BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 623/LN-SDR | Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2006 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Tây Nguyên
Thực hiện Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 304/2005/TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, để có cơ sở cho các địa phương thực hiện; Cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam khẩn trương xây dựng sổ tay hướng dẫn thí Điểm để việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Do thời gian gấp, nên hiện nay việc xây dựng sổ tay mới hoàn thành được một số nội dung chính như: xây dựng đề cương của đề án, xác định các bước kỹ thuật trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng và hệ thống mẫu biểu trong Điều tra thực địa; còn một số nội dung khác đang được khẩn trương hoàn thiện trong những tháng tới.
Để đảm bảo cho các địa phương triển khai việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí Điểm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quý III/2006 phải hoàn thành); được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Lâm nghiệp tạm thời hướng dẫn một số nội dung đã hoàn chỉnh trong sổ tay hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng; trên cơ sở hướng dẫn này, các Sở nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp với Điều kiện thực tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện, các nội dung chưa phù hợp sẽ được Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo đúng yêu cầu về nội dung của sổ tay hướng dẫn nêu trên.
Để nhanh chóng và thuận lợi trong quá trình triển khai, Cục Lâm nghiệp đã đưa toàn bộ nội dung hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng kèm theo văn bản này lên mạng, đề nghị các cơ quan truy cập theo địa chỉ: http://dof.mard.gov.vn ( Mục văn bản pháp quy).
Đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tổ chức thực hiện.
Nơi nhận | CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC LÂM NGHIỆP ______________
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIAO RỪNG, KHOÁN BẢO VỆ RỪNG THÍ ĐIỂM
( Kèm theo văn bản số 623/LN-SDR ngày 05/6/2006 của Cục Lâm nghiệp )
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2006
|
Lời giới thiệu
Giao rừng, khoán bảo vệ rừng (GR,KBVR) cho hộ gia đình, cá nhân và các cộng đồng dân cư là một chủ trương lớn, có tính chiến lược để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm 1994 đến 2001 Chính phủ đã ban hành các nghị định: số 01/CP về việc giao khoán đất sử dụng vào Mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; số 02/CP về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; số 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp; quyết định số 178/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, các tiến trình giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng diễn ra rất chậm và không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn do nhiều nguyên nhân thuộc về khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân thiếu phương pháp tiến hành một cách thống nhất.
Trong thời gian qua, Cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam khẩn trương xây dựng sổ tay hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí Điểm cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 304/2005/ TTg ngày 23/11/2005;
Tuy nhiên, đến thời Điểm này, việc xây dựng sổ tay mới hoàn thành được một số nội dung chính như: Xác định các bước kỹ thuật trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng, xây dựng đề cương của đề án giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hệ thống mẫu biểu trong Điều tra thực địa... còn một số nội dung khác vẫn đang được tiến hành. Để các địa phương triển khai việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí Điểm đúng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ( Quý III/2006 phải hoàn thành). Cục Lâm nghiệp tạm thời giới thiệu một số nội dung trích trong sổ tay hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng để các địa phương có cơ sở triển khai; trong quá trình thực hiện sẽ được bổ sung, hoàn thiện đối với từng khâu công việc trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo nội dung của sổ tay hoàn chỉnh.
Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ cơ sở để bổ sung cho nội dung của sổ tay hướng dẫn được hoàn chỉnh hơn.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH GR,KBVR:
Sơ đồ 1: Giới thiệu tóm tắt các bước tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị:
1) Đối tượng chuẩn bị:
Để tiến hành GR,KBVR theo tinh thần của quyết định 304/2005/QĐ-TTg, cần phải được chuẩn bị kỹ ở các cấp từ tỉnh, huyện xã và chủ rừng:
- Ở cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát riển nông thôn chủ trì việc chuẩn bị trên cơ sở phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan.
- Ở cấp huyện: Phòng kinh tế huyện chủ trì việc chuẩn bị theo sự chỉ đạo chung của Sở NN&PTNT.
- Ở cấp xã: chủ rừng (lâm trường, ban quản lý, công ty…) phối hợp với UBND xã thực hiện việc chuẩn bị.
Thành viên của tổ công tác GR,KBVR ở xã bao gồm :
- Cán bộ địa chính của xã;
- Cán bộ kiểm lâm;
- Cán bộ lâm trường, công ty lâm nghiệp ( chủ rừng );
- Đại diện các thôn bản liên quan;
Lưu ý: Giao rừng là giao những diện tích có rừng cho dân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Có 2 loại hình giao rừng:
- Hợp pháp hoá rừng của chính cộng đồng hộ gia đình đang quản lý cho chính họ;
- Thu lại rừng đang cho các tổ chức như lâm trường, ngư trường...hay các diện tích rừng đang do UBND xã quản lý để giao rừng cho gia đình, cộng đồng quản lý.
Khoán bảo vệ rừng: là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện do các Ban quản lý, các lâm trường hay do UBND các xã đang quản lý để khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình có thời hạn hay lâu dài để bảo vệ theo hợp đồng.
2) Nội dung chuẩn bị:
2.1. Tổng quan: Thu thập các tài liệu liên quan đến việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng, các loại bản đồ đất, bản đồ hiện trạng rừng, hành chính, dân cư... Bên cạnh đó thu thập các loại thông tin, tài liệu cần thiết sau:
- Các văn bản pháp lý có liên quan;
- Các tài liệu quy hoạch, kế hoạch ngành có liên quan (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, định canh định cư, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, …);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã;
- Phương án quy hoạch sử dụng đất cấp xã (nếu có);
- Các phương án Điều chế rừng, đổi mới lâm trường theo Quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh, nằm trong khu vực giao;
- Các số liệu kiểm kê rừng ở địa phương;
- Các loại bản đồ:
+ Bản đồ địa hình; bản đồ hiện trạng rừng;
+ Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, xã
+ Bản đồ thể hiện được ranh giới và loại rừng do cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh phát hành.
2.2. Dự kiến qui mô, vị trí GR,KBVR:
a) Trên cơ sở rà soát, thống kê đối tượng được GR,KBVR theo thứ tự ưu tiên được qui định ở Mục 1 phần II của Thông tư 17/2006/TT-BNN ngày 14/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
b) Căn cứ vào hạn mức GR,KBVR qui định tại Khoản 3, Điều 4 quyết định 304 và quĩ rừng thực tế của đơn vị và địa phương, dự kiến qui mô, vị trí khu rừng để GR,KBVR ở các buôn, làng, xã.
3. Lập kế hoạch tổ chức GR,KBVR với các bên liên quan:
Tổ công tác cùng với các bên liên quan từ huyện đến xã thống nhất sự hợp tác, phân công trách nhiệm, dự kiến công việc để lập kế hoạch chi Tiết cho toàn bộ tiến trình.
Bảng kế hoạch thực hiện GR,KBVR:
Stt | Mô tả công việc | Địa Điểm | Thời gian | Trách nhiệm | Kết quả mong đợi | |
Bắt đầu | Kết thúc | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng kế hoạch được giao cho các bên liên quan để thuận tiện trong quá trình thực hiện và theo dõi giám sát.
Chú ý yêu cầu của bước chuẩn bị: Cán bộ ở từng vị trí công tác, từng cấp quản lý phải chủ động chuẩn bị xây dựng hồ sơ và thu thập tài liệu cần thiết.
Bước 2. Phổ biến và thống nhất triển khai:
1/ Người/ cơ quan phổ biến:
Tổ công tác GR,KBVR (Do UBND huyện quyết định thành lập, thành phần có sự tham gia của chủ rừng, làng bản, UBND xã và các thành phần khác ) chịu trỏch nhiệm phối hợp với chớnh quyền địa phương, phổ biến đến người dõn cỏc nội dung liờn quan đến chủ trương GR, KBVR, kế hoạch và trỡnh tự tiến hành, nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng, hộ gia đỡnh nhận rừng, thu thập các ý kiến và giải thớch rừ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của Nhà nước, Hộ gia đình, chủ rừng trong giao và nhận rừng.
2/ Đối tượng được phổ biến:
Đối tượng được phổ biến là: già làng, trưởng bản, ban lãnh đạo thôn làng, các hộ gia đình trong thôn, làng. Cuộc họp chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có mặt đại diện của ít nhất 2/3 số hộ, trong đó tỷ lệ nữ đạt 30% trở lên.
3/ Tổ chức họp dân và nội dung phổ biến:
a/ Địa Điểm, thời gian: Tại thôn, buôn dự kiến GR, KBVR, thời gian 1 buổi.
b/ Cách tổ chức và thúc đẩy cuộc họp:
- Bàn bạc, thảo luận trước với lãnh đạo thôn, buôn về địa Điểm, thời gian, nội dung, thành phần tham gia và người chủ trì cuộc họp.
- Nội dung cuộc họp được trình bày trên giấy khổ lớn (Ao) thật ngắn gọn, dễ hiểu. Có thể sử dụng các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu … để người dân tham khảo trước và trong khi họp.
- Tổ công tác cần có kỹ năng thúc đẩy để mọi người tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến và ghi lại đầy đủ các ý kiến.
c/ Nội dung và kết quả cuộc họp dân:
- Lựa chọn nông dân nòng cốt tham gia là đại diện ban lãnh đạo thôn làng, già làng, đại diện nam nữ, già trẻ, những người có uy tín và am hiểu về tình hình đất đai, tài nguyên rừng, phương thức quản lý của cộng đồng. Trung bình ở mỗi thôn, làng nên chọn từ 10 -12 nông dân nòng cốt để cùng làm việc với tổ công tác, từ đó phân chia ra 2 -3 nhóm làm việc;
- Phổ biến và giải thích ngắn gọn, rõ ràng đến người dân về chủ trương, chính sách về GR,KBVR, đặc biệt là quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi được GR,KBVR
- Bàn bạc, thống nhất về nhu cầu được GR,KBVR và cam kết thực hiện việc quản lý bảo vệ của hộ gia đình và cộng đồng (thông qua công cụ phiếu thăm dò nguyện vọng);
- Bàn bạc, thống nhất số hộ, phương án giao rừng, khoán bảo vệ rừng trên địa bàn thôn, buôn, kế hoạch triển khai với hộ gia đình, cộng đồng về giao rừng, khoán bảo vệ rừng;
- Thống nhất kế hoạch đăng ký nhận giao rừng, nhận khoán bảo vệ rừng của hộ gia đình, cộng đồng;
- Bàn bạc, thống nhất để hình thành tổ chức của cộng đồng, nội dung quy ước, hương ước về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng được giao, được khoán bảo vệ cho cộng đồng và các hộ gia đình trong thôn
- Biên bản cuộc họp, nhất là các Điều Khoản đã thống nhất tại cuộc họp cần được ghi lại cẩn thận, đọc lại ở cuối buổi họp và ký xác nhận của cán bộ địa phương.
* Kết quả buớc 2 đạt được là:
- Chủ trương chính sách GR,KBVR được thông báo và giải thích rõ ràng đến người dân, đặc biệt là quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất lâm nghiệp ( GR) hay nhận khoán bảo vệ rừng.
- Cộng đồng xác định nhu cầu và cam kết tham gia nhận rừng để quản lý bảo vệ và tổ chức kinh doanh lâu dài.
- Thống nhất kế hoạch triển khai với cộng đồng và lựa chọn nông dân nòng cốt tham gia đánh giá nông thôn, lập phương án giao GR,KBVR.
Bước 3. Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng.
Việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng rừng được thực hiện thường xuyên theo các qui định hiện hành, các kết quả kiểm kê rừng cần được thể hiện trên bản đồ (nếu chưa có thì tổ công tác và các cơ quan chức năng của tỉnh phải cho tiến hành ngay trước khi giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ đi phúc tra nếu chưa có được các số liệu về tài nguyên, trạng thái rừng thì tiến hành đáng giá sơ bộ trước khi giao rừng hay khoán bảo vệ rừng theo các nội dung sau :
1/ Đối tượng tham gia Điều tra đánh giá :
Đối với rừng giao, tổ công tác xác minh, hiệu chỉnh các tài liệu và phân loại rừng theo chất lượng do các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh cung cấp. Quá trình hiệu chỉnh cần có sự tham gia của người dân.
Đối với rừng giao khoán bảo vệ, chủ rừng chủ trì thực hiện hoặc có thể thuê các cơ quan chuyên ngành với sự tham gia của người dân.
2/ Các chỉ tiêu đánh giá:
- Tổ thành loài cây: xác định tên loài cây có giá trị kinh tế hay cây Mục đích (tên phổ thông, tên dân tộc và tên khoa học). Các loài cây Mục đích này cần chia làm 3 nhóm : (1) nhóm loài A: gồm các loài cây quí hiếm thuộc nhóm 1, 2 và các loài cây nằm trong sách đỏ cần bảo vệ ; (2) nhóm loài B: các loài cây có thể cung cấp gỗ thương mại cho xuất khẩu và chế biến trong nước ; (3) nhóm loài C: các loài cây cung cấp gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ.
- Mật độ theo cấp kính: xác định tất cả các cây có đường kính ngang ngực (d1,3) từ 10cm trở lên và chia làm 4 cấp : (1) cấp 1 : d1,3 từ 10-20cm ; (2) cấp 2 : d1,3 từ 21-30 cm ; (3) cấp 3 : d1,3 từ 31-40cm và (4) cấp 4 : d,3 lớn hơn 40cm.
- Chiều cao cây : ở mỗi cấp kính đo chiều cao 3 cây tính đến m
- Trữ lượng cây đứng : xác định trử lượng cây đứng tính bằng m3 thông qua tương quan v= f(d,h), tương quan này do cán bộ chuyên môn lập và biểu hoá để dễ tra cứu.
Trên cơ sở tổng hợp tất cả các chỉ tiêu trên đây, phân rừng thành 3 trạng thái đơn giản để người dân dễ nhận biết, dễ xác định khi đánh giá kết quả bảo vệ và phát triển rừng sau khi được giao.
* Trạng thái A: gồm rừng tự nhiên có trữ lượng giầu và trung bình (trữ lượng bình quân đạt từ 100 m3 trở lên), trong đó trử lượng các cây có cấp kính lớn hơn 40cm (có thể khai thác, hưởng lợi được ngay) đạt trên 30% tổng trử lượng của rừng. Gọi tắt là rừng giàu.
* Trạng thái B: Rừng thứ sinh nghèo (trữ lượng bình quân từ 60 m3 đến dưới 100 m3), chưa có hoặc rất ít cây ở cấp kính trên 40. Phải nuôi dưỡng nhiều năm (từ 10-15 năm) để các cây ở cấp kính 31-40 cm chuyển lên cấp kính trên 40 cm (có thể khai thác được). Gọi tắt là rừng nghèo.
* Trạng thái C: Rừng non, rừng phục hồi, các cây gỗ chủ yếu nằm ở cấp kính 1 và 2 : từ 10-30cm rất ít cây đạt cấp kính 3 : từ 31-40cm (trữ lượng bình quân dưới 60 m3 ), phải tiến hành nuôi dưỡng, trồng bổ sung một thời gian dài (trên 15 năm ) mới có thể khai thác. Gọi tắt là rừng non.
* Đối với rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ, tre nứa…các cơ quan lâm nghiệp hướng dẫn mô tả trạng thái theo các quy định hiện hành và vận dụng cho phù hợp với thực tế của từng địa phương
3/ Phương pháp Điều tra đánh giá:
Sử dụng phương pháp Điều tra nhanh, có sự tham gia tích cực của người dân (những người nhận rừng), sau đây là một số lưu ý chính :
- Mỗi trạng thái rừng có thể lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình, mỗi ô có diện tích 500m2
- Trong mỗi ô tiêu chuẩn đo đếm tất cả các cây có d1,3 lớn hơn 10cm với các chỉ tiêu : tên loài, đường kính, chiều cao. Đường kính đo đơn giản theo 4 cấp cho nên dùng một thước dây, đánh dấu sẵn 4 mốc của 4 cấp kính qui định ở trên (chú ý mỗi mốc một màu khác nhau), người đo chỉ cần dùng thước này đo vanh cây ở độ cao ngang ngực để đọc cây đó thuộc cấp kính nào và ghi vào mẫu Điều tra lập sẵn. Mỗi cấp kính cần đo chiều cao 3 cây bằng thước đo cao (Blumleiss, hay thước đo laser...).
Bước 4. Xây dựng phương án giao rừng và khoán bảo vệ rừng đơn vị từng thôn bản (hay xã) và xác định sơ bộ ranh giới rừng được giao khoán cho từng hộ gia đình trên bản đồ.
1/ Phạm vi xây dựng phương án:
Các phương án cơ sở ở cấp xã và cấp chủ rừng phải xuất phát từ nhu cầu nhận rừng của các thôn, bản.
Phương án giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng xây dựng chủ yếu ở cấp xã trên cơ sở phương án sơ bộ của cấp huyện và phù hợp thực tế địa phương.
Phương án giao đất, khoán đất sẽ do ngành tài nguyên môi trường thực hiện sau khi được giao rừng và phù hợp với diện tích rừng được giao.
Phương án khoán bảo vệ rừng được xây dựng ở cấp chủ rừng (tức là lâm trường, ban quản lý, công ty lâm nghiệp và chủ rừng ở xã, thôn).
Cấp tỉnh xây dựng phương án giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho toàn tỉnh ; cấp huyện trên cơ sở phương án của cấp tỉnh và thực tế địa phương để hướng dẫn các xã xây dựng phương án cụ thể của xã.
2/ Đối tượng xây dựng
- Phương án giao rừng cho các đối tượng do UBND xã chỉ đạo nhóm công tác xây dựng và trình UBND huyện phê duyệt. nhưng cũng có thể thuê tư vấn để thực hiện.
- Phương án khoán bảo vệ rừng do chủ rừng chủ trì, phối hợp với UBND xã xây dựng trên cơ sở có sự thống nhất với các thôn bản, các gia đình để thực hiện
3/ Kinh phí xây dựng phương án:
Kinh phí xây dựng phương án lấy từ ngân sách địa phương.
4/ Nội dung phương án:
Nội dung của phương án GR,KBVR cần đơn giản, dễ hiểu và được hướng dẫn chi Tiết ở phần II của sổ tay này. Các hoạt động và công cụ để xây dựng phương án bao gồm:
- Điều tra, thu thập thông tin và phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của địa phương
- Điều tra, đánh giá các Điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng
- Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ GR,KBVR (sử dụng công cụ: vẻ sơ đồ dự kiến GR,KBVR, xây dựng bản đồ).
- Xây dựng các khế ước về GR,KBVR (xem hướng dẫn chi Tiết ở phụ lục)
5/ Họp dân lần 2 : thông qua nội dung phương án:
+ Địa Điểm, thời gian: Tại thôn GR,KBVR, thời gian 1 ngày
+ Cách tổ chức, thúc đẩy cuộc họp:
- Bàn bạc, thỏa luận trước với lãnh đạo thôn làng về địa Điểm, thời gian, nội dung, thành phần tham gia và người chủ trì cuộc họp.
- Toàn bộ các kết quả ở bước 3 được tóm tắt trên giấy Ao theo từng nội dung.
- Cán bộ trong tổ công tác hướng dẫn cho nông dân nòng cốt cách trình bày kết quả
- Tổ công tác cần chuẩn bị chương trình, sắp xếp trình tự các nội dung trình bày thảo luận và cần có kỹ năng thúc đẩy để mọi người tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến
+ Nội dung và kết quả cuộc họp dân lần 2:
- Thúc đẩy để nông dân nòng cốt trình bày từng nhóm kết quả và thảo luận chung trong cộng đồng để lấy ý kiến. Các nội dung quan trọng sau cần được làm rõ và đạt được sự thống nhất trong thôn buôn:
- Thống nhất phương thức GR,KBVR theo hộ, nhóm hộ hoặc giao cho cộng đồng. Nếu GR,KBVR theo nhóm thì cẩn phải xác định các tiêu chí phân nhóm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên trong cộng đồng.
+ Thống nhất lại sơ đồ vị trí GR,KBVR theo hộ, theo nhóm hộ và theo cộng đồng.
- Sau khi thống nhất các Điểm cơ bản trong phương án, phổ biến mẫu đơn xin nhận rừng và thông báo cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng làm đơn theo hướng dẫn.
- Thảo luận về phương án tổ chức quản lý rừng trong cộng đồng: thảo luận để hình thành ban quản lí rừng thôn buôn, quy ước quản lý bảo vệ rừng.
- Tất cả kết quả cuộc họp, các ý kiến phản hồi cần được ghi nhận để chỉnh sửa và ghi thành biên bản cuộc họp được đại diện xã, thôn và nhóm công tác ký tên.
6/ Thủ tục thẩm định và trình duyệt:
Phương án giao GR,KBVR cần được thẩm định theo nguyên tắc :
- Có sự tham gia của đối tượng nhận rừng và các bên có liên quan trong công tác quản lý sau này.
- Người dân đồng ý và nhận thức đúng về GR,KBVR.
- Tuân theo pháp lí và chính sách giao đất giao rừng của chính phủ và địa phương
- Trước khi thẩm định, có đánh giá tại hiện trường để lấy ý kiến của người dân nhận đất lâm nghiệp.
- Cơ quan thẩm định: tổ công tác GR,KBVR của xã (đối với rừng giao ), Chi cục lâm nghiệp ( đối với rừng khoán )
Nội dung thẩm định:
- Kiểm tra lại tính hợp lý của phương án, tài liệu cũng như kết quả đánh giá trên hiện trường
- Đánh giá phương án có đạt các nguyên tắc trong GR,KBVR hay không?
- Tuân theo pháp lý, phù hợp với quy hoạch và truyền thống, có sự tham gia và quyết định của người dân
- Bảo đảm đạt được yêu cầu:
+ Công bằng trong khi giao về quy mô, vị trí cho các đối tượng,
+ Phương thức giao phù hợp với Điều kiện địa phương
+ Phương án có tính khả thi, hiệu quả và bền vững
+ Nêu rõ những Điểm chưa phù hợp cần được chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh để trình duyệt.
Sau khi thẩm định, tổ công tác cần hoàn chỉnh các hồ sơ sau để trình duyệt:
- Báo cáo phương án GR,KBVR kèm theo bản đồ hiện trạng, bản đồ GR,KBVR
- Biên bản họp thẩm định
- Tờ trình xin phê duyệt phương án
Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định phê duyệt phương án giao rừng do UBND xã trình chung và cã chữ ký của từng chủ rừng, từng hộ gia đình nhận rừng. Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt phương án khoán rừng.
1/ Đối tượng bàn giao, nhận bàn giao:
- Đối tượng bàn giao hiện trường đối với rừng giao là cơ quan địa chính (cấp xã và cấp huyện) với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ công tác. Đôí với rừng giao khoán bảo vệ thì đối tượng bàn giao là chủ rừng (lâm trường, ban quản lý…);
- Đối tượng nhận bàn giao là hộ gia đình, nhóm hộ hoặc cộng đồng đã được GR-KBVR
2/ Nội dung bàn giao:
- Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhận rừng của các đối tượng (hộ, nhóm hộ và cộng đồng) thực hiện ở bước 4, tổ công tác phối hợp với các đối tượng nhận rừng tổ chức phân chia đất, rừng trên hiện trường bằng cách căn cứ ranh giới trên bản đồ GR,KBVR đã thống nhất trong phương án để xác định ranh giới ngoài thực địa, tiến hành cắm mốc (xem hướng dẫn cụ thể ở phụ lục). Nếu ranh giới trên bản đồ không chính xác thì sơ bộ xác định lại và hoàn chỉnh lại bản đồ nội nghiệp sau khi báo cáo lại người có thẩm quyền quyết định cuối cùng vào phương án.
- Việc xác định và cắm mốc cần có sự chứng kiến của bên giao, bên nhận và các bên nhận rừng giáp ranh.
- Tổ công tác chuẩn bị các bảng tên lô, tên chủ rừng (đối tượng nhận) và cùng cơ quan địa chính và đối tượng nhận rừng để gắn vào lô rừng và tiến hành lập biên bản bàn giao hiện trường.
- Biên bản bàn giao hiện trường phải thể hiện toạ độ các mốc ranh giới, các lô giáp ranh, diện tích, hiện trạng lô rừng được giao và có đầy đủ chữ kỹ của bên giao, bên nhận và các chủ rừng giáp ranh.
1/ Nội dung tiến hành:
Tổ công tác giúp cơ quan địa chính cấp xã và cấp huyện hoàn thành các hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất rừng bao gồm :
- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng do đối tượng nhận rừng viết theo hướng dẫn
- Biên bản bàn giao hiện trường được lập ở bước 5 trên đây.
- Sơ đồ trích lục lô rừng được giao.
- Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định giao rừng và đất lâm nghiệp đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp cho từng đối tượng nhận.
- Đối với rừng giao khoán bảo vệ thì khế ước về quyền và nghĩa vụ của bên nhận được qui định tại hợp đồng giao khoán ký kết giữa chủ rừng và bên nhận.
2) Các thủ tục:
- Tổ công tác giúp UBND xã tập hợp hồ sơ giao rừng trình UBND huyện ra quyết định.
- Các bản đồ trong hồ sơ giao đất lâm nghiệp được trích từ bản đồ giao đất giao rừng chung của vùng và bản đồ địa chính. Trên các bản đổ trích lục kèm theo với sổ đá phải thể hiện rõ diện tích, ranh giới các trạng thái rừng.
- Đối với rừng giao khoán bảo vệ thì các thủ tục do chủ rừng và đối tượng nhận khoán thoả thuận trực tiếp, có sự chứng nhận của UBND xã và đại diện thôn làng (Hồ sơ bao gồm: hợp đồng giao khoán, sổ giao khoán theo mẫu của Bộ NN&PTNT).
- Trường hợp diện tích rừng trước khi giao thuộc quyền quản lý của một đơn vị khác như lâm trường, cần phải làm thủ tục thu hồi đất của đơn vị đó và chuyển giao cho địa phương. Tổ công tác gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục thu hồi và chuyển giao bao gồm:
- Báo cáo phương án GR,KHR kèm theo bản đồ hiện trạng, bản đồ GR,KHR
- Biên bản thẩm định
- Tờ trình của đơn vị đang quản lý đất lâm nghiệp đề nghị giao lại cho địa phương.
- Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện đồng ý tiếp nhận đất của đơn vị để giao cho người dân theo phương án.
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập thủ tục thu hồi, bàn giao và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc thu hồi đất của đơn vị và giao cho địa phương.
Lưu ý: Bản đồ hiện trạng rừng cần được thống nhất từ đầu với cơ quan địa chính, có thể sử dụng chính bản đồ địa chính để làm cơ sở khoanh vẽ hiện trạng và giao rừng. Ngành tài nguyên môi trường không phải đi đo đạc lại mà sử dụng bản đồ giao rừng để kiểm tra, đo đạc, đất đai.
Phần II
CÁC MẪU PHIẾU PHỤC VỤ CHO GIAO RỪNG, KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
( Mẫu 01 )
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG RỪNG
Số ÔTC:……………..Lô rừng:……………….Thôn:…………..xã:………….Huyện.........
Ngày Điều tra:…………………..Nhóm Điều tra:……………………………
Mô tả văn tắt về lô rừng:
TT | Loài cây | Đường kính d1,3 (cm) | Chiều cao (m) | Ghi chú | |||
10-20 | 21-30 | 31-40 | >40 | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
(Mẫu 02)
BIỂU TẬP HỢP CÁC CHỈ TIÊU LÂM SINH CỦA RỪNG
ÔTC | Nhóm loài | Đường kính d1,3 (cm) | H (m) | V(m3) | Trạng thái rừng | |||
10-20 | 21-30 | 31-40 | >40 | |||||
1 | A |
|
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
| ||
C |
|
|
|
|
|
| ||
Khác |
|
|
|
|
|
| ||
Tổng |
|
|
|
|
|
| ||
Qui ha |
|
|
|
|
|
| ||
2 | A |
|
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
| ||
C |
|
|
|
|
|
| ||
Khác |
|
|
|
|
|
| ||
Tổng |
|
|
|
|
|
| ||
Qui ha |
|
|
|
|
|
|
(Mẫu 03)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN XIN NHẬN ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ RỪNG
( Dùng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện
Lâm trường, Ban quản lý:………………….........
1. Chủ xin nhận đất:..........................................................
- Ngày tháng năm sinh:
- Nghề nghiệp:
- Số chứng minh nhân dân: …………………….. cấp ngày ………… tại
- Họ và tên vợ (hoặc chồng) của chủ hộ:
- Số nhân khẩu trong hộ:
- Số lao động chính trong hộ:
- Nơi thường trú:
2. Làm đơn xin nhận đất lâm nghiệp như sau:
2.1. Tổng diện tích xin nhận là: ………………ha,
2.2. Tại các địa Điểm như sau:...............................................................................................
2.3. Hình thức xin giao nhận là:
- Xin Nhà nước giao sử dụng ổn định lâu dài:
- Xin Nhà nước cho nhận khoán bảo vệ:
(Đánh dấu × vào ô mà ông bà mong muốn)
Đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp xã, huyện và chủ rừng xem xét giao đất lâm nghiệp cho chúng tôi được quản lý và sử dụng.
Sau khi được nhận đất, chúng tôi xin chấp hành đầy đủ mọi quy định của Nhà nước.
Ngày tháng năm 200 |
| Ngày tháng năm 200 |
(Mẫu 04)
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GR,KBVR
Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Sự cần thiết của việc GR,KBVR trong khu vực.
1.2. Những căn cứ để xây dựng phương án.
1.3. Mô tả tóm tắt phương pháp tiến hành, tiếp cận trong xây dựng phương án.
1.4. Giới thiệu tổng quát phương án
Phần thứ hai: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC GR,KBVR
2.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, khu vực hành chính
- Địa hình đất đai.
- Khí hậu thuỷ văn.
2.2 Tài nguyên rừng và đất rừng, quá trình quản lí sử rừng:
Phần này mô tả chi Tiết kết quả Điều tra, đánh giá tài nguyên rừng và đất rừng bao gồm:
- Quá trình sử dụng đất lâm nghiệp và đánh giá quá trình cũng như những đề xuất liên quan đến giao đất rừng
- Tiềm năng về lâm sản ngoài gỗ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng: phân tích đánh giá, đặc biệt vai trò của nó đối với cộng đồng nhận đất rừng.
- Thống kê tổng diện tích các loại đất, loại rừng theo chủ quản lý, diện tích đất lâm nghiệp ( có rừng và chưa có rừng) có thể giao, khoán.
- Thống kê diện tích các trạng thái rừng theo khu vực, địa Điểm:
- Các chỉ tiêu lâm học cho từng trạng thái rừng:
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.1. Lịch sử phát triển thôn buôn, cộng đồng:
2.3.2. Dân số, lao động, thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư
2.3.3. Phân loại kinh tế hộ và vấn đề giao đất lâm nghiệp, đánh giá phát triển kinh tế, nhu cầu về tài nguyên đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế hộ, cộng đồng. Vấn đề quan tâm đến hộ đói nghèo trong giao đất lâm nghiệp.
2.3.4. Tổng số hộ, cộng đồng có nhu cầu nhận đất, nhận rừng: Bao nhiêu hộ, cộng đồng nhận giao rừng, khoán bảo vệ rừng;
2.3.5 Tổ chức cộng đồng và quản lý rừng truyền thống, cơ cấu sản xuất.
2.3.6. Cơ cấu sử dụng đất thôn buôn: Bao gồm diện tích các loại đất cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chuyên dùng, ao hồ, mặt nước. Đánh giá thực trạng sử dụng đất.
2.3.7. Chăn nuôi
2.3.8. Ngành nghề khác
2.3.9. Cơ sở hạ tầng.
2.3.10. Tín dụng, thị trường phục vụ sản xuất.
Phần thứ ba: PHƯƠNG ÁN GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
3.1. Quy mô, địa Điểm, thời gian giao đất lâm nghiệp
- Quy mô, địa Điểm giao đất lâm nghiệp: Trình bày diện tích, diện tích theo trạng thái rừng, địa Điểm giao
- Thời hạn giao
3.2. Phương thức giao đất lâm nghiệp:
Trình bày toàn bộ kết quả đã thống nhất với thôn buôn:
- Giao đất lâm nghiệp cho đối tượng nào: Hộ hay nhóm hộ (dòng họ) hay cộng đồng thôn buôn. Giải trình lí do hình thành phương thức này và tính hợp lí, hiệu quả và nền vững của nó.
- Tổng số hộ hay nhóm hộ (dòng họ) hay cộng đồng thôn buôn có nhu cầu nhận giao rừng, khoán bảo vệ rừng, diện tích rừng bình quân giao hoặc khoán bảo vệ cho hộ. Dự kiến khu rừng giao cho hộ, cộng đồng.
- Phân chia đất lâm nghiệp (diện tích, trạng thái rừng) đến từng đối tượng.
- Cam kết bảo vệ rừng của cộng đồng;
- Ý kiến của chủ rừng giao, khoán bảo vệ rừng ( Ban QL rừng phòng hộ, lâm trường) về khả năng kinh phí khoán bảo vệ hay khoán hưởng lợi...
Phần thứ tư: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Chính sách hưởng lợi
4.1.1. Quyền lợi: Theo các quy định của Nhà nước sau khi đã được quán triệt cho dân
4.1.2.Nghĩa vụ
- Tổ chức bảo vệ rừng
- Tổ chức kinh doanh rừng
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như thuế, bảo vệ môi trường rừng.
4.2.Quy hoạch và kế hoạch đơn giản quản lý sử dụng đất lâm nghiệp được giao
4.2.1.Quy hoạch và kế hoạch quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở thôn buôn: Sử dụng kết quả công cụ 14 và 18, trình bày bảng kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trong 5 năm.
4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho từng loại đất, loại rừng: Căn cứ theo quy phạm để định hướng và giải pháp cụ thể được đề xuất từ cộng đồng
4.3.Đầu tư và giải pháp kinh doanh rừng
4.3.1. Dự kiến vốn đầu tư (tổng số vốn đầu tư, các nguồn vốn từ dân, từ các chương trình phát triển nông thôn, kế hoạch của xã, huyện, ....)
4.3.2. Biện pháp tổ chức kinh doanh
4.4.Tổ chức quản lý rừng ở cộng đồng
Trình bày về phương hướng tổ chức cộng đồng để quản lí bảo vệ và kinh doanh diện tích đất lâm nghiệp được giao như:
- Ban quản lý rừng cộng đồng: Thành phần, trách nhiệm, quyền lợi
- Quy chế quản lí bảo vệ rừng cộng đồng
- Phân chia lợi ích từ đất lâm nghiệp trong các nhóm hộ, cộng đồng
4.5.Hiệu quả của phương án
Phân tích và dự báo hiệu quả của phương án về 03 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Phần thứ năm: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục: Bao gồm toàn bộ các bảng biểu, số liệu, văn bản liên quan để xây dựng phương án
(Mẫu 05)
XÂY DỰNG KHẾ ƯỚC GIAO RỪNG
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ........ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…../KU-UB |
|
KHẾ ƯỚC
Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 3/12/2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng,
- Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Lụât Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Căn cứ phương án giao đất lâm nghiệp của UBND xã……………đã được UBND huyện………………..phê duyệt tại quyết định số………../QĐ-UB ngày……tháng……năm……
- Căn cứ quyết định số ……./……/QĐ-UB ngày….tháng…..năm….. của UBND huyện……………về việc giao giao đất lâm nghiệp cho (hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp.
Hôm nay, ngày …../……/……tại văn phòng UBND huyện…………..
Khế ước này được xác lập giữa:
Đại diện bên giao: (gọi tắt là bên A)
- Ông (bà):………………………………………………………………….
- Ông (bà):………………………………………………………………….
- Ông (bà):………………………………………………………………….
- Ông (bà):………………………………………………………………….
Đại diện bên nhận: (gọi tắt là bên B)
- Ông (bà):………………………………………………………………….
- Ông (bà):………………………………………………………………….
- Ông (bà):………………………………………………………………….
- Ông (bà):………………………………………………………………….
Tại thôn (buôn)……………..xã……………huyện………..tỉnh Đăklăk
Hai bên cam kết thực hiện việc giao đất lâm nghiệp theo các Điều Khoản sau đây;
Điều 1: Bên A giao cho bên B diện tích đất lâm nghiệp để quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp tại thửa đất số…..tờ bản đồ số……. (Lô……,Khoảnh……., tiểu khu…….thuộc địa bàn xã…………………, huyện……………., tỉnh ........... với các số liệu cụ thể như sau:
Tổng diện tích tự nhiên:………..ha.
+ Tổng diện tích có rừng…………ha, bao gồm:
- Đất có rừng tự nhiên:………….ha, trong đó
*Rừng giàu:…………. ha, số cây: ................ trữ lượng:………m3.
*Rừng trung bình: ....... ha, số cây: .................trữ lượng: ...........m3
*Rừng nghèo:………....ha, số cây: ................ trữ lượng:………m3.
*Rừng non: .................. ha, số cây: ................. trữ lượng: ...........m3
*Rừng tre nứa:……......ha.
*Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa:…….ha, số cây: ......trữ lượng…… m3.
- Đất có rừng trồng: ……ha, loài: ...... tuổi: .........trữ lượng…….m3.
+ Đất không có rừng:……………...ha.
(Có bản đồ tỷ lệ 1/10.000 kèm theo).
Điều 2: Thời gian giao là 50 năm, kể từ ngày hai bên ký khế ước.
Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của bên A
Trách nhiệm:
- Xác lập rõ diện tích, hiện trạng rừng và đất rừng trên bản đồ và thực địa.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các hộ gia đình (cá nhân, cộng đồng…) đầu tư, kinh doanh trên diện tích đất lâm nghiệp được giao theo đúng qui định của nhà nước.
- Đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành về giao đất lâm nghiệp.
- Bồi thường thiệt hại cho bên B phần tăng thêm về rừng, trữ lượng gỗ và lâm sản sau khi giao theo quy định của Nhà nước trong trường hợp Nhà nước thu hồi diện tích đất lâm nghiệp đã giao để xử dụng vào Mục đích khác.
- Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm lâm luật nhằm giúp bên B yên tâm QLBVR, xây dựng và phát triển rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao.
- Giải quyết tốt lợi ích giữa nhà nước, cộng đồng dân cư và chủ sử dụng rừng khi rừng được khai thác theo quy định hiện hành.
2. Quyền hạn:
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng của bên B.
- Có quyền yêu cầu bên B sửa chữa những thiếu sót, sai lệch trong việc QLBVR và sử dụng đất lâm nghiệp được giao.
- Đình chỉ hoặc huỷ bỏ khế ước khi bên B vi phạm nghiêm trọng các Điều Khoản đã quy định và xử lý các vi phạm của bên B theo luật định.
Điều 4: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B
1. Quyền lợi:
Theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
Các quyền lợi khác:
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng về rừng và đất lâm nghiệp.
- Khi nhà nước thu hồi rừng và đất rừng để phục vụ vào Mục đích khác thì chủ sử dụng đất được bồi thường theo quy định của nhà nước tại thời Điểm thu hồi.
- Được chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật và cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn QLBVR, gây trồng rừng, làm giàu rừng…..
- Được liên kết với các thành phần kinh tế để huy động vốn đầu tư cho việc xây dựng và phát triển rừng.
2. Nghĩa vụ:
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp có những nghĩa vụ sau đây:
Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao đúng Mục đích, đúng ranh giới đã ghi trong quyết định giao rừng và đất lâm nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao. Phải thực hiện các biện pháp tái tạo rừng ( nếu cần) ngay sau khi được giao rừng.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Khế ước được gia hạn, không được gia hạn hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau:
1. Khế ước được gia hạn: Khi bên B chấp hành đúng nội dung của khế ước này; có nhu cầu quản lý và sử dụng tiếp lô đất lâm nghiệp và được bên A đồng ý.
2. Khế ước không được gia hạn: Khi bên B vi phạm Khoản 2 Điều 4 của khế ước này.
3. Điều chỉnh bổ sung khế ước: Trường hợp bên A hoặc bên B muốn Điều chỉnh, bổ sung nội dung của khế ước thì phải báo cho bên kia biết trước 1 tháng.
4. Hủy bỏ khế ước:
- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào Mục đích khác.
- Chủ sử dụng rừng bị chết nhưng không có người thừa kế theo pháp luật.
- Khế ước không thể thực hiện được trong những trường hợp bất khả kháng (sự việc xảy ra không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép).
Điều 6: Thời hạn của khế ước này là 50 năm. Nếu bên nào vi phạm khế ước thì tuỳ theo mức độ mà xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khế ước được lập thành 4 bản: bên A giữ 1 bản, bên B giữ 1 bản, UBND xã ……………giữ 1 bản và Hạt kiểm lâm …………giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
| ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
T/M UBND HUYỆN |
(Mẫu 06)
MẪU ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện
1. Chủ sử dụng đất:
- Họ tên chủ hộ gia đình (cá nhân):
- Năm sinh (của chủ hộ gia đình, cá nhân):
- Số CMND:......................... cấp ngày....../...../............ tại
- Số đăng ký hộ khẩu:
- Họ tên vợ/chồng (của chủ hộ gia đình, cá nhân):
- Nơi thường trú:
2. Làm đơn xin đăng ký quyền sử dụng tổng diện tích đất lâm nghiệp:............... ha
(Bằng chữ: )
Các lô đất lâm nghiệp xin đăng ký được kê khai trong bảng sau:
Tiểu khu | Khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | Trạng thái rừng, đất | Mục đích sử dụng | Thời hạn sử dụng | Nguồn gốc sử dụng đất lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Nguyện vọng xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung (riêng) cho các thửa như sau:
- Cấp mỗi lô một giấy cho các lô số:
- Cấp chung một giấy cho các lô số:
4. Kèm theo đơn này có các giấy tờ sau:
Chúng tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng thực tế và bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật đất đai.
Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
| Ngày …… tháng …… năm …… |
Ngày …… tháng …… năm …… |
|
(Mẫu 07)
MẪU QUYẾT ĐỊNH GIAO RỪNG
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số. . . . . . . . ./QĐ-UB | …………… ngày. . . . .tháng. . . . .năm. . . . . |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND HUYỆN
( QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH)
V/v Giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng thôn buôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN.................
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Luật đất đai ngày 26/111/2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 3/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng,
Căn cứ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/111999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp.
Theo đề nghị của phòng Nông nghiệp & Địa chính tại tờ trình số . . . . . ngày ………… về việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Giao cho . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . thuộc xã . . . . . . . . . . . . . . ., huyện ……………, tỉnh …………… đất lâm nghiệp để quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào Mục đích lâm nghiệp theo quy hoạch của phương án đã được phê duyệt.
Tổng diện tích giao:. . . . . . . . . . .ha
Bao gồm các Khoảnh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . tiểu khu . . . . . .
và các Khoảnh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . tiểu khu . . . . . .
Nằm trên địa bàn xã . . . . . . . . . . . . . . . . huyện …………….
Trong đó chia ra:
+ Đất rừng phòng hộ:
Đất có rừng tự nhiên: . . . . . . . . . . ha
Đất chưa có rừng:. . . . . . . . . . . . . .ha
+ Đất rừng sản xuất:
Đất có rừng tự nhiên: . . . . . . . . . . ha
o Rừng giàu: ...... ha
o Rừng trung bình: ...... ha
o Rừng nghèo: ...... ha
o Rừng non: ...... ha
o Rừng hỗn giao gỗ tre nứa: ....... ha
Đất có rừng trồng: ........ ha, loài: ............. tuổi: ..............
Đất chưa có rừng:. . . . . . . . . . . . . .ha
(Có bản đồ và bảng số liệu kèm theo)
Điều 2: Thời hạn giao đất lâm nghiệp là …… năm kể từ ngày giao.
Điều 3: Bên nhận đất lâm nghiệp phải sử dụng đúng Mục đích, ranh giới và diện tích được giao; chấp hành nghiêm chỉnh Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản luật, dưới luật hiện hành khác; Thực hiện theo đúng khế ước đã được ký kết giữa hai bên.
Điều 4: Các ông chánh văn phòng, thủ trưởng cơ quan địa chính các cấp, chủ tịch UBND xã . . . . . . . . . . . . . . . và hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, thôn buôn có tên trong danh sách kèm theo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM/ UBND |
(Mẫu 08)
DANH SÁCH CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, NHÓM HỘ ĐƯỢC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định …………../QĐ-UB của UBND huyện ……………)
Đơn vị: Thôn buôn …………………… xã ……………………
Stt | Tên chủ sử dụng đất lâm nghiệp | Tiểu khu | Khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | Trạng thái | Địa danh | Mục đich sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày……tháng …… năm…… |
(Mẫu 09)
MẪU BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI GR,KBVR
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH CỌC MỐC RANH GIỚI
Hôm nay ngày tháng năm , chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao:
1.
2
3.
Đại diện bên nhận:
1.
2.
Đại diện các bên chứng kiến (hộ giáp ranh):
1.
2.
3.
4.
Cùng xác định ranh giới lô rừng: diện tích:
Toạ độ:
Thuộc thôn:
Xã:
Huyện:
Giao, khoán cho:
Có ranh giới như sau:
- Đông giáp:
- Tây giáp:
- Nam giáp:
- Bắc giáp:
( Có ...........cọc mốc ranh giới đã được các bên xác định cụ thể trên thực địa)
Các bên cùng xác nhận ranh giới.
Bên giao | Bên nhận
|
Các hộ giáp ranh: |
File gốc của Công văn số 623/LN-SDR về việc hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí điểm tại các tỉnh Tây Nguyên do Cục Lâm nghiệp ban hành đang được cập nhật.
Công văn số 623/LN-SDR về việc hướng dẫn giao rừng, khoán bảo vệ rừng thí điểm tại các tỉnh Tây Nguyên do Cục Lâm nghiệp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Cục Lâm nghiệp |
Số hiệu | 623/LN-SDR |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Ngọc Bình |
Ngày ban hành | 2006-06-05 |
Ngày hiệu lực | 2006-06-05 |
Lĩnh vực | Bất động sản |
Tình trạng | Còn hiệu lực |