\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
THIẾT\r\nBỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN RỜI DÙNG CHO TRUYỀN SỐ LIỆU (VÀ THOẠI)
\r\n\r\nYÊU\r\nCẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\n\r\n\r\n
Land Mobile Radio Equipment having an antenna\r\nconnector
\r\n\r\nintended for the transmission of data (and\r\nspeech)
\r\n\r\nTechnical Requirements
\r\n\r\n\r\n\r\n \r\n\r\n \r\n\r\n \r\n\r\n \r\n\r\n \r\n\r\n
Hà Nội - 2005
\r\n\r\n\r\n\r\n
LỜI NÓI ĐẦU
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN\r\n68-229: 2005 “Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho\r\ntruyền số liệu (và thoại) – Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng trên cơ sở chấp\r\nthuận áp dụng tiêu chuẩn ETSI EN 300 113-2 V1.1.1 (3-2001) của Viện Tiêu chuẩn\r\nViễn thông châu Âu (ETSI).
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN\r\n68-229: 2005 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (RIPT) biên soạn theo đề nghị\r\ncủa Vụ Khoa học – Công nghệ và được ban hành theo Quyết định số\r\n28/2005/QĐ-BBCVT ngày 17 tháng 08 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn\r\nthông.
\r\n\r\nTiêu chuẩn Ngành TCN\r\n68-229: 2005 được ban hành dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh). Trong\r\ntrường hợp có tranh chấp về cách hiểu do biên dịch, bản tiếng Việt được áp\r\ndụng.
\r\n\r\nVụ Khoa học – Công nghệ
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN LIỀN DÙNG CHO TRUYỀN\r\nSỐ LIỆU (VÀ THOẠI)
\r\n\r\nYÊU CẦU KỸ THUẬT
\r\n\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số\r\n28/2005/QĐ-BBCVT ngày 17/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nTiêu\r\nchuẩn này áp dụng cho các hệ thống điều chế góc có đường bao không đổi trong\r\nnghiệp vụ lưu động mặt đất, sử dụng các băng thông hiện có, hoạt động ở các tần\r\nsố vô tuyến giữa 30 MHz và 1 GHz, với các khoảng cách kênh 12,5 kHz và 25 kHz,\r\nvới mục đích truyền số liệu. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị vô tuyến số và\r\nthiết bị kết hợp tương tự/số có ăng ten rời với mục đích truyền số liệu và/hoặc\r\nthoại.
\r\n\r\nTiêu\r\nchuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị sau:
\r\n\r\n- Trạm gốc\r\n(thiết bị có ổ cắm ăng ten được sử dụng ở vị trí cố định);
\r\n\r\n- Trạm di động\r\n(thiết bị có ổ cắm ăng ten thường được sử dụng trên một phương tiện vận tải\r\nhoặc như một trạm lưu động);
\r\n\r\n- Máy cầm\r\ntay:
\r\n\r\n+ Có ổ\r\ncắm ăng ten; hoặc
\r\n\r\n+ Không\r\ncó ổ cắm ăng ten ngoài (thiết bị ăng ten liền), nhưng có đầu nối RF 50 W cố định\r\nhoặc tạm thời bên trong cho phép nối với đầu ra máy phát và đầu vào máy thu.
\r\n\r\nMáy cầm tay không có đầu nối RF bên trong hoặc bên ngoài và không\r\ncó đầu nối RF 50 W tạm thời không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTiêu chuẩn làm cơ sở cho việc chứng nhận hợp chuẩn thiết bị vô tuyến\r\nlưu động mặt đất dùng cho truyền số liệu (và thoại) có ăng ten rời.
\r\n\r\n2. Tài liệu\r\ntham chiếu chuẩn
\r\n\r\n[1] ETS 300 113: “Radio Equipment and\r\nSystems (RES); Land mobile service; Technical characteristics and test\r\nconditions for radio equipment intended for the transmission of data (and\r\nspeech) and having an antenna connector” (6/1996).
\r\n\r\n[2] ETSI EN 300 113-1 (V1.3.1): "Electromagnetic\r\ncompatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Land Mobile Service; Radio\r\nequipment intended for the transmission of data (and speech) and having an\r\nantenna connector" Part 1: Technical characteristics and methods of\r\nmeasurement (3/2001).
\r\n\r\n[3] ETSI EN 300 113-2 (V1.1.1): “Electromagnetic\r\ncompatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Land mobile service; Radio\r\nequipment intended for the transmission of data (and speech) and having an\r\nantenna connector; Part 2: Harmonized EN covering essential requirements under\r\narticle 3.2 or the R&TTE Directive (3/2001).
\r\n\r\n3. Định\r\nnghĩa và chữ viết tắt
\r\n\r\n3.1. \r\nĐịnh\r\nnghĩa
\r\n\r\n- Trạm gốc: Thiết\r\nbị có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten ngoài và ở vị trí cố định.
\r\n\r\n- Trạm di\r\nđộng: thiết bị di động có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten ngoài,\r\nthường được sử dụng trên một phương tiện vận tải hoặc như một trạm lưu động.
\r\n\r\n- Máy cầm\r\ntay: Thiết bị có ổ cắm ăng ten hoặc ăng ten liền, hoặc cả hai, thường\r\nđược sử dụng độc lập, có thể mang theo người hoặc cầm tay.
\r\n\r\n- Ăng ten\r\nliền: ăng ten được thiết kế để gắn vào thiết bị mà không sử dụng đầu\r\nnối ngoài 50 W và được coi là một phần của thiết bị. Ăng ten liền có thể được\r\ngắn cố định bên trong hoặc bên ngoài thiết bị.
\r\n\r\n- Điều chế\r\ngóc: Điều chế pha hoặc điều chế tần số.
\r\n\r\n- Các phép\r\nđo dẫn: Các phép đo sử dụng kết nối 50 W trực tiếp với thiết bị cần đo.
\r\n\r\n- Các phép\r\nđo bức xạ: Các phép đo giá trị tuyệt đối của trường bức xạ.
\r\n\r\n- Bit: Số nhị\r\nphân.
\r\n\r\n- Khối: Lượng\r\nthông tin nhỏ nhất được gửi qua kênh vô tuyến. Một số cố định các bit có ích\r\nđược gửi cùng với nhau và với các bit thông tin dư.
\r\n\r\n- Gói: Một\r\nkhối hoặc dòng các khối kế tiếp được truyền đi bởi một máy phát (logic) tới một\r\nmáy thu hoặc một nhóm máy thu.
\r\n\r\n3.2. Ký hiệu
\r\n\r\n- \r\nEo: Cường độ trường\r\nchuẩn
\r\n\r\n- \r\nRo: Khoảng cách chuẩn
\r\n\r\n- \r\ndBd: Tăng ích ăng ten so\r\nvới lưỡng cực l/2
\r\n\r\n- \r\ndBi: Tăng ích ăng ten so\r\nvới bộ bức xạ đẳng hướng
\r\n\r\n- \r\nD-M0,\r\nD-M1, D-M2, D-M2’, A-M3: Tên các tín hiệu được xác định trong phụ lục B.2.
\r\n\r\n3.3. Chữ viết\r\ntắt
\r\n\r\n- BS: Trạm\r\ngốc
\r\n\r\n- CRC: Mã dư\r\ntheo chu kỳ
\r\n\r\n- dBc: Decibel\r\ntương đối so với công suất sóng mang
\r\n\r\n- emf: Sức\r\nđiện động
\r\n\r\n- erp: Công\r\nsuất bức xạ hiệu dụng
\r\n\r\n- FEC: Sửa lỗi\r\ntrước
\r\n\r\n- FFSK: Khoá\r\ndịch tần nhanh
\r\n\r\n- FSK: Khoá\r\ndịch tần
\r\n\r\n- GMSK: Khoá\r\ndịch tối thiểu Gauss
\r\n\r\n- IF: Trung\r\ntần
\r\n\r\n- LSB: Bit có\r\ntrọng số thấp nhất
\r\n\r\n- MSB: Bit có\r\ntrọng số cao nhất
\r\n\r\n- MSK: Khoá\r\ndịch tối thiểu
\r\n\r\n- PLL: Vòng\r\nkhoá pha
\r\n\r\n- PSK: Khoá\r\ndịch pha
\r\n\r\n- PSTN: Mạng\r\nđiện thoại chuyển mạch công cộng
\r\n\r\n- RF: Tần số\r\nvô tuyến
\r\n\r\n- rms: Giá trị\r\nhiệu dụng
\r\n\r\n- Rx: Máy thu
\r\n\r\n- sr: Dải tần\r\ncủa các kênh cài đặt sẵn
\r\n\r\n- Tx: Máy\r\nphát
\r\n\r\n4. Yêu\r\ncầu kỹ thuật
\r\n\r\n4.1. Môi trường hoạt động
\r\n\r\nCác yêu cầu kỹ thuật\r\ncủa tiêu chuẩn này áp dụng ở các điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị,\r\nnhững điều kiện này được xác định theo loại môi trường của thiết bị. Thiết bị\r\nphải tuân theo tất cả các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này khi hoạt động\r\ntrong phạm vi giới hạn của điều kiện môi trường hoạt động.
\r\n\r\n4.2. Các\r\nyêu cầu đối với máy phát
\r\n\r\n4.2.1. \r\nSai\r\nsố tần số
\r\n\r\nPhép đo\r\nnày được thực hiện nếu thiết bị có khả năng phát sóng mang không điều chế. Mặt\r\nkhác, công suất kênh lân cận cũng phải được đo ở các điều kiện đo kiểm tới hạn\r\nvà các giới hạn trong mục 4.2.4.2 phải được thoả mãn.
\r\n\r\n4.2.1.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nSai số\r\ntần số của máy phát là hiệu giữa tần số sóng mang không điều chế đo được và tần\r\nsố danh định của máy phát.
\r\n\r\n4.2.1.2. Giới hạn
\r\n\r\nSai số tần số không được vượt quá các giá trị trong bảng 1, ở các\r\nđiều kiện đo kiểm bình thường và tới hạn, hoặc một điều kiện trung gian.
\r\n\r\nBảng 1: Sai số tần số
\r\n\r\n\r\n Khoảng cách kênh (kHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn sai số tần số (kHz) \r\n | \r\n ||||
\r\n Thấp hơn 47 MHz \r\n | \r\n \r\n Từ 47 MHz đến 137 MHz \r\n | \r\n \r\n Từ 137 MHz đến 300 MHz \r\n | \r\n \r\n Từ 300 MHz đến 500 MHz \r\n | \r\n \r\n Từ 500 MHz đến 1000 MHz \r\n | \r\n |
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 1,35 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 2,00 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 2,00 (Ghi chú) \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 2,50 (Ghi chú) \r\n | \r\n
\r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 1,00 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 1,00 (B) \r\n±\r\n 1,50 (M) \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 1,00 (B) \r\n±\r\n 1,50 (M) (Ghi chú) \r\n | \r\n \r\n Không xác định \r\n | \r\n
\r\n Ghi\r\n chú: Đối với các máy cầm tay có nguồn tích hợp, những giới hạn này chỉ áp\r\n dụng cho dải nhiệt độ tới hạn từ 0oC đến + 30oC. \r\nTuy\r\n nhiên ở điều kiện nhiệt độ tới hạn đầy đủ (mục 5.1.1.2.1), giới hạn sai số\r\n tần số là: \r\n- \r\n ± 2,50 kHz với các\r\n tần số nằm giữa 300 MHz và 500 MHz; \r\n- \r\n ± 3,00 kHz với các\r\n tần số nằm giữa 500 MHz và 1000 MHz. \r\n(B) Trạm\r\n gốc \r\n(M)\r\n Trạm di động \r\n | \r\n
4.2.1.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 1: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThiết bị\r\nphải được nối với ăng ten giả (mục B.3).
\r\n\r\nTần số sóng mang được đo khi không có điều chế. Phép đo phải được\r\nthực hiện ở các điều kiện đo kiểm bình thường (mục 5.1.1.1) và các điều kiện đo\r\nkiểm tới hạn (mục 5.1.1.2.1 và 5.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).
\r\n\r\n4.2.2. Công suất\r\nsóng mang (dẫn)
\r\n\r\nNếu thiết\r\nbị được thiết kế với các công suất sóng mang khác nhau, công suất danh định của\r\nmỗi mức hoặc một dải các mức phải được nhà sản xuất công bố. Người sử dụng phải\r\nkhông thể tác động được vào bộ phận điều khiển công suất.
\r\n\r\nCác yêu\r\ncầu của tiêu chuẩn này phải được thoả mãn với tất cả các mức công suất hoạt\r\nđộng của máy phát. Thực tế, chỉ thực hiện phép đo ở mức công suất thấp nhất và\r\ncao nhất của máy phát.
\r\n\r\n4.2.2.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nCông suất\r\nsóng mang (dẫn) của máy phát là công suất trung bình cấp cho ăng ten giả trong\r\nmột chu kỳ tần số vô tuyến.
\r\n\r\nCông suất\r\nđầu ra danh định là công suất sóng mang (dẫn) của thiết bị được nhà sản xuất\r\ncông bố.
\r\n\r\n4.2.2.2. Giới hạn
\r\n\r\nPhép đo\r\nnày áp dụng cho tất cả các thiết bị thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCông suất\r\nsóng mang (dẫn) ở các điều kiện đo xác định (mục 4.2.2.3) và ở các điều kiện đo\r\nbình thường phải nằm trong khoảng ±1,5 dB so với công suất sóng mang\r\n(dẫn) danh định.
\r\n\r\nCông suất\r\nsóng mang (dẫn) ở các điều kiện đo tới hạn phải nằm trong khoảng +2,0 dB và -3\r\ndB so với công suất đầu ra danh định.
\r\n\r\n4.2.2.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 2: Sơ đồ đo
\r\n\r\nKhi đo,\r\ntốt nhất là không sử dụng điều chế tín hiệu.
\r\n\r\nNếu không\r\nthực hiện được điều kiện này, phải ghi lại trong các báo cáo đo (mục B.5).
\r\n\r\nNối\r\nmáy phát với một ăng ten giả (mục B.3), đo công suất cấp cho ăng ten giả này.
\r\n\r\nThực\r\nhiện phép đo ở các điều kiện đo bình thường (mục 5.1.1.1) và các điều kiện đo\r\ntới hạn (mục 5.1.1.2.1 và 5.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).
\r\n\r\n4.2.3. Công\r\nsuất bức xạ hiệu dụng (cường độ trường)
\r\n\r\nPhép\r\nđo này chỉ áp dụng đối với thiết bị không có đầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nNếu\r\nthiết bị được thiết kế hoạt động với các công suất sóng mang khác nhau, công\r\nsuất danh định của mỗi mức hoặc một dải các mức được nhà sản xuất công bố.\r\nNgười sử dụng phải không thể tác động được vào bộ phận điều khiển công suất.
\r\n\r\nCác\r\nyêu cầu của tiêu chuẩn này phải được thoả mãn với tất cả các mức công suất hoạt\r\nđộng của máy phát. Thực tế chỉ thực hiện phép đo ở mức công suất thấp nhất và\r\ncao nhất của máy phát.
\r\n\r\n4.2.3.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nCông suất\r\nbức xạ hiệu dụng là công suất bức xạ ở hướng có cường độ trường cực đại với các\r\nđiều kiện đo xác định.
\r\n\r\nCông suất\r\nbức xạ hiệu dụng danh định là công suất bức xạ hiệu dụng của thiết bị được nhà\r\nsản xuất công bố.
\r\n\r\n4.2.3.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất\r\nbức xạ hiệu dụng ở các điều kiện đo bình thường phải nằm trong khoảng df\r\nso với công suất bức xạ hiệu dụng danh định.
\r\n\r\ndf\r\nđược xác định theo sai số của thiết bị (±1,5 dB) và sai số đo thực tế:
\r\n\r\ndf2 = dm2\r\n+ de2
\r\n\r\nTrong\r\nđó:
\r\n\r\n- dm\r\nlà độ không đảm bảo đo thực tế;
\r\n\r\n- de\r\nlà sai số của thiết bị (1,5 dB);
\r\n\r\n- df\r\nlà sai số tổng.
\r\n\r\nCác giá trị được biểu\r\ndiễn theo đơn vị tuyến tính.
\r\n\r\nNgoài ra,\r\ncông suất bức xạ hiệu dụng cực đại không được vượt quá giá trị lớn nhất cho\r\nphép bởi nhà quản lý.
\r\n\r\n4.2.3.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) \r\nMáy phát cần đo
\r\n\r\n2) \r\nĂng ten đo
\r\n\r\n3) \r\nMáy phân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)
\r\n\r\nHình 3: Sơ đồ đo
\r\n\r\nPhép đo\r\nchỉ được thực hiện ở các điều kiện đo bình thường.
\r\n\r\nKhi đo,\r\ntốt nhất là không sử dụng điều chế tín hiệu.
\r\n\r\nNếu không\r\nthực hiện được điều kiện này, phải ghi lại trong các báo cáo đo (mục B.5).
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nSử dụng một vị trí đo, được chọn theo phụ lục A, thoả mãn các yêu\r\ncầu về dải tần của phép đo này. Đầu tiên, ăng ten đo phải được định hướng theo\r\nphân cực đứng, trừ khi có chỉ dẫn khác.
\r\n\r\nMáy phát\r\ncần đo phải được đặt ở độ cao xác định trên một giá đỡ không dẫn điện ở vị trí\r\ngiống như vị trí sử dụng bình thường được nhà sản xuất công bố. Vị trí này phải\r\nđược ghi lại trong báo cáo đo.
\r\n\r\nb) \r\nMáy phân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc phải được điều chỉnh tới\r\ntần số sóng mang của máy phát. Ăng ten đo được nâng lên hoặc hạ xuống trong\r\ntoàn bộ dải độ cao xác định cho đến khi thu được mức tín hiệu lớn nhất trên máy\r\nphân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc. Ăng ten đo không cần nâng lên hoặc hạ xuống\r\nnếu thực hiện phép đo ở vị trí đo như mục A.1.1 (phòng không phản xạ).
\r\n\r\nc) \r\nMáy phát phải được xoay 360o quanh trục thẳng đứng cho\r\nđến khi thu được tín hiệu cực đại lớn hơn.
\r\n\r\nd) \r\nĂng ten đo tiếp tục được nâng lên hoặc hạ xuống trong toàn bộ dải\r\nđộ cao xác định cho đến khi thu được mức tín hiệu lớn nhất. Ghi lại mức này.\r\n(Mức cực đại này phải có giá trị thấp hơn giá trị thu được ở các độ cao ngoài\r\ncác giới hạn xác định).
\r\n\r\nĂng ten\r\nđo có thể không cần nâng lên hoặc hạ xuống nếu thực hiện phép đo ở vị trí đo\r\nnhư mục A.1.1 (phòng đo không phản xạ)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) \r\nBộ tạo tín hiệu
\r\n\r\n2) \r\nĂng ten thay thế
\r\n\r\n3) \r\nĂng ten đo
\r\n\r\n4) \r\nMáy phân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)
\r\n\r\nHình 4: Sơ đồ đo
\r\n\r\ne) \r\nSơ đồ đo như trong hình 4, ăng ten thay thế (mục A.1.5) được sử\r\ndụng thay cho ăng ten máy phát ở cùng vị trí và phân cực đứng. Tần số của bộ tạo\r\ntín hiệu phải được điều chỉnh đến tần số sóng mang của máy phát. Nếu cần thiết,\r\năng ten đo phải được nâng lên hoặc hạ xuống để đảm bảo rằng vẫn thu được tín\r\nhiệu cực đại.
\r\n\r\nĂng ten\r\nđo không cần nâng lên hoặc hạ xuống nếu thực hiện phép đo ở vị trí đo như mục\r\nA.1.1 (phòng đo không phản xạ).
\r\n\r\nMức tín\r\nhiệu vào ăng ten thay thế được điều chỉnh cho đến khi mức công suất thu được ở\r\nmáy thu đo bằng mức công suất tương ứng đo được khi có máy phát.
\r\n\r\nCông suất\r\nbức xạ sóng mang cực đại bằng công suất cung cấp bởi bộ tạo tín hiệu và có hiệu\r\nchỉnh theo tăng ích của ăng ten thay thế và suy hao cáp nối giữa bộ tạo tín\r\nhiệu và ăng ten thay thế.
\r\n\r\nf) \r\nLặp lại các bước từ b) đến e) với ăng ten đo và ăng ten thay thế\r\ntheo phân cực ngang
\r\n\r\nSố đo\r\ncông suất bức xạ hiệu dụng là giá trị lớn hơn trong hai giá trị ghi được ở đầu\r\nvào ăng ten thay thế có hiệu chỉnh theo tăng ích của ăng ten nếu cần.
\r\n\r\n4.2.4. Công suất\r\nkênh lân cận
\r\n\r\n4.2.4.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nCông suất\r\nkênh lân cận là một phần của tổng công suất đầu ra máy phát với các điều kiện\r\nđiều chế xác định, nằm trong các băng thông xác định có tần số trung tâm là tần\r\nsố danh định của hai kênh lân cận. Công suất này là tổng công suất trung bình\r\nsinh ra do điều chế, tạp âm và nhiễu của máy phát.
\r\n\r\n4.2.4.2. Giới hạn
\r\n\r\nVới các\r\nkhoảng cách kênh 25 kHz, công suất kênh lân cận không được lớn hơn -70,0 dB so\r\nvới công suất sóng mang (dẫn) của máy phát mà không nhất thiết phải thấp hơn\r\n0,2 mW (-37\r\ndBm).
\r\n\r\nVới\r\nkhoảng cách kênh 12,5 kHz, công suất kênh lân cận không được lớn hơn -60,0 dB so\r\nvới công suất sóng mang (dẫn) của máy phát mà không nhất thiết phải thấp hơn\r\n0,2 mW (-37\r\ndBm).
\r\n\r\n4.2.4.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 5: Sơ đồ đo
\r\n\r\nCông suất\r\nkênh lân cận có thể được đo bằng máy thu đo công suất (trong phần này ký hiệu\r\nlà “máy thu”) tuân theo phụ lục B.
\r\n\r\na) \r\nMáy phát phải làm việc tại công suất sóng mang được xác định trong\r\nmục 4.2.2 ở các điều kiện đo bình thường (mục 5.1.1.1). Đầu ra máy phát được\r\nnối với đầu vào của “máy thu” bằng thiết bị nối có trở kháng đối với máy phát\r\nlà 50 W và có\r\nmức phù hợp ở “đầu vào máy thu”.
\r\n\r\nb) \r\nVới máy phát không điều chế, điều chỉnh “máy thu” sao cho thu được\r\nđáp ứng lớn nhất. Đây là điểm đáp ứng 0 dB. Ghi lại việc thiết lập bộ suy hao\r\n“máy thu” và chỉ số của máy đo. Nếu phải điều chế sóng mang, khi đó thực hiện\r\nphép đo bằng cách điều chế máy phát với các tín hiệu đo bình thường D-M2 hoặc\r\nD-M4 (theo mục B.2) và ghi lại trong báo cáo đo.
\r\n\r\nc) \r\nTần số của “máy thu” phải được điều chỉnh cao hơn sóng mang sao\r\ncho đáp ứng -6 dB của “máy thu” mà gần nhất với tần số sóng mang của máy phát\r\ncó vị trí dịch chuyển so với tần số sóng mang như chỉ ra trong bảng 2.
\r\n\r\nBảng 2: Dịch tần số
\r\n\r\n\r\n Khoảng cách kênh (kHz) \r\n | \r\n \r\n Băng thông cần thiết (kHz) \r\n | \r\n \r\n Dịch so với điểm -6 dB (kHz) \r\n | \r\n
\r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n \r\n 8,25 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 17 \r\n | \r\n
d) \r\nMáy phát phải được điều chế bằng tín hiệu đo bình thường D-M2 hoặc\r\nD-M4, mục B.2.
\r\n\r\ne) \r\nĐiều chỉnh bộ suy hao của “máy thu” để đạt được cùng mức (hoặc một\r\ntỷ lệ xác định) ở máy đo trong bước b).
\r\n\r\nf) \r\nTỷ số công suất kênh lân cận so với công suất sóng mang là độ\r\nchênh lệch giữa các giá trị thiết lập bộ suy hao như trong các bước b) và e),\r\nvà được hiệu chỉnh theo chỉ số của máy đo
\r\n\r\nVới mỗi\r\nkênh lân cận, ghi lại công suất của kênh lân cận đó.
\r\n\r\ng) \r\nLặp lại phép đo với tần số “máy thu” được điều chỉnh thấp hơn sóng\r\nmang sao cho đáp ứng -6 dB của “máy thu” mà gần nhất với tần số sóng mang của\r\nmáy phát có vị trí dịch chuyển so với tần số sóng mang như chỉ ra trong bảng 2.
\r\n\r\nh) \r\nCông suất kênh lân cận của thiết bị cần đo là giá trị cao hơn\r\ntrong hai giá trị được ghi lại ở bước f) đối với hai kênh lân cận trên và dưới\r\ncủa kênh đang đo.
\r\n\r\ni) \r\nNếu không thể thực hiện đo sai số tần số mà không sử dụng điều chế\r\n(mục 4.2.1), phải lặp lại phép đo này ở các điều kiện đo tới hạn (các mục\r\n5.1.1.2.1 và 5.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).
\r\n\r\n4.2.5. Phát xạ\r\ngiả
\r\n\r\n4.2.5.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nPhát xạ\r\ngiả là các phát xạ tại các tần số không phải là tần số sóng mang và nằm ngoài\r\ncác dải biên với điều chế bình thường.
\r\n\r\nMức\r\nphát xạ giả được đo bằng các cách sau:
\r\n\r\na) Đo mức\r\ncông suất ở các tải xác định (phát xạ giả dẫn); và
\r\n\r\nb) Đo công\r\nsuất bức xạ hiệu dụng của các bức xạ do vỏ và cấu trúc của thiết bị (bức xạ vỏ\r\nmáy); hoặc
\r\n\r\nc) Đo công\r\nsuất bức xạ hiệu dụng của các bức xạ do vỏ máy và ăng ten liền, trong trường\r\nhợp thiết bị cầm tay có ăng ten liền và không có đầu nối RF bên ngoài.
\r\n\r\n4.2.5.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất\r\ncủa phát xạ giả không được vượt quá các giá trị trong bảng 3 và 4.
\r\n\r\nBảng 3: Các phát xạ dẫn
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Trạng thái phát \r\n | \r\n \r\n Trạng thái chờ \r\n | \r\n
\r\n 9 kHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 0,25 mW (-36 dBm) \r\n | \r\n \r\n 2,0 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n Trên 1 GHz đến 4 GHz, hoặc từ 1 GHz đến\r\n 12,75 GHz (mục 4.2.5.3, a)) \r\n | \r\n \r\n 1,00 mW (-30 dBm) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng 4: Các phát xạ bức xạ
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Trạng thái phát \r\n | \r\n \r\n Trạng thái chờ \r\n | \r\n
\r\n 30 MHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 0,25 mW (-36 dBm) \r\n | \r\n \r\n 2,0 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n Trên 1 GHz đến 4 GHz \r\n | \r\n \r\n 1,00 mW (-30 dBm) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
Khi đo\r\nbức xạ của các máy cầm tay, áp dụng các điều kiện sau:
\r\n\r\n- Với thiết\r\nbị có ăng ten liền bên trong, ăng ten bình thường vẫn được kết nối;
\r\n\r\n- Với thiết\r\nbị có ổ cắm ăng ten ngoài, khi đo kiểm phải nối tải giả với ổ cắm này.
\r\n\r\n4.2.5.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.2.5.3.1. Đo mức công suất
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Ghi chú: Chỉ sử dụng nếu không\r\nthể thực hiện được phép đo với máy phát không điều chế.
\r\n\r\nHình 6: Sơ đồ đo
\r\n\r\nPhương\r\npháp đo này chỉ áp dụng đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nĐo\r\ncác phát xạ giả theo mức công suất của bất kỳ tín hiệu rời rạc nào (không kể\r\ntín hiệu mong muốn) trên tải 50 W. Việc này có thể thực hiện được\r\nbằng cách nối đầu ra máy phát thông qua bộ suy hao tới máy phân tích phổ (Mục\r\nB.7) hoặc Vôn kế chọn lọc, hoặc bằng cách kiểm tra các mức tương đối của các\r\ntín hiệu tạp cấp cho ăng ten giả (mục B.3).
\r\n\r\nPhép\r\nđo phải được thực hiện với máy phát không sử dụng điều chế nếu có thể. Nếu\r\nkhông thể thực hiện được điều này, máy phát phải được điều chế bằng tín hiệu đo\r\nbình thường D-M2 hoặc D-M4 (mục B.2). Việc điều chế phải được thực hiện liên\r\ntục trong quá trình đo.
\r\n\r\nBăng\r\nthông phân giải của thiết bị đo phải là băng thông nhỏ nhất khả dụng mà lớn hơn\r\nđộ rộng phổ của các thành phần tạp đang được đo. Điều này phải được xem xét để\r\nđạt được khi băng thông cao nhất tiếp theo gây ra sự giảm biên độ ít hơn 1 dB.
\r\n\r\nCác điều\r\nkiện trong các phép đo liên quan phải được ghi lại trong báo cáo đo.
\r\n\r\nPhải thực\r\nhiện các phép đo với thiết bị hoạt động trên các tần số không vượt quá 470 MHz,\r\ntrong dải tần 9 kHz - 4 GHz, và với thiết bị hoạt động trên các tần số lớn hơn\r\n470 MHz, trong dải tần 4 GHz - 12,75 GHz, ngoại trừ kênh hoạt động của máy phát\r\nvà các kênh lân cận.
\r\n\r\nLặp lại\r\nphép đo với máy phát ở trạng thái “chờ”.
\r\n\r\n4.2.5.3.2. Đo công suất bức xạ\r\nhiệu dụng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) Máy\r\nphát cần đo
\r\n\r\n2) Ăng\r\nten đo
\r\n\r\n3) Máy\r\nphân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)
\r\n\r\nHình 7: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nTại vị trí đo (thoả mãn các yêu cầu phụ lục A), mẫu thử được đặt ở\r\nđộ cao xác định trên giá đỡ.
\r\n\r\nMáy phát\r\nphải hoạt động với công suất sóng mang như xác định trong 4.2.2 để cấp cho:
\r\n\r\n- \r\nĂng ten giả (mục B.3) đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài\r\n(mục 4.2.5.1, b)); hoặc
\r\n\r\n- \r\nĂng ten liền (mục 4.2.5.1, c)).
\r\n\r\nb) \r\nNếu có thể, phép đo phải thực hiện với máy phát không sử dụng điều\r\nchế. Nếu không thể thực hiện được điều này thì phải điều chế bằng tín hiệu đo\r\nkiểm bình thường D-M2 hoặc D-M4 (mục B.2). Nếu có thể, phải điều chế liên tục\r\ntrong suốt thời gian đo.
\r\n\r\nBăng\r\nthông phân giải của thiết bị đo là băng thông nhỏ nhất mà vẫn lớn hơn độ rộng\r\nphổ của thành phần tạp đang được đo. Điều này cần phải quan tâm để đạt được khi\r\nđộ rộng băng cực đại kế tiếp làm cho biên độ tăng ít hơn 1 dB.
\r\n\r\nĐiều kiện\r\ntrong các phép đo liên quan phải được ghi lại trong báo cáo đo.
\r\n\r\nc) \r\nDò tìm bức xạ của các thành phần tạp bằng máy thu và ăng ten đo\r\ntrong toàn bộ dải tần 30 MHz - 4 GHz ngoại trừ kênh hoạt động của máy phát và\r\ncác kênh lân cận.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) \r\nBộ tạo tín hiệu
\r\n\r\n2) \r\nĂng ten thay thế
\r\n\r\n3) \r\nĂng ten đo
\r\n\r\n4) \r\nMáy phân tích phổ hoặc Vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)
\r\n\r\nHình 8: Sơ đồ đo
\r\n\r\nd) \r\nTại mỗi tần số dò thấy thành phần tạp, xoay mẫu thử để thu được\r\nđáp ứng cực đại và công suất bức xạ hiệu dụng của thành phần tạp được xác định\r\nbằng phép đo thay thế, sơ đồ đo như trong hình 8;
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị công suất bức xạ hiệu dụng của thành phần tạp đó.
\r\n\r\ne) \r\nLặp lại phép đo với ăng ten đo ở mặt phẳng phân cực trực giao;
\r\n\r\nf) \r\nLặp lại phép đo với máy phát ở trạng thái “chờ”;
\r\n\r\n4.2.6. Suy hao\r\nxuyên điều chế
\r\n\r\n4.2.6.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nTrong\r\ntiêu chuẩn này, suy hao xuyên điều chế là số đo khả năng hạn chế việc tạo ra\r\ncác tín hiệu ở các phần tử phi tuyến của máy phát khi có tín hiệu sóng mang và\r\nnhiễu đi vào máy phát qua ăng ten.
\r\n\r\n4.2.6.2. Giới hạn
\r\n\r\nYêu cầu\r\nnày chỉ áp dụng đối với các máy phát được sử dụng trong các trạm gốc.
\r\n\r\nCó hai\r\nloại suy hao xuyên điều chế của máy phát, thiết bị phải thoả mãn một trong các\r\nyêu cầu:
\r\n\r\n- Tỷ số suy\r\nhao xuyên điều chế nhỏ nhất phải là 40,0 dB đối với bất kỳ sản phẩm xuyên điều\r\nchế nào;
\r\n\r\n- Với\r\nthiết bị trạm gốc được sử dụng trong các điều kiện dịch vụ đặc biệt (ở các vị\r\ntrí có nhiều máy phát hoạt động), tỷ số suy hao xuyên điều chế nhỏ nhất phải là\r\n70,0 dB đối với bất kỳ sản phẩm xuyên điều chế nào.
\r\n\r\n4.2.6.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 9: Sơ đồ đo
\r\n\r\nSơ đồ đo được chỉ trong hình 9.
\r\n\r\nNối máy\r\nphát với bộ suy hao công suất 50 W 10 dB và với máy phân tích phổ\r\nqua bộ ghép (định hướng). Có thể cần bộ suy hao phụ giữa bộ ghép định hướng và\r\nmáy phân tích phổ để tránh quá tải.
\r\n\r\nĐể giảm\r\nảnh hưởng của sai số ghép không thích ứng, phải ghép bộ suy hao công suất 10 dB\r\nvới máy phát cần đo bằng dây nối ngắn nhất có thể.
\r\n\r\nNguồn tín\r\nhiệu nhiễu có thể là một máy phát cấp cùng một công suất và có kiểu tương tự\r\nnhư máy phát cần đo hoặc một bộ tạo tín hiệu và bộ khuếch đại công suất tuyến\r\ntính có khả năng cấp công suất đầu ra giống như máy phát cần đo.
\r\n\r\nBộ ghép\r\n(định hướng) phải có suy hao ghép thấp hơn 1 dB. Nếu được sử dụng, bộ ghép định\r\nhướng phải có băng thông đủ lớn và phải có hệ số định hướng thấp nhất là 20 dB.
\r\n\r\nMáy phát\r\ncần đo và và nguồn tín hiệu đo phải được phân cách về mặt vật lý sao cho phép\r\nđo không bị ảnh hưởng bởi bức xạ trực tiếp.
\r\n\r\nMáy phát\r\ncần đo phải không được sử dụng điều chế và máy phân tích phổ được điều chỉnh để\r\ncó chỉ thị cực đại với độ rộng quét tần số là 500 kHz.
\r\n\r\nNguồn tín\r\nhiệu nhiễu phải không được điều chế và có tần số cao hơn tần số máy phát cần đo\r\ntừ 50 kHz đến 100 kHz.
\r\n\r\nChọn tần\r\nsố sao cho các thành phần xuyên điều chế được đo không trùng với các thành phần\r\ntạp khác. Điều chỉnh công suất đầu ra của nguồn tín hiệu nhiễu tới mức công\r\nsuất sóng mang của máy phát cần đo bằng cách sử dụng máy đo công suất.
\r\n\r\nĐo thành\r\nphần xuyên điều chế bằng cách quan sát trực tiếp trên máy phân tích phổ tỷ số\r\ncủa thành phần xuyên điều chế thứ ba lớn nhất so với sóng mang.
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị này.
\r\n\r\nLặp lại\r\nphép đo này với nguồn tín hiệu nhiễu thử ở một tần số thấp hơn tần số của máy\r\nphát cần đo từ 50 kHz đến 100 kHz.
\r\n\r\nSuy hao\r\nxuyên điều chế của máy phát cần đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị được\r\nghi ở trên.
\r\n\r\n4.2.7. Thời\r\ngian kích hoạt máy phát
\r\n\r\n4.2.7.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nThời gian\r\nkích hoạt máy phát (ta) là khoảng thời gian giữa thời điểm “bật máy\r\nphát” (Txon, xem mục 4.2.9.1) và thời điểm xảy ra sau trong hai thời\r\nđiểm sau đây (mục 4.2.9, hình 10 và 11):
\r\n\r\na) \r\nThời điểm khi công suất đầu ra máy phát đạt đến mức -1 dB hoặc\r\n+1,5 dB so với công suất trạng thái ổn định (Pc) và duy trì ở mức\r\ntrong khoảng từ -1 dB đến +1,5 dB so với Pc, như quan sát trên thiết\r\nbị đo hoặc đồ thị công suất/thời gian; hoặc
\r\n\r\nb) \r\nThời điểm sau khi tần số sóng mang duy trì trong khoảng ± 1 kHz so\r\nvới tần số trạng thái ổn định Fc, như quan sát trên thiết bị đo hoặc\r\nđồ thị tần số/thời gian.
\r\n\r\nGiá trị\r\nđo được của ta là tam, giới hạn là tal.
\r\n\r\n4.2.7.2. Giới hạn
\r\n\r\nThời gian\r\nkích hoạt máy phát không được vượt quá 25 ms (tam £ tal).
\r\n\r\n4.2.7.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\nSơ đồ đo\r\nxem mục 4.2.9.3.2, hình 13.
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối máy phát với bộ tách sóng RF và bộ phân biệt đo thông qua tải\r\nthích ứng. Suy hao của tải được chọn sao cho đầu vào của bộ phân biệt đo được\r\nbảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt động\r\nđúng trong dải giới hạn ngay sau khi công suất sóng mang của máy phát (trước\r\nkhi suy giảm) vượt quá 1 mW. Máy hiện sóng có nhớ 2 đường (hoặc máy ghi quá độ)\r\nghi lại biên độ quá độ từ bộ tách sóng theo thang logarit và ghi lại tần số quá\r\nđộ từ bộ phân biệt đo.
\r\n\r\nCó thể sử\r\ndụng một công tắc để đảm bảo rằng thời điểm quét của máy hiện sóng bắt đầu ngay\r\nsau khi “bật máy phát”. Sơ đồ đo như trong hình 13 mục 4.2.9.3.2.
\r\n\r\nMáy phân\r\ntích phổ và máy hiện sóng có nhớ/bộ phân biệt cũng có thể được sử dụng.
\r\n\r\nb) \r\nCác đường của máy hiện sóng được hiệu chuẩn theo công suất và tần\r\nsố (trục y) và theo thời gian (trục x), sử dụng bộ tạo tín hiệu.
\r\n\r\nc) \r\nThời gian kích hoạt máy phát được đo bằng cách đọc trực tiếp trên\r\nmáy hiện sóng trong khi máy phát không được điều chế là tốt nhất.
\r\n\r\n4.2.8. Thời\r\ngian khử hoạt máy phát
\r\n\r\n4.2.8.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nThời gian\r\nkhử hoạt máy phát (tr) là khoảng thời gian giữa thời điểm “tắt máy\r\nphát” (Txoff, xem mục 4.2.9.1) và thời điểm khi công suất đầu ra máy\r\nphát giảm xuống thấp hơn công suất trạng thái ổn định (Pc) 50 dB và\r\nduy trì thấp hơn mức này như quan sát trên thiết bị đo hoặc đồ thị công\r\nsuất/thời gian (mục 4.2.9, hình 12).
\r\n\r\nGiá trị\r\nđo được của tr là trm, giới hạn là trl.
\r\n\r\n4.2.8.2. Giới hạn
\r\n\r\nThời gian khử hoạt\r\nmáy phát không được vượt quá 20 ms (trm £ trl).
\r\n\r\n4.2.8.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\nSơ đồ đo\r\nxem mục 4.2.9.3.2, hình 13.
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối máy phát với bộ tách sóng RF và bộ phân biệt đo thông qua bộ\r\nsuy hao công suất thích ứng. Suy hao được chọn sao cho đầu vào của bộ phân biệt\r\nđo được bảo vệ chống quá tải và bộ khuếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt\r\nđộng đúng trong dải giới hạn với điều kiện công suất sóng mang của máy phát\r\n(trước suy hao) vượt quá 1 mW. Máy hiện sóng có nhớ 2 tia (hoặc máy ghi quá độ)\r\nghi lại biên độ quá độ từ bộ tách sóng theo thang logarit và ghi lại tần số quá\r\nđộ từ bộ phân biệt.
\r\n\r\nCó thể sử\r\ndụng một công tắc để đảm bảo rằng thời điểm quét của máy hiện sóng bắt đầu ngay\r\nsau khi “tắt máy phát”. Sơ đồ đo như trong hình 13 mục 4.2.9.3.2.
\r\n\r\nMáy phân\r\ntích phổ và máy hiện sóng có nhớ/bộ phân biệt cũng có thể được sử dụng.
\r\n\r\nb) \r\nCác đường của máy hiện sóng được hiệu chuẩn theo công suất và tần\r\nsố (trục y) và theo thời gian (trục x) bằng cách thay thế máy phát và tải bằng bộ\r\ntạo tín hiệu.
\r\n\r\nc) \r\nThời gian khử hoạt máy phát được đo bằng cách đọc trực tiếp trên\r\nmáy hiện sóng trong khi máy phát không sử dụng điều chế là tốt nhất.
\r\n\r\n4.2.9. Quá\r\nđộ của máy phát
\r\n\r\n4.2.9.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nQuá độ\r\ncủa máy phát là sự phụ thuộc theo thời gian của tần số máy phát, công suất và\r\nphổ khi bật và tắt công suất RF đầu ra.
\r\n\r\nCông\r\nsuất, tần số, dung sai tần số và thời gian quá độ được quy định như sau:
\r\n\r\nPo:\r\nCông suất danh định;
\r\n\r\nPc:\r\nCông suất trạng thái ổn định;
\r\n\r\nPa:\r\nCông suất quá độ của kênh lân cận. Đó là công suất quá độ trong các\r\nkênh lân cận do bật và tắt máy phát (mục 4.2.9.3.3).
\r\n\r\nFo:\r\nTần số sóng mang danh định;
\r\n\r\nFc:\r\nTần số sóng mang ở trạng thái ổn định;
\r\n\r\ndf: Lệch\r\ntần số (so với Fc) hoặc sai số tần số (tuyệt đối ) (mục 4.2.1.1) của\r\nmáy phát;
\r\n\r\ndfe:\r\nGiới hạn sai số tần số (df) ở trạng thái ổn định (mục 4.2.5.2);
\r\n\r\ndfo:\r\nGiới hạn độ lệch tần số (df) bằng 1 kHz. Nếu không thể tắt điều chế máy phát\r\nthì phải cộng thêm một nửa khoảng cách kênh;
\r\n\r\ndfc:\r\nGiới hạn độ lệch tần số (df) quá độ, bằng một nửa khoảng cách kênh; trong khi\r\nđộ lệch tần số nhỏ hơn dfc, tần số sóng mang vẫn nằm trong phạm vi\r\ncủa kênh ấn định. Nếu không thể thực hiện tắt điều chế máy phát thì cộng thêm\r\nmột nửa khoảng cách kênh;
\r\n\r\nTxon:\r\nThời điểm bật máy phát;
\r\n\r\nton:\r\nThời điểm khi công suất mang (đo được ở đầu ra máy phát) vượt quá Pc\r\n- 30 dB;
\r\n\r\ntp:\r\nKhoảng thời gian bắt đầu từ thời điểm ton và kết thúc khi công suất\r\nđạt mức Pc - 6 dB;
\r\n\r\nta:\r\nThời gian kích hoạt máy phát như định nghĩa trong mục 4.2.7;
\r\n\r\ntam:\r\nGiá trị đo được của ta;
\r\n\r\ntal:\r\nGiới hạn của tam như trong mục 4.2.7.2;
\r\n\r\nTxoff:\r\nThời điểm tắt máy phát;
\r\n\r\nToff:\r\nThời điểm khi công suất mang xuống thấp hơn Pc - 30 dB;
\r\n\r\ntd:\r\nKhoảng thời gian bắt đầu khi công suất xuống thấp hơn Pc - 6 dB và\r\nkết thúc ở thời điểm toff.
\r\n\r\ntr:\r\nThời gian khử hoạt máy phát như định nghĩa trong mục 4.2.8 (sau thời gian khử\r\nhoạt này, công suất giữ ở mức thấp hơn Pc - 50 dB);
\r\n\r\ntrm:\r\nGiá trị đo được của tr;
\r\n\r\ntrl:\r\nGiới hạn trm như trong mục 4.2.8.2.
\r\n\r\nNếu sử\r\ndụng bộ tổng hợp và/hoặc hệ thống mạch vòng khoá pha (PLL) để xác định tần số\r\nmáy phát thì máy phát phải bị tắt khi mất đồng bộ hoặc, trong trường hợp PLL,\r\nkhi hệ thống mạch vòng không khoá được.
\r\n\r\n4.2.9.2. Giới hạn
\r\n\r\n4.2.9.2.1. \r\nMiền thời gian của công suất và tần số
\r\n\r\nHình 10,\r\n11 và 12 mô tả các thời điểm, tần số và công suất như định nghĩa trong các mục\r\n4.2.7.1, 4.2.8.1 và 4.2.9.1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 10: Thời gian kích hoạt máy phát theo\r\nmục 4.2.7.1 a) và quá độ khi bật máy
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 11: Thời gian kích hoạt máy phát theo\r\nmục 4.2.7.1 b) và quá độ khi bật máy
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 12: Thời gian khử hoạt máy\r\nphát theo mục 4.2.8.1 và quá độ khi tắt máy
\r\n\r\nCác\r\nđồ thị công suất sóng mang (dẫn) và tần số sóng mang theo thời gian (gồm một số\r\nđiểm quá độ phù hợp) phải được ghi trong báo cáo đo.
\r\n\r\nTại\r\nthời điểm bất kỳ khi công suất sóng mang lớn hơn Pc - 30 dB, tần số\r\nsóng mang phải duy trì trong phạm vi nửa khoảng cách kênh (dfc) so\r\nvới tần số sóng mang ở trạng thái ổn định (Fc).
\r\n\r\nĐộ\r\ndốc của các đồ thị “công suất theo thời gian” ứng với cả thời gian kích hoạt và\r\nkhử hoạt, phải thoả mãn:
\r\n\r\n- tp\r\n³\r\n0,20 ms và td ³ 0,20 ms, đối với cả thời gian kích hoạt và khử hoạt;
\r\n\r\n- Trong\r\nkhoảng giữa điểm Pc – 30 dB và điểm Pc – 6 dB (đối với cả\r\nthời gian kích hoạt và khử hoạt), độ dốc phải không được thay đổi.
\r\n\r\n4.2.9.2.2. \r\nCông suất quá độ ở kênh lân cận
\r\n\r\n- Đối\r\nvới các khoảng cách kênh 25 kHz, công suất quá độ trong các kênh lân cận không\r\nđược lớn hơn -60 dB so với công suất sóng mang (dẫn) của máy phát (tính theo\r\ndecibel tương đối so với công suất sóng mang (dBc)) mà không nhất thiết phải\r\nthấp hơn 2 mW\r\n(-27,0 dBm);
\r\n\r\n- Đối\r\nvới khoảng cách kênh 12,5 kHz, công suất quá độ trong các kênh lân cận không\r\nđược lớn hơn -50 dB so với công suất sóng mang (dẫn) của máy phát (theo dBc) mà\r\nkhông nhất thiết phải thấp hơn 2 mW (-27,0 dBm).
\r\n\r\n4.2.9.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\nCác thời\r\nđiểm quá độ (các trường hợp chuyển mạch bật và tắt) và các độ lệch tần số trong\r\nnhững thời điểm này có thể được đo bằng máy phân tích phổ và bộ phân biệt đo mà\r\nthoả mãn các yêu cầu được nêu trong mục 4.2.9.3.2.
\r\n\r\nCông\r\nsuất, làm giảm hoạt động ở các kênh lân cận, có thể được đo bằng cách sử dụng\r\nmáy đo công suất quá độ phù hợp mà thoả mãn các yêu cầu của mục 4.2.9.3.4.
\r\n\r\n4.2.9.3.1. \r\nĐo miền thời gian của công suất và tần số
\r\n\r\nNếu có\r\nthể, phải thực hiện phép đo với máy phát không sử dụng điều chế. Nếu không,\r\nphép đo được thực hiện với máy phát có sử dụng điều chế và phải ghi lại điều\r\nnày trong báo cáo đo.
\r\n\r\nNối máy\r\nphát theo sơ đồ như hình 13.
\r\n\r\nKiểm tra\r\nviệc hiệu chuẩn thiết bị đo. Đầu ra máy phát được nối với đầu vào máy phân tích\r\nphổ và bộ phân biệt đo thông qua các bộ suy hao công suất và bộ chia công suất.
\r\n\r\nGiá trị của\r\nbộ suy hao công suất được lựa chọn sao cho đầu vào của thiết bị đo được bảo vệ\r\nchống quá tải và bộ khuyếch đại hạn chế của bộ phân biệt đo hoạt động chính xác\r\ntrong dải giới hạn khi đạt được các điều kiện công suất trong mục 4.2.9.1.
\r\n\r\nMáy phân\r\ntích phổ được thiết lập để đo và hiển thị công suất theo thời gian (“chế độ\r\nzero span”).
\r\n\r\nHiệu\r\nchuẩn bộ phân biệt đo. Điều này được thực hiện bằng cách cấp các điện áp RF từ\r\nbộ tạo tín hiệu với các độ lệch tần số xác định so với tần số danh định của máy\r\nphát.
\r\n\r\nSử dụng\r\nthiết bị thích hợp để tạo ra xung kích cho thiết bị đo khi bật và tắt máy phát.
\r\n\r\nCó\r\nthể giám sát việc bật và tắt công suất RF.
\r\n\r\nĐiện\r\náp ở đầu ra bộ phân biệt đo phải được ghi lại theo hàm thời gian tương ứng với\r\nmức công suất trên bộ nhớ hoặc bộ ghi quá độ. Điện áp này là số đo độ lệch tần\r\nsố. Các khoảng thời gian trong quá độ tần số có thể được đo bằng cách sử dụng\r\ngốc thời gian của thiết bị nhớ. Đầu ra của bộ phân biệt đo chỉ có hiệu lực sau\r\nton và trước toff.
\r\n\r\n4.2.9.3.2. \r\nSơ đồ đo và các đặc tính của bộ phân biệt đo
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 13: Sơ đồ đo quá độ công suất và tần số của máy phát trong\r\nthời gian kích hoạt và khử hoạt máy phát
\r\n\r\nBộ\r\nphân biệt đo có thể gồm một bộ trộn và một bộ dao động nội (tạo tần số phụ) để\r\nbiến đổi tần số máy phát đo được thành tần số cấp cho bộ khuếch đại hạn chế\r\n(băng rộng) và bộ phân biệt băng rộng kết hợp:
\r\n\r\n- Bộ\r\nphân biệt đo phải đủ nhạy để đo các tín hiệu vào giảm tới Pc – 30\r\ndB;
\r\n\r\n- Bộ\r\nphân biệt đo phải đủ nhanh để hiển thị các độ lệch tần số (khoảng 100 kHz/100\r\nms);
\r\n\r\n- Đầu\r\nra bộ phân biệt đo phải được ghép điện một chiều.
\r\n\r\n4.2.9.3.3. \r\nĐo công suất quá độ kênh lân cận
\r\n\r\nMáy\r\nphát cần đo được nối với “thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận” thông qua\r\nbộ suy hao công suất như mô tả trong mục 4.2.9.3.4 để có mức vào phù hợp (giữa\r\n0 dBm và -10 dBm khi công suất máy phát là Pc).
\r\n\r\nNếu\r\ncó thể được phải thực hiện phép đo với máy phát không sử dụng điều chế. Nếu\r\nkhông, phép đo được thực hiện với máy phát có sử dụng điều chế và phải ghi lại\r\nđiều này trong báo cáo đo.
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nMáy phát phải có mức công suất sóng mang danh định cực đại, ở các\r\nđiều kiện đo kiểm bình thường (mục 5.1.1.1);
\r\n\r\nb) \r\nĐiều chỉnh “máy đo công suất quá độ” để thu được đáp ứng cực đại;
\r\n\r\nĐây\r\nlà mức chuẩn 0 dBc;
\r\n\r\nSau\r\nđó tắt máy phát.
\r\n\r\nc) Điều\r\nchỉnh “máy đo công suất quá độ” khỏi tần số sóng mang để đáp ứng -6 dB của nó\r\nmà gần nhất với tần số sóng mang của máy phát được dịch chuyển so với tần số\r\nsóng mang như trong bảng 5;
\r\n\r\nBảng 5: Dịch chuyển tần số
\r\n\r\n\r\n Khoảng cách kênh (kHz) \r\n | \r\n \r\n Dịch chuyển (kHz) \r\n | \r\n
\r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n 8,25 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 17 \r\n | \r\n
d) \r\nBật máy phát;
\r\n\r\ne) \r\nSử dụng máy phân tích phổ để ghi lại đường bao của công suất quá\r\nđộ theo thời gian (thời khoảng 50 ms). Công suất đường bao đỉnh quá độ được\r\ntính theo dBc;
\r\n\r\nf) \r\nTắt máy phát;
\r\n\r\ng) \r\nSử dụng máy phân tích phổ để ghi lại đường bao của công suất quá\r\nđộ theo thời gian (thời khoảng 50 ms). Công suất đường bao đỉnh quá độ được\r\ntính theo dBc;
\r\n\r\nh) \r\nLặp lại các bước d) đến g) năm lần và ghi lại đáp ứng lớn nhất\r\ntrong các điều kiện “bật” và “tắt”;
\r\n\r\ni) \r\nLặp lại các bước c) đến h) với “thiết bị đo công suất quá độ” được\r\nđiều chỉnh tới biên khác của sóng mang;
\r\n\r\nj) \r\nCông suất quá độ kênh lân cận trong các thời gian kích hoạt và khử\r\nhoạt là giá trị cao nhất trong các giá trị được ghi ở bước h).
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị này.
\r\n\r\n4.2.9.3.4. \r\nCác đặc tính của máy đo công suất quá độ kênh lân cận
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 14: Sơ đồ đo thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận.
\r\n\r\nYêu cầu\r\nđối với thiết bị đo công suất quá độ kênh lân cận như sau:
\r\n\r\nBộ trộn:\r\nBộ trộn điốt cân bằng 50 W; với mức độ dao động nội phù hợp, ví dụ +7 dB;
\r\n\r\nBộ lọc\r\nkênh lân cận: thích ứng 50 W;
\r\n\r\nMáy phân\r\ntích phổ: dải thông 100 kHz, tách sóng đỉnh hoặc đo công suất/thời gian.
\r\n\r\n4.3. Các\r\nyêu cầu đối với máy thu
\r\n\r\n4.3.1. Độ\r\nnhạy (số liệu hoặc bản tin)
\r\n\r\n4.3.1.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nĐộ nhạy\r\nkhả dụng cực đại (số liệu hay bản tin, dẫn) là mức tín hiệu nhỏ nhất (emf) của\r\nsóng mang ở đầu vào máy thu mà sau khi giải điều chế nhận được tín hiệu số với\r\nmột tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc một tỷ lệ bản tin đúng là 80%. Tín\r\nhiệu sóng mang này phải có tần số là tần số danh định của máy thu và được điều\r\nchế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).
\r\n\r\n4.3.1.2. Giới hạn
\r\n\r\nĐộ nhạy\r\nkhả dụng cực đại (emf):
\r\n\r\n- \r\nỞ\r\ncác điều kiện đo bình thường không được vượt quá: +3,0 dBmV và
\r\n\r\n- \r\nỞ\r\ncác điều kiện đo tới hạn không được vượt quá: +9,0 dBmV.
\r\n\r\n4.3.1.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.3.1.3.1. \r\nPhương pháp đo với các dòng bit liên tục
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 15: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nĐưa một tín hiệu có tần số bằng tần số danh định của máy thu, được\r\nđiều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2) tới đầu vào máy thu;
\r\n\r\nb) \r\nMẫu bit của tín hiệu điều chế được so sánh với mẫu bit thu được ở\r\nmáy thu sau khi giải điều chế (xem thêm mục B.4);
\r\n\r\nc) \r\nĐiều chỉnh sức điện động của tín hiệu đầu vào máy thu cho đến khi\r\ntỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn (khi giá trị 10-2\r\nkhông thể đạt được chính xác, phải tính đến giá trị của độ không đảm bảo đo).
\r\n\r\nd) \r\nĐộ nhạy khả dụng cực đại là sức điện động của tín hiệu đầu vào máy\r\nthu.
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị này.
\r\n\r\ne) \r\nLặp lại phép đo ở các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 5.1.1.2.1 và\r\n5.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).
\r\n\r\n4.3.1.3.2. \r\nPhương pháp đo với các bản tin
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 16: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nĐưa một tín hiệu có tần số bằng tần số danh định của máy thu, được\r\nđiều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) (phù hợp với chỉ dẫn\r\ncủa nhà sản xuất và được chấp nhận bởi phòng thử nghiệm) tới đầu vào máy thu;
\r\n\r\nb) \r\nMức tín hiệu này phải đảm bảo sao cho thu được tỷ số bản tin đúng\r\nnhỏ hơn 10%.
\r\n\r\nc) \r\nSau đó phát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) kể cả khi\r\nbản tin thu được là đúng hay không đúng.
\r\n\r\nTăng mức\r\ntín hiệu vào 2 dB đối với mỗi trường hợp không thu được đúng bản tin.
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo được lặp lại cho đến khi thu đúng bản tin trong ba lần liên tiếp.
\r\n\r\nGhi lại\r\nmức tín hiệu vào.
\r\n\r\nd) \r\nGiảm mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nSau đó\r\nphát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu\r\nkhông thu được đúng bản tin thì phải tăng mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá\r\ntrị mới.
\r\n\r\nNếu thu\r\nđược đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu vào cho đến khi ba bản\r\ntin liên tiếp đều thu được đúng. Trong trường hợp này, giảm mức tín hiệu vào 1\r\ndB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nKhông ghi\r\nlại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.
\r\n\r\ne) \r\nĐộ nhạy khả dụng cực đại là trung bình cộng của các giá trị (tương\r\nứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80 %) được ghi lại trong các bước c) và d).
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị này.
\r\n\r\nf) \r\nLặp lại phép đo ở các điều kiện đo kiểm tới hạn (mục 5.1.1.2.1 và\r\n5.1.1.2.2 áp dụng đồng thời).
\r\n\r\n4.3.2. Triệt\r\nnhiễu đồng kênh
\r\n\r\n4.3.2.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nTriệt\r\nnhiễu đồng kênh là số đo khả năng của máy thu để thu tín hiệu mong muốn mà\r\nkhông vượt quá độ suy giảm cho trước do sự xuất hiện của tín hiệu điều chế\r\nkhông mong muốn, cả hai tín hiệu đều cùng ở tần số danh định của máy thu.
\r\n\r\n4.3.2.2. Giới hạn
\r\n\r\nGiá trị\r\ncủa tỷ số triệt nhiễu đồng kênh, tính theo dB, như sau:
\r\n\r\n- Nằm trong\r\nkhoảng -8,0 dB và 0 dB, đối với các khoảng cách kênh 25 kHz;
\r\n\r\n- Nằm trong\r\nkhoảng -12,0 dB và 0 dB, đối với các khoảng cách kênh 12,5 kHz.
\r\n\r\n4.3.2.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.3.2.3.1. \r\nPhương pháp đo với dòng bit liên tục
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 17: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3\r\n(mục B.2).
\r\n\r\nCả hai\r\ntín hiệu vào phải ở tần số danh định của máy thu cần đo.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cao hơn mức giới hạn của độ\r\nnhạy khả dụng cực đại (mục B.6) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là\r\ncao hơn 6 dB so với 1mV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.
\r\n\r\nd) \r\nPhát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số\r\nlỗi bit.
\r\n\r\ne) \r\nGiảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi\r\nđạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu\r\nkhông mong muốn.
\r\n\r\nf) \r\n Với mỗi tần số của tín hiệu không mong muốn, tỷ số triệt nhiễu\r\nđồng kênh phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức tín hiệu không\r\nmong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo với sự dịch chuyển tín hiệu không mong muốn ±12%\r\nkhoảng cách kênh.
\r\n\r\nh) Triệt\r\nnhiễu đồng kênh của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong 3 giá trị được\r\ntính trong bước f) và được tính theo dB.
\r\n\r\n4.3.2.3.2. \r\nPhương pháp đo với các bản tin
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 18: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3\r\n(mục B.2).
\r\n\r\nCả hai\r\ntín hiệu vào phải ở tần số danh định của máy thu cần đo.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại (mục B.6) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu\r\n(nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin đúng thấp hơn 10%.
\r\n\r\nd) \r\nPhát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong\r\nmỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.
\r\n\r\nGiảm mức\r\ntín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản\r\ntin.
\r\n\r\nLặp lại\r\nthủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi\r\nlại mức của tín hiệu vào.
\r\n\r\ne) \r\nTăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nSau đó\r\nphát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu\r\nkhông thu được đúng bản tin thì phải tăng mức tín hiệu vào 1 dB và ghi lại giá\r\ntrị mới.
\r\n\r\nKhông ghi\r\nlại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.
\r\n\r\nGhi lại trung\r\nbình cộng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80 %) trong các\r\nbước d) và e).
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi tần số của tín hiệu không mong muốn, tỷ số triệt nhiễu\r\nđồng kênh phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức trung bình được\r\nghi lại ở bước e) trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo với sự dịch chuyển tín hiệu không mong muốn ±12%\r\nkhoảng cách kênh.
\r\n\r\nh) Triệt\r\nnhiễu đồng kênh của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong 3 giá trị được\r\ntính trong bước f) và được tính theo dB.
\r\n\r\n4.3.3. Độ\r\nchọn lọc kênh lân cận
\r\n\r\n4.3.3.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nĐộ chọn\r\nlọc kênh lân cận là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà\r\nkhông vượt quá độ suy giảm cho trước do có tín hiệu không mong muốn ở tần số\r\ncách tần số của tín hiệu mong muốn một khoảng cách bằng độ phân cách kênh lân\r\ncận của thiết bị.
\r\n\r\n4.3.3.2. Giới hạn
\r\n\r\nĐộ chọn\r\nlọc kênh lân cận đối với các khoảng cách kênh khác nhau không được thấp hơn các\r\ngiá trị trong bảng 6.
\r\n\r\nBảng 6: Độ chọn lọc kênh lân cận
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Khoảng cách kênh \r\n | \r\n |
\r\n 12,5 kHz \r\n | \r\n \r\n 25 kHz \r\n | \r\n |
\r\n Các điều kiện đo bình thường \r\n | \r\n \r\n 60,0 dB \r\n | \r\n \r\n 70,0 dB \r\n | \r\n
\r\n Các điều kiện đo tới hạn \r\n | \r\n \r\n 50,0 dB \r\n | \r\n \r\n 60,0 dB \r\n | \r\n
4.3.3.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.3.3.3.1. \r\nPhương pháp đo với dòng bit liên tục
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 19: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3\r\n(mục B.2) và có tần số bằng tần số của kênh nằm kề trên kênh của tín hiệu mong\r\nmuốn.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại mục B.6 (dữ liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các\r\ncổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.
\r\n\r\nd) \r\nPhát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số\r\nlỗi bit.
\r\n\r\ne) \r\nGiảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi\r\nđạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu\r\nkhông mong muốn.
\r\n\r\nf) \r\n Với mỗi kênh lân cận, độ chọn lọc phải được biểu diễn là tỷ số\r\n(tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở\r\nđầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo với tín hiệu không mong muốn ở tần số của kênh lân cận mà có tần số\r\nthấp hơn tần số kênh của tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\nh) Độ chọn\r\nlọc kênh lân cận là giá trị thấp hơn trong hai giá trị đo được trong các kênh\r\nlân cận của kênh đang thu (xem bước f) ở trên).
\r\n\r\ni) Lặp\r\nlại phép đo ở các điều kiện đo tới hạn (mục 5.1.1.2.1 và 5.1.1.2.2 áp dụng đồng\r\nthời) với mức tín hiệu mong muốn (như xác định trong mục B.6) tăng 6 dB.
\r\n\r\n4.3.3.3.2. \r\nPhương pháp đo với các bản tin
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 20: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3\r\n(mục B.2) và có tần số bằng tần số của kênh nằm kề trên kênh của tín hiệu mong\r\nmuốn.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại mục B.6 (dữ liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các\r\ncổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin đúng thấp hơn 10%.
\r\n\r\nd) \r\nPhát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong\r\nmỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.
\r\n\r\nGiảm mức\r\ntín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản\r\ntin.
\r\n\r\nLặp lại\r\nthủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi\r\nlại mức của tín hiệu vào.
\r\n\r\ne) \r\nTăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nSau đó\r\nphát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu\r\nkhông thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và\r\nghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nNếu thu\r\nđược đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến\r\nkhi ba bản tin liên tiếp đều thu được đúng. Trong trường hợp này, tăng mức tín\r\nhiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nKhông ghi\r\nlại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.
\r\n\r\nGhi lại\r\ntrung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80 %)\r\ntrong các bước d) và e).
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi kênh lân cận, độ chọn lọc phải được biểu diễn là tỷ số\r\n(tính theo dB) của mức trung bình được ghi trong bước e) trên mức tín hiệu mong\r\nmuốn, ở đầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị này.
\r\n\r\ng) \r\nLặp lại phép đo với tín hiệu không mong muốn ở tần số của kênh lân\r\ncận nằm kề dưới kênh của tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\nh) \r\nĐộ chọn lọc kênh lân cận của thiết bị cần đo là giá trị thấp hơn\r\ntrong hai giá trị đo được ở các kênh lân cận của kênh đang thu (xem bước f) ở\r\ntrên).
\r\n\r\ni) \r\nLặp lại phép đo ở các điều kiện đo tới hạn (mục 5.1.1.2.1 và\r\n5.1.1.2.2 áp dụng đồng thời) với mức tín hiệu mong muốn (như xác định trong mục\r\nB.6) tăng 6 dB.
\r\n\r\n4.3.4. Triệt\r\nđáp ứng giả
\r\n\r\n4.3.4.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nTriệt đáp\r\nứng giả là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà không vượt\r\nquá độ suy giảm cho trước do có tín hiệu không mong muốn ở bất kỳ tần số nào mà\r\ncó đáp ứng giả.
\r\n\r\n4.3.4.2. Giới hạn
\r\n\r\nTại tần\r\nsố bất kỳ cách tần số danh định của máy thu một khoảng bằng 2 khoảng cách kênh\r\nhoặc nhiều hơn, triệt đáp ứng giả không được thấp hơn 70,0 dB.
\r\n\r\n4.3.4.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.3.4.3.1. \r\nGiới thiệu phương pháp đo
\r\n\r\nĐể xác\r\nđịnh các tần số mà có đáp ứng giả, phải thực hiện các tính toán sau:
\r\n\r\na) \r\nTính “dải tần giới hạn”:
\r\n\r\n- \r\nDải tần giới hạn được định nghĩa là tần số của tín hiệu dao động\r\nnội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu cộng hoặc trừ tổng\r\ncác tần số trung tần (fI1,…fIn) và một nửa dải tần của\r\ncác kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu;
\r\n\r\n- \r\nDo đó, tần số fl của dải tần giới hạn là:
\r\n\r\nb) \r\nTính các tần số ngoài dải tần giới hạn:
\r\n\r\n- \r\nTính các tần số mà tại đó có đáp ứng giả ở ngoài dải tần giới hạn\r\nxác định trong bước a) được thực hiện cho các dải tần liên quan còn lại;
\r\n\r\n- \r\nCác tần số ngoài dải tần giới hạn bằng các hài của tín hiệu bộ dao\r\nđộng nội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ nhất của máy thu cộng hoặc trừ\r\ntần số trung tần thứ nhất (fI1) của máy thu;
\r\n\r\n- \r\nDo đó các tần số của những đáp ứng giả này là: nfLO ± fI1,
\r\n\r\ntrong đó\r\nn là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 2.
\r\n\r\nPhép đo\r\nđáp ứng ảnh thứ nhất của máy thu được thực hiện đầu tiên để kiểm tra việc tính\r\ntoán các tần số có đáp ứng giả.
\r\n\r\nVới các\r\ntính toán như trong bước a), b) ở trên, nhà sản xuất phải công bố tần số của\r\nmáy thu, tần số của tín hiệu dao động nội (fLO) cấp cho bộ trộn thứ\r\nnhất của máy thu, các tần số trung tần (fI1, fI2, …), và\r\ndải tần của các kênh cài đặt sẵn (sr) của máy thu.
\r\n\r\n4.3.4.3.2. \r\nPhương pháp dò trong dải tần giới hạn
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 21: Sơ đồ đo
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tín hiệu A-M3\r\n(mục B.2).
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại (được xác định trong mục B.6) 3 dB, tại các\r\ncổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nTrong\r\ntrường hợp sử dụng dòng bit liên tục, tỷ số lỗi bit của máy thu sau khi giải\r\nđiều chế phải được ghi lại.
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn tới 86 dBmV tại các cổng vào máy thu.
\r\n\r\nThay đổi\r\ntần số của bộ tạo tín hiệu không mong muốn theo các bước 5 kHz trong dải tần\r\ngiới hạn (mục 4.3.4.3.1. a)) và theo các tần số được tính ngoài dải tần giới\r\nhạn này (mục 4.3.4.3.1. b)).
\r\n\r\nd) \r\nGhi lại tần số của bất kỳ đáp ứng giả nào mà phát hiện được trong\r\nkhi dò để sử dụng trong các phép đo ở các mục 4.3.4.3.2 và 4.3.4.3.3.
\r\n\r\ne) \r\nTrường hợp không thể sử dụng dòng bit liên tục thì có thể sử dụng một\r\nphương pháp tương tự. Khi đó thay cho việc nhận ra đáp ứng giả do tăng tỷ số\r\nlỗi bit bằng việc nhận ra đáp ứng giả do giảm tỷ số bản tin thành công.
\r\n\r\n4.3.4.3.3. \r\nPhương pháp đo với các dòng bit liên tục
\r\n\r\nSơ đồ đo như trong hình 23. Thủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tần số 400 Hz và\r\nvới độ lệch 12% khoảng cách kênh (A-M3) (mục B.2), và phải ở tần số mà cần kiểm\r\ntra đáp ứng giả.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại mục B.6 (dữ liệu hoặc bản tin) 3 dB, tại các\r\ncổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.
\r\n\r\nd) \r\nPhát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số\r\nlỗi bit.
\r\n\r\ne) \r\nGiảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi\r\nđạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu\r\nkhông mong muốn.
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi tần số, triệt đáp ứng giả phải được biểu diễn là tỷ số\r\n(tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở\r\nđầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo tại tất cả các tần số có đáp ứng giả được phát hiện khi dò tìm trong\r\n“dải tần giới hạn” (mục 4.3.4.3.1.a)) và tại các tần số có đáp ứng giả (mục\r\n4.3.4.3.1.b)) được tính cho dải tần từ fRx/3,2 hoặc 30 MHz (chọn số\r\nlớn hơn) đến 3,2 ´ fRx (fRx là tần số danh định của máy thu).
\r\n\r\nh) Triệt đáp\r\nứng giả của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong các giá trị được ghi ở\r\nbước f).
\r\n\r\n4.3.4.3.4. \r\nPhương pháp đo với các bản tin
\r\n\r\nSơ đồ đo như trong hình 23. Thủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với các tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải được điều chế với tần số 400 Hz và\r\nvới độ lệch 12% khoảng cách kênh (A-M3) (mục B.2), và phải ở tần số mà cần kiểm\r\ntra đáp ứng giả.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại (mục B.6) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu\r\n(nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở các điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin đúng thấp hơn 10 %.
\r\n\r\nd) \r\nPhát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong\r\nmỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.
\r\n\r\nGiảm mức\r\ntín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản\r\ntin.
\r\n\r\nLặp lại\r\nthủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi\r\nlại mức của tín hiệu vào.
\r\n\r\ne) \r\nTăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nSau đó\r\nphát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu\r\nkhông thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và\r\nghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nNếu thu\r\nđược đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến\r\nkhi ba bản tin liên tiếp đều thu được đúng. Trong trường hợp này, tăng mức tín\r\nhiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nKhông ghi\r\nlại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.
\r\n\r\nGhi lại\r\ntrung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80 %)\r\ntrong các bước d) và e).
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi tần số, triệt đáp ứng giả phải được biểu diễn là tỷ số\r\n(tính theo dB) của mức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở\r\nđầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo tại tất cả các tần số có đáp ứng giả được phát hiện khi dò tìm trong\r\n“dải tần giới hạn” (mục 4.3.4.3.1.a)) và tại các tần số có đáp ứng giả được\r\ntính cho dải tần từ fRx/3,2 hoặc 30 MHz (chọn số lớn hơn) đến 3,2 ´\r\nfRx (fRx là tần số danh định của máy thu).
\r\n\r\nh) Triệt đáp\r\nứng giả của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong các giá trị được ghi ở\r\nbước f).
\r\n\r\n4.3.5. Triệt\r\nđáp ứng xuyên điều chế
\r\n\r\n4.3.5.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nTriệt đáp\r\nứng xuyên điều chế là số đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà\r\nkhông vượt quá độ suy giảm cho trước do có hai hoặc nhiều tín hiệu không mong\r\nmuốn có mối liên hệ về tần số được qui định so với với tần số tín hiệu mong\r\nmuốn.
\r\n\r\n4.3.5.2. Giới hạn
\r\n\r\nTỷ số\r\ntriệt đáp ứng xuyên điều chế không được thấp hơn 70,0 dB đối với thiết bị trạm\r\ngốc và 65,0 dB đối với thiết bị cầm tay và di động.
\r\n\r\n4.3.5.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.3.5.3.1. \r\nPhương pháp đo với dòng bit liên tục
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 22: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối ba bộ tạo tín hiệu (A, B và C) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\n- \r\nTín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định\r\ncủa máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).
\r\n\r\n- \r\nTín hiệu không mong muốn thứ nhất (từ bộ tạo tín hiệu B) phải\r\nkhông được điều chế. Điều chỉnh tín hiệu này tới tần số cao hơn tần số danh\r\nđịnh của máy thu 50 kHz.
\r\n\r\n- \r\nTín hiệu không mong muốn thứ hai (từ bộ tạo tín hiệu C) phải được\r\nđiều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2) và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần\r\nsố danh định của máy thu 100 kHz.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) các bộ tạo\r\ntín hiệu B và C (các tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại xác định trong mục B.6 (số liệu hoặc bản tin)\r\n3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật các bộ tạo tín hiệu B và C. Các mức của hai tín hiệu\r\nkhông mong muốn phải được giữ bằng nhau và được điều chỉnh mức tín hiệu không\r\nmong muốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.
\r\n\r\nd) \r\nPhát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số\r\nlỗi bit.
\r\n\r\ne) \r\nGiảm mức các tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới\r\nkhi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín\r\nhiệu không mong muốn.
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi trường hợp thay đổi các tín hiệu không mong muốn, triệt\r\nđáp ứng xuyên điều chế phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của các mức\r\ntín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo với bộ tạo tín hiệu không mong muốn B có tần số thấp hơn tần số tín\r\nhiệu mong muốn 50 kHz và bộ tạo tín hiệu không mong muốn C có tần số thấp hơn\r\ntần số tín hiệu mong muốn 100 kHz.
\r\n\r\nh) Triệt đáp\r\nứng xuyên điều chế của thiết bị cần đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị\r\nđược ghi ở bước f).
\r\n\r\n4.3.5.3.2. \r\nPhương pháp đo với các bản tin
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 23: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối ba bộ tạo tín hiệu (A, B và C) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\n- \r\nTín hiệu mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định\r\ncủa máy thu và được điều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2).
\r\n\r\n- \r\nTín hiệu không mong muốn thứ nhất (từ bộ tạo tín hiệu B) phải\r\nkhông được điều chế. Điều chỉnh tín hiệu này tới tần số cao hơn tần số danh\r\nđịnh của máy thu 50 kHz.
\r\n\r\n- \r\nTín hiệu không mong muốn thứ hai (từ bộ tạo tín hiệu C) phải được\r\nđiều chế với tín hiệu A-M3 (mục B.2) và được điều chỉnh tới tần số cao hơn tần\r\nsố danh định của máy thu 100 kHz.
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) các bộ tạo\r\ntín hiệu B và C (các tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại (được xác định trong mục B.6, số liệu hoặc bản\r\ntin) 3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật các bộ tạo tín hiệu B và C. Các mức của hai tín hiệu\r\nkhông mong muốn phải được giữ bằng nhau và được điều chỉnh mức các tín hiệu\r\nkhông mong muốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.
\r\n\r\nd) \r\nPhát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong\r\nmỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.
\r\n\r\nGiảm mức\r\ncác tín hiệu không mong muốn 2 dB mỗi khi không thu đúng bản tin.
\r\n\r\nLặp lại\r\nthủ tục cho đến khi thu đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Ghi lại các mức\r\ntín hiệu vào.
\r\n\r\ne) \r\nTăng các mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nSau đó\r\nphát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Với mỗi trường hợp không\r\nthu được đúng bản tin, giảm các mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại\r\ngiá trị mới. Nếu bản tin thu được đúng, mức của các tín hiệu không mong muốn\r\nphải không được thay đổi cho tới khi thu được đúng ba 3 bản tin liên tiếp.\r\nTrong trường hợp này, các tín hiệu không mong muốn phải được tăng 1dB và ghi\r\nlại giá trị mới.
\r\n\r\nKhông ghi\r\nlại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.
\r\n\r\nGhi lại\r\ntrung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80 %)\r\ntrong các bước d) và e).
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi trường hợp thay đổi các tín hiệu không mong muốn, triệt\r\nđáp ứng xuyên điều chế phải được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của mức\r\ntrung bình được ghi lại trong bước e) trên mức tín hiệu mong muốn ở đầu vào máy\r\nthu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) Lặp lại\r\nphép đo với bộ tạo tín hiệu không mong muốn B có tần số thấp hơn tần số tín\r\nhiệu mong muốn 50 kHz và bộ tạo tín hiệu không mong muốn C có tần số thấp hơn\r\ntần số tín hiệu mong muốn 100 kHz.
\r\n\r\nh) Triệt đáp\r\nứng xuyên điều chế của thiết bị cần đo là giá trị thấp hơn trong hai giá trị\r\nđược ghi ở bước f).
\r\n\r\n4.3.6. Nghẹt
\r\n\r\n4.3.6.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nNghẹt là\r\nsố đo khả năng của máy thu khi thu tín hiệu mong muốn mà không vượt quá độ suy\r\ngiảm cho trước do có tín hiệu không mong muốn tại bất kỳ tần số nào không phải\r\nlà tần số có đáp ứng giả hoặc tần số của các kênh lân cận.
\r\n\r\n4.3.6.2. Giới hạn
\r\n\r\nTỷ số\r\nnghẹt tại tần số bất kỳ trong các dải tần xác định không được thấp hơn 84,0 dB,\r\nngoại trừ tại các tần số có đáp ứng giả (mục 4.3.4).
\r\n\r\n4.3.6.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\n4.3.6.3.1. \r\nPhương pháp đo với các dòng bit liên tục
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 24: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải không được điều chế và phải nằm tại\r\ntần số cách tần số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz.
\r\n\r\nThực tế,\r\ncác phép đo phải được thực hiện tại các tần số tín hiệu không mong muốn xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz,\r\ntránh các tần số có đáp ứng giả (mục 4.3.4).
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại xác định trong mục B.6 (số liệu hoặc bản tin)\r\n3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số lỗi bit là 10-1 hoặc xấu hơn.
\r\n\r\nd) \r\nPhát tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 trong khi quan sát tỷ số\r\nlỗi bit.
\r\n\r\ne) \r\nGiảm mức tín hiệu không mong muốn theo các bước 1 dB cho tới khi\r\nđạt được tỷ số lỗi bit là 10-2 hoặc tốt hơn. Ghi lại mức tín hiệu\r\nkhông mong muốn.
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi tần số, nghẹt được biểu diễn là tỷ số (tính theo dB) của\r\nmức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) \r\nLặp lại phép đo tại tất cả các tần số được xác định trong bước a).
\r\n\r\nh) \r\nChỉ tiêu nghẹt của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong các\r\ngiá trị được ghi ở bước f).
\r\n\r\n4.3.6.3.2. \r\nPhương pháp đo với các bản tin
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 25: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối hai bộ tạo tín hiệu (A và B) với máy thu qua bộ kết hợp (mục\r\nB.1);
\r\n\r\nTín hiệu\r\nmong muốn (từ bộ tạo tín hiệu A) phải ở tần số danh định của máy thu và được\r\nđiều chế với tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).
\r\n\r\nTín hiệu\r\nkhông mong muốn (từ bộ tạo tín hiệu B) phải không được điều chế và phải nằm tại\r\ntần số cách tần số danh định của máy thu từ 1 MHz đến 10 MHz.
\r\n\r\nThực tế,\r\ncác phép đo phải được thực hiện tại các tần số tín hiệu không mong muốn xấp xỉ ±1 MHz, ±2 MHz, ±5 MHz và ±10 MHz,\r\ntránh các tần số có đáp ứng giả (mục 4.3.4).
\r\n\r\nb) \r\nĐầu tiên, tắt (trong khi vẫn duy trì trở kháng đầu ra) bộ tạo tín\r\nhiệu B (tín hiệu không mong muốn).
\r\n\r\nĐiều\r\nchỉnh mức tín hiệu mong muốn từ bộ tạo tín hiệu A cho đến khi cao hơn mức giới\r\nhạn của độ nhạy khả dụng cực đại xác định trong mục B.6 (số liệu hoặc bản tin)\r\n3 dB, tại các cổng vào của máy thu (nghĩa là cao hơn 6 dB so với 1mV emf ở\r\ncác điều kiện đo kiểm bình thường).
\r\n\r\nc) \r\nSau đó bật bộ tạo tín hiệu B và điều chỉnh mức tín hiệu không mong\r\nmuốn cho tới khi đạt được tỷ số bản tin thành công thấp hơn 10%.
\r\n\r\nd) \r\nPhát lại tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) khi quan sát trong\r\nmỗi trường hợp kể cả khi thu đúng bản tin hay không.
\r\n\r\nGiảm mức\r\ntín hiệu không mong muốn 2 dB trong mỗi trường hợp mà không thu được đúng bản\r\ntin.
\r\n\r\nLặp lại\r\nthủ tục cho đến khi thu được đúng bản tin trong ba lần liên tiếp. Sau đó ghi\r\nlại mức của tín hiệu vào.
\r\n\r\ne) \r\nTăng mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nSau đó\r\nphát tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2) 20 lần. Trong mỗi trường hợp, nếu\r\nkhông thu được đúng bản tin thì phải giảm mức tín hiệu không mong muốn 1 dB và\r\nghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nNếu thu\r\nđược đúng bản tin thì không được thay đổi mức tín hiệu không mong muốn cho đến\r\nkhi ba bản tin liên tiếp đều thu được đúng. Trong trương hợp này, tăng mức tín\r\nhiệu không mong muốn 1 dB và ghi lại giá trị mới.
\r\n\r\nKhông ghi\r\nlại mức tín hiệu vào trừ khi có sự thay đổi mức trước đó.
\r\n\r\nGhi lại\r\ntrung bình cộng của các giá trị (tương ứng với tỷ lệ bản tin đúng là 80%) trong\r\ncác bước d) và e).
\r\n\r\nf) \r\nVới mỗi tần số, nghẹt được đánh giá theo tỷ số (tính theo dB) của\r\nmức tín hiệu không mong muốn trên mức tín hiệu mong muốn, ở đầu vào máy thu.
\r\n\r\nGhi\r\nlại tỷ số này.
\r\n\r\ng) \r\nLặp lại phép đo tại tất cả các tần số được xác định trong bước a).
\r\n\r\nh) \r\nChỉ tiêu nghẹt của thiết bị cần đo là giá trị thấp nhất trong các\r\ngiá trị được ghi ở bước f).
\r\n\r\n4.3.7. Bức xạ\r\ngiả
\r\n\r\n4.3.7.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nBức xạ\r\ngiả từ máy thu là các phát xạ ở bất kỳ tần số nào được bức xạ từ thiết bị và\r\năng ten của nó.
\r\n\r\nMức\r\nbức xạ giả là:
\r\n\r\na) Mức công\r\nsuất tạp ở tải (phát xạ giả dẫn); và
\r\n\r\nb) Công suất\r\nbức xạ giả hiệu dụng từ vỏ và thiết bị (bức xạ vỏ máy);
\r\n\r\nhoặc
\r\n\r\nc) \r\nCông suất bức xạ giả hiệu dụng từ vỏ và ăng ten liền trong trường\r\nhợp thiết bị cầm tay có ăng ten và không có đầu nối RF bên ngoài.
\r\n\r\n4.3.7.2. Giới hạn
\r\n\r\nCông suất\r\ncủa bất kỳ bức xạ giả nào không được vượt quá các giá trị trong bảng 7 và 8.
\r\n\r\nBảng 7: Các thành phần dẫn
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Giới hạn \r\n | \r\n
\r\n 9 kHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 2,0 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n Từ 1 GHz đến 4 GHz, hoặc từ 1 GHz đến 12,75\r\n GHz (mục 4.2.5.3) \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng 8: Các thành phần bức xạ
\r\n\r\n\r\n Dải tần \r\n | \r\n \r\n Giới hạn \r\n | \r\n
\r\n 30 MHz đến 1 GHz \r\n | \r\n \r\n 2,0 nW (-57 dBm) \r\n | \r\n
\r\n Từ 1 GHz đến 4 GHz \r\n | \r\n \r\n 20 nW (-47 dBm) \r\n | \r\n
Khi đo\r\nbức xạ của các máy cầm tay, áp dụng các điều kiện sau:
\r\n\r\n- Với thiết\r\nbị có đầu nối ăng ten ngoài, khi đo kiểm phải nối tải giả với đầu nối này;
\r\n\r\n- Với thiết\r\nbị có ăng ten liền bên trong vẫn giữ ăng ten bình thường.
\r\n\r\n4.3.7.3. Phương\r\npháp đo mức công suất
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 26: Sơ đồ đo
\r\n\r\nPhương\r\npháp này chỉ áp dụng đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài.
\r\n\r\nBức xạ\r\ngiả được đo theo mức công suất của bất kỳ tín hiệu rời rạc nào tại các cổng vào\r\ncủa máy thu. Các cổng vào máy thu được nối với máy phân tích phổ hoặc Vôn kế\r\nchọn lọc có trở kháng vào 50 W; Bật máy thu.
\r\n\r\nNếu thiết\r\nbị dò không được hiệu chuẩn theo công suất vào thì mức của bất kỳ thành phần\r\nnào được tìm thấy phải được xác định bằng phương pháp thay thế sử dụng bộ tạo\r\ntín hiệu.
\r\n\r\nCác phép\r\nđo phải được mở rộng trong dải tần 9 kHz đến 4 GHz đối với thiết bị hoạt động ở\r\ncác tần số không vượt quá 470 MHz. Ngoài ra phải lặp lại các phép đo trong dải\r\ntần 4 GHz đến 12,75 GHz đối với thiết bị hoạt động ở các tần số trên 470 MHz.
\r\n\r\n4.3.7.4. Phương\r\npháp đo công suất bức xạ hiệu dụng
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) \r\nMáy thu cần đo
\r\n\r\n2) \r\nĂng ten đo
\r\n\r\n3) \r\nMáy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)
\r\n\r\nHình 27: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục đo như sau:
\r\n\r\na) \r\nTại vị trí đo, thoả mãn các yêu cầu phụ lục A, mẫu thử được đặt ở\r\nđộ cao xác định trên giá đỡ cách điện.
\r\n\r\n- \r\nMáy thu phải được cấp nguồn thông qua bộ lọc tần số vô tuyến để tránh\r\nbức xạ từ các cực của nguồn công suất.
\r\n\r\nb) Nối máy\r\nthu với:
\r\n\r\n- Ăng\r\nten giả (mục B.3) đối với thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài (mục 4.3.7.1.b));\r\nhoặc
\r\n\r\n- \r\nĂng ten liền (mục 4.3.7.1.c));
\r\n\r\nc) \r\nDò tìm bức xạ của các thành phần tạp bằng máy thu và Ăng ten đo\r\ntrong toàn bộ dải tần 30 MHz - 4 GHz.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) \r\nBộ tạo tín hiệu
\r\n\r\n2) \r\nĂng ten thay thế
\r\n\r\n3) \r\nĂng ten đo
\r\n\r\n4) \r\nMáy phân tích phổ hoặc vôn kế chọn lọc (Máy thu đo)
\r\n\r\nHình 28: Sơ đồ đo
\r\n\r\nd) \r\nTại mỗi tần số dò thấy thành phần tạp, xoay mẫu thử để thu được\r\nđáp ứng cực đại và công suất bức xạ hiệu dụng của thành phần tạp được xác định\r\nbằng phép đo thay thế, sơ đồ đo như trong hình 28;
\r\n\r\nGhi lại\r\ngiá trị công suất bức xạ hiệu dụng của thành phần tạp đó.
\r\n\r\ne) \r\nLặp lại phép đo với ăng ten đo ở mặt phẳng phân cực trực giao;
\r\n\r\n4.3.8. Giảm\r\nnhạy máy thu
\r\n\r\n4.3.8.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nGiảm nhạy\r\nlà sự suy giảm độ nhạy của máy thu, kết quả của việc chuyển công suất từ máy\r\nphát tới máy thu do các hiệu ứng ghép. Nó được tính bằng sự khác nhau theo dB\r\ngiữa các mức độ nhạy khả dụng cực đại (số liệu hoặc bản tin, dẫn) khi phát đồng\r\nthời và không đồng thời.
\r\n\r\n4.3.8.2. Giới hạn
\r\n\r\nGiảm độ\r\nnhạy không được vượt quá 3,0 dB và giới hạn độ nhạy khả dụng cực đại ở các điều\r\nkiện đo kiểm bình thường phải được thoả mãn (mục 4.3.1).
\r\n\r\n4.3.8.3. Phương pháp đo
\r\n\r\n4.3.8.3.1. Đo giảm độ nhạy với\r\ncác dòng bit liên tục
\r\n\r\nA. Phương pháp đo đối\r\nvới thiết bị có bộ lọc song công
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 29: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nCổng ăng ten của thiết bị gồm máy thu, máy phát và bộ lọc song\r\ncông phải được nối với ăng ten giả (mục B.3) thông qua bộ ghép.
\r\n\r\nBộ tạo\r\ntín hiệu được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2). Nối bộ\r\ntạo tín hiệu với bộ ghép để nó không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và không\r\ntạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo.
\r\n\r\nb) \r\nBật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong mục\r\n4.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2’ (mục B.2).
\r\n\r\nSau đó đo\r\nđộ nhạy máy thu (số liệu, dẫn) theo mục 4.3.1.3.1.
\r\n\r\nc) \r\nMức đầu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB\r\ntương đối so với giá trị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nd) Sau đó\r\ntắt máy phát và đo độ nhạy (số liệu, dẫn) máy thu.
\r\n\r\ne) Mức đầu\r\nra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá\r\ntrị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nf) \r\nGiảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB.
\r\n\r\nB. Phương pháp đo đối\r\nvới thiết bị có hai ăng ten
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 30: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối máy phát với bộ suy hao công suất (để làm giảm công suất RF\r\ndanh định của máy phát). Giá trị công suất danh định được nhà sản xuất công bố.
\r\n\r\nĐầu ra\r\ncủa bộ suy hao phải được nối với đầu vào máy thu thông qua bộ ghép nối và một\r\nbộ lọc. Tổng suy hao giữa máy phát và máy thu phải là 30 dB.
\r\n\r\nBộ tạo\r\ntín hiệu phải được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2).\r\nNối bộ tạo tín hiệu với bộ ghép sao cho không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng\r\nvà không tạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
\r\n\r\nb) \r\nBật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong mục\r\n4.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2’ (Mục B.2).
\r\n\r\nSau đó đo\r\nđộ nhạy máy thu (số liệu, dẫn) theo mục 4.3.1.3.1
\r\n\r\nc) \r\nMức đầu ra của bộ tạo tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB\r\ntương đối so với giá trị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nd) Sau đó\r\ntắt máy phát và đo độ nhạy (số liệu, dẫn) máy thu.
\r\n\r\ne) Mức đầu\r\nra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá\r\ntrị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nf) \r\nGiảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB.
\r\n\r\n4.3.8.3.2. \r\nĐo\r\ngiảm độ nhạy với các bản tin
\r\n\r\nA. Phương\r\npháp đo đối với thiết bị có bộ lọc song công
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 31: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nCổng ăng ten của thiết bị gồm máy thu, máy phát và bộ lọc song\r\ncông phải được nối với ăng ten giả (mục B.3) thông qua bộ ghép.
\r\n\r\nBộ tạo\r\ntín hiệu được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M2 (mục B.2). Nối bộ\r\ntạo tín hiệu với bộ ghép để nó không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và không\r\ntạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến các kết quả đo.
\r\n\r\nb) \r\nBật máy phát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong mục\r\n4.2.2, được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M4 (Mục B.2). Sử dụng\r\nbản tin khác bản tin trong bước a).
\r\n\r\nSau\r\nđó đo độ nhạy máy thu (bản tin, dẫn) theo mục 4.3.1.3.2.
\r\n\r\nc) Mức đầu\r\nra của bộ tạo tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB tương đối so với giá\r\ntrị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nd) Sau đó\r\ntắt máy phát và đo độ nhạy (bản tin, dẫn) máy thu.
\r\n\r\ne) Mức đầu\r\nra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá\r\ntrị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nf) \r\nGiảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB.
\r\n\r\nB. Phương pháp đo đối\r\nvới thiết bị có hai ăng ten
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 32: Sơ đồ đo
\r\n\r\nThủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\na) \r\nNối máy phát với bộ suy hao công suất (để làm giảm công suất RF\r\ndanh định của máy phát). Giá trị công suất danh định được nhà sản xuất công bố.
\r\n\r\nĐầu ra\r\ncủa bộ suy hao phải được nối với đầu vào máy thu thông qua bộ ghép nối và một\r\nbộ lọc. Tổng suy hao giữa máy phát và máy thu phải là 30 dB.
\r\n\r\nBộ tạo\r\ntín hiệu phải được điều chế bằng tín hiệu đo kiểm bình thường (mục B.2). Nối bộ\r\ntạo tín hiệu với bộ ghép sao cho không ảnh hưởng đến phối hợp trở kháng và\r\nkhông tạo ra các sản phẩm xuyên điều chế mà có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
\r\n\r\nb) Bật máy\r\nphát với công suất sóng mang đầu ra như xác định trong mục 4.2.2, được điều chế\r\nbằng tín hiệu đo kiểm bình thường D-M4 (mục B.2). Sử dụng bản tin khác bản tin\r\ntrong bước a). Sau đó đo độ nhạy máy thu (bản tin, dẫn) theo mục 4.3.1.3.2.
\r\n\r\nc) Mức đầu\r\nra của bộ tạo tín hiệu được ghi là C và được tính theo dB tương đối so với giá\r\ntrị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nd) Sau đó\r\ntắt máy phát và đo độ nhạy (số liệu, dẫn) máy thu.
\r\n\r\ne) Mức đầu\r\nra của bộ tạo tín hiệu được ghi là D và được tính theo dB tương đối so với giá\r\ntrị hiệu dụng 1mV.
\r\n\r\nf) \r\nGiảm độ nhạy là sai số giữa các giá trị C và D tính theo dB.
\r\n\r\n4.3.9. Triệt\r\nđáp ứng giả máy thu
\r\n\r\n4.3.9.1. Định\r\nnghĩa
\r\n\r\nTriệt đáp\r\nứng giả (ở chế độ song công) là số đo khả năng của máy thu đạt được tỷ số triệt\r\nđáp ứng giả xác định khi thu tín hiệu điều chế mong muốn trong trường hợp có:
\r\n\r\na) \r\nTín hiệu không mong muốn ở bất kỳ tần số nào khác mà có thể có đáp\r\nứng.
\r\n\r\nb) \r\nTín hiệu không điều chế của máy phát hoạt động ở khoảng cách tần\r\nsố song công, tại công suất ra danh định và bị suy hao bởi bộ lọc song công\r\nhoặc do khoảng cách giữa các ăng ten.
\r\n\r\n4.3.9.2. Giới hạn
\r\n\r\nTại tần\r\nsố bất kỳ nào cách tần số danh định của máy thu 2 khoảng cách kênh hoặc nhiều\r\nhơn, tỷ số triệt đáp ứng giả phải lớn hơn: 67,0 dB.
\r\n\r\n4.3.9.3. Phương\r\npháp đo
\r\n\r\nTriệt đáp\r\nứng giả của máy thu ở chế độ song công được đo như trong mục 4.3.4 với sơ đồ đo\r\nnhư trong các mục 4.3.8.3.1 hoặc 4.3.8.3.2 ngoại trừ là máy phát phải không\r\nđược điều chế. Máy phát phải hoạt động với công suất sóng mang đầu ra như xác\r\nđịnh trong mục 4.2.2.
\r\n\r\nThực hiện\r\nphép đo xung quanh các tần số fm được tính như sau:
\r\n\r\n(p)ft + (q)fm = fr\r\nvà fm = (n)ft ± fI1;
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\n- ft\r\nlà tần số máy phát;
\r\n\r\n- fr\r\nlà tần số máy thu; và
\r\n\r\n- fI1\r\nlà trung tần 1 của máy thu.
\r\n\r\n- n ³ 2
\r\n\r\nĐặc biệt\r\nchú ý đến các giá trị sau:
\r\n\r\n(p) = -1, (q) = 2 và (p) = 2, (q) = -1.
\r\n\r\nCần chú ý rằng phương pháp đo có thể gây ra sai số do ảnh hưởng\r\ncủa hiện tượng xuyên điều chế của bộ tạo tín hiệu. Để khắc phục những sai số\r\nnày, cần sử dụng bộ lọc chặn dải tại các tần số phát, cùng với mạng kết hợp bộ\r\ntạo tín hiệu.
\r\n\r\n5. Đo kiểm\r\ncác yêu cầu kỹ thuật
\r\n\r\n5.1. Các điều\r\nkiện môi trường
\r\n\r\n5.1.1. Các điều\r\nkiện đo bình thường và tới hạn
\r\n\r\nCác phép\r\nđo phải được thực hiện ở các điều kiện đo bình thường và khi có chỉ dẫn phải\r\nthực hiện ở các điều kiện đo tới hạn.
\r\n\r\n5.1.1.1. Các điều\r\nkiện đo bình thường
\r\n\r\n5.1.1.1.1. \r\nNhiệt độ và độ ẩm bình thường
\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường khi đo kiểm là các\r\nnhiệt độ và độ ẩm nằm trong các khoảng sau:
\r\n\r\n- Nhiệt độ:\r\n+15oC đến +35oC;
\r\n\r\n- Độ\r\nẩm tương đối: 20% đến 75%.
\r\n\r\n5.1.1.1.2. \r\nNguồn điện đo kiểm bình thường
\r\n\r\na) Điện\r\náp lưới
\r\n\r\nĐiện áp\r\nđo kiểm bình thường đối với thiết bị nối với lưới điện phải là điện áp danh\r\nđịnh của lưới. Trong khuôn khổ của tiêu chuẩn này, điện áp danh định là điện áp\r\nđược công bố hoặc bất kỳ điện áp nào được thiết kế cho thiết bị.
\r\n\r\nTần số\r\nnguồn công suất đo kiểm của mạng điện xoay chiều phải nằm giữa 49 Hz và 51 Hz.
\r\n\r\nb) Nguồn\r\nđiện ắc quy chì-axít sử dụng trên các phương tiện
\r\n\r\nKhi thiết\r\nbị vô tuyến sử dụng trên phương tiện dùng nguồn ắc quy chì-axít, điện áp đo\r\nkiểm bình thường bằng 1,1 lần điện áp danh định của ắc quy.
\r\n\r\nc) Các\r\nnguồn điện khác
\r\n\r\nKhi sử\r\ndụng các nguồn điện hoặc ắc quy khác, điện áp đo kiểm bình thường phải là điện\r\náp do nhà sản xuất công bố.
\r\n\r\n5.1.1.2. Các điều\r\nkiện đo kiểm tới hạn
\r\n\r\n5.1.1.2.1. \r\nNhiệt độ tới hạn
\r\n\r\nKhi đo\r\nkiểm ở nhiệt độ tới hạn, các phép đo phải được thực hiện theo các thủ tục trong\r\nmục 5.1.1.3 ở các nhiệt độ cận trên và cận dưới trong khoảng sau:
\r\n\r\n- Từ -20oC\r\nđến +55oC.
\r\n\r\nVới ghi\r\nchú trong bảng 1, mục 4.2.1.2, dải nhiệt độ tới hạn là từ 0oC đến\r\n+30oC phải được sử dụng khi thích hợp.
\r\n\r\nCác báo\r\ncáo đo phải ghi rõ dải nhiệt độ được sử dụng.
\r\n\r\n5.1.1.2.2. \r\nCác điện áp nguồn đo kiểm tới hạn
\r\n\r\na) \r\nĐiện áp lưới
\r\n\r\nĐiện áp\r\nđo kiểm tới hạn đối với thiết bị được nối tới nguồn điện xoay chiều phải là\r\nđiện áp danh định của lưới ± 10%.
\r\n\r\nb) \r\nNguồn điện ắc quy chì-axít sử dụng trên các phương tiện
\r\n\r\nKhi thiết\r\nbị vô tuyến sử dụng trên phương tiện dùng nguồn ắc quy chì-axít, điện áp đo\r\nkiểm bình thường bằng 1,3 và 0,9 lần điện áp danh định của ắc quy.
\r\n\r\nc) Các\r\nnguồn ắc quy khác
\r\n\r\nNhiệt độ\r\ntới hạn dưới đối với thiết bị có nguồn ắc quy như sau:
\r\n\r\n- Với ắc\r\nquy Leclanche hoặc the lithium:
\r\n\r\n0,85\r\nlần điện áp danh định của ắc quy.
\r\n\r\n- Với ắc\r\nquy thuỷ ngân hoặc niken-catmi:
\r\n\r\n0,9\r\nlần điện áp danh định của ắc quy.
\r\n\r\nKhông có\r\nđiện áp đo kiểm tới hạn trên.
\r\n\r\nTrong\r\ntrường hợp không có điện áp tới hạn trên như ở trên, có thể dùng điện áp danh\r\nđinh, tương ứng với bốn điều kiện đo kiểm tới hạn là:
\r\n\r\n- Vmin/Tmin,\r\nVmin/Tmax;
\r\n\r\n- (Vmax\r\n= danh định)/Tmin, (Vmax = danh định)/Tmax.
\r\n\r\nd) Các\r\nnguồn điện khác
\r\n\r\nKhi sử\r\ndụng các nguồn điện hoặc ắc quy khác, điện áp đo kiểm tới hạn phải là điện áp\r\ndo nhà sản xuất lựa chọn hoặc được sự đồng ý giữa nhà sản xuất thiết bị và\r\nphòng thử nghiệm. Điều này phải được ghi lại trong báo cáo đo.
\r\n\r\n5.1.1.3. Thủ tục\r\nđo tại các nhiệt độ tới hạn
\r\n\r\nTrước khi\r\nthực hiện phép đo, thiết bị phải đạt được cân bằng nhiệt trong phòng đo. Thiết\r\nbị phải được tắt trong quá trình ổn định nhiệt độ.
\r\n\r\nTrong\r\ntrường hợp thiết bị có mạch ổn định nhiệt độ hoạt động liên tục, các mạch này\r\nphải được bật trong thời gian 15 phút sau khi đạt được cân bằng nhiệt, và sau\r\nđó thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác định.
\r\n\r\nNếu không\r\nkiểm tra được cân bằng nhiệt bởi các phép đo, chu kỳ ổn định nhiệt độ phải ít\r\nnhất là 1 giờ hoặc với thời gian lâu hơn mà được phòng thử nghiệm quyết định.\r\nThứ tự đo phải được lựa chọn và độ ẩm của phòng đo được điều chỉnh sao cho\r\nkhông diễn ra hiện tượng ngưng tụ.
\r\n\r\n5.1.1.3.1. \r\nThủ tục đo đối với thiết bị hoạt động liên tục
\r\n\r\nNếu nhà\r\nsản xuất công bố rằng thiết bị được thiết kế hoạt động liên tục, khi đó thủ tục\r\nđo như sau:
\r\n\r\nTrước khi\r\nđo ở các nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến\r\nkhi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết bị ở trạng thái phát trong thời\r\ngian một nửa giờ, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác\r\nđịnh.
\r\n\r\nTrước khi\r\nđo ở nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi\r\nđạt được cân bằng nhiệt, sau đó chuyển tới trạng thái chờ hoặc thu trong thời\r\ngian một giờ, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác định.
\r\n\r\n5.1.1.3.2. \r\nThủ tục đo đối với thiết bị hoạt động không liên tục
\r\n\r\nNếu nhà\r\nsản xuất công bố rằng thiết bị được thiết kế hoạt động không liên tục, khi đó\r\nthủ tục đo như sau:
\r\n\r\nTrước khi\r\nđo ở các nhiệt độ tới hạn trên, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến\r\nkhi đạt được cân bằng nhiệt. Sau đó bật thiết bị ở trạng thái phát trong thời\r\ngian một phút, tiếp theo là 4 phút ở trạng thái thu, sau thời gian này thiết bị\r\nphải đạt được các yêu cầu xác định.
\r\n\r\nTrước khi\r\nđo ở nhiệt độ tới hạn dưới, thiết bị phải được đặt trong phòng đo cho đến khi\r\nđạt được cân bằng nhiệt, sau đó chuyển tới trạng thái chờ hoặc thu trong thời\r\ngiam một phút, sau thời gian này thiết bị phải đạt được các yêu cầu xác định.
\r\n\r\n5.1.2. Nguồn\r\ncông suất đo kiểm
\r\n\r\nKhi đo,\r\nnguồn công suất của thiết bị phải được thay bằng một nguồn công suất đo kiểm có\r\nkhả năng cung cấp các điện áp đo kiểm bình thường và tới hạn như xác định trong\r\ncác mục 5.1.1.1.2 và 5.1.1.2.2. Trở kháng trong của nguồn công suất đo kiểm\r\nphải đủ nhỏ để ảnh hưởng của nó tới các kết quả đo là không đáng kể. Với mục\r\nđích đo kiểm, điện áp nguồn công suất phải được đo ở đầu vào của thiết bị.
\r\n\r\nNếu thiết\r\nbị có cáp công suất nối cố định, điện áp đo kiểm phải là điện áp được đo ở điểm\r\nnối cáp công suất với thiết bị.
\r\n\r\nĐối với\r\ncác thiết bị sử dụng pin, pin phải được tháo ra và nguồn công suất đo phải có\r\nchỉ tiêu kỹ thuật giống với pin thực tế.
\r\n\r\nTrong khi\r\nđo kiểm, các điện áp nguồn công suất phải có dung sai ±1% so với\r\nđiện áp khi bắt đầu mỗi phép đo. Giá trị dung sai này là giới hạn đối với các\r\nphép đo công suất.
\r\n\r\n5.1.3. Lựa chọn thiết bị đo
\r\n\r\nNhà sản xuất phải\r\ncung cấp một hoặc nhiều mẫu thiết bị đo kiểm phù hợp.
\r\n\r\nNếu thiết bị có một\r\nsố tính năng tuỳ chọn, cần phải xem xét không để ảnh hưởng đến các tham số tần\r\nsố vô tuyến, tiếp theo chỉ cần thực hiện các phép đo trên thiết bị có cấu hình\r\nkết hợp các tính năng được xem là đầy đủ nhất như đề nghị của nhà sản xuất và\r\nđược sự đồng ý của phòng thử nghiệm.
\r\n\r\n5.2. Đánh giá\r\nkết quả đo
\r\n\r\nViệc đánh\r\ngiá các kết quả đối với các phép đo được ghi lại trong báo cáo đo như sau:
\r\n\r\n- Giá trị\r\nđo được so với giới hạn tương ứng sẽ được sử dụng để quyết định xem thiết bị có\r\nthoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn hay không.
\r\n\r\n- Giá trị\r\nđộ không đảm bảo đo của mỗi tham số đo phải được ghi trong báo cáo đo.
\r\n\r\n- Giá trị\r\nđộ không đảm bảo đo (đối với mỗi phép đo) phải bằng hoặc thấp hơn các giá trị\r\ntrong bảng 9.
\r\n\r\nVới\r\nphương pháp đo (theo tiêu chuẩn), các giá trị độ không đảm bảo đo phải được\r\ntính theo ETR 028 và phải tương ứng vơi hệ số khai triển k = 1,96 hoặc k = 2\r\n(có độ tin cậy là 95% và 95,45% trong trường hợp các đặc tính phân bố của độ\r\nkhông đảm bảo đo là chuẩn (Gauss)).
\r\n\r\nBảng 9\r\ndựa trên các hệ số khai triển này.
\r\n\r\nHệ số\r\nkhai triển thực tế được sử dụng để ước lượng độ không đảm bảo đo phải được công\r\nbố.
\r\n\r\nBảng 9: Độ không đảm bảo đo tuyệt đối: các giá\r\ntrị cực đại
\r\n\r\n\r\n Tham số \r\n | \r\n \r\n Độ không đảm bảo đo \r\n | \r\n
\r\n Tần số vô tuyến \r\n | \r\n \r\n ±1 x 10-7 \r\n | \r\n
\r\n Công suất RF dẫn (lên đến 160 W) \r\n | \r\n \r\n ±0,75 dB \r\n | \r\n
\r\n Công suất RF bức xạ \r\n | \r\n \r\n ±6 dB \r\n | \r\n
\r\n Công suất kênh lân cận \r\n | \r\n \r\n ±5 dB \r\n | \r\n
\r\n Độ nhạy trung bình (bức xạ) \r\n | \r\n \r\n ±3 dB \r\n | \r\n
\r\n Đo hai tín hiệu, lên đến 4 GHz (dùng bộ\r\n ghép đo) \r\n | \r\n \r\n ±4 dB \r\n | \r\n
\r\n Đo hai tín hiệu sử dụng trường bức xạ (xem\r\n ghi chú) \r\n | \r\n \r\n ±6 dB \r\n | \r\n
\r\n Đo ba tín hiệu (dùng bộ ghép đo) \r\n | \r\n \r\n ±3 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ giả dẫn của máy phát,\r\n lên đến 12,75 GHz \r\n | \r\n \r\n ±4 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ giả dẫn của máy thu,\r\n lên đến 12,75 GHz \r\n | \r\n \r\n ±3 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ bức xạ của máy phát,\r\n lên đến 4 GHz \r\n | \r\n \r\n ±6 dB \r\n | \r\n
\r\n Phát xạ bức xạ của máy thu, lên\r\n đến 4 GHz \r\n | \r\n \r\n ±6 dB \r\n | \r\n
\r\n Tần số quá độ của máy phát (lệch tần số) \r\nThời gian quá độ của máy phát \r\n | \r\n \r\n ±250 Hz \r\n±20 % \r\n | \r\n
\r\n Ghi chú: Các giá trị có hiệu lực tới 1 GHz\r\n đối với các tham số RF, trừ khi có công bố khác. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
PHỤ LỤC A
\r\n\r\n(Quy\r\nđịnh):
\r\n\r\nĐO TRƯỜNG BỨC XẠ
\r\n\r\nA.1 Các\r\nvị trí đo và sơ đồ chung cho các phép đo có sử dụng trường bức xạ
\r\n\r\nPhần này\r\ngiới thiệu 3 vị trí đo thông dụng nhất được sử dụng cho các phép đo bức xạ:\r\nphòng đo không phản xạ, phòng đo không phản xạ có mặt đất và vị trí đo vùng mở\r\n(OATS). Cả hai phép đo tuyệt đối và tương đối có thể được thực hiện ở những vị\r\ntrí này. Khi thực hiện các phép đo tuyệt đối, phòng đo phải được kiểm tra
\r\n\r\nA.1.1\r\nPhòng đo không phản xạ
\r\n\r\nPhòng\r\nkhông phản xạ là phòng được bao quanh và lớp tường, sàn nhà, trần nhà bên trong\r\nđược phủ vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến thường có dạng bọt hình chóp. Phòng đo\r\nthường có cột đỡ ăng ten ở một đầu và bàn xoay ở đầu kia. Một kiểu phòng đo\r\nkhông phản xạ được chỉ trong hình A.1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình A.1: Phòng đo không phản xạ
\r\n\r\nPhòng đo\r\nđược bao quanh và phủ vật liệu hấp thụ vô tuyến tạo ra một môi trường được kiểm\r\nsoát phục vụ mục đích đo. Kiểu phòng đo này mô phỏng các điều kiện không gian\r\ntự do.
\r\n\r\nViệc bao\r\nbọc tạo ra một không gian đo, làm giảm mức nhiễu tín hiệu cũng như các ảnh\r\nhưởng khác từ bên ngoài, trong khi vật liệu hấp thụ vô tuyến làm giảm sự phản\r\nxạ không mong muốn từ tường và trần nhà có thể ảnh hưởng đến các phép đo. Thực\r\ntế, có thể dễ dàng che chắn để có các mức triệt nhiễu môi trường cao (80 dB đến\r\n140 dB), thường thì làm cho mức nhiễu môi trường là không đáng kể.
\r\n\r\nBàn xoay\r\ncó khả năng xoay 3600 trong mặt phẳng nằm ngang và được sử dụng để\r\nđặt mẫu thử (EUT) ở độ cao phù hợp so với mặt đất. Phòng đo phải đủ rộng để cho\r\nphép khoảng cách đo ít nhất là 3 m hoặc 2(d1 +d2)2/l (m),\r\nchọn số lớn hơn. Khoảng cách được sử dụng trong các phép đo thực tế phải được\r\nghi trong kết quả đo.
\r\n\r\nPhòng đo\r\nkhông phản xạ thường có một số lợi thế hơn so với các phòng đo khác. Đó là giảm\r\nnhiễu môi trường, giảm các phản xạ từ sàn, trần và tường bao quanh đồng thời\r\nkhông phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm\r\nlà có khoảng cách đo bị giới hạn và việc sử dụng tần số thấp cũng bị giới hạn\r\ndo kích thước của vật liệu hấp thụ hình chóp.
\r\n\r\nTất cả\r\ncác phép đo phát xạ, độ nhạy và sự miễn nhiễm có thể thực hiện trong phòng đo\r\nkhông phản xạ mà không bị các hạn chế ở trên.
\r\n\r\nA.1.2\r\nPhòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn điện
\r\n\r\nPhòng đo\r\nkhông phản xạ có mặt sàn dẫn điện là phòng được bao quanh và lớp tường, trần\r\nnhà bên trong được phủ vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến và có dạng bọt hình chóp.\r\nSàn bằng kim loại không phủ vật liệu hấp thụ. Phòng đo thường có cột đỡ ăng ten\r\nở một đầu và bàn xoay ở đầu kia. Một kiểu phòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn\r\nđiện được chỉ trong hình A.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình A.2: Phòng đo không phản xạ có mặt sàn\r\ndẫn điện
\r\n\r\nTrong\r\nphòng đo này, mặt sàn tạo ra đường phản xạ mong muốn, do đó tín hiệu nhận được\r\nbởi ăng ten thu là tổng các tín hiệu từ các đường truyền trực tiếp và phản xạ.\r\nĐiều này tạo ra một mức tín hiệu thu duy nhất ở mỗi độ cao của ăng ten phát\r\n(hoặc EUT) và ăng ten thu so với mặt sàn.
\r\n\r\nCột đỡ\r\năng ten có thể thay đổi được độ cao (từ 1 m đến 4 m) để ăng ten có thể đặt được\r\nở vị trí thu được tín hiệu tổng hợp cực đại giữa các ăng ten hoặc giữa EUT và\r\năng ten đo.
\r\n\r\nBàn xoay\r\ncó khả năng xoay 3600 trong mặt phẳng nằm ngang và được sử dụng để\r\nđặt mẫu thử (EUT) ở độ cao xác định so với mặt đất, thường là 1,5 m. Phòng đo\r\nphải đủ rộng để cho phép khoảng cách đo ít nhất là 3 m hoặc 2(d1 +d2)2/l (m),\r\nchọn số lớn hơn. Khoảng cách được sử dụng trong các phép đo thực tế phải được\r\nghi trong kết quả đo.
\r\n\r\nTrong các\r\nphép đo phát xạ, việc thứ nhất là tìm cường độ trường lớn nhất từ EUT bằng cách\r\nnâng hoặc hạ ăng ten đo trên cột (để thu được tín hiệu giao thoa cực đại của\r\ncác tín hiệu trực tiếp và phản xạ từ EUT) và sau đó xoay bàn xoay để tìm giá\r\ntrị cực đại trong mặt phẳng phương vị. Tại độ cao này của ăng ten đo, ghi lại\r\nbiên độ của tín hiệu thu. Việc thứ hai là thay EUT bằng ăng ten thay thế (được\r\nđặt ở điểm giữa của EUT) mà được nối với bộ tạo tín hiệu. Tiếp tục dò tìm giá\r\ntrị đỉnh của tín hiệu và điều chỉnh đầu ra của bộ tạo tín hiệu cho đến khi đo\r\nlại được mức như trong bước một trên máy thu.
\r\n\r\nVới các\r\nphép đo độ nhạy máy thu trên mặt sàn, cũng tìm giá trị cường độ trường lớn nhất\r\nbằng cách nâng và hạ ăng ten đo trên trục để thu được tín hiệu giao thoa cực\r\nđại của các tín hiệu trực tiếp và phản xạ. Ăng ten đo được giữ ở độ cao như\r\ntrong bước 2 đồng thời ăng ten đo được thay thế bằng EUT. Giảm biên độ của tín\r\nhiệu phát để xác định mức cường độ trường mà tại đó thu được đáp ứng xác định\r\ntừ EUT.
\r\n\r\nA.1.3 Vị\r\ntrí đo vùng mở
\r\n\r\nVị trí đo\r\nvùng mở gồm một bàn xoay ở một đầu và một cột đỡ ăng ten có thể thay đổi độ cao\r\nở đầu kia. Mặt sàn, trong trường hợp lý tưởng, dẫn điện tốt và có thể mở rộng\r\nkhông hạn chế. Thực tế, việc dẫn điện tốt có thể thực hiện được còn kích cớ của\r\nmặt sàn bị giới hạn. Một vị trí đo vùng mở được chỉ trong hình A.3.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình A.3: Vị trí đo vùng mở
\r\n\r\nMặt sàn\r\ntạo ra đường phản xạ mong muốn, do đó tín hiệu thu được bởi ăng ten thu là tổng\r\ncác tín hiệu từ các đường truyền trực tiếp và phản xạ. Điều này tạo ra một mức\r\ntín hiệu thu duy nhất ở mỗi độ cao của ăng ten phát (hoặc EUT) và ăng ten thu\r\nso với mặt sàn.
\r\n\r\nPhẩm chất\r\ncủa vị trí đo liên quan đến vị trí ăng ten, bàn xoay, khoảng cách đo và các sắp\r\nxếp khác giống như phòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn điện. Các phép đo bức\r\nxạ trong OATS giống như thực hiện trong phòng đo không phản xạ có mặt sàn dẫn\r\nđiện.
\r\n\r\nSơ đồ đo\r\nđiển hình đối với các vị trí đo có mặt sàn dẫn điện được chỉ trong hình A.4.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n | |
\r\n | ![]() | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình A.4: Sơ đồ đo trên vị trí đo có mặt sàn dẫn điện (thiết lập\r\nOATS cho các phép đo phát xạ giả)
\r\n\r\nA.1.4 Ăng\r\nten đo
\r\n\r\nĂng ten\r\nđo thường được sử dụng trong các phương pháp đo bức xạ. Trong các phép đo phát\r\nxạ (sai số tần số, công suất bức xạ hiệu dụng, phát xạ giả và công suất kênh\r\nlân cận), ăng ten đo được sử dụng để dò trường bức xạ từ EUT trong giai đoạn 1\r\ncủa phép đo và từ ăng ten thay thế trong các giai đoạn khác. Khi sử dụng vị trí\r\nđo để đo các đặc tính máy thu (độ nhạy và các tham số miễn nhiễm khác), ăng ten\r\nđược sử dụng như thiết bị phát.
\r\n\r\nĂng ten\r\nthay thế được lắp trên một cột cho phép ăng ten được sử dụng cho cả phân cực\r\nđứng và phân cực ngang. Ngoài ra, ở vị trí mặt sàn dẫn điện (các phòng đo không\r\nphản xạ có mặt sàn dẫn điện và các vị trí đo vùng mở) có thể thay đổi độ cao\r\n(tính từ tâm ăng ten đo xuống mặt đất) trong một khoảng xác định (thường từ 1 m\r\nđến 4 m).
\r\n\r\nTrong\r\nbăng tần 30 MHz đến 1000 MHz, các ăng ten lưỡng cực thường được sử dụng. Đối\r\nvới các tần số cao hơn 80 MHz, các lưỡng cực phải có độ dài sao cho cộng hưởng\r\nở tần số đo. Thấp hơn 80 MHz, nên dùng lưỡng cực có độ dài ngắn hơn.
\r\n\r\nA.1.5 Ăng\r\nten thay thế
\r\n\r\nĂng ten\r\nthay thế được sử dụng để thay thế EUT đối với các phép đo các tham số máy phát\r\n(sai số tần số, công suất bức xạ hiệu dụng, phát xạ giả và công suất kênh lân\r\ncận). Đối với các phép đo ở băng tần 30 MHz đến 1000 MHz, ăng ten thay thế phải\r\nlà ăng ten lưỡng cực. Với các tần số lớn hơn 80 MHz, các lưỡng cực phải có độ\r\ndài sao cho cộng hưởng ở tần số đo. Thấp hơn 80 MHz, nên dùng lưỡng cực có độ\r\ndài ngắn hơn.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHỤ LỤC B
\r\n\r\n(Quy\r\nđịnh):
\r\n\r\nCÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG
\r\n\r\nB.1 Cấp\r\ncác tín hiệu đo tới đầu vào máy thu
\r\n\r\nNguồn tín\r\nhiệu đo cấp tới đầu vào máy thu được nối sao cho trở kháng nguồn đối với đầu\r\nvào máy thu là 50 W.
\r\n\r\nYêu cầu\r\nnày phải thoả mãn kể cả khi có một tín hiệu hoặc nhiều tín hiệu sử dụng mạng\r\nkết hợp được cấp tới máy thu đồng thời.
\r\n\r\nCác mức\r\ntín hiệu đo ở các đầu vào máy thu (ổ cắm RF) phải được tính theo emf.
\r\n\r\nẢnh hưởng\r\ncủa bất kỳ sản phẩm xuyên điều chế và tạp âm sinh ra trong các nguồn tín hiệu\r\nđo phải không đáng kể.
\r\n\r\nB.2 Các\r\ntín hiệu đo kiểm bình thường (các tín hiệu mong muốn và không mong muốn)
\r\n\r\nKhi thiết\r\nbị được thiết kế để phát các dòng bit liên tục (số liệu, fax, truyền ảnh, thoại\r\nsố), tín hiệu đo kiểm bình thường như sau:
\r\n\r\n- Tín\r\nhiệu D-M0, gồm một chuỗi vô hạn các bit 0;
\r\n\r\n- Tín\r\nhiệu D-M1, gồm một chuỗi vô hạn các bit 1;
\r\n\r\n- Tín\r\nhiệu D-M2, gồm một chuỗi bit giả ngẫu nhiên với ít nhất 511 bit theo khuyến\r\nnghị O.153 của ITU-T.
\r\n\r\n- Tín\r\nhiệu D-M2', có kiểu giống với D-M2, nhưng chuỗi bit giả ngẫu nhiên độc lập so\r\nvới D-M2 (có thể giống hệt D-M2 nhưng bắt đầu ở một thời điểm khác).
\r\n\r\n- Tín\r\nhiệu A-M3, gồm một tín hiệu RF, được điều chế bằng tín hiệu tần số âm thanh với\r\nđộ lệch là 12% khoảng cách kênh. Tín hiệu này được sử dụng như tín hiệu không\r\nmong muốn.
\r\n\r\nViệc cấp\r\nmột chuỗi vô hạn các bit 0 hoặc 1 thường không có dải thông đặc trưng. Tín hiệu\r\nD-M2 được sử dụng để đạt gần đúng với dải thông đặc trưng.
\r\n\r\nNếu việc\r\ntruyền dòng bit liên tục không thể thực hiện được, tín hiệu đo kiểm bình thường\r\nphải có các bit được mã hoá sửa lỗi hoặc các bản tin. Tín hiệu này có thể được\r\nlựa chọn bởi nhà sản xuất hoặc được thoả thuận giữa nhà sản xuất và phòng thử\r\nnghiệm, và phải có dải thông chiếm dụng tần số vô tuyến lớn nhất. Chi tiết về\r\ntín hiệu thử này phải được ghi trong báo cáo đo.
\r\n\r\nTrong\r\ntrường hợp này, bộ mã hoá đi kèm với máy phát phải có khả năng cấp tín hiệu đo\r\nkiểm bình thường. Điều chế kết quả được gọi là điều chế đo kiểm bình thường.\r\nNếu có thể, phải điều chế liên tục trong thời gian đo.
\r\n\r\nTín hiệu\r\nđo D-M4 gồm các bit được mã hoá sửa lỗi, các bản tin được phát liên tiếp nhau.\r\nTruyền như vậy là cần thiết đối với các phép đo như công suất kênh lân cận và\r\nphát xạ giả.
\r\n\r\nTín hiệu\r\nA-M3 được sử dụng là tín hiệu không mong muốn đối với các phép đo như triệt\r\nnhiễu đồng kênh và độ chọn lọc kênh lân cận.
\r\n\r\nChi tiết\r\nvề D-M3 và D-M4 phải được ghi trong các báo cáo đo.
\r\n\r\nB.3 Ăng\r\nten giả
\r\n\r\nCác phép\r\nđo phải được thực hiện bằng cách sử dụng ăng ten giả có trở kháng 50 W không\r\nphản xạ, bức xạ và được nối với ổ cắm ăng ten của thiết bị cần kiểm tra.
\r\n\r\nB.4 Các\r\nđiểm đo đối với phép đo dòng bit
\r\n\r\nThực tế\r\nkhông thể luôn luôn đo dòng bit giao diện vô tuyến. Nhà sản xuất phải xác định\r\ncác điểm đo thiết bị để thực hiện các phép đo các dòng bit theo các mục 4.2 và\r\n4.3.
\r\n\r\nCần chú ý\r\nrằng điểm đo thử càng được đặt gần giao diện vô tuyến thì sai số đo càng nhỏ do\r\nphép đo ít phụ thuộc vào phần ứng dụng.
\r\n\r\nPhải thực\r\nhiện phép đo ở các điểm đo tương ứng nhau.
\r\n\r\nCác điểm\r\nđo được sử dụng phải được ghi trong các báo cáo đo.
\r\n\r\nB.5\r\nCác chế độ hoạt động của máy phát
\r\n\r\nVới\r\nmục đích đo của tiêu chuẩn này, tốt nhất là sử dụng máy phát không điều chế.
\r\n\r\nPhương\r\npháp đạt được sóng mang không điều chế hoặc các kiểu mô hình điều chế đặc biệt,\r\nnếu phù hợp, có thể được lựa chọn bởi nhà sản xuất hoặc được sự đồng ý giữa nhà\r\nsản xuất và phòng thử nghiệm. Điều này phải trình bày trong báo cáo đo.
\r\n\r\nB.6\r\nMức tín hiệu mong muốn đối với các phép đo suy giảm (số liệu hoặc bản tin)
\r\n\r\nCác\r\nphép đo suy giảm là những phép đo được thực hiện trên máy thu để kiểm tra sự suy\r\ngiảm chất lượng của máy thu do có tín hiệu không mong muốn.
\r\n\r\nMức\r\ncủa tín hiệu mong muốn đối với các phép đo suy giảm (ở các điều kiện đo kiểm\r\nbình thường mục 5.1.1.1) phải có sức điện động là +6 dBmV. Đó là\r\ngiá trị cao hơn độ nhạy khả dụng cực đại (số liệu hoặc bản tin, dẫn) 3 dB.
\r\n\r\nB.7\r\nChỉ tiêu của máy phân tích phổ
\r\n\r\nCó\r\nthể sử dụng băng thông phân giải 1 kHz để đo biên độ tín hiệu hoặc tạp âm ở mức\r\ncao hơn mức tạp âm của máy phân tích phổ 3 dB hoặc nhiều hơn, như hiển thị trên\r\nmàn hình, với độ chính xác ±2 dB khi có tín hiệu mong muốn.
\r\n\r\nĐộ\r\nchính xác của các phép đo biên độ tương đối phải nằm trong khoảng ±1\r\ndB.
\r\n\r\nĐối\r\nvới điều chế phân bố thống kê, máy phân tích phổ và bộ tích phân phải xác định\r\nđược mật độ phổ công suất thực đã được lấy tích phân trong dải thông yêu cầu.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn ngành TCN 68-229:2005 về thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu (và thoại) yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-229:2005 về thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu (và thoại) yêu cầu kỹ thuật do Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Bưu chính Viễn thông |
Số hiệu | TCN68-229:2005 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2005-08-17 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Hết hiệu lực |