\r\nra các công thức khác cũng cho các kết quả tương tự. ở tần số cao hơn thì dự\r\nđoán phổ tạp khó hơn.
\r\n\r\n4.2.2. Biên dạng
\r\n\r\nBiến thiên của trường tạp là hàm số của\r\nkhoảng cách tính từ đường dây được đặc trưng bởi mức giảm phụ thuộc vào tần số.\r\nCác phép đo được thực hiện dọc theo đường vuông góc với khoảng vượt giữa, càng\r\ngần với khoảng vượt trung bình của đường dây đang xem xét càng tốt. Phải tránh\r\nở gần các trạm hoặc các mối nối liên kết, các góc ngoặt, các đường dây liền kề\r\nvà thay đổi lớn về độ cao của địa hình.
\r\n\r\nBiên dạng được xác định ở độ cao 2 m phía\r\ntrên mặt đất tính từ điểm ngay dưới dây dẫn nằm ngoài cùng trên chiều dài không\r\nquá 200 m. Ngoài khoảng cách này, mức tạp của đường dây nói chung là không đáng\r\nkể. Tần số chuẩn đối với các phép đo CISPR là 0,5 MHz.
\r\n\r\nBiên dạng đo được thường không đồng đều do sự\r\ndao động liên tục của tạp rađiô trong suốt một loạt các phép đo và do sự không\r\nđều như cột góc hoặc cột cuối và thay đổi của địa hình.
\r\n\r\nNhiều phép đo được tiến hành trên khoảng năm mươi\r\nđường dây khác nahu đã đưa ra hiểu biết thực nghiệm hữu ích về các biên dạng\r\nnày, chúng cũng đã được khẳng định bằng các tính toán lý thuyết.
\r\n\r\nPhân tích chính xác cho phép vẽ các biên dạng\r\nnhư một hàm của các cấp điện áp đường dây và cấu hình đến khoảng cách khoảng\r\n100 m, ngoài khoảng cách này, mức tạp thường quá thấp để thực hiện được các\r\nphép đo tin cậy.
\r\n\r\nTrong vùng lân cận của đường dây tải điện có\r\nhai trường tạp, trường trực tiếp hay trường dẫn hướng và trường bức xạ. Trường\r\nbức xạ là kết quả của sự không đều trên đường dây như độ võng đường dây, các\r\nthay đổi về hướng của đường dây và độ dẫn của đất không tốt. Trường trực tiếp\r\ngiảm theo bình phương khoảng cách, trường bức xạ giảm tuyến tính theo khoảng cách.\r\nTrường trực tiếp chiếm ưu thế ở gần đường dây, trong khi trường bức xạ chiếm ưu\r\nthế ở khoảng cách lớn hơn. Dựa trên một số khái nhiệm về anten, hai trường có\r\nthể bằng nhau ở khoảng cách xấp xỉ 300/2pf mét, trong đó f\r\ntính bằng megahéc. Trong thực tế, độ suy giảm theo chiều ngang ở gần đường dây giảm\r\nchậm hơn bình phương khoảng cách. Hệ số suy giảm k với các tần số từ 0,5\r\nMHz đến 1,6 MHz, ví dụ, là 1,65 (xem phụ lục C). Độ suy giảm theo chiều ngang ở\r\ngần đường dây có thể được mô tả bằng:
\r\n\r\nE = Eo\r\n+ 20k lg Do/D
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nE là mức tạp, tính bằng đềxiben (1 mV/m) ở khoảng cách D
\r\n\r\nk là hệ số suy giảm
\r\n\r\nEo là mức tạp, tính bằng đềxiben (1 mV/m) ở khoảng cách chuẩn Do\r\n
\r\n\r\nỞ cách xa đường dây, hệ số suy giảm giảm dần\r\ncho đến khi đạt giá trị là một đơn vị. Một số nhà nghiên cứu xem như hai trường\r\nbằng nhau ở khoảng 300/2pf mét như nêu ở trên. Ví\r\ndụ, phương trình ở cuối 2.3.5.1 của TCVN 7379–2 (CISPR 18–2), thể hiện biên\r\ndạng trong băng tần từ 0,4 MHz đến 1,6 MHz, giả thiết khoảng cách tính từ đường\r\ndây là 100 m.
\r\n\r\nBiên dạng tiêu chuẩn được thể hiện theo khoảng\r\ncách bằng thang logarit, lấy mốc là khoảng cách thẳng đến dây dẫn là 20 m. Cách\r\nbiểu diễn này thể hiện qui luật tự nhiên của trường tạp suy giảm như một hàm\r\ncủa khoảng cách tính từ dây dẫn gần nhất. Các biên dạng cũng có thể được biểu\r\ndiễn như một hàm số của khoảng cách theo chiều ngang. Cách biểu diễn này thích\r\nhợp cho việc dự đoán độ rộng của hành lang chịu nhiễu.
\r\n\r\n4.2.3 Phân bố thống kê
\r\n\r\nNghiên cứu có hệ thống về các dao động mức tạp\r\nrađiô của một đường dây đòi hỏi phải ghi liên tục cường độ trường bên dưới\r\nđường dây này trong ít nhất một năm, ở khoảng cách cố định tính từ đường dây và\r\nvới tần số đo cố định. Nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều nước đã tiến hành các phép\r\nđo này với kết quả là có các dữ liệu tương đối tin cậy về sự thay đổi mức tạp\r\nrađiô theo năm hoặc theo mùa. Các kết quả này thường được biểu diễn theo phương\r\npháp phân tích thống kê, nghĩa là dưới dạng biểu đồ hoặc các phân bố luỹ tích.\r\nPhân bố luỹ tích biểu diễn phần trăm thời gian trong đó mức tạp rađiô thấp hơn\r\ngiá trị đã cho.
\r\n\r\nNguyên nhân quan trọng nhất của sự dao động\r\nmức tạp rađiô ghi được là:
\r\n\r\n– bản chất ngẫu nhiên của hiện tượng;
\r\n\r\n– sự thay đổi của điều kiện khí tượng, cả tại\r\nđiểm đo lẫn dọc theo vài chục kilômét đường dây có đóng góp vào nhiễu cục bộ;
\r\n\r\n– thay đổi trạng thái bề mặt của dây dẫn,\r\nkhông chỉ do tác động của điều kiện thời tiết như mưa và sương mà còn do lắng\r\nđọng bụi, côn trùng và các phần tử khác.
\r\n\r\nRất khó để đo một cách hệ thống các nguyên nhân\r\nnày. Mặc dù các thay đổi của điện áp đặt của đường dây tạo ra các dao động\r\ntrong mức tạp rađiô, nhưng nguyên nhân này có thể đo được.
\r\n\r\nSự phân bố của mức tạp cũng phụ thuộc vào\r\nloại khí hậu; khí hậu rất ẩm ướt, mưa nhiều, hoặc có nhiều tuyết hoặc sương sẽ\r\nlàm tăng phần trăm của các mức cao, trong khi khí hậu rất khô sẽ làm giảm phần\r\ntrăm đi.
\r\n\r\nCác đường cong trên các hình từ 3 đến 6, ở\r\nkhí hậu ôn đới thể hiện các ví dụ về khảo sát phân bố trong mọi thời tiết, cùng\r\nvới một phân bố trong thời tiết khô và một phân bố trong thời tiết mưa to trung\r\nbình. Có thể thấy rằng, đường cong tổng thể là sự kết hợp nhiều hoặc ít hơn hai\r\nhoặc ba phân bố Gauxơ.
\r\n\r\nTrong phân bố ở mọi thời tiết, thông thường\r\nxác định được một số mức đặc tính:
\r\n\r\n– Mức 99 % là mức thực tế cao nhất có\r\nthể có của đường dây, tại điểm cho trước.
\r\n\r\n– Mức mưa to trung bình là mức ổn định\r\nnhất và có thể tái tạo, mưa được coi là to khi đạt 0,6 mm một giờ hoặc cao hơn.\r\nVì lý do này, mức mưa to trung bình thường được chọn là mức chuẩn để tính tạp\r\nrađiô. Trên thực tế, mức mưa to trung bình là mức 95 % và thấp hơn mức 99 %\r\nkhoảng 5 dB.
\r\n\r\n– Mức thời tiết tốt trung bình, ứng với\r\nđiều kiện dây dẫn khô. Điều này quan trọng đối với thực tế, nhưng do độ phân\r\ntán lớn hơn nên để thu được các kết quả tin cậy thì cần số lượng lớn các phép\r\nđo trong suốt một năm. Rất may là có thể dễ dàng thực hiện các phép đo trong\r\nđiều kiện thời tiết tốt trung bình hơn là trong điều kiện mưa to trung bình.
\r\n\r\n– Mức 50 %, đọc trên đường cong luỹ\r\ntích ở mọi thời tiết. Không được nhầm mức 50 % này với mức thời tiết tốt trung\r\nbình xác định ở trên, vì nó xuất hiện không chỉ ở điều kiện thời tiết khô mà\r\ncòn xuất hiện trong toàn bộ dải điều kiện khí hậu phổ biến trong các ghi chép\r\ndài hạn. Ngoài ra, mức thời tiết tốt trung bình và mức 50 % còn phụ thuộc chủ\r\nyếu vào trạng thái bề mặt của dây dẫn; các mức này có thể thay đổi trên dải lớn\r\nhơn 10 dB tuỳ theo dây dẫn có bị bẩn, bị bôi mỡ, v.v… hay không. Một số chuyên gia\r\ncho rằng mức 50 % sẽ không thay đổi quá 10 dB trong một khoảng thời gian tương\r\nđối dài, nghĩa là một tháng hoặc một năm, cho dù các số đọc riêng rẽ có thể\r\nbiến thiên hơn 10 dB.
\r\n\r\n– Mức 80 %, đọc trên đường cong phân\r\nbố mọi thời tiết, được chọn làm giá trị đặc trưng, được dùng làm cơ sở về giới\r\nhạn. Mức 80 % này nằm trong khoảng giữa mức thời tiết tốt và mức mưa to trung\r\nbình, ít phải chịu độ không ổn định hơn so với mức 50 % và do đó, được coi như\r\nlà “mức đặc trưng”. Nghiên cứu nhiều đường cong luỹ tích cho thấy chênh lệch\r\ngiữa mức 95 % và mức 80 % nằm giữa 5 dB và 12 dB. Như đề cập trong 4.2.2, cần lưu\r\ný là các phép đo tin cậy ở ngoài khoảng cách từ 100 m đến 200 m thường không\r\nthực hiện được. Các hướng dẫn chung ở trên được minh họa trên các hình từ 3 đến\r\n6, liên quan đến đường dây từ 400 kV đến 750 kV và có hiệu lực đối với các\r\nđường dây mà nguồn tạp chiếm ưu thế là vầng quang trên dây dẫn.
\r\n\r\n5. Ảnh hưởng của vầng\r\nquang trên dây dẫn
\r\n\r\n5.1. Khía cạnh vật lý của vầng quang trên dây\r\ndẫn
\r\n\r\n5.1.1 Qui định chung
\r\n\r\nSự phát sinh tạp rađiô do vầng quang trên dây\r\ndẫn do phóng điện, xuất hiện tại hoặc gần bề mặt dây dẫn, thường gọi là vầng\r\nquang. Vầng quang được định nghĩa là “phóng điện có ánh sáng nhẹ sinh ra ở gần\r\ndây dẫn và giới hạn ở vùng bao quanh dây dẫn, tại đó trường điện vượt quá một\r\ngiá trị nhất định”. Nhiều khía cạnh của phóng vầng quang trên đường dây còn\r\nchưa được biết và chưa xác định được; tuy nhiên, quá trình vật lý cơ bản là quá\r\ntrình nhân điện tử hoặc hình thành thác điện tử. Građien về điện ở vùng lân cận\r\ncủa dây dẫn là građien lớn nhất và, nếu građien này hoặc ứng suất điện đủ cao,\r\ncác điện tử trong không khí bao quanh dây dẫn sẽ ion hóa các phân tử khí và các\r\nđiện tử được tạo ra bởi quá trình ion hóa này sẽ gây nên hiện tượng thác. Nếu\r\ntrên građien này hình thành thêm một điện tử nhờ quá trình nào đó của thác điện\r\ntử đầu tiên thì một thác mới sẽ hình thành do quá trình thứ phát này và sinh ra\r\nphóng vầng quang.
\r\n\r\nTrong trường hợp dây dẫn của đường truyền dẫn,\r\nquá trình thứ phát quan trọng là sự bứt ra của các điện tử từ phần tử khí do tia\r\ncực tím năng lượng cao (quang ion hóa) sinh ra ở thác đầu tiên. Nhiều nghiên\r\ncứu cho thấy mức tạp rađiô sinh ra khi dây dẫn dương lớn hơn nhiều so với mức\r\ntạp khi dây dẫn âm. Trong trường hợp đường dây tải điện trên không có cực tính dương,\r\ncatốt ở cách xa đến nỗi mà phát xạ catốt không đáng kể và quá trình thứ phát\r\ntồn tại trong trường hợp này là sự quang ion hóa chất khí.
\r\n\r\nKhi dải vầng quang hình thành tại một điểm\r\ntrên dây dẫn sẽ tồn tại hai trường xung. Gần dải hình thành trường cục bộ còn\r\ndọc đường dây là trường trực tiếp do các xung di chuyển xuống dưới đường dây.\r\nĐối với thiết kế của đường dây siêu cao áp, chỉ có trường trực tiếp được coi là\r\nđáng kể và các phép đo hữu ích nhất được thực hiện tại khoảng cách nhất định\r\ntính từ các vị trí của dải vầng quang trên dây dẫn của đường dây.
\r\n\r\nNghiên cứu chi tiết hơn về các khía cạnh lý\r\nthuyết của vầng quang trên dây dẫn xem [1, 2][*].
\r\n\r\n5.1.2 Các yếu tố gây phát sinh vầng quang
\r\n\r\nKhả năng xuất hiện phóng vầng quang tại bề\r\nmặt của dây dẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là:
\r\n\r\na) Građien điện áp bề mặt dây dẫn về mặt lý\r\nthuyết phụ thuộc vào:
\r\n\r\n1) điện áp của hệ thống;
\r\n\r\n2) đường kính dây dẫn;
\r\n\r\n3) khoảng cách của dây dẫn so với đất và các\r\ndây pha khác;
\r\n\r\n4) số lượng dây dẫn trên một pha hoặc trong\r\nchùm dây;
\r\n\r\nb) Đường kính dây dẫn.
\r\n\r\nc) Điều kiện bề mặt dây dẫn.
\r\n\r\nd) Điều kiện khí quyển và thời tiết.
\r\n\r\nTừng yếu tố trên sẽ được xem xét riêng.
\r\n\r\n5.1.2.1 Građien điện áp bề mặt dây dẫn
\r\n\r\nMột trong các đại lượng quan trọng nhất trong\r\nviệc xác định mức tạp rađiô của đường dây, đặc biệt khi vầng quang trên dây dẫn\r\nchiếm ưu thế, là cường độ của trường điện trong không khí tại bề mặt của dây\r\ndẫn tức là građien điện áp bề mặt.
\r\n\r\nDo vầng quang trên dây dẫn phụ thuộc chặt chẽ\r\nvào giá trị của građien điện áp nên cần phải sử dụng phương pháp tính toán\r\ngrađien với độ chính xác khoảng 1 %.
\r\n\r\nVì dây dẫn thường là loại bện nên građien điện\r\náp bề mặt biến thiên trong khoảng giá trị trung bình quanh chu vi của dây dẫn. Tuy\r\nnhiên, thường tính građien bề mặt đối với dây dẫn trơn nhẵn có cùng đường kính\r\ntổng, ngay cả khi đưa vào hệ số bện thực nghiệm.
\r\n\r\nCông thức tính građien điện áp tại bề mặt của\r\ndây dẫn được cho trong phụ lục A đối với trường hợp đơn giản là đường dây một\r\npha có đường về là đất hoặc đường dây một chiều đơn cực đến trường hợp phức tạp\r\nhơn là đường dây ba pha nhiều mạch và đường dây một chiều hai cực. Thông\r\nthường, các tính toán cần đến phương trình ma trận và các chương trình máy tính\r\nđược sử dụng cho cả đường dây một pha và đường dây ba pha nhiều mạch và các\r\nđường dây một chiều cao áp phức tạp hơn.
\r\n\r\n5.1.2.2 Đường kính dây dẫn
\r\n\r\nMức tạp rađiô tăng khi đường kính dây dẫn\r\ntăng ngay cả khi građien bề mặt của dây dẫn không thay đổi. Hiện tượng này là\r\ndo sự suy giảm của trường điện ở bề mặt của dây dẫn giảm đi khi đường kính của\r\ndây dẫn tăng lên. Do đó, trường điện quanh dây dẫn lớn có dải vầng quang lâu\r\nhơn so với trường điện quanh các dây dẫn nhỏ.
\r\n\r\n5.1.2.3 Điều kiện bề mặt của dây dẫn
\r\n\r\nLoại dây dẫn, ví dụ như loại bện tròn hoặc\r\nbện chia đoạn, và điều kiện bề mặt của dây dẫn, nghĩa là độ trơn nhẵn hoặc độ\r\nnhám, có hay không có nhiễm bẩn, nước nhỏ giọt, bông tuyết, v.v… có ảnh hưởng lớn\r\nđến sự phát sinh vầng quang. Dây dẫn của đường dây truyền dẫn khi mới căng\r\nthường có sự hoạt động của vầng quang cao hơn do độ không đều của bề mặt như\r\ncác gờ nhôm, phân chim, rác, cát, bùn hoặc các chất lắng đọng bất kỳ khác gây nên\r\nvầng quang ngay cả ở thời tiết tốt. Tuy nhiên, sau khi đường dây được cấp điện,\r\nvầng quang sẽ mất và mức tạp sẽ giảm theo thời gian. Thường có hai khoảng thời gian\r\nliên quan; khoảng thời gian thứ nhất là vài phút đầu tiên sau khi dây dẫn được cấp\r\nđiện và sự hoạt động của vầng quang làm cháy rác và các phần tử khác tập trung\r\ntrên dây dẫn từ trước khi cấp điện. Khoảng thời gian dài hơn cần thiết để làm\r\nđen toàn bộ chiều dài dây dẫn, làm cho dây dẫn thay đổi màu sắc, hình dạng,\r\nđồng thời làm mất bề mặt dầu của dây dẫn mới.
\r\n\r\nBằng chứng cho thấy, khi dây dẫn cũ đi, mức\r\ntạp rađiô sẽ giảm, ngay cả trong trời mưa. Bề mặt của dây dẫn mới không thấm\r\nnước, do lớp dầu trên bề mặt dây dẫn trong quá trình chế tạo, và các giọt nước\r\nhình thành trên bề mặt dầu này. Khi dây dẫn cũ, bề mặt của nó có thể thấm nước\r\ndo đó bề mặt dây dẫn hút các giọt nước vào sợi bện.
\r\n\r\n5.1.2.4 Điều kiện khí quyển và thời tiết
\r\n\r\nÁp suất khí quyển giảm hoặc nhiệt độ môi\r\ntrường tăng, hoặc cả hai, có thể làm giảm mật độ không khí gây giảm cường độ\r\nđánh thủng của không khí và do đó, làm tăng khả năng phóng vầng quang trên dây\r\ndẫn. Thông thường, yếu tố áp suất khí quyển chỉ kể đến ở độ cao trên 1000 m so\r\nvới mực nước biển. ở những khu vực có mưa, sương mù, tuyết phủ hoặc nhiệt độ hạ\r\nthấp có thể dẫn đến việc hình thành băng hoặc đọng nước trên dây dẫn, phóng\r\nvầng quang có nhiều khả năng xảy ra do các điều kiện này. Mưa và tuyết là\r\nnguyên nhân gây vầng quang cao nhất tại bề mặt của dây dẫn và có thể làm tăng\r\nmức tạp rađiô lớn hơn 20 dB so với mức tạp trên chính đường dây đó trong điều kiện\r\nkhô. Các giọt nước đọng hoặc tuyết tích tụ trên bề mặt dây dẫn khi đang có bão\r\nlàm thay đổi đáng kể trường điện, tạo ra một lượng lớn các nguồn gây vầng\r\nquang. Phóng điện cũng có thể xảy ra khi tuyết hoặc nước mưa rơi qua dây dẫn và\r\nbắt đầu một phóng điện từ dây dẫn đến phần tử đó.
\r\n\r\n5.2. Phương pháp nghiên cứu vầng quang bằng\r\nlồng và đường dây thử nghiệm
\r\n\r\nHai phương pháp cơ bản đã được sử dụng để\r\nnghiên cứu hiện tượng vầng quang từ đường dây truyền dẫn. Đó là lồng thử nghiệm\r\nvà đường dây thử nghiệm [9, 21, 31].
\r\n\r\n5.2.1 Lồng thử nghiệm
\r\n\r\nLồng thử nghiệm được nhiều người thử nghiệm\r\nsử dụng để xác định nhanh hàm kích thích của dây dẫn hoặc chùm dây phân pha [4\r\nđến 6]. Hàm kích thích có quan hệ với dòng điện trong chùm dây như sau:
\r\n\r\ntrong đó I là dòng điện cao tần được\r\ntruyền vào dây dẫn hoặc chùm dây, tính bằng A/m1/2, C là điện\r\n\r\n o\r\n
\r\n\r\n dung,\r\ntính bằng F/m, G là hàm kích thích,\r\ntính bằng A/m1/2 và e0 là hằng số điện môi\r\ntuyệt đối của không khí. Ưu điểm chính của khái niệm hàm kích thích là ở chỗ nó\r\nlà một đại lượng không phụ thuộc vào điện dung của dây dẫn trên một đơn vị\r\nchiều dài.\r\n \r\n\r\n \r\n \r\n
\r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
Đo dòng điện tạp rađiô trong lồng thử nghiệm\r\nbằng thiết bị đo phù hợp với TCVN 6989 (CISPR 16): Qui định kỹ thuật đối với\r\nthiết bị đo và phương pháp đo nhiễu tần số rađiô. Dòng điện ở một đầu của dây\r\ndẫn hoặc chùm dây chạy qua một mạch điện ghép cao tần như mô tả trong 1.3 của TCVN\r\n7379–1 CISPR 18–2). Trở kháng tương đương của các điện trở và thiết bị đo sử\r\ndụng trong mạch này thường bằng trở kháng đặc trưng của dây dẫn hoặc chùm dây\r\nphân pha để tránh xảy ra phản xạ liên tục.
\r\n\r\nLồng thử nghiệm cho dữ liệu về tạp rađiô tái\r\ntạo được trong điều kiện mưa to, nhưng trong điều kiện thời tiết tốt, lồng thử nghiệm\r\nchứng tỏ sự không phù hợp với số lượng nguồn tương đối ít trên một đơn vị chiều\r\ndài của dây dẫn ở ứng suất thông thường. Chiều dài của dây dẫn trong lồng\r\nthường quá ngắn để đại diện cho đường dây dài thực tế. Ngoài ra, điều kiện bề\r\nmặt của dây dẫn và điều kiện khí tượng bao quanh một đường dây ngắn gần mặt đất\r\nkhông giống với các điều kiện trên đường dây hoạt động.
\r\n\r\nỨng dụng hàm kích thích với đường dây nhiều\r\npha đòi hỏi việc sử dụng công thức (1) dưới dạng ma trận [7 đến 9].
\r\n\r\n5.2.2 Đường dây thử nghiệm
\r\n\r\nTrong khi lồng thử nghiệm được chế tạo vì lý\r\ndo kinh tế và cơ sở thử nghiệm, thì đường dây thử nghiệm kích thước thực vẫn\r\nđang được xây dựng, trước tiên là để nghiên cứu hiện tượng vầng quang trên\r\nđường dây siêu cao áp tương lai. Không có chiều dài tiêu chuẩn đối với đường\r\ndây thử nghiệm. Các đường dây thử nghiệm, đường dây điện xoay chiều một pha và\r\nba pha, và đường dây điện một chiều lưỡng cực, dài là 8 km và ngắn là 300 m đã\r\nđược xây dựng, [10 đến 30].
\r\n\r\nĐã có một số cố gắng để đo hàm kích thích\r\ntrên đường dây thử nghiệm ngắn và thu được kết quả nhất định, đặc biệt là trên\r\ncác đường dây thử nghiệm điện một chiều ngắn, [28, 29].
\r\n\r\nĐối với đường dây truyền tải dài, phổ tần số\r\ntạp rađiô có đặc tính suy giảm dần khi tần số tăng. Tuy nhiên, đối với đường\r\ndây thử nghiệm ngắn thì không có hiện tượng này. Do các phản xạ của điện áp và\r\ndòng điện tạp rađiô tại đầu cuối đường dây nên tạo ra dạng sóng đứng trong phổ\r\ntần số. Phổ này được đặc trưng bởi các đỉnh nhọn và hõm rộng, dạng chính xác\r\nphụ thuộc vào chiều dài của đường dây và kiểu kết thúc, vị trí theo chiều dọc\r\ncủa điểm đo.
\r\n\r\nPhương pháp được hầu hết các nhà nghiên cứu\r\nsử dụng để hiệu chỉnh phổ tần số của đường dây ngắn thành phổ của đường dây dài\r\nlà ”Phương pháp trung bình hình học” [12, 14 đến 16, 18, 26, 29]. Việc hiệu chỉnh\r\nnày được thực hiện bằng cách lấy trung bình hình học theo mV/m các cực đại và cực tiểu liên tục\r\ncủa phổ tần số của đường dây ngắn. Trung bình số học tính theo dB mV/m.
\r\n\r\nNói một cách chặt chẽ, phương pháp này chỉ\r\nphù hợp với trường hợp lý tưởng và đường dây một pha nằm ngang tuyệt đối, có\r\nkiểu kết thúc ở dạng hở mạch thuần tuý đối với tần số rađiô. Tuy nhiên, các\r\nnghiên cứu thực nghiệm cho thấy, đối với tất cả các mục đích thực tiễn, phương\r\npháp này là thích hợp với các đường dây xoay chiều và một chiều [28, 32, 33].
\r\n\r\n5.3 Phương pháp xác định trước
\r\n\r\nDo nhu cầu về điện áp truyền tải cao hơn, nên\r\nmột lượng đáng kể nghiên cứu đã được tiến hành trong suốt 30 năm qua, ở nhiều\r\nnơi trên thế giới, để tìm hiểu về quá trình vầng quang. Một trong các mục đích cơ\r\nbản của nghiên cứu này là để xây dựng các phương pháp xác định trước tạp rađiô.
\r\n\r\nCác phép đo tạp rađiô được tiến hành trên\r\nđường dây thử nghiệm xoay chiều một pha và ba pha kích thước thực, trên đường\r\ndây thử nghiệm một chiều, trên đường dây hoạt động và trong phòng thí nghiệm đã\r\nđưa ra một số công thức theo kinh nghiệm và bán kinh nghiệm để dự đoán tạp\r\nrađiô. Các công thức này có thể sử dụng để dự đoán tính năng tạp rađiô của các\r\nđường dây điện cao áp khác nhau khi biết được điện áp và các tham số về thiết\r\nkế. Tất cả các phương pháp đều dựa trên dữ liệu thực nghiệm từ đường dây thử\r\nnghiệm, đường dây hoạt động hoặc lồng thử nghiệm. Hai phương pháp cơ bản được\r\nsử dụng nhiều năm, phương pháp thứ nhất là phân tích hoặc bán kinh nghiệm và\r\nphương pháp thứ hai là kinh nghiệm hoặc so sánh.
\r\n\r\n5.3.1. Phương pháp phân tích
\r\n\r\nKhông có môt phương pháp phân tích thuần tuý để\r\ndự đoán tạp rađiô của đường dây truyền tải. Hai phương pháp bán kinh nghiệm\r\nđược Điện lực Pháp (EDF) [8] và Dự án siêu cao áp (UHV) [7] ở Mỹ đưa ra. Cả hai\r\nphương pháp phân tích này đều dựa trên dữ liệu tạp rađiô từ lồng thử nghiệm và\r\ndựa trên các phân tích phức tạp, được mô tả đầy đủ trong tài liệu.
\r\n\r\nViệc tính toán tạp rađiô từ đường dây truyền\r\ntải sử dụng các phương pháp phân tích này là một qui trình gồm hai bước. Hàm kích\r\nthích thu được từ lồng thử nghiệm, hệ thống điện dung của đường dây được thiết\r\nlập và dòng điện tạp truyền trên một đơn vị chiều dài của dây dẫn được tính\r\ntoán bằng công thức (2). Lý thuyết về truyền theo phương thức được áp dụng để\r\nthu được dòng điện theo phương thức chạy trong mặt cắt ngang cho trước của\r\nđường dây. Các suy giảm truyền của các dòng điện phương thức này được tính toán\r\nvà các dòng điện theo phương thức này được kết hợp lại thành dòng điện thực tần\r\nsố cao có tính đến tổng bình phương trên toàn bộ chiều dài đường dây để thu\r\nđược tổng dòng điện tạp.
\r\n\r\nBước tiếp theo là tính trường tạp gần đường\r\ndây dựa trên tổng dòng điện tạp qua mặt cắt ngang của đường dây, hoặc điện áp\r\ntạp trên các pha. Sau đó, có thể thu được biên dạng theo chiều ngang của tạp (xem\r\nví dụ trong 5.4).
\r\n\r\nCác chương trình máy tính thường được sử dụng\r\nđể thực hiện các tính toán phức tạp này và các chương trình như vậy được viết\r\ntại EDF và Công trình UHV.
\r\n\r\n5.3.2 Phương pháp CIGRÉ
\r\n\r\nCông thức so sánh thường khá đơn giản và dễ\r\nsử dụng. Một số công thức áp dụng được đối với đường dây xoay chiều được mô tả\r\ntrong ấn phẩm CIGRÉ [1] và tài liệu kỹ thuật [34, 35]. Ngoài ra còn có một số\r\ncông thức so sánh đối với đường dây một chiều được mô tả trong điều 8.
\r\n\r\nĐộ chính xác cao nhất của việc xác định\r\ntrước, sử dụng công thức so sánh bất kỳ trên đây, thu được bằng cách chọn dữ\r\nliệu dài hạn của đường dây hoạt động chuẩn có sử dụng dây dẫn hoặc chùm dây\r\nphân pha giống với loại được nghiên cứu [36, 37, 38].
\r\n\r\nCIGRÉ đưa ra phân tích hoàn chỉnh hơn về các\r\nphương pháp xác định trước khác nhau sử dụng dữ liệu đã chọn lọc qua Khảo sát\r\nCIGRé/IEEE [6, 34, 35]. Từ phân tích này họ xây dựng một phương pháp mới có thể\r\nxem là tối ưu. Phương pháp này được biểu diễn bằng một công thức tương đối đơn giản\r\nnêu trong 11.2 của CISPR 18–3: Đặc tính nhiễu tần số rađiô của đường dây tải\r\nđiện trên không và thiết bị cao áp – Phần 3: Qui phạm để giảm thiểu sự phát\r\nsinh của tạp rađiô.
\r\n\r\n5.4. Danh mục các biên dạng tiêu chuẩn
\r\n\r\nMột số lượng lớn các phép đo trên đường dây\r\nđang vận hành, cùng với các tính toán dựa trên các phép đo trong lồng và đường dây\r\nthử nghiệm, đã được tiến hành và các ví dụ về kết quả cho các thiết kế đường\r\ndây khác nhau được nêu trong phụ lục B. Các giá trị đưa ra chỉ thích hợp đối\r\nvới đường dây có kết cấu và bảo trì theo thực tế thông thường và không bị nhiễm\r\nbẩn nặng vì nếu không các điều kiện này có thể làm tăng mức tạp rađiô cao hơn\r\nmức do vầng quang trên dây dẫn gây ra.
\r\n\r\nPhụ lục B đưa ra giá trị ước lượng của trường\r\ntạp rađiô có khả năng thu được trong các điều kiện xác định rõ nhất định. Phụ\r\nlục này cũng đưa ra các tham chiếu có thể dùng để xác định trước trường mà một\r\nđường dây mới có thể sinh ra. Phụ lục cũng đưa ra, làm ví dụ, các đường cong có\r\ntrường là hàm của khoảng cách tính từ đường dây đối với các loại đường dây nhất\r\nđịnh (xem hình B1 đến B11).
\r\n\r\nĐường dây nêu trong danh mục ở phụ lục B\r\nkhông có nghĩa là đường dây này sinh ra mức tạp rađiô chấp nhận được; danh mục\r\nchỉ đưa ra chỉ dẫn về thứ tự mức độ chấp nhận đối với thiết kế đường dây cho\r\ntrước.
\r\n\r\n5.4.1 Nguyên tắc trình bày danh mục
\r\n\r\nCác phép đo tạp rađiô thực hiện trên cả đường\r\ndây hoạt động và đường dây thử nghiệm chỉ ra rằng độ ổn định và khả năng tái\r\ntạo của trường do vầng quang trên dây dẫn là chính xác nhất trong điều kiện mưa\r\nto và liên tục. Cần lưu ý là giá trị mưa to này có thể không phải là giá trị\r\nlớn nhất ở thời tiết xấu, mà giá trị lớn nhất này có thể cao hơn vài đềxiben.
\r\n\r\nCác nghiên cứu thống kê mở rộng cũng chỉ ra\r\nrằng có mối tương quan hợp lý giữa mức tạp rađiô khi mưa to và mức 50 % ở thời\r\ntiết tốt, mặc dù sự phân tán ở điều kiện thời tiết tốt là cao hơn. Vì mục đích\r\nthực tiễn, mức 50 % ở thời tiết tốt thường có tầm quan trọng cao hơn, giá trị\r\nnày được rút ra từ mức mưa to liên tục bằng cách giảm từ 17 dB đến 25 dB, tuỳ\r\ntheo điều kiện bề mặt của dây dẫn.
\r\n\r\nDo đó, có thể thiết lập danh mục các trường\r\ntạp rađiô đối với các đường dây truyền tải nhất định. Vì ứng dụng thực tiễn của\r\ndanh mục này, đã xét đến ba mức tạp là mức 50 % ở thời tiết tốt và, tuỳ thuộc\r\nvào bản chất của biên dạng, hoặc là mức mưa to (cao hơn 20 dB) hoặc mức lớn\r\nnhất ở thời tiết xấu (cao hơn 24 dB). Từ những mức chuẩn này, có thể đánh giá\r\nđược mức tạp rađiô đối với các loại thời tiết khác nếu biết được phân bố thống\r\nkê hàng năm của các mức ở khu vực địa lý đang xem xét (xem, ví dụ, hình B13).
\r\n\r\nCác nguyên tắc này chỉ thích hợp đối với tạp\r\nrađiô do vầng quang trên dây dẫn sinh ra. Dòng điện tạp rađiô do các thành phần\r\nkhác của đường dây, chuỗi cách điện, phụ kiện đường dây, v.v… sinh ra thì không\r\nđược xét đến. Các điều kiện này thoả mãn khi dây dẫn của đường dây chịu ứng suất\r\nbề mặt tương đối cao, ví dụ, vượt quá 14 kV hiệu dụng trên một centimét đối với\r\ndây dẫn trơn nhẵn. Tuy nhiên, đối với đường dây có dây dẫn chịu ứng suất bề mặt\r\nnhỏ hơn, ví dụ 12 kV hiệu dụng trên một centimét thì tạp rađiô của cái cách\r\nđiện và các phụ kiện đường dây khác có thể chiếm ưu thế, ở các điều kiện nhất định.\r\nTrong các điều kiện này, không thể sử dụng danh mục này để dự đoán mức tạp vì đã\r\ngiả định cái cách điện và phụ kiện đường dây có chất lượng tốt.
\r\n\r\nBiên dạng của tạp rađiô đối với đường dây 225\r\nkV, 380 kV và 750 kV nằm trong danh mục này được tính bằng phương pháp phân\r\ntích [8].
\r\n\r\nBiên dạng đối với đường dây 362 kV, 525 kV và\r\n765 kV được xác định từ kết quả khảo sát CIGRÉ – IEEE [35, 39].
\r\n\r\nGrađien bề mặt được tính bằng cách sử dụng\r\nphương pháp chung về hệ số điện thế. Phương pháp này đưa ra, với độ chính xác\r\ncao, građien bề mặt về điện của từng dây dẫn của đường dây. Nghiên cứu về các\r\nphương pháp tính građien điện áp bề mặt của đường dây truyền tải được nêu trong\r\n[40].
\r\n\r\nHình dạng của biên dạng theo chiều ngang của\r\ntrường tạp rađiô phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình dây dẫn. Khoảng cách giữa các\r\npha và chiều cao của chúng so với mặt đất có ảnh hưởng lớn. Kiểu của dây dẫn\r\nhoặc chùm dây phân pha chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến hình dạng của biên dạng do kết\r\ncấu của ma trận điện dung. Khi thay đổi từ loại dây dẫn này sang loại dây dẫn\r\nkhác có cùng dạng hình học, với điều kiện là hai ma trận tỷ lệ với nahu, thì\r\nbiên dạng sẽ không thay đổi đáng kể. Giả thiết này đủ chính xác để áp dụng\r\ntrong thực tiễn.
\r\n\r\nTrong phụ lục B, biên dạng được tập hợp theo\r\nmột số loại đường dây tải điện trên không. ảnh hưởng của số lượng và cách bố\r\ntrí các dây dẫn của từng pha, đường kính dây dẫn và građien điện áp được tính đến\r\nbằng cách hiệu chuẩn thích hợp biên dạng chuẩn. Do đó, mỗi hình vẽ trong danh\r\nmục đưa ra biên dạng chuẩn, bảng các giá trị và các hiệu chuẩn áp dụng cho các\r\nđường dây khác sử dụng các dây dẫn và chùm dây phân pha khác.
\r\n\r\nCác biên dạng được đưa ra đối với phép đo ở\r\ntần số 0,5 MHz và mức tạp rađiô đối với các tần số khác, từ 0,12 MHz đến 4 MHz,\r\ncó thể thu được từ hình B12.
\r\n\r\nCác thay đổi về mức tạp rađiô, do điều kiện\r\nkhí hậu hoặc tình trạng bề mặt của dây dẫn, cũng có thể được xét đến bằng các\r\nhiệu chỉnh ước lượng các mức của biên dạng cơ bản (xem hình B13).
\r\n\r\nVí dụ về các phép đo và tính toán được cho\r\ntrong [8, 35, 39].
\r\n\r\nDanh mục tóm tắt trong phụ lục C theo các qui\r\nước thoả thuận trong CISPR; nghĩa là cường độ của trường tạp rađiô được vẽ như\r\nmột hàm của khoảng cách, đo từ tâm của vòng anten đến dây dẫn gần nhất của\r\nđường dây, sử dụng thang lôgarit. Từ hình C1 có thể thấy là thu được các đường\r\nthẳng về cơ bản và cường độ trường ở khoảng cách chuẩn là 20 m thu được bằng\r\nphép nội suy.
\r\n\r\nCác mức tạp rađiô chính, đưa ra trong danh\r\nmục, được liệt kê trong bảng của phụ lục C; từ bảng này có thể so sánh các mức\r\ncủa các đường dây khác nhau nêu trong danh mục và dự đoán, với đủ độ chính xác\r\ncho mục đích thực tiễn, cường độ trường có thể xuất hiện từ đường dây dự kiến\r\ncó thiết kế tương tự, với điều kiện là khoảng cách giữa anten thu và dây dẫn\r\ngần nhất của đường dây lớn hơn 20 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1. Khía cạnh vật lý của nguồn tạp rađiô
\r\n\r\nCác cách điện, phụ kiện đường dây và thiết bị\r\ntrạm có thể là nguồn tạp rađiô gây nhiễu đến thu thanh và, trong một số trường\r\nhợp, còn gây nhiễu đến thu hình. Việc này có thể do nhiều hiện tượng khác nhau\r\nnhư phóng vầng quang trong không khí tại cái cách điện và phụ kiện đường dây,\r\nphóng điện bề mặt trên cái cách điện và phóng tia lửa điện do tiếp xúc xấu. Các\r\nhiệu ứng chuyển mạch trong thiết bị chuyển đổi điện xoay chiều/một chiều cũng\r\ncó thể là nguồn gây tạp rađiô, được đề cập trong điều 8.
\r\n\r\nĐiều này nghiên cứu hiện tượng phóng vầng quang\r\nvà phóng điện bề mặt theo quan điểm vật lý; phóng tia lửa điện do tiếp xúc xấu\r\nđược đề cập trong điều 7.
\r\n\r\n6.1.1 Tạp rađiô do phóng vầng quang ở phụ\r\nkiện đường dây
\r\n\r\nPhóng vầng quang gây ra do građien điện thế\r\ncao tại bề mặt phụ kiện đường dây nhất định như kẹp treo, vòng phân áp hoặc\r\nvành phân áp, thanh cách và khớp nối. Giả thiết là điện áp đặt tại phụ kiện đường\r\ndây tăng liên tục, xảy ra nhiều quá trình phóng điện khác nhau. Chỉ một số\r\nphóng điện trong số đó có khả năng sinh ra tạp rađiô nhưng ở phạm vi nào đó thì\r\ntất cả đều phát sáng và có góp phần vào tổn thất vầng quang. Hiện tượng này\r\ngiống với các hiện tượng mô tả ở 5.1 đối với dây dẫn. Tương tự, trong trường\r\nhợp này xảy ra nhiều phương thức vầng quang tuỳ thuộc vào điện áp đặt và theo\r\ntrình tự sau: bắt đầu quầng sáng, phát sáng mở và tiền đánh thủng đối với vầng quang\r\ndương; trichel hoặc xung âm, phát sáng mờ và quầng sáng tiền đánh thủng đối với\r\nvầng quang âm. Phóng điện mờ không gây ra tạp rađiô nhưng bắt đầu quầng sáng\r\nthì sinh ra tạp rađiô. Các xung trichel sinh ra mức tạp rađiô thấp còn quầng\r\nsáng tiền đánh thủng sinh ra mức tạp rất cao ở điện áp rất cao.
\r\n\r\nMức tạp cao nhất xuất hiện có phương thức ứng\r\nvới quầng sáng tiền đánh thủng, cả dương và âm; tuy nhiên, hiện tượng này xảy\r\nra ở građien cao hơn nhiều so với phương thức ứng với điện áp bình thường và vì\r\nthế trong thực tế ít được quan tâm.
\r\n\r\nCũng như trường hợp của dây dẫn, tạp rađiô từ\r\nphụ kiện đường dây có xu hướng tăng khi độ ẩm cao hoặc mưa, kết quả của sự tăng\r\ngrađien cục bộ do sự có mặt của các giọt nước đọng trên bề mặt của phụ kiện\r\nđường dây.
\r\n\r\n6.1.2 Tạp rađiô do cái cách điện
\r\n\r\nTạp trên cái cách điện có thể do nhiêu nguyên\r\nnhân, chủ yếu có kiên quan đến các hiện tượng xảy ra trên bề mặt cái cách điện,\r\nví dụ, các phóng điện nhỏ do građien cục bộ tăng cường, phóng vầng quang do sự\r\nkhông đồng đều mà các chất lắng đọng khô hoặc nước nhỏ giọt tạo ra, hoặc phóng\r\ntia lửa điện qua dải khô do dòng điện rò trên cái cách điện bẩn gây ra. Chỉ\r\ntrong những trường hợp đặc biệt, ví dụ cái cách điện có khuyết tật, thì mới có\r\ntạp do các hiện tượng xảy ra bên trong cách điện, nghĩa là phóng tia lửa điện\r\nqua lỗ trống bên trong hoặc đánh thủng. Tuy nhiên, tạp rađiô có thể do phóng\r\nđiện giữa xi măng và sứ hoặc thuỷ tinh và có thể xuất hiện nếu có khe hở không\r\nkhí nhỏ tại vùng này.
\r\n\r\nKhi bề mặt của cái cách điện sạch và khô, các\r\nphóng điện trong vùng có građien điện thế cao sẽ sinh ra các xung dòng điện là\r\nnguồn sinh ra tạp rađiô, tuỳ thuộc vào dạng hình học và vật liệu của cái cách điện\r\nvà loại liên kết với mũ và chân. Hình 7, là ví dụ các đường đẳng thế, biểu diễn\r\nnhư một phần của điện áp đặt, theo mặt cắt ngang của một bát cách điện sạch và\r\nkhô.
\r\n\r\nCần chú ý là các đường dây này tập trung hơn\r\nvà, do đó, có građien cao hơn nhiều ở gần mũ và chân, nơi thực sự xảy ra phóng\r\nđiện sinh ra tạp. Giá trị građien điện thế cục bộ trong một bát cách điện, và\r\ntheo đó mức tạp, phụ thuộc vào giá trị điện áp đặt đến bát và, trong trường hợp\r\ncái cách điện gồm nhiều bát, thì còn phụ thuộc vào phân bố điện áp dọc theo\r\nchuỗi cách điện. Phân bố này có xu hướng kém đồng nhất khi số lượng các bát\r\ntăng và, do vậy, đối với chuỗi cách điện dài hơn hoặc cái cách điện trụ thì cần\r\ncó cơ cấu, như vòng kim loại, để cải thiện phân bố điện áp.
\r\n\r\nXung dòng điện gây ra tạp rađiô trên cái cách\r\nđiện sạch và khô không có khác biệt đáng kể giữa cực dương và cực âm và, nói\r\nchung, các xung xuất hiện giữa giá trị “không” và giá trị đỉnh của điện áp đặt\r\ntần số nguồn. Dạng của các xung này và, do đó, tần số ngưỡng của phổ của chúng,\r\nphụ thuộc vào bản thân điện dung của cái cách điện và trở kháng sóng của đường\r\ndây mà cái cách điện được nối đến. Đối với giá trị bình thường của các tham số\r\nnày, tần số ngưỡng là khoảng 1 MHz. Vì vậy, tạp do cái cách điện sạch và khô\r\nsinh ra bị giới hạn ở tần số đến khoảng 30 MHz và, nói chung, đối với cái cách\r\nđiện có đặc trưng trung bình thường sinh ra mức tạp tương đối thấp. Tuy nhiên,\r\nthiết kế kém và liên kết không thích hợp có thể sinh ra mức cao hơn mở rộng đến\r\ntần số cao hơn. Cũng như trường hợp phóng vầng quang tại phụ kiện đường dây, việc\r\nthu truyền hình thường không bị ảnh hưởng bởi loại tạp rađiô này.
\r\n\r\nNếu cái cách điện bị bẩn nhẹ và khô vừa phải,\r\nví dụ trong thời tiết tốt, thì ngoài hiện tượng mô tả ở trên còn xuất hiện\r\nphóng vầng quang ở chỗ không đồng đều của bề mặt cái cách điện do nhiễm bẩn gây\r\nra. Nhìn chung, hiện tượng thứ hai gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với\r\nhiện tượng thứ nhất vì thế mức tạp không có khác biệt đáng kể, hoặc chỉ lớn hơn\r\nmột chút so với mức tạp xuất hiện ở cái cách điện sạch và khô, ngoại trừ trường\r\nhợp loại nhiễm bẩn nhất định, ví dụ gần các xưởng hóa chất.
\r\n\r\nNếu bề mặt của cái cách điện sạch nhưng ẩm\r\nhoặc ướt, thì sự có mặt của các giọt nước sinh ra phóng vầng quang đáng kể mà,\r\nnhìn chung, tạo ra mức tạp rađiô cao hơn mức do phóng điện từ các điểm của bề mặt\r\nbị bẩn sinh ra. Trong điều kiện ẩm, hiện tượng thứ hai này có thể trở nên ít\r\nquan trọng nhờ phân bố điện áp tốt hơn. Với cái cách điện khô mức tạp thường\r\ncao hơn như lại bị giới hạn ở tần số đến vài mêgahéc.
\r\n\r\nKhi bề mặt của cái cách điện bị bẩn nhiều và ẩm\r\nthì hiện tượng này hoàn toàn khác, vì tạp rađiô được sinh ra do các xung dòng\r\nđiện chạy qua khi xuất hiện phóng tia lửa điện qua dải khô do bị gia nhiệt khi\r\ndòng điện rò chạy trên bề mặt của cái cách điện. Biên độ và số lượng các xung\r\nnày phụ thuộc vào ứng suất điện áp qua dải khô cách điện, hình dạng và kích\r\nthước của cái cách điện, độ dẫn điện bề mặt của lớp gây nhiễm bẩn và đặc tính\r\ncủa vật liệu tại bề mặt của cái cách điện. Tần số ngưỡng của phổ liên quan đến\r\ncác xung này có thể tới vài chục mêgahéc và vì vậy tạp rađiô cũng có thể ảnh\r\nhưởng đến tần số truyền hình. Với cái cách điện bằng thủy tinh hoặc sứ bị ướt\r\nvà bẩn, tạp rađiô ở ứng suất điện áp bình thường, do yêu cầu chịu điện môi, có\r\nthể đạt tới mức cao hơn nhiều so với trong các điều kiện khác mô tả trước đây.
\r\n\r\nCó thể giảm các mức này, không chỉ bằng cách\r\ngiảm ứng suất điện áp mà còn bằng cách sử dụng cái cách điện có tính chất đặc\r\nbiệt. Ví dụ, cái cách điện làm bằng vật liệu hữu cơ, hoặc bằng thủy tinh hoặc sứ\r\nbôi mỡ, ngăn ngừa sự hình thành lớp ẩm liên tục và theo đó ngăn ngừa dòng điện\r\nrò và dải khô, nhờ có các thuộc tính chống nước của bề mặt. Do vậy, đây là các\r\ngiải pháp thích hợp để làm giảm mức tạp trong điều kiện ướt và bẩn. Tuy nhiên,\r\nkhi các cái cách điện này bị lão hóa và bề mặt bị bẩn và vì thế dễ bị ướt hơn\r\nthì có thể không còn là loại không tạp nữa. Loại cách điện tráng men bán dẫn\r\ncũng là một giải pháp vì được đặc trưng bởi mức tạp rađiô tương đối thấp trong\r\ncác điều kiện nhiễm bẩn do lớp men dẫn cải thiện việc kiểm soát phân bố điện áp\r\nvà gia nhiệt nhờ có dòng điện chạy trong lớp men giữ cho dải khô đủ rộng để duy\r\ntrì điện áp đặt mà không phóng tia lửa điện.
\r\n\r\n6.2. Tương quan giữa điện áp tạp rađiô và\r\ntrường tương ứng đối với các nguồn riêng và nguồn phân phối
\r\n\r\nĐiều này đề cập đến mối tương quan giữa điện áp\r\ntạp rađiô của một nguồn tạp khi có thể đo trong phòng thí nghiệm và trường tạp\r\nrađiô thực sự phát sinh khi riêng nguồn đó hoạt động, hoặc khi có nhiều nguồn\r\ntương tự phân bố dọc theo đường dây hoặc có trong trạm.
\r\n\r\nThông thường, nhiều nguồn đơn, có đặc tính\r\ngiống nhau, được phân bố dọc theo đường dây, ví dụ cái cách điện và vòng đệm,\r\nhoặc có trong trạm, ví dụ như cái cách điện hình trụ, kẹp và mối nối. Tuy\r\nnhiên, đôi khi tạp rađiô có thể chỉ do một nguồn sinh ra, ví dụ tạp do cái cách\r\nđiện có khuyết tật hoặc phụ kiện đường dây bị lỏng hoặc không tốt trên đường\r\ndây, tạp truyền từ trạm hoặc tạp do bộ chuyển đổi điện xoay chiều/một chiều.
\r\n\r\nMột nguồn tạp rađiô, ví dụ chuỗi cách điện, có\r\nthể được coi như một máy phát dòng lý tưởng tạo ra dòng điện I chạy qua dây\r\ndẫn mang điện và đất. Như nêu trong TCVN 7379–2 (CISPR 18–2), dòng điện này có thể\r\nđược đo trực tiếp trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng mạch điện thử nghiệm\r\nthích hợp mô phỏng mạch điện thực và bằng cách nối đối tượng cần thử nghiệm, bao\r\ngồm cả nguồn tạp, tới mạch điện đó. Mặc dù dòng điện tạp là một tham số không đổi\r\ngiữa điều kiện hoạt động và phòng thí nghiệm, nhưng các kết quả của phép đo\r\ntrong phòng thí nghiệm thường được biểu thị theo điện áp V qua điện trở R 300\r\nW, tương ứng với khoảng một nửa trở kháng đột biến của đường dây điển hình lấy\r\nlàm chuẩn. Quan hệ giữa điện áp tạp V, tính bằng đềxiben lấy chuẩn là 1 mV, và dòng điện tạp I, tính\r\nbằng đềxiben lấy chuẩn là 1 mA,\r\nđược cho bằng biểu thức:
\r\n\r\nI = V – 20 lg 300 = V\r\n– 49,5
\r\n\r\nTóm tắt dưới đây được xem là các phương pháp\r\nvà công thức để tính toán quan hệ giữa dòng điện I nêu trên và trường\r\nđiện E sinh ra. Các phương pháp và công thức này chỉ áp dụng đối với các\r\ntần số đến vài mêgahéc.
\r\n\r\n6.2.1 Phương pháp bán thực nghiệm và công\r\nthức
\r\n\r\n6.2.1.1 Giới thiệu
\r\n\r\nPhương pháp chung để thiết lập quan hệ định\r\nlượng giữa dòng điện tạp rađiô I và trường tạp rađiô E tương ứng\r\nbao gồm các bước sau:
\r\n\r\na) Một nguồn tạp
\r\n\r\n– Xác định trực tiếp dòng điện I của\r\nnguồn trong phòng thí nghiệm thông qua phép đo điện áp V.
\r\n\r\n– Tính các dòng điện tạp trên từng pha đối\r\nvới đoạn đường dây có biên dạng của trường tạp rađiô cần tính toán. Bước này có\r\ntính đến độ suy giảm theo chiều dọc cũng như sự ghép nối lẫn nhau giữa các pha.
\r\n\r\n– Trên cơ sở dòng điện tạp rađiô trên đoạn đường\r\ndây nói trên, tính được trường tạp rađiô do các dòng điện này gây ra ở các\r\nkhoảng cách theo chiều ngang khác nhau tính từ đường dây.
\r\n\r\n– Đối với từng khoảng cách theo chiều ngang, trường\r\ntổng thể thu được bằng tổng các trường nêu trên.
\r\n\r\nb) Nhiều nguồn tạp
\r\n\r\n– Lặp lại các tính toán mô tả đối với một\r\nnguồn cho từng nguồn ở pha đang xét.
\r\n\r\n– Tổng hợp các trường tạp đối với từng khoảng\r\ncách tính từ đường dây, được tính riêng cho từng nguồn trên pha đang xét.
\r\n\r\nPhương pháp trên xác định trường điện Ek\r\ndo các nguồn tạp trên pha k của một đường dây hoặc một trạm. Các tính toán được\r\nlặp lại đối với từng pha có nguồn tạp. Trường tổng E tại mỗi khoảng cách\r\ntheo chiều ngang thu được, theo nguyên tắc mô tả ở [1], bằng cách cộng từ 0 dB\r\nđến 1,5 dB với giá trị trường lớn nhất tính được ở từng pha tại khoảng cách theo\r\nchiều ngang cụ thể. Trong các trường hợp bình thường có liên quan đến đường dây\r\nba pha, với cùng các nguồn phân bố trên từng pha, việc hiệu chỉnh thu được từ\r\nqui tắc trên thường thấp hơn 1 dB và do đó có thể bỏ qua. Trường tổng E\r\nvì thể có thể tính được bằng cách chỉ xem xét các nguồn tạp trên pha gần nhất.
\r\n\r\n6.2.1.2 Công thức
\r\n\r\nTrên cơ sở phương pháp trên, có thể thu được\r\ncông thức bán kinh nghiệm dưới đây:
\r\n\r\na) Một nguồn tạp
\r\n\r\n1) Trong trường hợp đường dây chỉ có một dây\r\ndẫn, ví dụ đường dây một chiều đơn cực, trường điện E(x), tính bằng\r\nđềxiben lấy chuẩn là 1 mV/m, tại khoảng cách\r\ntheo chiều dọc x, tính bằng kilômét, tính từ điểm truyền của dòng điện nguồn\r\ntạp I, tính bằng đềxiben lấy chuẩn là 1 mA/m, và ở khoảng cách theo chiều ngang y cho trước, tính\r\nbằng mét, tính từ đường dây, có thể biểu diễn bằng công thức sau:
\r\n\r\nE(x) = I + A –\r\nBx + C (3)
\r\n\r\ntrong đó: A có tính đến sự rẽ nhánh của dòng điện\r\nsang hai phía của điểm truyền. Có thể tính bằng công thức A = 20 lg trong đó Z1 và Z2 là\r\ntrở kháng đột biến của hai đoạn trên hai phía của điểm truyền. Trong trường\r\nhợp phổ biến nhất là một nguồn tạp trên một đường dây dài, ví dụ một cái cách\r\nđiện có khuyết tật, Z1 = Z2 thì khi đó A = – 6 dB.
Số hạng Bx biểu diễn độ suy giảm dòng điện\r\ndọc theo đường dây. Hệ số B, trên thực tế, nằm giữa 2 dB/km và 4 dB/km; có thể\r\ngiả định giá trị trung bình 3 dB đối với tần số khoảng 0,5 MHz.
\r\n\r\nC biểu thị quan hệ giữa cường độ trường tạp\r\nvà dòng điện tạp trong đoạn đường dây có trường cần tính.
\r\n\r\nCó thể xác định bằng thực nghiệm nhưng cũng\r\ncó thể thu được giá trị này bằng cách sử dụng công thức dưới đây (ý nghĩa của\r\ncác ký hiệu xem hình 8):
\r\n\r\nĐối với khoảng cách thẳng tính từ dây dẫn là\r\n20 m, nghĩa là vị trí chuẩn CISPR, giá trị C nằm giữa 7 dB và 12 dB.
\r\n\r\n2) Trong trường hợp đường dây ba pha, có thể\r\ndùng công thức bán kinh nghiệm tương tự để xác định trường E(x) do pha gần nhất\r\nsinh ra:
\r\n\r\nE(x) = I + A +\r\nF(x) + C (4)
\r\n\r\nKhác biệt quan trọng nhất giữa hai trường hợp\r\nbiểu thị bằng công thức (3) và (4) là trong trường hợp đường dây ba pha, độ suy\r\ngiảm theo chiều dọc không thể biểu thị chỉ bằng một hằng số suy giảm; trong\r\ntrường hợp này cần xác định hàm suy giảm F(x). Hình 9 thể hiện khuynh hướng\r\ntrung bình của hàm số suy giảm này, dựa trên kết quả của các thực nghiệm thực\r\nhiện trên đường dây cao áp và siêu cao áp. Các ký hiệu khác trong công thức (4)\r\ncũng tương tự như trong công thức (3) [41, 45, 46, 47, 48, 49, 50].
\r\n\r\nb) Nhiều nguồn tạp
\r\n\r\n1) Trong trường hợp đường dây chỉ có một dây\r\ndẫn thì trường E do nhiều nguồn tạp phân bố đều dọc theo dây dẫn có thể biểu\r\ndiễn bằng công thức:
\r\n\r\nE = I + A – 10\r\nlg (as) + C (5)
\r\n\r\nA và C giống như trong công thức 3; s là\r\nkhoảng cách giữa các nguồn, tính bằng mét; a là hằng số suy giảm trên mét và có\r\nliên quan đến hệ số B của công thức (3) theo quan hệ:
\r\n\r\na = (B/8,7) 10–3
\r\n\r\nDãy giá trị giả định bằng hệ số a trên mét,\r\ntương ứng với dãy giá trị B đã nêu ở trên, nằm giữa 250.10–6 và\r\n450.10–6. Công thức (5) áp dụng cho các đường dây có chiều dài vô\r\ntận còn đối với các đường dây ngắn hơn thì có thể áp dụng các hiệu chỉnh thích\r\nhợp.
\r\n\r\n2) Trong trường hợp đường dây ba pha, trường\r\nE, do các nguồn tạp phân bố trên ba pha, có thể được tính như sau:
\r\n\r\nE = I + A + (D\r\n– 10 lg (s/500)) + C (6)
\r\n\r\ntrong đó, số hạng D – 10 lg (s/500) có tính\r\nđến tổng các nguồn tạp dọc theo đường dây trên cơ sở qui luật suy giảm trung\r\nbình cho trên hình 9. Giá trị trung bình của D nằm giữa 10 dB và 12 dB. Công\r\nthức (6) cũng áp dụng cho các đường dây có chiều dài vô tận và đối với các\r\nđường dây ngắn hơn thì có thể áp dụng các hiệu chỉnh thích hợp.
\r\n\r\n6.2.2 Phương pháp phân tích
\r\n\r\nMối tương quan giữa dòng điện tạp và trường\r\ntạp cũng có thể đánh giá bằng các phương pháp phân tích tương tự như các phương\r\npháp đã mô tả trong trường hợp hiệu ứng vầng quang trên dây dẫn (5.3). Khi biết\r\nđược dòng điện tạp rađiô I, do một nguồn trên dây dẫn sinh ra và truyền\r\nvào dây dẫn, việc xác định trường tạp rađiô E, sinh ra tại vị trí cho trước so\r\nvới dây dẫn, được tiến hành bằng cách xem xét sự rẽ nhánh của dòng điện I\r\ngiữa hai đoạn của đường dây, khi nhìn từ điểm truyền. Ví dụ, trong trường hợp\r\nmột nguồn tạp trên đường dây có chiều dài vô tận, dòng điện được chia đều giữa\r\nhai đoạn của đường dây. Khi đó, tính được độ suy giảm của dòng điện truyền dọc\r\ntheo dây dẫn và, cuối cùng, đánh giá được trường do dòng điện tại vị trí cho\r\ntrước sinh ra.
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây chỉ có một dây\r\ndẫn, ví dụ đường dây một chiều đơn cực, qui trình tính toán tương đối đơn giản,\r\nvì tất cả thông số cần thiết là đã biết, hằng số suy giảm là hàm số của tần số\r\nvà điện trở suất của đất.
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây có nhiều hơn một\r\ndây dẫn, đường dây xoay chiều ba pha, đường dây một chiều lưỡng cực hoặc đồng\r\ncực, việc tính toán sự truyền của tạp phức tạp hơn một chút và thường sử dụng đến\r\nphân tích phương thức. Lý thuyết phương thức hoàn chỉnh tương đối phức tạp và nhiều\r\nqui trình đơn giản hóa ít nhiều đã được thiết lập [2, 8, 42, 43, 44]. Tuy\r\nnhiên, nguyên tắc về cơ bản là giống nhau và hệ thống thực của dòng điện hoặc\r\nđiện áp tạp rađiô được giảm xuống còn một số hệ thống đơn giản, đặc trưng bởi\r\nqui luật truyền đơn giản hơn giống như các qui luật đối với hệ thống chỉ có một\r\ndây dẫn. Khi đó chỉ còn việc áp dụng các tính toán tương tự cho từng hệ thống và\r\nsau đó tính tổng các trường riêng biệt để xác định trường tổng.
\r\n\r\nKhi có nhiều nguồn phân bố trên một trong ba\r\npha, thì qui trình tính toán cũng giống như mô tả đối với một nguồn trên đây.\r\nTrong trường hợp này, chỉ tính đến tổng các trường tạp khác nhau thường giả\r\nđịnh là thuộc loại ngẫu nhiên.
\r\n\r\nTrong trường hợp các nguồn tạp trên cả ba\r\npha, thì việc tính toán trường được tiến hành riêng đối với tạp truyền vào từng\r\npha và trường tổng E cũng thu được bằng các qui trình tương tự như mô tả trong 6.2.1.1.
\r\n\r\n6.2.3 Ví dụ về áp dụng
\r\n\r\nMột ví dụ sử dụng phương pháp phân tích mô tả\r\nở trên được thực hiện với đường dây 420 kV có chiều dài vô tận, có độ dài\r\nkhoảng vượt trung bình là 400 m và chuỗi cách điện sinh ra điện áp tạp rađiô,\r\nkhi qui về 300 W, là 49,5 dB lấy chuẩn là 1 mV, nghĩa là dòng điện bằng 1 mA\r\ntrên mỗi chuỗi. Các tính toán này được thực hiện bằng cách sử dụng chương trình\r\nmáy tính thích hợp và các kết quả được tổng hợp trên hình 10, trong đó nêu cả\r\ncác dữ liệu giả định trong các phép tính.
\r\n\r\nNếu lặp lại các tính toán sử dụng công thức\r\nbán kinh nghiệm (6), với vị trí CISPR là 20 m tính từ dây dẫn gần nhất và giả\r\nđịnh giá trị D trung bình là 11 dB, ta thu được giá trị trường điện như sau:
\r\n\r\nGiá trị này phù hợp với giá trị 13,5 dB tính\r\nđược bằng phương pháp phân tích (xem hình 10).
\r\n\r\n6.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường
\r\n\r\nThông tin định tính về ảnh hưởng của điều\r\nkiện môi trường; độ ẩm, mưa, sương, nhiễm bẩn, về mức tạp rađiô của cái cách điện\r\nvà phụ kiện đường dây được nêu trong 6.1. Thông tin này chủ yếu dựa trên phân\r\ntích đơn giản về hiện tượng vật lý liên quan đến các tình huống khác nhau. Hiểu\r\nbiết về các hiện tượng vật lý này thường là đủ để thiết lập các qui luật biến\r\nhtiên định tính của mức tạp rađiô như hàm của các tham số chính đặc trưng cho\r\nđiều kiện bề mặt của cái cách điện và phụ kiện đường dây. Tuy nhiên, vẫn còn\r\nmột số vấn đề chưa chắc chắn do ảnh hưởng mang tính định lượng của các tham số\r\nnày. Cụ thể là một số kết quả của thử nghiệm tạp rađiô do những người thử nghiệm\r\nkhác nhau thực hiện trên cái cách điện nhiễm bẩn nhẹ, đặc biệt trong điều kiện\r\nkhô là không nhất quán. Hiện tại không có thủ tục thống nhất để mô phỏng điều\r\nkiện hoạt động phổ biến nhất của cái cách điện nhiễm bẩn nhẹ trong phòng thí nghiệm\r\ncũng như việc áp dụng tất cả các kết quả thử nghiệm liên quan như đề cập trong\r\nTCVN 7379–2 (CISPR 18–2).
\r\n\r\nVấn đề này đang được nghiên cứu và sẽ được\r\nxem xét khi các kết quả của các nghiên cứu trong phạm vi CIGRÉ thu được dữ liệu\r\nthống nhất và cuối cùng.
\r\n\r\n7. Phóng tia lửa do\r\ntiếp xúc xấu
\r\n\r\n7.1. Khía cạnh vật lý của hiện tượng tạp\r\nrađiô
\r\n\r\nCác bộ phận dẫn không liên kết của một đường\r\ndây tải điện hoặc trạm, hoặc thậm chí các hệ thống như hàng rào kim loại gần kề\r\nhoặc hệ thống thoát nước mưa, cũng có thể bị phóng điện khi ở trong trường điện\r\nmạnh của đường dây tải điện cao áp và thiết bị phụ trợ, và chênh lệch điện thế\r\ngiữa các phần dẫn liền kề sẽ tăng ngay cả khi hai phần này đều không nối vào\r\nđâu, nghĩa là không nối với dây dẫn của đường dây hoặc không nối với đất.
\r\n\r\nNếu khoảng cách giữa các bộ phận dẫn nhỏ thì\r\ncường độ trường tăng trong khoảng không gian ở giữa có thể đạt đến mức tới hạn\r\nvà dẫn đến phóng điện hoàn toàn qua khe hở. Sự ion hóa dồn dập bắt đầu hình\r\nthành hồ quang, xuất hiện phóng điện qua khe hở, chênh lệch điện thế qua khe hở\r\ngiảm xuống mức thấp và dập tắt hồ quang. Toàn bộ chuỗi sự việc này có thể lặp\r\nlại khi các bộ phận được nạp lại, vì khe hở một lần nữa lại chịu ứng suất điện\r\nvà xảy ra phóng điện kế tiếp của khe hở.
\r\n\r\nTốc độ lặp lại của chuỗi này phụ thuộc vào\r\nhằng số thời gian nạp và phóng của mạch điện và giá trị của trường điện bao\r\nquanh, cũng như chiều dài của khe hở. Các phóng điện riêng rẽ có thể xảy ra vài\r\ntrăm đến vài nghìn lần một giây. Tuy nhiên, tốc độ lặp này thấp hơn ít nhất là\r\nmột bậc về biên độ so với dãy tốc độ lặp của phóng vầng quang. ở gần các đỉnh\r\nđiện áp tần số công nghiệp, khả năng xảy ra phóng điện qua khe hở cụ thể là cao\r\nhơn. Khi điện áp của đường dây và do đó cường độ trường tại khe hở vượt quá giá\r\ntrị tới hạn, thì sẽ sinh ra phóng tia lửa điện liên tục hoặc đột ngột trong mỗi\r\nnửa chu kỳ.
\r\n\r\nYếu tố quan trọng trong hình dạng của xung\r\nphóng điện là thời gian tăng sườn dốc của xung và, do đó, dải rộng các tần số\r\ncao được tạo ra và phát xạ. So sánh giữa các phổ tần số của trường tạp rađiô do\r\nphóng vầng quang và phóng điện kiểu khe hở, tại khoảng cách nhất định tính từ\r\nđường dây, được thể hiện trên hình 11. Tần số phát xạ có thể mở rộng đến vài\r\ntrăm mêgahéc. Nếu quá trình phóng điện làm kích thích phụ kiện đường dây hoặc\r\nlinh kiện có thể bị dao động ở tần số cụ thể, do kích thước hình học của nó,\r\nthì bức xạ mạnh băng tần hẹp tại tần số này có thể xảy ra vì phụ kiện đường dây\r\nhoặc linh kiện đóng vai trò như anten được điều hưởng. Vì vậy, phóng điện kiểu\r\nkhe hở có thể gây nhiễu cho cả việc thu tín hiệu phát thanh điều biên lẫn thu tín\r\nhiệu hình của truyền hình. Ngược lại, tín hiệu phát thanh điều tần, trong băng\r\ntần VHF và tín hiệu tiếng của truyền hình lại ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi\r\nloại nhiễu này.
\r\n\r\nViệc truyền dọc theo đường dây có trường điện\r\nvà trường từ kết hợp, và bức xạ có hướng theo đó tần số tạp rađiô tới anten\r\nthu. Trên thực tế, tạp tại các tần số tương ứng với băng sóng dài và băng sóng\r\ntrung truyền được khoảng vài chục kilômét dọc theo đường dây. Tại tần số truyền\r\nhình và tần số phát thanh điều tần, việc truyền dọc theo đường dây ít quan\r\ntrọng hơn bức xạ từ nguồn. Dạng hình học của đường dây, điện trở của đất phía\r\ndưới và tần số là các thông số quan trọng nhất đối với việc truyền. Đối với các\r\ntần số cao hơn, độ suy giảm dọc theo đường dây lớn hơn và khoảng cách truyền\r\nngắn hơn.
\r\n\r\nMức đáng kể của trường tạp rađiô thường nằm ở\r\nvùng ngay liền kề với đường dây, có thể đạt tới vài trăm mét về cả hai phía.\r\nTuy nhiên, nếu xuất hiện điều kiện cộng hưởng ở phụ kiện đường dây hoặc linh\r\nkiện thì có thể đo bức xạ băng hẹp ở khoảng cách đến vài kilômét. Đường cong\r\nbiểu diễn quan hệ điển hình giữa cường độ trường và khoảng cách được cho trên hình\r\n12. Các dao động là kết quả của sự tương tác giữa sóng trực tiếp với sóng phản\r\nxạ mặt đất.
\r\n\r\n7.2. Ví dụ về nguồn gốc của khe hở
\r\n\r\nKhe hở trên đường dây tải điện trên không có\r\nthể do cái cách điện có mũ và chân có khối lượng nhỏ, trong đó khối lượng của\r\ncái cách điện là không đủ ngăn ngừa bề mặt tiếp xúc bằng kim loại khỏi bị ôxy\r\nhóa hoặc có các bộ phận kim loại bị ăn mòn hoặc khớp nối hỏng. Trong trường hợp\r\nbát cách điện bằng sứ, nghiên cứu cho thấy là phóng tia lửa điện có thể sinh ra\r\ndo phóng điện ở lỗ trống nhỏ trong sứ. Cái cách điện bị vỡ, lớp sơn và thậm chí\r\nlà các vật không phải là bộ phận hợp thành của đường dây truyền tải, như hàng\r\nrào kim loại gần đó không đảm bảo hoặc máng nước, có thể làm tăng nguy cơ phóng\r\nđiện qua khe hở.
\r\n\r\nKhi sử dụng cột gỗ cho đường dây tải điện, có\r\nthể xuất hiện phóng tia lửa điện giữa các phụ kiện đường dây bằng kim loại gây\r\nnhiễu nghiêm trọng cho việc thu truyền hình. Hiện tượng này thường xảy ra do sự\r\nco lại hoặc nở ra của gỗ khi độ ẩm thay đổi. Khi gỗ bị ngót, đai ốc và bu lông\r\ndùng để giữ xà ngang ở đúng vị trí, hoặc để giữ chặt chân cái cách điện với cột\r\nhoặc xà ngang, có thể bị nới lỏng. Nếu có sự ăn mòn giữa đai ốc và bu lông,\r\nhoặc gioăng, nếu có, sẽ dẫn đến tiếp xúc xấu và xảy ra phóng tia lửa điện.
\r\n\r\nMột nguồn nhiễu truyền hình khác từ các đường\r\ndây dùng cột gỗ có thể phát sinh từ đinh ghim dùng để giữ chặt dây đất với cột\r\nđó. Vì có chênh lệch điện thế giữa các đoạn cột nên đinh ghim có thể phát tia\r\nlửa với dây đất, đặc biệt nếu có sự ăn mòn giữa chúng.
\r\n\r\nCuối cùng, tiếp xúc giữa cái cách điện kiểu\r\ncó chân và dây dẫn pha có thể là một nguồn phóng tia lửa điện tại dây buộc, nơi\r\ndây dẫn nằm trên đỉnh rãnh hoặc tại vòng kẹp ở cạnh của rãnh. Vấn đề là túi khí\r\nnhỏ, có ứng suất cao giữa dây dẫn và cái cách điện có thể phóng tia lửa điện.
\r\n\r\nCần lưu ý trong quá trình lắp đặt đường dây\r\nđể đảm bảo tiến hành tốt từ đầu đến cuối và, trong quá trình bảo trì, để đảm bảo\r\nmọi khuyết tật gây nên, ví dụ do phá hoại, được phát hiện và tiến hành sử chữa\r\ncần thiết. Cần chú ý đặc biệt đến thiết kế và bảo trì thiết bị để đảm bảo độ\r\nbền và tiếp xúc tốt tại, ví dụ, máy cắt mạch không khí, các mối nối mềm có trong\r\nthiết kế của các máy cắt này, giá đỡ cầu chảy và các điểm nối dây của đường\r\ndây.
\r\n\r\nPhóng điện qua khe hở bị ảnh hưởng lớn bởi\r\nthời tiết. Chỉ trong điều kiện thời tiết khô thì khe hở nhỏ, ví dụ, giữa hai\r\nphần dẫn có cách điện mới có thể bị đánh thủng. Trong thời tiết ẩm, khe hở có\r\nthể bị nước nối tắt do đó hình thành một đường dẫn. Vì vậy, nhiễu do phóng điện\r\nqua khe hở gây ra là hiện tượng thường kết hợp với thời tiết tốt và thường không\r\nxuất hiện trong thời tiết ẩm. Do đó, loại nhiễu này thường được đề cập như tạp\r\nkhô.
\r\n\r\n8. Hiệu ứng dòng một\r\nchiều đặc biệt
\r\n\r\n8.1. Qui định chung
\r\n\r\nHệ thống truyền tải điện một chiều cao áp có\r\nthể sinh ra tạp rađiô theo hai cách tương đối khác nhau: thứ nhất là do hoạt\r\nđộng bình thường của van chuyển đổi chính có thể là loại hồ quang thuỷ ngân\r\nhoặc thyristo và, thứ hai là do phóng vầng quang và các hiện tượng kết hợp trên\r\nthiết bị điện cao áp, thanh cái và đường dây tải điện trên không. Do đó, cần\r\nphải tính đến:
\r\n\r\na) hiệu ứng của vầng quang một chiều;
\r\n\r\nb) hiệu ứng khởi động của van.
\r\n\r\nSo sánh với hệ thống truyền tải điện xoay\r\nchiều cao áp, vấn đề tạp rađiô từ hệ thống điện một chiều cao áp không quan\r\ntrọng như đối với xoay chiều, vì chỉ có một số tương đối ít hệ thống đang hoạt\r\nđộng trên toàn thế giới. Do đó, kinh nghiệm về vấn đề tạp rađiô liên quan đến\r\ncác hệ thống điện một chiều cao áp ít hơn so với các hệ thống điện xoay chiều cao\r\náp. Hầu hết thông tin về nhiễu của điện một chiều cao áp thu được từ các đường\r\ndây và lồng thử nghiệm, phần còn lại thu được từ các hệ thống hiện hành.
\r\n\r\nHiện tại, các hệ thống truyền tải điện một\r\nchiều cao áp làm việc ở điện áp đến ± 500 kV và, trong tương lai gần, có thể sẽ\r\nsử dụng điện áp cao hơn.
\r\n\r\n8.2. Hiệu ứng của vầng quang từ dây dẫn
\r\n\r\nMặc dù các nguyên nhân gây tạp rađiô từ các\r\nhệ thống điện một chiều cao áp, do phóng vầng quang trên dây dẫn của đường dây,\r\ncái cách điện và phụ kiện đường dây, cũng tương tự như với hệ thống xoay chiều,\r\nnhưng về ảnh hưởng cũng có một số khác biệt đáng kể.
\r\n\r\nKhía cạnh vật lý của vầng quang xoay chiều\r\nđược đề cập ở 5.1 còn về cơ chế hình thành vầng quang với dòng một chiều thì\r\nkhác biệt vì:
\r\n\r\na) từng dây dẫn có lớp ion hóa tĩnh tại bao quanh;
\r\n\r\nb) điện tích không gian hình thành trong\r\nkhoảng trống còn lại giữa các dây dẫn với đất và giữa bản thân các dây dẫn với\r\nnhau.
\r\n\r\nLớp ion hóa đóng vai trò một phần như tấm\r\nchắn, làm thay đổi trường điện ở gần dây dẫn và, do điện tích không gian,\r\ntrường điện thực tế khác biệt rõ so với trường tĩnh lý thuyết.
\r\n\r\nĐối với đường dây điện xoay chiều, không có\r\nđiện tích không gian tĩnh tại và hiệu ứng ion hóa gần dây dẫn hoạt động theo\r\nmột cách khác.
\r\n\r\nPhóng vầng quang thường bắt đầu bởi các va\r\nchạm của các điện tử tự do với nguyên tử bền. Các điện tử này tồn tại trong khí\r\nquyển trong mọi điều kiện bình thường và chuyển động ra xa khỏi dây dẫn âm và đi\r\nvề phía dây dẫn dương. Điều này dẫn đến sự khác biệt đáng kể giữa hai dạng vầng\r\nquang. Phóng vầng quang âm xuất hiện ở tần số lặp cao và biên độ vừa phải,\r\ntrong khi hiện tượng này ít xảy ra ở gần dây dẫn dương và có biên độ lớn hơn\r\nnhiều.
\r\n\r\nCác đặc tính của tạp rađiô: mức, phổ tần số\r\nvà biên dạng theo chiều ngang của đường dây điện một chiều cao áp được xác định\r\nbằng:
\r\n\r\n– các tham số thiết kế;
\r\n\r\n– điện áp của đường dây hoặc građien điện áp\r\nbề mặt của dây dẫn và cực tính;
\r\n\r\n– điều kiện thời tiết.
\r\n\r\nCác tác động chủ quan của trường tạp một\r\nchiều ít hơn so với tác động của trường, có cường độ đồng nhất, từ đường dây\r\nđiện xoay chiều do đặc tính tạp khác nhau.
\r\n\r\nTham số thiết kế
\r\n\r\nKhông giống như các đường dây điện xoay chiều,\r\nđường dây điện một chiều thường là đơn cực, có đường về đất hoặc biển/đất, hoặc\r\nlưỡng cực, có dây dẫn đơn hoặc chùm dây. Chiều dài của cái cách điện và khoảng\r\ncách cột có thể tương đối nhỏ vì quá điện áp bên trong thấp hơn đáng kể so với\r\nđiện xoay chiều, do khe hở không khí bị hỏng nhanh bởi van khóa, và chiều dài\r\ncái cách điện thường được quyết định bởi nhiễm bẩn hơn là bởi quá điện áp.
\r\n\r\nĐiện áp đường dây hoặc građien điện áp bề mặt\r\ncủa dây dẫn và cực tính
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây một chiều, việc\r\nlựa chọn điện áp của đường dây bị ảnh hưởng không chỉ bởi lý do kinh tế mà còn\r\nbởi bố trí của các trạm và van của bộ chuyển đổi. Mặc dù không có giá trị tiêu\r\nchuẩn của điện áp này, nhưng các đường dây một chiều hiện đang hoạt động thường\r\nlàm việc ở điện áp từ 200 kV đến 450 kV. Tuy nhiên, trong tương lai gần, mức\r\nđiện áp sẽ tăng lên đáng kể. Điện áp của đường dây cao áp bất kỳ có ảnh hưởng\r\nquan trọng nhất đến sự phát sinh của tạp rađiô. ảnh hưởng này phụ thuộc vào ứng\r\nsuất bề mặt, hoặc građien, của dây dẫn. Nếu, đối với một đường dây xoay chiều,\r\nsử dụng građien E kV/cm hiệu dụng, thì građien tương đương đối với đường dây một\r\nchiều khi đó sẽ là E kV/cm. Tuy nhiên, đường dây\r\nmột chiều sẽ sinh ra mức tạp thấp hơn so với đường dây xoay chiều.
Không xét đến ảnh hưởng của ion hóa và điện\r\ntích không gian, građien lý thuyết có thể tính như đối với đường dây xoay chiều\r\n(điều 5) và cũng sử dụng giá trị này khi tính toán tạp rađiô. ảnh hưởng của\r\ngrađien này lên mức tạp rađiô được nghiên cứu trên nhiều đường dây thử nghiệm\r\nvà kết quả cho thấy trên dải từ 20 kV/cm đến 27 kV/cm, mức tạp rađiô tăng đến\r\nkhoảng 1,6 dB cho mỗi số gia 1 kV/cm và cao hơn khoảng 27 kV/cm thì mức tạp\r\ntăng ở tỷ lệ thấp hơn.
\r\n\r\nBiên dạng theo chiều ngang của đường dây một\r\nchiều lưỡng cực, có dây nối đất không bị vầng quang, gần như đối xứng ở dây dẫn\r\ndương. Việc này có thể giải thích bởi thực tế là dây dẫn âm sinh ra mức tạp\r\nrađiô thấp hơn dây dẫn dương, do cơ chế ion hóa khác nhau đề cập trong điều này.\r\nVới cùng một građien cho cả hai dây dẫn, chênh lệch trong đóng góp mức tạp\r\nrađiô của chúng ít nhất là 6 dB. Do đó, đóng góp của dây dẫn âm vào tổng mức\r\ntạp rađiô của đường dây lưỡng cực có thể coi là không đáng kể. Đối với đường\r\ndây đơn cực âm tính, mức tạp thậm chí có thể thấp hơn 20 dB so với chính đường\r\ndây khi mang cực dương.
\r\n\r\nĐiều kiện thời tiết
\r\n\r\nMức tạp rađiô từ đường dây xoay chiều bị ảnh\r\nhưởng đáng kể bởi điều kiện thời tiết. Giữa thời tiết tốt và mưa to, mức tạp có\r\nthể tăng đến 25 dB nhưng trong trường hợp đường dây một chiều, mức tạp thực tế lại\r\ngiảm khi trời mưa.
\r\n\r\nDo đó, mức tạp rađiô cao nhất của đường dây\r\nmột chiều thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết tốt. Khi bắt đầu mưa và\r\nmưa tuyết khô, mức này có thể tăng trong thời gian ngắn nhưng khi các dây dẫn\r\nbị ướt hoàn toàn thì mức tạp sẽ giảm khoảng 10 dB và trong một số trường hợp có\r\nthể giảm nhiều hơn nữa. Mức này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cấu hình của đường\r\ndây, građien điện áp và các nhận xét nêu trên áp dụng cho các đường dây lưỡng\r\ncực và đơn cực dương. Tuy nhiên, các tiêu chí đề cập trong 1.4 của TCVN 7379–2\r\n(CISPR 18–2) về mức 80 %/80 % vẫn có hiệu lực.
\r\n\r\nĐể giải thích cho sự khác biệt về tác động,\r\nkhi so sánh với đường dây xoay chiều, nhiều giả thiết được đưa ra nhưng chúng\r\ncần được chứng minh và cần có các nghiên cứu sâu hơn.
\r\n\r\nMột khía cạnh khác mà tính năng của đường dây\r\nmột chiều khác biệt so với đường dây xoay chiều là ảnh hưởng của gió. Một số nghiên\r\ncứu cho thấy đối với một hướng gió từ dây dẫn âm đến dây dẫn dương, mức tạp\r\nrađiô tăng theo tốc độ gió trên 3 m/s từ 0,3 dB đến 0,5 dB đối với mỗi số gia 1\r\nm/s. Với hướng gió từ dây dẫn dương đến dây dẫn âm, hiệu ứng này thấp hơn đáng\r\nkể.
\r\n\r\nHơn nữa, mức tạp rađiô dài hạn của đường dây\r\nmột chiều còn bị ảnh hưởng bởi mùa; vào mùa hè mức tạp thường cao hơn khoảng 5\r\ndB so với mùa đông. Hiện tượng này có thể còn do côn trùng và các phần tử trong\r\nkhông khí trên bề mặt dây dẫn hoặc do độ ẩm tuyệt đối của không khí.
\r\n\r\nPhổ tần số
\r\n\r\nTrong trường hợp đường dây xoay chiều, phổ của\r\ntạp rađiô là một trong những đặc trưng chính của đường dây cao áp. Phổ tần số\r\nđối với đường dây một chiều cũng có dạng tương tự trong toàn bộ băng sóng dài\r\nvà sóng trung nhưng cần có các nghiên cứu sâu hơn.
\r\n\r\nHiệu ứng chủ quan
\r\n\r\nCác nghiên cứu cho thấy đối với đường dây một\r\nchiều, tỷ số tín hiệu / tạp âm chấp nhận được thấp hơn so với đường dây xoay\r\nchiều nêu trong 2.3.4 của TCVN 7379–2 (CISPR 18–2). Đối với một số đọc cụ thể\r\ntrên thiết bị đo CISPR, mức khó chịu chủ quan của đường dây một chiều có thể\r\nthấp hơn đối với đường dây xoay chiều nhiều nhất là 10 dB.
\r\n\r\nTính toán mức tạp rađiô do vầng quang trên\r\ndây dẫn
\r\n\r\nCó thể tính mức tạp rađiô của đường dây xoay\r\nchiều, do vầng quang trên dây dẫn, bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hoặc\r\ncông thức thực nghiệm. Cả hai đều dựa trên các kết quả của nhiều giá trị đo\r\nđược từ đường dây thử nghiệm, lồng thử nghiệm và các đường dây làm việc. Trong\r\ntrường hợp đường dây một chiều, vì kinh nghiệm tương đối thiếu nên các dữ liệu\r\nthu được hầu như hoàn toàn từ các thiết bị thử nghiệm. Về nguyên tắc, các phương\r\npháp phân tích áp dụng được cho đường dây một chiều tương tự như các phương\r\npháp mô tả trong điều 5 đối với đường dây xoay chiều. Trong trường hợp này, rõ\r\nràng là phải sử dụng các kết quả hàm kích thích (5.2), các phép đo trên đường\r\ndây thử nghiệm một chiều hoặc lồng thử nghiệm và cần tính đến các đặc tính\r\ntruyền của đường dây một chiều.
\r\n\r\nNhư đối với đường dây xoay chiều, các công thức\r\ntheo kinh nghiệm khác nhau để tính toán mức tạp rađiô đối với đường dây một\r\nchiều cũng được rút ra. Dựa trên các phép đo mở rộng trên các đường dây [55],\r\nvới các cấu hình khác nhau, công thức dưới đây được khuyên dùng đối với đường\r\ndây lưỡng cực:
\r\n\r\nE = 38 + 1,6 (gmax\r\n– 24) + 46 lg r + 5 lg n +
\r\n+ ΔEf + 33 lg + ΔEw\r\ntính bằng dB (mV/m)
trong đó:
\r\n\r\nE – trường tạp rađiô
\r\n\r\ngmax – građien bề mặt lớn nhất của đường dây,\r\ntính bằng kilôvôn trên centimét
\r\n\r\nr – bán kính của dây dẫn hoặc dây dẫn con,\r\ntính bằng centimét
\r\n\r\nn – số lượng dây dẫn con
\r\n\r\nD – khoảng cách giữa anten và dây dẫn gần\r\nnhất, tính bằng mét
\r\n\r\nΔEw – chênh lệch theo điều\r\nkiện thời tiết, tính bằng đềxiben
\r\n\r\nΔEf – chênh lệch tần số đo\r\n(xem dưới đây)
\r\n\r\nGiá trị gmax được tính như\r\nđối với đường dây xoay chiều. Dòng đầu tiên của công thức đưa ra mức đối với\r\ntần số CISPR tiêu chuẩn là 0,5 MHz và khoảng cách CISPR tiêu chuẩn là 20 m tính\r\ntừ dây dẫn gần nhất trong thời tiết tốt, khi ΔEf, lg và ΔEw đều bằng "không”.
Về cơ bản, công thức trên được dùng cho đường\r\ndây lưỡng cực. Công thức này cũng có thể dùng cho đường dây đơn cực dương nếu\r\nsử dụng đúng građien điện áp của dây dẫn. Với cùng một điện áp đặt vào cực, mức\r\ntạp sẽ thấp hơn so với mức tạp trên đường dây lưỡng cực khoảng từ 3 dB đến 6\r\ndB. Xét đường dây truyền tải lưỡng cực, thiết kế như hai đường dây đơn cực\r\nriêng rẽ, đặc tính đơn cực sẽ chiếm ưu thế nếu khoảng cách cực lớn hơn 20 m.
\r\n\r\nCác phép đo cho thấy tỷ lệ suy giảm theo\r\nchiều ngang đối với đường dây một chiếu tương đương với đường dây xoay chiều.\r\nTrong dải tần từ 0,4 MHz đến 1,6 MHz và đối với khoảng cách m, trong đó f tính bằng\r\nmêgahéc, công thức gần đúng dưới đây sẽ cho kết quả thoả đáng:
trong đó E2 và E1\r\nlà mức tạp tại khoảng cách D2 và D1, tương\r\nứng, và trong đó E1 và D1 là giá trị chuẩn.
\r\n\r\nĐối với khoảng cách CISPR tiêu chuẩn là 20 m tính\r\ntừ dây dẫn gần nhất, công thức này có thể viết thành:
\r\n\r\nBiểu thức khoảng cách 33 lg là biểu thức cung cấp hiệu chỉnh gần\r\nđúng mức dưới đến khoảng 100 m và hiệu chỉnh mức trên xa hơn khoảng cách này.
Có những thay đổi đáng kể trong các kết quả\r\nđo của phổ tần số tại các vị trí khác nhau, đặc biệt tại các tần số thấp. Tuy\r\nnhiên, phổ tần số biểu diễn trên hình B12 và đề cập trong 4.2.1, có giá trị với\r\nđường dây xoay chiều, cũng được coi là một trung bình tốt đối với đường dây một\r\nchiều và, do đó, nên sử dụng phổ này cho đến khi có tài liệu tin cậy hơn. Việc\r\nhiệu chỉnh theo phổ này có thể viết thành:
\r\n\r\nΔEf\r\n= 5 (1 – 2 (lg 10f)2)
\r\n\r\ntrong đó f là tần số đo, tính bằng\r\nmêgahéc.
\r\n\r\nBiểu thức này có thể sử dụng ở tần số từ 0,15\r\nMHz đến khoảng 3 MHz.
\r\n\r\nĐối với đường dây đơn cực âm, mức tạp rađiô\r\ntừ bản thân dây dẫn cực thường thấp nhưng nếu sử dụng dây nối đất thì dây nối\r\nđất sẽ đóng vai trò dây dẫn dương và mức tạp có thể tính như nêu ở trên.
\r\n\r\n8.3. Tạp rađiô do cái cách điện, phụ kiện\r\nđường dây và thiết bị trạm
\r\n\r\nThông tin liên quan đến mức tạp rađiô do cái\r\ncách điện, phụ kiện đường dây và thiết bị trạm còn thiếu. Tuy nhiên, kinh nghiệm\r\nsẵn có cho thấy không có khác biệt đáng kể so với mức tương đương của đường dây\r\nxoay chiều nêu trong điều 7.
\r\n\r\nỞ điều kiện thời tiết khô, mức tạp rađiô do\r\nvầng quang trên dây dẫn có thể chiếm ưu thế đối với građien điện áp cao hơn.\r\nTuy nhiên, mức tạp rađiô của dây dẫn của đường dây một chiều giảm khi dây dẫn\r\nbị ướt và điều này ngược với mức do cái cách điện của đường dây sinh ra vì dòng\r\nđiện rò trên các cách điện này được xác định bởi điện trở thuần của ô nhiễm. Kinh\r\nnghiệm làm việc cho thấy, ngay cả ở những vùng có mức ô nhiễm công nghiệp tương\r\nđối thấp, thì bề mặt của cái cách điện một chiều cũng bị nhiễm bẩn trong thời\r\ngian tương đối ngắn. Khi bề mặt nhiễm bẩn này bị ướt, phóng điện cục bộ xuất\r\nhiện có thể làm cho mức tạp rađiô tăng đáng kể. Do đó, sự chênh lệch trong suy\r\ngiảm của mức tạp từ đường dây một chiều, ở một số điều kiện (xem điều kiện thời\r\ntiết nêu ở trên), có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của cái cách điện bị nhiễm\r\nbẩn. Để khẳng định giả thiết này cần có thêm các thông tin.
\r\n\r\n8.4. Hiệu ứng khởi động của van
\r\n\r\nCũng như các đường dây trên không, cáp ngầm\r\ndưới đất và các trạm, các hệ thống truyền tải điện một chiều cao áp cũng có\r\ntrạm chuyển đổi cùng với thiết bị đóng mở của chúng. Các thiết bị này có thể\r\nsinh ra tạp rađiô do tính năng hoạt động đặc biệt của chúng vì các van đóng vai\r\ntrò như các chuyển mạch rất nhanh.
\r\n\r\nMột nhóm bộ chuyển đổi thường gồm sáu van,\r\nkhởi động theo chu kỳ ở tần số công nghiệp và một hệ thống bộ chuyển đổi hoàn chỉnh\r\ncó thể cấu thành từ nhiều bộ chuyển đổi như vậy. Mỗi lần van khởi động, điện áp\r\nđi qua nó giảm xuống và sinh ra một phổ tạp rađiô rộng, kéo dài từ tần số rất\r\nthấp đến vài mêgahéc tùy thuộc vào kích thước vật lý của các mối nối. Do điện\r\ndung tập trung, điện dung phân bố và điện cảm trong các mối nối liên kết và\r\nthiết bị, mạch vòng cục bộ có thể cộng hưởng và sẽ tạo ra các đỉnh ở các tần số\r\nnhất định.
\r\n\r\nTạp rađiô này có thể phát xạ trực tiếp từ các\r\nvan và thiết bị liên kết bao gồm, trong ví dụ này, chủ yếu là các fiđơ và thanh\r\ncái của trạm chuyển đổi. Các thanh cái này thường có chiều dài đáng kể và có\r\nkhả năng hoạt động như các vật bức xạ hiệu quả. Tất nhiên, bộ chuyển đổi sẽ\r\nđược nối với đầu vào và đầu ra của mạch điện xoay chiều và một chiều và cả hai\r\nđều có thể nằm trong kết cấu của đường dây trên không. Tạp rađiô sẽ được dẫn\r\nhướng và phát xạ từ các đường dây trên không này.
\r\n\r\nNếu không có biện pháp triệt nào thì mức tạp\r\nrađiô là không chấp nhận được và vì thế, cần phải giảm mức này xuống một giá\r\ntrị chấp nhận được. Điều này có thể thu được bằng các phương pháp khác nhau tuỳ\r\nthuộc vào loại van và lắp đặt kỹ thuật của trạm.
\r\n\r\nTrong hầu hết các sơ đồ điện một chiều cao áp\r\nhoạt động trước đây đều sử dụng van thuỷ ngân. Bố trí kỹ thuật của loại van này\r\nđòi hỏi một phòng để bảo vệ van khỏi ảnh hưởng của môi trường và giữ cho giới hạn\r\nnhiệt độ nằm trong dải qui định. Nhờ màn chắn điện từ của phòng này, mức tạp rađiô\r\nbên ngoài có thể giảm đáng kể. Bằng cách sử dụng các tấm kim loại rắn hoặc lưới\r\ndây, có thể có giá trị độ suy giảm từ 40 dB đến 50 dB đối với tần số từ 0,15\r\nMHz đến 5 MHz. Để giảm tạp đi qua các ống lót của phòng chứa van, cần lắp các\r\nbộ lọc trên tất cả các đường dây ra và việc lọc của đường dây một chiều phải đặc\r\nbiệt có hiệu lực. Máy biến áp chuyển đổi, giữa nhóm van và đường dây xoay chiều,\r\nvà các mạch lọc ở phía xoay chiều, có thể làm giảm khả năng dẫn của tạp rađiô\r\ntừ trạm chuyển đổi đến các đường dây xoay chiều này.
\r\n\r\nTrong trường hợp van thyristo, vấn đề tạp\r\nrađiô có thể ít nghiêm trọng hơn một chút. Khi khởi động, van thyristo có thể\r\ncó thời gian sụt điện áp đến 25 ms,\r\nso với van hồ quang thuỷ ngân là 1 ms. Một nguyên nhân giải thích cho điều này\r\nlà việc sử dụng các mạch điện suy giảm trong van thyristo. Với thời gian sụt\r\nđiện áp dài như vậy, có thể không cần màn chắn van, phòng, và bộ lọc tạp rađiô\r\ncó thể đơn giản hơn hoặc thậm chí không cần thiết.
\r\n\r\nGiải pháp khả thi để giảm bức xạ trực tiếp từ\r\nvan là lắp đặt van thyristo bên trong thùng thép đóng vai trò màn chắn hiệu\r\nquả. Cần chú ý để thùng không bức xạ như một lưỡng cực hoặc bộ cộng hưởng.
\r\n\r\nSự phát triển thêm của các trạm chuyển đổi\r\nđiện một chiều cao áp sẽ nhằm vào các bố trí gọn hơn có các đấu nối ngắn hơn\r\ngiữa các nhóm van, biến thế chuyển đổi và các trạm. Điều này có tác động tốt\r\ntrong việc giảm tạp rađiô từ các trạm chuyển đổi.
\r\n\r\nNói chung, có thể giảm được tạp rađiô do các\r\nvan chuyển đổi và các bộ phận phụ trợ của chúng đến mức chấp nhận được. Chi phí\r\ncho việc giảm này phụ thuộc phần lớn vào loại van và thiết kế của trạm chuyển\r\nđổi.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] Interference Produced by Corona Effect of\r\nElectric Systems (Description of Phenomena, Practical Guide for Calculation), International\r\nConference on Large High Voltage Electric Systems (CIGRE), Paris 1974.
\r\n\r\n[2] D. E. Hedman: Propagation on Overhead\r\nTransmission Lines, IEEE Transactions on PAS, vol. 84, March 1964, pp. 200.211.
\r\n\r\n[3] F. L. Taylor, C. J. Crockford, R. V. Nicolson:\r\nInvestigation of radio noise from existing lines and equipment to aid in the\r\ndesign of future extra-high voltage lines, IEEE PAS, August 1957, pp. 436-445.
\r\n\r\n[4] C. Gary, M. Morcau: Predetermination of the\r\nRadio Noise Level under Rain of an Extra-High- Voltage Line, IEEE Transactions (Power\r\nApparatus and Systems). vol. PAS-88, pp. 653-660, May 1969.
\r\n\r\n[5] G. W. Juette, L. E. Zaffanella: Radio\r\nNoise Currents and Audible Noise on Short Sections of UHV Bundle Conductors, IEEE\r\nTransactions (power Apparatus and Systems). vol. PAS-89, No.5, pp. 902- 9L3,\r\nMay/June 1970.
\r\n\r\n[6] N. Giao Trinh. P. Sarma Maruvada, B.\r\nPoirier: A comparative Study of the Corona Performances of Conductor Bundles\r\nfor 1200 kV Transmission Lines, IEEE Transactions, vol. PAS-93, May/June 1974,\r\npp. 940-949.
\r\n\r\n[7] G. W. Juette, L. E. Zaffanella: Radio Noise,\r\nAudible Noise and Corona Loss of EHV and UHV Transmission Lines under Rain: Predetermination\r\nbased on Cage Test, IEEE Transactions, vol. PAS- 89, Nov./Dec. 1970, pp.\r\n1168-1178.
\r\n\r\n[8] M. R. Morcau, C. H. Gary: Predetermination\r\nof the Radio Interference Level of High Voltage Transmission lines, Parts I and\r\nII, IEEE Transactions, vol. PAS-91. pp. 284-304, Jan./Feb. 1972.
\r\n\r\n[9] N. G. Trinh, P. S. Maruvada: A Method of Predicting\r\nthe Corona Performance of Conductor Bundles Based on Cage Test Results, IEEE\r\nTransactions. vol. PAS-96. pp. 312-325, Jan./Feb. 1977.
\r\n\r\n[10] G. D. Lippert, W. E. Pakala, S. C. Barlett,\r\nC.D. Fahrnkopf: Radio Influence Tests in Field and Laboratory -500 kV Test Project\r\nof American Gas and Electric Company, AlEE Transactions, vol. 70, Part I, pp.\r\n251-269,1951.
\r\n\r\n[11] L. Mo Robertson. W. E. Pakala, E. R.\r\nTaylor, Jr.: Leadville High Altitude Extra-High-Voltage Test Project: Part III -\r\nRadio Influence Investigations, AlEE Transactions (Power Apparatus and Systems),\r\nvol. 80, pp. 732-743, Dec. 1961.
\r\n\r\n[12] J. Reichman, J. R. Leslie: A Summary of\r\nRadio Interference Studies Applied to EHV Lines, IEEE Transactions (Power\r\nApparatus and Systems), vol. 83, No.3, pp. 223-228, March 1964.
\r\n\r\n[13] J. J. LaForest, C. B. Lindh, D. D.\r\nMcCarthy, F. Olsen, M. W. Schultz. Jr.: Radio Noise and Corona
\r\n\r\nLoss Results from Project EHV, IEEE\r\nTransactions on Power Apparatus and Systems, vol. 82, pp. 735-750.
\r\n\r\n[14] V. L. Chartier, D. F. Shankle, N.\r\nKolcio: The Apple Grove 750 kV Project - Statistical Analysis of Radio Influence\r\nand Corona Loss Performance of Conductors at 775 kV, IEEE Transactions (Power\r\nApparatus and Systems), vol. 89, May/June 1970.
\r\n\r\n[15] E. R. Taylor, Jr., W. E. Pakala, N. Kolcio:\r\nThe Apple Grove 750 kV Project - 515 kV Radio Influence and Corona Loss Investigation,\r\nIEEE Transactions (Power Apparatus and Systems), vol. PAS-84, No.7, pp.\r\n561-573, July 1965.
\r\n\r\n[16] Y. Sawada: Calculating Method of Radio\r\nNoise Level and Its Application to Design of AC Power Transmission Line, IEEE Transactions\r\non Power Apparatus and Systems, vol. 89, pp. 844-853, May/June 1970.
\r\n\r\n[17] M. Magnien, J. Clade, C. Gary: The Electricité\r\nde France Test Station for Corona Studies on Future EHV Lines, CIGRé, 1966,\r\nPaper No. 427.
\r\n\r\n[18] N. Knudsen, H. Bergqvist, P. Forsgren:\r\nResults from 3-Year Operation of the HVDC Test Station in Anneberg, CIGRé\r\nReport, No. 31-04, 1970.
\r\n\r\n[19] F. W. Hirsch, E. Schafer: Progress Report\r\non the HVDC Test Line of the 400 kV - Forschungsgemeinschaft: Corona Losses and\r\nRadio Interference, IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems, vol. 88,\r\npp. 1061-1069, July 1969.
\r\n\r\n[20] E. H. Gehrig, A. C. Peterson, C. F.\r\nClark, T. C. Redmour: BPA's 1100 kV DC Test Project, Part II, Radio Interference\r\nand Corona Loss, IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems, vol. 86,\r\nMarch 1967.
\r\n\r\n[21] N. Knudsen: Corona Loss and Radio Interference\r\nMeasurements at High Voltage AC on Test Lines in Sweden, Paper. No.411, CIGRé,\r\n1964.
\r\n\r\n[22] R. Bartenstein. G. Lesch: Measurements\r\nof Corona Losses and Interference Levels at the 400 kV Research Station in Mannheim\r\n- Rheinau (Germany) with Special Reference to Bundle Conductors, CIGRE Report,\r\nNo. 402, 1956.
\r\n\r\n[23] R. Keitley, et al.: Corona Power Loss\r\nand Radio Interference Measurements at 400 kV and 750kV on the Leatherhead\r\nExperimental Line, CIGRé Paper, No. 419, 1966.
\r\n\r\n[24] J. G. Anderson, J. M. Schamberger: UHV Transmission\r\nResearch Results from Project UHV, 1968-1969, CIGRé Paper, No. 31-07, August\r\n1970.
\r\n\r\n[25] M. G. Comber, J, R. Doyle, H. M. Schneider,\r\nL. E. Zaffanella: Three-phase Test Facilities at EPRI's Project UHV.
\r\n\r\n[26] R. M. Morris, B. Rakoshdas: An Investigation\r\nof Corona Loss and Radio Interference from Transmission Line Conductors at High\r\nDirect Voltages, IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems, vol. 83, pp.\r\n5-16, January 1964.
\r\n\r\n[27] S. A, Annestraud, G. A. Parks, D. E. Perry:\r\nBonneville Power Administration's 1200 kV Transmission Line Project. CIGRé\r\nPaper, No. 31-09,1978.
\r\n\r\n[28] P. S. Maruvada, N. G. Trinh, D.\r\nDallaire, N. Rivest: Corona Performance of a Conductor Bundle for Bipolar HVDC\r\nTransmission at ±750 kV, IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems, vol.\r\n96, pp. 1872-1881, Nov./Dec.1977.
\r\n\r\n[29] Y. Sawada, T. Sasano, Y. Sunaga, T.\r\nTsurzura: The Radio Interference Characteristics of Four and Three-Conductor Bundles\r\nof HVDC Line: Shiobara 600 kV Laboratory, IEEE Transactions on Power Apparatus\r\nand Systems, vol. 96, 1901-1907, Nov./Dec. 1977.
\r\n\r\n[30] E. Bagala, F. Galli, C. Malaguti, L. Paris,\r\nM. Sforzini, M. Valtorta: Italian 1000 kV Project and
\r\n\r\nRelated Test Facilities, CIGRE 1978, Report\r\n31.16.
\r\n\r\n[31] J. J. Clade, C. H. Gary, M. R. Moreau:\r\nUsage and Checking of the Theoretical Relations Between Fieds, Current, and Excitation\r\nFunctions in Radio Frequencies in the Case of Short Test Lines, IEEE\r\nTransactions on Power Apparatus and Systems, vol. 88. pp, 1501-1511, October\r\n1969.
\r\n\r\n[32] C. W. Helstrom: The Spectrum of Corona\r\nnear a Transmission Line, AlEE Transactions, Part III
\r\n\r\n(Power Apparatus and Systems), vol. 80, Dec.\r\n1961, pp. 831-837.
\r\n\r\n[33] C. R. Bond, W, E. Pakala, R. E. Graham, J.\r\nE. O'Heil: Experimental Comparisons of Radio Influence Fields from Short and\r\nLong Transmission Lines, IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems, vol.\r\n82, April 1963, pp. 175-185.
\r\n\r\n[34] Report of Working Group 1 of CIGRé Study\r\nCommittee 36: Comparison of Radio Noise Prediction
\r\n\r\nMethods with CIGRé-IEEE Survey Results,\r\nCIGRé-Electra, No, 22, May 1972.
\r\n\r\n[35] CIGRé-IEEE Committee Report: Comparison of\r\nRadio Noise Prediction Methods with CIGRé- IEEE Survey Results, IEEE\r\nTransactions PAS, May/June 1973, vol. 92, pp. 1029-1042.
\r\n\r\n[36] Report by the Swedish National Committee\r\non Recording of Radio Interference from a 400 kV Power Line, TELE (English edition),\r\nvol. 26, No.2, 1974, pp. 14-21, published by the Swedish Telecommunications\r\nAdministration.
\r\n\r\n[37] R. Cortina, W. Serravalli, M. Sforzini: Radio\r\nInterference Long-term Recording on a 420 kV Operating Line, IEEE Transactions,\r\non PAS, vol. 89, May/June 1970, pp. 881-892.
\r\n\r\n[38] R. Bartenstein.E. Schafer: Continuous\r\nMeasurements of the High Frequency Interference Level of HV Transmission -\r\nLines and their Statistical Evaluation, Paper 409, CIGRE, 1962.
\r\n\r\n[39] CIGRé-IEEE Survey on Extra High Voltage\r\nTransmission Radio Noise, CIGRé SC 36-WG 01 and IEEE Radio Noise Sub-Committee\r\nWG 01, IEEE Trans PAS, May/June 1973, vol. 92, pp. 1019-1028.
\r\n\r\n[40] A survey of Methods for Calculating Transmission\r\nLine Conductor Surface Voltage Gradients, IEEE Corona and Field Effects Sub-Committee\r\nReport, IEEE Transactions on Power Apparatus and Systems. vol. PAS-98,\r\nNov./Dec. 1979, pp.1996-2014.
\r\n\r\n[41] L. Paris, M. Sforzini: RI Problems in HV\r\nLine Design, IEEE Transactions on PAS, April 1968.
\r\n\r\n[42] Transmission line reference book, 345 kV\r\nand above, Electric Power Research Institute, 1975.
\r\n\r\n[43] M. C. Perz: Propagation analysis of HF currents\r\nand voltages on lossy power lines, IEEE Transactions on PAS, Nov./Dec. 1973
\r\n\r\n[44] G. N. Juette, G. M. Roe: Modal Components\r\nin Multiphases Transmission Line Radio Noise Analysis, IEEE Transactions on\r\nPAS, Mar./Apr. 1971.
\r\n\r\n[45] J. Meyer de Stadelhofen, W. Walter: Contribution\r\nRelative à I'estimation du pouvoir radioperturbateur de lignes à très haute\r\ntension, Bulletin technique PTT, N 11-1957.
\r\n\r\n[46] W. Serralvalli, M. Sforzini: II radiodisturbo\r\nprodotto di linee ad alta tensione, alcuni risultati di indagint sperimentali,\r\nRendiconti AEI di Palermo, 1964, Report No. 113.
\r\n\r\n[47] G. E. Adams. T. W. Liao, M. G. Poland,\r\nF. J. Trebby: Radio noise propagation and attenuation tests on Bonneville Power\r\nAdministration McNary-Ross 345 kV line, AlEE Transactions, Part III, vol. 78,\r\nJune 1959, pp. 380-388.
\r\n\r\n[48] L. O. Barthold, J. J. La Forest, R. H.\r\nSchlomann, F. J. Trebby: Radio noise attenuation and field factor measurements on\r\nthe American Electric Power Corporation Breed-Olive 345 kV line, AlEE\r\nTransactions, Part III, vol. 79, June 1960, pp. 303-309.
\r\n\r\n[49] J. Davey, H. L. Deloney, J. J. La\r\nForest: Effect of station radio noise sources on transmission line noise levels.\r\nExperimental results, IEEE Transactions on PAS, vol. 86, No.8, August 1967, pp.\r\n1007-1011.
\r\n\r\n[50] P. B. Barber, J. M. Cranmer. E. M. Dembinski,\r\nJ. S. T. Looms: Measurements of acoustic and radio noise from UK transmission\r\nlines, CIGRé Rep. 36-05, 1972.
\r\n\r\n[51] H. Witt: Insulation Levels and Corona Phenomena\r\non HV DC Transmission Lines, Techn Dr dissertation Gothenburg (Sweden) 1961.
\r\n\r\n[52] E. H. Gehrig, A. C. Peterson, C. F.\r\nClark, T. C. Rednour: Bonneville Power Administration's 1100 kV direct current test\r\nproject, Radio Interference and Corona Loss, IEEE Transactions PAS, vol. 36,\r\nNo.3, March 1967.
\r\n\r\n[53] Stig A. Annestrand: Radio Interference\r\nfrom HV DC Convertor Stations, IEEE PAS, vol. 91, No.3, May/June 1972.
\r\n\r\n[54] G. L. Reiner, E. H. Gehrig:\r\nCelilo–Sylmar ± 400 kV Line RI Correlation with Short Test Line, IEEE Transactions\r\non Power Apparatus and Systems, vol. PAS 96, No.3, May/June 1977.
\r\n\r\n[55] Transmission Line Reference Book HV DC\r\nTo + 600 kV, published by Electric Power Research Institute, 3412 Hillview\r\nAvenue, Palo Alto, CA 94304.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Tính\r\ntoán građien điện áp tại bề mặt dây dẫn của đường dây tải điện trên không
\r\n\r\nCó nhiều phương pháp để tính građien điện áp\r\ntại bề mặt dây dẫn của đường dây tải điện trên không. Tất cả những phương pháp\r\nnày cho kết quả rất giống nhau đối với cả dây dẫn không phải chùm dây lẫn chùm\r\ndây phân pha đối xứng gồm một số ít dây dẫn con; đến ba hoặc bốn dây. Đối với\r\nchùm dây phân pha có nhiều dây dẫn con và đối với chùm dây phân pha không đối\r\nxứng, các phương pháp thích hợp nhất là các phương pháp dựa trên nguyên tắc ảnh\r\nnối tiếp [A1]. Với máy tính số, hiện nay các chương trình tính toán dựa trên\r\ncác phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Đối với phần lớn cấu hình đường dây,\r\ncó độ cao của các dây dẫn so với mặt đất và khoảng cách giữa các pha hoặc các\r\ncực lớn so với đường kính của dây dẫn hoặc kích thước của chùm dây phân pha và\r\nkhoảng cách dây dẫn con lớn so với đường kính dây dẫn con, thì có thể sử dụng\r\nphương pháp ảnh đơn.
\r\n\r\nMột phép gần đúng hơn với phương pháp này là\r\ntính điện tích trên từng dây dẫn hoặc dây dẫn con, sử dụng phương pháp hệ số điện\r\nthế Macxoen, rồi sau đó tính građien điện áp tại bề mặt của dây dẫn hoặc dây\r\ndẫn con chỉ quan tâm đến điện tích trên dây dẫn đang xét. Trong trường hợp chùm\r\ndây phân pha, có thể lấy làm đại diện một dây dẫn đơn tương đương có cùng điện\r\ndung với chùm dây phân pha. Đối với các dây dẫn đơn và chùm dây phân pha đối\r\nxứng có một số ít dây dẫn con, từ giá trị điện tích có thể sử dụng công thức\r\nrất đơn giản để xác định građien điện áp.
\r\n\r\nGrađien trung bình, gav,\r\nthu được bằng cách áp dụng định lý Gauxơ, mà ở građien này trường điện tại bề\r\nmặt của dây dẫn bằng mật độ điện tích bề mặt s chia cho hằng số điện môi e0:
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nq – điện tích bề mặt trên một đơn vị độ dài
\r\n\r\nn – số lượng dây dẫn con trong chùm dây phân\r\npha
\r\n\r\nd – đường kính của dây dẫn con, tính bằng\r\ncentimét
\r\n\r\n , hằng số điện môi\r\ntrong không gian tự do, tính bằng fara trên mét
Trong trường hợp đường dây một pha có trở về\r\nđất hoặc đường dây một chiều đơn cực, việc tính toán điện tích q như hàm\r\nsố của điện áp đặt U rất đơn giản vì điện dung trên đơn vị độ dài C được\r\ncho bởi:
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nh – chiều cao của dây dẫn so với mặt đất, tính\r\nbằng centimét. Thông thường, sử dụng độ cao trung bình và giá trị này tính được\r\nbằng cách lấy chiều cao của dây dẫn tại cột, hoặc trung bình của chiều cao tại\r\nhai cột của khoảng vượt nếu có chênh lệch về độ cao, rồi trừ đi 2/3 dây chùng\r\ntại điểm thấp nhất của dây dẫn.
\r\n\r\nreq – bán kính của dây dẫn hoặc bán kính của dây\r\ndẫn tương đương chùm dây, tính bằng centimét
\r\n\r\nreq = trong trường hợp\r\ndây dẫn đơn
req = trong trường hợp\r\nchùm dây phân pha
trong đó b là đường kính bước tròn của\r\ndây dẫn con.
\r\n\r\nKhi đó
\r\n\r\nĐể thu được giá trị gav,\r\ntính bằng kilôvôn trên centimét, U phải được tính bằng kilôvôn và, trong\r\ntrường hợp đường dây xoay chiều thì thường dùng giá trị hiệu dụng.
\r\n\r\nTrong trường hợp chung của đường dây nhiều\r\npha hoặc đường dây một chiều nhiều cực, việc tính điện tích trên từng dây dẫn\r\nhoặc chùm dây phân pha đòi hỏi phải giải các phương trình dưới đây:
\r\n\r\n[p] . [q] = [U] (A3)
\r\n\r\ntrong đó [q] và [U] là ma trận một cột\r\ncủa điện tích và điện áp trên dây dẫn hoặc chùm dây phân pha còn [p] là\r\nma trận vuông của hệ số điện thế của cấu hình nhiều dây dẫn:
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nDij – khoảng cách giữa các dây dẫn hoặc chùm dây\r\nphân pha i và j
\r\n\r\nD’ij – khoảng cách giữa dây dẫn hoặc\r\nchùm dây phân pha i và ảnh trên mặt đất của dây dẫn hoặc chùm dây phân pha j
\r\n\r\nKhi xét ma trận điện áp, cần xem xét các\r\nthành phần dưới đây cho các trường hợp thực tế sau:
\r\n\r\na) Đường dây ba pha một mạch điện
\r\n\r\ntrong đó U là môđun điện áp pha–đất\r\ncủa đường dây. Ma trận trên liên quan đến các đường dây không có một hoặc nhiều\r\ndây nối đất. Để tính đến sự có mặt của các dây nối đất, các điện áp bằng không\r\ntrên các dây này phải được đặt trong ma trận điện áp. Bậc của ma trận tăng\r\nnhưng không gây khó khăn trong việc giải phương trình (A3). Tuy nhiên, có thể\r\nchia ma trận các hệ số điện thế thành các ma trận con liên quan đến dây dẫn pha\r\nvà dây nối đất và các ma trận ghép để giảm bậc của ma trận qui về như đối với\r\nđường dây không có dây nối đất. Sự có mặt của dây nối làm tăng građien điện áp\r\ntrên dây dẫn nhưng, với cấu hình thông thường, mức tăng này tương đối nhỏ; 1 %\r\nđến 3 %.
\r\n\r\nb) Đường dây ba pha nhiều mạch điện
\r\n\r\nTrong trường hợp này, ma trận điện áp [U] bao\r\ngồm một loạt thành phần có tính đến tất cả các dây dẫn pha hoặc chùm dây phân\r\npha và, dây nối đất của đường dây, nếu có. Ví dụ, ma trận điện áp của đường dây\r\nba pha mạch kép có hai dây nối đất là một ma trận cột bậc 8. Ma trận hệ số điện\r\nthế tương ứng là một ma trận vuông bậc 8, phép nghịch đảo của ma trận này đòi\r\nhỏi phải sử dụng máy tính thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay máy tính có đủ phạm vi\r\nkhả năng để tính građien điện áp của loại đường dây ba pha nhiều mạch bất kỳ.
\r\n\r\nCần lưu ý là vị trí tương đối của các pha\r\ntương ứng trong các mạch điện khác nhau ảnh hưởng đến điện tích trên dây dẫn và\r\nđiều quan trọng là cần tính đến ảnh hưởng này khi tính građien của đường dây\r\nnhiều mạch. Ví dụ, dạng dàn ngang của hai mạch điện xác định bởi 1, a, a2 và 1,\r\na, a2 sẽ dẫn đến građien cao hơn so với cấu hình 1, a, a2 và a2,\r\na, 1.
\r\n\r\nc) Đường dây một chiều lưỡng cực
\r\n\r\ntrong đó U là giá trị điện áp cực–đất.
\r\n\r\nCó thể tính đến sự có mặt của dây nối đất\r\ntheo cách tương tự như đối với đường dây xoay chiều ba pha. Građien điện áp thu\r\nđược từ (A1) là giá trị trung bình gav quanh chu vi của dây\r\ndẫn hoặc dây dẫn con, trong giá trị tính được nhiều nhất dựa trên mật độ điện\r\ntích trung bình trên dây dẫn:
\r\n\r\nĐối với các dây dẫn đơn, mật độ điện tích này\r\ncó thể coi như đồng nhất quanh chu vi dây dẫn và, vì thế, građien được coi là\r\nhằng số. Đối với các dây dẫn con trong một chùm dây phân pha, mật độ điện tích\r\nkhông đồng nhất, do hiệu ứng chắn lẫn nhau của các dây dẫn con, mật độ điện tích\r\nvà do đó cả građien lớn hơn về phía ngoài và nhỏ hơn về phía trong của chùm dây\r\nphân pha.
\r\n\r\nMột phương pháp đơn giản để thu được độ biến\r\nthiên của građien này quanh chu vi được cho bởi công thức sau:
\r\n\r\ntrong đó q là góc giữa:
\r\n\r\n– bánh kính từ tâm của dây dẫn con đến một\r\nđiểm đã chọn trên bề mặt của dây dẫn con
\r\n\r\n– đường đi qua tâm của chùm dây phân pha và\r\nđiểm có građien lớn nhất trên chính dây dẫn đó
\r\n\r\nĐặc biệt, građien lớn nhất gmax\r\nđược cho bởi:
\r\n\r\nTham khảo:
\r\n\r\n[A1] IEEE Corona and Field Effects\r\nSub–Committee Report – Radio Noise Working Group: A Survey of Methods for Calculating\r\nTransmission Line Conductor Surface Voltage Gradients, IEEE Trans. on Power\r\nApparatus and Systems, vol. PAS–98, No. 6, Nov./Dec. 1979, pp. 1996–2014. (Báo\r\ncáo của tiểu ban IEEE về hiệu ứng vầng quang và trường – Nhóm công tác về tạp\r\nrađiô: Nghiên cứu các phương pháp tính toán građien điện áp bề mặt của dây dẫn\r\nđường dây, Văn kiện hội nghị của IEEE về Thiết bị và hệ thống điện)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Đường dây liệt kê trong danh mục không có\r\nnghĩa là đường dây đó sinh ra mức tạp rađiô chấp nhận được.
\r\n\r\nDanh mục các biên\r\ndạng
\r\n\r\n(Các biên dạng này\r\nliên quan đến điểm giữa khoảng vượt còn các mức liên quan đến điện áp cho trên\r\ngóc trên của mỗi hình)
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Hình \r\n | \r\n \r\n Tài liệu tham khảo \r\n | \r\n
\r\n I. \r\n | \r\n \r\n Đường dây 225 kV \r\nDây dẫn dạng tam giác \r\nDạng dàn ngang \r\nDạng vòm \r\nDạng dàn ngang (rộng) \r\n | \r\n \r\n \r\n B1 và B2 \r\nB3 \r\nB4 \r\nB5 \r\n | \r\n \r\n xem [8] \r\n | \r\n
\r\n II. \r\n | \r\n \r\n Đường dây 362 kV \r\nDạng dàn ngang \r\n | \r\n \r\n \r\n B6 \r\n | \r\n \r\n \r\n xem [35], [39] \r\n | \r\n
\r\n III. \r\n | \r\n \r\n Đường dây 380 kV \r\nDạng dàn ngang \r\nDạng vòm \r\n | \r\n \r\n \r\n B7 \r\nB8 \r\n | \r\n \r\n \r\n xem [8] \r\nxem [8] \r\n | \r\n
\r\n IV. \r\n | \r\n \r\n Đường dây 525 kV \r\nDạng dàn ngang \r\n | \r\n \r\n B9 \r\n | \r\n \r\n xem [35], [39] \r\n | \r\n
\r\n V. \r\n | \r\n \r\n Đường dây 750 kV \r\nDạng vòm \r\n | \r\n \r\n B10 \r\n | \r\n \r\n xem [8] \r\n | \r\n
\r\n VI. \r\n | \r\n \r\n Đường dây 765 kV \r\nDạng dàn ngang \r\n | \r\n \r\n B11 \r\n | \r\n \r\n xem [35], [39] \r\n | \r\n
\r\n Hiệu chỉnh: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n I. \r\n | \r\n \r\n Tần số \r\n | \r\n \r\n B12 \r\n | \r\n \r\n xem [8] \r\n | \r\n
\r\n II. \r\n | \r\n \r\n Loại thời tiết \r\n | \r\n \r\n B13 \r\n | \r\n \r\n xem [8] \r\n | \r\n
Đường dây 225 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 15 m \r\nH nhỏ nhất 11m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 15,40 \r\n | \r\n \r\n 15,05 \r\n | \r\n \r\n 14,60 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 13,45 \r\n | \r\n \r\n 13,15 \r\n | \r\n \r\n 12,75 \r\n | \r\n \r\n - 6,4 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 12,95 \r\n | \r\n \r\n 12,55 \r\n | \r\n \r\n 12,30 \r\n | \r\n \r\n - 8,0 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B1 – Dạng tam\r\ngiác (1)
\r\n\r\nĐường dây 225 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 15 m \r\nH nhỏ nhất 11m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 16,15 \r\n | \r\n \r\n 16,00 \r\n | \r\n \r\n 15,45 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 14,15 \r\n | \r\n \r\n 14,00 \r\n | \r\n \r\n 13,50 \r\n | \r\n \r\n - 6 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 13,65 \r\n | \r\n \r\n 13,50 \r\n | \r\n \r\n 13,00 \r\n | \r\n \r\n - 7,6 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B2 – Dạng tam\r\ngiác (2)
\r\n\r\nĐường dây 225 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 15 m \r\nH nhỏ nhất 11m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 15,35 \r\n | \r\n \r\n 16,40 \r\n | \r\n \r\n 15,35 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 13,40 \r\n | \r\n \r\n 14,35 \r\n | \r\n \r\n 13,40 \r\n | \r\n \r\n - 6 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 12,90 \r\n | \r\n \r\n 13,85 \r\n | \r\n \r\n 12,90 \r\n | \r\n \r\n - 7,5 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B3 – Dạng dàn\r\nngang
\r\n\r\nĐường dây 225 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 15 m \r\nH nhỏ nhất 11m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 15,55 \r\n | \r\n \r\n 16,45 \r\n | \r\n \r\n 15,55 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 13,60 \r\n | \r\n \r\n 14,40 \r\n | \r\n \r\n 13,60 \r\n | \r\n \r\n - 6 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 13,10 \r\n | \r\n \r\n 13,90 \r\n | \r\n \r\n 13,10 \r\n | \r\n \r\n - 7,6 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B4 – Dạng vòm
\r\n\r\nĐường dây 225 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 15 m \r\nH nhỏ nhất 11m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 8,7 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 14,60 \r\n | \r\n \r\n 15,45 \r\n | \r\n \r\n 14,60 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 8,7 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 12,75 \r\n | \r\n \r\n 13,50 \r\n | \r\n \r\n 12,75 \r\n | \r\n \r\n - 6,3 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 8,7 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 12,30 \r\n | \r\n \r\n 13,00 \r\n | \r\n \r\n 12,30 \r\n | \r\n \r\n - 8,0 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B5 – Dạng dàn\r\nngang rộng
\r\n\r\nĐường dây 362 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 14,0 m \r\nH nhỏ nhất 10,0 m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 9,75 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 20,35 \r\n | \r\n \r\n 16,1 \r\n | \r\n \r\n 17,0 \r\n | \r\n \r\n 16,1 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 9,0 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 13,4 \r\n | \r\n \r\n 16,7 \r\n | \r\n \r\n 17,8 \r\n | \r\n \r\n 16,7 \r\n | \r\n \r\n - 4 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B6 – Dạng dàn\r\nngang
\r\n\r\nĐường dây 380 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 16 m \r\nH nhỏ nhất 12 m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 17,20 \r\n | \r\n \r\n 18,50 \r\n | \r\n \r\n 17,20 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 15,05 \r\n | \r\n \r\n 16,20 \r\n | \r\n \r\n 15,05 \r\n | \r\n \r\n - 5,5 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 14,50 \r\n | \r\n \r\n 15,60 \r\n | \r\n \r\n 14,50 \r\n | \r\n \r\n - 7,0 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 22,4 \r\n | \r\n \r\n 15,50 \r\n | \r\n \r\n 16,40 \r\n | \r\n \r\n 15,50 \r\n | \r\n \r\n + 6,5 \r\n | \r\n
Hình B7 – Dạng dàn\r\nngang
\r\n\r\nĐường dây 380 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 16 m \r\nH nhỏ nhất 12 m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 13,2 \r\n | \r\n \r\n 17,20 \r\n | \r\n \r\n 18,00 \r\n | \r\n \r\n 17,20 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 15,05 \r\n | \r\n \r\n 15,75 \r\n | \r\n \r\n 15,05 \r\n | \r\n \r\n –5,5 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 16,2 \r\n | \r\n \r\n 14,60 \r\n | \r\n \r\n 15,30 \r\n | \r\n \r\n 14,60 \r\n | \r\n \r\n –6,7 \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n \r\n – \r\n | \r\n \r\n 22,4 \r\n | \r\n \r\n 15,50 \r\n | \r\n \r\n 16,00 \r\n | \r\n \r\n 15,50 \r\n | \r\n \r\n +8,7 \r\n | \r\n
Hình B8 – Dạng vòm
\r\n\r\nĐường dây 525 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 17 m \r\nH nhỏ nhất 12 m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 12,2 \r\n | \r\n \r\n 323 \r\n | \r\n \r\n 10,80 \r\n | \r\n \r\n 17,9 \r\n | \r\n \r\n 19,3 \r\n | \r\n \r\n 17,9 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 9,2 \r\n | \r\n \r\n 264 \r\n | \r\n \r\n 14,80 \r\n | \r\n \r\n 17,3 \r\n | \r\n \r\n 19,0 \r\n | \r\n \r\n 17,3 \r\n | \r\n \r\n +1 \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 9,1 \r\n | \r\n \r\n 229 \r\n | \r\n \r\n 20,95 \r\n | \r\n \r\n 16,5 \r\n | \r\n \r\n 17,9 \r\n | \r\n \r\n 16,5 \r\n | \r\n \r\n +7 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B9 – Dạng dàn\r\nngang
\r\n\r\nĐường dây 750 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 18 m \r\nH nhỏ nhất 14 m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 212 \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 18,30 \r\n | \r\n \r\n 17,00 \r\n | \r\n \r\n 18,30 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 212 \r\n | \r\n \r\n 18,95 \r\n | \r\n \r\n 15,70 \r\n | \r\n \r\n 14,60 \r\n | \r\n \r\n 15,70 \r\n | \r\n \r\n - 4,9 \r\n | \r\n |
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 323 \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 18,40 \r\n | \r\n \r\n 17,05 \r\n | \r\n \r\n 18,40 \r\n | \r\n \r\n + 0,8 \r\n | \r\n |
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 10,5 \r\n | \r\n \r\n 323 \r\n | \r\n \r\n 18,95 \r\n | \r\n \r\n 15,65 \r\n | \r\n \r\n 14,50 \r\n | \r\n \r\n 15,65 \r\n | \r\n \r\n - 4,7 \r\n | \r\n
Hình B10 – Dạng vòm
\r\n\r\nĐường dây 765 kV
\r\n\r\n\r\n Tần số 0,5 MHz \r\n | \r\n \r\n Dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Građien lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Mức hiệu chỉnh \r\n | \r\n |||||
\r\n H trung bình 18 m \r\nH nhỏ nhất 14 m \r\n | \r\n \r\n Số lượng dây dẫn \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách pha \r\n | \r\n \r\n Bán kính của chùm\r\n dây \r\n | \r\n \r\n Bán kính của dây\r\n dẫn \r\n | \r\n \r\n Pha 1 \r\n | \r\n \r\n Pha 2 \r\n | \r\n \r\n Pha 3 \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n S (m) \r\n | \r\n \r\n R (mm) \r\n | \r\n \r\n r (mm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n (kV eff./cm) \r\n | \r\n \r\n dB \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 15,2 \r\n | \r\n \r\n 323 \r\n | \r\n \r\n 17,55 \r\n | \r\n \r\n 16,9 \r\n | \r\n \r\n 18,0 \r\n | \r\n \r\n 16,9 \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n |
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 13,7 \r\n | \r\n \r\n 323 \r\n | \r\n \r\n 15,19 \r\n | \r\n \r\n 19,2 \r\n | \r\n \r\n 20,6 \r\n | \r\n \r\n 19,2 \r\n | \r\n \r\n + 6,0 \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Hình B11 – Dạng dàn\r\nngang
\r\n\r\nHình B12 – Phổ tần số\r\nđiển hình đối với tạp rađiô của đường dây tải điện cao áp
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
N.B. - Sự thay đổi thời tiết khô hàng ngày\r\nkhông nằm trong sơ đồ này
\r\n\r\nHình B13 - Dự toán về\r\nmức tạp radio của đường dây truyền tải đối với các loại thời tiết
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Tóm\r\ntắt danh mục các biên dạng tạp rađiô theo khuyến cáo của CISPR
\r\n\r\n1) Giá trị nội suy từ các biên dạng của hình B1\r\nđến B11. Dãy (ví dụ 52–60) có tính đến các đường kính dây dẫn và các kích thước\r\nchùm dây khác nhau.
\r\n\r\nD là khoảng cách trực tiếp, tính bằng mét,\r\ngiữa dây dẫn gần nhất và dây anten của thiết bị đo tạp rađiô.
\r\n\r\n3) Các giá trị tạp có liên quan đến điện áp lớn\r\nnhất của đường dây (theo qui định của IEC)
\r\n\r\n4) Giá trị trung bình của n gần bằng –\r\n1,65. Do đó công thức E = E - 33 lg có\r\nthể coi là thích hợp với mọi loại đường dây.
5) ---------------------- = giá trị cơ sở -----------------------\r\n= giá trị thu được
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình C1 - Ví dụ về\r\ncác biến đổi của biên dạng từ hình B1 đến Biến đổi khí hậu
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 – Đường cong\r\nsuy giảm theo chiều ngang điển hình đối với các đường dây điện cao áp
\r\n\r\nHình 2 – Đường cong\r\nsuy giảm theo chiều ngang điển hình đối với các đường dây điện cao áp
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
---- 100 % toàn bộ\r\n------------ 66% thời tiết tốt ------- 21% ngay trước và sau khi mưa …………… 13 %\r\nmưa
\r\n\r\nMức tạp radio tương\r\nđối, dB(mV/m) 50%, mọi thời\r\ntiết
\r\n\r\nĐường dây 420 kV -\r\nDây dẫn hơn 50 mm - Độ dốc điện áp 15 kV/cm - Italia
\r\n\r\nHình 3 - Ví dụ về\r\nphân bố mức tạp radio thống kê hàng năm ghi liên tục trên các đường dây tải\r\nđiện không
\r\n\r\n---- 100 % toàn bộ ---------------\r\n45% thời tiết tốt 52 % thời tiết xấu + mưa nhỏ ……………… 3%\r\nmưa to (³ 0,6 mm/h)
\r\n\r\nMức tạp radio tương\r\nđối, dB(mV/m) 50%, mọi thời\r\ntiết
\r\n\r\nĐường dây 400 kV \r\nGENISSIAT-ALBERTVILLE - Dây dẫn 2 x 26,4 mm - Pháp
\r\n\r\nHình 4 - Ví dụ về\r\nphân bố mức tạp radio thống kê hàng năm ghi liên tục trên các đường dây tải\r\nđiện không
\r\n\r\n---- 100 % toàn bộ\r\n---- 56% thời tiết tốt ---- 42% thời tiết xấu + mưa nhỏ ……….. 2 % mưa to (³ 0,6 mm/h)
\r\n\r\nMức tạp radio tương\r\nđối, dB(mV/m) 50%, mọi thời\r\ntiết
\r\n\r\nĐường dây thực nghiệm\r\n(dài 1,2 km) ở 750 kV Pháp
\r\n\r\nHình 5 - Ví dụ về\r\nphân bố mức tạp radio thống kê hàng năm ghi liên tục trên các đường dây tải\r\nđiện không
\r\n\r\nHình 6 - Ví dụ về\r\nphân bố mức tạo radio thống kê hàng năm ghi liên tục trên các đường dây tải\r\nđiện trên không
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 7 – Đường đẳng\r\nthế dùng cho bát cách điện sạch và khô*
\r\n\r\n* Biểu đồ được vẽ từ báo cáo:
\r\n\r\nL.Paris, M.Sforzini: L’isolamento delle linee\r\na 380 kV: criteri di progetto dedotti da una serie di prove comparative.
\r\n\r\nRendiconti della LXV Riunione Annuale\r\ndell’AEI, Palermo, 1964.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 8 – Xác định từ\r\ntrường từ đường dây và vuông góc với một đoạn đường dây, ở khoảng cách x tính\r\ntừ điểm truyền của dòng điện tạp I
\r\n\r\nHình 9 – Độ suy giảm\r\ntạp theo chiều dọc tỷ lệ với khoảng cách tính từ nguồn tạp (từ các kết quả thử\r\nnghiệm ở các tần số thực nghiệm khoảng 0,5 MHz)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 10 - Biên dạng\r\ntheo chiều ngang của trường tạp radio do các nguồn phân bố rời rạc trên đường\r\ndây 420 kV có chiều dài vô tận
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 11 – Ví dụ về\r\ncường độ trường tạp rađiô tương đối là hàm của tần số
\r\n\r\nHình 12 – Ví dụ về\r\ncường độ trường tạp rađiô tương đối là hàm của khoảng cách tính từ đường dây
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng\r\n...................................................................................................................
\r\n\r\n2. Đối tượng .............................................................................................................................
\r\n\r\n3. Giới thiệu\r\n..............................................................................................................................
\r\n\r\n4. Tạp rađiô từ các đường dây tải điện .....................................................................................
\r\n\r\n4.1. Khía cạnh vật lý của tạp rađiô\r\n.......................................................................................
\r\n\r\n4.2. Đặc điểm chính của trường tạp do vầng\r\nquang dây dẫn gây ra .....................................
\r\n\r\n5. Ảnh hưởng của vầng quang trên dây dẫn\r\n.............................................................................
\r\n\r\n5.1. Khía cạnh vật lý của vầng quang trên dây\r\ndẫn .............................................................
\r\n\r\n5.2. Phương pháp nghiên cứu vầng quang bằng\r\nlồng và đường dây thử nghiệm .................
\r\n\r\n5.3. Phương pháp xác định trước .........................................................................................
\r\n\r\n5.4. Danh mục các biên dạng tiêu\r\nchuẩn..............................................................................
\r\n\r\n6. Mức tạp rađiô do cái cách điện, phụ kiện\r\nđường dây và thiết bị trạm (không kể chỗ tiếp xúc xấu)\r\n.......................................................................................................................................
\r\n\r\n6.1. Khía cạnh vật lý của nguồn tạp rađiô ............................................................................
\r\n\r\n6.2. Tương quan giữa điện áp tạp rađiô và\r\ntrường tương ứng đối với các nguồn riêng và nguồn phân phối ...........................................................................................................
\r\n\r\n6.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường\r\n.............................................................................
\r\n\r\n7. Phóng tia lửa do tiếp xúc xấu ...............................................................................................
\r\n\r\n7.1. Khía cạnh vật lý của hiện tượng tạp\r\nrađiô .....................................................................
\r\n\r\n7.2. Ví dụ về nguồn gốc của khe hở .....................................................................................
\r\n\r\n8. Hiệu ứng dòng một chiều đặc biệt ........................................................................................
\r\n\r\n8.1. Qui định chung\r\n..............................................................................................................
\r\n\r\n8.2. Hiệu ứng của vầng quang từ dây dẫn ...........................................................................
\r\n\r\n8.3 Tạp rađiô do cái cách điện, phụ kiện\r\nđường dây và thiết bị trạm ...................................
\r\n\r\n8.4 Hiệu ứng khởi động của van .........................................................................................
\r\n\r\nTài liệu tham khảo\r\n.....................................................................................................................
\r\n\r\nCác phụ lục
\r\n\r\nPhụ lục A Tính toán građien điện áp tại bề\r\nmặt dây dẫn của đường dây tải điện trên không ...
\r\n\r\nPhụ lục B. Danh mục các biên dạng của trường\r\ntạp rađiô do vầng quang dây dẫn đối với một số loại đường dây tải điện ............................................................................................
\r\n\r\nPhụ lục C. Tóm tắt danh mục các biên dạng tạp\r\nrađiô theo khuyến cáo của CISPR ................
\r\n\r\nCác hình vẽ\r\n..............................................................................................................................
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
[*] Các số trong ngoặc\r\nvuông đề cập đến “Tài liệu viện dẫn”.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7379-1:2004, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7379-1:2004, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7379-1:2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7379-1:2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7379 1:2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN7379-1:2004
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7379-1:2004 (CISPR 18–1 : 1982) về Đặc tính nhiễu tần số radio của đường dây tải điện trên không và thiết bị điện cao áp – Phần 1: Mô tả hiện tượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7379-1:2004 (CISPR 18–1 : 1982) về Đặc tính nhiễu tần số radio của đường dây tải điện trên không và thiết bị điện cao áp – Phần 1: Mô tả hiện tượng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7379-1:2004 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2004-09-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |