IEC 60335-2-88 : 2002
\r\n\r\n\r\n\r\nHousehold and similar\r\nelectrical appliances - Safety - Part 2-88: Particular requirements for\r\nhumidifiers intended for use with heating, ventilation, or air-conditioning\r\nsystems
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 5699-2-88 : 2005 hoàn toàn tương\r\nđương với tiêu chuẩn IEC 60335-2-88 : 2002;
\r\n\r\nTCVN 5699-2-88 : 2005 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nTiêu chuẩn này nêu các mức được quốc tế chấp\r\nnhận về bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức xạ của\r\ncác thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính đến\r\nhướng dẫn của nhà chế tạo. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến những trường hợp bất\r\nthường dự kiến có thể xảy ra trong thực tế.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này có xét đến các yêu cầu qui\r\nđịnh trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 (IEC 60364) ở những nơi có thể để tương\r\nthích với qui tắc đi dây khi thiết bị được nối vào nguồn điện lưới. Tuy nhiên,\r\ncác qui tắc đi dây có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
\r\n\r\nNếu các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của\r\ntiêu chuẩn này có các chức năng được đề cập trong các phần 2 khác của bộ tiêu\r\nchuẩn TCVN 5699 (IEC 60335), thì áp dụng các tiêu chuẩn phần 2 liên quan đó cho\r\ntừng chức năng riêng rẽ, ngay khi có thể. Nếu có thể, cần xem xét ảnh hưởng\r\ngiữa chức năng này và các chức năng khác.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này là tiêu chuẩn họ sản phẩm\r\nđề cập đến an toàn của các thiết bị và được ưu tiên hơn so với các tiêu chuẩn\r\nliên quan khác và các tiêu chuẩn chung qui định cho cùng đối tượng.
\r\n\r\nMột thiết bị phù hợp với nội dung\r\ncủa tiêu chuẩn này thì không nhất thiết được coi là phù hợp \r\nvới các nguyên\r\ntắc an toàn của tiêu chuẩn nếu, thông qua kiểm tra và thử nghiệm, nhận\r\nthấy có các đặc trưng khác\r\ngây ảnh hưởng\r\nxấu đến mức an toàn được đề cập bởi các\r\nyêu cầu này.
\r\n\r\nThiết bị sử dụng vật liệu hoặc có các dạng\r\nkết cấu khác với nội dung được nêu trong các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể\r\nđược kiểm tra và thử nghiệm theo mục đích của các yêu cầu và, nếu nhận thấy là có sự tương\r\nđương về căn bản thì có thể coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nDưới đây là những khác biệt tồn tại ở các\r\nquốc gia khác nhau:
\r\n\r\n- 6.1:\r\nCho phép sử dụng các thiết bị cấp 01\r\n(Nhật).
\r\n\r\n- 6.1: Cho phép sử dụng\r\ncác thiết bị cấp 0 và cấp 01 (Nam Phi, Ba Lan).
\r\n\r\n\r\n\r\n
THIẾT BỊ ĐIỆN GIA\r\nDỤNG VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - AN TOÀN - PHẦN 2-88: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI\r\nMÁY TẠO ẨM ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ SỬ DỤNG CÙNG VỚI CÁC HỆ THỐNG GIA NHIỆT, THÔNG GIÓ\r\nHOẶC ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
\r\n\r\nHousehold and similar\r\nelectrical appliances - Safety - Part 2-88: Particular requirements for\r\nhumidifiers intended for use with heating, ventilation, or air-conditioning\r\nsystems
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều này của Phần 1 được thay bằng:
\r\n\r\nTiêu chuẩn này qui định về an toàn đối với\r\nmáy tạo ẩm dùng điện, được thiết kế để sử dụng cùng với hệ thống\r\ngia nhiệt, thông gió hoặc điều hòa không khí dùng trong gia đình, thương mại và\r\ncông nghiệp nhẹ (và có thể gồm cả thiết bị lớn sử dụng độc lập dùng trong\r\nthương mại) hoạt động theo hệ thống phun hoặc bay hơi, phun nước, hơi nước và\r\nnhững loại tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V đối với\r\nthiết bị một pha và 600 V đối với tất cả các thiết bị khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Máy điều\r\nhòa không khí cần được sử dụng\r\ncùng với máy tạo ẩm nêu\r\ntrong tiêu chuẩn này là máy được\r\nđề cập trong TCVN 5699-2-40 (IEC 60335-2-40).
\r\n\r\nTrong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề\r\ncập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở\r\nbên trong và xung quanh nhà ở. Tuy nhiên, nói chung tiêu chuẩn này không xét\r\nđến:
\r\n\r\n- việc trẻ em hoặc người già yếu sử dụng\r\nthiết bị mà không có sự giám sát;
\r\n\r\n- việc trẻ em nghịch thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 102: Cần\r\nchú ý:
\r\n\r\n- đối với thiết bị được thiết kế để sử dụng\r\ntrên xe, tàu thủy hoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung;
\r\n\r\n- ở nhiều nước, các yêu cầu bổ sung được qui\r\nđịnh bởi các cơ quan chức năng Nhà nước về y tế, bảo hộ lao động\r\nvà các cơ quan chức năng tương tự.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 103: Tiêu\r\nchuẩn này không áp dụng cho:
\r\n\r\n- máy tạo ẩm nhưng không sử dụng cùng với\r\nthiết bị gia nhiệt, thông gió hoặc\r\nđiều hòa không khí trong phòng được thiết\r\nkế chỉ để dùng trong gia đình (TCVN 5699-2-98 (IEC 60335-2-98));
\r\n\r\n- thiết bị được thiết kế chỉ để dùng cho các quá\r\ntrình gia công trong công nghiệp;
\r\n\r\n- thiết\r\nbị được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện môi\r\ntrường đặc biệt, như không khí\r\ncó chứa chất ăn mòn hoặc dễ cháy nổ\r\n(bụi, hơi hoặc khí);
\r\n\r\n- máy\r\ntạo ẩm được\r\nthiết kế cho các mục đích y tế (xem IEC 60601).
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nIEC 60068-2-52: 1996, Environmental\r\ntesting - Part 2: Tests - Test Kb: Salt mist, cyclic (sodium chloride solution)\r\n(Thử nghiệm môi trường - Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Kb: Sương muối,\r\nchu kỳ (Dung dịch natri clorua))
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n3.1.9. Thay thế:
\r\n\r\nlàm việc bình thường
\r\n\r\ncác điều kiện mà thiết bị phải chịu khi\r\nđược lắp đặt như trong sử dụng bình thường và làm việc trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt\r\nnhất do nhà chế tạo qui định
\r\n\r\n3.101
\r\n\r\nmáy tạo ẩm
\r\n\r\nthiết bị được thiết kế để tăng độ ẩm không\r\nkhí
\r\n\r\n3.102
\r\n\r\nthiết bị công chúng tiếp cận được
\r\n\r\nthiết bị được thiết kế để đặt trong các\r\nchung cư hoặc trong các tòa nhà thương mại
\r\n\r\n3.103
\r\n\r\nthiết bị công chúng không tiếp cận được
\r\n\r\nthiết bị được thiết kế để người có chuyên\r\nmôn bảo dưỡng, được đặt trong các phòng máy và những nơi tương tự hoặc ở độ\r\ncao không nhỏ hơn 2,5 m hoặc ở nơi có che chắn
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n5. Điều kiện chung đối với các\r\nthử nghiệm
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n6.1. Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị phải có bảo vệ chống điện giặt cấp I,\r\ncấp II hoặc cấp III.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và\r\nbằng các thử nghiệm bổ sung liên quan.
\r\n\r\n6.101. Thiết bị phải được phân loại theo khả năng\r\ntiếp cận như định nghĩa trong 3.102 và 3.103.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và\r\nbằng các thử nghiệm liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n7.1. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với máy tạo ẩm nối với nguồn nước,\r\nphải ghi nhãn:
\r\n\r\n- áp suất lớn nhất cho phép, tính bằng\r\nPascal, của hệ thống cung cấp nước.
\r\n\r\nMáy tạo ẩm tạo ra nước hoặc hơi\r\nnước có nhiệt độ vượt quá 60 °C phải ghi nhãn với nội dung sau:
\r\n\r\nCẢNH BÁO: Nguy hiểm nước nóng. Xả hết nước trước khi\r\nbảo trì.
\r\n\r\n7.12. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với thiết bị công chúng tiếp cận\r\nđược, phải phân loại theo 6.101.
\r\n\r\n7.12.1. Bổ sung:
\r\n\r\nPhải có các thông tin dưới đây:
\r\n\r\n- thiết bị phải được lắp đặt theo các qui\r\nđịnh đi dây của quốc gia;
\r\n\r\n- kích thước không gian cần thiết để lắp đặt\r\nđúng thiết bị, kể cả khoảng cách nhỏ nhất cho phép đến các kết cấu liền kề;
\r\n\r\n- đối với các thiết bị có bộ gia nhiệt bằng\r\nđiện trở và các thiết bị được thử nghiệm theo khe hở không khí khác “không'” thì phải nêu khe hở\r\nkhông khí nhỏ nhất tính từ thiết bị đến các bề mặt dễ cháy;
\r\n\r\n- sơ đồ điện của thiết bị có chỉ dẫn rõ ràng\r\nvề hệ thống đi dây đến các thiết bị điều khiển bên ngoài;
\r\n\r\n- dải áp suất tĩnh bên ngoài ở lưu lượng\r\nkhông khí theo thể tích mà tại đó thiết bị được thử nghiệm (chỉ với bơm gia\r\nnhiệt bổ sung và thiết bị có bộ gia nhiệt bằng điện trở);
\r\n\r\n- chi tiết về kiểu và thông số đặc trưng của\r\ncầu chảy.
\r\n\r\n7.15. Bổ sung:
\r\n\r\nNhãn có thể đặt trên một tấm tháo ra được\r\nkhi lắp đặt hoặc bảo trì, với điều kiện là tấm này phải được đặt ở\r\nchỗ thích hợp với hoạt động của thiết bị.
\r\n\r\n7.16. Bổ sung:
\r\n\r\nCũng có thể áp dụng yêu cầu này cho các\r\nthiết bị bảo vệ chống quá tải.
\r\n\r\n7.101. Nếu thiết bị thích\r\nhợp để nối cố định với hệ thống đi dây cố định bằng dây nhôm, thì nhãn phải\r\nghi: thích hợp để nối với dây nhôm.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n8. Bảo vệ chống\r\nchạm vào các bộ phận mang điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n9. Khởi động thiết\r\nbị truyền động bằng động cơ điện
\r\n\r\nKhông áp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n10. Công suất vào\r\nvà dòng điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n10.1. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với máy tạo ẩm có điện cực hoặc cơ cấu gia nhiệt\r\nbằng điện trở để trần có thể làm tăng sự lắng đọng các thành phần dẫn điện\r\ntrong nước còn lại thì thử nghiệm được tiến hành với nước thử đặc biệt có điện\r\ntrở suất là 2 000 Ωcm ở nhiệt độ 15 °C.
\r\n\r\nCHÚ\r\nTHÍCH 101: Nước có thể có giá trị điện\r\ntrở suất như trên bằng cách bổ sung thêm amoni phốtphát. Cũng có thể sử dụng\r\ncác chất khác, ví dụ muối ăn thông thường.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n11.7. Thay thế:
\r\n\r\nThiết bị được làm việc cho đến khi thiết\r\nlập các điều kiện ổn định.
\r\n\r\n\r\n\r\n13. Dòng điện rò và độ bền điện ở\r\nnhiệt độ làm việc
\r\n\r\nÁp\r\ndụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n13.1. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với máy tạo ẩm có điện cực hoặc cơ cấu\r\ngia nhiệt bằng điện trở để trần, thực hiện các thử nghiệm qui định trong 13.2\r\nvà 13.3 với nước thử đặc biệt mô tả trong 10.1.
\r\n\r\n13.2. Sửa đổi:
\r\n\r\nĐối với các thiết bị được nối với hệ thống\r\nđi dây cố định, dòng điện rò không được vượt quá 2 mA trên một kilôoát công\r\nsuất vào danh định, với giá trị lớn nhất là 5 mA đối với thiết bị công\r\nchúng tiếp cận được\r\nvà giá trị lớn nhất là 10 mA đối với thiết bị công chúng\r\nkhông tiếp cận được.
\r\n\r\nDòng điện rò của các điện cực của bộ lọc\r\nkhông được vượt quá:
\r\n\r\n- đối với thiết bị cấp I\r\n1,0\r\nmA
\r\n\r\n- đối với thiết bị cấp II và cấp\r\nIII 0,50 mA
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n16. Dòng điện rò và độ bền điện
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n16.1. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối\r\nvới điện cực hoặc cơ cấu gia nhiệt bằng điện trở để trần, thực hiện các thử\r\nnghiệm qui định trong điều 16 với nước thử đặc biệt mô tả trong 10.1.
\r\n\r\n16.2. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với các thiết bị được nối với hệ thống\r\nđi dây cố định, dòng điện rò không được vượt quá 2 mA trên một kilôoát công\r\nsuất vào danh định, với giá trị lớn nhất là 5 mA đối với thiết bị công chúng\r\ntiếp cận được và giá trị lớn nhất là 10 mA đối với thiết bị công chúng\r\nkhông tiếp cận được.
\r\n\r\n17. Bảo vệ quá tải\r\nmáy biến áp và các mạch liên quan
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nKhông áp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n19. Hoạt động\r\nkhông bình thường
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n19.2. Bổ sung:
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm nhưng không có nước\r\ntrong thiết bị.
\r\n\r\n19.3. Bổ\r\nsung:
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm nhưng không có nước\r\ntrong thiết bị.
\r\n\r\n19.4. Bổ sung:
\r\n\r\nCác cơ cấu điều khiển tác động trong thử nghiệm của\r\nđiều 11 được làm cho mất hiệu lực. Đối với máy tạo ẩm có quạt, cắt điện\r\ncho quạt hoặc chặn nguồn cấp không khí, chọn điều kiện nào bất lợi hơn.
\r\n\r\nThiết bị được đổ nước sao cho chỉ vừa đủ\r\nngập các phần tử gia nhiệt hoặc các điện cực; sau đó cắt nguồn cấp nước. Làm\r\nbay hơi nước cho đến khi thiết bị khô.
\r\n\r\n20. Sự ổn định và\r\nnguy hiểm cơ học
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n22.6. Bổ sung:
\r\n\r\nThiết bị phải được kết cấu sao cho nước\r\nngưng tụ hoặc rò rỉ có thể chảy ra ngoài, nếu không nước này có thể ảnh hưởng\r\nđến cách điện. Nếu có lỗ thoát cho mục đích này thì lỗ thoát phải có đường kính ít nhất là 6 mm,\r\nhoặc có diện tích 30 mm2 với chiều rộng ít nhất là 5 mm, và được bố\r\ntrí sao cho nước có thể\r\nthoát hết mà không làm ảnh hưởng xấu đến cách điện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng phép đo, nếu cần.
\r\n\r\n22.7. Bổ sung:
\r\n\r\nNếu\r\ncần có miếng\r\nđệm để\r\nphù hợp với các yêu cầu\r\ncủa điều này\r\nthì miếng đệm phải phù hợp\r\nvới các yêu cầu của Phụ lục AA.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng phép đo, nếu cần.
\r\n\r\n22.33. Sửa đổi:
\r\n\r\nCho phép sử dụng các điện cực để đun nóng\r\nchất lỏng.
\r\n\r\n22.101. Hệ thống nước của máy\r\ntạo ẩm phải có kết cấu sao cho bình chứa luôn được thông ra ngoài không khí qua\r\nmột lỗ có đường kính ít nhất là 6 mm, hoặc có diện tích 30 mm2 với\r\nchiều rộng ít nhất là 5 mm. Lỗ này phải được bố trí để ít có khả năng bị bịt\r\nkín trong sử dụng bình thường.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và\r\nthử nghiệm bằng tay.
\r\n\r\n22.102. Máy tạo ẩm có cơ cấu gia nhiệt bằng điện cực phải có\r\ncơ cấu ngắt tất cả các cực của thiết bị gia nhiệt trước khi dòng điện đầu vào\r\nvượt quá 150 % dòng điện vào danh định.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\n22.103. Máy tạo ẩm được thiết kế để lắp\r\ncố định và nối trực tiếp với nguồn nước phải được định vị không chỉ bằng\r\nđấu nối với nguồn nước, mà phải có phương tiện khác để định vị (ví dụ gắn vào\r\ntường). Phải có phụ kiện làm kín các khe hở không khí một cách hiệu quả để tránh chảy\r\nngược.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các lỗ có dạng lỗ khóa, móc\r\nvà những dạng tương tự không được coi là các cơ cấu an toàn để cố định máy tạo\r\nẩm, trừ khi thực hiện các biện pháp bổ sung để máy tạo ẩm\r\nkhông bị rơi ra khỏi cơ cấu đỡ
\r\n\r\n22.104. Hệ thống đi dây nối với cơ cấu cắt theo nguyên\r\nlý nhiệt không tự phục hồi được thiết kế để thay thế sau khi tác động phải được gắn\r\nsao cho khi thay cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt hoặc thay cụm phần tử gia nhiệt\r\ncó lắp cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt sẽ không làm hỏng các mối nối khác hoặc\r\nhệ thống đi dây bên trong.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và,\r\nnếu cần, bằng thử nghiệm bằng tay.
\r\n\r\n22.105. Cơ cấu cắt theo\r\nnguyên lý nhiệt không tự phục hồi được thiết kế để\r\nthay sau khi tác động phải làm hở mạch theo cách không làm mất hiệu lực các bộ\r\nphận mang điện có cực tính khác nhau và không làm cho các bộ\r\nphận mang điện trở nên tiếp xúc với vỏ\r\nbọc.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới\r\nđây.
\r\n\r\nThiết bị được cho làm việc năm lần, mỗi\r\nlần với một cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt không tự phục hồi mới, các cơ cấu khác\r\ntác động theo nguyên lý nhiệt được nối tắt hoặc làm cho mất hiệu lực.
\r\n\r\nMỗi lần, cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt\r\nđều phải hoạt động tốt.
\r\n\r\nTrong quá trình thử nghiệm, vỏ bọc của\r\nthiết bị được nối đất thông qua một cầu chảy 3 A. Cầu chảy này không\r\nđược đứt.
\r\n\r\nSau thử nghiệm này, các\r\nphần tử gia nhiệt phụ phải chịu được thử nghiệm độ bền điện qui định trong\r\n16.3.
\r\n\r\n22.106. Nếu việc xuống cấp\r\nhoặc nứt bình chứa chất lỏng, gioăng hoặc bộ phận cấu thành tương tự\r\ncó thể làm tăng rủi ro điện giật thì bộ phận này phải chịu được các tác động\r\ngây hỏng do tiếp xúc với chất lỏng dự kiến sử dụng.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm\r\ntrong phụ lục BB.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n25. Đấu nối nguồn và\r\ndây dẫn mềm bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần\r\n1, ngoài ra còn:
\r\n\r\n25.1. Thay\r\nthế:
\r\n\r\nCác thiết bị được đề cập\r\ntrong điều này có thể được nối thêm dây từ bên\r\nngoài nếu:
\r\n\r\n- chỉ\r\nđể sử dụng trong nhà;
\r\n\r\n- có ghi\r\nnhãn thông số đặc trưng là 25 A hoặc nhỏ hơn
\r\n\r\n- tuân thủ các yêu cầu về mã có\r\nthể áp dụng đối với các thiết bị được nối thêm dây từ bên ngoài phù hợp với qui\r\nđịnh của quốc gia sử dụng thiết bị đó.
\r\n\r\nThiết bị không được có ổ cắm đầu\r\nvào.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách xem\r\nxét.
\r\n\r\n26. Đầu\r\nnối dùng cho các ruột dẫn bên ngoài
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1.
\r\n\r\n29. Khe\r\nhở không khí, chiều dài đường rò và cách điện rắn
\r\n\r\nÁp dụng điều của Phần 1, ngoài ra\r\ncòn:
\r\n\r\n29.2. Bổ sung:
\r\n\r\nĐối với cách điện đặt trong luồng\r\nkhông khí, môi trường hẹp có nhiễm bẩn độ 3 trừ khi cách điện được bọc hoặc\r\nđược đặt sao cho ít có khả năng bị nhiễm bẩn do sử dụng bình thường của thiết bị.
\r\n\r\n30. Khả\r\nnăng chịu nhiệt và chịu cháy
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1,\r\nngoài ra còn:
\r\n\r\n30.2.2. Không áp\r\ndụng.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1,\r\nngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử\r\nnghiệm sương muối của IEC 60068-2-52, áp dụng mức khắc nghiệt 2.
\r\n\r\nTrước thử nghiệm, làm xước lớp\r\nphủ bằng một đinh thép cứng, một đầu có dạng nón có góc 40°. Đỉnh của nón được\r\nvê tròn với bán kính 0,25 mm ± 0,02 mm. Đinh được ấn với một lực dọc trục là 10\r\nN ± 0,5 N.
\r\n\r\nCác vết xước được thực hiện bằng\r\ncách kéo đinh thép dọc bề mặt lớp phủ với vận tốc khoảng 20 mm/s Thực hiện năm\r\nvết xước cách nhau ít nhất 5 mm và cách các mép ít nhất 5 mm.
\r\n\r\nSau thử nghiệm, thiết bị không\r\nđược hỏng đến mức không phù hợp với tiêu chuẩn này, cụ thể là với điều 8 và\r\nđiều 27. Lớp phủ không được gãy và không được bong ra khỏi bề mặt kim loại.
\r\n\r\n32. Bức\r\nxạ, độc hại và các rủi ro tương tự
\r\n\r\nÁp dụng điều này của Phần 1,\r\nngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 101: Các chất để cho thêm\r\nvào theo khuyến cáo của nhà chế tạo không được gây ra nguy hiểm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHỤ LỤC
\r\n\r\nÁp dụng các phụ lục của Phần 1,\r\nngoài ra còn:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(qui\r\nđịnh)
\r\n\r\n\r\n\r\nVật liệu cho trong bảng AA.1 được\r\nsử dụng làm miếng đệm để gắn kín các vỏ bọc về điện phải có các đặc tính vật lý\r\nnhư qui định trong bảng AA.1 trước và sau khi lão hóa gia tốc ở các điều kiện\r\nqui định trong bảng AA.2.
\r\n\r\nMiếng đệm bằng vật liệu khác với\r\ncác vật liệu cho trong bảng AA.1 phải là loại không hấp thụ và phải có khả năng\r\nchịu lão hóa và chịu nhiệt độ tương đương.
\r\n\r\nBảng AA.1\r\n- Các đặc tính vật lý của vật liệu đệm
\r\n\r\n\r\n Vật\r\n liệu \r\n | \r\n \r\n Đặc\r\n tính vật lý \r\n | \r\n \r\n Giới\r\n hạn chấp nhận được \r\n | \r\n |
\r\n Trước\r\n ổn định \r\n | \r\n \r\n Sau ổn\r\n định \r\n | \r\n ||
\r\n Đàn hồi (neopren, cao su, gốc\r\n etylen, gốc propylen và các vật liệu tương tự) \r\n | \r\n \r\n Đô dãn dài nhỏ nhất cho phépa\r\n \r\n | \r\n \r\n 250 % \r\n | \r\n \r\n 65 % ban đầu \r\n | \r\n
\r\n Độ bền kéo căng nhỏ nhất cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n 10,3 MPad \r\n | \r\n \r\n 75 % ban đầu \r\n | \r\n |
\r\n Độ co lại lớn nhất cho phép b\r\n \r\n | \r\n \r\n 6,4 mm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Độ lún lớn nhất cho phép c \r\n | \r\n \r\n 15% \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Không đàn hồi (polyvinvl clorua\r\n rắn, và các vật liệu tương tự, không kể li-e,sợi và vật\r\n liệu tương tự) \r\n | \r\n \r\n Độ dãn dài nhỏ nhất cho phép \r\n | \r\n \r\n 200 % \r\n | \r\n \r\n 65 % ban đầu \r\n | \r\n
\r\n Độ bền kéo căng nhỏ nhất cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n 10,3 MPa \r\n | \r\n \r\n 75 % ban đầu \r\n | \r\n |
\r\n Hơp chất neopren hoặc cac su dạng\r\n bọt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Hợp chất không được hỏng đến mức\r\n ảnh hưởng đến các đặc tính gắn kín. \r\n | \r\n |
\r\n Nhựa chất dẻo \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Hợp chất không được biến dạng\r\n hoặc chảy, hoặc bị hỏng đến mức ảnh hưởng đến các đặc tính gắn kín. \r\n | \r\n |
\r\n a Sự\r\n tăng về khoảng cách tính bằng phần trăm giữa các dấu của dưỡng sau khi đứt so\r\n với khoảng cách ban đầu là 25,4 mm. Ví dụ, khoảng cách sau khi đứt là 88,9 mm\r\n sẽ có độ dãn dài là 250 %. \r\nb Chênh\r\n lệch giữa 63,5 mm và khoảng cách cuối cùng khi mẫu được kéo sao cho các dấu\r\n của dưỡng có khoảng cách ban đầu là 25,4 mm lên thành 63,5 mm, giữ trong 2\r\n min, và đo sau khi thả ra 2 min. \r\nc Phần\r\n trăm lún được đo sau khi mẫu thử của nút bấm kiểu 1 được nén đến 1/3 độ dày\r\n ban đầu và ổn định nhiệt trong 24 h ở 70 oC hoặc cao hơn nhiệt độ\r\n làm việc bình thường 10 °C, chọn giá trị nào cao hơn, theo\r\n qui trình thử nghiệm lún của cao su lưu hóa ở độ lệch không đổi (xem ISO\r\n 815). \r\nd 3,4\r\n MPa đối với miếng đệm bằng cao su Silicon (có đặc tính cấu thành từ polyorganosiloxane)\r\n không chịu được ứng suất cơ sau khi lắp ráp vào sản phẩm \r\n | \r\n
Bảng AA.2\r\n- Điều kiện lão hóa gia tốc
\r\n\r\n\r\n Độ tăng\r\n nhiệt đo được a \r\n°C \r\n | \r\n \r\n Chương\r\n trình thử nghiệm \r\n | \r\n |
\r\n Cao su\r\n hoặc neopren \r\n | \r\n \r\n Nhựa\r\n nhiệt dẻo \r\n | \r\n |
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 4 ngày ở 70 °C ± 1 °C trong\r\n bình chứa ôxy ở 2,1 MPa ± 0,1 MPa \r\n | \r\n \r\n 7 ngày trong lò lưu thông không\r\n khí ở 87 °C ± 1 °C \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 7 ngày ở 80 °C ± 1 °C trong\r\n bình chứa ôxy ở 2,1 MPa ± 0,1 MPa \r\n | \r\n \r\n 10 ngày trong lò lưu thông\r\n không khí ở 100°C ± 1 °C \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n 7 ngày trong lò lưu thông không\r\n khí ở 113 °C ± 1 °C \r\n | \r\n |
\r\n 65 \r\n | \r\n \r\n 10 ngày trong lò điều hòa không\r\n khí ở 121 °C ± 1 °C \r\n | \r\n \r\n 7 ngày ở 121 oC ± 1 oC\r\n hoặc 60 ngày ở 97 °C ± 1 °C trong lò lưu thông không khí \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 7 ngày trong lò lưu thông không\r\n khí ở 136 °C ± 1 °C \r\n | \r\n |
\r\n a Các\r\n giá trị nhiệt độ này tương ứng với độ tăng nhiệt lớn nhất đo được trên miếng\r\n đệm \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(qui\r\nđịnh)
\r\n\r\nTHỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI BÌNH CHỨA CHẤT LỎNG
\r\n\r\nBB.1 Nếu việc\r\nxuống cấp hoặc nứt bình chứa chất lỏng, gioăng, hoặc bộ phận cấu thành tương tự\r\ncó thể làm tăng rủi ro điện giật thì bộ phận này phải chịu được những\r\ntác động gây hỏng do tiếp xúc với chất lỏng dự kiến sử dụng.
\r\n\r\nBB.2 Qui\r\ntrình thử nghiệm để xác định xem các bộ phận có phù hợp với các điều kiện này\r\nhay không phụ thuộc vào vật liệu cấu thành, kích cỡ, hình dáng, chức năng,\r\nphương thức áp dụng vào sản phẩm, v.v... của bộ phận đó. Qui trình thử nghiệm\r\nphải gồm cả xem xét bằng mắt để xác định các vết nứt, biến dạng, v.v... sau quá\r\ntrình lão hóa gia tốc, và so sánh về độ cứng, độ bền kéo căng, độ dãn dài trước\r\nvà sau quá trình lão hóa gia tốc.
\r\n\r\nBB.3 Liên\r\nquan đến yêu cầu này, bộ phận bằng cao su, neopren hoặc nhựa nhiệt dẻo phải\r\nđược thử nghiệm để so sánh độ bền kéo căng và độ dãn dài của nó trước và sau\r\nkhi ổn định như nêu trong điều BB.4 và BB.5. Độ bền kéo căng và độ dãn dài sau\r\nkhi ổn định nêu trong điều BB.4 không được nhỏ hơn 50 % độ bền kéo căng và độ\r\ndãn dài đo được trước khi ổn định, và không nhỏ hơn 60 % độ bền kéo căng và độ\r\ndãn dài đo được sau khi ổn định nêu tronq điều BB.5.
\r\n\r\nBB.4 Bộ phận\r\nđề cập trong điều BB.3 được ngâm vào chất lỏng trong 7 ngày được sử dụng với\r\nvật liệu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ làm việc lớn nhất của vật liệu đo được\r\ntrong các điều kiện làm việc ít nhất là 10 °C, nhưng không nhỏ hơn 70 °C.
\r\n\r\nBB.5 Bộ phận\r\nđề cập trong BB.3 được ổn định trong lò lưu thông không khí ở nhiệt độ và thời\r\ngian qui định trong bảng BB.1.
\r\n\r\nBảng BB.1\r\n- Nhiệt độ ổn định của lò
\r\n\r\n\r\n Nhiệt\r\n độ trên vật liệu trong quá trình thử nghiệm nhiệt độ bình thường \r\n°C \r\n | \r\n \r\n Số ngày\r\n đặt trong lò \r\n | \r\n \r\n Nhiệt\r\n độ lò \r\n°C \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 87 \r\n | \r\n
\r\n 75 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 113 \r\n | \r\n
\r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 121 \r\n | \r\n
\r\n 105 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 136 \r\n | \r\n
\r\n 145 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n
\r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 170 \r\n | \r\n
\r\n 170 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n
\r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 190 \r\n | \r\n
\r\n 190 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 210 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
Áp dụng các tài liệu tham khảo của\r\nPhần 1, ngoài ra còn:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nTCVN 5699-2-40 (IEC 60335-2-40),\r\nThiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2 - 40: Yêu cầu\r\ncụ thể đối với bơm nhiệt, điều hòa không khí và máy hút ẩm
\r\n\r\nTCVN 5699-2-98 (IEC 60335-2-98),\r\nThiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2 - 98: Yêu\r\ncầu cụ thể đối với máy tạo ẩm
\r\n\r\nISO 815 : 1991, Rubber,\r\nvulcanized or thermoplastic - Determination of compression set at ambient,\r\nelevated or low temperatures (Cao su lưu hóa hoặc nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ\r\nnén ép ở nhiệt độ môi trường, nhiệt độ lưu hóa hoặc nhiệt độ thấp)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699-2-88:2005, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN5699-2-88:2005, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699-2-88:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN5699-2-88:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5699 2 88:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ, TCVN5699-2-88:2005
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-88:2005 (IEC 60335-2-88 : 2002) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-88: Yêu cầu cụ thể đối với máy tạo ẩm được thiết kế để sử dụng cùng với các hệ thống gia nhiệt, thông gió hoặc điều hoà không khí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-88:2005 (IEC 60335-2-88 : 2002) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn – Phần 2-88: Yêu cầu cụ thể đối với máy tạo ẩm được thiết kế để sử dụng cùng với các hệ thống gia nhiệt, thông gió hoặc điều hoà không khí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN5699-2-88:2005 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2006-03-13 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
Tình trạng | Còn hiệu lực |