ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/2005/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 17 tháng 10 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09 tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Giám đốc sở Tài chính thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 2125/TC-GCS ngày 05 tháng 7 năm 2005 sau khi đã thông nhất với Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng và trên cơ sở ý kiến thống nhất của các thành viên UBND thành phố tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2005,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc sở Tài chính thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 150/2005/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Văn bản này quy định và hướng dẫn các nội dung sau :
1. Những loại hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyên quyết định giá của UBND thành phố Đà Nẵng và quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá.
2. Hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá.
3. Hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá.
4. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá.
Điều 2. Nội dung quản lý nhà nước về giá tại địa phương
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá và các quyết định giá theo thẩm quyền.
2. Điều tra chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa và các dịch vụ quan trọng tại địa phương.
3. Quyết định, công bố và chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền được phân cấp.
4. Tổ chức thu thập, phân tích và xử lý các thông tin giá cả thị trường tại địa phương. Chỉ đạo công tác niêm yết giá.
5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về giá trên địa bàn.
6. Quản lý và chỉ đạo công tác thẩm định giá trên địa bàn.
Điêu 3. Thẩm quyền quản lý nhà nước vê giá của UBND thành phô".
1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý giá và các quyết định giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2. Quyết định các chính sách về giá tại địa phương theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Quyết định, công bố và chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền.
4. Quyết định giá các tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Trung ương phân cấp.
5. Chỉ đạo công tác thẩm định giá và quản lý hoạt động thẩm định giá tại địa phương.
6. Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc châp hành các quy định về quản lý giá và xử lý vi phạm về quản lý giá theo thẩm quyền.
Điều 4. Danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Úy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong việc lập, thẩm định, trình phương án giá.
1. Giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, khu công nghiệp; giá cước vận chuyển hàng hóa làm căn cứ xác định mức trợ cước, trợ giá vận chuyển từ nguồn ngân sách nhà nước; giá cước vận chuyển hàng hóa do Nhà nước đặt hàng mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá để tính giá vật liệu xây dựng đến chân công trình xây dựng cơ bản.
Sở Giao thông Công chính hướng dẫn các đơn vị có hoạt động vận chuyển bằng xe buýt trên địa bàn thành phố lập phương án giá gửi đến sở để xem xét, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính, trình UBND thành phố quyết định.
2. Giá bán báo Đà Nẵng : Tổng biên tập báo Đà Nẵng lập phương án giá, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của sở Tài chính, trình UBND thành phố quyết định.
3. Giá các loại đất:
a) Giá đất chung trên địa bàn thành phố theo khung giá của Chính phủ :
Sở Tài chính căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ ban hành, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính; phối hợp với sở, ban ngành có liên quan, UBND các quận, huyện xây dựng phương án giá để UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua phương án. Căn cứ phương án giá đã được HĐND thành phố thông qua, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo Quyết định giá các loại đất trình UBND thành phố quyêt định. Giá các loại đất được sử dụng làm căn cứ để :
- Tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền.
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
- Tính bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho nhà nước.
- Tính vào giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa, khi lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
b) Giá đất để thu tiền sử dụng đất đốì với các dự án quy hoạch bao gồm :
- Giá đất các khu dân cư mới do ngân sách Nhà nước đầu tư; dự án do Nhà nước giao đất để khai thác quỹ đất, giao đất cho tổ chức kinh tế đầu tư xây nhà ở để bán hoặc cho thuê, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê đất gắn liền với kết cấu hạ tầng.
- Giá đất để thu tiền chuyển quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
c) Giá tối thiểu để tổ chức đấu giá : bao gồm các lô đất ở, các khu đất đầu tư cơ sở thương mại, dịch vụ trong các khu quy hoạch mới đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng; giá tối thiểu đất nguyên trạng các dự án xây dựng khu dân cư mới do thành phố quy hoạch để đấu thầu chọn nhà đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác quỹ đất.
Sở Tài chính chủ trì Hội đồng định giá đất để thẩm định các phương án giá đất do các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, Công ty Quản lý và Khai thác đất đề xuất đôi với điểm b, c và trình UBND thành phố quyết định.
4. Giá cho thuê đất, thuê mặt nước và giá thu tiền sử dụng đất có mặt nước Sở Tài chính căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá đât và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, để lập phương án giá, thông qua Hội đồng thẩm định giá, trình UBND thành phố quyết định.
5. Giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước : Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào khung giá hoặc giá chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ liên quan để lập phương án, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, ý kiến thẩm định bằng văn bản của sở Tài chính để trình UBND thành phố quyết định.
6. Giá nước sạch cho sinh hoạt : Công ty Cấp nước Đà Nẵng căn cứ vào khung giá và hướng dẫn của Bộ Tài chính để lập phương án giá và trình Sở chủ quản (Sở Xây dựng) xem xét, lây ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính đế trình UBND thành phố quyết định.
7. Giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo đơn đặt hàng của thành phố từ ngân sách địa phương không qua đấu thầu, đấu giá : Sở quản lý chuyên ngành, lĩnh vực căn cứ vào các quy định về quản lý giá và các quyết định giá của các cơ quan có thẩm quyền đề xuât và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính để trình UBND thành phố quyết định.
8. Giá để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí trước bạ
a) Giá thóc để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp : Cục thuế căn cứ vào hướng dẫn của Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính, khảo sát giá cả thị trường và lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Tài chính, UBND các quận, huyện để trình UBND thành phố quyết định.
b) Giá để thu lệ phí trước bạ đối với nhà, xe ôtô, xe máy : Cục Thuế căn cứ vào hướng dẫn của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính, khảo sát giá cả thị trường và lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Tài chính, sở Xây dựng, sở Giao thông Công chính để trình UBND thành phố quyết định.
9. Đơn giá dự toán xây dựng cơ bản : sở Xây dựng căn cứ định mức xây dựng cơ bản do các caasp có thẩm quyền ban hành, giá vật liệu xây dựng do liên sở Tài chính - Xây dựng ban hành trong từng thời điểm, để tính toán lây ý kiến tham gia bằng văn bản của các ngành, trình UBND thành phố quyết định.
10. Giá bồi thường nhà, các công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối hoa màu,... khi nhà nước thu hồi đất. Sở Tài chínởh đề xuất và lây ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Xây dựng, Sở Thủy sản Nông lâm, các Sở chuyên ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, các Ban giải tỏa đền bù và các đơn vị thực hiện giải tỏa đền bù, trình UBND thành phố quyết định.
11. Giá thanh lý, nhượng bán, cho thuê tài sản của nhà nước gồm :
a) Giá thanh lý, nhượng bán nhà cửa, xe ôtô, máy móc thiết bị của các cơ quan hành chính, sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố.
b) Giá thanh lý, nhượng bán, cho thuê... nhà cửa, xe ôtô, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thành phố quản lý.
c) Giá thanh lý, nhượng bán tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố khi giải thể sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thuộc thành phố quản lý.
Do chủ sở hữu tài sản trình UBND thành phố quyết định, trên cơ sở biên bản của Hội đồng định giá do các cơ quan có liên quan tham gia.
12. Giá trị doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi hình thức sở hữu theo phân cấp. Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành phô" trình UBND thành phố phê duyệt giá trị doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở hồ sơ định giá do cơ quan có chức năng thẩm định.
13. Giá mua sắm tài sản, hàng hóa, máy móc thiết bị đầu tư toàn bộ hoặc một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phân câ"p.
14. Giá các loại vật tư, hàng hóa cấp không thu tiên cho các đối tượng được hưởng chính sách trợ giá (nếu có) do các đơn vị được giao cung cấp vật tự, hàng hóa xây dựng phương án giá trình sở chủ quản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính, trình UBND thành phố.
15. Giá lắp đặt đồng hồ điện, đồng hồ nước trên địa bàn thành phố :
a) Giá lắp đặt đồng hồ điện do Điện lực Đà Nẵng đề xuất trên cơ sở ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Công nghiệp. Sở Tài chính thẩm định trình UBND thành phố quyết định.
b) Giá lắp đặt đồng hồ nước do Công ty Cấp nước Đà Năng đề xuất trên cơ sở ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Xây dựng, sỏ Tài chính thẩm định trình UBND thành phố quyết định.
16. Quy định cụ thể mức thu thủy lợi phí và sử dụng nước từ các công trình thủy lợi tại địa phương : Công ty Khai thác Công trình Thủy nông căn cứ Nghị định về khung mức thu do Chính phủ quy định đề xuất phương án trình sở Thủy sản Nông Lâm xem xét, lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các ngành liên quan và ý kiến thẩm định của sở Tài chính, trình UBND thành phố quyết định.
17. Quy định cụ thể mức thu viện phí, giá các loại dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở thuộc ngành y tế thành phố. Do sở Y tế đề nghị có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
Điêu 5. Thẩm quyền quản lý Nhà nước vê giá của sở Tài chính.
1. Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý, các quyết định giá của các cơ quan Trung ương và UBND thành phố.
2. Tham mưu, đề xuất UBND thành phố những chính sách, biện pháp quản lý giá trên địa bàn. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các chính sách, biện pháp và các quyết định giá do UBND thành phố ban hành.
3. Thẩm định phương án giá, lập phương án giá, thẩm định, kiểm tra giá những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục quyết định giá của UBND thành phố Đà Nẵng quy định tại Điều 3 quy định này trình UBND thành phố quyết định hoặc Sở Tài chính quyết định theo phân cấp của UBND thành phố.
4. Chủ trì Hội đồng thẩm định giá đất (gồm lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Xây dựng, Cục thuê, UBND các quận, huyện có liên quan) để thẩm định phương án giá đất quy định tại khoản 3, Điều 4 tại Quy định này các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án đề xuất để trình úy ban nhân dân thành phố quyết định.
5. Phối hợp với Sở Xây dựng thông báo giá các loại vật liệu xây dựng chủ yếu trên địa bàn theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Xây dựng làm cơ sở kiểm soát giá vật liệu xây dựng trong các công trình xây dựng cơ bản.
6. Thực hiện công tác thẩm định giá, thông tin giá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Cục Quản lý giá.
7. Tổ chức thu thập, phân tích báo cáo và xử lý thông tin giá cả thị trường các hàng hóa dịch vụ thiết yếu tại địa phương theo yêu cầu của UBND thành phố, Bộ Tài chính.
8. Tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của hai bên mua bán, ban hành Quyết định giá mua bán tạm thời để hai bên mua bán thực hiện (nếu có).
9. Thực hiện kiểm soát chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá cả hàng hóa dịch vụ khi phát hiện có dâu hiệu độc quyền, liên kết độc quyên về giá hoặc những mặt hàng cần bình ổn giá nhằm thực hiện công tác bình ổn giá trên thị trường.
10. Phối hợp với Sở Thương mại chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
11. Chủ trì Hội đồng xử lý hàng tịch thu thành phố định giá hàng tịch thu sung quỹ nhà nước để làm cơ sở chuyển giao, bán đấu giá. Tham gia Hội đồng xác định giá thanh lý, nhượng bán tài sản của các cơ quan hành chính, sự nghiệp do thành phố quản lý; tham gia hội đồng xác định giá thanh lý, nhượng bán hoặc cho thuê tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố tại các doanh nghiệp Nhà nước do thành phô quản lý.
12. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý và đê xuất xử lý việc châp hành những quy định của pháp luật về quản lý giá theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Thẩm quyền quản lý Nhà nước vê giá của thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND thành phố.
1. Triển khai thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý giá và các quyết định giá do các cấp có thẩm quyền quy định, các quy định về niêm yết giá, bình ổn giá.
2. Lập phương án giá, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng phương án giá, lấy ý kiến thẩm định của các ngành có liên quan, phối hợp với sở Tài chính thẩm định phương án giá các danh mục quy định tại Điều 3 Quy định này, trước khi trình UBND thành phố hoặc sở Tài chính quyết định.
3. Quyết định giá mua sắm tài sản, hàng hóa, máy móc thiết bị đâu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phân cấp của UBND thành phố.
4. Quyết định giá những loại hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị thuộc ngành quản lý có liên quan đến đời sống nhân dân, nhưng không thuộc danh mục định giá của UBND thành phố và sở Tài chính. Giao cho giám đốc các sở đề xuất danh mục cụ thể trình UBND thành phốquyết định.
Điều 7. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá của UBND các quận, huyện
1. Triển khai thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý giá và các Quyết định giá do các cấp có thẩm quyền ban hành, triển khai thực hiện công tác niêm yết giá, bình ổn giá trên địa bàn quận, huyện.
2. Tổ chức thu thập thông tin, báo cáo giá cả thị trường các loại hàng hóa, dịch vụ niêm yết trên địa bàn theo yêu câu của UBND thành phố và hướng dẫn của sở Tài chính.
3. Quyết định giá một số loại tài sản hàng hóa dịch vụ sau :
a) Giá bán tài sản thanh lý, tài sản nhượng bán của các cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc quận, huyện quản lý (trừ thanh lý tài sản là công trình nhà làm việc và xe ôtô). Tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do cấp quận, huyện xử lý. Tài sản thanh lý, nhượng bán hoặc định giá tài sản khi giải thể sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn ngân sách quận, huyện trong các doanh nghiệp thuộc quận, huyện quản lý.
b) Tham gia Hội đồng xác định giá các tài sản, hàng hỏa theo đề nghị của Tòa án, cơ quan thi hành án cấp quận huyện.
4. Phối hợp điều tra giá các loại đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường theo sự chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Tài nguyên - Môi trường. Tham gia Hội đồng định giá đất các dự án trên địa bàn.
Phối hợp điều tra chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá các hàng hóa dịch vụ thuộc diện bình ổn giá,... theo sự chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn của sở Tài chính.
5. Quyết định giá tài sản, hàng hóa, máy móc thiết bị đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
6. Tổ chức hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
1. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ có các quyền sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá.
b) Bản tính toán giá thành, giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải tuân thủ theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.
c) Mức giá mới đối với hoạt động của các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác tác động đến ngân sách nhà nước, đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.
đ) Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện giá mới.
3. Hồ sơ phương án giá thực hiện theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính.
Điều 10. Hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá.
1. Hồ sơ hiệp thương giá, gồm :
a) Văn bản đề nghị Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán.
b) Phương án hiệp thương giá.
2. Thủ tục hiệp thương giá.
a) Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá do sở Tài chính quyết định.
b) Trình tự hiệp thương giá :
- Tổ chức, cá nhân đề nghị hiệp thương giá lập và giử hồ sơ hiệp thương giá đến Sở Tài chính.
Trường hợp hiệp thương giá được thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưỏng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND thành phố thì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải hiệp thương giá có trách nhiệm lập hồ sơ hiệp thương giá.
-Tổ chức, cá nhân đề nghị hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đê nghị hiệp thương giá trước khi sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính :
Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định, sở Tài chính phải tổ chức hiệp thương giá.
Trong quá trình hiệp thương giá, có nhiều ý kiến khác nhau thì sở Tài chính sẽ quyết định giá tạm thời để hai bên thực hiện.
Điều 11. Điều chỉnh mức giá do Nhà nước định giá
1. Khi các yếu tố hình thành giá có biến động ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá phải kịp thời điều chỉnh giá. Trường hợp không điều chỉnh giá thì áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ và các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạt động được bình thường và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.
3. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá :
a) Sở Tài chính phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất là 7 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b) UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND thành phô quyết định giá tối đa không quá 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan liên quan và văn bản thẩm định của Sở Tài chính.
c) Trường hợp không chấp nhận kiến nghị điều chỉnh giá của tổ chức, cá nhân thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá phải có văn bản trả lời chậm nhất là 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ.
1. Tài sản của Nhà nước quy định phải thẩm định giá :
a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển nhượng khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn,... có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
2. Tài sản của Nhà nước quy định phải thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều này đã qua đâu thầu, hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá. Trong trường hợp cần thiết, UBND thành phố yêu cầu phải thẩm định giá thì cơ quan mua sắm, cơ quan quản lý tài sản phải thực hiện thẩm định giá.
Việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thẩm định giá.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý nhà nước và việc tổ chức triển khai các quy định pháp luật có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được xem xét khen thưởng theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước.
2. Mọi hành vi vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất phải chịu bồi thường theo quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh mới, các tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp đề xuất UBND thành phố xem xét, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
File gốc của Quyết định 150/2005/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang được cập nhật.
Quyết định 150/2005/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Số hiệu | 150/2005/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Văn Minh |
Ngày ban hành | 2005-10-17 |
Ngày hiệu lực | 2005-11-01 |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
Tình trạng | Hết hiệu lực |