ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2005/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 15 tháng 7 năm 2005 |
V/V: QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NGHĨA TRANG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Văn bản số 256/TT-HĐND ngày 24/6/2005 của Thường trực Hội đồng nhân dân Tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỨC ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NGHĨA TRANG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2005/QĐ-UBND ngày 15/7/2005 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Mục đích, phạm vi, hình thức đóng góp.
1. Khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang nhằm góp phần tạo nguồn kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang.
2. Việc đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang được áp dụng tại các nghĩa trang đã quy hoạch và được phép dùng làm nơi mai táng, có Ban quản lý nghĩa trang thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật.
3. Hình thức đóng góp: Tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp bằng tiền.
1. Hộ gia đình có thân nhân từ trần và có nhu cầu mai táng tại nghĩa trang.
2. Tổ chức có thành viên từ trần và có nhu cầu mai táng tại nghĩa trang.
Điều 3. Các trường hợp không thực hiện đóng góp.
1. Hộ gia đình thuộc chuẩn nghèo do Nhà nước quy định có người từ trần và được mai táng tại nghĩa trang.
2. Người được mai táng là người có công với cách mạng (bao gồm: người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng) theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ.
3. Người được mai táng là người được chăm sóc, nuôi duỡng tại các tổ chức nhân đạo, từ thiện thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật.
4. Người được mai táng không còn thân nhân, gia đình hoặc có thân nhân, gia đình nhưng thân nhân, gia đình không thực hiện việc mai táng; việc chôn cất do chính quyền, bà con xóm giềng, cộng đồng dân cư hay tổ chức nhân đạo, từ thiện đứng ra lo liệu.
Điều 4. Cơ quan thực hiện thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang là Ban Quản lý các nghĩa trang thuộc phạm vi đóng góp theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quy định này.
MỨC ĐÓNG GÓP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN ĐÓNG GÓP
1. Mức đóng góp:
- Đối với các vị trí thuận lợi về giao thông đi lại, mức đóng là 300.000đồng/lần mai táng.
- Đối với các vị trí còn lại, mức đóng góp là 200.000đồng/lần mai táng.
Diện tích đất sử dụng cho một lần mai táng là 10,5 m2.
2. Mức đóng góp quy định trên là mức tối thiểu. Tùy lòng hảo tâm, tổ chức, cá nhân có thể tham gia đóng góp với mức cao hơn. Toàn bộ khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân (kể cả số tiền đóng góp cao hơn mức tối thiểu) phải được phản ánh đầy đủ trên biên lai thu, sổ sách, chứng từ kế toán và danh sách niêm yết công khai theo đúng chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ, chứng từ, chế độ kế toán và quy định về công khai khoản đóng góp tại Khoản 2, Điều 8 Quyết định này.
Điều 6. Quản lý, sử dụng tiền đóng góp.
1. Toàn bộ số tiền đóng góp phát sinh trong ngày được nộp vào Tài khoản tiền gởi của Phòng Tài chính - Kế hoạch mở tại Kho bạc Nhà nước vào ngày hôm sau. Nếu việc đóng góp thực hiện vào thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật tuần này, thì số tiền đóng góp trong những ngày trên được nộp vào Tài khoản tiền gởi của Phòng Tài chính - Kế hoạch vào thứ hai tuần kế tiếp.
2. Toàn bộ số tiền đóng góp dùng để đầu tư xây dựng, sửa chữa, tu bổ cơ sở hạ tầng nghĩa trang. Trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Khoản thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang được phản ánh vào ngân sách Nhà nước bằng hình thức ghi thu - ghi chi ngân sách huyện, thành phố tại thời điểm phát sinh chi từ Tài khoản tiền gởi, hạch toán thu đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng và hạch toán chi đầu tư xây dựng cơ bản theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành theo quyết định của UBND huyện, thành phố. Hồ sơ, chứng từ làm căn cứ thực hiện ghi thu - ghi chi phải thể hiện đầy đủ và theo quy định của pháp luật.
CHỨNG TỪ THU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐÓNG GÓP
Điều 7. Biên lai thu khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang do cơ quan thuế thống nhất phát hành. Cơ quan thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang phải lập và cung cấp biên lai cho đối tượng đóng góp theo đúng quy định hiện hành về chế độ phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ.
Điều 8. Cơ quan thực hiện thu đóng góp có trách nhiệm:
1. Xây dựng kế hoạch thu đóng góp hàng năm. Thực hiện việc thu, nộp số tiền thu đóng góp theo quy định tại Chương II Quy định này.
2. Thực hiện công khai tài chính và trả lời chất vấn theo quy định hiện hành của Nhà nước về công khai tài chính đối với các qũy có nguồn đóng góp của nhân dân và theo các quy định dưới đây:
a) Nội dung, thời điểm công khai:
- Công bố công khai văn bản quy định mục đích, đối tượng đóng góp, mức đóng góp, thủ tục thu, nộp... ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực.
- Công bố công khai danh sách tổ chức, gia đình, cá nhân đã tham gia đóng góp hàng năm chậm nhất vào ngày 15/01 của năm sau.
b) Hình thức công khai: Niêm yết ở những vị trí thuận lợi (trong phạm vi nghĩa trang) để đối tượng đóng góp dễ nhận biết.
3. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán số tiền đóng góp theo quy định hiện hành của Nhà nước: Mở sổ sách kế toán theo dõi đầy đủ, hạch toán, quyết toán chính xác số thu, số nộp; quản lý, sử dụng biên lai thu và các chứng từ kế toán có liên quan theo đúng chế độ quản lý ấn chỉ, chứng từ.
4. Cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán, báo cáo quyết toán liên quan đến việc quản lý số tiền đóng góp theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ VÀ CƠ QUAN TÀI CHÍNH.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan thuế.
1. Cục Thuế Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành, quản lý chứng từ thu theo chế độ quản lý ấn chỉ do Bộ Tài chính quy định; bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ chứng từ phục vụ cho công tác thu đóng góp của các đơn vị.
2. Chi cục Thuế chịu trách nhiệm cung cấp, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng biên lai thu; xử lý vi phạm hành chính về thực hiện chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu khoản đóng góp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan tài chính.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố chịu trách nhiệm:
1. Mở Tài khoản tiền gởi tại Kho bạc Nhà nước quản lý số tiền đóng góp được. Thực hiện việc mở sổ sách kế toán theo dõi, hạch toán, quyết toán số thu, số sử dụng (theo quyết định của UBND huyện, thành phố) trên Tài khoản; hạch toán khoản đóng góp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điểm 3, Điều 6, Chương II Quy định này.
2. Thực hiện công khai tài chính và trả lời chất vấn theo quy định hiện hành của Nhà nước về công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn đóng góp của nhân dân và theo các quy định dưới đây:
a) Nội dung công khai: Quyết toán thu và sử dụng số tiền huy động đóng góp nộp vào Tài khoản tiền gởi hàng năm (vận dụng Mẫu B 02CKQ ban hành kèm theo Thông tư số 29/1999/TT-BTC ngày 19/03/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân).
b) Thời điểm công khai: Chậm nhất vào ngày 15/02 năm sau.
c) Hình thức công khai: Niêm yết ở những vị trí thuận lợi để đối tượng đóng góp dễ nhận biết tại: Nghĩa trang thực hiện thu đóng góp (cùng chỗ với Danh sách đối tượng đóng góp do Ban Quản lý nghĩa trang niêm yết) và tại trụ sở làm việc của Phòng Tài chính - Kế hoạch; Công bố trong các kỳ họp của HĐND huyện, thành phố.
3. Cung cấp đầy đủ tài liệu, số liệu, sổ sách, chứng từ, kế toán liên quan đến việc quản lý số tiền thu đóng góp theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Kiểm tra việc thực hiện thu nộp, hạch toán và quyết toán số tiền thu đóng góp của Ban Quản lý nghĩa trang (đơn vị thực hiện huy động) theo chức năng và nhiệm vụ được phân cấp.
Điều 11. Khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang là khoản thu của ngân sách Nhà nước, được cân đối trong dự toán thu (ngân sách huyện, thành phố hưởng 100%), chi (đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ xây dựng tôn tạo và quản lý nghĩa trang) ngân sách cấp huyện, thành phố hàng năm. Thủ tục lập, giao dự toán ngân sách thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan.
Điều 12. Kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ thu đóng góp và quản lý khoản thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang do UBND các huyện, Thành phố chịu trách nhiệm cân đối trong dự toán chi ngân sách hàng năm.
Điều 13. UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, kịp thời báo cáo về UBND Tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
File gốc của Quyết định 46/2005/QĐ-UBND về mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang được cập nhật.
Quyết định 46/2005/QĐ-UBND về mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Số hiệu | 46/2005/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành | 2005-07-15 |
Ngày hiệu lực | 2005-07-25 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |