TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
\r\n\r\nTCVN 7563-1 : 2005
\r\n\r\nISO/IEC 2382-1 :1993
\r\n\r\nCÔNG\r\nNGHỆ THÔNG TIN – TỪ VỰNG - PHẦN 1: THUẬT NGỮ CƠ BẢN
\r\n\r\nInformation\r\ntechnology – Vocabulary - Part 1: Fundamental terms
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7563-1 : 2005 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO/IEC 2382-1 : 1993.
\r\n\r\nTCVN 7563-1 : 2005 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn TCVN/TC 154 “Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu\r\ntrong thương mại, công nghiệp và hành chính” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn\r\nĐo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CÔNG\r\nNGHỆ THÔNG TIN – TỪ VỰNG - PHẦN 1: THUẬT NGỮ CƠ BẢN
\r\n\r\nInformation\r\ntechnology – Vocabulary - Part 1: Fundamental terms
\r\n\r\nMục 1 Khái quát
\r\n\r\n1.1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được xây dựng nhằm\r\nthuận lợi hóa truyền thông quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tiêu\r\nchuẩn này trình bày các thuật ngữ và định nghĩa về các khái niệm được chọn lựa\r\nliên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin và xác định các mối quan hệ giữa các\r\nthực thể theo hai ngôn ngữ Việt – Anh.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đề cập đến hầu hết\r\ncác khái niệm quan trọng là cơ sở cho các ngành chuyên môn sâu trong các lĩnh\r\nvực kỹ thuật khác nhau, cũng như các thuật ngữ cần thiết được sử dụng bởi những\r\nngười không chuyên trong việc giao tiếp với các chuyên gia về xử lý thông tin.
\r\n\r\n1.2 Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\nISO 1087 : 1990, Thuật ngữ - Từ\r\nvựng
\r\n\r\nTCVN 7217-1 : 2002, Mã thể hiện tên\r\nnước và vùng lãnh thổ của chúng – Phần 1: Mã nước
\r\n\r\n1.3 Quy tắc và quy phạm
\r\n\r\n1.3.1 Định nghĩa thực thể
\r\n\r\nMục 2 bao gồm một số các thực thể.\r\nMỗi thực thể bao gồm một bộ các phần tử cần thiết gồm một số hiệu chỉ mục, một\r\nthuật ngữ hoặc vài thuật ngữ đồng nghĩa và một cụm từ định nghĩa một khái niệm.\r\nNgoài ra, một thực thể có thể bao gồm các ví dụ, các chú thích hoặc các minh\r\nhọa để dễ dàng cho việc thông hiểu khái niệm.
\r\n\r\nĐôi khi, cùng một thuật ngữ có thể\r\nđược xác định các thực thể khác nhau hai hoặc nhiều khái niệm được bao hàm bởi\r\nmột thực thể, như được mô tả tương ứng trong 1.3.5 và 1.3.8.
\r\n\r\nCác thuật ngữ khác như là từ\r\nvựng, khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn này\r\ncùng ý nghĩa được trình bày trong ISO 1087.
\r\n\r\n1.3.2 Tổ chức thực thể
\r\n\r\nMỗi thực thể bao gồm các phần tử\r\ncần thiết được xác định trong 1.3.1 và các phần tử bổ sung nếu cần thiết. Thực\r\nthể đó có thể bao gồm các phần tử theo thứ tự sau:
\r\n\r\na) số hiệu chỉ mục (chung cho toàn\r\nbộ các ngôn ngữ);
\r\n\r\nb) thuật ngữ hoặc thuật ngữ ưu\r\ntiên. Nếu không có thuật ngữ ưu tiên đối với khái niệm thì được chỉ ra bằng một\r\nký tự bao gồm 5 dấu chấm (…..); trong một thuật ngữ, một dãy các dấu chấm có\r\nthể được sử dụng để chỉ một từ được chọn trong mỗi trường hợp cụ thể;
\r\n\r\nc) thuật ngữ ưu tiên (được xác định\r\nphù hợp với các quy tắc của TCVN 7217);
\r\n\r\nd) từ viết tắt của thuật ngữ;
\r\n\r\ne) (Các) Từ đồng nghĩa của thuật\r\nngữ;
\r\n\r\nf) minh họa của định nghĩa (xem\r\n1.3.4);
\r\n\r\ng) một hoặc nhiều ví dụ với tiêu đề\r\n“(Các) ví dụ”;
\r\n\r\nh) một hoặc nhiều chú thích quy\r\nđịnh các trường hợp cụ thể trong lĩnh vực áp dụng các khái niệm đó với tiêu đề\r\n“(Các) CHÚ THÍCH”;
\r\n\r\ni) hình, sơ đồ hoặc bảng chung cho\r\nnhiều thực thể.
\r\n\r\n1.3.3 Phân loại thực thể
\r\n\r\nMột số thứ tự bao gồm 2 chữ số được\r\nấn định cho mỗi phần của tiêu chuẩn này, bắt đầu là “01” cho “Các thuật ngữ cơ\r\nbản”.
\r\n\r\nCác thực thể được phân loại thành\r\ncác nhóm, mỗi nhóm được ấn định một số thứ tự 4 chữ số; Hai chữ số đầu tiên là\r\nchỉ phần của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nMỗi thực thể được ấn định bởi một\r\nsố chỉ mục 6 chữ số; bốn chữ số đầu tiên là chỉ phần tiêu chuẩn TCVN 7563 và\r\ncủa nhóm.
\r\n\r\nĐể chỉ mối quan hệ giữa các phiên\r\nbản của tiêu chuẩn này theo các ngôn ngữ khác nhau, các số được ấn định cho các\r\nphần, các nhóm và các thực thể là giống nhau đối với tất cả các ngôn ngữ.
\r\n\r\n1.3.4 Lựa chọn các thuật ngữ và\r\ncách diễn đạt các định nghĩa
\r\n\r\nViệc lựa chọn các thuật ngữ và cách\r\ndiễn đạt các định nghĩa tránh càng xa càng tốt cách sử dụng được thiết lập sau\r\nđó. Ở đây, đã có các mâu thuẫn, các giải pháp có thể thỏa thuận cho đa số phiếu\r\ntheo yêu cầu.
\r\n\r\n1.3.5 Đa nghĩa
\r\n\r\nKhi được đưa ra một trong các ngôn\r\nngữ làm việc, một thuật ngữ có nhiều nghĩa thì mỗi nghĩa đưa ra một thực thể\r\nriêng để tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác.
\r\n\r\n1.3.6 Các từ viết tắt
\r\n\r\nNhư được chỉ ra trong 1.3.2, các từ\r\nviết tắt sử dụng hiện tại được đưa ra cho một vài thuật ngữ. Các từ viết tắt\r\nnhư vậy không được sử dụng trong văn bản của định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích.
\r\n\r\n1.3.7 Sử dụng dấu ngoặc đơn
\r\n\r\nTrong một vài thuật ngữ, một hoặc\r\nnhiều từ được in dưới dạng kiểu chữ đậm được đặt giữa các dấu ngoặc đơn. Các từ\r\nnày là bộ phận của thuật ngữ đầy đủ, nhưng chúng có thể lược bỏ khi sử dụng\r\nthuật ngữ rút ngắn một ngữ cảnh kỹ thuật rõ ràng. Trong văn bản của định nghĩa,\r\nví dụ hoặc chú thích khác của TCVN 7563, thuật ngữ như vậy chỉ được sử dụng\r\ndưới dạng đầy đủ của nó.
\r\n\r\nTrong một số thực thể, các thuật\r\nngữ được theo sau bởi các từ trong ngoặc dưới dạng kiểu chữ thường. Những từ\r\nnày không phải là một phần của thuật ngữ đó mà chỉ ra các hướng dẫn để sử dụng\r\nthuật ngữ đó, các lĩnh vực áp dụng cụ thể của thuật ngữ hoặc dạng ngữ pháp của\r\nthuật ngữ.
\r\n\r\n1.3.8 Sử dụng dấu ngoặc
\r\n\r\nKhi nhiều thuật ngữ có quan hệ gần\r\ngũi có thể được xác định bởi các văn bản mà chỉ khác nhau một vài từ, các thuật\r\nngữ này và các định nghĩa của chúng được nhóm thành một thực thể đơn. Các từ\r\nđược thay thế để đạt được các ý nghĩa khác được đặt trong dấu ngoặc đơn, như\r\nlà: [ ] trong cùng thứ tự với thuật ngữ và định nghĩa. Để xác định một cách rõ\r\nràng các từ được thay thế, từ cuối cùng phù hợp với quy tắc ở trên có thể được\r\nđặt trước dấu ngoặc mở, ở bất kỳ đâu có thể, được đặt trong dấu ngoặc này và\r\nlặp lại đối với mỗi từ khác.
\r\n\r\n1.3.9 Sử dụng thuật ngữ in\r\nnghiêng trong khái niệm và cách sử dụng của dấu hoa thị
\r\n\r\nMột thuật ngữ được in dưới dạng chữ\r\nnghiêng trong định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích được xác định, trong một thực\r\nthể khác trong tiêu chuẩn này có thể ở trong phần khác. Tuy nhiên, thuật ngữ\r\nnày được in dưới dạng in nghiêng khi nó xuất hiện lần đầu trong mỗi thực thể.
\r\n\r\nKiểu chữ nghiêng cũng được sử dụng\r\ncho các dạng ngữ pháp khác của một thuật ngữ, ví dụ, danh từ số nhiều và động\r\ntính từ của các động từ.
\r\n\r\nCác dạng cơ bản của toàn bộ các\r\nthuật ngữ được in dưới dạng in nghiêng mà được xác định trong tiêu chuẩn này\r\nđược liệt kê theo chỉ mục tại cuối tiêu chuẩn (xem 1.3.11).
\r\n\r\nMỗi dấu * được sử dụng để phân\r\ntách các thuật ngữ được in nghiêng khi hai thuật ngữ được đề cập trong các thực\r\nthể phân tách và trực tiếp theo sau mỗi thuật ngữ khác (hoặc chỉ phân tách bởi\r\nmột dấu chấm câu).
\r\n\r\nCác từ hoặc thuật ngữ được in dưới\r\ndạng chữ thường được hiểu là được xác định trong từ điển hiện tại hoặc các từ\r\nvựng kỹ thuật chính thức.
\r\n\r\n1.3.10 Đánh vần
\r\n\r\nTrong phiên bản tiếng Anh của tiêu\r\nchuẩn này, các thuật ngữ, định nghĩa, ví dụ và chú thích được đưa ra dưới dạng\r\nđánh vần ưu tiên hơn so với dưới dạng USA, các dạng đánh vần đúng khác có thể\r\nđược sử dụng mà không trái với tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n1.3.11 Tổ chức chỉ mục theo bảng\r\nchữ cái
\r\n\r\nĐối với mỗi ngôn ngữ được sử dụng,\r\nmột chỉ mục theo bảng chữ cái được cung cấp ở cuối mỗi phần. Chỉ mục này bao\r\ngồm tất cả các thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn. Thuật ngữ đa từ xuất\r\nhiện theo thứ tự chữ cái dưới mỗi từ chính của chúng.
\r\n\r\nMục 2 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n01 Thuật ngữ cơ bản
\r\n\r\n01.01 Thuật ngữ chung
\r\n\r\n01.01.01 Thông tin (trong\r\nxử lý thông tin)
\r\n\r\nTri thức liên quan đến những đối\r\ntượng, như là các sự việc, sự kiện, sự vật, quá trình hoặc các ý niệm, bao gồm\r\ncả các khái niệm, mà trong một ngữ cảnh cụ thể có ý nghĩa riêng biệt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Xem hình 1.
\r\n\r\n01.01.02 Dữ liệu
\r\n\r\nDạng biểu diễn có thể biểu diễn lại\r\ncủa thông tin dưới dạng được hình thức hóa phù hợp cho truyền thông, diễn giải\r\nhoặc xử lý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH
\r\n\r\n1. Dữ liệu có thể được xử lý bởi\r\ncon người hoặc các phương tiện tự động;
\r\n\r\n2. Xem hình 1.
\r\n\r\n01.01.03 Văn bản
\r\n\r\nDữ liệu dưới dạng các ký tự , biểu\r\ntượng, từ, cụm từ, đoạn văn, câu, bảng hoặc cách sắp xếp ký tự khác dùng để\r\nchuyển tải một ý nghĩa mà sự giải thích của nó dựa trên kiến thức của người đọc\r\nvề một số ngôn ngữ tự nhiên hoặc ngôn ngữ nhân tạo.
\r\n\r\nVí dụ: Một bức thư giao dịch kinh\r\ndoanh được in trên giấy hoặc được hiển thị trên màn hình.
\r\n\r\n01.01.04 Truy cập (động từ)
\r\n\r\nĐể đạt được việc sử dụng một tài\r\nnguyên.
\r\n\r\n01.01.05 Xử lý thông tin
\r\n\r\nSự thực hiện một cách có hệ thống\r\ncác thao tác trên thông tin, bao gồm xử lý dữ liệu và có thể bao gồm các\r\nthao tác như truyền dữ liệu và tự động hóa văn phòng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:
\r\n\r\n1. Thuật ngữ “xử lý thông tin”\r\nkhông được sử dụng như là từ đồng nghĩa với xử lý dữ liệu;
\r\n\r\n2. Xem hình 1.
\r\n\r\n01.01.06 Xử lý dữ liệu
\r\n\r\nDP (từ viết tắt).
\r\n\r\nXử lý dữ liệu tự động
\r\n\r\nADP (từ viết tắt).
\r\n\r\nViệc thực hiện một cách có hệ thống\r\ncác thao tác trên dữ liệu.
\r\n\r\nVí dụ: Các thao tác số học hoặc\r\nlogic trên dữ liệu, kết hợp hoặc sắp xếp dữ liệu, ghép nối hoặc biên dịch\r\nchương trình hoặc các thao tác trên văn bản như soạn thảo, sắp xếp, kết hợp,\r\nlưu trữ, khôi phục, hiển thị hoặc in ấn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:
\r\n\r\n1. Thuật ngữ “xử lý dữ liệu”\r\nkhông được sử dụng đồng nghĩa với “xử lý thông tin”;
\r\n\r\n2. Xem hình 1.
\r\n\r\n01.01.07 Phần cứng
\r\n\r\nToàn bộ hoặc một phần các thành\r\nphần vật lý của một hệ thống xử lý thông tin
\r\n\r\nVí dụ: Các máy tính, thiết bị ngoại\r\nvi.
\r\n\r\n01.01.08 Phần mềm
\r\n\r\nToàn bộ hoặc một phần các chương\r\ntrình, thủ tục, qui tắc và tài liệu kèm theo của một hệ thống xử lý thông\r\ntin.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phần mềm là sáng tạo trí\r\ntuệ, nó độc lập với môi trường ghi nó.
\r\n\r\n01.01.09 Phần sụn
\r\n\r\nBộ có thứ tự các lệnh và dữ liệu\r\ntương ứng được lưu trữ độc lập về mặt chức năng với bộ nhớ chính, thường được\r\nlưu trữ trong ROM.
\r\n\r\n01.01.10 Lưu trữ (thiết bị)
\r\n\r\nĐơn vị chức năng có thể được thay\r\nthế. Trong đó, dữ liệu có thể được lưu trữ và khôi phục lại.
\r\n\r\n01.01.11 Bộ nhớ
\r\n\r\nToàn bộ không gian lưu trữ có địa\r\nchỉ trong một đơn vị xử lý và toàn bộ thiết bị lưu trữ bên trong khác được sử\r\ndụng để thi hành các lệnh.
\r\n\r\n01.01.12 Tự động (tính từ)
\r\n\r\nGắn liền với một quá trình hoặc\r\nthiết bị, dưới các điều kiện, chức năng cụ thể vẫn hoạt động mà không có sự can\r\nthiệp của con người.
\r\n\r\n01.01.13 Tự động (động từ)
\r\n\r\nĐể tự động hóa một quá trình\r\nhoặc thiết bị.
\r\n\r\n01.01.14 Tự động (danh từ)
\r\n\r\nSự biến đổi các quá trình hoặc\r\nthiết bị sang thao tác tự động hoặc là các kết quả của sự chuyển đổi đó.
\r\n\r\n01.01.15 Tin học hóa
\r\n\r\nTự động hóa bằng phương tiện máy\r\ntính.
\r\n\r\n01.01.16 Sự tin học hóa
\r\n\r\nSự tự động hóa bằng phương pháp máy\r\ntính.
\r\n\r\n01.01.17 Thế hệ máy tính
\r\n\r\nMột phạm trù trong cách phân loại\r\ntheo lịch sử máy tính dựa chủ yếu trên công nghệ được sử dụng để sản xuất\r\nchúng.
\r\n\r\nVí dụ: Thế hệ đầu tiên dựa trên rơle\r\nhoặc ống chân không, thế hệ thứ hai là dựa trên bóng bán dẫn, thế hệ thứ ba dựa\r\ntrên các mạch tích hợp.
\r\n\r\n01.01.18 Khoa học máy tính
\r\n\r\nNgành khoa học và Công nghệ liên\r\nquan đến xử lý thông tin bằng phương tiện máy tính.
\r\n\r\n01.01.19 Trung tâm máy tính
\r\n\r\nTrung tâm xử lý dữ liệu
\r\n\r\nPhương tiện bao gồm con người, phần\r\ncứng và phần mềm được tổ chức để cung cấp các dịch vụ xử lý thông\r\ntin.
\r\n\r\n01.01.20 Hệ thống xử lý dữ liệu
\r\n\r\nHệ thống máy tính
\r\n\r\nMột hoặc nhiều máy tính, thiết bị\r\nngoại vi và phần mềm để thực hiện xử lý dữ liệu.
\r\n\r\n01.01.21 Hệ thống xử lý thông\r\ntin
\r\n\r\nMột hoặc nhiều hệ thống và thiết bị\r\nxử lý dữ liệu, như là thiết bị truyền thông và văn phòng để thực hiện việc\r\nxử lý thông tin.
\r\n\r\n01.01.22 Hệ thống thông tin
\r\n\r\nHệ thống xử lý thông tin, cùng\r\nvới các tài nguyên tổ chức như là: con người, công nghệ và nguồn tài chính để\r\ncung cấp và phân phối thông tin.
\r\n\r\n01.01.23 Tài nguyên
\r\n\r\nNguồn máy tính
\r\n\r\nBất kỳ phần tử của một hệ thống\r\nxử lý dữ liệu cần thiết để thực hiện các thao tác được yêu cầu.
\r\n\r\nVí dụ: Các thiết bị lưu trữ, đơn\r\nvị vào – ra, một hoặc nhiều đơn vị xử lý, dữ liệu, tệp và chương\r\ntrình.
\r\n\r\n01.01.24
\r\n\r\n1 Quá trình
\r\n\r\nTiến trình được định trước của các\r\nsự kiện xác định bởi mục đích hoặc sự ảnh hưởng của nó, diễn ra trong các điều\r\nkiện nhất định.
\r\n\r\n01.01.25
\r\n\r\n2 Quá trình (trong xử lý\r\ndữ liệu)
\r\n\r\nTiến trình được định trước của các\r\nsự kiện mà nó xảy ra trong khoảng thời gian thi hành toàn bộ hoặc một phần\r\nchương trình.
\r\n\r\n01.01.26 Cấu hình
\r\n\r\nCách thức tổ chức và liên kết phần\r\ncứng và phần mềm của hệ thống xử lý thông tin.
\r\n\r\n01.01.27 Sơ đồ khối
\r\n\r\nSơ đồ của một hệ thống trong đó các\r\nphần hoặc chức năng được biểu diễn bởi các khối được kết nối bởi các đường chỉ\r\nra mối quan hệ của các khối đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Sơ đồ khối không bị giới\r\nhạn đối với các thiết bị vật lý.
\r\n\r\n01.01.28 Đồng bộ
\r\n\r\nGắn liền với hai hoặc nhiều quá\r\ntrình phụ thuộc vào sự xuất hiện của các sự kiện cụ thể như là các tín hiệu\r\nthời gian chung.
\r\n\r\n01.01.29 Không đồng bộ
\r\n\r\nGắn liền với hai hoặc nhiều quá\r\ntrình không phụ thuộc vào các xuất hiện của sự kiện cụ thể như là các tín\r\nhiệu thời gian chung.
\r\n\r\n01.01.30 Dữ liệu vào
\r\n\r\nDữ liệu được nhập vào một hệ\r\nthống xử lý dữ liệu hoặc bất kỳ phần nào của nó để lưu trữ hoặc xử lý.
\r\n\r\n01.01.31 Nhập (quá trình)
\r\n\r\nQuá trình nhập dữ liệu vào một hệ\r\nthống xử lý thông tin hoặc vào bất kỳ phần nào của nó để lưu trữ hoặc xử\r\nlý.
\r\n\r\n01.01.32 Vào (tính từ)
\r\n\r\nGắn liền với thiết bị, quá trình,\r\nkênh nhập – xuất liên quan đến một quá trình nhập hoặc gắn liền với dữ\r\nliệu hoặc các trạng thái tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Từ “vào” có thể được sử\r\ndụng thay thế “dữ liệu vào”, “tín hiệu vào” hoặc “quá trình vào” khi được sử\r\ndụng rõ ràng trong một ngữ cảnh cụ thể.
\r\n\r\n01.01.33 Dữ liệu ra
\r\n\r\nDữ liệu trong hệ thống xử lý dữ\r\nliệu hoặc phần nào đó của nó, truyền dữ liệu của hệ thống hoặc của phần đó\r\nra ngoài.
\r\n\r\n01.01.34 Xuất (quá trình)
\r\n\r\nQuá trình trong hệ thống xử lý\r\nthông tin hoặc phần nào đó của nó, truyền dữ liệu của hệ thống đó hoặc của\r\nphần đó ra ngoài.
\r\n\r\n01.01.35 Dữ liệu ra (tính\r\ntừ)
\r\n\r\nGắn liền với một thiết bị, quá\r\ntrình hoặc kênh vào – ra liên quan đến quá trình xuất hoặc gắn với\r\ndữ liệu hoặc trạng thái tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Từ “xuất” có thể được sử\r\ndụng thay cho “dữ liệu ra”, “tín hiệu ra” hoặc “quá trình ra” khi sử dụng trong\r\nmột ngữ cảnh cụ thể.
\r\n\r\n01.01.36 Tải xuống
\r\n\r\nĐể truyền các chương trình hoặc dữ\r\nliệu từ một máy tính đến một máy tính được kết nối ít tài nguyên hơn, điển hình\r\nlà máy lớn đến máy tính cá nhân.
\r\n\r\n01.01.37 Tải lên
\r\n\r\nTruyền các chương trình hoặc dữ\r\nliệu từ một máy tính được kết nối tới một máy tính nhiều tài nguyên hơn, điển\r\nhình là từ máy tính cá nhân tới máy tính lớn.
\r\n\r\n01.01.38 Giao diện
\r\n\r\nRanh giới được chia sẻ giữa hai đơn\r\nvị chức năng, được xác định theo các đặc điểm khác nhau gắn liền với các chức\r\nnăng, liên kết vật lý, trao đổi tín hiệu và các đặc điểm khác, khi thích hợp.
\r\n\r\n01.01.39 Truyền thông dữ liệu
\r\n\r\nTruyền dữ liệu giữa các đơn vị chức\r\nnăng theo các bộ quy tắc quản trị truyền dữ liệu và sự phối hợp trao đổi.
\r\n\r\n01.01.40 Đơn vị chức năng
\r\n\r\nThực thể phần cứng hoặc phần mềm\r\nhoặc cả hai, có khả năng hoàn thành một mục đích cụ thể.
\r\n\r\n01.01.41 Trực tuyến (tính\r\ntừ)
\r\n\r\nTrực tuyến/GB (tính từ)
\r\n\r\nGắn liền với thao tác của một đơn\r\nvị chức năng khi chịu sự điều khiển của máy tính.
\r\n\r\n01.01.42 Không trực tuyến (tính\r\ntừ)
\r\n\r\nKhông trực tuyến /GB (tính\r\ntừ)
\r\n\r\nGắn liền với thao tác của đơn vị\r\nchức năng mà nó tiến hành với cách độc lập hoặc song song với thao tác chính\r\ncủa máy tính.
\r\n\r\n01.01.43 Phân chia thời gian
\r\n\r\nPhân chia thời gian\r\n(deprecated in this sense)
\r\n\r\nKỹ thuật thao tác của một hệ\r\nthống xử lý dữ liệu cung cấp đối với khoảng thời gian xen giữa hai hoặc\r\nnhiều quá trình trong một bộ xử lý.
\r\n\r\n01.01.44 Mạng
\r\n\r\nTổ hợp các nút và các nhánh\r\nliên kết.
\r\n\r\n01.01.45 Mạng máy tính
\r\n\r\nMạng các nút xử lý dữ liệu\r\nđược liên kết cho mục đích truyền thông dữ liệu.
\r\n\r\n01.01.46 Mạng cục bộ
\r\n\r\nLAN (từ viết tắt)
\r\n\r\nMạng máy tính được để trong nhà của\r\nngười sử dụng trong một vùng địa lý giới hạn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: truyền thông trong mạng\r\ncục bộ phải chịu các quy định bên ngoài; tuy nhiên truyền dữ liệu qua danh giới\r\nmạng LAN có thể tùy thuộc vào một số dạng quy định.
\r\n\r\n01.01.47 Tính liên tác
\r\n\r\nKhả năng truyền, thi hành các\r\nchương trình hoặc truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng khác nhau\r\ndưới dạng yêu cầu mà người sử dụng chỉ cần ít hoặc không cần tri thức về các\r\nđặc tính duy nhất của các đơn vị đó.
\r\n\r\n01.01.48 Hệ trao tay
\r\n\r\nHệ thống xử lý dữ liệu để\r\nsẵn sàng sử dụng khi được cài đặt và cung cấp cho người sử dụng trong điều kiện\r\nsẵn sàng – để - chạy có khả năng tùy chỉnh cho người sử dụng hoặc ứng dụng cụ\r\nthể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể yêu cầu một vài\r\ncông việc chuẩn bị trên dữ liệu người sử dụng.
\r\n\r\n01.01.49 Ảo
\r\n\r\nGắn liền với một đơn vị chức\r\nnăng thực, nhưng các chức năng của nó được hoàn thành bởi các phương tiện\r\nkhác.
\r\n\r\n01.01.50 Máy ảo
\r\n\r\nVM (viết tắt)
\r\n\r\nHệ thống xử lý dữ liệu ảo\r\ndành riêng của người sử dụng, nhưng các chức năng của nó được thực hiện bởi\r\nviệc chia sẻ tài nguyên của một hệ thống xử lý dữ liệu thực.
\r\n\r\n01.01.51 Môi trường mang dữ liệu
\r\n\r\nVật liệu có thể ghi lại dữ liệu lên\r\nhoặc vào và dữ liệu có thể được ghi lại và có thể truy lục dữ liệu đó.
\r\n\r\n01.01.52 Ổ đĩa
\r\n\r\nMôi trường mang dữ liệu bao gồm một\r\nđĩa phẳng được quay để đọc hoặc ghi dữ liệu trên một hoặc cả hai mặt.
\r\n\r\n01.01.53 Nhập vào
\r\n\r\nBắt đầu
\r\n\r\nKhởi tạo một phiên làm việc.
\r\n\r\n01.01.54 Rời hệ thống
\r\n\r\nKết thúc
\r\n\r\nĐể kết thúc phiên làm việc.
\r\n\r\n01.02 Biểu diễn thông tin
\r\n\r\n01.02.01 Tín hiệu
\r\n\r\nSự biến thiên của một đại lượng vật\r\nlý được sử dụng để biểu diễn dữ liệu.
\r\n\r\n01.02.02 Rời rạc
\r\n\r\nGắn liền với dữ liệu mà bao gồm các\r\nphần tử phân biệt, như là các ký tự hoặc gắn với các đại lượng vật lý có số hữu\r\nhạn các giá trị có thể phân biệt, cũng như là gắn với các quá trình và đơn vị\r\nchức năng sử dụng dữ liệu đó.
\r\n\r\n01.02.03 Số (tính từ)
\r\n\r\nSố
\r\n\r\nGắn liền với dữ liệu bao gồm các\r\ncon số cũng như các quá trình và các đơn vị chức năng sử dụng dữ liệu đó.
\r\n\r\n01.02.04 Kỹ thuật số
\r\n\r\nGắn liền với dữ liệu bao gồm các\r\nchữ số cũng như quá trình và đơn vị chức năng sử dụng dữ liệu đó.
\r\n\r\n01.02.05 Chữ số
\r\n\r\nGắn liền với dữ liệu bao gồm các\r\nchữ cái, chữ số và những ký tự thông thường khác, như là các dấu chấm câu, cũng\r\nnhư các quá trình và đơn vị chức năng sử dụng dữ liệu đó.
\r\n\r\n01.02.06 Tương tự
\r\n\r\nGắn liền với các đại lượng vật lý\r\nbiến đổi liên tục hoặc dữ liệu được thể hiện dưới dạng liên tục, cũng như quá\r\ntrình và đơn vị chức năng sử dụng dữ liệu đó.
\r\n\r\n01.02.07 Ký hiệu
\r\n\r\nSự biểu diễn dạng hình của một khái\r\nniệm có ý nghĩa theo ngữ cảnh cụ thể.
\r\n\r\n01.02.08 Bit
\r\n\r\nSố nhị phân
\r\n\r\nHoặc chữ số 0 hoặc chữ số 1 được sử\r\ndụng trong hệ thống số nhị phân.
\r\n\r\n01.02.09 Byte
\r\n\r\nMột xâu bao gồm một số các bít,\r\nđược coi như một đơn vị và nó thường biểu diễn một ký tự hoặc một phần của ký\r\ntự.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:
\r\n\r\n1. Số các bít trong 1 byte là cố\r\nđịnh đối với một hệ thống xử lý dữ liệu cho trước.
\r\n\r\n2. Số các bít trong 1 byte thường\r\nlà 8.
\r\n\r\n01.02.10 Cụm 8 bit
\r\n\r\n(byte – 8 bit)
\r\n\r\n1 byte bao gồm 8 bit.
\r\n\r\n01.02.11 Ký tự
\r\n\r\nThành phần của một bộ các phần tử\r\nđược sử dụng để biểu diễn, tổ chức hoặc điều khiển dữ liệu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các ký tự có thể được\r\nphân loại như sau:
\r\n\r\n\r\n Ký\r\n tự \r\n | \r\n \r\n Kiểu \r\n\r\n {ký tự đồ họa \r\n| \r\n| \r\n| \r\n{ \r\n| \r\n{ Ký tự điều khiển \r\n | \r\n \r\n Ví dụ \r\n{ Chữ số \r\n{ Mẫu tự \r\n{ Tượng hình \r\n{ Ký tự đặc biệt \r\n\r\n { Ký tự điều khiển truyền \r\n| \r\n| ký tự mở rộng mã \r\n{ Ký tự điều khiển thiết bị. \r\n | \r\n
01.02.12 Chữ số
\r\n\r\nKý tự số
\r\n\r\nKý tự biểu diễn số nguyên không âm.
\r\n\r\nVí dụ: một trong các ký tự 0,1,…F\r\ntrong hệ thống thập lục phân.
\r\n\r\n01.03 Phần cứng
\r\n\r\n01.03.01 Đơn vị xử lý
\r\n\r\nĐơn vị xử lý trung tâm
\r\n\r\nCPU (viết tắt)
\r\n\r\nĐơn vị chức năng bao gồm một hoặc\r\nnhiều bộ xử lý và bộ nhớ trong của chúng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: trong tiếng Anh, thuật\r\nngữ bộ xử lý thường được sử dụng đồng nghĩa với đơn vị xử lý.
\r\n\r\n01.03.02 Máy tính lớn
\r\n\r\nMột máy tính, thường trong trung\r\ntâm máy tính, với khả năng và tài nguyên lớn mà những máy tính khác có thể kết\r\nnối và chia sẻ dễ dàng.
\r\n\r\n01.03.03 Máy vi tính
\r\n\r\nĐơn vị chức năng có thể thực hiện\r\ncác phép tính toán, bao gồm các thao tác số học và các thao tác logic mà không\r\ncần đến sự can thiệp của con người.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH:
\r\n\r\n1. Máy vi tính có thể bao gồm một\r\nđơn vị đứng độc lập hoặc một vài đơn vị được kết nối với nhau.
\r\n\r\n2. Trong tiếng Anh, trong xử lý\r\nthông tin, thuật ngữ máy tính thường đề cập như máy tính kỹ số.
\r\n\r\n01.03.04 Máy tính số
\r\n\r\nLà máy tính được điều khiển bởi\r\nchương trình được lưu trữ trong và có khả năng dùng chung bộ nhớ cho toàn bộ\r\nhoặc một phần của chương trình và cũng cho toàn bộ hoặc một phần của dữ liệu\r\ncần thiết để chạy chương trình, thi hành các chương trình ghi – người sử dụng\r\nhoặc ký hiệu – người sử dụng; thực hiện thao tác ký hiệu – người sử dụng của dữ\r\nliệu rời rạc được biểu diễn dưới dạng số, bao gồm các thao tác logic và số học;\r\nvà thi hành các chương trình tự điều chỉnh trong khoảng thời gian thi hành của\r\nchúng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong tiếng Anh, trong xử\r\nlý thông tin thuật ngữ máy tính thường được dùng để đề cập là máy tính số.
\r\n\r\n01.03.05 Máy tính tương tự
\r\n\r\nMáy tính mà các thao tác của nó có\r\ntính tương tự đối với các thao tác của một hệ thống khác và chấp nhận, xử lý và\r\ntạo ra dữ liệu tương tự.
\r\n\r\n01.03.06 Máy tính lai
\r\n\r\nMáy tính mà tích hợp cả các thành\r\nphần máy tính tương tự và thành phần máy tính số bằng việc liên kết các bộ biến\r\nđổi số - tương tự và tương tự - số.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Máy tính lai có thể sử\r\ndụng hoặc tạo ra dữ liệu tương tự và dữ liệu rời rạc.
\r\n\r\n01.03.07 Thiết bị ngoại vi
\r\n\r\nThiết bị được điều khiển bởi và có\r\nthể truyền thông với một máy tính riêng biệt.
\r\n\r\nVí dụ: Đơn vị vào – ra dữ liệu, bộ\r\nnhớ ngoài.
\r\n\r\n01.03.08 Bộ xử lý
\r\n\r\nTrong máy tính, đơn vị chức năng để\r\nthông dịch và thi hành các lệnh.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một bộ xử lý bao gồm ít\r\nnhất một đơn vị điều khiển lệnh và một đơn vị số học và logic.
\r\n\r\n01.03.09 Bộ vi xử lý
\r\n\r\nBộ xử lý mà các phần tử của nó được\r\nthu nhỏ vào một hoặc một vài mạch tích hợp
\r\n\r\n01.03.10 Vi mạch
\r\n\r\nIC (Từ viết tắt)
\r\n\r\nVi mạch
\r\n\r\nChip
\r\n\r\nMột miếng vật liệu bán dẫn nhỏ bao\r\ngồm các phần tử điện tử được kết nối với nhau.
\r\n\r\n01.03.11 Thiết bị đầu cuối
\r\n\r\nĐơn vị chức năng trong một hệ thống\r\nhoặc mạng truyền thông mà tại đó dữ liệu có thể được nhập hoặc truy lục.
\r\n\r\n01.03.12 Thiết bị đầu cuối người\r\nsử dụng
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối cho phép người sử\r\ndụng có thể giao tiếp với máy tính.
\r\n\r\n01.03.13 Trạm công tác
\r\n\r\nĐơn vị chức năng thường có các khả\r\nnăng đặc biệt về mục đích tính toán và bao gồm các đơn vị đầu vào và đầu ra\r\nhướng – người sử dụng.
\r\n\r\nVí dụ: Một thiết bị đầu cuối có thể\r\nlập trình, thiết bị đầu cuối không thể lập trình hoặc máy vi tính độc lập.
\r\n\r\n01.03.14 Thiết bị đầu cuối có\r\nthể lập trình
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối thông minh
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối của người sử dụng\r\ncó khả năng xử lý dữ liệu cài sẵn.
\r\n\r\n01.03.15 Thiết bị đầu cuối không\r\nthể lập trình
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối không thông\r\nminh
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối của người sử dụng\r\nkhông có khả năng xử lý dữ liệu một cách độc lập.
\r\n\r\n01.03.16 Thiết bị đầu cuối hiển\r\nthị hình ảnh
\r\n\r\nVDT (từ viết tắt)
\r\n\r\nVisual display terminal
\r\n\r\nVisual display unit
\r\n\r\nVDU (từ viết tắt)
\r\n\r\nThiết bị đầu cuối của người sử dụng\r\nvới một màn hình hiển thị và thường được trang bị với đơn vị vào như là bàn\r\nphím.
\r\n\r\n01.03.17 Máy tính tay
\r\n\r\nThiết bị phù hợp với các thao tác\r\nsố học, nhưng đòi hỏi con người phải tham gia vào để sửa đổi chương trình được\r\nlưu trữ của nó, và để bắt đầu mỗi thao tác hoặc trình tự các thao tác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Máy tính tay thực hiện\r\nmột số chức năng của máy tính, nhưng thường thao tác với sự tham gia của con người.
\r\n\r\n01.03.18 Kiến trúc máy tính
\r\n\r\nCấu trúc logic và các đặc điểm chức\r\nnăng của máy tính, bao gồm mối tương quan giữa các thành phần phần cứng và phần\r\nmềm của nó.
\r\n\r\n01.03.19 Máy vi tính
\r\n\r\nMáy tính số mà đơn vị xử lý của nó\r\nbao gồm một hoặc nhiều bộ vi xử lý và bao gồm các phương tiện lưu trữ và phương\r\ntiện vào – ra dữ liệu.
\r\n\r\n01.03.20 Máy tính cá nhân
\r\n\r\nPC (viết tắt)
\r\n\r\nMáy vi tính chủ yếu phục vụ cho\r\nviệc sử dụng độc lập của cá nhân.
\r\n\r\n01.03.21 Máy tính di động (máy\r\ntính xách tay)
\r\n\r\nMáy vi tính có thể mang đi để sử\r\ndụng trong nhiều vị trí.
\r\n\r\n01.03.22 Máy tính xách tay
\r\n\r\nMáy tính di động có năng lượng pin\r\nđủ nhỏ và nhẹ để được hoạt động trên mặt phẳng nhỏ.
\r\n\r\n01.03.23 Máy tính mi ni
\r\n\r\nMáy tính số mà chức năng của nó là\r\ntrung gian giữa một máy vi tính và máy tính lớn.
\r\n\r\n01.03.24 Siêu máy tính
\r\n\r\nBất kỳ lớp các máy tính nào có sẵn\r\ntốc độ xử lý cao nhất tại một thời điểm nhất định đối với việc giải quyết các\r\nvấn đề thiết kế và khoa học.
\r\n\r\n01.03.25 MIPS (từ viết tắt)
\r\n\r\nHàng triệu lệnh trên giây
\r\n\r\nĐơn vị đo sự thực thi xử lý bằng\r\nmột triệu lệnh trên mỗi giây.
\r\n\r\n01.03.26 MFLOPS (từ viết\r\ntay)
\r\n\r\nMegaflops
\r\n\r\nĐơn vị đo lường đặc tính xử lý bằng\r\nmột triệu phép tính dấu phẩy động trong mỗi giây.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đây là đơn vị đo lường\r\nđược sử dụng trong các ứng dụng máy tính khoa học.
\r\n\r\n01.03.27 Tính kết nối
\r\n\r\nKhả năng của một hệ thống hoặc\r\nthiết bị được gắn với các hệ thống hoặc thiết bị khác mà không cần điều chỉnh.
\r\n\r\n01.04 Phần mềm
\r\n\r\n01.04.01 Phần mềm ứng dụng
\r\n\r\nChương trình ứng dụng
\r\n\r\nPhần mềm hoặc chương trình đặc\r\ntrưng cho giải pháp của một vấn đề ứng dụng.
\r\n\r\nVí dụ: Một chương trình bảng tính.
\r\n\r\n01.04.02 Phần mềm hệ thống
\r\n\r\nHệ phần mềm ứng dụng độc lập hỗ trợ\r\ncho việc chạy phần mềm ứng dụng.
\r\n\r\n01.04.03 Phần mềm hỗ trợ
\r\n\r\nChương trình hỗ trợ
\r\n\r\nPhần mềm hoặc chương trình trợ giúp\r\nviệc phát triển, duy trì hoặc sử dụng phần mềm khác hoặc cung cấp khả năng ứng\r\ndụng độc lập tổng quát.
\r\n\r\nVí dụ: 1 chương trình biên dịch,\r\nhệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
\r\n\r\n01.04.04 Tài liệu hệ thống
\r\n\r\nSự tập hợp các tài liệu mô tả các\r\nyêu cầu, khả năng giới hạn, thiết kế, hoạt động và duy trì của một hệ thống xử\r\nlý thông tin.
\r\n\r\n01.04.05 Gói phần mềm
\r\n\r\nMột tập đầy đủ và được tài liệu hóa\r\ncủa các chương trình được cung cấp cho một số người sử dụng đối với một ứng\r\ndụng hoặc chức năng chung.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một số gói phần mềm có\r\nthể thay đổi ứng dụng riêng biệt.
\r\n\r\n01.04.06 Tính linh động (của\r\n1 chương trình)
\r\n\r\nKhả năng của một chương trình được\r\nthi hành trên nhiều kiểu hệ thống xử lý dữ liệu khác nhau mà không cần\r\nchuyển đổi chương trình đó sang một ngôn ngữ khác và có ít hoặc không có sự\r\nđiều chỉnh nào.
\r\n\r\n01.04.07 Thiết kế phần mềm
\r\n\r\nỨng dụng có hệ thống các kinh\r\nnghiệm, phương pháp và tri thức khoa học và kỹ thuật cho việc thiết kế, thực\r\nhiện, thử nghiệm và tài liệu hóa phần mềm để tối ưu sản phẩm, sự hỗ trợ và chất\r\nlượng của nó.
\r\n\r\n01.04.08 Hệ điều hành
\r\n\r\nOS (từ viết tắt)
\r\n\r\nPhần mềm để điều khiển việc thực\r\nthi các chương trình và có thể cung cấp các dịch vụ như là phân định nguồn, lập\r\nbiểu, điều khiển vào – ra và quản lý dữ liệu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Mặc dù các hệ điều hành\r\nchủ yếu là phần mềm, nhưng cũng có thể là các lệnh thực thi một phần của phần\r\ncứng.
\r\n\r\n01.05 Lập trình
\r\n\r\n01.05.01 Chương trình
\r\n\r\nChương trình máy tính
\r\n\r\nĐơn vị cú pháp tuân theo quy tắc\r\ncủa một ngôn ngữ lập trình riêng và nó bao gồm các khai báo các câu lệnh khai\r\nbáo hoặc các chỉ lệnh cần thiết để giải quyết một chức năng nhiệm vụ hoặc vấn\r\nđề cụ thể.
\r\n\r\n01.05.02 Lập trình
\r\n\r\nMã hóa
\r\n\r\nĐể thiết kế, viết, sửa đổi và chạy\r\nthử các chương trình.
\r\n\r\n01.05.03 Lập chương trình
\r\n\r\nThiết kế, viết, sửa đổi và chạy thử\r\ncác chương trình.
\r\n\r\n01.05.04 Thường trình
\r\n\r\nChương trình (không sử dụng\r\ntheo nghĩa này)
\r\n\r\nChương trình hoặc một phần chương\r\ntrình mà có thể phải sử dụng chung hoặc thường xuyên.
\r\n\r\n01.05.05 Thuật toán
\r\n\r\nBộ có thứ tự xác định các quy tắc\r\nxác định đối với giải pháp của một vấn đề.
\r\n\r\n01.05.06 Lưu đồ
\r\n\r\nSơ đồ luồng
\r\n\r\nBiểu diễn đồ họa của một quá trình\r\nhoặc giải pháp từng bước một của một vấn đề có sử dụng hình học diễn giải hình\r\ndạng được kết nối bằng các đường kẻ cho mục đích thiết kế hoặc lập tài liệu một\r\nquá trình hoặc chương trình.
\r\n\r\n01.05.07 Gỡ rối
\r\n\r\nĐể phát hiện, định vị và loại trừ\r\nlỗi trong chương trình.
\r\n\r\n01.05.08 Ngôn ngữ tự nhiên
\r\n\r\nNgôn ngữ mà các nguyên tắc của nó\r\ndựa trên cách sử dụng hiện tại, không phải chịu quy định cụ thể nào.
\r\n\r\n01.05.09 Ngôn ngữ nhân tạo
\r\n\r\nNgôn ngữ mà các quy tắc của nó được\r\nthiết lập rõ ràng trước khi sử dụng nó.
\r\n\r\n01.05.10 Ngôn ngữ lập trình
\r\n\r\nNgôn ngữ nhân tạo để diễn đạt các\r\nchương trình.
\r\n\r\n01.06 Ứng dụng và người sử dụng\r\ncuối
\r\n\r\n01.06.01 Mô phỏng
\r\n\r\nViệc sử dụng một hệ thống xử lý\r\ndữ liệu để biểu diễn đặc điểm hành vi được chọn lựa của một hệ thống trừu\r\ntượng hoặc vật lý.
\r\n\r\nVí dụ: Sự biểu diễn của luồng không\r\nkhí xung quanh cánh máy bay tại các vận tốc, nhiệt độ và áp xuất không khí khác\r\nnhau.
\r\n\r\n01.06.02 Sự bắt chước
\r\n\r\nViệc sử dụng hệ thống xử lý dữ\r\nliệu để bắt chước một hệ thống xử lý dữ liệu khác, do đó hệ thống\r\nbắt chước chấp nhận cùng dữ liệu, thi hành cùng chương trình và đạt được các\r\nkết quả giống như của hệ thống được bắt chước.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: sự bắt chước thường đạt\r\nđược bằng phần cứng và vi chương trình.
\r\n\r\n01.06.03 Khôi phục thông tin
\r\n\r\nIR (từ viết tắt)
\r\n\r\nHành động, phương pháp và thủ tục\r\nđể thu được thông tin trên một đối tượng cho trước từ dữ liệu được lưu trữ.
\r\n\r\n01.06.04 Bản sao cứng
\r\n\r\nBản sao cố định của một ảnh hiển\r\nthị được tạo ra trên một khối đơn vị ra như là máy in hoặc máy vẽ và nó có thể\r\nmang đi được.
\r\n\r\n01.06.05 Bản sao mềm
\r\n\r\nĐầu ra không cố định của thông tin\r\ndưới dạng âm thanh hoặc trực quan.
\r\n\r\nVí dụ: hiển thị ống tia cực âm
\r\n\r\n01.06.06 Trình đơn (menu)
\r\n\r\nDanh sách các tùy chọn được hiển\r\nthị bằng hệ thống xử lý dữ liệu, từ đó người sử dụng có thể chọn lựa\r\nhành động để khởi tạo.
\r\n\r\n01.06.07 Dấu nhắc
\r\n\r\nThông điệp trực quan hoặc có thể\r\nnghe thấy được gửi bởi một chương trình để yêu cầu phản hồi của người sử dụng.
\r\n\r\n01.06.08 Hệ đồ họa máy tính
\r\n\r\nPhương pháp và kỹ thuật đối với\r\nviệc xây dựng, thao tác, lưu trữ và hiển thị, các hình ảnh bảo các phương tiện\r\nmáy tính.
\r\n\r\n01.06.09 Tự động hóa văn phòng
\r\n\r\nOA (từ viết tắt)
\r\n\r\nSự tích hợp các hoạt động văn phòng\r\nbằng các phương tiện của một hệ thống xử lý thông tin.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thuật ngữ này cụ thể bao\r\ngồm việc xử lý và truyền văn bản, hình ảnh và giọng nói.
\r\n\r\n01.06.10 Xử lý văn bản
\r\n\r\nXử lý từ
\r\n\r\nCác thao tác xử lý dữ liệu trên\r\nvăn bản, như là nhập, soạn thảo, sắp xếp, kết hợp, lưu trữ, hiển thị hoặc in.
\r\n\r\n01.06.11 Tính tương thích
\r\n\r\nKhả năng của một đơn vị chức năng\r\nđáp ứng các yêu cầu của một giao diện được quy định không cần sự thay đổi đáng\r\nkể
\r\n\r\n01.06.12 Trí tuệ nhân tạo
\r\n\r\nAL (từ viết tắt)
\r\n\r\nNgành khoa học máy tính dành cho sự\r\nphát triển các hệ thống xử lý dữ liệu để thực hiện các chức năng được\r\nkết hợp bình thường với trí tuệ của con người, như là lập luận, học và tự trao\r\ndồi.
\r\n\r\n01.06.13 Người máy
\r\n\r\nKỹ thuật bao gồm có thiết kế, xây\r\ndựng và sử dụng người máy.
\r\n\r\n01.06.14 Máy tính trợ giúp
\r\n\r\nMáy tính hỗ trợ
\r\n\r\nCA (từ viết tắt)
\r\n\r\nGắn liền với kỹ thuật hoặc quá\r\ntrình mà một phần công việc được thực hiện nhờ vào máy tính.
\r\n\r\n01.06.15 Xuất bản điện tử
\r\n\r\nXuất bản được trợ giúp bởi máy\r\ntính
\r\n\r\nXuất bản được bởi máy tính
\r\n\r\nSản phẩm của các tài liệu xắp chữ -\r\nchất lượng bao gồm văn bản, đồ họa, hình vẽ với sự hỗ trợ của máy tính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp,\r\nxuất bản điện tử được thực hiện qua việc sử dụng các chương trình ứng dụng và\r\ntrong trường hợp khác nó được hoàn thành bằng cách sử dụng hệ thống chuyên\r\ndụng.
\r\n\r\n01.06.16 Kỹ thuật xuất bản điện\r\ntử
\r\n\r\nLà xuất bản điện tử có sử dụng máy\r\nvi tính.
\r\n\r\n01.06.17 Thư điện tử
\r\n\r\nThư tín
\r\n\r\nQuan hệ thư từ dưới dạng các thông\r\nđiệp được truyền giữa các thiết bị đầu cuối của người sử dụng qua một mạng máy\r\ntính.
\r\n\r\n01.06.18 Cơ sở tri thức
\r\n\r\nK-base (từ viết tắt)
\r\n\r\nCơ sở dữ liệu chứa các quy tắc và\r\nthông tin kết luận về kinh nghiệm và ý tưởng chuyên môn của con người một lĩnh\r\nvực.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các hệ thống tự trao\r\ndồi, cơ sở tri thức chứa đựng thêm thông tin suy ra từ giải pháp của các vấn đề\r\nđã từng bắt gặp trước đó.
\r\n\r\n01.06.19 Hệ chuyên gia
\r\n\r\nES (từ viết tắt)
\r\n\r\nHệ thống máy tính cung cấp giải\r\npháp vấn đề trong lĩnh vực nhất định hoặc là phạm vi ứng dụng bởi bản vẽ kết\r\nluận từ cơ sở tri thức được phát triển từ sự thành thạo từ con người.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH
\r\n\r\n1. Thuật ngữ đôi khi được sử dụng\r\nđồng nghĩa, mặc dù nó được sử dụng để nhấn mạnh tri thức chuyên gia.
\r\n\r\n2. Một số hệ chuyên gia có thể cải\r\nthiện cơ sở tri thức và phát triển thành các nguyên tắc liên quan mới dựa trên\r\nkinh nghiệm với những vấn đề trước đó.
\r\n\r\n01.06.20 Xử lý ảnh
\r\n\r\nXử lý hình
\r\n\r\nSử dụng hệ thống xử lý dữ liệu\r\nđể tạo, quét hình, phân tích, tăng cường, giải thích hoặc hiển thị ảnh.
\r\n\r\n01.06.21 Chương trình công tác
\r\n\r\nLà chương trình mà hiển thị bảng\r\ncác ô được sắp xếp theo hàng và cột, mà sự thay đổi nội dung của một ô có thể\r\ngây ra việc tính toán lại của một hoặc nhiều ô dựa trên quy định của người dùng\r\ntương quan giữa các ô.
\r\n\r\n01.06.22 Thân thiện với người sử\r\ndụng
\r\n\r\nĐề cập đến việc sử dụng của con\r\nngười một cách thuận tiện và dễ dàng.
\r\n\r\n01.07 An ninh máy tính
\r\n\r\n01.07.01 Bảo vệ dữ liệu
\r\n\r\nThực hiện các phương tiện vật lý,\r\nkỹ thuật hoặc quản trị thích hợp để bảo vệ chống lại sự lạm dụng cố ý hoặc ngẫu\r\nnhiên, thay đổi hoặc phá hủy dữ liệu một cách trái phép.
\r\n\r\n01.07.02 Tội ác máy tính
\r\n\r\nVi phạm cam kết thông qua việc sử\r\ndụng, thay đổi hoặc phá hủy phần cứng, phần mềm hoặc dữ liệu.
\r\n\r\n01.07.03
\r\n\r\n1 Người say mê máy tính
\r\n\r\nLà người say mê máy tính có kỹ\r\nthuật thành thạo.
\r\n\r\n01.07.04
\r\n\r\n2 Tin tặc
\r\n\r\nLà người say mê máy tính có kỹ\r\nthuật thành thạo, là người sử dụng tri thức của mình dùng nó để truy cập trái\r\nphép vào các tài nguyên được bảo vệ.
\r\n\r\n01.07.05 Vi phạm bản quyền phần\r\nmềm
\r\n\r\nSử dụng hoặc sao chụp bất hợp pháp\r\nsản phẩm phần mềm.
\r\n\r\n01.08 Quản lý dữ liệu
\r\n\r\n01.08.01 Quản lý thông tin
\r\n\r\nTrong hệ thống xử lý thông tin,\r\nchức năng giành được quyền điều khiển, phân tích, duy trì, phục hồi và phân\r\nloại thông tin.
\r\n\r\n01.08.02 Quản lý dữ liệu
\r\n\r\nTrong hệ thống xử lý dữ liệu,\r\ncác chức năng cung cấp truy cập dữ liệu, thực hiện hoặc kiểm tra bộ nhớ dữ liệu\r\nvà điều khiển thao tác vào – ra.
\r\n\r\n01.08.03 Phương pháp truy cập
\r\n\r\nKỹ thuật để đạt được sử dụng dữ\r\nliệu, sử dụng lưu trữ theo thứ tự để đọc, ghi dữ liệu hoặc sử dụng kênh vào –\r\nra dữ liệu để truyền dữ liệu.
\r\n\r\nVí dụ: Phương pháp truy cập ngẫu\r\nnhiên, phương pháp truy cập chỉ mục, phương pháp truy cập tuần tự.
\r\n\r\n01.08.04 Ngân hàng dữ liệu
\r\n\r\nBộ dữ liệu liên quan đến chủ đề\r\nnhất định và được tổ chức theo cách để có thể được tư vấn bởi người đăng ký.
\r\n\r\n01.08.05 Cơ sở dữ liệu
\r\n\r\nTập hợp dữ liệu được tổ chức theo\r\ncấu trúc về khái niệm mô tả các đặc điểm của các dữ liệu này và mối quan hệ\r\ngiữa các thực thể tương ứng của chúng, hỗ trợ một hoặc nhiều phạm vi ứng dụng.
\r\n\r\n01.08.06 Tệp tin
\r\n\r\nTập có tên của các bản ghi được lưu\r\ntrữ hoặc xử lý như một đơn vị.
\r\n\r\nHình\r\n1 – Mối tương quan của thực thể / Figure 1 – Interrelation entre
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC\r\nLỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nMục 1 Khái quát
\r\n\r\n1.1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n1.2 Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n1.3 Quy tắc và quy phạm
\r\n\r\n1.3.1 Định nghĩa thực thể
\r\n\r\n1.3.2 Tổ chức thực thể
\r\n\r\n1.3.3 Phân loại thực thể
\r\n\r\n1.3.4 Lựa chọn các thuật ngữ và\r\ncách diễn đạt các định nghĩa
\r\n\r\n1.3.5 Đa nghĩa
\r\n\r\n1.3.6 Các từ viết tắt
\r\n\r\n1.3.7 Sử dụng dấu ngoặc đơn
\r\n\r\n1.3.8 Sử dụng dấu ngoặc
\r\n\r\n1.3.9 Sử dụng thuật ngữ in nghiêng\r\ntrong khái niệm và cách sử dụng của dấu hoa thị
\r\n\r\n1.3.10 Đánh vần
\r\n\r\n1.3.11 Tổ chức chỉ mục theo bảng\r\nchữ cái
\r\n\r\nĐối với mỗi ngôn ngữ được sử dụng,\r\nmột chỉ mục theo bảng chữ cái được cung cấp ở cuối mỗi phần. Chỉ mục này bao\r\ngồm tất cả các thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn. Thuật ngữ đa từ xuất\r\nhiện theo thứ tự chữ cái dưới mỗi từ chính của chúng
\r\n\r\nMục 2 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n01 Thuật ngữ cơ bản
\r\n\r\n01.01 Thuật ngữ chung
\r\n\r\n01.02 Biểu diễn thông tin
\r\n\r\n01.03 Phần cứng
\r\n\r\n01.04 Phần mềm
\r\n\r\n01.05 Lập trình
\r\n\r\n01.06 Ứng dụng và người sử dụng\r\ncuối
\r\n\r\n01.07 An ninh máy tính
\r\n\r\n01.08 Quản lý dữ liệu
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7563-1:2005, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7563-1:2005, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7563-1:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN7563-1:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7563 1:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN7563-1:2005
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7563-1:2005 (ISO/IEC 2382-1 :1993) về Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7563-1:2005 (ISO/IEC 2382-1 :1993) về Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7563-1:2005 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2005-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |