THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ -\r\nAN TOÀN -
\r\n\r\n\r\n\r\nHousehold\r\nand similar electrical appliances - Safety -
\r\n\r\nPart\r\n2-36: Particular requirements for commercial electric cooking ranges, ovens,\r\nhobs and hobs elements
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 5699-2-36 : 2006 hoàn toàn\r\ntương đương với tiêu chuẩn IEC 60335-2-36 : 2005;
\r\n\r\nTCVN 5699-2-36 : 2006 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nTiêu chuẩn này nêu các mức được\r\nquốc tế chấp nhận về bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức\r\nxạ của các thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính\r\nđến hướng dẫn của nhà chế tạo. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến những trường hợp\r\nbất thường dự kiến có thể xảy ra trong thực tế.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này có xét đến các yêu\r\ncầu quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 (IEC 60364) ở những nơi có thể tương\r\nthích với quy tắc đi dây khi thiết bị được nối vào nguồn điện lưới. Tuy nhiên,\r\ncác quy tắc đi dây có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
\r\n\r\nNếu các thiết bị thuộc phạm vi áp\r\ndụng của tiêu chuẩn này có các chức năng được đề cập trong các phần 2 khác của\r\nbộ tiêu chuẩn TCVN 5699 (IEC 60335), thì áp dụng các tiêu chuẩn phần 2 liên\r\nquan đó cho từng chức năng riêng rẽ, ngay khi có thể. Nếu có thể, cần xem xét\r\nảnh hưởng giữa chức năng này và các chức năng khác.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này là tiêu chuẩn họ sản\r\nphẩm đề cập đến an toàn của các thiết bị và được ưu tiên hơn so với các tiêu\r\nchuẩn liên quan khác và các tiêu chuẩn chung quy định cho cùng đối tượng.
\r\n\r\nMột thiết bị phù hợp với nội dung\r\ncủa tiêu chuẩn này thì không nhất thiết được coi là phù hợp với các nguyên tắc\r\nan toàn của tiêu chuẩn nếu, thông qua kiểm tra và thử nghiệm, nhận thấy có các\r\nđặc trưng khác gây ảnh hưởng xấu đến mức an toàn được đề cập bởi các yêu cầu\r\nnày.
\r\n\r\nThiết bị sử dụng vật liệu hoặc có\r\ncác dạng kết cấu khác với nội dung được nêu trong các yêu cầu của tiêu chuẩn\r\nnày có thể được kiểm tra và thử nghiệm theo mục đích của các yêu cầu và, nếu\r\nnhận thấy là có sự tương đương về căn bản thì có thể coi là phù hợp với tiêu\r\nchuẩn này.
\r\n\r\nDưới đây là những khác biệt tồn tại\r\nở các quốc gia khác nhau:
\r\n\r\n- 6.1: Cho phép sử dụng thiết bị\r\ncấp 01 nếu điện áp danh định của chúng không vượt quá 150 V (Nhật Bản).
\r\n\r\n- 6.2: Đối với thiết bị được thiết\r\nkế để lắp đặt trong bếp, cấp bảo vệ thích hợp chống lại sự xâm nhập có hại của\r\nnước được yêu cầu theo chiều cao hệ thống lắp đặt của thiết bị (Pháp).
\r\n\r\n- 13.2: Khác về giới hạn dòng điện\r\nrò (Nhật Bản).
\r\n\r\n- 16.2: Khác về giới hạn dòng điện\r\nrò (Nhật Bản).
\r\n\r\n- Điều 21: Đối với thiết bị được\r\nthiết kế để lắp đặt trong bếp, các giá trị năng lượng va đập khác nhau được áp\r\ndụng theo chiều cao của điểm va đập (Pháp).
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT\r\nBỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - AN TOÀN -
\r\n\r\nPHẦN\r\n2-36: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI DÃY BẾP, LÒ, NGĂN GIỮ NÓNG VÀ PHẦN TỬ GIỮ NÓNG\r\nDÙNG TRONG THƯƠNG MẠI
\r\n\r\nHousehold\r\nand similar electrical appliances - Safety -
\r\n\r\nPart\r\n2-36: Particular requirements for commercial electric cooking ranges, ovens,\r\nhobs and hobs elements
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều này của Phần 1 được thay bằng:
\r\n\r\nTiêu chuẩn này qui định về an toàn đối\r\nvới dãy bếp, dãy lò nướng, lò, ngăn giữ nóng, phần tử giữ nóng và\r\ncác thiết bị tương tự hoạt động bằng điện dùng trong thương mại mà không được\r\nthiết kế để sử dụng trong gia đình, có điện áp danh định không lớn hơn\r\n250 V đối với thiết bị một pha được nối giữa một pha và trung tính, và 480 V\r\nđối với các thiết bị khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Các thiết bị này\r\nđược sử dụng ví dụ như trong nhà hàng, căng tin, bệnh viện và các cơ sở kinh\r\ndoanh như xưởng làm bánh mì, lò giết mổ gia súc, gia cầm, v.v…
\r\n\r\nBộ phận điện của thiết bị sử dụng\r\ncác dạng năng lượng khác cũng nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTrong chừng mực có thể, tiêu chuẩn\r\nnày đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà các loại thiết bị này gây ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 102: Cần chú ý rằng:
\r\n\r\n- đối với thiết bị được thiết kế để\r\nsử dụng trên xe, tàu thủy hoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung;
\r\n\r\n- các cơ quan chức năng Nhà nước về\r\ny tế, bảo hộ lao động, cung cấp nước và các cơ quan chức năng tương tự có thể\r\nqui định các yêu cầu bổ sung.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 103: Tiêu chuẩn này không\r\náp dụng cho:
\r\n\r\n- thiết bị được thiết kế dành riêng\r\ncho mục đích công nghiệp;
\r\n\r\n- thiết bị được thiết kế để sử dụng\r\nở những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt, như khí quyển có chứa chất ăn mòn\r\nhoặc dễ cháy nổ (bụi, hơi hoặc khí);
\r\n\r\n- thiết bị có qui trình liên tục để\r\nsản xuất thực phẩm hàng loạt;
\r\n\r\n- lò hấp bằng hơi, lò hấp bằng hơi\r\nđối lưu và lò đối lưu cưỡng bức (IEC 60335-2-42);
\r\n\r\n- tủ sấy thìa, dĩa, ly cốc (IEC\r\n60335-2-49)
\r\n\r\n- lò vi sóng (IEC 60335-2-90).
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n3.1.4. Bổ sung:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Công suất vào\r\ndanh định là tổng công suất vào của tất cả các phần tử riêng rẽ trong thiết\r\nbị có thể hoạt động đồng thời; trong trường hợp có thể có nhiều phối hợp như vậy,\r\nphối hợp nào cho công suất vào lớn nhất thì được sử dụng để xác định công\r\nsuất vào danh định.
\r\n\r\n3.1.9. Thay thế:
\r\n\r\nlàm việc bình thường (normal\r\noperation)
\r\n\r\nthiết bị làm việc theo điều kiện\r\nsau:
\r\n\r\nCho phần tử giữ nóng loại\r\nliền khối làm việc nhưng không có tải nhiệt còn phần tử giữ nóng loại có\r\nvỏ bọc làm việc với tải nhiệt là tấm thép đen mờ loại cán nóng hoặc cán nguội,\r\ncó chiều dày từ 9 mm đến 10 mm, phủ không ít hơn 90 % nhưng không quá 100 % bề\r\nmặt phần tử. Cho phần tử giữ nóng làm việc với bộ điều khiển được đặt\r\ntrước để có nhiệt như đưa ra dưới đây, đo ở tâm hình học hoặc ở điểm nóng nhất\r\ncủa phần tử loại liền khối hoặc đo trên tải nhiệt, nếu phần tử này được gia\r\nnhiệt không đều.
\r\n\r\nBộ điều khiển điều chỉnh theo nấc\r\nđược đặt ở vị trí nhỏ nhất có thể tạo ra nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 2750C.\r\nBộ điều khiển điều chỉnh theo chu kỳ được đặt sao cho giá trị nhiệt độ trung\r\nbình trong toàn bộ chu kỳ là 2750C ± 50C. Nếu không đạt\r\nđược nhiệt độ này thì bộ điều khiển được đặt tại giá trị lớn nhất.
\r\n\r\nNguồn gia nhiệt không cảm ứng nằm\r\nbên dưới vật liệu thủy tinh-gốm hoặc vật liệu tương tự được cho làm việc với\r\nmột hoặc nhiều dụng cụ nấu ban đầu chứa nước lạnh, (các) dụng cụ nấu được đổ\r\nnước đến độ cao 60 mm ± 10 mm. (Các) dụng cụ nấu bằng nhôm, chất lượng bình\r\nthường, không đánh bóng, có đáy lõm không quá 0,1 mm. Dụng cụ nấu hoặc các dụng\r\ncụ nấu phải trùm lên vùng nấu trong phạm vi lớn nhất có thể.
\r\n\r\nDụng cụ nấu hoặc các dụng cụ nấu\r\nđược đậy nắp. Bộ điều khiển được đặt ở giá trị lớn nhất cho đến khi nước sôi và\r\nsau đó điều chỉnh để nước luôn sôi. Nước được bổ sung thêm để duy trì mức nước\r\ntrong quá trình sôi.
\r\n\r\nCác nguồn gia nhiệt cảm ứng\r\nđặt bên dưới vật liệu thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự được cho làm việc\r\nvới dụng cụ nấu hoặc các dụng cụ nấu do nhà chế tạo khuyến cáo.
\r\n\r\nNếu sử dụng một dụng cụ nấu, thì\r\ndụng cụ nấu phải trùm càng sát càng tốt, nhưng không nhỏ hơn, toàn bộ vùng\r\nnấu. Dụng cụ nấu được đặt ở tâm.
\r\n\r\nĐối với các vùng nấu không\r\ntròn, kết hợp số lượng nhỏ nhất các dụng cụ nấu được chọn để có thể che phủ vùng\r\nnấu nhiều nhất.
\r\n\r\nTrong từng trường hợp, (các) dụng\r\ncụ nấu được đổ dầu rán ban đầu ở trạng thái nguội đến độ cao 30 mm ± 5 mm. Các\r\nbộ điều khiển được đặt ở mức lớn nhất cho đến khi nhiệt độ của dầu đạt đến 180 0C\r\nvà sau đó điều chỉnh để duy trì dầu ở nhiệt độ 180 0C ± 15 0C.
\r\n\r\nThực hiện thử nghiệm tiếp theo dùng\r\nnước lạnh, (các) dụng cụ nấu được đổ nước đến độ cao 60 mm ± 10 mm. (Các) dụng\r\ncụ nấu được đậy nắp. Bộ điều khiển được đặt ở giá trị lớn nhất cho đến khi nước\r\nsôi và sau đó điều chỉnh để nước luôn sôi. Nước được bổ sung thêm để duy trì\r\nmức nước trong quá trình sôi.
\r\n\r\nSử dụng điều kiện nào có kết quả\r\nbất lợi nhất (nước hoặc dầu).
\r\n\r\nCho lò làm việc không tải và bộ\r\nđiều khiển được đặt sao cho giá trị nhiệt độ trung bình trong suốt chu kỳ của\r\nbộ điều nhiệt đo tại tâm hình học của không gian sử dụng bên trong lò được duy\r\ntrì 240 0C ± 4 0C. Bộ điều khiển theo nấc được đặt sao\r\ncho nhiệt độ này là 240 0C ± 15 0C. Đối với lò có khả\r\nnăng đạt được nhiệt độ vượt quá 290 0C, bộ điều khiển được đặt sao\r\ncho đạt được nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ lớn nhất có thể đạt được là 50 0C\r\n± 4 0C. Đối với lò không có khả năng đạt được nhiệt độ 240 0C,\r\nbộ điều khiển được đặt ở giá trị lớn nhất.
\r\n\r\nCho tấm vỉ nướng làm việc\r\nkhông có tải nhiệt và bộ điều khiển được đặt để có nhiệt độ như đưa ra dưới đây,\r\nđo tại điểm nóng nhất của mỗi bề mặt nấu có điều khiển. Bộ điều khiển theo nấc\r\nđược đặt ở vị trí nhỏ nhất có thể tạo ra nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 275 0C.\r\nCác bộ điều khiển theo chu kỳ được đặt sao cho giá trị trung bình của nhiệt độ\r\ntrong suốt chu kỳ là 275 0C ± 5 0C. Nếu nhiệt độ này\r\nkhông thể đạt được thì bộ điều khiển được đặt ở giá trị lớn nhất.
\r\n\r\nĐộng cơ lắp trong thiết bị hoạt\r\nđộng theo cách thích hợp ở điều kiện khắc nghiệt nhất có thể xuất hiện trong sử\r\ndụng bình thường, có tính đến hướng dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\n3.101. dãy bếp và dãy lò nướng\r\n(cooking and baking range)
\r\n\r\nthiết bị chỉ để nấu hoặc chỉ để\r\nnướng trong đó có một hoặc nhiều lò cùng với một hoặc nhiều phần tử giữ nóng\r\nhoặc tấm vỉ nướng hoặc có cả hai loại này
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị có lò đối lưu cưỡng\r\nbức, lò hấp bằng hơi đối lưu hoặc lò vi sóng được coi như một thiết bị kết hợp\r\nvới thiết bị khác (xem thêm 5.102).
\r\n\r\n3.102. khối gia nhiệt (heating\r\nunit)
\r\n\r\nbộ phận bất kỳ của thiết bị thực\r\nhiện chức năng làm chín hoặc gia nhiệt độc lập
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Ví dụ như phần tử\r\ngiữ nóng, tấm vỉ nướng hoặc lò.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Nếu lò có nhiều hơn\r\nmột phần tử gia nhiệt hoặc một nhóm các phần tử được điều khiển sao cho một\r\nphần tử hoặc một nhóm phần tử không thể đóng điện trong khi phần tử hoặc nhóm\r\nphần tử khác đang được đóng điện thì mỗi phần tử hoặc nhóm các phần tử được xem\r\nnhư một khối gia nhiệt riêng rẽ và được thử nghiệm phù hợp.
\r\n\r\n3.103. phần tử giữ nóng (hob\r\nelement)
\r\n\r\ntấm đun sôi nước (boiling plate)
\r\n\r\nphần tử bề mặt (surface element)
\r\n\r\nkhối gia nhiệt được thiết kế\r\nđể đặt bình hoặc các bình trên bề mặt của nó
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phần tử giữ nóng\r\ncó thể gồm nguồn gia nhiệt kiểu cảm ứng hoặc nguồn gia nhiệt không\r\ncảm ứng nằm bên dưới bề mặt thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự.
\r\n\r\n3.104. bề mặt giữ nóng (hob\r\nsurface)
\r\n\r\nmặt bếp
\r\n\r\nphần nằm ngang của thiết bị có gắn\r\ncác phần tử giữ nóng
\r\n\r\n3.105. ngăn giữ nóng (hob)
\r\n\r\nbề mặt giữ nóng và một hoặc\r\nnhiều phần tử giữ nóng. Ngăn giữ nóng có thể là một thiết bị riêng rẽ\r\nhoặc là một phần của dãy bếp
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ngăn giữ nóng cũng\r\ncó thể có tấm vỉ nướng.
\r\n\r\n3.106. vùng nấu (cooking\r\nzone)
\r\n\r\nvùng được đánh dấu trên bề mặt\r\ngiữ nóng của vật liệu thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự nơi đặt bình
\r\n\r\n3.107. nguồn gia nhiệt cảm ứng (induction\r\nheating source)
\r\n\r\nnguồn gia nhiệt làm việc bằng cách\r\ntạo ra dòng điện Fucô trong bình đặt lên phần tử giữ nóng
\r\n\r\n3.108. tấm vỉ nướng (griddle\r\nplate)
\r\n\r\nkhối gia nhiệt có bề mặt làm\r\nchín mà đặt trực tiếp thức ăn lên đó
\r\n\r\n3.109. vách lắp đặt (installation\r\nwall)
\r\n\r\nkết cấu cố định đặc biệt có phương\r\ntiện cấp nguồn cho thiết bị được lắp đặt cùng với vách
\r\n\r\n3.110. bộ phát hiện dụng cụ nấu (pan\r\ndetector)
\r\n\r\ncơ cấu lắp trong phần tử giữ\r\nnóng để ngăn không cho phần tử này hoạt động khi không có bình chứa đặt lên\r\nvùng nấu
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Bộ phát hiện dụng cụ\r\nnấu không được coi là thiết bị bảo vệ hoặc bộ điều nhiệt.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n5. Điều kiện\r\nchung đối với các thử nghiệm
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n5.2. Bổ sung:
\r\n\r\nPhần tử giữ nóng được giao\r\nthử nghiệm riêng rẽ thì được thử nghiệm khi đã lắp đặt vào dãy bếp phù\r\nhợp.
\r\n\r\nThử nghiệm của 18.2 có thể được\r\nthực hiện trên một mẫu riêng.
\r\n\r\n5.3. Bổ sung:
\r\n\r\nThử nghiệm của 18.2 được thực hiện\r\ntrước thử nghiệm của điều 11 trừ khi thử nghiệm này được thực hiện trên một mẫu\r\nriêng.
\r\n\r\n5.10. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị được thiết kế để lắp đặt\r\ntrong dãy thiết bị khác và thiết bị được thiết kế để cố định vào vách lắp\r\nđặt thì được bọc để đạt được cấp bảo vệ chống điện giật và chống sự xâm\r\nnhập có hại của nước tương đương với cấp bảo vệ đạt được khi lắp đặt theo hướng\r\ndẫn đi kèm thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Các vỏ bọc phù hợp\r\nhoặc các thiết bị bổ sung có thể cần cho mục đích thử nghiệm.
\r\n\r\n5.101. Thiết bị được thử\r\nnghiệm như thiết bị gia nhiệt, ngay cả khi chúng có lắp động cơ.
\r\n\r\n5.102. Thiết bị được lắp với\r\nthiết bị khác hoặc có chứa thiết bị khác thì được thử nghiệm theo các yêu cầu\r\ncủa tiêu chuẩn này. Các thiết bị khác được cho làm việc đồng thời theo các yêu\r\ncầu của các tiêu chuẩn liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n6.1. Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị phải có bảo vệ chống điện\r\ngiật cấp I
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và bằng các thử nghiệm liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n7.1. Bổ sung:
\r\n\r\nNgoài ra, các thiết bị phải được\r\nghi nhãn với
\r\n\r\n- áp suất nước hoặc dải áp suất\r\nnước, tính bằng kilôpascal (kPa), đối với thiết bị được thiết kế để nối tới\r\nnguồn nước, trừ khi được nêu trong tài liệu hướng dẫn.
\r\n\r\nThiết bị có nguồn gia nhiệt cảm\r\nứng phải ghi nhãn bổ sung với:
\r\n\r\n- tần số làm việc hoặc dải tần số\r\nlàm việc, tính bằng kilôhéc (kHz);
\r\n\r\n- tổng công suất vào của tất cả các\r\nkhối gia nhiệt cảm ứng có thể làm việc đồng thời, tính bằng oát hoặc\r\nkilôoát, trừ khi được nêu trong tài liệu hướng dẫn;
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Công suất vào được\r\nghi nhãn hoặc công bố là công suất vào cao nhất mà bố trí đóng cắt cho phép.
\r\n\r\n- tổng công suất vào của tất cả các\r\nkhối gia nhiệt không cảm ứng có thể làm việc đồng thời, tính bằng oát\r\nhoặc kilôoát, trừ khi được nêu trong tài liệu hướng dẫn
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 102: Công suất vào được\r\nghi nhãn hoặc được công bố là công suất vào cao nhất mà bố trí đóng cắt cho\r\nphép.
\r\n\r\nMọi nắp đậy tạo sự tiếp cận với các\r\nbộ phận mang điện ở điện áp làm việc vượt quá 250 V phải được ghi\r\nnhãn nội dung sau:
\r\n\r\nCẢNH BÁO - ĐIỆN ÁP NGUY HIỂM hoặc\r\nbằng ký hiệu dùng cho điện áp nguy hiểm (xem 7.6).
\r\n\r\nCác nắp tạo sự tiếp cận với các\r\ncuộn dây cảm ứng phải được ghi nhãn như sau:
\r\n\r\nCHÚ Ý - TRƯỜNG TỪ hoặc bằng ký hiệu\r\ndùng cho bức xạ điện từ không ion hóa (xem 7.6).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 103: Nếu không thể ghi\r\ncác cảnh báo này trên nắp, thì có thể đặt các cảnh báo sát với các vít dùng để\r\ngiữ nắp.
\r\n\r\n7.6. Bổ sung:
\r\n\r\n [ký hiệu 5140 của IEC 60417-1] bức\r\nxạ điện từ không ion hóa
[ký hiệu 5036 của IEC 60417-1] điện\r\náp nguy hiểm
[ký hiệu 5021 của IEC 60417-1] đẳng\r\nthế
7.12. Bổ sung:
\r\n\r\nNếu thiết bị có bề mặt giữ nóng làm\r\nbằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự tạo thành vỏ bọc của các bộ phận\r\nmang điện thì hướng dẫn phải có nội dung cảnh báo sau:
\r\n\r\nCẢNH BÁO: Nếu bề mặt bị nứt, ngay\r\nlập tức cắt điện vào thiết bị hoặc bộ phận thích hợp của thiết bị.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có bề mặt giữ\r\nnóng làm bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự, hướng dẫn phải qui\r\nđịnh rõ tấm nhôm và bình bằng chất dẻo không được đặt trên các bề mặt nóng.\r\nHướng dẫn cũng phải qui định rõ các bề mặt nóng này không được dùng để lưu giữ.
\r\n\r\nĐối với ngăn giữ nóng có\r\nbóng đèn halogen, hướng dẫn phải cảnh báo cho người sử dụng tránh nhìn trực\r\ntiếp vào bóng đèn khi đèn đang sáng.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng, hướng dẫn phải chỉ ra kích thước nhỏ nhất của bình nấu cần\r\nsử dụng. Hướng dẫn cũng phải có nội dung sau:
\r\n\r\n- không được đặt đồ vật kim loại\r\nnhư các đồ dùng làm bếp, dao kéo, v.v… trên bề mặt giữ nóng trong phạm\r\nvi vùng nấu vì có thể bị nóng;
\r\n\r\n- cần cẩn thận khi vận hành thiết\r\nbị vì nhẫn, đồng hồ và các đồ vật tương tự mà người sử dụng đeo có thể bị nóng\r\nlên khi ở gần bề mặt giữ nóng;
\r\n\r\n- chỉ sử dụng các loại bình và kích\r\nthước bình theo khuyến cáo.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng, hướng dẫn phải qui định rằng người sử dụng đang đeo máy điều\r\nhòa nhịp tim thì cần được nhà chế tạo tư vấn, trừ khi có các qui định cụ thể.
\r\n\r\nĐối với ngăn giữ nóng có phần\r\ntử giữ nóng có bộ phát hiện dụng cụ nấu, hướng dẫn phải có nội dung\r\nsau:
\r\n\r\nSau khi sử dụng, cắt điện phần\r\ntử giữ nóng bằng cơ cấu điều khiển. Không được dựa vào bộ phát hiện dụng\r\ncụ nấu.
\r\n\r\nNếu ký hiệu 5021, 5036 hoặc 5140\r\ncủa IEC 60417-1 được ghi trên thiết bị thì phải giải thích ý nghĩa của các ký\r\nhiệu này.
\r\n\r\n7.12.1. Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị phải có hướng dẫn đi kèm\r\nnêu chi tiết mọi biện pháp phòng ngừa đặc biệt cần thiết cho lắp đặt. Đối với\r\nthiết bị được thiết kế để lắp đặt trong dãy các thiết bị khác và các thiết bị\r\nđược thiết kế để cố định vào vách lắp đặt, phải cung cấp chi tiết các\r\nbiện pháp để đảm bảo cấp bảo vệ thích hợp chống điện giật và chống sự xâm nhập\r\ncó hại của nước. Nếu bộ điều khiển của nhiều hơn một thiết bị được kết hợp\r\ntrong vỏ bọc riêng biệt thì phải cung cấp hướng dẫn lắp đặt chi tiết. Cũng phải\r\ncó hướng dẫn bảo dưỡng của người sử dụng, ví dụ như làm sạch. Hướng dẫn\r\nnày phải nêu rõ không được làm sạch thiết bị bằng vòi phun.
\r\n\r\nĐối với thiết bị được nối cố định\r\nvới hệ thống đi dây cố định và đối với thiết bị có dòng điện rò có thể vượt quá\r\n10 mA, đặc biệt nếu thiết bị đã được ngắt mạch hoặc không sử dụng trong thời\r\ngian dài, hoặc trong quá trình lắp đặt ban đầu, tài liệu hướng dẫn phải đưa ra\r\ncác khuyến cáo liên quan đến thông số đặc trưng của thiết bị bảo vệ cần\r\nlắp đặt, ví dụ như rơle bảo vệ dòng rò xuống đất.
\r\n\r\nNgoài ra, đối với thiết bị có lắp nguồn\r\ngia nhiệt cảm ứng, hướng dẫn phải qui định rằng mọi sửa chữa chỉ được thực\r\nhiện bởi người được đào tạo hoặc được nhà chế tạo ủy nhiệm.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n7.12.4. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với các thiết bị có lắp các nguồn\r\ngia nhiệt cảm ứng, phải cảnh báo rằng cần cẩn thận để đảm bảo tấm chắn và\r\nvùng xung quanh không được có các bề mặt kim loại, nếu điều này là cần thiết do\r\nthiết kế của thiết bị. Đối với thiết bị lắp trong có bảng điều khiển\r\nriêng dùng cho một số thiết bị, hướng dẫn phải qui định rằng bảng điều khiển\r\nchỉ được nối tới các thiết bị qui định để tránh nguy hiểm có thể có.
\r\n\r\n7.15. Bổ sung:
\r\n\r\nKhi khó có thể đặt nhãn của thiết\r\nbị cố định để có thể nhìn thấy nhãn sau khi lắp đặt thiết bị, thì các thông\r\ntin liên quan phải được nêu trong hướng dẫn sử dụng hoặc trên nhãn bổ sung được\r\ngắn cố định gần thiết bị sau khi lắp đặt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Ví dụ về thiết bị\r\nnhư vậy là ngăn giữ nóng lắp trong.
\r\n\r\n7.101. Trong quá trình thử\r\nnghiệm của điều 11, nếu độ tăng nhiệt của vách bên cạnh và vách phía sau của\r\ngóc thử nghiệm ở phía trên bề mặt giữ nóng vượt quá 65 0C, và/hoặc\r\ntrong quá trình thử nghiệm của điều 19, độ tăng nhiệt của vách phía trên và\r\nphía dưới của bề mặt giữ nóng vượt quá 125 0C, thì hướng dẫn lắp đặt\r\ndo nhà chế tạo cung cấp phải có nội dung dưới đây và cũng phải được ghi trên\r\nnhãn không cố định, ví dụ loại buộc, gắn vào thiết bị:
\r\n\r\nKhi thiết bị được đặt sát vách,\r\nvách ngăn, đồ đạc trong bếp, đồ trang trí, v.v… khuyến cáo rằng chúng phải được\r\nlàm bằng vật liệu không cháy, hoặc nếu không chúng phải được phủ bằng vật liệu\r\ncách nhiệt không cháy thích hợp, và cần đặc biệt quan tâm đến các qui định về\r\nphòng cháy.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n7.102. Vùng nấu của bề\r\nmặt giữ nóng bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự phải được nhận\r\nbiết rõ ràng bằng cách đánh dấu thích hợp trừ khi chúng là hiển nhiên.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n7.103. Đầu nối liên kết đẳng\r\nthế phải được ghi nhãn với ký hiệu 5021 của IEC 60417-1.
\r\n\r\nNhãn này không được đặt trên vít,\r\nvòng đệm tháo ra được hoặc trên các bộ phận khác có thể phải tháo ra khi nối\r\ncác dây dẫn.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n8. Bảo vệ chống\r\nchạm vào các bộ phận mang điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n8.1. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị được thiết kế để chứa phần\r\ntử giữ nóng tháo rời được phải có kết cấu sao cho có đủ bảo vệ chống tiếp\r\nxúc ngẫu nhiên với các bộ phận mang điện trong quá trình lắp hoặc tháo\r\ncác phần tử này.
\r\n\r\n8.101. Các phần tử gia nhiệt\r\ncó khả năng bị chạm ngẫu nhiên bằng dĩa hoặc các vật nhọn tương tự trong sử\r\ndụng bình thường thì phải được bảo vệ để không thể chạm tới các bộ phận mang\r\nđiện bằng các đồ vật này.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt\r\nđầu dò thử nghiệm 12 của IEC 61032 tại tất cả các điểm mà đầu dò có thể tiến\r\nvào vùng lân cận của các bộ phận mang điện. Đầu dò này được đặt vào\r\nnhưng không ấn.
\r\n\r\n9. Khởi động\r\nthiết bị truyền động bằng động cơ điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n9.101. Động cơ của quạt tạo\r\nra hiệu quả làm mát để phù hợp với các yêu cầu trong điều 11 phải khởi động ở\r\ntất cả các điều kiện điện áp có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách khởi\r\nđộng động cơ ba lần ở điện áp bằng 0,85 lần điện áp danh định, động cơ ở\r\nnhiệt độ phòng tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm.
\r\n\r\nMỗi lần động cơ được khởi động ở\r\ncác điều kiện xảy ra khi bắt đầu chế độ làm việc bình thường hoặc, đối\r\nvới thiết bị tự động, khi bắt đầu chu kỳ làm việc bình thường, để động cơ dừng\r\nhẳn giữa các lần khởi động liên tiếp. Đối với thiết bị có các động cơ không\r\nthuộc loại khởi động ly tâm, thì thử nghiệm này được lặp lại ở điện áp bằng\r\n1,06 lần điện áp danh định.
\r\n\r\nTrong tất cả các trường hợp, động\r\ncơ phải khởi động được và phải hoạt động theo cách không làm ảnh hưởng đến an\r\ntoàn và thiết bị bảo vệ quá tải của động cơ không được tác động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nguồn cung cấp phải sao\r\ncho trong quá trình thử nghiệm, sụt áp không quá 1 %.
\r\n\r\n10. Công suất\r\nvào và dòng điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n10.1. Sửa đổi:
\r\n\r\nÁp dụng qui định dưới đây thay cho\r\nđoạn đầu tiên của yêu cầu.
\r\n\r\nCông suất vào của thiết bị không có\r\nnguồn gia nhiệt cảm ứng, ở điện áp danh định và ở nhiệt độ làm\r\nviệc bình thường, không được sai khác so với công suất vào danh định quá\r\ngiá trị cho trong bảng 1.
\r\n\r\nĐối với thiết bị chỉ có nguồn\r\ngia nhiệt cảm ứng, công suất vào ở điện áp danh định và ở nhiệt độ\r\nlàm việc bình thường không được sai khác quá 10 % so với công suất vào danh\r\nđịnh.
\r\n\r\nPhép đo được thực hiện trước khi bộ\r\nđiều khiển được điều chỉnh về giá trị đặt để làm giảm.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng và nguồn gia nhiệt không cảm ứng áp dụng như dưới đây.
\r\n\r\nCông suất vào của nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng và nguồn gia nhiệt không cảm ứng được đo riêng rẽ,\r\ntrong mỗi trường hợp dùng kết hợp các khối gia nhiệt có thể đóng điện\r\nđồng thời để có công suất vào cao nhất. Đối với nguồn gia nhiệt cảm ứng, phép\r\nđo được thực hiện trước khi bộ điều khiển được điều chỉnh về giá trị đặt để làm\r\ngiảm.
\r\n\r\nTrong trường hợp nguồn gia nhiệt\r\ncảm ứng, công suất vào được đo như vậy không được sai khác quá 10 % so với\r\ncông suất vào được nhà chế tạo ghi nhãn hoặc công bố (xem 7.1) và trong trường\r\nhợp nguồn gia nhiệt không cảm ứng, thì công suất vào không được sai khác\r\nquá giá trị cho trong bảng 1 đối với thiết bị gia nhiệt, so với công\r\nsuất vào do nhà chế tạo ghi nhãn hoặc công bố (xem 7.1).
\r\n\r\nNgoài ra, công suất vào của thiết\r\nbị khi nguồn gia nhiệt cảm ứng và không cảm ứng làm việc đồng thời không\r\nđược sai khác quá 10 % so với công suất vào danh định.
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Đối với thiết bị có\r\nnhiều hơn một khối gia nhiệt, tổng công suất vào có thể được xác định\r\nbằng cách đo công suất vào của từng khối gia nhiệt riêng rẽ (xem thêm\r\n3.1.4).
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n11.2. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị được thiết kế để cố định\r\ntrên sàn và thiết bị có khối lượng lớn hơn 40 kg, không có trục lăn, bánh xe\r\nhoặc các phương tiện tương tự được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu\r\nkhông có hướng dẫn lắp đặt, các thiết bị này được coi như thiết bị bình thường\r\nđược đặt trên sàn.
\r\n\r\n11.3. Bổ sung:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Nếu các phép đo có\r\nthể bị ảnh hưởng quá mức do phát xạ từ các nguồn gia nhiệt cảm ứng, ví\r\ndụ trường từ, thì phải tính đến phát xạ này.
\r\n\r\nNhìn chung, không nên dùng nhiệt\r\nngẫu vì sự nóng lên không đúng như mong muốn của nhiệt ngẫu do nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng gây ra. Ví dụ, độ tăng nhiệt của nguồn gia nhiệt cảm ứng có\r\nthể được xác định bằng cách dùng điện trở platin, tốt nhất là loại có điện trở\r\ncao, với dây nối dạng xoắn. Điện trở platin được đặt trên điểm nóng nhất của\r\ncuộn dây sao cho ảnh hưởng càng ít càng tốt tới nhiệt độ cần đo.
\r\n\r\n11.4. Thay thế:
\r\n\r\nKhối gia nhiệt không cảm ứng\r\ncủa thiết bị được làm việc trong điều kiện làm việc bình thường ở 1,15\r\nlần công suất vào được ghi nhãn hoặc công bố (xem 7.1).
\r\n\r\nNếu giới hạn độ tăng nhiệt của động\r\ncơ, biến áp hoặc mạch điện tử bị vượt quá, thì thử nghiệm được lặp lại\r\nvới thiết bị được cấp nguồn ở 1,06 lần điện áp danh định. Trong trường\r\nhợp này, chỉ đo độ tăng nhiệt của các động cơ, biến áp hoặc mạch điện tử.
\r\n\r\nCác khối gia nhiệt cảm ứng làm\r\nviệc đồng thời và được cấp nguồn riêng rẽ ở điện áp bất lợi nhất từ 0,94 lần điện\r\náp danh định nhỏ nhất đến 1,06 lần điện áp danh định lớn nhất.
\r\n\r\nNếu không có khả năng đóng điện\r\nđồng thời cho tất cả các phần tử gia nhiệt hoặc nguồn gia nhiệt cảm ứng, thì\r\nthử nghiệm được thực hiện với từng kết hợp mà việc bố trí đóng cắt cho phép, sử\r\ndụng tải lớn nhất có thể ứng với từng bố trí đóng cắt trong mạch điện.
\r\n\r\nNếu thiết bị có bộ điều khiển để\r\ngiới hạn tổng công suất vào, thì thử nghiệm được thực hiện với tổ hợp các khối\r\ngia nhiệt nào tạo ra điều kiện khắc nghiệt nhất khi có thể chọn bằng bộ\r\nđiều khiển.
\r\n\r\nNgoài ra, các thiết bị có nguồn\r\ngia nhiệt cảm ứng cũng được làm việc như trên, nhưng với dụng cụ nấu có\r\nkích thước nhỏ nhất, do nhà chế tạo khuyến cáo, được đặt ở vị trí bất lợi nhất\r\nthích hợp để vẫn có thể cấp điện cho cuộn dây, nhưng nằm trong phạm vi vùng\r\nnấu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Không áp dụng điều\r\nkiện làm việc bổ sung mô tả ở trên khi các thử nghiệm khác tham khảo đến điều\r\n11.
\r\n\r\n11.7. Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị được làm việc cho đến khi\r\nthiết lập các điều kiện ổn định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Khoảng thời gian thử\r\nnghiệm gồm nhiều hơn một chu kỳ làm việc.
\r\n\r\n11.8. Bổ sung:
\r\n\r\nGiới hạn độ tăng nhiệt là 65 0C\r\nđối với các vách thử nghiệm bên cạnh và phía sau, kể cả các phần của góc thử\r\nnghiệm nhô ra phía trước của thiết bị, chỉ áp dụng cho phần vách bên dưới bề\r\nmặt giữ nóng. Đối với phần vách bên trên bề mặt giữ nóng, nếu giới\r\nhạn độ tăng nhiệt này bị vượt quá thì áp dụng các yêu cầu của 7.101.
\r\n\r\n\r\n\r\n13. Dòng điện\r\nrò và độ bền điện ở nhiệt độ làm việc
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n13.1. Sửa đổi:
\r\n\r\nThay bốn đoạn đầu của qui định kỹ\r\nthuật thử nghiệm bằng đoạn sau.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng các thử\r\nnghiệm 13.2 và 13.3, các thử nghiệm này được thực hiện sau khi thiết bị đã làm\r\nviệc trong các điều kiện qui định ở điều 11. Thiết bị được làm việc cho đến khi\r\ndòng điện rò đạt đến giá trị ổn định hoặc trong thời gian qui định ở 11.7, chọn\r\nthời gian ngắn hơn.
\r\n\r\nNếu nhiều hơn một dụng cụ nấu được\r\nđặt trên một vùng nấu thì chúng được nối với nhau về điện.
\r\n\r\n13.2. Sửa đổi:
\r\n\r\nThay giá trị dòng điện rò cho phép\r\nđối với thiết bị cấp I đặt tĩnh tại bằng các giá trị sau:
\r\n\r\n- đối với dây dẫn và phích cắm nối\r\ntới thiết bị 1 mA trên mỗi kW công suất vào danh định của thiết bị với\r\ngiới hạn lớn nhất là 10 mA
\r\n\r\n- đối với các thiết bị khác 1 mA\r\ntrên mỗi kW công suất vào danh định của thiết bị có và không qui định\r\ngiới hạn lớn nhất.
\r\n\r\n13.3. Bổ sung:
\r\n\r\nNếu có kim loại được nối đất nằm\r\ngiữa các bộ phận mang điện và bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu\r\ntương tự thì tất cả các dụng cụ nấu trên bề mặt giữ nóng được nối với\r\nnhau về điện và nối với kim loại nối đất.
\r\n\r\nSau đó đặt điện áp thử nghiệm 1000\r\nV giữa bộ phận mang điện và dụng cụ nấu.
\r\n\r\nNếu không có kim loại nối đất giữa\r\ncác bộ phận mang điện và bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương\r\ntự thì tất cả các dụng cụ nấu trên bề mặt giữ nóng được nối với nhau về\r\nđiện, nhưng không nối với kim loại nối đất.
\r\n\r\nSau đó đặt điện áp thử nghiệm 3000\r\nV giữa bộ phận mang điện và dụng cụ nấu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Cần chú ý để đảm bảo\r\nrằng điện áp đặt không làm cho các cách điện khác phải chịu ứng suất quá mức.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n15.1.1. Bổ sung:
\r\n\r\nNgoài ra, các thiết bị có cấp bảo\r\nvệ bằng vỏ ngoài IPX0, IPX1, IPX2, IPX3 và IPX4 phải chịu được thử nghiệm bắn\r\nnước dưới đây trong 5 min.
\r\n\r\nSử dụng thiết bị thể hiện trên hình\r\n101. Trong quá trình thử nghiệm, áp suất nước được điều chỉnh sao cho nước bắn\r\nđến chiều cao 150 mm so với đáy bát. Bát được đặt trên sàn đối với thiết bị\r\nbình thường được sử dụng trên sàn. Đối với tất cả các thiết bị khác, bát được\r\nđặt trên giá đỡ nằm ngang thấp hơn so với mép thấp nhất của thiết bị là 50 mm,\r\nbát được dịch chuyển theo cách để nước bắn vào thiết bị từ tất cả các hướng.\r\nCần chú ý để tia nước không bắn trực tiếp vào thiết bị.
\r\n\r\n15.1.2. Sửa đổi:
\r\n\r\nThiết bị bình thường được sử dụng\r\ntrên bàn được đặt trên giá đỡ có kích thước lớn hơn hình chiếu bằng của thiết\r\nbị lên giá đỡ là 15 cm ± 5 cm.
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nNếu các hướng dẫn chi tiết về cách\r\nlàm sạch phần tử giữ nóng có thể dịch chuyển nhưng không tháo rời\r\nđược (ví dụ có liên kết bản lề) được cho trong tài liệu hướng dẫn sử dụng\r\nthì các thử nghiệm trên phần tử giữ nóng này được tiến hành với các phần\r\ntử ở vị trí nằm ngang trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\n15.2. Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị phải có kết cấu sao cho\r\nchất lỏng tràn ra trong sử dụng bình thường không làm ảnh hưởng đến cách điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\nsau.
\r\n\r\nThiết bị có nối dây kiểu X, loại\r\ntrừ các thiết bị có dây được chuẩn bị đặt biệt, được lắp cáp mềm loại nhẹ nhất\r\ncho phép hoặc dây có diện tích mặt cắt nhỏ nhất qui định trong 26.6 còn các\r\nthiết bị khác được thử nghiệm như được giao.
\r\n\r\nBộ phận có thể tháo rời được\r\ntháo ra.
\r\n\r\nThiết bị được đặt sao cho bề mặt\r\ngiữ nóng nằm ngang và nếu phần tử giữ nóng có thể điều chỉnh riêng\r\nrẽ thì các bề mặt của chúng cũng nằm ngang.
\r\n\r\nBình có đường kính bằng hoặc không\r\nnhỏ hơn quá 25 mm so với vòng tròn lớn nhất được khắc trên phần tử giữ nóng hoặc\r\ntrên vùng nấu, được đổ đầy nước muối lạnh và đặt ở vị trí bất lợi nhất,\r\nkhông trùng với phần tử giữ nóng hoặc vùng nấu.
\r\n\r\nTừ từ đổ thêm một lượng nước muối\r\nlạnh xấp xỉ 2 l vào bình trong thời gian 1 min.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Thử nghiệm được thực\r\nhiện trên từng phần tử giữ nóng riêng rẽ, khay hoặc vật chứa khác được\r\nđổ hết nước đi sau mỗi lần thử nghiệm.
\r\n\r\nĐối với các thiết bị có lò hoặc lò\r\nnướng, thử nghiệm tràn được thực hiện bằng cách đổ đều đều khoảng 1 l nước muối\r\nlạnh lên bề mặt đáy của ngăn chứa lò hoặc của lò nướng trong thời gian 1 min.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có tấm vỉ\r\nnướng, đổ đều đều khoảng 1 l nước muối lạnh lên tâm của bề mặt tấm vỉ\r\nnướng trong thời gian 1 min.
\r\n\r\nNếu bộ điều khiển được lắp trong bề\r\nmặt giữ nóng của thiết bị thì đổ đều đều 1 l nước muối lạnh lên bộ điều\r\nkhiển trong thời gian 1 min.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 102: Dung dịch nước muối\r\nchứa khoảng 1 % NaCl.
\r\n\r\nNgay sau xử lý trên, thiết bị phải\r\nchịu được thử nghiệm độ bền điện như qui định trong 16.3 và xem xét phải cho\r\nthấy rằng nước có thể lọt vào thiết bị nhưng không làm mất sự phù hợp với tiêu\r\nchuẩn này, cụ thể, không được có vệt nước trên cách điện có thể làm giảm khe\r\nhở không khí và chiều dài đường rò xuống thấp hơn các giá trị qui\r\nđịnh trong điều 29.
\r\n\r\n15.3. Bổ sung
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Nếu không thể đặt\r\ntoàn bộ thiết bị trong tủ ẩm thì các bộ phận chứa các linh kiện điện được thử\r\nnghiệm riêng, cần tính đến các điều kiện xảy ra trong thiết bị.
\r\n\r\n15.101. Thiết bị có vòi được\r\nthiết kế để đổ nước hoặc làm sạch, phải có kết cấu sao cho nước từ vòi không\r\nthể tiếp xúc với các bộ phận mang điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\nsau.
\r\n\r\nVòi được mở hoàn toàn trong 1 min\r\nkhi thiết bị được nối tới nguồn nước có áp suất nước lớn nhất do nhà chế tạo\r\nchỉ ra. Các bộ phận có thể nghiêng và có thể dịch chuyển, kể cả nắp đậy, được\r\nđể nghiêng hoặc đặt ở vị trí bất lợi nhất. Lối nước ra điều chỉnh được của vòi\r\nnước được đặt ở vị trí sao cho hướng dòng nước lên các bộ phận mà sẽ cho kết\r\nquả bất lợi nhất. Ngay sau xử lý này thiết bị phải chịu được thử nghiệm độ bền\r\nđiện qui định trong 16.3.
\r\n\r\n16. Dòng điện\r\nrò và độ bền điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n16.1. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với thiết bị có các bề mặt\r\ngiữ nóng bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự, các thử nghiệm của\r\n16.2 và 16.3 được thực hiện với dụng cụ nấu hoặc các dụng cụ nấu như mô tả\r\ntrong 3.2.9.
\r\n\r\nNếu có nhiều hơn một dụng cụ nấu\r\nđược đặt trên một vùng nấu thì chúng được nối điện với nhau.
\r\n\r\n16.2. Sửa đổi:
\r\n\r\nThay dòng điện rò cho phép đối với thiết\r\nbị cấp I đặt tĩnh tại bằng các giá trị sau:
\r\n\r\n- đối với dây và phích cắm nối tới\r\nthiết bị 1 mA trên mỗi kW công suất vào danh định của thiết bị, với giá\r\ntrị lớn nhất là 10 mA.
\r\n\r\n- đối với các thiết bị khác 1 mA\r\ntrên mỗi kW công suất vào danh định của thiết bị, không qui định giá trị\r\nlớn nhất.
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nNếu có kim loại nối đất giữa các bộ\r\nphận mang điện và bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự thì\r\ndòng điện rò được đo lần lượt cho từng vùng nấu, chỉ (các) dụng cụ nấu\r\nliên quan được nối vào kim loại nối đất.
\r\n\r\nDòng điện rò không được quá 1 mA\r\ntrên mỗi kW công suất vào của khối ga nhiệt được thử nghiệm.
\r\n\r\nNếu không có kim loại nối đất giữa\r\ncác bộ phận mang điện và bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương\r\ntự thì dòng điện rò được đo giữa các bộ phận mang điện và (các) dụng cụ\r\nnấu đối với lần lượt từng vùng nấu, (các) dụng cụ nấu liên quan không\r\nđược nối tới kim loại nối đất.
\r\n\r\nNgoài ra, dòng điện rò được đo giữa\r\ncác bộ phận mang điện và đầu dò là đĩa kim loại phẳng có đường kính 50\r\nmm. Đầu dò được đặt ở tất cả các vị trí trên bề mặt giữ nóng bên ngoài vùng\r\nnấu, dụng cụ nấu được đặt đúng vị trí.
\r\n\r\nĐối với mỗi phép đo, dòng điện rò\r\nkhông được vượt quá 0,25 mA.
\r\n\r\n16.3. Bổ sung:
\r\n\r\nNếu có kim loại nối đất nằm giữa\r\ncác bộ phận mang điện và bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương\r\ntự thì tất cả các dụng cụ nấu trên bề mặt giữ nóng được nối điện với\r\nnhau và nối với kim loại nối đất.
\r\n\r\nSau đó đặt điện áp thử nghiệm 1250\r\nV vào giữa bộ phận mang điện và dụng cụ nấu.
\r\n\r\nNếu không có kim loại nối đất giữa\r\ncác bộ phận mang điện và bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương\r\ntự thì tất cả các dụng cụ nấu trên bề mặt giữ nóng được nối điện với\r\nnhau, nhưng không nối với kim loại nối đất.
\r\n\r\nSau đó đặt điện áp thử nghiệm 3000\r\nV lên bộ phận mang điện và dụng cụ nấu.
\r\n\r\n17. Bảo vệ quá\r\ntải máy biến áp và các mạch liên quan
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1 ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n18.101. Thiết bị có các\r\nnguồn gia nhiệt cảm ứng phải có kết cấu sao cho, trong sử dụng bình thường,\r\nkhông có hỏng hóc làm mất sự phù hợp với tiêu chuẩn này. Cách điện không được\r\nhỏng và các mối nối không được nới lỏng.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách cấp\r\nđiện cho từng nguồn gia nhiệt cảm ứng trong 100 000 lần bằng cách dịch\r\nchuyển dụng cụ nấu nhỏ nhất theo khuyến cáo của nhà chế tạo (hoặc đồ vật kim\r\nloại tương tự) ra hoặc vào phần tử giữ nóng với vận tốc 6 lần trong một\r\nphút (5 s cho mỗi lần dịch chuyển). Thử nghiệm được thực hiện ở điện áp bất lợi\r\nnhất như mô tả trong điều 11.
\r\n\r\n18.102. Thiết bị có bề mặt\r\nbằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự phải chịu được ứng suất nhiệt có\r\nnhiều khả năng xuất hiện trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\nsau:
\r\n\r\nCho thiết bị làm việc với tất cả\r\ncác nguồn gia nhiệt nằm bên dưới vật liệu thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương\r\ntự được cấp điện đồng thời. Các nguồn gia nhiệt không cảm ứng được làm việc với\r\ndụng cụ nấu được đổ nước theo 3.2.9 nhưng được đặt ở vị trí bất lợi nhất trên vùng\r\nnấu. Các nguồn gia nhiệt cảm ứng làm việc với dụng cụ nấu rỗng.
\r\n\r\nCác bộ điều khiển được đặt ở giá\r\ntrị lớn nhất và thiết bị được làm việc trong 500 chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 10 min\r\nbật và 20 min tắt, điện áp nguồn bằng 1,1 lần điện áp danh định. Bỏ qua\r\ntác động của các bộ điều nhiệt hoặc bộ giới hạn nhiệt trong quá\r\ntrình thử nghiệm.
\r\n\r\nNgay sau thời gian được cấp điện\r\ncuối cùng, (các) dụng cụ nấu được lấy ra và bề mặt giữ nóng phải chịu thử\r\nnghiệm tràn, sử dụng 2l nước lạnh có nhiệt độ từ\r\n10 0C đến 15 0C đổ đều đều lên bề mặt trong 1 min.
Mười lăm phút sau tất cả nước thừa\r\nđược loại ra khỏi bề mặt giữ nóng.
\r\n\r\nSau thử nghiệm, bề mặt giữ nóng\r\nkhông được nứt hoặc vỡ và thiết bị phải chịu được thử nghiệm trong 16.3.
\r\n\r\n19. Hoạt động\r\nkhông bình thường
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n19.1. Sửa đổi:
\r\n\r\nThay cho đoạn đầu tiên của qui định\r\nthử nghiệm, áp dụng như dưới đây.
\r\n\r\nTất cả các thiết bị phải chịu được\r\ncác thử nghiệm của 19.2 và 19.3.
\r\n\r\nNgoài ra, các thiết bị có bộ điều\r\nkhiển giới hạn nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm của điều 11 phải chịu thử\r\nnghiệm của 19.4 và thử nghiệm 19.5, nếu thuộc đối tượng phải áp dụng. Tuy\r\nnhiên, đối với các thử nghiệm này, phần tử giữ nóng có các nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng không được cấp điện và thiết bị chỉ có nguồn gia nhiệt cảm\r\nứng thì không cần thử nghiệm.
\r\n\r\nThiết bị có phần tử gia nhiệt\r\nPTC phải chịu thêm thử nghiệm của 19.6.
\r\n\r\n19.2. Bổ sung:
\r\n\r\nNguồn gia nhiệt cảm ứng nằm\r\nbên dưới bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự được cho làm việc\r\nvới dụng cụ nấu không có vật nấu đặt ở vị trí bất lợi nhất phù hợp với khả năng\r\nhoạt động mạnh của cuộn dây, thậm chí không nằm trong vùng nấu. Nguồn gia\r\nnhiệt cảm ứng được cấp điện áp bằng 0,94 lần điện áp danh định.
\r\n\r\nCác nguồn gia nhiệt không cảm ứng\r\nnằm bên dưới bề mặt bằng thủy tinh - gốm hoặc các vật liệu tương tự được cho\r\nlàm việc không cần dụng cụ nấu hoặc dụng cụ nấu không có vật nấu, chọn điều\r\nkiện bất lợi hơn.
\r\n\r\nĐối với tất cả các khối gia\r\nnhiệt, bộ điều khiển được điều chỉnh đến giá trị đặt cao nhất.
\r\n\r\nCác bộ phát hiện dụng cụ nấu được\r\nlàm mất hiệu lực.
\r\n\r\n19.3. Sửa đổi:
\r\n\r\nNguồn gia nhiệt cảm ứng được\r\ncấp nguồn với điện áp bằng 1,06 lần điện áp danh định.
\r\n\r\nNếu có nhiều hơn một phần tử giữ\r\nnóng có nguồn gia nhiệt không cảm ứng lắp trong thiết bị thì điện áp nguồn\r\ncung cấp là điện áp tạo ra công suất vào bằng 1,15 lần công suất vào danh\r\nđịnh ở điều kiện làm việc bình thường.
\r\n\r\n19.4. Bổ sung:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Tiếp điểm chính của\r\ncôngtắctơ dùng để đóng và cắt (các) phần tử gia nhiệt trong sử dụng bình thường\r\nđược giữ ở vị trí "đóng". Tuy nhiên, nếu hai côngtắctơ tác động độc\r\nlập với nhau hoặc nếu một côngtắctơ tác động hai bộ tiếp điểm chính độc lập thì\r\ncác tiếp điểm này lần lượt được giữ ở vị trí "đóng".
\r\n\r\n19.12. Bổ sung:
\r\n\r\nThử nghiệm cũng được lặp lại nếu,\r\nđối với điều kiện sự cố bất kỳ qui định trong 19.101, an toàn của thiết bị phụ\r\nthuộc vào tác động của dây chảy cỡ nhỏ theo IEC 60127.
\r\n\r\n19.13. Bổ sung:
\r\n\r\nNếu độ tăng nhiệt của vách nằm bên\r\ntrên và bên dưới bề mặt giữ nóng vượt quá 125 0C thì áp dụng\r\nyêu cầu của 7.101.
\r\n\r\nNhiệt độ dây quấn của các cuộn dây\r\ncảm ứng không được vượt quá giá trị cho trong bảng 8 của 19.7.
\r\n\r\n19.101. Thiết bị có lắp nguồn\r\ngia nhiệt cảm ứng phải có kết cấu sao cho, trong chừng mực có thể, tránh\r\nđược rủi ro cháy, nguy hiểm về cơ hoặc điện giật khi thao tác không đúng hoặc\r\ncó sai lỗi thiết bị điều khiển hoặc trong linh kiện của mạch điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt\r\ndạng thao tác bất kỳ hoặc sai lỗi bất kỳ trong mạch liên quan có thể có trong\r\nsử dụng bình thường trong khi thiết bị vẫn làm việc ở điều kiện làm việc\r\nbình thường ở điện áp danh định hoặc ở giới hạn trên của dải điện áp\r\ndanh định. Mỗi lần chỉ mô phỏng một điều kiện sự cố, các thử nghiệm được\r\ntiến hành liên tiếp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ về điều kiện sự cố\r\nlà:
\r\n\r\n- hỏng côngtắctơ và các linh kiện\r\nđiện tử;
\r\n\r\n- hỏng động cơ khởi động;
\r\n\r\n- sụt điện áp nguồn, có lại điện\r\náp, gián đoạn điện áp trong thời gian đến 0,5 s;
\r\n\r\n- điều kiện sự cố qui định trong\r\n19.11, nếu có.
\r\n\r\nViệc kiểm tra thiết bị và sơ đồ\r\nmạch điện của thiết bị thường chỉ ra các điều kiện sự cố cần mô phỏng.
\r\n\r\n20. Độ ổn định\r\nvà nguy hiểm cơ học
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n20.101. Thiết bị không phải\r\nthiết bị được thiết kế để cố định trên sàn phải có đủ độ ổn định khi cửa mở và\r\nchịu tải.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng các thử\r\nnghiệm sau.
\r\n\r\nMở cửa có bản lề nằm ngang ở mép\r\nbên dưới cửa rồi đặt nhẹ nhàng một vật nặng lên bề mặt cửa sao cho trọng tâm\r\ncủa vật nặng đi qua tâm hình học của cửa theo phương thẳng đứng. Diện tích tiếp\r\nxúc của vật nặng phải sao cho không làm hỏng cửa, và khối lượng của các vật\r\nnặng là:
\r\n\r\n- đối với thiết bị bình thường được\r\nsử dụng trên sàn:
\r\n\r\n• đối với các cửa lò: 23 kg\r\nhoặc giá trị lớn hơn có thể đặt trong lò theo hướng dẫn sử dụng của nhà chế\r\ntạo;
\r\n\r\n• đối với các cửa khác: 7\r\nkg;
\r\n\r\n- đối với thiết bị bình thường được\r\nsử dụng trên bàn hoặc trên giá đỡ tương tự, cửa có bản lề nằm ngang ở mép bên\r\ndưới cửa và chỗ nhô ra từ bản lề tới gờ để mở ít nhất bằng 225 mm:
\r\n\r\n• 7 kg hoặc giá trị lớn hơn\r\ncó thể đặt trong lò theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nCửa, trừ trường hợp mép dưới của lò\r\nnằm bên trên ngăn giữ nóng, có bản lề thẳng đứng thì được mở một góc\r\nbằng 900, sau đó đặt nhẹ nhàng vào điểm cao nhất của cửa ở điểm xa\r\nnhất tính từ bản lề, một lực 140 N hướng xuống phía dưới.
\r\n\r\nThử nghiệm này được lặp lại với cửa\r\nmở đến mức có thể, nhưng với một góc không lớn hơn 1800.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, thiết\r\nbị không được lật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể sử dụng túi cát\r\nlàm vật nặng.
\r\n\r\nĐối với thiết bị có từ hai cửa trở\r\nlên, tiến hành thử nghiệm riêng trên từng cửa
\r\n\r\nĐối với các cửa không phải là hình\r\nchữ nhật, lực được đặt vào điểm xa nhất tính từ bản lề nơi mà lực này có thể\r\nđặt lên trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\nBỏ qua hư hại và biến dạng của cửa\r\nvà bản lề.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n21.101. Giá đỡ phải có kết\r\ncấu sao cho không bị rơi khỏi các cơ cấu đỡ khi nằm bên trong lò hoặc khi được\r\nkéo ra một khoảng bằng 50 % chiều sâu của chúng. Giá đỡ không được lật khi kéo\r\nra 50 %.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\nsau đây.
\r\n\r\nCho hộp đựng bánh bằng thiếc hoặc\r\nhộp đựng tương tự, có diện tích bằng 75 % diện tích của giá đỡ, với các vật\r\nnặng được phân bố đều và có khối lượng được lấy theo tỷ lệ 40 kg trên mỗi mét\r\nvuông diện tích thiếc. Đặt hộp thiếc tại tâm của giá đỡ rồi đặt giá đỡ lên cơ\r\ncấu đỡ trong lò. Dịch chuyển giá đỡ càng sát vào bên trái càng tốt, để ở vị trí\r\nnày trong 1 min rồi kéo ra. Sau đó, lại đẩy giá đỡ vào, dịch chuyển sát hết cỡ\r\nsang bên phải, để ở đó trong min và lại kéo ra một lần nữa.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, giá đỡ\r\nkhông được rơi khỏi cơ cấu đỡ.
\r\n\r\nThử nghiệm được lặp lại với giá đỡ\r\nđược kéo ra một khoảng bằng 50 % chiều sâu của giá đỡ. Sau đó đặt thẳng đứng\r\nmột lực bổ sung bằng 10 N hướng xuống phía dưới ở khoảng giữa của mép nhô ra\r\nphía trước của giá đỡ. Trong quá trình thử nghiệm giá không được lật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cho phép lệch đi một góc\r\nnhỏ.
\r\n\r\n21.102. Bề mặt giữ nóng bằng\r\nthủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự phải chịu được các ứng suất có khả năng\r\nxảy ra trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\ndưới đây.
\r\n\r\nCác nguồn gia nhiệt nằm bên dưới bề\r\nmặt bằng thủy tinh - gốm hoặc vật liệu tương tự được cho làm việc theo các điều\r\nkiện của điều 11 cho đến khi điều kiện ổn định được thiết lập. Ngay sau khi cắt\r\nđiện, bề mặt giữ nóng phải chịu thử nghiệm sau:
\r\n\r\nMột bình có đáy bằng đồng hoặc nhôm\r\nmà phần phẳng của đáy có đường kính 220 mm ± 10 mm, các mép được lượn tròn với\r\nbán kính ít nhất là 10 mm, rải đều cát hoặc sỏi sao cho khối lượng tổng là 4kg.\r\nThả bình rơi thẳng từ độ cao 150 mm lên bề mặt bằng thủy tinh - gốm.
\r\n\r\nThử nghiệm được tiến hành 10 lần\r\ntrên phần bất kỳ của bề mặt giữ nóng nhưng cách các nút điều khiển 20\r\nmm.
\r\n\r\nSau đó các nguồn gia nhiệt được cho\r\nlàm việc lại theo điều 11 cho đến khi các điều kiện ổn định được thiết lập.
\r\n\r\nNgay sau khi cắt nguồn, đổ từ từ\r\nlên bề mặt một lượng 2l nước lạnh có nhiệt độ 15 0C\r\n± 5 0C trong 1 min; sau 15 min lấy hết nước thừa ra. Để thiết bị\r\nnguội đến xấp xỉ nhiệt độ môi trường. Sau đó, đổ từ từ thêm một lượng nước lạnh\r\n2
l lên bề mặt trong 1 min.
Sau 15 min lấy hết nước thừa ra và\r\nlau khô bề mặt.
\r\n\r\nSau các thử nghiệm này bề mặt không\r\nđược nứt hoặc vỡ và thiết bị phải chịu được thử nghiệm độ bền điện ở 16.3.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n22.101. Thiết bị cắt theo nguyên\r\nlý nhiệt dùng để bảo vệ mạch điện có phần tử gia nhiệt, không phải loại\r\nthiết bị dùng cho phần tử giữ nóng, và các thiết bị cắt dùng để bảo vệ động cơ\r\nđiện mà việc khởi động không mong muốn có thể gây nguy hiểm phải là loại không\r\ntự đóng lại, loại ưu tiên cắt và phải cắt tất cả các cực khỏi nguồn cung\r\ncấp. Nếu thiết bị cắt theo nguyên lý nhiệt không tự phục hồi chỉ tiếp\r\ncận được sau khi tháo các bộ phận bằng dụng cụ thì không yêu cầu loại ưu tiên\r\ncắt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị cắt theo\r\nnguyên lý nhiệt loại ưu tiên cắt có chức năng tác động tự động, có cơ cấu\r\ntác động đóng lại phải có kết cấu sao cho việc tác động tự động không phụ thuộc\r\nvào thao tác bằng tay hoặc vị trí của cơ cấu đóng lại.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và thử nghiệm bằng tay.
\r\n\r\n22.102. Đèn tín hiệu, chuyển\r\nmạch hoặc nút ấn chỉ được sử dụng màu đỏ để chỉ thị tình huống nguy hiểm, báo\r\nđộng hoặc các tình huống tương tự.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n22.103. Nắp đậy có bản lề\r\nphải được bảo vệ chống rơi ngẫu nhiên.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và thử nghiệm bằng tay.
\r\n\r\n22.104. Phần tử giữ nóng tháo\r\nrời được và cơ cấu đỡ phải có kết cấu để phần tử giữ nóng không bị\r\nxoay quanh trục thẳng đứng và phải được đỡ thích hợp ở tất cả các vị trí có thể\r\nđiều chỉnh của cơ cấu đỡ.
\r\n\r\nPhần tử giữ nóng có bản lề\r\nphải được bảo vệ chống rơi ngẫu nhiên.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đặt\r\nmột lực bằng 20 N vào vị trí bất lợi nhất và theo hướng nâng phần tử giữ\r\nnóng lên. Phần tử giữ nóng không được xoay hoặc trở về vị trí làm\r\nviệc.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phần tử giữ nóng có\r\nbản lề có thể mở một góc ít nhất là 1000, ngay cả khi được đặt dựa\r\nvào tường, thì không phải chịu thử nghiệm này.
\r\n\r\n22.105. Nguồn gia nhiệt cảm ứng phải\r\ncó đủ cảnh báo nghe được hoặc nhìn thấy được thích hợp khi nút điều khiển ở vị\r\ntrí "ĐÓNG".
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Vị trí của nút điều\r\nkhiển tự nó không được coi là cảnh báo thích hợp.
\r\n\r\n22.106. Thiết bị có lắp nguồn\r\ngia nhiệt cảm ứng phải có kết cấu sao cho công suất vào của nguồn này được\r\ngiới hạn đến giá trị 120 % công suất vào được ghi nhãn hoặc được công bố.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và bằng phép đo.
\r\n\r\n22.107. Thiết bị di động không\r\nđược có lỗ ở mặt dưới rộng đến mức các vật nhỏ có thể lọt vào và chạm vào bộ\r\nphận mang điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét và bằng cách đo khoảng cách giữa bề mặt đỡ và bộ phận mang điện qua\r\ncác lỗ. Khoảng cách này ít nhất phải là 6 mm. Tuy nhiên, nếu thiết bị có chân,\r\nkhoảng cách này được tăng đến 10 mm đối với thiết bị được thiết kế để đặt trên\r\nbàn, và 20 mm đối với thiết bị được thiết kế đặt trên sàn.
\r\n\r\n22.108. Các phần tử giữ nóng có\r\nnguồn gia nhiệt cảm ứng phải có kết cấu sao cho phần tử giữ nóng không\r\nhoạt động khi chỉ có một vật nhỏ bằng kim loại đặt lên vùng nấu.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm\r\nsau.
\r\n\r\nMột đĩa bằng tấm thép cacbon thấp\r\ndày 1,5 mm và có đường kính là 50 mm được đặt phẳng ở vị trí bất lợi nhất trên vùng\r\nnấu. Bộ điều khiển đặt ở vị trí cho giá trị nhiệt độ cao nhất.
\r\n\r\nĐĩa này phải không bị nóng lên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Độ tăng nhiệt không vượt\r\nquá 35 0C thì được bỏ qua.
\r\n\r\n22.109. Trong thiết bị có\r\nlắp bộ phát hiện dụng cụ nấu, đèn tín hiệu phải chỉ thị khi bộ điều\r\nkhiển của phần tử giữ nóng không chuyển sang vị trí cắt.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n23.3. Bổ sung:
\r\n\r\nKhi ống dẫn của bộ điều nhiệt có\r\nkhả năng uốn được trong sử dụng bình thường thì áp dụng như sau:
\r\n\r\n- nếu ống dẫn được lắp như một phần\r\ncủa dây dẫn bên trong thì áp dụng Phần 1;
\r\n\r\n- nếu ống dẫn được lắp riêng thì nó\r\nphải chịu 1000 lần uốn với tốc độ không vượt quá 30 lần/min.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Trong trường hợp bất\r\nkỳ trên đây, nếu không thể dịch chuyển phần dịch chuyển được của thiết bị ở tốc\r\nđộ đã cho, ví dụ do khối lượng của phần đó, thì có thể giảm tốc độ uốn.
\r\n\r\nSau thử nghiệm, ống dẫn không được\r\ncó dấu hiệu hỏng hóc theo nghĩa của tiêu chuẩn này và không có hỏng hóc làm ảnh\r\nhưởng đến sử dụng sau này.
\r\n\r\nTuy nhiên, nếu đứt ống dẫn làm cho\r\nthiết bị không làm việc (dự phòng an toàn), thì không cần thực hiện ống dẫn lắp\r\nriêng, còn ống dẫn được lắp như một phần của hệ thống đi dây bên trong thì\r\nkhông cần kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này.
\r\n\r\nTrong trường hợp này, kiểm tra sự\r\nphù hợp bằng cách cắt ống dẫn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 102: Phải chú ý để đảm\r\nbảo rằng việc đứt ống dẫn không làm bịt kín ống.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n24.1.4. Sửa đổi:
\r\n\r\n- bộ điều chỉnh năng lượng
\r\n\r\n• tác động tự động 100\r\n000 chu kỳ
\r\n\r\n• tác động bằng tay \r\n10 000 chu kỳ
\r\n\r\n- thiết bị cắt theo nguyên lý\r\nnhiệt tự phục hồi
\r\n\r\n• phần tử gia nhiệt bức xạ\r\ncủa ngăn giữ nóng bằng thủy tinh - gốm 100 000 chu kỳ
\r\n\r\n• phần tử gia nhiệt khác \r\n10 000 chu kỳ
\r\n\r\n25. Đấu nối\r\nnguồn và dây dẫn mềm bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n25.1. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị không được có ổ cắm vào\r\nthiết bị.
\r\n\r\n25.3. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị cố định và thiết bị\r\ncó khối lượng lớn hơn 40 kg và không có trục lăn, bánh xe hoặc phương tiện\r\ntương tự phải có kết cấu sao cho có thể nối dây nguồn sau khi thiết bị\r\nđã được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
\r\n\r\nCách đầu nối dùng để đấu nối cố\r\nđịnh cáp với hệ thống đi dây cố định cũng có thể thích hợp cho nối dây kiểu\r\nX của dây nguồn. Trong trường hợp này, cơ cấu chặn dây phù hợp với\r\n25.16 phải được lắp với thiết bị.
\r\n\r\nNếu thiết bị có một bộ đầu nối cho\r\nphép đấu nối dây mềm thì các đầu nối phải thích hợp để nối dây kiểu X.
\r\n\r\nTrong cả hai trường hợp, hướng dẫn\r\nphải nêu đầy đủ nội dung chi tiết về dây nguồn.
\r\n\r\nViệc đấu nối dây nguồn của ngăn\r\ngiữ nóng, dãy bếp lắp trong và lò lắp trong có thể được thực hiện\r\ntrước khi lắp đặt thiết bị.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n25.7. Sửa đổi:
\r\n\r\nThay loại dây nguồn qui định\r\nbằng loại sau:
\r\n\r\nCác dây nguồn phải là loại\r\ncáp mềm có vỏ chịu dầu loại không nhẹ hơn dây dẫn bọc polycloroprene thông\r\nthường hoặc dây dẫn bọc chất đàn hồi tổng hợp tương tự khác (mã 60245 IEC 57).
\r\n\r\n26. Đầu nối\r\ndùng cho các ruột dẫn bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n27.2. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị đặt tĩnh tại phải\r\ncó đầu nối dùng để nối dây dẫn đẳng thế bên ngoài. Đầu nối này phải tiếp xúc\r\ntốt về điện với tất cả các bộ phận kim loại nhô ra cố định của thiết bị và phải\r\ncho phép đấu nối dây dẫn có diện tích mặt cắt danh nghĩa đến 10 mm2.\r\nĐầu nối phải được đặt ở vị trí thuận tiện để đấu nối dây dẫn liên kết sau khi\r\nlắp đặt thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Các phần kim loại\r\nnhỏ nhô ra cố định, ví dụ như tấm nhãn và các tấm tương tự, không yêu cầu tiếp\r\nxúc điện với đầu nối.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n29. Khe hở\r\nkhông khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n29.2. Bổ sung:
\r\n\r\nMôi trường hẹp có nhiễm bẩn độ 3 và\r\ncách điện phải có số chỉ phóng điện bề mặt tương đối (CTI) không nhỏ hơn 250,\r\ntrừ khi cách điện được bọc hoặc được đặt ở vị trí sao cho ít có khả năng bị\r\nnhiễm bẩn trong quá trình sử dụng bình thường của thiết bị.
\r\n\r\n30. Khả năng\r\nchịu nhiệt và chịu cháy
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\n30.2.1. Sửa đổi:
\r\n\r\nThử nghiệm sợi dây nóng đỏ được\r\ntiến hành tại nhiệt độ 650 0C.
\r\n\r\n30.2.2. Không áp dụng
\r\n\r\n30.101. Đầu lọc, nếu có,\r\nbằng vật liệu phi kim loại dùng để hút dầu mỡ phải chịu thử nghiệm đốt nóng\r\nđược qui định trong ISO 9772 đối với vật liệu loại HBF, nếu thích hợp, hoặc ít\r\nnhất phải là loại HB40 theo IEC 60695-11-10, ngoài ra chiều dày của mẫu thử\r\nbằng chiều dày của vật liệu trong thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể cần đỡ mẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n32. Bức xạ,\r\nđộc hại và các nguy hiểm tương tự
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài\r\nra còn:
\r\n\r\nSửa đổi:
\r\n\r\nThay chú thích bằng chú thích sau:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Các giới hạn đối với\r\ncường độ trường từ và cường độ trường điện đối với nguồn gia nhiệt cảm ứng đang\r\nđược xem xét.
\r\n\r\nKích\r\nthước tính bằng milimét
\r\n\r\nChú giải
\r\n\r\nA Bát
\r\n\r\nHình\r\n101 - Thiết bị thử bắn nước
\r\n\r\n\r\n\r\n
Phụ\r\nlục
\r\n\r\nÁp dụng các phụ lục của Phần 1,\r\nngoài ra còn.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Phụ\r\nlục N
\r\n\r\n(qui\r\nđịnh)
\r\n\r\nThử\r\nnghiệm chịu phóng điện bề mặt
\r\n\r\n6.3. Bổ sung:
\r\n\r\nBổ sung thêm giá trị 250 V vào dây\r\nđiện áp qui định.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Áp dụng tài liệu tham khảo của Phần\r\n1, ngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nIEC 60335-2-42, Household and\r\nsimilar electrical appliances - Safety - Part 2-42: Particular requirements for\r\ncommercial electric forced convection ovens, steam cookers and steam-convection\r\novens (Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-42:\r\nYêu cầu cụ thể đối với lò đối lưu cưỡng bức, lò hấp bằng hơi và lò hấp bằng hơi\r\nđối lưu)
\r\n\r\nIEC 60335-2-49, Household and\r\nsimilar electrical appliances - Safety - Part 2-49: Particular requirements for\r\ncommercial electric cupboards (Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự\r\n- An toàn - Phần 2-49: Yêu cầu cụ thể đối với tủ sấy thìa, dĩa, ly cốc hoạt\r\nđộng bằng điện dùng trong thương mại)
\r\n\r\nIEC 60335-2-49, Household and\r\nsimilar electrical appliances - Safety - Part 2-49: Particular requirements for\r\ncommercial microwave ovens (Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự -\r\nAn toàn - Phần 2-49: Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng dùng trong thương mại)
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-36:2006 (IEC 60335-2-36:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-36: Yêu cầu cụ thể đối với dãy bếp, lò, ngăn giữ nóng và phần tử giữ nóng dùng trong thương mại do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-36:2006 (IEC 60335-2-36:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-36: Yêu cầu cụ thể đối với dãy bếp, lò, ngăn giữ nóng và phần tử giữ nóng dùng trong thương mại do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN5699-2-36:2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |