ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2007/CT-UBND | Đà Nẵng, ngày 29 tháng 7 năm 2007 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, ngày 22 tháng 9 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Để các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ thị:
a) Chủ trì, phối hợp với các các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Sở hữu trí tuệ.
b) Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố và thực hiện các biện pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống đó.
Tham mưu cho UBND thành phố xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các quy định của thành phố, các chương trình hành động, đề án chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nước.
Tham mưu các nội dung đàm phán, ký kết hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp, đồng thời tham mưu xử lý các vấn đề tranh chấp tại địa bàn thành phố liên quan đến sở hữu trí tuệ trong quan hệ quốc tế.
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và 5 năm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố; tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động sở hữu trí tuệ của các ngành, UBND các quận, huyện, tổng hợp chung tình hình vi phạm quyền và hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và báo cáo UBND thành phố, Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.
d) Phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Văn hoá Thông tin, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Phối hợp với các tổ chức xã hội thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo và hoạt động sở hữu công nghiệp.
e) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân về các thủ tục xác lập, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, nước ngoài theo quy định; quản lý sử dụng nhãn sản phẩm hàng hoá, tên thương mại của tổ chức, cá nhân theo quy định.
h) Thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm hành chính về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định. Phối hợp với Sở Thương mại, Công an thành phố, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng trong triển khai hoạt động bảo vệ quyền; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
i) Phối hợp với các Sở Thuỷ sản - Nông lâm, Sở Công nghiệp xác định các loại đặc sản, đặc tính của sản phẩm, quy trình sản xuất của các đặc sản mang chỉ dẫn địa lý thuộc phạm vi quản lý của thành phố, để các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, hoặc UBND các quận, huyện nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Quản lý đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của thành phố và chỉ dẫn địa lý thuộc thành phố.
a) Giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan theo đúng quy định của nhà nước và các văn bản, chính sách pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phối hợp với các ngành và UBND các quận, huyện trong hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn, tiếp nhận đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; đơn cấp lại; đơn đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo thẩm quyền và quy định pháp luật; chuyển Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật - Bộ Văn hóa Thông tin xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan. Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trên địa bàn thành phố.
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
đ) Có trách nhiệm cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan cho Sở Khoa học và Công nghệ, để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
a) Chủ động phối hợp với các ngành, UBND các quận, huyện và xã, phường thi hành các biện pháp quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.
b) Trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, phù hợp với các văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ.
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Chủ động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng trên địa bàn thành phố.
d) Ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
đ) Tổng kết, đánh giá tình hình vi phạm và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực giống cây trồng và có trách nhiệm cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình bảo hộ quyền đối với cho Sở Khoa học và Công nghệ, để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
a) Thực hiện việc quản lý, hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp về việc đăng ký và sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp theo quy định.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý tình hình đăng ký, sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về sở hữu trí tuệ.
a) Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên thị trường; thực hiện tốt quy chế phối hợp liên ngành về hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất về nhu cầu đào tạo cho cán bộ của ngành, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về sở hữu trí tuệ.
c) Tăng cường phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện “Quy chế phối hợp hoạt động liên ngành trong lĩnh vực thực thi quyền sở hữu công nghiệp giữa Sở Khoa học và Công nghệ - Công an - Cục Hải quan, Sở Thương mại thành phố Đà Nẵng”.
a) Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại và các chương trình hỗ trợ khác liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
b) Chủ động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất trên địa bàn thành phố.
a) Thực hiện việc quản lý, hướng dẫn, tư vấn cho cá nhân, tổ chức trong việc công bố chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm theo chức năng của ngành; các vấn đề liên quan trong việc sử dụng nhãn sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có chứa nhãn hiệu hàng hoá, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung, sơ hữu công nghiệp nói riêng; cử hoặc giới thiệu cán bộ của ngành tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
a) Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt quy chế “phối hợp hoạt động liên ngành trong lĩnh vực thực thi quyền sở hữu công nghiệp giữa sở Khoa học và Công nghệ - Công an - Cục Hải quan và sở Thương mại thành phố Đà Nẵng”.
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu, đề xuất với UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực hoạt động, phát triển tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, các sở, ban, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quản lý về sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng trên địa bàn thành phố.
10. Sở Tư pháp: Phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hoá Thông tin trong việc tuyên truyền hướng dẫn các kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các tổ chức và nhân dân trên địa bàn thành phố.
11. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể:
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành thuộc chương trình, đề án, dự án liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ của thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị thuộc ngành trong hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình hỗ trợ khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng.
b) Hàng năm, lập kế hoạch hoạt động về sở hữu trí tuệ có liên quan đến ngành. Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các hoạt động của kế hoạch.
c) Phối hợp với các ngành liên quan xử lý kịp thời các vi phạm về sở hữu trí tuệ theo quy định. Cung cấp các thông tin về hoạt động sở hữu trí tuệ, về việc sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ của các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc, nhằm kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan và phối hợp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi cần thiết.
d) Tổng hợp các thông tin về sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng cho Sở Khoa học và Công nghệ, để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
12. Chủ tịch UBND các quận, huyện:
a) Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, nắm bắt thông tin, kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng khi có yêu cầu về tình hình sử dụng, đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, tên thương mại, các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
b) Hướng dẫn cho các cá nhân, đơn vị, các hộ, đăng ký kinh doanh, sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhằm hạn chế tối đa việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác.
c) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phối hợp với sở Văn hoá - Thông tin trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, các quyền liên quan.
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến địa phương thuộc các chương trình, đề án, dự án về hoạt động sở hữu trí tuệ của thành phố; quản lý Chỉ dẫn địa lý thuộc địa phương quản lý; tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho cộng động trên địa bàn; đề xuất về nhu cầu đào tạo, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng.
đ) Trực tiếp quản lý việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của các làng nghề, hiệp hội làng nghề trên địa bàn.
e) Cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình phối hợp với các sở, ngành liên quan về hoạt động bảo vệ và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc địa phương quản lý, cho Sở Khoa học và Công nghệ, để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
13. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố:
a) Nắm vững các kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ, nội dung quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; xác định việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp là tự nguyện, là quyền lợi của doanh nghiệp; chủ động đăng ký bảo hộ độc quyền trong nước, quốc tế nhằm có cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
b) Phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, kể cả quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.
c) Tăng cường khả năng nghiên cứu thị trường nhằm xác định ưu thế sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh, giữ vững, khuyếch trương uy tín của thương hiệu; có chiến lược quảng bá nhãn hiệu hàng hoá, duy trì ổn định chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình.
d) Tích cực hưởng ứng, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của thành phố, của quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia nhằm phát triển thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
14. Các cơ quan báo chí của thành phố:
a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. Mở chuyên mục về hoạt động sở hữu trí tuệ, xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, các quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng trên địa bàn thành phố.
b) Phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện khai thác thông tin cho các chuyên mục chuyên ngành về sở hữu trí tuệ nhằm kịp thời tuyên truyền phổ biến kiến thức cũng như nêu gương điển hình về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
15. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 28/1998/CT-UB ngày 29/10/1998 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện quản lý thống nhất bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Chỉ thị 19/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang được cập nhật.
Chỉ thị 19/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Số hiệu | 19/2007/CT-UBND |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Trần Văn Minh |
Ngày ban hành | 2007-07-29 |
Ngày hiệu lực | 2007-08-08 |
Lĩnh vực | Sở hữu trí tuệ |
Tình trạng | Hết hiệu lực |